Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nhóm học tập của sinh viên khóa 9 khoa kinh tế quản trị kinh doanh trường đại học an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (685.61 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN HOÀNG TUẤN
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ NHÓM HỌC TẬP CỦA SINH
VIÊN KHÓA 9 KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC
AN GIANG

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh

SEMINAR QUẢN TRỊ KINH DOANH

Long Xuyên, tháng 7 năm 2011


ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

SEMINAR QUẢN TRỊ KINH DOANH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ NHÓM HỌC TẬP CỦA SINH
VIÊN KHÓA 9 KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC
AN GIANG

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN HOÀNG TUẤN
MSSV: DQT083340
Lớp: DH9QT
Giảng viên hƣớng dẫn: NGUYỄN VŨ THÙY CHI

Long Xuyên, tháng 7 năm 2011




CƠNG TRÌNH ĐƢỢC HỒN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Vũ Thùy Chi
(Họ tên, học hàm, học vị, chữ ký )

Người chấm, nhận xét 1:…………………………………………………………………
(Họ tên, học hàm, học vị, chữ ký )

Người chấm, nhận xét 2:…………………………………………………………………
(Họ tên, học hàm, học vị, chữ ký )

Chuyên đề được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ chuyên đề tại Khoa Kinh Tế - QTKD
ngày …….tháng……năm 2011


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nhóm học tập của sinh viên
khóa 9 khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học An Giang” được hình thành
nhằm mang lại một cái nhìn cụ thể hơn, tổng quát hơn để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả nhóm học tập của sinh viên, từ đó giúp đề ra các giải pháp hợp lý giúp sinh
viên hoạt động nhóm học tập có hiệu quả hơn.
Nghiên cứu này được tiến hành qua 2 bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đôi nhằm khai thác các vấn đề xung
quanh đề tài nghiên cứu. Kết quả thảo luận sẽ là cơ sở cho ra một bản câu hỏi hoàn
chỉnh về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nhóm học tập của sinh viên. Nghiên cứu
chính thức là một nghiên cứu định lượng, phỏng vấn trực tiếp sinh viên dựa vào bản câu

hỏi trên.
Thang đo được sử dụng chủ yếu trong bản hỏi là thang đo định danh mức độ. Mẫu được
lấy theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng, với kích thước là 77. Các số liệu sau khi
thu thập, mã hóa, làm sạch được xử lý và phân tích dưới sự hỗ trợ phần mềm Excel. Từ
đó diễn giải kết quả thu được và viết báo cáo.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến nêu ra đều có tác động đến hiệu quả nhóm. Hai
yếu tố vai trị của nhóm trưởng, sự đồn kết trong nội bộ nhóm là những yếu tố tác động
mạnh mẽ và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả nhóm học tập của sinh viên.


MỤC LỤC
Chƣơng 1.
MỞ ĐẦU .................................................................................... 1
1.1.
Cơ sở hình thành đề tài: ....................................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu: ........................................................................................... 1
1.3.
Phạm vi nghiên cứu:............................................................................................. 1
1.4.
Ý nghĩa của đề tài:................................................................................................ 1
1.5.
Nội dung nghiên cứu: ........................................................................................... 2
Chƣơng 2.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................ 3
2.1.
Định nghĩa nhóm: ................................................................................................. 3
2.1.1.
Nhóm:........................................................................................................ 3
2.1.2.

Nhóm chính thức (Team): ......................................................................... 3
2.1.3.
Nhóm khơng chính thức (Group): ............................................................. 3
2.2.
Mơ hình nghiên cứu: ............................................................................................ 3
2.2.1.
Định nghĩa và biến: ................................................................................... 3
2.2.2.
Mơ hình nghiên cứu: ................................................................................. 5
Chƣơng 3.
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 6
3.1.
Thiết kế nghiên cứu:............................................................................................. 6
3.1.1.
Nghiên cứu sơ bộ: ..................................................................................... 6
3.1.2.
Nghiên cứu chính thức: ............................................................................. 6
3.1.3.
Qui trình nghiên cứu: ................................................................................ 7
3.2.
Thang đo: ............................................................................................................. 8
3.3.
Mẫu: ..................................................................................................................... 8
Chƣơng 4.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 9
4.1.
Thông tin mẫu: ..................................................................................................... 9
4.2.
Phản ánh của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nhóm học tập: . 10
4.2.1.

