Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Website tĩnh và động khác nhau thế nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.89 KB, 16 trang )

Website tĩnh được thiết kế bằng kỹ thuật HTML (Hypertext Mark-up Language). Chỉ đáp
ứng được việc giới thiệu thông tin cho người dùng xem, cao nhất là sử dụng một Form trực
tuyến (Online Form) để thu nhận ý kiến của người xem và gửi về e-mail định danh trước.
Website tĩnh có thể được trang bị các kỹ thuật như Java Script, Flash Macromedia hay
Animation Gif, giúp cho giao diện của các trang web thêm sống động và hấp dẫn.
. Website động (Dynamic Web Pages) thường được thiết kế bằng kỹ thuật ASP (Active
Server Pages) chạy Windows hay PHP (PHP Hypertext Preorocessor - với Linux). "Động"
ở đây hiểu theo nghĩa là có thể giúp người xem tương tác với website. Website động cần
phải có cơ sở dữ liệu và tùy theo mục đích của website, nó có thể có các thành phần như:
Inner search: Phần tìm kiếm giúp người xem nhanh chóng tìm đến một trang web trong
website có chứa vấn đề mà họ quan tâm.
Member account: tài khoản dành cho Hội Viên. Với một Username và Password, Hội Viên
có thể truy cập (log-in) vào một khu vực hạn chế (Member Area) có nhiều quyền lợi hơn
hẳn so với khu vực công cộng (Public Area). Việc cung cấp tài khoản này giúp cho người
chủ website có thể kinh doanh website bằng cách thu phí Hội Viên (Member Fee) hoặc
phân cấp quản lý nội bộ từ xa.
Shopping Cart: Thành phần giúp cho việc mua bán trên mạng (online trading) được thực
hiện thông qua giả định việc chọn và bỏ món hàng đã chọn vào giỏ mua hàng. Các thông
số liên quan đến món hàng sẽ được cập nhật vào tài khoản của người Mua, giúp cho việc
xác định công nợ và thanh toán.
Online Payment: Thành phần giúp cho việc buôn bán trên mạng được khả thi: Tiền được
trao cho Bên Bán và hàng sẽ được chuyển cho Bên Mua.
Forum: Diễn đàn trực tuyến: Một khu vực hạn chế giúp cho các đối tượng dùng site liên hệ
trực tiếp với nhau trong thời gian thực (Real Time). Khác với liên lạc bằng e-mail có một
khoảng thời gian chậm trễ (Delay) do người gửi mail và người nhận mail không trực tuyến
cùng thời điểm.
Do tính năng vượt trội so với website tĩnh, website động có thể dùng vào các mục đích:
Kinh doanh Thẻ Hội Viên (Membership): Chủ website có thể thu phí Hội Viên và cấp cho
Hội viên một account để truy cập vào khu vực hạn chế. Chỉ có Hội Viên mới đựơc vào khu
vực này và sử dụng những thông tin trong đó.
Thương mại Điện Tử (E-Commerce): hay còn gọi là Bán hàng qua mạng.


Quản lý từ xa (Remote Management): Bằng việc phân quyền đối với các khu vực hạn chế
cho từng người dùng, website có thể trở thành một công cụ quản lý doanh nghiệp lý tưởng,
đặc biệt đối với các công ty đa quốc gia có các chi nhánh và văn phòng đại diện ở rải rác
khắp nơi trên thế giới, hoặc đơn giản hơn, cho các công ty có nhiều chi nhánh, cửa hàng,
văn phòng trong nước.
Công cụ cho nguời quản lý web: với website động, việc cập nhật thông tin cho website
không còn là vấn đề của các nhà chuyên nghiệp. Người quản lý website (Site Admin) có
thể tự cập nhật website mà không cần có những kiến thức chuyên sâu về thiết kế web. Việc
dễ dàng này giúp cho website luôn luôn được chăm sóc và trở nên hiệu quả hơn hẳn so với
webiste tĩnh, vốn đòi hỏi một mức độ kỹ thuật nào đó.
Diễn đàn trực tuyến: với web động, diễn đàn tạo cho website một dáng vẻ chuyên nghiệp
và tạo cho khách hàng niềm tin tưởng vào công ty của bạn. Tuy nhiên việc quản lý diễn
đàn phải được coi trọng, tránh bị lạm dụng vào những mục đích phi thương mại
(^Top - Web tĩnh và Web động khác nhau như thế nào)
D-HTML là gì?
Ngôn ngữ Đánh dấu Siêu Văn bản Động (Dynamic Hypertext Markup Language) là phiên
bản mở rộng của HTML và JavaScript, ngôn ngữ này được dùng để tạo trang thông tin trên
World Wide Web. Dynamic HTML có vị trí văn bản và đồ hoạ rất chính xác vì nó cho
phép nội dung của trang Web thay đổi mỗi khi người dùng nhấn, kéo hay trỏ vào nút, hình
ảnh hay các thành phần khác trên trang này.
D-HTML cho các nhà phát triển khả năng tạo những trang Web có hình thức và tính năng
như một ứng dụng thực sự. Hầu hết các trình duyệt World Wide Web có khả năng dùng
các tính năng DHTML, như Navigator của Netscape và Internet Explorer của Microsoft.
Tuy nhiên, hai phiên bản này lại không tương thích với nhau nên hầu hết những tính năng
D-HTML trên Navigator không được hỗ trợ trên Internet Explorer và ngược lại. Kết quả là
các nhà phát triển Web phải chọn lựa một trong hai để viết các trình ứng dụng hay phải
chấp nhận chắp vá để mã D-HTML chạy được trên cả hai môi trường. Với bất kỳ phiên
bản nào, nội dung của trang Web cũng được thay đổi mà không phải tải xuống bản mới.
D-HTML cho phép người dùng định vị chính xác văn bản và hình ảnh trên trang Web. Cả
hai trình duyệt của Netscape và Microsoft đều hỗ trợ hệ CSS để kiểm soát vẻ ngoài của

