Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Nghiên cứu đặc điểm hình thái phần trên cơ thể trẻ em gái lứa tuổi tiểu học trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.42 MB, 124 trang )

Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

..

11

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan tồn bộ kết quả nghiên cứu được trình bày trong Luận văn
là do tơi nghiên cứu, do tơi tự trình bày, khơng sao chép từ các Luận văn khác. Tơi
xin chịu trách nhiệm hồn tồn về những nội dung, hình ảnh cũng như các kết quả
nghiên cứu trong Luận văn.

Hà Nội, ngày …. tháng 09 năm 2012
Ngƣời thực hiện

Phạm Thị Kim Phúc

Phạm Thị Kim Phúc

1

Ngành Cơng nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
LỜI CẢM ƠN



Qua hai năm học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
đến nay tôi đã hồn thành khóa học của mình. Nay tơi xin tỏ lịng biết ơn sự hướng
dẫn tận tình của TS. Lã Thị Ngọc Anh, người thầy đã dành nhiều thời gian chỉ bảo,
hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình để tơi hồn thành luận văn cao học này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các Thầy cô giáo trong Viện Dệt may da giầy &
thời trang, Viện đào tạo sau đại học trường Đại học bách Khoa Hà Nội đã dạy dỗ và
truyền đạt những kiến thức khoa học trong suốt thời gian tôi học tập tại trường và
luôn tạo điều kiện tốt nhất để tơi hồn thành luận văn cao học.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới BGH và tập thể các em học sinh trường Tiểu học
Mai Động và trường Tiểu học Tây Sơn và các cộng sự đã tạo điều kiện và giúp đỡ
tơi trong q trình khảo sát và lấy số liệu một cách hiệu quả nhất.
Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn và chia sẻ niềm vui đến gia đình, bạn bè cùng
tồn thể những người thân đã động viên, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và
hoàn thành luận văn này.

Phạm Thị Kim Phúc

2

Ngành Cơng nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. 1

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ 2
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU ............................................................................... 5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .......................................................................... 6
DANH MỤC HÌNH VẼ ......................................................................................... 8
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 10
CHƢƠNG I: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN...................................................... 13
1.1. Cơ sở lý‎luận .............................................................................................. 13
1.1.1. Nhân trắc học ........................................................................................ 13
1.1.2. Đặc điểm hình thái cơ thể trẻ em gái lứa tuổi tiểu học. .......................... 16
1.1.3. Phương pháp nghiên cứu. ...................................................................... 22
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc về đặc điểm hình thái cơ thể
ngƣời. ................................................................................................................ 30
1.2.1. Tình hình nghiên cứu đặc điểm hình thái cơ thể người trên thế giới. ..... 30
1.2.2. Tình hình nghiên cứu đặc điểm hình thái cơ thể người ở Việt Nam. ...... 31
1.3. Những tồn tại và đề xuất hƣớng nghiên cứu ............................................ 33
CHƢƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 35
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................ 35
2.2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................... 35
2.2.1. Xác định cỡ mẫu và số lượng đo ........................................................... 35
2.2.2. Xác định kích thước đo ......................................................................... 36
2.2.3. Phương pháp đo .................................................................................... 40
2.2.4. Quy định đối với quá trình đo................................................................ 40
2.2.5. Xây dựng chương trình đo ..................................................................... 42
2.2.6. Phương pháp xử lý kết quả đo ............................................................... 52
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................. 59
3.1. Xác định kích thƣớc chính của phần trên cơ thể ..................................... 59
3.1.1. Kích thước chính của phần trên cơ thể................................................... 59
Phạm Thị Kim Phúc

3


Ngành Cơng nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

3.1.2. Chứng minh phân bố của ba kích thước chính là phân bố chuẩn. ........... 59
3.2. Tƣơng quan giữa các kích thƣớc chính và các kích thƣớc thứ cấp ......... 85
3.3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận hình dáng phần trên cơ thể trẻ em gái từ
7 đến 11 tuổi tại Hà Nội.................................................................................... 87
3.3.1 Đặc điểm chiều cao và cân nặng............................................................. 88
3.3.2. Đặc điểm phần cổ. ................................................................................. 92
3.3.3. Đặc điểm phần vai ................................................................................. 93
3.3.4. Đặc điểm phần ngực, lưng ..................................................................... 95
3.3.5. Đặc điểm phần bụng và mông ............................................................... 98
3.3.6. Đặc điểm kích thước tay ...................................................................... 101
KẾT LUẬN CHUNG......................................................................................... 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 105
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................... 108
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................... 113
PHỤ LỤC 3 .................................................................................................... 118
PHỤ LỤC 4 .................................................................................................... 123

Phạm Thị Kim Phúc

4


Ngành Cơng nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU
n

Là tập hợp mẫu cần xác định.Tổng các số đo n = 1 + 2 + 3 +…+ n

p

Đặc trưng xác suất



Độ lệch chuẩn

e

Sai số của tập hợp

xi

Trị số của từng số đo

i


Tần số của các trị số đo

M

Số trung bình cộng

Me

Số trung tâm hay số trung vị

Mo

Số trội

Cv

Hệ số biến thiên

SK

Hệ số bất đối xứng (Skewness)

KU

Hệ số nhọn (Kurtosis)

[S]

Hệ số bất đối xứng giới hạn


[K]

Hệ số nhọn giới hạn

ftn

Tần số thực nghiệm

flt

Tần số lý thuyết

r

Hệ số tương quan

xi , yi Trị số của 2 biến định lượng x, y.