Quy mơ nhóm: ........................................................................................ 10
4.2.2.
Đặc tính cá nhân của mỗi thành viên: ..................................................... 10
4.2.3.
Sự khác biệt của các thành viên: ............................................................. 11
4.2.4.
Mục tiêu của nhóm: ................................................................................. 12
4.2.5.
Cấu trúc nhóm: ........................................................................................ 13
4.2.6.
Thời gian cùng nhau: .............................................................................. 14
4.2.7.
Sự thích nghi của thành viên: .................................................................. 14
4.2.8.
Sự đồn kết – cạnh tranh – xung đột nhóm:............................................ 15
4.2.9.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nhóm học tập: ................................ 16
Chƣơng 5.
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .................................................... 17
5.1.
Kết luận: ............................................................................................................. 17
5.2.
Kiến nghị: ........................................................................................................... 17
Tài liệu tham khảo
PHỤ LỤC


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Mơ hình nghiên cứu. ............................................................................... 5
Hình 3.1 Qui trình nghiên cứu. ............................................................................... 7

Biểu đồ 4.1 Cơ cấu mẫu theo ngành. ...................................................................... 9
Biểu đồ 4.2 Cơ cấu mẫu theo giới tính. .................................................................. 9
Biểu đồ 4.3 Quy mơ nhóm. .................................................................................... 10
Biểu đồ 4.4 Đặc tính cá nhân của mỗi thành viên. ............................................... 10
Biểu đồ 4.5 Sự khác biệt của các thành viên......................................................... 11
Biểu đồ 4.6 Mục tiêu của nhóm. ............................................................................ 12
Biểu đồ 4.7 Cấu trúc nhóm. .................................................................................. 13
Biểu đồ 4.8 Thời gian cùng nhau. ......................................................................... 14
Biểu đồ 4.9 Sự thích nghi của thành viên.............................................................. 14
Biểu đồ 4.10 Sự đồn kết, cạnh tranh, xung đột trong nhóm. ............................... 15
Biểu đồ 4.11 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nhóm học tập.......................... 16
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Thiết kế nghiên cứu tổng quát. ................................................................ 6
Bảng 3.2 Thiết kế lấy mẫu tỉ lệ theo ngành. ........................................................... 8
DANH MỤC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Kinh tế - Quản trị kinh doanh viết tắt: KT - QTKD


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ NHÓM HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
KHÓA 9 KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN
GIANG
Chƣơng 1.

MỞ ĐẦU

1.1.
Cơ sở hình thành đề tài:
Việc áp dụng chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ của trường Đại học An Giang
(tháng 08/ 2009) là một bước chuyển biến có ý nghĩa quan trọng, một nỗ lực lớn trong
việc thay đổi phương pháp dạy - học đại học hiện nay. Song song, với việc nâng cao

chất lượng đào tạo thì sinh viên cũng cần phải năng động, tư duy, sáng tạo để tiếp thu
những kiến thức, cơng nghệ và có phương pháp học tập tiến bộ.
Thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ đồng nghĩa với việc thay đổi
phương pháp dạy và học theo hướng tích cực hơn. Với phương thức lấy người học làm
trọng tâm, tạo điều kiện cho người học phát huy cao độ năng lực của bản thân, đồng
thời khuyến khích sinh viên tiếp cận được với phương pháp học tập chủ động, lấy tự
học, tự nghiên cứu làm chính. Khi đó, sinh viên thường xuyên tham gia vào hoạt động
nhóm học tập để cùng nhau nghiên cứu, thảo luận. Vì thế, phương pháp học nhóm của
các sinh viên được biết đến như là một phương pháp học tập hiệu quả khá phổ biến, gần
gũi ở trường Đại học An Giang. Chính vì lẽ đó, học nhóm gần như khơng thể tách rời
với sinh viên, đặc biệt là sinh viên khối ngành kinh tế, nó được hình thành từ tự phát
hoặc là sự yêu cầu cần thiết của giảng viên từ các môn học. Tuy nhiên do nhiều nguyên
nhân dẫn đến hiệu quả học tập nhóm của sinh viên khoa KT - QTKD chưa thật sự hiệu
quả và còn nhiều điều cần phải đổi mới.
Với mong muốn tìm hiểu thực tế những gì cịn tồn tại và ảnh hưởng đến hiệu quả nhóm
học tập của sinh viên trường Đại học An Giang, những vấn đề băn khoăn, trăn trở mà
chính bản thân tơi, một sinh viên khóa 9 khoa KT- QTKD, cũng như các bạn sinh viên
của trường gặp phải trong quá trình hoạt động nhóm học tập. Những lý do trên chính là
động lực thôi thúc tôi lựa chọn đề tài “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
NHÓM HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHÓA 9 KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH
DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG”.
1.2.


1.3.

Mục tiêu nghiên cứu:
Mô tả và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tập nhóm của sinh
viên.
Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả học tập nhóm cho sinh viên.

Phạm vi nghiên cứu:



Không gian nghiên cứu: khoa KT - QTKD trường Đại học An Giang



Thời gian nghiên cứu: từ ngày 26/04/2011 đến 16/07/2011



Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nhóm học tập.



Đối tượng phỏng vấn: sinh viên khóa 9 khoa KT - QTKD đã từng tham gia hoạt
động nhóm trong học tập.

1.4.

