Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Ảnh hưởng của các yếu tố tri thức và định hướng đổi mới lên sự tham gia của khách hàng dẫn đến thành quả đổi mới một nghiên cứu trong ngành dệt may tại tp HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 132 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-----------------------

NGUYỄN SONG THẢO HÂN

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ TRI THỨC VÀ
ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI LÊN SỰ THAM GIA
CỦA KHÁCH HÀNG DẪN ĐẾN THÀNH QUẢ ĐỔI MỚI
MỘT NGHIÊN CỨU TRONG NGÀNH DỆT MAY TẠI TP.HCM

THE EFFECTS OF KNOWLEDGE FACTORS AND
INNOVATION ORIENTATION ON CUSTOMER’
INVOLVEMENT IN INNOVATION PERFORMANCE
RESEARCH IN TEXTILE INDUSTRY IN HCM CITY

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HCM, tháng 12 năm 2018


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG – TP.HCM



Cán bộ hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Lê Nguyễn Hậu

Cán bộ chấm nhận xét 1:

TS. Trương Minh Chương

Cán bộ chấm nhận xét 2:

PGS.TS. Vương Đức Hoàng Quân

Luận văn thạc sĩ được bảo về tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG TPHCM ngày
21 tháng 12 năm 2018
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm
1. Chủ tịch:
PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân
2. Thư ký:
TS. Nguyễn Thị Thu Hằng
3. Phản biện 1: TS Trương Minh Chương
4. Phản biện 2: PGS.TS. Vương Đức Hoàng Quân
5. Uỷ viên:
TS. Lê Hoành Sử
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng khoa quản lý chuyên
ngành sau khi nhận luận văn đã được sửa chữ (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA



ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN SONG THẢO HÂN
Ngày, tháng, năm sinh: 08/01/1991
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
I.

MSHV: 1570492
Nơi sinh: Thừa Thiên Huế
Mã số : 60 34 01 02

TÊN ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ TRI THỨC VÀ ĐỊNH
HƯỚNG ĐỔI MỚI LÊN SỰ THAM GIA CỦA KHÁCH HÀNG DẪN ĐẾN
THÀNH QUẢ ĐỔI MỚI – MỘT NGHIÊN CỨU TRONG NGÀNH DỆT MAY
TẠI TP.HCM

II.
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Áp dụng mơ hình lý thuyết để thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố tri thức và định
hướng đổi mới lên sự tham gia của khách hàng dẫn đến thành quả đổi mới của doanh
nghiệp dệt may tại Tp.HCM.
- Kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố tri thức và định hướng đổi mới lên sự tham gia
của khách hàng dẫn đến thành quả đổi mới của doanh nghiệp dệt may tại Tp.HCM.

III.
IV.
V.

NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 28/05/2018
NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 29/10/2018
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : PGS.TS LÊ NGUYỄN HẬU

Tp. HCM, ngày 21 tháng 12 năm 2018
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cám ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Nguyễn Hậu, người
thầy đã dành rất nhiều thời gian quý báu để tận tình hướng dẫn và hỗ trợ tơi rất
nhiệt tình trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cám ơn đến các thầy cô thuộc khoa Quản lý Công nghiệp trường
Đại học Bách Khoa TPHCM đã tận tình giảng dạy và truyền đạt rất nhiều kiến thức
q báu cho tơi để tơi có thể hồn thành khố học cũng như luận văn tốt nghiệp này.
Tơi xin chân thành cảm ơn đến tất cả bạn bè, những người đã chia sẻ cùng tơi
những khó khăn, kiến thức và tài liệu học tập trong suốt quá trình tham gia lớp Cao
học Quản trị Kinh doanh khố 01-2015.
Tơi xin chân thành cám ơn đến tất cả bạn bè, người thân, đồng nghiệp và những cá

nhân khác đã hỗ trợ tơi rất nhiều trong q trình thu thập dữ liệu cho luận văn tốt
nghiệp này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cám ơn cha, mẹ và chồng tôi đã luôn động viên và là
chỗ dựa vững chắc cho tôi để tôi có thể hồn thành khố học cũng như luận văn tốt
nghiệp này.
Một lần nữa, tôi xin được cảm ơn đến tất cả mọi người.
Tp.HCM, ngày 21 tháng 12 năm 2018
Người thực hiện luận văn

Nguyễn Song Thảo Hân


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Trong cơng cuộc phát triển đất nước, ngành dệt may ln giữ vai trị quan trọng,
đóng góp một phần khơng nhỏ vào kinh tế nước nhà. Chính vì vậy, để năng cao
năng lực cạnh tranh trên thị trường và chống lại các rủi ro, các doanh nghiệp dệt
may đều nhận ra tầm quan trọng của sự đổi mới. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì sự
tham gia của khách hàng vào quá trình đổi mới vẫn chưa thật sự được chú trọng.
Đây thật sự là một vấn đề đáng quan tâm tìm hiểu. Do đó, nghiên cứu nhằm khám
phá các yếu tố tri thức và sự tham gia của khách hàng tác động lên thành quả đổi
mới của doanh nghiệp dệt may tại thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài đã đề xuất mơ
hình nghiên cứu gồm các nhân tố: Tính khơng đồng nhất, tính tiềm ẩn, khai thác thị
trường, thăm dò thị trường, phối hợp chức năng, linh hoạt chiến lược và định hướng
đổi mới, sự tham gia của khách hàng (CIS, CIC, CIN) để khảo sát ảnh hưởng của
chúng đến thành quả đổi mới.
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp suy diễn – định lượng. Dữ liệu định
lượng được thu thập bằng phiếu khảo sát, kết quả có 389 mẫu từ các doanh nghiệp
dệt may tại TP.HCM. Dữ liệu này được sử dụng để đánh giá và kiểm định mơ hình
nghiên cứu với phương pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố
khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), phân tích mơ hình cấu trúc

