Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

tình hình thực hiện chính sách xây dựng và nhân rộng mô hình trình diễn trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.51 KB, 20 trang )

NHÓM 19
Thành viên nhóm
STT Họ tên MSV Lớp
1 Nguyễn Thị Thu Hằng 541885 K54KTNNB
2 Hoàng Diệu Linh 541906 K54KTNNB
3 Nguyễn Thị Linh 541908 K54KTNNB
I. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong sản xuất nông nghiệp hiện đại nhất là sản xuất nông nghiệp
hàng hóa, khuyến nông ngày càng đóng vai trò quan trọng. Khuyến nông đã
tích cực chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, đào
tạo, tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật, canh tác cho nông dân, chuyển tải
kịp thời mọi chủ trương, đường lối, chính sách phát triển sản xuất nông lâm
ngư nghiệp của Đảng và Nhà nước… Khuyến nông thực sự đã góp phần tạo
nên sự tăng trưởng mạnh mẽ về năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần
đảm bảo an ninh lương thực, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xoá
đói giảm nghèo và sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Trước nhu cầu thực tiễn ngày càng cao, để công tác khuyến nông phù
hợp với thực tế hơn ngày 08/01/2010, Chính phủ đã chính thức ban hành
Nghị định 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông và thay thế Nghị định số
56/2005/NĐ-CP ngày 26/04/2005 của Chính phủ quy định về khuyến nông,
khuyến ngư. Nghị định 02 là sự kế thYa và phát huy tinh thần của Nghị định
đã ban hành trước đây, thể hiện đầy đủ, cZ thể hơn phù hợp với thực tế phát
triển của nông nghiệp và nông thôn Việt Nam hiện nay.
Hà nội là thủ đô của đất nước có sự phát triển nhanh về kinh tế, tuy
nhiên đối với những khu vực ngoại thành thì nghề nông vẫn là nguồn sinh kế
chủ yếu của người dân địa phương. công tác khuyến nông đóng vai trò quan
trọng trong thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Nhận thấy rõ vai trò
quan trọng của nông nghiệp nói chung và khuyến nông trong sản xuất nông
nghiệp nói riêng, theo tinh thần của Nghị định số 02/2010/NĐ-CP, Thành
phố Hà Nội đã đặc biệt chú trọng phát triển hoạt động khuyến nông trên địa


bàn tỉnh. Thành phố đã ban hành cơ chế chính sách khuyến nông cZ thể và
sát với thực tế, thiết thực với cán bộ khuyến nông và nông dân ở địa phương.
Chính sách xây dựng và nhân rộng mô hình trình diễn là một trong 6
nhóm chính sách về khuyến nông được quy định trong NĐ 02. Xây dựng các
mô hình trình diễn nhằm chứng minh lợi ích và tính khả thi của một kỹ thuật
mới, đồng thời trình bày các bước áp dZng kỹ thuật đó là một phương pháp
được các cơ quan nghiên cứu và khuyến nông thường áp dZng trong chuyển
giao các kỹ thuật tiến bộ (KTTB) cho người dân.
Tuy nhiên do mới triển khai thực hiện, cơ chế chính sách chưa đồng
bộ nên việc thực hiện còn nhiều vướng mức, khó khăn. Mặc dù, các ngành,
các cấp, đặc biệt là khuyến nông viên cơ sở đã có nhiều cố gắng, có những
thành tựu nhất định song cả trong chính sách và thực tế triển khai chính sách
vẫn còn những tồn tại,vướng mắc.
Để làm rõ hơn về công tác thực hiện nhóm chính sách này, nhóm chúng
tôi xin tiến hành nghiên cứu đề tài: ”Tình hình thực hiện chính sách xây
dựng và nhân rộng mô hình trình diễn trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách xây dựng và nhân rộng
mô hình trình diễn trên địa bàn TP. Hà Nội ,tY đó đưa ra các đề xuất, giải
pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Hệ thống hóa cơ sở thực tiễn và lý luận về việc thực hiện chính sách
khuyến nông.
 Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách xây dựng và nhân rộng mô hình
trình diễn trên địa bàn TP.Hà Nội.
 Đánh giá hạn chế, bất cập, tồn tại của chính sách.
 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện và đề xuất kiến
nghị để hoàn thiện hơn chính sách.
1.3 Phạm vi nghiên cứu