xx

Số trung bình cộng của x

yy

Số trung bình cộng của y

TEG

Trẻ em gái


Phạm Thị Kim Phúc

5

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 : Các mốc đo nhân trắc và cách xác định ................................................ 38
Bảng 2.2: Các thông số kích thước cơ thể cần đo và kỹ thuật đo các thông số ....... 43
Bảng 3.1: Đặc trưng của ba kích thước cơ thể TEG 7 tuổi ..................................... 60
Bảng 3.2:  2 thực nghiệm của kích thước chiều cao cơ thể TEG 7 tuổi .................. 61
Bảng 3.3:  2 thực nghiệm của kích thước vịng ngực II TEG 7 tuổi ...................... 62
Bảng 3.4:  2 thực nghiệm của kích thước vịng mơng TEG 7 tuổi ........................ 64
Bảng 3.5: Đặc trưng của ba kích thước cơ thể TEG 8 tuổi ..................................... 65
Bảng 3.6:  2 thực nghiệm của kích thước chiều cao cơ thể TEG 8 tuổi .................. 65
Bảng 3.7:  2 thực nghiệm của kích thước vịng ngực II TEG 8 tuổi ...................... 67
Bảng 3.8:  2 thực nghiệm của kích thước vịng mơng TEG 8 tuổi ........................ 68
Bảng 3.9: Đặc trưng của ba kích thước cơ thể TEG 9 tuổi ..................................... 70
Bảng 3.10:  2 thực nghiệm của kích thước chiều cao cơ thể TEG 9 tuổi ............... 70
Bảng 3.11:  2 thực nghiệm của kích thước vịng ngực II TEG 9 tuổi ................... 72
Bảng 3.12:  2 thực nghiệm của kích thước vịng mơng TEG 9 tuổi ...................... 73
Bảng 3.13: Đặc trưng của ba kích thước cơ thể TEG 10 tuổi ................................. 75
Bảng 3.14:  2 thực nghiệm của kích thước chiều cao cơ thể TEG 10 tuổi ............. 75

Bảng 3.15.  2 thực nghiệm của kích thước vòng ngực II TEG 10 tuổi ................. 77
Bảng 3.16:  2 thực nghiệm của kích thước vịng mơng TEG10 tuổi....................... 78
Bảng 3.17: Đặc trưng của ba kích thước cơ thể TEG 11 tuổi ................................. 80
Bảng 3.18:  2 thực nghiệm của kích thước chiều cao cơ thể TEG 11 tuổi ............. 80
Bảng 3.19.  2 thực nghiệm của kích thước vòng ngực II TEG 11 tuổi .................. 82
Bảng 3.20:  2 thực nghiệm của kích thước vịng mơng TEG 11 tuổi...................... 83
Bảng 3.21. Tương quan giữa các kích thước của trẻ em gái 7 tuổi ......................... 85
Bảng 3.22. Tương quan của kích thước chiều cao đốt sống cổ 7 đến gót chân với 3
kích thước chủ đạo của TEG 7 tuổi........................................................................ 86
Bảng 3.23: Đặc trưng kích thước cân nặng của TEG từ 7  11 tuổi ....................... 88
Phạm Thị Kim Phúc

6

Ngành Cơng nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Bảng 3.24. Đặc trưng kích thước chiều cao cơ thể của TEG từ 7  11 tuổi ............ 89
Bảng 3.25. So sánh giá trị kích thước chiều cao cơ thể, cân nặng của TEG từ 7 11
tuổi năm 2004 và 2011 .......................................................................................... 91
Bảng 3.26: Đặc trưng các kích thước vịng cổ TEG từ 7  11 tuổi ........................ 92
Bảng 3.27: Giá trị trung bình của các kích thước Rộng vai, dài vai, chiều dài mỏm
cùng vai, đoạn xuôi vai của trẻ em gái từ 7 -11 tuổi .............................................. 94
Bảng 3.28: Giá trị trung bình các kích thước Vn, Rnn, Dl,Rngn, Dvv, Kcnv,Dve,
Dvbl của trẻ em gái lứa tuổi từ 7-11tuổi. ............................................................... 96

Bảng 3.29. Tỷ lệ kích thước Rộng lưng ngang nách / Rộng ngực ngang nách ........ 97
Bảng 3.30: Giá trị trung bình kích thước Ve, Vm, De, Rne, Dh, Rnh, Cch, Cnhm
của trẻ em gái từ 7 11 tuổi ................................................................................... 99
Bảng 3.31. Tỷ lệ kích thước Rộng ngang eo / Dày eo của TEG từ 7  11 tuổi ....... 99
Bảng 3.32. Tỷ lệ kích thước Rộng ngang hơng / Dày hông của TEG từ 7  11 tuổi
............................................................................................................................ 100
Bảng 3.33: Giá trị trung bình kích thước Dt, Dt-cđ, Dc7-t của TEG từ 7-11 tuổi . 101
Bảng 3.34. Tỷ lệ kích thước chiều cao cơ thể / dài tay ......................................... 102

Phạm Thị Kim Phúc

7

Ngành Cơng nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Các mốc đo trên cơ thể........................................................................... 40
Hình 2.2: Hình vẽ thể hiện các kích thước đo ........................................................ 51
Hình 2.3: Giao diện SPSS khi nhập xong số liệu ................................................... 52
Hình 2.4: Giao diện SPSS thao tác đến lệnh Frequencies ....................................... 53
Hình 2.5: Hình SPSS Frequencies ......................................................................... 53
Hình 2.6: Hình SPSS Frequencies Statistics .......................................................... 54
Hình 2.7: Các kết quả đặc trưng thống kê trên SPSS.............................................. 55
Hình 2.8: Giao diện SPSS thao tác đến lệnh Bivariate. .......................................... 57

Hình 2.9: Hình SPSS Bivariate correlations ........................................................... 57
Hình 2.10: Kết quả hệ số tương quan của các kích thước trên phần mềm SPSS ..... 58
Hình 3.1: Biểu đồ đường cong tần số phân bố lý thuyết và thực nghiệm chiều cao cơ
thể TEG 7 tuổi ....................................................................................................... 62
Hình 3.2: Biểu đồ đường cong tần số phân bố lý thuyết và thực nghiệm vòng ngực
II TEG 7 tuổi ......................................................................................................... 63
Hình 3.3: Biểu đồ đường cong tần số phân bố lý thuyết và thực nghiệm vịng mơng
TEG 7 tuổi............................................................................................................. 64
Hình 3.4: Biểu đồ đường cong tần số phân bố lý thuyết và thực nghiệm chiều cao cơ
thể TEG 8 tuổi ....................................................................................................... 66
Hình 3.5: Biểu đồ đường cong tần số phân bố lý thuyết và thực nghiệm vịng ngực
II TEG 8 tuổi ......................................................................................................... 68
Hình 3.6: Biểu đồ đường cong tần số phân bố lý thuyết và thực nghiệm vịng mơng
TEG 8 tuổi............................................................................................................. 69
Hình 3.7: Biểu đồ đường cong tần số phân bố lý thuyết và thực nghiệm chiều cao cơ
thể TEG 9 tuổi ....................................................................................................... 71
Hình 3.8: Biểu đồ đường cong tần số phân bố lý thuyết và thực nghiệm vịng ngực
II TEG 9 tuổi ......................................................................................................... 73
Hình 3.9: Biểu đồ đường cong tần số phân bố lý thuyết và thực nghiệm vịng mơng
TEG 9 tuổi............................................................................................................. 74
Phạm Thị Kim Phúc