tuyển tính (SEM).
Kết quả phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính cho thấy có 18 giả thuyết được chấp
nhận và 6 giả thuyết bị bác bỏ. Trong đó, yếu tố Sự tham gia của khách hàng có tác
động trực tiếp lên thành quả đổi mới của doanh nghiệp dệt may, còn các yếu tố khác
như Bản chất của tri thức (tính khơng đồng nhất, tính tiềm ẩn), Chiến lược quản lý
tri thức (khai thác thị trường, thăm dò thị trường), Triển khai quản lý tri thức (phối
hợp chức năng, linh hoạt chiến lược) và Định hướng đổi mới có tác động gián tiếp
lên Hiệu quả đổi mới của doanh nghiệp dệt may thông qua Sự tham gia của khách
hàng.
Trong điều kiện giới hạn về nguồn lực và thời gian, nghiên cứu này vẫn không tránh
khỏi một số hạn chế nhất định. Tuy nhiên, với kết quả đạt được, nghiên cứu này đã
rút ra một số hàm ý hàm quản trị cũng như đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
trong tương lai.


ABSTRACT
In the national development process, textile industry has been always critical and
important in building national economic. Thus, to enhance competitiveness and
threat against, textile industry need the innovation. Unfortunately, customer
involvement is not seen as playing an important role in Vietnam. This is such a
considering factor which needs to be researched. Thus, a research in exploring
customers’ knowledge management and attendant role in textile industry’s
innovation performance in HCM city. Based on those such objectives, this research
suggests a model including factors: heterogeneity, tacitness, market exploitation,
market exploration, interfunctional coordination, strategic flexibility, innovation
orientation and customer involvement intermediate factors (CIS, CIC and CIN) to
examine their influences on innovation performance.
The research is conducted by deductive method – qualitative. Quantitative data is
collected on the survey by questionnaire of 389 samples, which are textile industry
in HCM city. The information is to evaluate and examine research framework with

evaluating reliability level of the scale, Exploring Factors Analysis (EFA),
Confirming Factors Analysis (CFA) and Structural Equation Model (SEM).
The result of SEM shows that there are 18 accepted hypothesises and 6 rejected.
Meanwhile, customer involvement factors has direct influences on textile industry,
and other factors such as Natuture of customer knowledge (heterogeneity,
tacitness),
exploration),

Knowledge management stategy (market exploitation, market
Knowledge

management

implementation

(interfunctional

coordination, strategic flexibility) and Innovation orientation has indirect influences
through Customer Involvement.
Since the time and resources are limited, it is unavoidable that this research still has
its certain barriers. However, with these results, this research gives some
administrative management implies as well as recommendations for future
researches.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là do tự bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫ của
PGS.TS Lê Nguyễn Hậu và không sao chép từ bất kỳ cơng trình nghiên cứu của các
tác giả khác để làm thành sản phẩm của riêng mình.
Tất cả thơng tin thứ cấp được sử dụng trong luận văn này đều có nguồn gốc và được

trích dẫn rõ ràng. Các số liệu sơ cấp được sử dụng trong luận văn này đều được thu
thập rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và các kết quả nghiên cứu được trình bày
trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố tại bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào khác.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian dối nào, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về mặt
nội dung của luận văn do tôi thực hiện. Trường Đại học Bách khoa TPHCM không
liên quan đến những vi phạm tác quyền và bản quyền do tơi gây ra trong q trình
thực hiện nếu có.
TPHCM, ngày 21 tháng 12 năm 2018
Người thực hiện luận văn

Nguyễn Song Thảo Hân


MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN ......................................................................................................... iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ......................................................................................... iv
ABSTRACT ............................................................................................................. v
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... vi
MỤC LỤC .............................................................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ x
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ xi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .......................................... xii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................... 1
1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI..................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 5
1.3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................ 6
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 6
1.5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...................................................... 6

1.6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................................ 7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT - MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU...................... 8
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................................... 8
2.1.1. Sự tham gia của khách hàng (customer involvement) ............................. 8
2.1.2. Quản lý tri thức khách hàng (knowledge management) ........................ 10
2.1.3. Định hướng đổi mới (innovation orientation) ....................................... 13
2.1.4. Thành quả đổi mới (innovation performance) ....................................... 13
2.2. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT .................................. 14


2.2.1. Mơ hình nghiên cứu đề xuất .................................................................. 14
2.2.2. Các giả thuyết ........................................................................................ 16
2.3. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................ 23
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 25
3.1. GIỚI THIỆU ................................................................................................. 25
3.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ....................................................................... 25
3.2.1. Test thang đo định tính sơ bộ (phỏng vấn sâu): ..................................... 26
3.2.2. Test định lượng sơ bộ: ........................................................................... 26
3.2.3. Nghiên cứu chính thức ........................................................................... 27
3.3. THANG ĐO CÁC KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU ........................................ 28
3.4. MẪU ............................................................................................................. 32
3.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................ 34
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 35
4.1. MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT .......................................................................... 35
4.2. KIỂM ĐỊNH SƠ BỘ THANG ĐO BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN
TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA ................................................................... 38
4.3. KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA ................................ 41
4.4. KIỂM ĐỊNH THANG ĐO BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH CFA......................................................................... 44
4.4.1. Kiểm định tính đơn hướng ..................................................................... 47

4.4.2. Kiểm định giá trị hội tụ của thang đo .................................................... 47
4.4.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo........................................................... 48
4.4.4. Kiểm định giá trị phân biệt của thang đo ............................................... 49
4.5. KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH CẤU TRÚC TUYẾN TÍNH VÀ CÁC GIẢ
THUYẾT .............................................................................................................. 51


4.5.1. Kiểm định mơ hình lý thuyết ................................................................. 51
4.5.2. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .................................................... 52
4.6. TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ................................................................................ 60
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 61
5.1.