 Về nội dung: Theo Nghị định số 02/2010/NĐ-CP về Khuyến nông,chính
sách khuyến nông bao gồm 6 nhóm chính sách: Chính sách bồi dưỡng,
tập huấn và truyền nghề; chính sách thông tin tuyên truyền; chính sách
xây dựng và nhân rộng mô hình trình diễn; chính sách khuyến khích và
tư vấn dịch vZ khuyến nông; chế độ đối với người hoạt động khuyến
nông, khuyến nông viên cơ sở; chính sách tuyển chọn dự án khuyến
nông. Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu nhóm chính
sách xây dựng và nhân rộng mô hình trình diễn.
 Về phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn TP. Hà Nội
trong đó tập trung vào khu vực nông nghiệp, nông thôn.
 Về phạm vi thời gian: Số liệu được sử dZng trong đề tài được thu thập tY
năm 2010 – 2011.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Thu thập số liệu thứ cấp
Nguồn số liệu được lấy tY các công trình nghiên cứu đã công bố: sách,
tạp chí, website, các văn bản Chính phủ ban hành như: nghị định, nghị
quyết, thông tư…Số liệu về thực trạng, tình hình, kết quả thực hiện chính
sách xây dựng và nhân rộng mô hình trình diễn trên địa bàn thành phố.
Lấy baó cáo của các cơ quan chức năng như UBND tỉnh, Sở
NN&PTNT thành phố Hà Nội.
1.4.2 Phương pháp phân tích thông tin
 Sử dZng phương pháp thống kê mô tả: Các số liệu thu thập được điều tra
sẽ được thống kê để mô tả thực trạng, tình hình thực hiện và hiệu quả của
chính sách khuyên nông trên địa bàn xã.
 Sử dZng phương pháp thống kê so sánh: Phương pháp này dùng cả so
sánh tuyệt đối và tương đối để đánh giá tình hình thực hiện chính sách
qua các năm gần đây với năm đang khảo sát qua các chỉ tiêu khác nhau.
II. NỘI DUNG
2.1 Một số lý luận về chính sách khuyến nông
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

Cho đến nay chưa có một định nghĩa nào thống nhất về thuật ngữ
“chính sách”, song tựu chung lại “chính sách” là “kiểu”, là phương pháp can
thiệp của nhà nước vào một lĩnh vực nào đó theo những mZc tiêu và thời hạn
nhất định với những điều kiện nhất định (Ngô Đức Cát, Vũ Đình Thăng 2001).
Chính sách cũng có thể được hiểu là tổng thể các quan điểm, giải pháp
và các công cZ mà chủ thể sử dZng để tác động vào các đối tượng quản lý để
đạt được mZc tiêu định sẵn trong những giai đoạn nhất định (Nguyễn Văn
Tuấn 2003).
Chính sách được hiểu là phương cách, đường lối hoặc phương hướng
dẫn dắt hành động trong việc phân bổ và sử dZng nguồn nhân lực.
Chính sách là tập hợp các quyết sách của Chính phủ được thể hiện ở
hệ thống quy định trong văn bản pháp quy nhằm tYng bước tháo gỡ những
khó khăn trong thực tiễn, điều kiện kinh tế hướng tới những mZc tiêu nhất
định, đảm bảo sự phát triển của nền kinh tế.
TY những khái niệm về chính sách nói chung như trên có thể hiểu
chính sách khuyến nông là các chính sách do Chính phủ ban hành có tác
động tới hoạt động khuyến nông cũng như tác động đến người làm công tác
khuyến nông nhằm đạt được những mZc tiêu nhất định trong một khoảng
thời gian cZ thể.
Thực hiện chính sách khuyến nông là giai đoạn của quá trình hoạch
định chính sách, là hành động cZ thể đưa chính sách khuyến nông đi vào
thực tiễn nhằm đạt được những mZc tiêu đã đề ra bằng việc đưa các mZc tiêu
của một chính sách vào một hoạt động, chương trình cZ thể. Việc tìm hiểu
tình hình thực hiện chính sách khuyến nông nhằm quan sát, đánh giá khoảng
cách giữa những gì đã được lên kế hoạch với những gì thực sự xảy ra trong
thực tế làm cơ sở để đánh giá hiệu quả của một chính sách.
Chính sách xây dựng và nhân rộng mô hình trình diễn là 1 trong 6
nhóm chính sách thuộc chính sách khuyến nông. Mô hình trình diễn là một
nội dung của dự án khuyến nông được thực hiện nhằm áp dZng các tiến bộ
khoa học công nghệ và/hoặc tiến bộ về quản lý có quy mô phù hợp để làm