trang Web. Ví dụ, các nhà phát triển có thể thay đổi kiểu chữ và kích cỡ của từng dòng tiêu
đề trên Web site một cách đơn giản bằng cách thay đổi đặc tả trong trang đơn xác định
hình thức tương ứng.
D-HTML của Microsoft phức tạp hơn của Netscape và có cả khả năng liên kết cơ sở dữ
liệu với trang Web để sửa đổi nội dung ngay trong khi thực thi. Trước khi có D-HTML,
điều này đòi hỏi phải bổ sung mã chương trình chạy ngoài trình duyệt như Java hay thành
phần ActiveX.
Mặc dù các công cụ có thể làm lu mờ sự khác biệt giữa hai phiên bản này nhưng các nhà
phát triển Web phải cân nhắc và quyết định về việc có cần bỏ công sức lập trình với D-
HTML hay không khi mà số người dùng có thể hưởng được tính năng này còn hạn chế.
Chỉ riêng lý do số thần dân ít ỏi của nó cũng đủ làm cho D-HTML không phải là tùy chọn
của một số người dùng hiện nay; trên 65% trình duyệt phổ biến hiện không hỗ trợ D-
HTML.
(^Top - Web tĩnh và Web động khác nhau như thế nào)
Active Server Pages và Java Server Pages
Active Server Page (ASP) của Microsoft và Java Server Page (JSP) của Sun đều là những
trang Web dạng điều khiển bằng ngôn ngữ kịch bản, có khả năng hiển thị nội dung động
theo yêu cầu của trình duyệt. Cả hai công nghệ này đều dùng HTML để định thiết kế trang.
Cho tính năng tạo nội dung và truy vấn dữ liệu hay các ứng dụng khác, ASP dựa vào các
chương trình được viết bằng các ngôn ngữ kịch bản, dạng nhúng của Microsoft, trong khi
JSP dùng chương trình Java.
Khi bạn lướt trên Internet và xem xét trang Web có nội dung dạng tương tác, có khả năng
là trang Web đó đã được phát triển bằng công nghệ ASP của Microsoft hay công nghệ JSP
của Sun Microsystems.
Ví dụ, trang Web có mục dự báo thời tiết thường cung cấp thông tin động theo yêu cầu của
trình duyệt. Trình bày đồ hoạ của những trang này sẽ không thay đổi dù người dùng yêu
cầu thông tin dự báo thời tiết trong vòng năm ngày của Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh,
nhưng thông tin về thời tiết - thường được lấy từ cơ sở dữ liệu - thì thực sự thay đổi.
ASP và JSP là hai loại công nghệ phổ biến nhất để tạo nội dung động cho trang Web. Sự
khác biệt chính giữa hai phương pháp phát triển này là ASP tạo khả năng tương tác với

