Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.44 KB, 25 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU
1.1. Khái niệm về nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là những đối tuợng lao động mua ngoài hoặc tự chế
biến dùng cho mục đích sản xuất của doanh nghiệp
1.2. Phân loại nguyên vật liệu và nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu ở các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
1.2.1 Phân loại nguyên vật liệu
*Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị doanh nghiệp
thì nguyên vật liệu được chia thành các loại sau:
Nguyên liệu,vật liệu chính: Là đối tượng lao động cấu thành nên
thực thể sản phẩm. Các doanh nghiệp khác nhau thì sử dụng nguyên vật
liệu chính không giống nhau: ở doanh nghiệp cơ khí nguyên vật liệu là: sắt,
thép,…. doanh nghiệp sản xuất đường nguyên vật liệu chính là cây mía
còn doanh nghiêpsản xuất bánh kẹo nguyên vật liệu chính la
đường,nha,bột,…,Có thể sản phẩm của doanh nghiệp này là nguyên vật
liệu cho doanh nghiệp khác…Đối với nửa thành phẩm mua ngoài với mục
đích gia công chế biến được coi là nguyên vật liệu chính,ví dụ: doanh
nghiệp dệt mua sợi về để dệt vải.
Vật liệu phụ: Là những loại vât liệu khi sử dụng chỉ có tác dụng phụ
có thể làm tăng chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc đảm bảo
cho các công cụ dụng cụ hoạt động được bình thường như: thuốc nhuộm,
thuốc tẩy, dầu nhờn, cúc áo, chỉ may, xà phòng, …
Nguyên liệu: là những loại vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng
trong quá trình sản xuất kinhh doanh gồm: xăng, dầu, than, củi, khí ga,…
Phụ tùng thay thế: Là các loại phụ tùng, chi tiết được sử dụng thay thế, sửa chữa
những máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải,…
Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm những vật liệu,thiết bi, công
cụ, khí cụ. Vật kết cấu dùng trong công tác xây dựng cơ bản.
Vật liệu khác:Là những loại vật liệu chưa được xếp vào các loại trên thường
là những vật liệu được loại ra từ quá trình sản xuất, hoặc phế liệu thu hồi từ thanh
lý tài sạn cố định.


Ngoài ra tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và hạch toán chi tiết của doanh nghiệp
trong từng loại nguyên vật liệu trên chia thành từng nhóm, từng thứ. Cách phân
loại này là cơ sở để xác định định mức tiêu hao, định mức dự trữ cho từng loại,
từng thứ nguyên vật liệu là cơ sở để tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu
trong doanh nghiệp.
*Căn cứ vào nguồn hình thành: Nguyên vật liệu được chia thành hai
nguồn:
Nguyên vật liệu nhập từ bên ngoài: Do mua ngoài, nhận góp vốn
liên doanh, nhận biếu tặng,…
Nguyên vật liệu tự chế: Do doanh nghiệp tự sản xuất. Cách phân loại
này là căn cứ cho việc lập kế hoạch thu mua và kế hoạch sản xuất nguyên
vật liệu, là cơ sở xác định trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu nhập kho.
*Căn cứ vào mục đích, công dụng của nguyên vật liệu có thể chia
nguyên vật liệu thành:
Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh gồm:
Nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm.
Nguyên vật liệu dùng cho quản lý ở các phân xưởng, cho bộ phận bán
hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp .
Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu khác:
+ Nhượng bán ;
+ Đem góp vốn liên doanh;
+ Đem quyên, tặng.
1.2.2 Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu
Ghi chép phản ánh số liệu hiện có và tình hình luân chuyển của
nguyên vật liệu cả về giá trị lẫn hiện vật. Tính toán đúng đắn trị giá vốn
thực tế của nguyên vật liệu nhập, xuất kho nhằm cung cấp thông tin kịp
thời chính xác phục vụ cho yêu cầu quản lý doanh nghiệp.
Kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch mua nguyên vật
liệu, kế toán sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất.
Tổ chức kế toán phù hợp với phương pháp hàng tồn kho cung cấp