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .................................................................. 61

5.2.

ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU ...................................................... 64

5.3.

HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................................................. 64

5.3.1. Quản lý tri thức khách hàng................................................................... 65
5.3.2. Định hướng đổi mới............................................................................... 68
5.3.3. Sự tham gia của khách hàng .................................................................. 68
5.4.

HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ....................... 69


TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 71
PHỤ LỤC A: CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN.............................................. 77
PHỤ LỤC B: BẢNG KHẢO SÁT ĐỊNH TÍNH SƠ BỘ .................................... 79
PHỤ LỤC C: TỔNG HỢP NỘI DUNG PHỎNG VẤN NGHIÊN CỨU ĐỊNH
TÍNH SƠ BỘ .......................................................................................................... 83
PHỤ LỤC D: BẢNG KHẢO SÁT CHÍNH THỨC ............................................ 87
PHỤ LỤC E: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 91
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ................................................................................ 119


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Xếp hạng GII 2017 của các nước châu Á .................................................. 3
Bảng 2.1: Đặc điểm của từng loại hình tham gia của khách hàng trong việc
thiết kế và phát triển sản phẩm mới............................................................................ 9
Bảng 3.1. Ký hiệu và nội dung các biến quan sát của các thang đo ......................... 29
Bảng 4.1. Tỷ lệ phản hồi theo từng cách thu thập dữ liệu ........................................ 35
Bảng 4.2. Tóm tắt thơng tin khảo sát ....................................................................... 36
Bảng 4.3. Tóm tắt kết quả phân tích nhân tố EFA ................................................... 40
Bảng 4.4: Tóm tắt kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha.......................................... 42
Bảng 4.5: Trọng số hồi quy của mơ hình CFA ........................................................ 47
Bảng 4.6: Kết quả độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích ..................................... 49
Bảng 4.7: Kiểm định giá trị phân biệt ...................................................................... 49
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định các giả thuyết trong mơ hình cấu trúc tuyến tính ...... 53
Bảng 5.1. Tổng hợp kết luận của các giả thuyết ..................................................... 62


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................... 15
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 25
Hình 4.1. Mơ hình CFA chuẩn hóa .......................................................................... 46

Hình 4.2 Kết quả mơ hình SEM (đã chuẩn hóa) ...................................................... 52


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
CFA (Confirmatory Factor Analysis): Phân tích nhân tố khẳng định
CIC (Customer involvement as co-developers): Sự đồng tham gia phát triển của
khách hàng.
CIN (Customer involvement as innovators): Sự đồng tham gia sáng tạo của khách
hàng.
CIS (Customer involvement as an information source): khách hàng tham gia như
một nguồn thông tin.
EFA (Exploratory Factor Analysis): Phân tích nhân tố khám phá
SEM (Structural Equation Modeling): Mơ hình cấu trúc tuyến tính


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Trong giai đoạn phát triển cơng cuộc “Cơng nghiệp hố – Hiện đại hố” đất
nước, ngành Dệt may Việt Nam ln giữ một vị trí quan trọng của nền kinh tế và
chiếm khoảng 10-12% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Trong sự
thành cơng này, có một phần đóng góp khơng nhỏ của ngành cơng nghiệp dệt may
thành phố Hồ Chí Minh. Tổng vốn đầu tư giai đoạn đến năm 2020 cho ngành dệt
may thành phố Hồ Chí Minh là 12.560 tỷ đồng, trong đó đầu tư tại địa bàn Thành
phố là 5.000 tỷ đồng. Ngày 27/08/2014 Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã
phê duyệt Dự án “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may thành phố Hồ
Chí Minh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” tại Quyết định sô 4300/QĐUBND (Quy hoạch). Với mục tiêu phát triển từ nay đến năm 2030, ngành dệt may
của thành phố trở thành ngành công nghiệp quan trọng, tiếp tục đóng góp ổn định
giá trị xuất khẩu của thành phố.

Ngành dệt may của TP.HCM bắt đầu khởi sắc từ khi Luật Doanh nghiệp
1999 ra đời và Việt Nam ký Hiệp định thương mại song phương (BTA) với Hoa Kỳ
năm 2000. Trong giai đoạn 2005-2010, ngành may mặc đóng góp tới 7.4% giá trị
sản xuất cơng nghiệp chế biến chế tạo của TP.HCM và có tốc độ tăng trưởng rất
cao, lên tới 14.5%/năm. Thế nhưng đến giai đoạn 2011-2015, tuy tỷ trọng của
ngành này vẫn còn 8.1%, song tốc độ tăng trưởng giảm xuống chỉ cịn 6.0%/năm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, song nguyên nhân cơ bản nhất là do
dư địa tăng trưởng nhờ gia công giá rẻ đã dần cạn kiệt, trong khi TPHCM không thể
nâng cấp ngành công nghiệp dệt may của mình.
Theo Sở Cơng thương TPHCM, hiện trên địa bàn có khoảng 4.141 doanh
nghiệp dệt may hoạt động. Năm 2017, ngành dệt may chiếm tỷ trọng 13,34% giá trị
sản xuất toàn ngành, kim ngạch xuất khẩu đạt 5,3 tỷ USD. Trong 6 tháng đầu năm
2018, kim ngạch xuất khẩu dệt may thành phố đặt 2,6 tỷ USD, chiếm 17,2% trong
tổng kim ngach xuất khẩu của thành phố, tăng 2,8% so với năm 2017. Các số liệu
trên cho thấy, doanh nghiệp dệt may đã nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu
cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp cũng