8

Ngành Cơng nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Hình 3.10: Biểu đồ đường cong tần số phân bố lý thuyết và thực nghiệm chiều cao
cơ thể TEG 10 tuổi ................................................................................................ 76
Hình 3.11: Biểu đồ đường cong tần số phân bố lý thuyết và thực nghiệm vòng ngực
II TEG 10 tuổi ....................................................................................................... 78
Hình 3.12: Biểu đồ đường cong tần số phân bố lý thuyết và thực nghiệm vịng mơng
TEG10 tuổi............................................................................................................ 79
Hình 3.13: Biểu đồ đường cong tần số phân bố lý thuyết và thực nghiệm chiều cao
cơ thể TEG 11 tuổi ................................................................................................ 81
Hình 3.14: Biểu đồ đường cong tần số phân bố lý thuyết và thực nghiệm vòng ngực
II TEG 11 tuổi ....................................................................................................... 83
Hình 3.15: Biểu đồ đường cong tần số phân bố lý thuyết và thực nghiệm vịng mơng
TEG 11 tuổi........................................................................................................... 84
Hình 3.16. Biểu đồ sự phát triển cân nặng của TEG từ 7 11 tuổi.......................... 89
Hình 3.17. Biểu đồ sự phát triển chiều cao TEG từ 7 11 tuổi ............................... 90
Hình 3.18. So sánh sự phát triển về chiều cao của trẻ em gái từ 7 11 tuổi năm
2004 và 2011 ......................................................................................................... 91
Hình 3.19. So sánh sự phát triển về cân nặng của TEG từ 7 11 tuổi năm 2004 và
2011 ...................................................................................................................... 91
Hình 3.20. Biểu đồ sự phát triển kích thước vịng cổ TEG từ 7 11 tuổi ................ 93
Hình 3.22. Biểu đồ tỷ lệ kích thước Rộng lưng ngang nách / Rộng ngực ngang nách
.............................................................................................................................. 97
Hình 3.23. Biểu đồ tỷ lệ kích thước Rộng ngang eo / Dày eo ............................... 100
Hình 3.24. Biểu đồ tỷ lệ kích thước Rộng ngang hơng / Dày hơng....................... 100
Hình 3.25. Biểu đồ tỷ lệ kích thước Chiều cao cơ thể / Dài tay ............................ 102

Phạm Thị Kim Phúc

9


Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
MỞ ĐẦU

1. L‎ý do chọn đề tài
Trong điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển, văn hóa xã hội và giao
lưu văn hóa càng ngày càng mở rộng kèm theo đó là sự phát triển của khoa học kỹ
thuật làm cho đời sống con người thay đổi về mọi mặt. Đời sống xã hội ngày càng
được nâng cao, điều kiện vật chất gần như đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của con
người, đó là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển về mặt hình thái và thể chất. Chính
sự thay đổi quá nhanh của điều kiện cuộc sống tạo nên sự thay đổi nhanh chóng về
hình thái cơ thể người Việt Nam hiện nay. Các sự tác động của cuộc sống, của mơi
trường đến hình thái cơ thể người diễn ra liên tục do đó làm cho hình dáng cơ thể
ln có sự thay đổi, biến động trong suốt cuộc đời.
Ở Việt Nam hiện nay việc nghiên cứu hình thái cơ thể người vẫn cịn hạn
chế, chưa đầy đủ về nội dung và các vùng sinh thái, những cơng trình có giá trị
nhưng q cũ về thời gian nên ít nhiều khơng cịn phù hợp với thực tế trẻ em hiện
nay. Nhận thấy được điều đó việc nghiên cứu đặc điểm hình thái cơ thể người là
việc rất quan trọng trong quá trình xây dựng hệ thống cỡ số phục vụ thiết kế trang
phục.
Trong các giai đoạn phát triển hình thái cơ thể người thì giai đoạn lứa tuổi
tiểu học có thể chất và cơ thể con người thay đổi với tốc độ nhanh. Nhu cầu may
mặc được gia đình và xã hội quan tâm để đáp ứng được thị hiếu của người tiêu
dùng về cả mặt thẩm mỹ lẫn kinh tế..

Xuất phát từ thực tế nêu trên tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu đặc điểm hình thái phần trên cơ thể trẻ em gái lứa tuổi tiểu học trên địa bàn
thành phố Hà Nội ”. Nhằm góp phần đánh giá sự phát triển hình thái cơ thể người
lứa tuổi tiểu học đồng thời góp phần xây dựng hệ thống cỡ số quần áo phục vụ thiết
kế cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phạm Thị Kim Phúc

10

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

2. Mục đích, phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
+ Mục đích nghiên cứu:
Đề tài khoa học nhằm góp phần đánh giá sự phát triển đặc điểm hình thể của
trẻ em gái lứa tuổi tiểu học hiện nay phục vụ cho công tác xây dựng cỡ số quần áo
và thiết kế trang phục cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
+ Phạm vi nghiên cứu: Học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố
Hà Nội.
+ Đối tượng nghiên cứu: Trẻ em gái lứa tuổi tiểu học
3. Tóm tắt các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả
Chương I: Nghiên cứu tổng quan
Trình bày lịch sử và quá trình phát triển của nghiên cứu nhân trắc học trong
và ngoài nước. Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của đối tượng điều tra khảo sát.
Chương II: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Đưa ra phương pháp đo, phương pháp nghiên cứu, xác định các mốc đo và
các kích thước cần đo. Lập nên quy trình đo và các tiêu chuẩn kiểm tra khi đo. Nêu
lên phương pháp xử lý kết quả đo: loại số thô, số lạc, thống kê các số liệu và tính
tương quan các kích thước.
Chương III: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chứng minh ba kích thước Chiều cao cơ thể, vịng ngực II, vịng mơng là
phân bố chuẩn. Nghiên cứu từng bộ phận của phần trên cơ thể: Chiều cao, cổ, vai,
ngực + lưng, bụng + mông, tay.
Điểm mới của luận văn: Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị ở cả hai lĩnh
vực khoa học và thực tiễn. Cụ thể là:
- Chọn được kích thước chính là chiều cao cơ thể, vịng ngực II, vịng mơng.
- Xây dựng được các phương trình hồi quy tuyến tính thể hiện tương quan
giữa các kích thước chính và kích thước phụ thuộc.
Phạm Thị Kim Phúc