mẫu nhân ra diện rộng.
2.1.2 Đặc trưng của mô hình trình diễn
Là hình mẫu tối ưu cho một giải pháp sản xuất
Phải có tính đại diện cho vùng có điều kiện tương tự
Phải ứng dZng được các KTTB vào sản xuất
Phải có tính hiệu quả: về kinh tế, xã hội và môi trường
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện chính sách
Chính sách xây dựng và nhân rộng MH chịu ảnh hưởng của các yếu
tố: đối tượng chỉ đạo thực hiện và thực hiện chính sách là các cán bộ xã, cán
bộ khuyến nông, người dân; đối tượng thZ hưởng chính sách là người dân.
 Cán bộ xã, địa phương: Cán bộ xã là những người trực tiếp tiếp nhận các
chính sách, chỉ đạo tY trung ương đến cơ sở. Các chính sách có được thực
hiện hiệu quả hay không thì đầu tiên là nhờ vào sự quan tâm của các cấp
chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp cơ sở nơi các chính sách được triển
khai.
 Cán bộ khuyến nông, KNVCS: Các cán bộ khuyến nông là người trực
tiếp chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện chính sách, là người trực tiếp triển
khai các chương trình, hoạt động xây dựng mô hình. Vì vậy khả năng, trình
độ chuyên môn của cán bộ khuyến nông là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
việc thực hiện chính sách. Cán bộ khuyến nông phải hiểu rõ được nội dung,
tinh thần của văn bản chính sách, phải biết đưa chính sách vào thực tế, giải
quyết được những khó khăn trong thực tiễn, phổ biến, hướng dẫn cho người
nông dân hiểu và làm đúng theo chính sách đã đề ra. Năng lực cán bộ
khuyến nông càng cao thì việc thực hiện chính sách càng dễ dàng, thuận lợi
hơn. Năng lực của cán bộ khuyến nông không chỉ là trình độ kỹ thuật mà
cần cả kiến thức thực tế, sự nhiệt tình, năng động để nắm bắt được những
quy luật, xu hướng, biến động của sự vật, hiện tượng. KNVCS chính là cầu
nối giữa cán bộ cấp trên với người dân, là dòng chảy truyền tải nội dung
chính sách tY cấp trên xuống dưới và nội dung phản hồi tY cấp dưới lên cấp
trên. Mạng lưới KNVCS là nhân tố giúp chính sách có được phổ biến rộng

rãi đến tất cả các đối tượng hay không? Làm cho mối liên kết giữa nông dân
với nhà nước chặt chẽ hơn.
 Người dân: Người dân chính là đối tượng chính mà các chính sách
hướng tới, vYa là người thực hiện vYa là người thZ hưởng chính sách khuyến
nông. Việc đưa chính sách vào thực tiễn có hiệu quả hay không là do người
dân có hiểu, chấp nhận và thực hiện đúng theo chủ trương chính sách hay
không? Cần phải làm cho họ hiểu rằng việc thực hiện chính sách là đem lại
lợi ích cho họ chứ không phải làm cho chương trình, dự án. Bên cạnh đó,
trình độ, kỹ năng sản xuất của người dân cũng là yếu tố quan trọng tạo nên
thành công của việc thực hiện chính sách. Nếu họ có kinh nghiệm, trình độ
sản xuất tốt thì đó chính là nền tảng giúp họ nắm bắt tiếp nhận kỹ thuật mới
tY chương trình, dự án khuyến nông thuận lợi và việc triển khai chính sách
dễ dàng hơn.
 Nguồn ngân sách cho việc triển khai thực hiện chính sách: Nguồn ngân
sách cũng là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến phạm vi và đối tượng của
chính sách. Việc xác định và phân bổ nguồn ngân sách là công việc đầu tiên
khi tiến hành thực hiện chính sách tại địa phương. Nếu đủ nguồn ngân sách
thì các hoạt động khuyến nông mới có thể tiến hành thuận lợi và đạt hiệu
quả cao.
2.2 Hệ thống các văn bản chính sách có liên quan
Ngày 27/02/2002 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ra quyết định số
26/2002/NĐ-UB về việc thành lập Quỹ khuyến nông thành phố Hà Nội và
ban hành quy chế quản lý và sử dZng quỹ.
Ngày 08/01/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2010/NĐ-
CP về khuyến nông bao gồm các quy định, nội dung hoạt động, tổ chức các
chính sách và kinh phí hoạt động của khuyến nông.Chính sách xây dựng và
nhân rộng mô hình trình diễn là 1 trong 6 nhóm chính sách được quy định
trong NĐ này.
Tiếp theo đó là thông tư 38/2011/TT-BNNPTNT ngày 23 tháng 5 năm
2011 “Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 02/2010/NĐ-CP”

ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông”.
Quyết định số 3766/QĐ-BNN_KHCN ban hành quy định về quy mô
điểm trình diễn, mức hỗ trợ áp dZng đối với mô hình khuyến nông.
2.3 Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách xây dựng và nhân rộng mô
hình trình diễn
2.3.1 Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách
Thực hiện NĐ 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông, trong những năm
qua, Sở Nông nghiệp Hà Nội phối hợp với Trung tâm khuyến nông Hà Nội
đã chỉ đạo các Trạm khuyến nông của các huyện triển khai chính sách xây
dựng và nhân rộng mô hình.
NĐ 02 trước khi có hiệu lực được thông báo rộng rãi trên các phương
tiện thông tin : báo, đài, internet…cho tất cả các đối tượng cán bộ và người
dân biết đến. Để giúp người nông dân tiếp cận được chủ trương chính sách
Trung tâm đã đăng tin trên Tập san Nông nghiệp & Nông thôn Hà Nội; Bản
tin sản xuất & thị trường; Nông lịch; Tờ rơi; Tờ gấp kỹ thuật nông nghiệp,
phZc vZ công tác tuyên truyền chủ trương chính sách về khuyến nông. Đồng
thời phối hợp với Đài Truyền hình trung ương (kênh VTV2) để phổ biến
những thông tin về NĐ 02 rộng rãi đến mọi tầng lớp nhân dân.
2.3.2 Công tác lập kế hoạch triển khai thực hiện
Sau khi NĐ 02 được ban hành, Bộ NNPTNT ban hành thông tư số 38
hưỡng dẫn thực hiện một số điều của NĐ 02 của Chính phủ về khuyến nông.
Các tỉnh bám sát thông tư hướng dẫn của Bộ NNPTNT tiến hành xây dựng
các chương trình, dự án xây dựng mô hình trình diễn trên địa bàn tỉnh đồng
thời có công văn chỉ đạo các Trạm khuyến nông huyện và khuyến nông cơ
sở thực hiện theo kế hoạch Trung tâm khuyến nông Hà Nội đề ra.
Trạm khuyến nông huyện xây dựng các chương trình, dự án khuyến
nông, đề xuất dự kiến phân bổ kinh phí cho các dự án, chương trình khuyến
nông trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hướng dẫn thực hiện sau khi được
phê duyệt các chương trình, dự án khuyến nông theo phân công, phân cấp.
Ký kết hợp đồng triển khai thực hiện các chương trình, dự án khuyến

nông được giao; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới và phối hợp nhân rộng các
mô hình, hoạt động khuyến nông được lựa chọn; hướng dẫn về tổ chức các
phương án hoạt động khuyến nông cho các đơn vị cơ sở.
Khuyến nông cơ sở phối hợp với người nông dân tiến hành thực hiện
các mô hình trình diễn trên các điểm được lựa chọn.
Đánh giá tính hiệu quả của mô hình, những mô hình tốt sẽ được trình
lên cấp có thẩm quyền phê duyệt và tiến hành nhân rộng.
2.3.3 Phân cấp trong triển khai thực hiện
Quá trình triển khai thực hiện được phân theo 5 cấp sau đây:
Cấp 1
Cấp 2
Trung tâm khuyến nông quốc gia
Trung tâm khuyến nông tỉnh
Trạm khuyến nông huyện
Cấp 3
Cấp 4
Cấp 5

2.3.4 Huy động nguồn lực
Nguồn lực cho hoạt động khuyến nông là toàn bộ yếu tố đầu vào đã,
đang và sẽ được sử dZng cho tất cả các hoạt động liên quan đến khuyến
nông, là điều kiện quan trọng và không thể thiếu được của bất cứ hoạt động
khuyến nông nào. Nguồn lực cho hoạt động khuyến nông bao gồm: nguồn
nhân lực và nguồn tài lực.
2.3.4.1 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là các yếu tố con nguời tham gia vào hoạt động
khuyến nông. Trung tâm khuyến nông Hà Nội là đầu mối để triển khai các
hoạt động khuyến nông trên địa bàn, đông thời phối hợp cùng đội ngũ cán
bộ khuyến nông thuộc các Trạm khuyến nông huyện, các KNVCS, CTVKN
trên địa bàn xây dựng hệ thống tổ chức khuyến nông theo chiều dọc và có sự