môi trường cung cấp dịch vụ (phía server), được thiết kế với các công nghệ của Microsoft,
trong khi JSP dựa trên môi trường Java.
Kịch bản phía server
Microsoft công bố ASP cùng với IIS-Internet Information Server 3.0, cho phép các nhà
phát triển tạo trang Web có khả năng tương tác với cơ sở dữ liệu và các ứng dụng khác.
ASP là môi trường dạng kịch bản ở phía server, được dùng để tạo ra những trang Web
động, có tính tương tác. Nó chứa HTML để xác định thiết kế trang, font cũng như các
thành phần đồ họa và được nhúng mã chương trình viết bằng ngôn ngữ kịch bản của
Microsoft.
Hầu hết các ASP được viết bằng Visual Basic Script hay Javascript, nhưng cơ cấu điều
khiển kịch bản cho những ngôn ngữ như Perl và Python cũng được các nhà sản xuất thứ ba
cung cấp.
Khi trình duyệt đưa ra yêu cầu, kich bản được nhúng sau sẽ chạy và kích hoạt tập tin có
đuôi .asp trong Web server và trả về kết quả mới cho trình duyệt.
Java Server Page của Sun tương đương với ASP của Microsoft. Công nghệ JSP được thiết
kế trên servlet, một chương trình Java có tính khả chuyển cung cấp khả năng xử lý ở phía
server.
Cũng giống như ASP, JSP chứa HTML cho thiết kế trang và dùng mã chương trình Java
nhúng cho phép hiển thị nội dung động trên trang Web.
JSP được biên dịch thành mã 8 bit (byte code) của servlet để có thể xử lý yêu cầu của trình
duyệt đối với cơ sở dữ liệu hay ứng dụng khác.
Các nhà phát triển JSP dùng HTML tĩnh, kịch bản nhỏ (những phần nhỏ của mã Java) và
thẻ để tạo trang nạp vào trong trình duyệt Web. Thẻ và kịch bản nhỏ này hàm chứa cả các
logic nghiệp vụ trong trang HTML.
Khi trình duyệt đưa ra yêu cầu, mã được nhúng sẵn sẽ chạy trong servlet, thông dịch thẻ
JSP và điều khiển kịch bản gửi kết quả dạng trang Web cho trình duyệt.
So sánh ASP và JSP
Các nhà phân tích lưu ý rằng cả ASP và JSP đều giúp giảm thời gian và chi phí cần thiết
cho việc bảo trì và phát triển các ứng dụng Web.
JSP và ASP cho phép lấy nội dung từ cơ sở dữ liệu hay từ những ứng dụng khác và hiển

thị lên trang Web bằng trình duyệt. Cả hai công nghệ này đã được phát triển để cạnh tranh
với những trang Web tĩnh được thiết kế sẵn, phát triển bằng HTML.
Việc tách giao diện người dùng khỏi chức năng tạo nội dung đã cho phép các nhà phát
triển dễ dàng thay đổi cả thiết kế trang lẫn nội dung động.
Tiết kiệm lao động
Trước đây, nếu muốn thực hiện những thay đổi cho trang Web, ví dụ như giá cả trong
catalog, bạn phải làm điều đó cho từng mặt hàng. Với ASP hay JSP, thông tin được đưa lên
trang Web theo phương thức động nên tất cả những gì bạn cần làm chỉ là thay đổi dữ liệu
về giá trong cơ sở dữ liệu. Điều này cho phép giải phóng rất nhiều lao động khỏi công việc
tạo thông tin trực tuyến. Trước khi có công nghệ ASP hay JSP, các nhà phát triển phải viết
các điều khiển dạng kịch bản bằng Common Gateway Interface (CGI), dùng những ngôn
ngữ như perl, C hay C + + để xử lý dữ liệu của người dùng từ trình duyệt Web đến Web
server. CGI gặp khó khăn về khả năng mở trang nếu Web site nhận được một số lớn các
yêu cầu cùng lúc.
Web Server là gì ?
Web Server là máy chủ có dung lượng lớn, tốc độ cao, được dùng để lưu trữ thông tin như
một ngân hàng dữ liệu, chứa những website đã được thiết kế cùng với những thông tin liên
quan khác. (các mã Script, các chương trình, và các file Multimedia)
Web Server có khả năng gửi đến máy khách những trang Web thông qua môi trường
Internet (hoặc Intranet) qua giao thức HTTP - giao thức được thiết kế để gửi các file đến
trình duyệt Web (Web Browser), và các giao thức khác.
Tất cả các Web Server đều có một địa chỉ IP (IP Address) hoặc cũng có thể có một Domain
Name. Giả sử khi bạn đánh vào thanh Address trên trình duyệt của bạn một dòng
sau đó gõ phím Enter bạn sẽ gửi một yêu cầu đến một Server có
Domain Name là www.abc.com. Server này sẽ tìm trang Web có tên là index.htm rồi gửi
nó đến trình duyệt của bạn.
Bất kỳ một máy tính nào cũng có thể trở thành một Web Server bởi việc cài đặt lên nó một
chương trình phần mềm Server Software và sau đó kết nối vào Internet.
Khi máy tính của bạn kết nối đến một Web Server và gửi đến yêu cầu truy cập các thông
tin từ một trang Web nào đó, Web Server Software sẽ nhận yêu cầu và gửi lại cho bạn