11

Ngành Cơng nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

- Đánh giá được đặc điểm hình dáng các bộ phận: cổ, vai, ngực, lưng, bụng,
mông và tay của trẻ em gái lứa tuổi tiểu học.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp điều tra cắt ngang

Phạm Thị Kim Phúc


12

Ngành Cơng nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
CHƢƠNG I: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN

1.1. Cơ sở lý‎luận
1.1.1. Nhân trắc học
1.1.1.1. Lịch sử phát triển nhân trắc học
Ngay từ ngàn xưa những khái niệm về hình thái và thể lực cơ thể thực chất
đã được hình thành. Những khái niệm này ngày càng được nghiên cứu đầy đủ và
toàn diện hơn để trở thành những bộ phận chủ yếu cấu thành mơn nhân trắc học
Trong suốt q trình hình thành và phát triển con người mới chỉ làm nhân
trắc tùy hứng tự phát, coi đó là tự nhiên là mặc định chứ khơng coi trọng nó nên
nhân trắc học lúc này chưa trở thành một môn khoa học thật sự. Đến đầu thể kỷ XX
nhà khoa học R.A.Fisher bước đầu đã xây dựng được mơn thống kê tốn học ứng
dụng vào y học. Khi đó mọi người mới hiểu được tầm quan trọng của nhân trắc học
vào phục vụ đời sống, phục vụ cho những sáng tạo khoa học.
Từ đó đến nay thì nhân trắc học đã có những bước tiến đáng kể với sự áp
dụng những kỹ thuật hiện đại của các ngành khoa học khác nhau, Các nhà khoa học
nghiên cứu vấn đề này trên thế giới ngày càng tăng [10].
Vào những năm 20 của thế kỷ XX, Rudolf Martin một nhà nhân trắc học
người Đức. Ông đã đề xuất một hệ thống các phương pháp và dụng cụ để đo đạc
kích thước cơ thể con người và vẫn được áp dụng đến ngày nay đó là bộ thước đo

Martin. Ngồi ra ơng đã xuất bản 2 cuốn sách “Giáo trình về nhân học” (1919) và
Cuốn “Chỉ nam đo đạc cơ thể và xử lý thống kê”. Hai cuốn sách này của ông được
coi là định hướng cho nhân trắc học và ông được coi là người đặt nền móng cho
mơn khoa học nhân trắc học hiện đại [7].
Năm 1964, nhà nghiên cứu nhân trắc học BaLan đã nhận định khi đi sâu
nghiên cứu sự liên hệ giữa hình thể cơ thể và chức năng cơ thể tỉ lệ thuận với nhau,
quá trình hình thành phát triển cơ thể chịu ảnh hưởng của lao động. Đó chính là giá
trị cơ bản hình thành quan điểm ngành cơng nghiệp may khi nghiên cứu các dạng
hình thể cơ thể người: các kích thước cơ bản, các kích thước phụ thuộc và các dạng
hình thái cơ thể [6].
Phạm Thị Kim Phúc

13

Ngành Cơng nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Cũng trong năm 1964 một thầy thuốc người Bỉ ông F.Vandervael đã viết
cuốn giáo khoa về nhân trắc học. Trong đó ông đưa ra những nhận xét toàn diện về
các quy luật phát triển thể lực theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp và xây dựng các
thang phân loại thể lực với các đặc trưng thống kê như trung bình (M) và độ lệch
chuẩn (σ) [7].
Năm 1971, với mục đích thống nhất hệ thống cỡ số phục vụ cho sản xuất
quần áo may sẵn, các khối SEV đã mở rộng chương trình đo. Kết quả nghiên cứu
trên của khối SEV đã xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cỡ số cơ thể nam giới, nữ giới

và trẻ em [10].
Ngày nay nhờ vào sự hỗ trợ của thiết bị đo cơ thể người 3D, ứng dụng cơng
nghệ chụp hình tồn bộ cơ thể người bằng tia lazer, thực hiện tính tốn xử lý số liệu
bằng máy tính trong một chu trình khép kín nên việc ứng dụng nhân trắc để nghiên
cứu đặc điểm hình dáng cơ thể người trên cơ sở đó xây dựng hệ thống cỡ số càng có
những bước tiến vượt bậc và cho kết quả tính tốn nhanh và chính xác.
1.1.1.2. Ứng dụng nhân trắc học vào ngành May.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh,
nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng lên, các công ty may và cơ sở may công nghiệp nở
rộ, hàng quần áo may sẵn phục vụ nội địa được mở rộng với kiểu dáng phong phú,
chủng loại đa dạng tràn ngập thị trường. Việt Nam giờ đây đang là một trong những
nước có tốc độ phát triển kinh tế cao, ngành công nghiệp May trong lĩnh vực xuất
khẩu nói chung và thị trường nội địa nói riêng cũng phát triển mạnh mẽ. Việc
nghiên cứu đặc điểm hình thái cơ thể người để xây dựng hệ thống cỡ số quần áo từ
năm 1994 đã trở nên quá lạc hậu, mặt khác từ sau khi gia nhập WTO sự cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp May trong nước và giữa các doanh nghiệp may ở nước ta với
các doanh nghiệp may ở nước ngoài càng trở lên khốc liệt. Một trong những vấn đề
tồn tại lớn nhất của ngành công nghiệp may vẫn là chưa xây dựng mới hệ thống cỡ
số trang phục phù hợp với sự thay đổi kích thước hình thái cơ thể người Việt Nam
hiện nay.
Việc ứng dụng nhân trắc ở Việt Nam đã có hơn 30 năm nay nên việc ứng
Phạm Thị Kim Phúc