Ý nghĩa của đề tài:

Kết quả nghiên cứu có thể phản ánh được phần nào về thực trạng, hiệu quả làm việc
nhóm học tập của sinh viên trường Đại học An Giang. Qua đó, sinh viên có thể nhìn
nhận lại các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả và q trình hoạt động nhóm trong học tập của
chính sinh viên. Từ đó sinh viên có thể xem xét, bổ sung thêm cho mình những kỹ năng

SVTH: Nguyễn Hoàng Tuấn


Trang 1


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ NHÓM HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
KHÓA 9 KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN
GIANG
và kinh nghiệm để học tập nhóm, giúp nâng cao kỹ năng, có một phương pháp học tập
nhóm phù hợp hơn và làm nền tảng để sinh viên có thể hịa nhập tốt trong môi trường
làm việc trong tổ chức, doanh nghiệp sau khi ra trường. Chính vì lẽ đó, tơi mong muốn
qua đề tài này thì tình hình làm việc nhóm của sinh viên Khoa được cải thiện đáng kể,
kết quả học tập cũng như công tác giảng dạy được tốt hơn, nâng cao chất lượng đào tào,
khẳng định vị thế của khoa KT - QTKD trường Đại học An Giang.
Đây cũng là một tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau về vấn đề học tập nhóm của
sinh viên khoa KT - QTKD trường Đại học An Giang nói riêng và vấn đề làm việc
nhóm trong mơi trường đại học nói chung.
1.5.

Nội dung nghiên cứu:

Bố cục bài nghiên cứu được chia thành 5 chương:
Chương 1: Mở đầu: giới thiệu về cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu,
phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu : chương này trình bày các
lý thuyết liên quan và đưa ra mơ hình nghiên cứu cho đề tài.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: tập trung trình bày về tổng thể thiết kế
nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, phương pháp thu thập dữ liệu, thang đo.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu: đưa ra kết quả nghiên cứu , phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nhóm học tập của sinh viên trường. Kết quả
nghiên cứu được đánh giá thông qua quan sát từ thực tiễn, kết hợp ý kiến đánh giá về
hoạt động nhóm của sinh viên.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị: đưa ra kết luận chung cho bài nghiên cứu và
một số giải pháp nâng cao hiệu quả nhóm học tập.

SVTH: Nguyễn Hồng Tuấn

Trang 2


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ NHÓM HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
KHÓA 9 KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN
GIANG
Chƣơng 2.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Chương trước đã giới thiệu tổng quan về nghiên cứu với cơ sở hình thành, mục tiêu,
phạm vi và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Ở chương này, trước khi thiết lập mơ hình và
các giả thiết, các cơ sở lý thuyết sau sẽ được trình bày: (1) định nghĩa nhóm, (2) các yếu
tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nhóm.
Định nghĩa nhóm1:

2.1.

2.1.1. Nhóm:
Là một tập hợp hai hay nhiều người cùng chia sẻ mục tiêu. Các thành viên trong nhóm
ln tương tác với nhau, theo đó hành vi của mỗi thành viên bị chi phối bởi hành vi của
các thành viên khác.
Theo như hầu hết các nhà nghiên cứu có 2 loại nhóm:
2.1.2. Nhóm chính thức (Team):
Là nhóm được thành lập xuất phát từ nhu cầu của chính tổ chức, trên cơ sở quyết định

chính thức. Mục tiêu của nhóm chính thức phù hợp với mục tiêu của tổ chức.
2.1.3. Nhóm khơng chính thức (Group):
Là nhóm được phát triển một cách tự nhiên nhằm đáp ứng các nhu cầu xã hội. Hai loại
nhóm khơng chính thức thường gặp là nhóm có cùng sự quan tâm, lợi ích và nhóm bạn
bè cùng sở thích, cùng lứa tuổi….Mục tiêu của nhóm khơng chính thức khơng nhất thiết
phải liên quan đến mục tiêu của tổ chức.
Mơ hình nghiên cứu:

2.2.

2.2.1. Định nghĩa và biến:
Khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nhóm học tập của sinh viên thì sinh
viên chính là trọng tâm, cốt lõi và cùng với đó là các yếu tố ảnh hưởng sau:

1



Quy mơ nhóm: số lượng thành viên tham gia trong nhóm, ảnh hưởng mức độ
hồn thành cơng việc nhóm.



Đặc tính cá nhân của các thành viên: tuổi tác, giới tính, phẩm chất...



Sự khác biệt của các thành viên: sự khác biệt về tính cách, ý kiến, quan điểm,
năng lực, kỹ năng...




Mục tiêu của nhóm: là cái đích mà nhóm làm việc muốn đạt tới. Vì thế nó ảnh
hưởng sâu sắc đến hiệu quả làm việc của từng cá nhân, của nhóm.



Cấu trúc nhóm: được xác định bởi các yếu tố sau: Những vai trò, Chuẩn mực,
Địa vị.



Những vai trò: vai trò đề cập tới những hành vi được mong đợi góp phần làm
cho cá nhân làm chủ vị trí của bản thân.



Chuẩn mực: là các quy tắc và hình mẫu hành vi mà nhóm đã thống nhất, các
chuẩn mực thường rất cứng nhắc và mang tính bắt buộc đối với thành viên
nhóm.