liên kết với nhau trong quá trình thực hiện. Hiện nay, số lượng cán bộ
Khuyến nông cơ sở
Câu lạc bộ khuyến nông CLB khuyến nông
Nhóm sở thích Nhóm sở thích Nhóm sở thích Nhóm sở thích
Hộ nông dân
khuyến nông của trung tâm khuyến nông Hà Nội là 65 cán bộ (2011), 20
Trạm khuyến nông cấp huyện với tổng số cán bộ, viên chức và Hợp đồng
lao động có mặt là 257 người (CBVC: 136 người, HĐLĐ: 121 người).
Nguồn nhân lực khuyến nông cơ sở đóng vai trò quan trọng trong quá
trình thực hiện chính sách vì đây chính là đối tượng tiếp nhận chính sách đầu
tiên, được coi là cầu nối giữa Nhà nước và người nông dân. Ngoài ra, nguồn
nhân lực phZc vZ cho quá trình thực hiện chính sách xây dựng mô hình còn
có cả những người nông dân trực tiếp sản xuất tại đại phương.
2.3.4.2 Nguồn kinh phí
Một điểm khác biệt giữa khuyến nông Hà Nội và các tỉnh khác là
Trung tâm khuyến nông Hà Nội có Quỹ khuyến nông được thành lập vào
ngày 27 tháng 2 năm 2002 theo quyết định số26/2002/QĐ-UB về việc thành
lập Quỹ khuyến nông thành phố Hà Nội và ban hành quy chế quản lý và sử
dZng quỹ. Đây chính là nguồn ngân sách chủ yếu phZc vZ công tác khuyến
nông. Ngoài ra, nguồn kinh phí để thực hiện các mô hình còn có tY các
nguồn viện trợ, tài trợ trong và ngoài nước.
2.3.5 Nội dung triển khai chính sách
Nội dung chính sách xây dựng và nhân rộng mô hình trình diễn được
quy định tại Điều 14 Chương 4 NĐ 02/2010/NĐ-CP và Điều 5 Chương 2
thông tư số 38/2011/TT-BNNPTNT.
 Nội dung triển khai chính sách:
a. Mức hỗ trợ cho mô hình trình diễn và hộ tham gia mô hình
Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn: hỗ trợ 100% chi phí mua giống
và 30% chi phí mua vật tư thiết yếu (bao gồm các loại phân bón, hóa chất,
thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản). CZ thể:

- Mô hình trình diễn cây trồng hàng năm được hỗ trợ chi phí mua
giống và các vật tư thiết yếu theo quy định với mức hỗ trợ tối đa 300 triệu
đồng/mô hình/năm và 30 triệu đồng/hộ;
- Mô hình trình diễn cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và cây lâm
nghiệp được hỗ trợ chi phí mua giống và các vật tư thiết yếu theo quy định với
mức hỗ trợ tối đa 400 triệu đồng/mô hình/năm và 30 triệu đồng/hộ;
- Mô hình trình diễn chăn nuôi được hỗ trợ chi phí mua giống và các
vật tư thiết yếu theo quy định với mức hỗ trợ tối đa 400 triệu đồng/mô
hình/năm và 50 triệu đồng/hộ;
- Mô hình trình diễn nuôi trồng thuỷ sản được hỗ trợ chi phí mua
giống và các vật tư thiết yếu theo quy định với mức hỗ trợ tối đa 500 triệu
đồng/mô hình/năm và 70 triệu đồng/hộ;
Đối với các mô hình cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản chế biến và ngành
nghề nông thôn được hỗ trợ kinh phí để mua công cZ, máy cơ khí, thiết bị
không quá 50% chi phí.
Mô hình trình diễn ứng dZng công nghệ cao được hỗ trợ không quá
30% tổng kinh phí thực hiện mô hình.
Được hỗ trợ 100% kinh phí thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, hội nghị
đầu bờ để nhân rộng mô hình.
b. Mô hình và số điểm trình diễn
Mỗi một mô hình có tY 2 - 5 điểm trình diễn, trY trường hợp đối với
một số mô hình đặc thù: mô hình khai thác thuỷ sản, mô hình ứng dZng
công nghệ cao trong nông nghiệp, mô hình sản xuất hạt lai;
Mỗi điểm trình diễn thực hiện tối đa 2 lần đối với chu kỳ mô hình 6
tháng trở xuống; 1 lần đối với chu kỳ mô hình trên 6 tháng, nhưng tối đa
không quá thời gian thực hiện dự án.
Mô hình trình diễn ứng dZng máy móc, thiết bị được thực hiện tối đa 3
mô hình/năm.
2.4 Kết quả thực hiện chính sách
Công tác xây dựng mô hình trình đã trực tiếp đưa những tiếp bộ khoa