những thông tin mà bạn mong muốn.
Giống như những phần mềm khác mà bạn đã từng cài đặt trên máy tính của mình, Web
Server Software cũng chỉ là một ứng dụng phần mềm. Nó được cài đặt, và chạy trên máy
tính dùng làm Web Server, nhờ có chương trình này mà người sử dụng có thể truy cập đến
các thông tin của trang Web từ một máy tính khác ở trên mạng (Internet, Intranet).
Web Server Software còn có thể được tích hợp với CSDL (Database), hay điều khiển việc
kết nối vào CSDL để có thể truy cập và kết xuất thông tin từ CSDL lên các trang Web và
truyền tải chúng đến người dùng.
Server phải hoạt động liên tục 24/24 giờ, 7 ngày một tuần và 365 ngày một năm, để phục
vụ cho việc cung cấp thông tin trực tuyến. Vị trí đặt server đóng vai trò quan trọng trong
chất lượng và tốc độ lưu chuyển thông tin từ server và máy tính truy cập.
Website là gì?
World Wide Web cung cấp cho doanh nghiệp một công cụ để giới thiệu thông tin về doanh
nghiệp của mình bằng hàng loạt những trang (Web pages) được liên kết bằng những siêu
kết nối (hyperlinks). Khi khách hàng trông thấy cái gì hấp dẫn trên trang web, như lời giới
thiệu "Sản phẩm mới " của doanh nghiệp Bạn chẳng hạn, họ sẽ sử dụng con chuột máy tính
để click vào những kết nối và ngay tức thời, khách hàng có thể đọc được những thông tin
về sản phẩm đó vì bạn đã chuẩn bị những lời giới thiệu ấy trong trang thông tin này. Tập
hợp của những trang web thông tin này được gọi là web site (chuyên khu web - Những
trang web được liên kết với nhau theo một cấu trúc nào đó để tạo thành một website). Có
những website bao gồm hàng trăm, hàng ngàn trang web, và cũng có những website chỉ có
một trang thông tin mà thôi. Ðối với các công ty hay tập đoàn lớn, website với nhiều phân
cấp quản lý là công cụ truyền đạt thông tin tuyệt vời, đặc biệt với các tập đoàn có nhiều
văn phòng, chi nhánh, hội sở, đại lý... ở nhiều nước khác nhau. Còn các doanh nghiệp vừa
và nhỏ (SME), website là công cụ cạnh tranh bình đẳng và rất hiệu quả với các đối thủ lớn.
(^Top-Website là gì ?)
Trang web kích thước ra sao?
Sau mỗi kết nối, website sẽ định hướng người xem đến một vùng thông tin khác, tức là
một trang web khác. Gọi là trang cho đơn giản, thực ra trang web không có kích thước nhất
định. Không kể các trang web với mục đích cung cấp thông tin tham khảo, đào tạo, để

tránh việc người xem bị rối do trang web quá dài, thông thường người ta giới hạn chiều dài
của trang web không quá 3 màn hình. Ngoài ra còn có một nguyên nhân cần giới hạn chiều
dài của trang Web là để người xem tải xuống được nhanh hơn.
Đối với tình hình tốc độ truy cập còn chậm, trang web nên giới hạn dung lượng dưới 100
Kb.
(^Top-Website là gì ?)
Thế nào là trang chủ? (Homepage)
Trang chủ là trang đầu tiên hiện lên màn hình sau khi gõ địa chỉ Website vào khung
Address của trình duyệt.
Trang chủ được xem như mặt tiền của Website, thông thường nó được thiết kế thật kỹ, chú
trọng bố cục, sử dụng đồ họa, không mang nhiều thông tin mà chủ yếu làm sao cho bắt
mắt, hấp dẫn người xem. Có thể ví trang chủ như bìa trước của một quyển catalogue hay
brochure giới thiệu sản phẩm. Chi phí cho việc thiết kế trang chủ do đó thường đắt hơn các
trang nội dung, do phải tốn nhiều công sức hơn.
Trang chủ phải mang thông tin ban đầu về nội dung mà Website chứa đựng bên trong để
người xem biết chắc mình đang xem gì và cái gì chờ đợi họ nếu họ click vào các button,
các điểm liên kết dẫn vào nội dung bên trong.
(^Top-Website là gì ?)
Còn các trang nội dung?
Với một kiểu dáng thống nhất, các trang bên trong thường chỉ khác nhau về nội dung.
Thông thường các chủ đề giống nhau sẽ được gom lại trong một trang.
(^Top-Website là gì ?)
Những trang web làm việc ra sao?
Bằng các siêu kết nối Hyperlink, các trang web được liên kết với nhau theo một cấu trúc
nhất định và website định hướng người xem thông tin của mình. Website không giống như
quyển sách để mở mà ta buộc phải xem từ trang đầu đến trang cuối, người truy cập có thể
chọn đúng thông tin mà mình cần để xem trước, bỏ qua những thông tin không cần thiết.

×