Don Hellriegel và John W.Slocum. Organizational behavior. Thomsom – South – Western, 2004.

SVTH: Nguyễn Hoàng Tuấn

Trang 3


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ NHÓM HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
KHÓA 9 KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN

GIANG


Địa vị: là sự đánh giá về uy tín, vị trí hoặc thứ bậc trong nhóm.



Thời gian cùng nhau của nhóm: là thời gian làm việc, gắn bó cùng nhau giữa
các thành viên trong nhóm.



Sự thích nghi của thành viên trong nhóm: sự hịa hợp, thích ứng của thành
viên khi gia nhập nhóm.



Sự đồn kết trong nội bộ của nhóm: là sức mạnh từ sự mong muốn của các
thành viên để duy trì một nhóm và sự gắn bó của họ đối với nhóm.



Sự xung đột giữa các thành viên: là sự phá hủy, chống lại nỗ lực lẫn nhau giữa
các thành viên trong hoạt động nhóm.



Sự cạnh tranh: là việc các thành viên theo đuổi các mục tiêu mà mục tiêu này
có thể được đạt tới chỉ bởi một thành viên.




Hiệu quả nhóm: là thành quả nhóm, sự thỏa mãn của mỗi thành viên, sự duy trì
của nhóm.

SVTH: Nguyễn Hồng Tuấn

Trang 4


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ NHÓM HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
KHÓA 9 KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN
GIANG
2.2.2. Mơ hình nghiên cứu:
Quy mơ nhóm
Đặc tính cá nhân
của mỗi thành
viên
Sự khác biệt của
các thành viên
Mục tiêu hướng
đến của thành
viên trong nhóm
Cấu trúc nhóm
Thời gian cùng
nhau của nhóm






Hiệu quả
Thành quả
Thỏa mãn
Duy trì

Sự thích nghi
của các thành
viên trong nhóm
Sự đồn kết
trong nội bộ
nhóm
Sự xung đột của
thành viên trong
nhóm
Sự cạnh tranh
của thành viên
trong nhóm

Hình 2.1 Mơ hình nghiên cứu.

SVTH: Nguyễn Hồng Tuấn

Trang 5


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ NHÓM HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
KHÓA 9 KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN
GIANG
Chƣơng 3.


PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này trình bày phương pháp và qui trình nghiên cứu với các phần cụ thể sau: (1)
Thiết kế nghiên cứu, (2) Thang đo và (3) Mẫu
3.1.

Thiết kế nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu sẽ được tiến hành qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
chính thức.
Giai đoạn
1

Dạng
Sơ bộ

Phƣơng Pháp
Định tính

Kỹ thuật
Thảo luận tay đơi
Số sinh viên: 5…10

2

Chính thức

Định lượng


Phỏng vấn bản câu hỏi
N = 77
Xử lý, phân tích dữ liệu

Bảng 3.1 Thiết kế nghiên cứu tổng quát.
3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ:
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp thảo luận tay đôi với một bản câu
hỏi chuẩn bị sẵn để định hướng cho buổi thảo luận, số lượng là 5 - 10 sinh viên khóa 9
khoa KT - QTKD.
Nội dung buổi thảo luận được ghi nhận, tổng hợp và là cơ sở hiệu chỉnh và hồn thành
bản câu hỏi chính thức.
Cuối cùng lấy ý chun gia, ghi nhận phản hồi và hoàn chỉnh lần cuối để có một bản
câu hỏi chính thức cho đề tài nghiên cứu.
3.1.2. Nghiên cứu chính thức:
Nghiên cứu chính thức định lượng là thu thập dữ liệu qua bản câu hỏi. Các thơng tin thu
thập được sẽ qua q trình sàn lọc, mã hóa và làm sạch. Những dữ liệu sẽ được xử lý và
phân tích theo phương pháp thống kê mô tả, với sự hỗ trợ phần mềm Excel. Sau đó,
diễn dịch các kết quả thu được và viết báo cáo.

SVTH: Nguyễn Hoàng Tuấn

Trang 6


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ NHÓM HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
KHÓA 9 KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN
GIANG
3.1.3. Qui trình nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết

Định nghĩa nhóm.
Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả
hoạt động nhóm.
Lập bản câu hỏi
dự kiến

Mơ hình
nghiên cứu
Hoạt động nhóm học tập
của sinh viên khóa 9 khoa
KT - QTKD

Phỏng vấn trực tiếp
(n = 5…10)

Nghiên
cứu

bộ

Lấy ý kiến từ các
chuyên gia

Hiệu chỉnh thang đo
và bản câu hỏi

Bảng câu hỏi chính
thức

Phỏng vấn chính thức

(n = 77)
Nghiên
cứu
chính
thức

Thu thập thơng tin

Xử lí dữ liệu

Soạn thảo báo cáo

Phân tích dữ liệu

Hình 3.1 Qui trình nghiên cứu.

SVTH: Nguyễn Hồng Tuấn

Trang 7


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ NHÓM HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
KHÓA 9 KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN
GIANG
3.2.