14

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

dụng nhân trắc để thiết kế các sản phẩm tiêu dùng đã đạt nhiều kết quả có giá trị và
ngày càng phát triển.
Năm 1945 – 1954, GS Đỗ Xuân Hợp cùng một số bác sĩ và sinh viên đã tiến
hành nghiên cứu nhân trắc học trên thanh niên để phục vụ cho việc tuyển quân và
may quân trang cho bộ đội. Đây là cơng trình đầu tiên ở Việt Nam ứng dụng nhân
trắc vào xây dựng hệ thống cỡ số.
Năm 1966, Ủy ban KH & KT Nhà nước đã đánh dấu sự phát triển trong
nghiên cứu ứng dụng nhân trắc vào xây dựng hệ thống cỡ số ở Việt Nam bằng việc
xây dựng, ban hành 02 tiêu chuẩn cỡ số đầu tiên có ứng dụng số đo nhân trắc. Hai
tiêu chuẩn này đã đưa ra 15 cỡ số cho áo sơ mi và 3 cỡ số cho quần âu nam.
Năm 1994, tiêu chuẩn VN - 5781, 5782 về phương pháp đo cơ thể người và
hệ thống cỡ số tiêu chuẩn quần áo cho đối tượng từ trẻ sơ sinh; nam và nữ tuổi học
sinh; nam và nữ tuổi trưởng thành đã được ban hành đánh dấu một bước phát triển
cho ngành May Việt Nam [28], [29]
Năm 1999, Đề tài KH "Xây dựng hệ thống cỡ số quần áo nam nữ trong độ
tuổi lao động trên cơ sở đo nhân trắc cơ thể người" – Đề tài cấp Tổng công ty Dệt
May Bộ Công nghiệp.
Năm 2000-2003, Đề tài KH "Xây dựng hệ thống cỡ số quân trang bằng
phương pháp đo nhân trắc" – Đề tài cấp Bộ Quốc phòng.
Năm 2007-2008, Đề tài KH "Xây dựng hệ thống cỡ số quần áo nam, nữ, trẻ
em trên cơ sở số đo nhân trắc người Việt Nam", Viện Dệt May.
Năm 2009, Đề tài KH "Xây dựng hệ thống cỡ số quần áo nữ trên cơ sở số đo
nhân trắc người Việt Nam", Viện Dệt May.
Nhìn chung việc ứng dụng nhân trắc học để xây dựng hệ thống cỡ số ở nước
ta cịn hạn chế vì chưa có thiết bị đo hiện đại nên vẫn sử dụng phương pháp đo
truyền thống là chủ yếu. Trong khi đó, ở các nước phát triển trên thế giới việc ứng
dụng nhân trắc để xây dựng hệ thống cỡ số đã có những bước tiến vượt bậc đó là

nhờ sự hỗ trợ của thiết bị đo cơ thể người 3D và thực hiện tính tốn xử lý số liệu
các kích thước bằng máy tính trong một chu trình khép kín cho kết quả rất nhanh và
Phạm Thị Kim Phúc

15

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

chính xác.
1.1.2. Đặc điểm hình thái cơ thể trẻ em gái lứa tuổi tiểu học.
1.1.2.1. Đặc điểm tâm sinh lý.
a. Đặc điểm về hoạt động và môi trƣờng sống
Nếu như ở bậc mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, thì đến tuổi
tiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất, chuyển từ hoạt động
vui chơi sang hoạt động học tập. Tuy nhiên, song song với hoạt động học tập ở các
em còn diễn ra các hoạt động khác như: Hoạt động vui chơi, hoạt động lao động,
hoạt động xã hội. Ngoài các hoạt động trên trẻ em tiểu học cịn có những thay đổi
kèm theo:
- Trong gia đình: các em ln cố gắng là một thành viên tích cực, có thể
tham gia các cơng việc trong gia đình. Các em ln chú ý quan sát công việc của
người lớn để bắt chiếc để thể hiện mình.
- Trong nhà trường: do nội dung, tích chất, mục đích của các mơn học đều
thay đổi so với bậc mầm non nên đã kéo theo sự thay đổi ở các em về phương pháp,
hình thức, thái độ học tập. Các em đã bắt đầu tập trung chú ý và có ý thức học tập

tốt.
- Ngồi xã hội: các em đã tham gia vào một số các hoạt động xã hội mang
tính tập thể. Đặc biệt là các em muốn thừa nhận mình là người lớn, muốn được
nhiều người biết đến mình.
b. Sự phát triển của quá trình nhận thức
Ở đầu tuổi tiểu học chú ý có chủ định của trẻ cịn yếu, khả năng kiểm sốt,
điều khiển chú ý cịn hạn chế. Ở giai đoạn này chú ý không chủ định chiếm ưu thế
hơn chú ý có chủ định. Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những mơn học, giờ học
có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh, trò chơi … Sự tập
trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ
bị phân tán trong quá trình học tập.
Ở cuối tuổi tiểu học trẻ dần hình thành kỹ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của
mình. Chú ý có chủ định phát triển dần dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực
Phạm Thị Kim Phúc

16

Ngành Cơng nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

về ý chí trong hoạt động học tập…Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới
hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho phép để làm
một việc nào đó và cố gắng hồn thành cơng việc trong khoảng thời gian quy định.
c. Sự phát triển tình cảm của học sinh tiểu học
Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền

với các sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ,...Lúc này khả năng kiềm chế cảm xúc
của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận.
Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi (tuy vậy so với
tuổi mầm non thì tình cảm của trẻ tiểu học đã "người lớn" hơn rất nhiều.
d. Sự phát triển nhân cách của học sinh tiểu học
Nét tính cách của trẻ đang dần được hình thành, đặc biệt trong mơi trường
nhà trường cịn mới lạ, trẻ có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sơi nổi, mạnh dạn.
Nhìn chung việc hình thành nhân cách của học sinh tiểu học mang những đặc
điểm cơ bản sau: Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên,
trong q trình phát triển trẻ ln bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý
nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng; nhân cách của các
em lúc này cịn mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất của các em còn chưa
được bộc lộ rõ rệt.
1.1.2.2. Đặc điểm tăng trƣởng của cơ thể học sinh tiểu học [4]
a. Đặc điểm về cấu trúc cơ thể học sinh tiểu học [4]
- Hệ xƣơng cịn nhiều mơ sụn, xương sống, xương hơng, xương chân, xương
tay đang trong thời kỳ phát triển nên dễ bị cong vẹo, gẫy dập,...Vì thế mà trong các
hoạt động vui chơi cần phải chú ý quan tâm, hướng các em tới các hoạt động vui
chơi lành mạnh, an toàn.
- Hệ cơ đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trị chơi
vận động như chạy, nhảy, nơ đùa,...Vì vậy nên đưa các em vào các trò chơi vận
động từ mức độ đơn giản đến phức tạp và đảm bảo sự an toàn cho trẻ.
- Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư duy
của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng. Do đó, các
Phạm Thị Kim Phúc