2
đang gặp phải những khó khăn nhất định. Chẳng hạn như nguồn nhân lực yếu, công
nghệ lạc hậu, thiếu nguồn nguyên liệu. Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp
dệt may TPHCM sẽ buộc khơng ngừng tự hồn thiện mình, thu hẹp khoảng cách
với các doanh nghiệp dệt may thế giới để đáp ứng xu thế hợp tác thời nay là cạnh
tranh cơng bằng và bình đẳng thơng qua các chương trình xúc tiến thương mại trong
và ngồi nước. “Muốn hội nhập, các doanh nghiệp cần chủ động đáp ứng nhu cầu
của khách hàng, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm”. Theo đánh giá của các chuyên
gia, hiện nay cạnh tranh trong ngành dệt may rất gay gắt, quá trình hội nhập ngày
càng sâu và tồn diện đem đến nhiều cơ hội phát triển thị trường cũng như tạo ra áp
lực cạnh tranh rất lớn cho các doanh nghiệp dệt may. Do vậy, các doanh nghiệp
muốn tồn tại phải không ngừng “Đổi mới, sáng tạo”. Theo ông Nguyễn Phương

Đông – Phó Tổng giám độc Sở Cơng thương TPHCM, trước yêu cầu phát triển mới,
nhất là Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới
thông qua các hiệp định thương mại song phương và đa phương. Ngành dệt may
TPHCM phải nổ lực nhiều hơn nữa để nâng cao năng lực cạnh tranh. Doanh nghiệp
cần chủ động, sáng tạo không ngừng để đổi mới không chỉ đáp ứng tốt ở thị trường
trong nước mà còn đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu sang thị trường quốc tế, khẳng
định uy tín, thương hiệu của ngành dệt may.
Chính vì vậy, phát triển ngành cơng nghiệp nói chung và ngành dệt may nói
riêng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là một trong những vấn đề cần được quan
tâm trong việc phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do
ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, giá nguyên, nhiên liệu, năng lượng tăng
cao, nên ngành dệt may đang gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, để nâng cao
năng lực cạnh tranh trên thị trường và chống lại các rủi ro thì các doanh nghiệp dệt
may dần nhận ra tầm quan trọng của việc đổi mới sáng tạo. Xét một cách tồn diện,
đổi mới sáng tạo đóng vai trị rất lớn trong sự tồn tại và phát triển bền vững của
doanh nghiệp (Ancona and Caldwell, 1987). Nghiên cứu về chỉ số Đổi mới sáng tạo
(GII: Global Innovation Index) năm 2017, doanh nghiệp dệt may Sở hữu trí tuệ thế
giới (WIPO) của Liên Hiệp Quốc đã công bố: Việt Nam đứng thứ 47/127 quốc gia,
tăng 12 bậc so với năm 2016 (năm 2016: đứng thứ 59). Về tỷ lệ hiệu quả Đổi mới
sáng tạo, Việt Nam đứng thứ 10 thế giới (năm 2016 đứng thứ 11). Trong số các


3
nước châu Á được xếp hạng thì có 3 nước đã tụt hạng so với năm 2016 là Malaixia,
Singapo và Campuchia.
Bảng 1.1: Xếp hạng GII 2017 của các nước châu Á
STT
1
2
3

4
5
6

Các nước châu Á
được xếp hạng
Singapo
Malaixia
Việt Nam
Thái Lan
Indonesia
Campuchia

2014

2015

2016

2017

7
33
71
48
87

7
32
52

55
97

6
35
59
52
88

7
37
47
51
87

(Nguồn: GCI 2014, 2015, 2016, 2017, WIPO)
Điều này cho thấy các quốc gia châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đã
có sự quan tâm đặc biệt và đầu tư lớn vào đổi mới sáng tạo, đó chính là cái gốc của
q trình tạo ra lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên ở Việt Nam, đổi mới sáng tạo ở các
doanh nghiệp dệt may vẫn chưa diễn ra mạnh mẽ như mong đợi. Theo ông Nguyễn
Quân – Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ: “giải pháp cho Việt Nam là
phải tập trung vào các doanh nghiệp có tính đổi mới sáng tạo hướng đến
mục tiêu thành công trên trường quốc tế”. Chính vì thế, bài tốn đặt ra cho các
doanh nghiệp dệt may hiện nay là những yếu tố nào tác động lên thành quả đổi mới
sáng tạo và làm thể nào để tăng hiệu quả của chúng?
Theo Phùng Xuân Nhạ & Lê Quân (2013), trở ngại mà nhiều doanh
nghiệp Việt Nam thường xuyên gặp phải khi tiến hành đổi mới sáng tạo là do chính
sách của Nhà nước thiếu ổn định (80%), thiếu sự tham gia của khách hàng
(78%), không sẵn sàng về nguồn nhân lực cho đổi mới (77%), trong đó đáng chú
ý nhất là sự tham gia của khách hàng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh trong toàn

bộ chuỗi giá trị của doanh nghiệp thì khách hàng là nhân tố quyết định. Họ là những
người tích cực tham gia, hợp tác và trao đổi thông tin trong quá trình đổi mới. Tuy
nhiên, các tài liệu về hành vi của khách hàng trước đây chỉ tập trung vào quá trình
ra quyết định mua hàng. Thực tế cho thấy khách hàng không đơn thuần là người thụ
hưởng giá trị mà họ còn là người tạo ra giá trị (Xie. Bagozzi, & Troye, 2008), góp
phần cung cấp các giải pháp cải tiến về quy trình, dịch vụ (Gruen, Summers, &