học kỹ thuật mới vào sản xuất góp phần thay đổi tư duy và tập quán sản xuất
của người dân. Việc tổ chức xây dựng và nhân rộng mô hình trình diễn đã
được đẩy mạnh và đạt kết quả rõ rệt. Hệ thống khuyến nông tY tỉnh đến cơ sở
đã tiến hành xây dựng hàng nghìn mô hình trình diễn thuộc các lĩnh vực sản
xuất có ưu thế của tYng vùng. Nội dung các mô hình tập trung ứng dZng các
giống cây trồng, vật nuôi mới, chuyển đổi cơ cấu sản xuất để tăng hiệu quả và
phát triển bền vững, các kỹ thuật sản xuất tiên tiến và đồng bộ, công nghệ cao
trong nông ngiệp, các quy trình sản xuất theo hướng VietGAP, tiết kiệm chi
phí, tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các mô hình
liên kết sản xuất và tiêu thZ sản phẩm.
Năm 2010, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã triển khai xây dựng
được 25 dạng mô hình ở 107 điểm trên địa bàn 21 quận, huyện, thị với trên
26.481 hộ dân tham gia, trong đó đã có nhiều mô
Một trong những mô hình được đánh giá cao là mô hình gieo thẳng lúa
theo hàng bằng giàn sạ, kết quả của mô hình đã và đang được nhiều tỉnh,
thành phố khu vực miền Bắc áp dZng và nhân rộng. Mô hình đã đem lại hiệu
quả kinh tế và mang tính xã hội hóa cao, hình trình diễn đạt kết quả tốt, có
sức thuyết phZc cao, được nông dân đón nhận và áp dZng vào sản xuất thực
tế như mô hình gieo thẳng lúa theo hàng bằng công cZ kéo tay, trồng thâm
canh thanh long ruột đỏ tập trung theo GAP, mô hình sản xuất nông nghiệp
theo hướng sinh thái bền vững, mô hình khôi phZc nguồn lợi thủy sản nội
đồng, có sức lan tỏa lớn, được đông đảo bà con nông dân tiếp thu và mở
rộng. Diện tích gieo sạ năm 2010 toàn thành phố đạt 10.920 ha tăng 37% so
với năm 2009 (trong đó diện tích mới mở rộng lần đầu được thành phố hỗ trợ
là 2.200ha). Kết quả đạt được đã tạo tiền đề cho việc đưa cơ giới hóa vào sản
xuất lúa tY khâu gieo cấy cho đến khâu thu hoạch, hạ giá thành sản phẩm,
tăng thu nhập cho người trồng lúa.
Việc triển khai các mô hình khuyến nông năm 2011 được triển khai
đồng bộ và linh hoạt phù hợp với tình hình của địa phương. Đến nay đã triển
khai được 17 dạng mô hình trồng trọt, chủ yếu là các mô hình có qui mô lớn,