17

Ngành Cơng nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2010 – 2012



Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

em rất hứng thú với các trị chơi trí tuệ như đố vui trí tuệ, các cuộc thi trí tuệ,... Dựa
vào cơ cấu sinh lý này mà các nhà giáo dục nên cuốn hút các em với các câu hỏi
nhằm phát triển tư duy của các em.
b. Các thời kỳ phát triển [17]
Về mặt hình thái cũng như về mặt sinh lý và bệnh lý, trẻ em có đặc điểm riêng
của từng lứa tuổi, khác với của người lớn. Nhất là về mặt hình thái, một trẻ em
khơng phải là một người lớn thu nhỏ lại. Vì vậy một người thường cũng có thể nhìn
một em bé và đốn được em đó ở khoảng lứa tuổi nào, chính vì ở mỗi thời kỳ các
em có một đặc điểm hình thái nhất định, khác với các em ở lứa tuổi khác.
Sự phân chia các thời kỳ phát triển đã được nhiều tác giả nêu ra. Có tác giả
phân chia theo sự phát triển tồn diện, có tác giả phân chia theo giai đoạn mọc răng
và phát triển xương…
Có thể chia làm 3 thời kỳ lớn:
-

Thời kỳ phôi thai

-

Thời kỳ cơ thể tăng trưởng

-

Thời kỳ phát triển sau trưởng thành


Thời kỳ cơ thể tăng trưởng
Thời kỳ này bắt đầu từ lúc mới đẻ cho tới lúc trưởng thành, nghĩa là lúc cơ
thể hầu như ổn định, ít thay đổi về hình thái cũng như sinh lý.
Thời kỳ này chia ra làm 5 giai đoạn
- Giai đoạn thiếu nhi bé, bắt đầu từ lúc mới đẻ tới lúc 2 tuổi rưỡi.
- Giai đoạn thiếu nhi trung bình bắt đầu từ 2 tuổi rưỡi tới 7 tuổi
- Giai đoạn thiếu nhi lớn bắt đầu từ 7 tuổi tới lúc xuất hiện những dấu hiệu
đầu tiên của tuổi dậy thì (10-11 tuổi đối với nữ và 12- 13 tuổi đối với nam ở trẻ em
Việt Nam)
- Giai đoạn thiếu niên từ lúc bắt đầu dậy thì tới lúc hết dậy thì (15-16 tuổi đối
với nữ, và 17-18 tuổi đối với nam)
- Giai đoạn thanh niên, từ lúc dậy thì xong tới lúc cơ thể hầu như hết lớn,
nghĩa là tới lúc trưởng thành.
Phạm Thị Kim Phúc

18

Ngành Cơng nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Đặc trưng của giai đoạn này là sự mất tính chất bụ bẫm và sự gần lại tính
người lớn của đứa trẻ. Đứa trẻ “gầy” đi nhiều. Lý do là vì ở thời kỳ này, đứa trẻ lớn
nhiều về chi dưới và ít về bề ngang. Kích thước đầu hầu như không tăng lên nữa
trong giai đoạn này. Trán không dô và bắt đầu hơi vát. Tầng mặt giữa và dưới bắt

đầu phát triển làm cho khn mặt có vẻ khơn ngoan và biết suy nghĩ hơn. Đây là
tuổi của “những câu hỏi tại sao? ” của đứa trẻ.
Thân bắt đầu có dáng dấp người lớn: ngực khơng trịn mà bắt đầu bè ngang,
bụng bé lại, vai nở ra, chi dưới dài ra.
Tóm lại, hình thái đứa trẻ trong giai đoạn này là chuyển tiếp giai đoạn bụ
bẫm ngây thơ của trẻ em sang giai đoạn cứng cáp biết suy nghĩ của người lớn.
Có tác giả (Stratz, Pende) [19] chia giai đoạn này làm 2 kỳ: kỳ dậy thì bé từ
lúc 6-7 tuổi và kỳ phát triển tương đối chậm về bề cao và mạnh về bề ngang, từ 7
tuổi trở đi. Những cơng trình nghiên cứu ở trẻ Việt Nam ở Thái Bình (Đinh Kỷ và
Nguyễn Văn Khoa, 1969) cho thấy từ lúc 7  8 tuổi, trẻ em lớn rất chậm, một năm
chỉ tăng được 1,2 cm về chiều cao, trong khi đó ở các tuổi khác trung bình mỗi năm
chiều cao tăng lên tới 3,4 cm
Nhịp độ tăng trưởng của cơ thể không đồng đều: những thời kỳ tăng trưởng
nhanh kế tiếp những thời kỳ tăng trưởng chậm và ngược lại tạo thành dạng sóng của
q trình tăng trưởng.
Sự tăng trưởng của các cơ quan khác trong cơ thể diễn ra không đồng đều và
không đồng thời dẫn đến tỷ lệ cơ thể thay đổi theo lứa tuổi.
Nhận xét: Ở giai đoạn tiểu học các em bắt đầu có sự thay đổi, đã ý thức được
việc học tập, giúp đỡ gia đình, tham gia những việc có ích ngoài xã hội. Giai đoạn
này các em bắt đầu phát triển chủ yếu về chiều cao còn chiều ngang phát triển ít, hệ
cơ, hệ xương phát triển nhanh trong giai đoạn tiểu học. Các em cảm nhận và quan
tâm đến cái đẹp, bắt đầu có nhu cầu độc lập trong đánh giá và thể hiện cái đẹp, sự
vừa vặn của quần áo. Vì vậy gia đình và xã hội cần quan tâm tạo ra các sản phẩm
thời trang cho các bé đẹp, màu sắc đa dạng và phong phú, phù hợp với đặc điểm cơ
thể, tâm sinh lý của lứa tuổi, đảm bảo sự vừa vặn tính tiện nghi cho các bé.
Phạm Thị Kim Phúc

19

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may

Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

1.1.2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của học sinh
Khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của con người
thì chúng ta thấy rằng có rất nhiều các yếu tố khác nhau bao gồm cả yếu tố bên
ngoài và yếu tố bên trong, yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội. Để có thể điều chỉnh
q trình phát triển cơ thể thì chúng ta phải nắm được các yếu tố này và điều tiết nó
cho phù hợp.
* Các yếu tố bên trong gồm:
Giới tính: Về cấu trúc hình thể của nam và của nữ là khác nhau do đó sự phát
triển của hai giới rất khác nhau. Trong giai đoạn thay đổi hình dáng mạnh nhất này
thì quá trình phát triển của nữ bao giờ cũng sớm hơn của nam từ 1 3 năm và do đó
cũng kết thúc sớm hơn.
Di truyền: Người cùng điều kiện kinh tế xã hội và cùng mọi yếu tố khác thì
sự phát triển và quá trình diễn ra sẽ được quyết định bởi yếu tố di truyền. Ví dụ như
bố mẹ to cao thì con cũng sẽ to cao.
Chủng tộc, giống nòi: Các chủng tộc người khác nhau thì hình dáng cơ thể
cũng khác nhau do đó q trình phát triển cũng khác. Ví dụ như người châu Âu và
người châu Á khác nhau. Ngay cả trong một quốc gia thì các chủng tộc người khác
nhau cũng phát triển khác nhau như Việt Nam chúng ta người dân tộc Kinh ở đồng
bằng khác với người dân tộc thiểu số ở các vùng khác như Tây Nguyên.
Gia đình: Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con
người nhất là tuổi ấu thơ thì gia đình ln là chiếc nơi ấp ủ cả thể chất lẫn tâm hồn.
Gia đình là mơi trường sống, mơi trường giáo dục suốt đời của sự hình thành và
phát triển nhân cách của mỗi con người. Tác động của con người rất to lớn đối với