4
Acito, 2000) trong q trình đổi mới. Chính vì vậy, sự tham gia của khách hàng đã
trở thành vấn đề mấu chốt của các nhà nghiên cứu (Lovelock & Young, 1979; Mills
& Moberg, 1982; Bitner & ctg., 1997; Gronroos, 2008). Sự tham gia này không chỉ
giúp cho khách hàng nhận được dịch vụ tốt hơn, giúp họ hài lòng hơn, mà còn giúp
doanh nghiệp gia tăng năng suất (Mills & Morris, 1986). Qua đó, việc tạo điều kiện
cho khách hàng tham gia vào quá trình thiết kế sản phẩm là một công cụ hữu hiệu
giúp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường (Auh & ctg., 2007; Chan & ctg.,
2010), đặc biệt là trong quá trình đổi mới sáng tạo. Điều này có nghĩa khách hàng
khơng chỉ đứng ở ngồi để đưa ra u cầu mà cịn có thể được mời cộng tác vào ý
tưởng hay đề ra các giải pháp đổi mới cùng với doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy, trên thế giới đã có rất nhiều doanh nghiệp dệt may đã nắm
bắt được tầm quan trọng của khách hàng trong thành quả đổi mới doanh nghiệp. Họ
luôn tạo mọi điều kiện để khách hàng có thể cùng tham gia vào q trình thiết kế
sản phẩm. Ví dụ, cơng ty thời trang Threadless đã cung cấp một phần mềm giúp
khách hàng có thể tự thiết kế áo thun (Ogawa & Piller 2006). Chính vì vậy, các
doanh nghiệp dệt may nếu muốn đạt được hiệu quả đổi mới sáng tạo mang đến sự
hài lịng cho khách hàng, khơng chỉ có sự nổ lực của từ phía doanh nghiệp là đủ, mà
cịn phải có sự tham gia của khách hàng thì mới có thể thực hiện được.
Tại Việt Nam, thì sự tham gia của khách hàng vào quá trình đổi mới vẫn
chưa thật sự được chú trọng. Mặc dù nguồn ý tưởng đổi mới từ khách hàng chiếm
đa số nhưng trong 230 doanh nghiệp được khảo sát, chỉ có 20% doanh nghiệp có

chính sách hợp tác cùng với khách hàng trong quá trình đổi mới (Phùng Xuân Nhạ
& Lê Quân, 2013), các doanh nghiệp cịn lại hầu như khơng có bất kì chính sách gì.
Đây thật sự là một vấn đề đáng báo động, vì ngành dệt may đã và đang đóng góp
rất lớn vào sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước. Chính vì vậy, trong điều kiện
hội nhập với thế giới, các doanh nghiệp dệt may muốn đứng vững trên thị trường thì
địi hỏi phải lấy đổi mới làm động lực phát triển và lấy sự tham gia khách hàng làm
thành phần cốt lõi. Vì nó có thể giúp doanh nghiệp cải tiến cơng nghệ, xây dựng
quy trình và tạo ra được sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
thị trường.


5
Có thể nói, nhu cầu của khách hàng là một vấn đề có ý nghĩa sống cịn, là
yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp dệt may. Mỗi
sản phẩm mới được tạo ra đều phải tạo được sự bứt phá so với đối thủ. Tuy nhiên,
quá trình đổi mới cũng mang độ rủi ro cao, mỗi bước đi, quyết định sai lầm trong
việc mang lại sự hài lịng cho khách hàng đều có thể dẫn đến sự thất bại của doanh
nghiệp dệt may. Theo thống kê, cho đến nay có tới 80% sản phẩm tiêu dùng nhanh
mới

thất

bại,

30%

sản

phẩm


cơng

nghiệp

mới

thất

bại

(www.marketingchienluoc.com). Do đó, các doanh nghiệp dệt may phải học cách
làm thế nào để đưa sản phẩm mới vào thị trường một cách thành công với mức rủi
ro thấp nhất. Nghiên cứu trước đây (Joshi & Sharma, 2004) đã xem đầu vào của quá
trình đổi mới sản phẩm chính là tri thức. Ngồi ra, định hướng đổi mới trong quá
trình hợp tác giữa doanh nghiệp và khách hàng nhằm tạo ra các ý tưởng cho sản
phẩm mới thông qua việc sử dụng tri thức cũng giúp doanh nghiệp dệt may nâng
cao hiệu quả cạnh tranh trên thị trường (Hurley & Hult, 1998). Bằng cách sử dụng
hiệu quả đầu vào đổi mới là quản lý tri thức và thiết lập định hướng đổi mới, các
doanh nghiệp dệt may có thể nâng cao hiệu quả đổi mới sản phẩm và giảm thiểu rủi
ro.
Do đó, cần có một nghiên cứu về các yếu tố tác động lên sự tham gia của
khách hàng trong thành quả đổi mới, để từ đó, giúp cho các doanh nghiệp dệt may
có thể phát huy thế mạnh và vượt qua thách thức, góp phần tạo sinh giá trị cùng
khách hàng. Đó là lí do hình thành đề tài: “Ảnh hưởng của các yếu tố tri thức và
định hướng đổi mới lên sự tham gia của khách hàng dẫn đến hiệu quả đổi mới
- Một nghiên cứu trong ngành dệt may tại thành phố Hồ Chí Minh”.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của các yếu tố tri thức (tính khơng
đồng nhất, tính tiềm ẩn, khai thác thị trường, khám phá thị trường, phối hợp chức

năng, linh hoạt chiến lược) và định hướng đổi mới lên sự tham gia của khách hàng
(CIS, CIC, CIN). Từ đó, dẫn đến thành quả đổi mới của doanh nghiệp dệt may tại
Tp.HCM.