trong đó có 7 dạng trọng điểm và 10 dạng mô hình trình diễn các TBKT với
sự tham gia của trên 20.000 hộ nông dân. Các mô hình Khuyến nông trồng
trọt tiêu biểu như mô hình gieo thẳng lúa bằng giàn sạ, mô hình cơ giới hóa
đồng bộ, dịch vZ và liên kết trong sản xuất lúa, mô hình luân canh cây cây
lương thực, cây thực phẩm đạt giá trị kinh tế trên 200 triệu đồng/năm; mô
hình áp dZng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng
bưởi Diễn v.v Đối với mô hình Khuyến nông chăn nuôi, đã triển khai 13
dạng mô hình, trong đó có 5 dạng mô hình chăn nuôi gia súc gia cầm, 8 dạng
mô hình chăn nuôi thủy sản. Các mô hình chăn nuôi triển khai tại 20 điểm
với sự tham gia của 311 hộ nông dân. Điển hình là các mô hình liên kết sản
xuất và tiêu thZ sản phẩm gia cầm an toàn sinh học, mô hình chăn nuôi gia
cầm-thủy cầm an toàn sinh học, mô hình chăn nuôi ngựa bạch…
Thực hiện đúng theo chủ trương của chính sách đề ra, lãnh đạo các
điểm thực hiện mô hình đã chủ động trong việc mua sắm máy móc thiết bị
phZc vZ kịp thời vZ sản xuất tại cơ sở: VD mô hình cơ giới hóa nông nghiệp:
hỗ trợ máy làm đất 19 máy; công cZ gieo sạ 55 bộ ; máy phun thuốc BVTV
19 máy; máy gặt đập liên hợp 11 máy hiện các cơ sở đang làm thủ tZc mua
máy. Đồng thời hỗ trợ cho người dân toàn bộ chi phí về giống để thực hiện
mô hình.
Đối với các mô hình hiệu quả đã được nhân rộng và áp dZng thực hiện
trong sản xuất nông nghiệp, cán bộ khuyến nông đẩy mạnh công tác thông
tin tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các mô hình thành công cho người dân.
Quỹ khuyến nông phát huy tác dZng, giúp cho nhiều hộ nông dân sản xuất
có khả năng về vốn tiếp cận được với mô hình tiến bộ nhằm nâng cao hiệu
quả kinh tế. Nhờ có vốn Quỹ khuyến nông mà nhiều mô hình khuyến nông
có hiệu quả đã được nhân rộng thông qua việc cho các hộ nông dân, chủ
trang trại vay vốn để ứng dZng trong sản xuất: mô hình chăn nuôi tập trung
xa khu dân cư, mô hình chăn nuôi bò thịt, bò sữa, thủy sản, rau an toàn,
hoa… Tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn cung cấp cho thị trường
thành phố, các tỉnh bạn và tiến tới có thể xuất khẩu.

2.5 Những hạn chế, tồn tại, bất cập của chính sách
Năm 2011 là năm đầu tiên triển khai NĐ 02 nên việc triển khai thực
hiện còn rất lúng túng, vướng mắc, nhất là trong điều kiện nguồn ngân sách
khó khăn, không có nguồn lực đầu tư cho các chương trình dự án khuyến
nông, chủ yếu vẫn thực hiện theo cơ chế giao kế hoạch hằng năm như trước
đây.
Quy mô và phương thức hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn nhìn
chung mang tính bình quân, chưa có sự phân biệt giữa mô hình khuyến nông
sản xuất hàng hóa lớn phZc vZ làm giàu; giữa mô hình ứng dZng KHKT với
mô hình ứng dZng công nghệ cao.
Kinh phí đầu tư cho hoạt động khuyến nông còn thấp chưa đáp ứng
được nhu cầu thực tế.
Không phải trên tất cả địa bàn các xã đều có khuyến nông viên cơ sở
phZ trách, những xã không có KNVCS rất khó tiếp cận chính sách và xây
dựng mô hình thành công.
CBKN đặc biệt là KNVCS thường xuyên làm việc trong điều kiện
khó khăn, lăn lội với ruộng vườn, ao chuồng cùng tham gia phòng chống
dịch, khắc phZc hậu quả thiên tai nhưng chưa được hưởng các chế độ phZ
cấp đặc thù như các ngành nghề khác( bảo vệ thực vật, thú y…)
Nhiều đơn vị chủ trì, chủ nhiệm dự án trực tiếp triển khai xây dựng
mô hình khuyến nông, các cán bộ triển khai tY nơi khác về không sát thực
tiễn nên việc chọn điểm, chọn hộ khó chính xác; không gắn bó thường
xuyên tại cơ sở nên việc hướng dẫn, theo dõi, đánh giá, nghiệm thu mô hình
không liên tZc, kịp thời; lập hồ sơ, chứng tY còn rất lúng túng; các chi phí đi
lại, ăn ở tăng nên hiệu quả không cao, trong khi đó lực lượng khuyến nông
chuyên trách tại chỗ có nhiều kinh nghiệm thực tiến lại sử dZng chưa tốt.
2.6 Đề xuất hoàn thiện chính sách
2.6.1 Đối với Nhà nước
Hoàn thiện hệ thống chính sách đối với công tác khuyến nông trong
đó tập trung vào chính sách ưu đãi đối với cán bộ khuyến nông cơ sở tạo