mỗi thành viên trong gia đình, nhất là đối với lứa tuổi học sinh tiểu học
* Các yếu tố bên ngồi gồm:
Mơi trường và xã hội:: Yếu tố mơi trường và xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối
với sự phát triển thể lực trẻ em, đặc biệt là phát triển chiều cao. Trẻ dễ bị suy dinh
dưỡng thấp còi khi sống trong điều kiện kinh tế xã hội kém phát triển, môi trường

Phạm Thị Kim Phúc

20

Ngành Cơng nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

thiếu vệ sinh, không đủ nước sạch, thực phẩm không đảm bảo an tồn vệ sinh và
chất lượng chăm sóc kém.
Các Stress: Các ảnh hưởng về tâm lý hay là các sự căng thẳng tâm lý luôn
dẫn đến ảnh hưởng không có lợi cho q trình phát triển.
Điều kiện sống: Trẻ ở các gia đình có điều kiện kinh tế khá giả thì phát triển
mạnh mẽ hơn các em thuộc gia đình có nền kinh tế kém hơn. Trẻ ở thành thị cũng
phát triển tốt sớm hơn trẻ ở nông thôn.
Môi trường học tập: Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi hồn nhiên với tâm
hồn trong sáng, sẵn sàng và dễ dàng tiếp thu sự giáo dục của nhà trường. Cơ chế của
sự phát triển tâm lý trẻ là thông qua hoạt động vui chơi, học tập. Nắm được đặc
điểm tâm lý và sự phát triển thể chất của học sinh tiểu học là nguyên tắc sư phạm
quan trọng của nhà giáo dục. Học sinh tiểu học hay bắt chước nên nhà giáo dục phải

gương mẫu, phải giáo dục bằng tình cảm. Tư duy của trẻ rất cụ thể nên khi dạy đạo
đức phải nêu sự việc cụ thể, có điều kiện tiếp xúc thường xuyên với các em do đó
việc tìm hiểu tâm sinh lí của các em, hiểu được hoàn cảnh sống của các em được
tiến hành một cách dễ dàng, từ đó có biện pháp, phương thức giáo dục thích hợp.
Thể dục thể thao: Tập luyện thể dục thể thao là nhân tố quan trọng trong
việc thúc đẩy sự phát triển của bộ xương trẻ. Những đứa trẻ tích cực tham gia hoạt
động thể thao thường cao hơn một chút so với những đứa trẻ không thích hoặc lười
vận động. Bởi vận động giúp hệ tuần hoàn ổn định, cải thiện và giúp xương phát
triển tốt hơn. Tuỳ theo từng lứa tuổi bạn nên lựa chọn cho trẻ những loại hoạt động
phù hợp để trẻ phát triển một chiều cao lý tưởng.
Tóm lại sự phát triển nhân cách và tâm lý của trẻ là thông qua hoạt động vui
chơi, học tập. Toàn bộ nhân cách trong quá trình phát triển thay đổi vì vậy phải
thường xuyên quan tâm, giáo dục cho phù hợp trên cơ sở dựa vào tính tích cực, phát
huy sự sáng tạo, biết điều chỉnh và tổ chức hoạt động tạo điều kiện phát triển tốt khả
năng của các em. Ngoài ra phải thường xuyên tổ chức cho các em vui chơi các môn
thể thao lành mạnh để cân bằng sự phát triển cơ thể và giảm được các áp lực tâm lý
trong học tập.
Phạm Thị Kim Phúc

21

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

1.1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.

1.1.3.1. Nguyên tắc cơ bản.
a. Nguyên tắc chọn mẫu:
Mẫu là tên gọi tắt của một tập hợp mẫu. Nó đại diện cho tồn bộ đối tượng
cùng loại dùng cho nghiên cứu một quần thể hay đám đông. Việc chọn mẫu nghiên
cứu quyết định đến hiệu quả của cơng trình nghiên cứu. Do vậy phải chọn mẫu sao
cho đảm bảo được tính đại diện của nó.
Những ngun tắc cơ bản khi chọn mẫu trong nghiên cứu nhân trắc:
Theo thống kê, mỗi số liệu đo đều phải làm hàng loạt. Muốn đảm bảo mức
chính xác cần thiết, phải chọn mẫu theo nguyên tắc sau:
- Đối tượng đo phải tương đối thuần nhất. Mức độ thuần nhất tùy theo mức
độ nghiên cứu. Nhóm đối tượng đo càng thuần nhất nếu càng đảm bảo những điều
kiện sau:
+ Cùng chủng tộc.
+ Cùng giới tính
+ Cùng độ tuổi
- Số đối tượng đo phải đủ tới một mức tối thiểu để khi tính các đặc trưng
thống kê không bị ảnh hưởng bởi một vài trị số của các cá thể đặc biệt trong nhóm
được đo.
b. Phƣơng pháp chọn mẫu:
Có hai nhóm kỹ thuật chọn mẫu là: Chọn mẫu xác suất và phi xác suất.
 Chọn mẫu xác suất: Có 4 phương pháp chọn mẫu xác suất.
* Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn:
Đây là loại mẫu được lập ra tùy theo hứng cảm quan của người nghiên cứu.
Mỗi đơn vị chọn mẫu mang số thứ tự tương ứng với một số ngẫu nhiên sẽ được
chọn. Mỗi lần chọn, mỗi đối tượng chưa được chọn trước đó đều có cơ hội được
chọn bằng nhau.
Ưu điểm: Đơn giản, nền tảng xác suất là cơ sở để so sánh với những kỹ thuật
chọn mẫu khác.
Phạm Thị Kim Phúc