6
1.3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
• Phạm vi nghiên cứu: những doanh nghiệp dệt may tại thành phố Hồ Chí
Minh có sự tham gia của khách hàng trong thành quả đổi mới sản phẩm.
• Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến thành quả đổi mới của
doanh nghiệp ngành dệt may tại thành phố Hồ Chí Minh
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện bao gồm hai bước, đó là: nghiên cứu sơ bộ (nghiên cứu
định tính) và nghiên cứu chính thức (nghiên cứu định lượng).
-

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính,
dùng phương pháp thảo luận tay đơi với một vài nhân viên hoặc quản lý đang
làm việc tại doanh nghiệp dệt may tại thành phố Hồ Chí Minh cho phép
khách hàng đồng tham gia đổi mới sản phẩm.

-

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng, dùng
kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn với các đối tượng
nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi. Thông tin thu được từ nghiên cứu chính
thức này nhằm mục đích đánh giá thang đo và kiểm định mơ hình.

1.5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu đem lại một số ý nghĩa về lý thuyết cũng như thực tiễn, cụ thể

như sau:
• Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung vào cơ sở lý luận và các thang đo
của các yếu tố bản chất tri thức của khách hàng, quản lý tri thức theo hướng
chiến lược, cơ cấu doanh nghiệp dệt may hỗ trợ quản lý tri thức, định hướng
đổi mới lên sự tham gia của khách hàng trong thành quả đổi mới doanh
nghiệp.
• Nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo về phương pháp nghiên cứu
không những cho ngành quản trị kinh doanh và tiếp thị nói riêng mà còn cho
các ngành khoa học xã hội khác.


7
• Kết quả của nghiên cứu sẽ góp phần giúp cho các doanh nghiệp dệt may tại
thành phố Hồ Chí Minh hiểu rõ hơn nữa về vai trò của khách hàng trong quá
trình tham gia đổi mới.

1.6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu được chia làm 5 chương, cụ thể như sau:
• Chương 1: Tổng quan – Trình bày lý do hình thành đề tài, mục tiêu nghiên
cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của
đề tài nghiên cứu và bố cục của đề tài nghiên cứu.
• Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu – Trình bày các khái
niệm, cơ sở lý thuyết, đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết cho mơ
hình nghiên cứu.
• Chương 3: Phương pháp nghiên cứu – Trình bày quy trình nghiên cứu,
thang đo của các khái niệm nghiên cứu và mẫu.
• Chương 4: Kết quả nghiên cứu – Trình bày kết quả nghiên cứu định lượng
để kiểm định thang đo, kiểm định mơ hình lý thuyết và các giả thuyết đề ra.
• Chương 5: Kết luận và kiến nghị - Trình bày tóm tắt các kết quả chính,
những đóng góp và những hạn chế của đề tài nghiên cứu nhằm định hướng

cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo.


8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT - MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.1. Sự tham gia của khách hàng (customer involvement)
Ngày nay, các doanh nghiệp bắt đầu suy nghĩ làm thế nào để có thể tạo ra
nhiều ý tưởng và đưa chúng ra ngoài thị trường (Chesbrough, 2003). Bởi các hoạt
động nghiên cứu và phát triển sản phẩm sẽ gây tốn kém rất nhiều chi phí và đơi lúc
không mang lại hiệu quả (Thomke & Von Hippel, 2002). Chính vì vậy, sự tham gia
của khách hàng đang trở thành một phương tiện vô cùng hiệu quả và được các nhà
quản lý doanh nghiệp hoan nghênh trong việc đổi mới và phát triển sản phẩm
(Foxall, 1989; Gales & Mansour-Cole, 1995). Giả định rằng khách hàng là nguồn
cung cấp thông tin (Routhwell et al., 1974; Von Hippel, 1998; Normann &
Rami’rez, 1994) và sự tham gia của khách hàng có thể mang lại hiệu quả cho sự đổi
mới và phát triển sản phẩm (Brown & Eisenhardt, 1995). Theo các nghiên cứu trước
đây, quá trình tạo sinh giá trị thì quá trình tham gia của khách hàng sẽ có 6 hình
thức: nguồn thông tin (resources), nhà đồng phát triển (co-developers), nhà đổi mới
sáng tạo (innovators), người mua (buyers), người sử dụng (users), nhà sản xuất
(products) (Gersuny and Rosengren, 1975; Kaulio, 1998; Finch, 1999; Nambisan,
2002). Trong đó, 3 hình thức: nguồn thơng tin (resources), nhà đồng phát triển (codevelopers), nhà đổi mới sáng tạo (innovators) là đầu vào của quá trình tạo sinh giá
trị và 3 hình thức sau: người mua (buyers), người sử dụng (users), nhà sản xuất
(products) là đầu ra của quá trình tạo sinh giá trị. Bài nghiên cứu này, tác giả sẽ tập
trung vào 3 hình thức tham gia đầu vào của khách hàng
(Cui & ctg., 2015):
-

CIS (Customer involvement as an information source): khách hàng tham gia

như một nguồn thông tin.

-

CIC (Customer involvement as co-developers): Sự đồng tham gia phát triển
của khách hàng.