thông tin phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và phân tích hoạt động
kinh doanh.
1.3 Nguyên tắc đánh giá và phương pháp tính giá nguyên vật liệu
1.3.1 Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu
Đánh giá vật tư là việc xác định giá trị của vật tư ở thời điểm nhất định
và theo những nguyên tắc nhất định.
Theo quy định của chuẩn mực số 02 thì hàng tồn kho( vật tư hàng
hoá) hiện có trong doanh nghiệp phải được phản ánh trên sổ kế toán và
báo cáo tài chính theo giá gốc(trị giá vốn thực tế). Trong trường hợp giá trị
thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc của vật tư, hàng hoá thì phải
phản ánh trên báo cáo tài chính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
Nó được xác định bằng giá bán ước tính của vật tư hàng hoá trong kỳ sản
xuất, kinh doanh bình thường- chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm-
chi phí cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Trị giá vốn thực tế(giá gốc) của vật tư, hàng hoá là toàn bộ chi phí mà
doanh nghiệp bỏ ra để có được hàng tồn kho đó ở địa điểm và trạng thái
hiện tại.
Tuỳ thuộc vào từng thời điểm và yêu cầu quản lý có thể tính trị giá vốn
ở các thời điểm khác nhau.
1.3.2 Phương pháp đánh giá nguyên vật liệu
Theo quy định của hệ thống kế toán hiện hành thì phương pháp đánh
giá nguyên vật liệu là theo giá vốn thực tế.
Giá vốn của nguyên vật liệu nhập kho.
Trị giá vốn thực tế NVLTrị giá mua thực tế(1)
Thuế không hoàn lại(2)
Chi phí mua(3)
Cáckhoản giảm trừ(4)
=
+ +
-

Trị giá vốn thựctế nhập kho được xác định là toàn bộ chi phí bỏ ra và
để có được hàng tồn kho ở thời điểm nhập kho.Tuỳ thuộc vào nguồn nhập
mà có thể xác định trị giá vốn nhập.
+ Đối với nguyên vật liệu mua ngoại:

Trong đó:
(1)giá mua được ghi trên hoá đơn hoặc hợp động kinh tế đã được
xác định.
- Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì
giá mua thực tế ghi trên hoá đơn không bao gồm thuế GTGT.
- Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc
không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc hàng mua về dùng cho các hoạt
động phúc lợi, dùng cho hoạt động thuộc nguồn kinh phí, dự án, kinh phí
sự nghiệp thì giá mua là tổng giá thanh toán.
(2) Thuế không được hoàn lại gồm: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập
khẩu.
(3) Chi phí thu mua gồm: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, chi
phí bảo hành, tiền thuê kho bãi …
(4) Các khoản giảm trừ gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng
mua và hàng mua bị trả lại.
+ Đối với nguyên vật liệu tự gia công chế biến: trị giá thực tế của
nguyên vật liệu là trị giá vốn thực tế của vật tư xuất gia công cộng với chi
phí gia công chế biến.
+ Đối với nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến:
+
=
Trị giá vốn thực tế
NVL thuê ngoài
Chi phí liên quan gia
công chế biến

Trị giá vốn NVL xuất
chế biến
Số lượng NVL & CCDC tôn kho trước khi nhập
Đơn giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập
Giá thục tế NLVL & CCDC tồn kho trước khi nhậpGiá trị thực tế NLVL , CCDC nhập kho của từng lần nhập
Số lượng NVL & CCDC nhập kho của từng lần nhập
=
+
+
Đơn giá bình quân
Trị giá mua thực tế củaNVL tồn đầu kỳ
+
Trị giá mua thực tế của NVL nhập trong kỳ
Số lượng NVL nhập trong kỳ
=
Số lượng NVL tồn đầu kỳ
+
Trị giá thực tế NVL xuất khoSố lượng NVL xuất khođơn giá bình quân của NVL
= +
+ Đối với nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh: Giá thực tế của
nguyên vật liệu là giá trị vốn góp do các bên thoả thuận cộng với các chi
phí khác nhập kho ( nếu có).
+ Đối với nguyên vật liệu được nhà nước cấp, cấp trên cấp: Trị giá vốn
thực tế của vật tư nhập kho là giá ghi sổ ở đơn vị cấp trên cộng các chi phí
vận chuyển bốc dỡ ( nếu có ).
+ Đối với nguyên vật liệu được biếu tặng viện trợ: trị giá vốn thực tế
của nguyên vật liệu nhập kho là giá của vật tư, hàng hoá tương đương trên
thị trường.
+ Đối với phế liệu thu hồi: thì giá thực tế nguyên vật liệu là giá ước
tính có thể sử dụng được hay giá bán thu hồi.

Giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho.
+ Tính theo đơn giá bình quân của nguyên vật liệu luân chuyển trong
kỳ:
- Nội dung:Theo phương pháp này thì trị giá vốn thực tế vật tư xuất
kho được căn cứ vào số lượng vật tư xuất kho và đơn giá bình quân của
nguyên vật liệu luân chuyển trong kỳ.
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính, dễ làm.
- Nhược điểm: Không phản ánh kịp thời tình hình biến động giá cả vật
tư, hàng hoá, chỉ tính đựơc vào cuối tháng và chỉ tính riêng cho từng hàng
tồn kho riêng biệt.
- Điều kiện áp dụng: Với doanh nghiệp trang bị phương tiện kỹ thuật
đầy đủ và các doanh nghiệp có không quá nhiều loại vật tư, hàng hoá.

+ Tính theo phương pháp nhập trước xuất trước
- Nội dung: Theo phương pháp này kế toán phải theo dõi được đơn
giá của từng lần nhập và giả thiết số nguyên vật liệu nào nhập kho trước
thì được xuất kho trước. Như vậy, hàng tồn kho cuối kỳ được nhập kho ở
thời điểm gần cuối kỳ. Với giả định như vậy, kế toán sử dụng đơn giá của
những lần nhập đầu tiên trong kỳ đê tính trị giá vốn thực tế của những lần
xuất đầu tiên trong kỳ.
- Ưu điểm: Cho phép xác định trị giá vốn thực tế xuất kho cho từng lẫn
xuất, vật tư, hàng hoá tồn kho cuối kỳ được xác đình theo đơn giá của
những lần nhập sau cùng nên giá trị hàng tồn kho là phù hợp với thực tế.
- Nhược điểm: Khối lượng tính toán phức tạp, sử dụng đơn giá ở quá
khứ để xác định trị giá vốn của vật tư xuất kho ở hiện tại nên không phù
hợp giữa doanh thu và chi phí.
Điều kiện áp dụng: Đối với doanh nghiệp ít chủng loại vật tư hàng hoá.
Khối lượng mỗi lần nhập xuất lớn. Giá cả tương đối ổn định.
+Phương pháp nhập sau xuất trước.
- Nội dung: Theo phương pháp này, người ta giả thiết số nguyên vật

liệu nào nhập kho sau(gần với lần xuất nhất) thì xuất kho trước. Với giả
thiết đó, khi tính trị giá vốn của lô hàng xuất kho, kế toán sử dụng đơn giá
của những lần nhập sau cùng để tính tới lần xuất đó. Hàng tồn kho đầu kỳ
được quan niệm như lần xuất kho cuối kỳ và được xác định theo đơn giá
của những lần nhập đầu tiên trong kỳ.
- Ưu điểm: Phương pháp này đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa
doanh thu và chi phí, phản ánh được giá của vật tư, hàng hoá.
- Nhược điểm: Hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo đơn giá của
hàng nhập kho trong kỳ nên chỉ tiêu hàng tồn kho không phù hợp với thực
tế. - Điêù kiện áp dụng: áp dụng trong điều kiện giá cả tương đối ổn
định. Doanh nghiệp tổ chức tốt được khâu hạch toấn ban đầu để theo dõi
được đơn giá thực tế của từng lần nhập.
Theo quy định của chuẩn mực hàng tồn kho số 02, trường hợp doanh
nghiệp tính giá vốn hàng tồn kho theo phương pháp nhập sau xuất trước
thì báo cáo tài chính phải phản ánh được số chênh lệch giữa giá trị hàng
tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp nhập sau xuất trước được trình bày
trong bảng cân đối kế toán với giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo một
trong các phương pháp: Nhập trước xuất trước, phương pháp bình quân
gia quyền, phương pháp tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được hoặc
tính theo giá hiện hành tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính nếu trị
giá vốn hàng tồn kho cuối kỳ xấc định theo phương pháp đó là nhỏ nhất
trong các phương pháp còn lại.
+ Tính theo đơn thực tế đích danh:
- Nội dung: Theo phương pháp này căn cứ số lượng xuất kho và đơn
giá nhập kho của nguyên vật liệu xuất kho để tính.
- Ưu điểm: Phương pháp này thấy ngay được trị giá vốn của vật tư
nhập kho. Đảm bảo nguyên tắc phù hợp của kế toán.
- Nhược điểm: Đối với doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật tư, hàng
hoá thì việc theo dõi đơn giá và số lượng nhập của từng lần nhập rất phức
tạp, dễ nhầm lẫn giữa lô hàng này và lô hàng khác.

×