22

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Nhược điểm:
+ Khung mẫu phải đánh số, thời gian và kinh phí cao nếu N lớn
+ Đặc trưng nhóm có thể bị bỏ sót
+ Mẫu chọn được có thể bị phân tán, do đó việc thu thập dữ liệu sẽ khó
khăn.
* Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống:
N đối tượng trong khung mẫu được đánh số thứ tự từ 1 đến N. Để chọn mẫu
gồm n đối tượng, chia khung mẫu làm n nhóm, mỗi nhóm gồm k đối tượng, với
k = N/n. Chọn một số ngẫu nhiên trong khoảng 1  k.
Ưu điểm:
+ Mẫu được phân bố dàn đều trong khung mẫu
+ Nhanh và dễ áp dụng
+ Có thể được sử dụng thay thế chọn mẫu ngẫu nhiên đơn khi không có
khung mẫu chính xác.
Nhược điểm: Đơn vị mẫu khơng xếp ngẫu nhiên, khơng thích hợp khi
khảo sát các đặc trưng có tính chu kỳ.
* Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng:
Trước tiên phân chia tổng thể thành các tổ theo 1 tiêu thức hay nhiều tiêu
thức có liên quan đến mục đích nghiên cứu. Sau đó trong từng tổ, dùng cách chọn
mẫu ngẫu nhiên đơn giản hay chọn mẫu hệ thống để chọn ra các đơn vị của mẫu.

Các phân tích thống kê được tính tốn riêng cho mỗi tầng sau đó sẽ kết hợp lại trên
cơ sở kích cỡ của từng tầng để cho kết quả của toàn bộ quần thể.
Ưu điểm:
+ Tạo ra trong mỗi tầng có một sự đồng nhất về yếu tố được chọn để phân
tầng, do đó sẽ giảm sự chênh lệch giữa các cá thể.
+ Quá trình thu thập số liệu thường dễ hơn so với mẫu ngẫu nhiên đơn.
+ Mẫu đạt được từ mỗi tầng có tính đại diện và khái qt hóa cho từng
tầng đó.
+ Nếu tính đồng nhất về yếu tố được chọn để phân tầng là cao trong mỗi
Phạm Thị Kim Phúc

23

Ngành Cơng nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

tầng, là thấp giữa các tầng thì kết quả nghiên cứu sẽ có độ chính xác cao.
Nhược điểm: Danh sách các cá thể trong mỗi tầng phải được liệt kê và gắn số
ngẫu nhiên. Trong thực tế, điều đó thường khó thực hiện được.
* Mẫu chùm:
Là mẫu đạt được bởi việc lựa chọn ngẫu nhiên các nhóm cá thể được gọi là
chùm từ nhiều chùm trong một quần thể nghiên cứu. Trong trường hợp này đơn vị
mẫu là các chùm chứ không phải là các cá thể.
Các bước:
1. Xác định các chùm thích hợp. Chùm thường hình thành bởi tập hợp các

cá thể gần nhau (làng, xã, trường học…) do đó thường có chung một số đặc điểm.
Các chùm thường khơng có cùng kích cỡ.
2. Lên danh sách tất cả các chùm và chọn xác suất một số chùm vào mẫu.
3. Liệt kê danh sách các cá thể trong các chùm đã chọn, sau đó áp dụng
cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn trong mỗi chùm để chọn các cá thể vào mẫu.
Ưu điểm:
+ Có thể áp dụng trong điều tra có phạm vi rộng, độ phân tán cao.
+ Điều tra dễ và nhanh vì đối tượng nghiên cứu được nhóm lại
+ Tiết kiệm kinh phí và thời gian.
Nhược điểm:
+ Tính chính xác và tính đại diện thấp.
+ Phân tích số liệu từ mẫu chùm thường phức tạp
+ Việc lựa chọn số chùm vào mẫu khó khăn, nhất là khi cỡ chùm không
đều nhau.
 Chọn mẫu phi xác suất (mẫu kinh nghiệm):
Chọn mẫu phi xác suất là phương pháp chọn mẫu mà các đơn vị trong tổng
thể chung khơng có khả năng ngang nhau để được chọn vào mẫu nghiên cứu
Mẫu được chọn thường dễ phạm vào những sai lệch, khơng có tính đại diện,
và khơng có cơ sở tốn học để xác định độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. Chọn
mẫu phi xác suất bao gồm:
Phạm Thị Kim Phúc

24

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

- Chọn mẫu tiếp liền nhau
- Chọn mẫu tiện ích
- Chọn mẫu suy xét
c- Ƣớc tính số lƣợng cỡ mẫu
Một cơng trình nghiên cứu thường dựa vào các mẫu thực nghiệm, kiểm tra
do đó trước khi tiến hành nghiên cứu người ta thường phải tính tốn xem cần bao
nhiêu mẫu hay bao nhiêu đối tượng thì đủ cho việc nghiên cứu.
Ước tính số lượng đối tượng cỡ mẫu rất quan trọng trong việc thiết kế một
nghiên cứu. Nếu số lượng đối tượng khơng đủ thì kết luận rút ra từ cơng trình
nghiên cứu kém chính xác. Ngược lại, nếu số lượng đối tượng nhiều hơn số cần
thiết thì tốn nhiều kinh phí và thời gian. Do vậy, trước khi nghiên cứu phải ước tính
được số đối tượng cho mục tiêu của nghiên cứu, sao cho kết quả nghiên cứu nằm
trong khoảng tin cậy chấp nhận được và đặc trưng trung bình của mẫu đại diện được
cho đặc trưng của tập hợp mẫu lớn với một độ chính xác nhất định. Để xác định số
lượng mẫu cần đo cho từng khối ta dựa theo công thức mô tả cắt ngang:
n=

Z

2



(1 )
2

p (1  p )
2

e

(1.1)

Như vậy, mức xác suất tin cậy càng cao thì n càng lớn, tính đại diện của mẫu
càng tăng, lúc đó các đặc trưng thống kê của mẫu tiến gần hơn với các đặc trưng
của tập hợp.
1.1.3.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu nhân trắc học có hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu, đó
là phương pháp điều tra dọc và phương pháp điều tra cắt ngang.
* Phƣơng pháp điều tra dọc (phương pháp nghiên cứu cá thể)
Tiến hành nghiên cứu trên một nhóm người cùng tuổi và theo dõi các đặc
điểm nghiên cứu của các đối tượng trong nhóm, theo từng năm một, trong suốt thời
gian dài liên tục nhiều năm.
- Ưu điểm:
+ Số lượng đối tượng nghiên cứu có thể ít hơn so với phương pháp
Phạm Thị Kim Phúc

25

Ngành Cơng nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2010 – 2012


×