-

CIN (Customer involvement as innovators): Sự đồng tham gia sáng tạo của
khách hàng.


9
Đối với CIS, doanh nghiệp dệt may sẽ tiến hành chuyển giao thơng tin từ
khách hàng cho nhóm nghiên cứu, sau đó áp dụng cơng nghệ và máy móc hiện có
để tạo ra sản phẩm đổi mới (Jeppesen, 2005; Nambisan, 2002). Qua đó, khách hàng
sẽ đóng vai trị là nhà cung cấp thông tin nhưng không trực tiếp tham gia vào việc
thiết kế cũng như đề xuất giải pháp cho sản phẩm mới.
Đối với CIC, khách hàng sẽ đóng vai trị như là thành viên của nhóm nghiên
cứu và phát triển của doanh nghiệp dệt may. Họ được trực tiếp tham gia vào quá
trình tạo ra sản phẩm mới (Bogers & Horst, 2014; Jeppesen, 2005). Khách hàng
không chỉ là nguồn cung cấp thơng tin đầu vào mà cịn giúp doanh nghiệp dệt may
đề xuất các phương án nhằm thoả mãn nhu cầu đó (Lillien et al. 2002). Sự đổi mới
khơng cịn đơn thuần xảy ra ở phía doanh nghiệp dệt may mà đã biến thành một quá
trình hợp tác giữa nhân viên và khách hàng, giúp họ chia sẻ trách nhiệm trong việc
thiết kế và phát triển sản phẩm mới. Qua đó, doanh nghiệp dệt may cũng cần nổ lực
để quản lý chặt chẽ sự tương tác với khách hàng nhằm mở rộng quá trình đồng phát
triển (Hoyer et al. 2010).
Đối với CIN, doanh nghiệp dệt may sẽ cung cấp nền tảng công nghệ, đồng

thời hỗ trợ kỹ thuật và chia sẻ kiến thức cho khách hàng. Qua đó, khách hàng sẽ
đóng vai trị chính trong việc trực tiếp thiết kế và phát triển sản phẩm mới mà không
cần tương tác với nhân viên của doanh nghiệp dệt may (Nambisan, 2002; Von
Hippel & Katz, 2002).
Do vậy, ba hình thức tham gia của khách hàng sử dụng phương tiện quản lý
tri thức khác nhau, trong đó vai trị của khách hàng và doanh nghiệp dệt may cũng
sẽ khác nhau trong từng trường hợp.
Bảng 2.1: Đặc điểm của từng loại hình tham gia của khách hàng trong
việc thiết kế và phát triển sản phẩm mới
CIS

CIC

CIN

Vai trị của khách Cung cấp thơng Đồng phát triển Đồng đổi mới sản
hàng
tin
sản phẩm mới
phẩm
Vai trò của doanh Đưa ra các giải Quản lý sự hợp Cung cấp kiến
nghiệp dệt may
pháp phát triển tác với khách thức, hỗ trợ kỹ
sản phẩm
hàng trong việc thuật và sử dụng


10
phát triển
phẩm mới


sản các thiết kế do
khách hàng tạo ra

Đóng góp của Cung cấp thơng Cung cấp cả
khách hàng trong tin về nhu cầu sản thơng tin về nhu
q trình đổi mới phẩm
cầu và cùng thiết
kế sản phẩm

Thiết kế và phát
triển sản phẩm
mới nhưng không
trực tiếp cung cấp
thông tin về nhu
cầu

Tương tác

Khách hàng tự
thiết kế sản phẩm
mới mà không
cần tương tác với
nhân viên

Khách
hàng
không tương tác
chặt chẽ với nhân
viên


Khách
hàng
tương tác chặt
chẽ với nhân viên
và cùng họ thiết
kế sản phẩm mới

Đơn vị chịu trách Nhân viên thiết Trách
nhiệm Khách hàng
nhiệm trong thiết kế
được chia đều
kế sản phẩm
cho khách hàng
và nhân viên
(Nguồn: Cui & ctg., (2015))
2.1.2. Quản lý tri thức khách hàng (knowledge management)
Trong nghiên cứu này, quá trình quản lý tri thức bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố
chính (Grant 1996 ; Gold, Malhotra and Segars 2001; Nonaka 1994):
-

Bản chất tri thức (nature of customer knowledge)

-

Chiến lược quản lý tri thức (knowledge management strategy)

-

Triển khai quản lý tri thức (knowledge management implementation)


Những yếu tố này được coi là rất quan trọng trong việc quản lý tri thức của một
tổ chức (Grant 1996 ; Nonaka 1991). Thứ nhất, nếu coi đầu vào của việc quản lý tri
thức khách hàng chính là bản chất tri thức vì nó có ảnh hưởng đến hiệu quả của việc
sử dụng tri thức (Grant 1996 ; Nonaka 1994), thì từ đó chúng ta có thể xác định
phương pháp phù hợp trong việc quản lý tri thức của khách hàng (De Luca and
Atuahene-Gima 2007). Thứ hai, chiến lược quản lý tri thức khách hàng chính là
việc quản lý tri thức dựa trên mục tiêu đề ra và nó ảnh hưởng tới quy trình tổ chức
của việc quản lý tri thức khách hàng (Kim and Atuahene-Gima 2010). Cuối cùng,
triển khai quản lý tri thức khách hàng là quá trình hỗ trợ tổ chức quan trọng, nó giúp
tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu nhận, chia sẻ và sử dụng tri thức (Grant 1996 ;
Nonaka 1994). Nếu xem thành quả đổi mới như là một quá trình quản lý tri thức