Thang đo:

Loại thang đo chủ yếu được sử dụng trong bản câu hỏi là thang đo định danh mức độ
(Itemized Rating Scale) dùng thang điểm 5 thể hiện sự đồng ý của các sinh viên về các

biến sau:


Quy mơ nhóm



Đặc tính cá nhân của các thành viên



Sự khác biệt của các thành viên



Mục tiêu của nhóm



Những vai trị



Chuẩn mực



Địa vị




Thời gian cùng nhau của nhóm



Sự thích nghi của thành viên trong nhóm



Sự đồn kết trong nội bộ của nhóm



Sự xung đột giữa các thành viên



Sự cạnh tranh giữa các thành viên

3.3.

Mẫu:

Thị trường nghiên cứu là sinh viên khóa 9 khoa KT-QTKD trường Đại học An Giang .
Mẫu cho nghiên cứu được lấy ngẫu nhiên phân tầng tỉ lệ theo tiêu chí ngành, lớp, có sự
khác biệt giới tính. Khóa 9 khoa Kinh Tế gồm có 5 lớp, tổng thể có tất cả 386 sinh
viên. Vì vậy, mỗi ngành (lớp) chiếm tỉ lệ 20%, cỡ mẫu được chọn là trong nghiên cứu
chính thức là 77 nhằm bảo đảm được tính đại diện tổng thể và dự trù được các sai sót
mẫu khơng hợp lệ khi thu về được thể hiện cụ thể ở bảng sau:


Ngành

Lớp

Tổng thể2

Mẫu (tỉ lệ 20%)

Kinh Tế Đối Ngoại

DH9KD

41

8

Kế Tốn

DH9KT

83

17

Tài chính - Ngân Hàng

DH9NH

106


21

Quản Trị Kinh Doanh

DH9QT

104

21

Tài Chính Doanh Nghiệp DH9TC

52

10

Tổng

386

77

Bảng 3.2 Thiết kế lấy mẫu tỉ lệ theo ngành.
2

Phòng giáo vụ khoa KT – QTKD trường Đại học An Giang.

SVTH: Nguyễn Hoàng Tuấn

Trang 8



CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ NHÓM HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
KHÓA 9 KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN
GIANG
Chƣơng 4.
4.1.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thông tin mẫu:

Bản hỏi sau khi phát hành đi phỏng vấn sinh viên, với 77 bản hỏi phát đi thì số lượng
thu về đủ 77 bản và khơng có bản hỏi nào không hợp lệ. Với phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên phân tầng tỉ lệ theo ngành, kết quả bản hỏi thu về có sự khác biệt về ngành
và giới tính như sau:

13%

Kinh Tế Đối Ngoại
Kế Tốn
Tài chính - Ngân Hàng
Quản Trị Kinh Doanh
Tài Chính Doanh Nghiệp

10%
22%

27%
28%


Biểu đồ 4.1 Cơ cấu mẫu theo ngành.
Do đặc điểm của cơ cấu chọn mẫu nên việc cơ cấu mẫu theo ngành có sự chênh lệch
không đáng kể. Sinh viên Kinh Tế Đối Ngoại chiếm 10%, Kế Tốn là 22%, Tài Chính Ngân Hàng là 28%, Quản Trị Kinh Doanh là 27%, còn lại là Tài Chính Doanh Nghiệp.
Từ đó cho thấy cơ cấu mẫu không tập trung vào một đối tượng nghiên cứu nào. Có thể
thấy nhu cầu học tập nhóm là cần thiết đối với sinh viên mỗi ngành khoa KT – QTKD.

36%

Nam

64%
Nữ

Biểu đồ 4.2 Cơ cấu mẫu theo giới tính.
Cơ cấu mẫu theo giới tính có sự chênh lệch lớn. Nữ giới chiếm tỉ lệ lớn là 64%, nam
giới chiếm tỉ lệ 36% so với tổng thể nghiên cứu, với cỡ mẫu được chọn là 77 mẫu.

SVTH: Nguyễn Hoàng Tuấn

Trang 9


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ NHÓM HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
KHÓA 9 KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN
GIANG
4.2.

Phản ánh của sinh viên về các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả nhóm học
tập:


4.2.1. Quy mơ nhóm:
17%

Rất ảnh hưởng

59%

Ảnh hưởng
23%

Trung hịa
Khơng ảnh hưởng

0%

Rất khơng ảnh hưởng

1%

0%

10%

20%

30%

40%


50%

60%

70%

80%

90% 100%

Biểu đồ 4.3 Quy mơ nhóm.
Qua kết quả phân tích từ biểu đồ trên cho thấy có tới 59% ý kiến sinh viên cho rằng là
yếu tố quy mơ nhóm ảnh hưởng đến hiệu quả học tập nhóm, và chỉ có 1% cho là rất
khơng ảnh hưởng, khơng có sinh viên nào cho là quy mơ nhóm khơng ảnh hưởng đến
hiệu quả nhóm học tập, điểm đánh giá trung bình là 3.90. Từ đó, cho thấy số lượng
thành viên tham gia vào hoạt động nhóm có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả nhóm học tập,
đó cũng chính là yếu tố các sinh viên quan tâm khi tham gia vào một nhóm học tập có
nhiều hay có ít thành viên. Theo kết quả thảo luận tay đôi thì đa số sinh viên cho là một
nhóm có từ 5 - 7 thành viên sẽ giúp hoạt động dễ dàng hơn, tốt hơn trong việc phân chia
công việc, nhiệm vụ và hoàn thành nhanh hơn với năng suất và hiệu quả cao.
4.2.2. Đặc tính cá nhân của mỗi thành viên:

23%

Rất ảnh hưởng

57%

Ảnh hưởng
16%


Trung hịa
Khơng ảnh hưởng
Rất khơng ảnh hưởng
0%

3%
1%
10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90% 100%

Biểu đồ 4.4 Đặc tính cá nhân của mỗi thành viên.

SVTH: Nguyễn Hoàng Tuấn


Trang 10


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ NHÓM HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
KHÓA 9 KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN
GIANG
Kết quả từ biểu đồ trên cho thấy 57% phản hồi từ sinh viên là đặc tính cá nhân có ảnh
hưởng, 23% rất ảnh hưởng đến hiệu quả nhóm học tập, và ý kiến cho rằng rất không ảnh
hưởng, không ảnh hưởng chiếm tỉ lệ rất nhỏ lần lượt là 1%, 3%. Vì vậy, bất kỳ đặc tính
cá nhân nào của thành viên nhóm đều có thể ảnh hưởng đến hành vi cá nhân tham gia
nhóm, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả chung của nhóm. Thường thì những phẩm chất
tích cực: trách nhiệm, độc lập, nhanh nhẹn, nhiệt tình,…tương quan thuận với năng suất
làm việc nhóm, ngược lại thì những phẩm chất tiêu cực: độc đoán, thống trị, chủ nghĩa
cá nhân, lười biến, … có xu hướng tương quan nghịch với năng suất làm việc nhóm.
Chính vì thế, đặc tính cá nhân của thành viên nhóm đóng vai trị quan trọng trong hiệu
quả nhóm học tập.
4.2.3. Sự khác biệt của các thành viên:

27%

Rất ảnh hưởng
Ảnh hưởng

45%
21%

Trung hịa
7%

Khơng ảnh hưởng

0%

Rất khơng ảnh hưởng

0%

10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Biểu đồ 4.5 Sự khác biệt của các thành viên.
Từ kết quả trên biểu đồ cho biết có 45% sinh viên cho rằng sự khác biệt của thành viên
có ảnh hưởng, 27% là rất ảnh hưởng và chỉ có 7% khơng ảnh hưởng đến hiệu quả nhóm
học tập. Cụ thể, sự khác biệt về tính cách, ý kiến, quan điểm, kiến thức, kỹ năng, đồng
thời giới tính, kinh nghiệm khác nhau giữa các thành viên sẽ dẫn đến hiệu quả khác
nhau giữa các nhóm học tập. Theo ý kiến sinh viên thì họ cho là kiến thức và kỹ năng là
yếu tố làm cho nhóm hoạt động tốt và ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả nhóm.

SVTH: Nguyễn Hồng Tuấn

Trang 11


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ NHÓM HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
KHÓA 9 KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN
GIANG
4.2.4. Mục tiêu của nhóm:

23%

Rất ảnh hưởng


42%

Ảnh hưởng
27%

Trung hịa
7%

Khơng ảnh hưởng
Rất khơng ảnh hưởng
0%

1%
10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90% 100%


Biểu đồ 4.6 Mục tiêu của nhóm.
Quan sát biểu đồ trên cho thấy có 23% sinh viên cho rằng mục tiêu của nhóm là rất ảnh
hưởng, 42% ảnh hưởng đến hiệu quả nhóm. Tuy nhiên cũng có một số cho rằng mục
tiêu nhóm rất khơng ảnh hưởng, khơng ảnh hưởng chiếm 1%, 7%, và đây là một định
hướng chưa chính xác của một số sinh viên Khoa chúng ta. Bởi theo đúng với ý nghĩa
của việc học tập nhóm thì mục tiêu nhóm hướng đến là thực sự quan trọng, khi mỗi
thành viên nhóm hướng đến mục tiêu khác nhau thì dẫn đến hiệu quả mà mỗi thành viên
mong muốn khác nhau, cho nên nó ảnh hưởng đến hiệu quả chung của một nhóm học
tập.