điều kiện cho họ yên tâm làm việc. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ cho người
dân trong việc xây dựng và nhân rộng mô hình, đẩy mạnh công tác chuyển
giao KHCN.
2.6.2 Đối với Trung tâm khuyến nông thành phố
Tăng cường đầu tư kinh phí, hỗ trợ xây dựng nhiều mô hình trình diễn
hơn nữa.
Cần khảo sát xây dựng mô hình phù hợp với điều kiện mỗi xã.
Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý đối với KNV cơ sở. Tăng
cường mức hỗ trợ cũng như trình độ và mạng lưới khuyến nông viên.
2.6.3 Đối với địa phương
Có sự hỗ trợ thêm kinh phí để tham quan, xây dựng mô hình khuyến
nông ở cơ sở mình, đặc biệt hỗ trợ về vốn cho những hộ khó khăn về kinh tế
tham gia các mô hình khuyến nông, tạo mọi điều kiện cho công tác khuyến
nông hoạt động hiệu quả nhất.
KẾT LUẬN
Việc thực hiện chính sách khuyến nông nói chung và chính sách xây
dựng mô hình nói riêng có vai trò quan trọng đối với việc phát triển nông
nghiệp. Trong những năm gần đây, nhờ sự thay đổi , bổ sung kịp thời của
chính sách về khuyến nông, đặc biệt gần đây nhất là NĐ 02 về khuyến
nông đã mang tính thiết thực và phù hợp hơn với điều kiện của địa
phương. Chính sách xây dựng và nhân rộng mô hình có ý nghĩa lớn trong
việc chuyển giao KHKT tiến bộ, có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của người dân. Chính vì vậy, các cấp chính quyền
tỉnh luôn quan tâm trong việc triển khai thực hiện chính sách. Tuy năm
2011 là năm đầu tiên triển khai thực hiện NĐ 02/2010/NĐ-CP, còn một
vài khó khăn vướng mắc nhưng chính sách đã được thực hiện khá đồng
bộ và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Xây dựng mô hình trình diễn nhằm chứng minh lợi ích và tính khả
thi của một kỹ thuật mới, là một phương pháp rất cần thiết và hiệu quả để
chuyển giao các kỹ thuật tiến bộ cho người dân. Trong những năm qua,

trung tâm khuyến nông Hà Nội đã xây dựng thành công nhiều loại và đã
tích cực tổ chức nhân rộng trong sản xuất. Nhiều người dân (kể cả trong
và ngoài vùng dự án), các cơ quan khuyến nông, một số tổ chức phát triển
khác đã tự tìm đến để học tập và áp dZng. Nhiều kỹ thuật mới do Trung
tâm giới thiệu thông qua các mô hình đã trở thành nhu cầu của người dân
trong sản xuất và đã mang lại những hiệu quả tốt. Việc triển khai các mô
hình khuyến nông năm 2011 được triển khai đồng bộ và linh hoạt phù
hợp với tình hình của mỗi địa phương, việc tổ chức xây dựng và nhân
rộng mô hình trình diễn đã được đẩy mạnh và đạt kết quả rõ rệt.
Bên cạnh những mặt đạt được thì tình hình triển khai chính sách trên
địa bàn tỉnh còn gặp một số khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là nguồn kinh
phí hạn hẹp, mức hỗ trợ cho người dân và KNVCS chưa thỏa đáng, vì vậy
việc nhân rộng các mô hình còn gặp khó khăn. Trong những năm tới cần
đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng mô hình trình diễn, chuyển giao
KHCN, đào tạo đội ngũ khuyến nông viên vì đây chính là nhân tố quan
trọng trong việc thực hiện thành công chính sách khuyến nông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS Phạm Vân Đình(2009), Giáo trình “Chính sách nông nghiệp”, nhà
xuất bản Nông Nghiệp.
2. PGS.TS Nguyễn Văn Long(2006), Giáo trình “Khuyến nông”, NXB
Nông Nghiệp.
3. Nghị định số: 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010của Chính phủ
“Về khuyến nông”.
4. Thông tư số: 38/2011/TT-BNNPTNT ngày 23 tháng 5 năm 2011” Hướng
dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08
tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông”.
5. Quyết định số: 26/2002/QĐ-UB ngày 27 tháng 02 năm 2002 của UBND
TP.Hà Nội “Về việc thành lập quĩ khuyến nông thành phố Hà Nội và ban
hành qui chế quản lý và sử dZng quỹ”.
6. Nguyễn Thị Hiếu, 2011, Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách khuyến

nông ở xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp,
Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
7. />moi/45/5734384.epi
8. />nong-quy-iv-nam-2011_t77c614n27815tn.aspx
9. Một số kinh nghiệm trong xây dựng và nhân rộng các mô hình trình diễn
có sự tham gia của nông dân. TS. Hoàng Mạnh Quân, GĐ TT
10.Ngô Thị Thuân, Hệ thống khuyến nông Việt Nam- thực trạng và những
vấn đề bất cập.
11.

×