11
(Joshi and Sharma 2004), tác giả cho rằng những yếu tố trong quản lý tri thức khách
hàng có thể tác động đến quá trình tham gia của khách hàng trong thành quả đổi
mới của doanh nghiệp.
2.1.2.1. Bản chất của tri thức khách hàng
Bản chất của tri thức khách hàng có ảnh hưởng đến khả năng sử dụng các hình
thức khác nhau của sự tham gia của khách hàng vì quá trình quản lý tri thức trong
CIS, CIC, CIN có ích cho việc sử dụng các loại hình kiến thức khác nhau của khách
hàng. Một đánh giá mới đây của Bogers et al. (2010) đã chỉ ra sự cần thiết trong
việc hiểu về bản chất của tri thức khách hàng có ảnh hưởng đến sự đổi mới. Trong
nghiên cứu này, tác giả đã xem xét hai đặc điểm tri thức của khách hàng : tính
khơng đồng nhất (heterogeneity) và tính tiềm ẩn (tacitness).
-

Bản chất không đồng nhất của tri thức khách hàng là mức độ tri thức khác
nhau cho từng sản phẩm, tức là mỗi khách hàng có sở thích, mong muốn cho

từng tính năng sản phẩm khác nhau. Do đó, việc chuyển đổi thơng tin sẽ trở
nên vơ cùng khó khăn khi tính khơng đồng nhất của tri thức khách hàng ở
mức độ cao (von Hippel and Katz 2002).

-

Bản chất tri thức tiềm ẩn của khách hàng là mức độ tri thức của khách hàng
rất khó để hệ thống hố hoặc giao tiếp giữa cá nhân và tổ chức (Ganesan et
al. 2005 ; Subramaniam and Venkatraman 2001). Tính tiềm ẩn chỉ được thể
hiện khi được áp dụng trong trường hợp cụ thể và rất khó để chuyển đổi
thơng tin từ nó (Nonaka, 1994).
2.1.2.2. Chiến lược quản lý tri thức khách hàng
Chiến lược quản lý tri thức của tổ chức thể hiện mục tiêu đề ra cho việc quản

lý tri thức và do đó ảnh hưởng đến cách tiếp cận trong việc quản lý tri thức của
khách hàng. Cụ thể có hai chiến lược quản lý tri thức khách hàng đó là : thăm dò thị
trường (market exploration) và khai thác thị trường (market exploitation) sẽ ảnh
hưởng tới các hành động của tổ chức trong việc sử dụng thông tin mới từ khách
hàng (March 1991). Thăm dò thị trường tập trung vào việc tìm kiếm thơng tin mới
và thị trường mới, còn khai thác thị trường tập trung sử dụng các thông tin phù hợp
cho thị trường hiện tại (Kim and Atuahene-Gima 2010). Các doanh nghiệp theo


12
đuổi chiến lược thăm dò thị trường sẽ sẵn sàng chấp nhập rủi ro hơn doanh nghiệp
theo đuổi chiến lược khai thác thị trường (Kim and Atuahene-Gima 2010). Chiến
lược thăm dị thị trường và khai thác thị trường có ý nghĩa quan trọng đối với các
doanh nghiệp dựa trên nguồn thơng tin bên ngồi trong q trình đổi mới (Salge et
al.2013). Tác giả cho rằng các hình thức khác nhau của sự tham gia của khách hàng
cung cấp các cơ hội khách nhau trong việc sử dụng thông tin và địi hỏi mức độ

chấp nhận rủi ro khách nhau. Vì vậy, một doanh nghiệp nhấn mạnh chiến lược thăm
dò thị trường hay khai thác thị trường có thể ảnh hưởng tới các hình thức tham gia
khác nhau của khách hàng. Ở mỗi hình thức tham gia khác nhau sẽ có mức độ tự
chủ khác nhau trong việc sử dụng kiến thức khách hàng (Moeller 2008 ; Nambisan
2002). Khách hàng có quyền tự chủ cao sẽ có nhiều khả năng tham gia vào quá
trình đổi mới (Piller et al. 2011).
2.1.2.3. Triển khai quản lý tri thức khách hàng
Đối với các hình thức tham gia khác nhau của khách hàng, tổ chức có thể áp
dụng nhiều cách khác nhau trong việc quản lý tri thức để tạo ra hiệu quả tốt nhất
(Etgar 2008 ; Payne et al. 2008). Trong nghiên cứu này, tác giả xem xét việc triển
khai quản lý tri thức theo hai cách : phối hợp chức năng (interfunctional
coordination) và linh hoạt chiến lược (strategic flexibility).
-

Phối hợp chức năng là mức độ thông tin liên lạc và phối hợp giữa các phòng
ban chức năng trong cùng một tổ chức (Narver and Slater 1990). Đây là một
cơ chế tổ chức quan trọng việc chia sẻ tri thức (Grant 1996). Khi khách hàng
tham gia vào quá trình đổi mới, tổ chức phối hợp chức năng có tác động
trong việc sử dụng tri thức khách hàng để tạo ra hiệu quả trong quá trình đổi
mới.

-

Linh hoạt chiến lược là khả năng tái phân bổ nguồn lực và cơ cấu tổ chức
trong quá trình đổi mới (Sanchez 1995), bao gồm khả năng điều chỉnh, phân
bổ, triển khai lại nguồn lực hiện có. Ngồi ra, nó cịn là khả năng linh hoạt
cho phép tổ chức quản lý hiệu quả hơn sự thay đổi (Teece et al. 1997). Trong
bối cảnh của sự đổi mới, một tổ chức linh hoạt chiến lược có khả năng sử
dụng các nguồn lực để sản xuất và phát triển sản phẩm (Zhou and Wu 2010).



×