SVTH: Nguyễn Hồng Tuấn

Trang 12


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ NHÓM HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
KHÓA 9 KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN
GIANG
4.2.5. Cấu trúc nhóm:

Những chuẩn2.60% 5.19%
mực
Địa vị các thành
viên

24.68%

10.39%


32.47%

Vai trị nhóm
2.60%10.39%
trưởng
Vai trị của
thành viên

3.90%

0%

Rất khơng ảnh hưởng

35.06%

35.06%

38.96%

30%

16.88% 5.19%

51.95%

31.17%

10% 20%


10.39%

57.14%

40%

Khơng ảnh hưởng

50%

60%

Trung hịa

25.97%

70% 80%

90% 100% 110%

Ảnh hưởng

Rất ảnh hưởng

Biểu đồ 4.7 Cấu trúc nhóm.
Qua kết quả phân tích trên biểu đồ: trong một cấu trúc nhóm có 51.95% ý kiến sinh viên
đánh giá vai trị nhóm trưởng là rất ảnh hưởng đến hiệu quả nhóm, nhóm trưởng có
nhiệm vụ phân cơng cơng việc cho các thành viên, sắp xếp kế hoạch làm việc, đồng thời
phải có kiến thức, trách nhiệm, gương mẫu… điều đó chứng tỏ vai trị của trưởng nhóm
là rất quan trọng trong hoạt động của nhóm học tập.

Vai trị của các thành viên cũng giữ một vị trí khơng kém phần quan trọng trong nhóm,
tuy nhiên chỉ có 25.97% ý kiến nhận định rất quan trọng, 38.96% ảnh hưởng, 31.17% là
trung hòa. Đồng thời, ý kiến sinh viên nhận định địa vị các thành viên rất ảnh hưởng và
ảnh hưởng chỉ chiếm 5.19% và 16.88%, một số sinh viên quan tâm về địa vị khi tham
gia nhóm học tập, địa vị chỉ thể hiện uy tín, thứ bậc thành viên trong nhóm, yếu tố động
viên. Qua đó, ta nhận thấy vai trị và địa của các thành viên chỉ ảnh hưởng nhỏ, ít tác
động hiệu quả nhóm trong học tập sinh viên.
Bên cạnh có 57.14% sinh viên cho là những chuẩn mực của một nhóm là ảnh hưởng đến
hiệu quả của một nhóm, cụ thể là những nội quy, quy chế, luật lệ, nguyên tắc riêng của
mỗi nhóm buộc mỗi thành viên trong nhóm tuân theo, hoạt động có nề nếp hơn, từ đó
ảnh hưởng đến hành vi của từng cá nhân trong một nhóm, giúp nhóm làm việc hiệu quả
hơn.
Từ các phân tích trên, tổng qt hóa vấn đề thì cấu trúc của một nhóm là một trong
những yếu tố có tác động hay ảnh hưởng đến hiệu quả học tập nhóm của sinh viên, dưới
góc nhìn của sinh viên.

SVTH: Nguyễn Hoàng Tuấn

Trang 13


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ NHÓM HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
KHÓA 9 KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN
GIANG
4.2.6. Thời gian cùng nhau:

Rất ảnh hưởng

8%
36%


Ảnh hưởng

34%

Trung hịa
17%

Khơng ảnh hưởng
Rất khơng ảnh hưởng
0%

5%
10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90% 100%


Biểu đồ 4.8 Thời gian cùng nhau.
Từ kết quả trên biểu đồ, ta thấy có 36%, 8% ý kiến sinh viên đánh giá thời gian cùng
nhau giữa các thành viên là ảnh hưởng, rất ảnh hưởng đến hiệu quả nhóm. Thành viên
nhóm thường xuyên gặp gỡ, làm việc gắn bó với nhau thì họ sẽ càng thân thiện, hiểu
nhau hơn và giúp họ làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, có 5% và 17% ý kiến sinh viên
là rất khơng ảnh hưởng và khơng ảnh hưởng, nhưng nhìn chung thì thời gian cùng nhau
giữa các thành viên cũng giúp cho nhóm học tập có hiệu quả hơn.
4.2.7. Sự thích nghi của thành viên:
25%

Rất ảnh hưởng

46%

Ảnh hưởng
21%

Trung hịa
Khơng ảnh hưởng
Rất khơng ảnh hưởng
0%

5%
3%
10%

20%

30%


40%

50%

60%

70%

80%

90% 100%

Biểu đồ 4.9 Sự thích nghi của thành viên.
Dựa trên biểu đồ cho ta biết có đến 46% ý kiến đánh giá từ sinh viên cho là sự thích
nghi của thành viên là ảnh hưởng, 25% là rất ảnh hưởng, một số sinh viên cho là không
ảnh hưởng 5%. Tức là, khi gia nhập một nhóm thì địi hỏi sự thích nghi của thành viên
khi gia nhập nhóm, nó giúp thành viên hoạt động tốt hơn, dễ dàng hơn khi làm việc với

SVTH: Nguyễn Hoàng Tuấn

Trang 14


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ NHÓM HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
KHÓA 9 KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN
GIANG
thành viên khác trong nhóm, từ đó nhóm có được một hiệu quả tốt hơn và ngược lại nếu
thành viên khơng thích nghi được với nhóm thì tất nhiên hiệu quả của nhóm sẽ giảm đi.
4.2.8. Sự đoàn kết – cạnh tranh – xung đột nhóm:


Sự cạnh tranh của các
10.39% 15.58%
thành viên

Xung đột giữa các
thành viên

15.58%

24.68%

Sự đồn kết trong nội
2.60%
2.60%
5.19%
bộ

0%
Rất khơng ảnh hưởng

10%

29.87%

28.57%

31.17%

44.16%


14.29% 14.29%

45.45%

20% 30% 40%

Khơng ảnh hưởng

15.58%

50% 60% 70% 80%

Trung hịa

Ảnh hưởng

90% 100%

Rất ảnh hưởng

Biểu đồ 4.10 Sự đoàn kết, cạnh tranh, xung đột trong nhóm.
Từ biểu đồ trên, nhìn chung thì đa số sinh viên nhận định sự đoàn kết trong nội bộ nhóm
là ảnh hưởng 41.16%, rất ảnh hưởng 45.45% đến hiệu quả nhóm học tập. Khi các thành
viên đồn kết với nhau vì lợi ích chung của nhóm, điều đó tạo nên sức mạnh, sự vững
chắc giúp nhóm làm việc có hiệu quả hơn.
Trong nhóm thì bao giờ cũng xảy ra xung đột, cạnh tranh lẫn nhau giữa các thành viên.
Theo sinh viên đánh giá về sự cạnh tranh: 28.57% ảnh hưởng và 15.58% rất ảnh hưởng
đến hiệu quả của nhóm. Tuy nhiên về sự xung đột có: 14.29% ý kiến đánh giá là ảnh
hưởng, 14.29% rất ảnh hưởng. Qua các nhận xét trên, ta thấy rằng sự đoàn kết trong nội

bộ nhóm là yếu tố quan trọng và có tầm ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả nhóm, cịn
sự xung đột, sự cạnh tranh trong nhóm nhìn chung cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả
nhóm, nhưng ở giới hạn nhỏ.

SVTH: Nguyễn Hoàng Tuấn

Trang 15


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ NHÓM HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
KHÓA 9 KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN
GIANG
4.2.9. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả nhóm học tập:
Vai trị nhóm trưởng

4.36

Sự đồn kết trong nội bộ

4.27

Đặc tính cá nhân của các thành viên

3.99

Sự khác biệt của các thành viên

3.94

Quy mô nhóm


3.9

Vai trị của thành viên

3.87

Sự thích nghi của thành viên

3.86

Mục tiêu của nhóm

3.79

Những chuẩn mực

3.68

Thời gian cùng nhau

3.25

Sự cạnh tranh của các thành viên

3.23

Xung đột giữa các thành viên

2.87


Địa vị các thành viên

2.74
0

1

2

3

4

5

Biểu đồ 4.11 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nhóm học tập.
Kết quả thống kê trên biểu đồ cho thấy các yếu tố ảnh hưởng có sự chênh lệch cao giữa
các yếu tố, nhưng nhìn chung các yếu tố đều có ảnh hưởng đến hiệu quả nhóm học tập.
Tuy nhiên thì ý kiến sinh viên đánh giá yếu tố xung đột giữa các thành viên, địa vị các
thành viên đạt trung bình thấp nhất 2.87 và 2.74; xem như là hai yếu tố này gần như
không ảnh hưởng đến hiệu quả nhóm. Trong khi đó vai trị nhóm trưởng, sự đồn kết
trong nội bộ nhóm có điểm trung bình cao nhất lần lượt là 4,36 và 4,27. Qua đây, cho
thấy vai trị nhóm trưởng, sự đồn kết nội bộ nhóm là hai yếu tố mà sinh viên đang quan
tâm và đang rất ảnh hưởng đến hiệu quả nhóm học tập khoa kinh tế.

SVTH: Nguyễn Hồng Tuấn

Trang 16



CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ NHÓM HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
KHÓA 9 KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN
GIANG
Chƣơng 5.
5.1.

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

Kết luận:

Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nhóm học tập sinh viên khóa 9
khoa Kinh tế trường Đại học An Giang. Mục tiêu nghiên cứu tìm ra và phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nhóm và qua đó có đề xuất kiến nghị nâng cao hiệu quả
nhóm học tập sinh viên ngày càng tốt hơn.
Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp thống kê mô tả, dùng bản
hỏi phỏng vấn sinh viên với thang đo định danh mức độ.
Kết quả phân tích của đề tài cho thấy hầu như các yếu tố nêu ra đều có ảnh hưởng đến
hiệu quả nhóm học tập. Trong đó, vai trị nhóm trưởng, sự đồn kết trong nội bộ nhóm
là hai yếu có ảnh hưởng đặc biệt hiệu quả nhóm học tập. Sinh viên ln quan tâm đến
vai trị lãnh đạo của trưởng nhóm về trách nhiệm, phân cơng cơng việc, kiến thức, sự
cơng bằng… và sự đồn kết của mỗi thành viên, những điều đó giúp nhóm hoạt động tốt
hơn, vững chắc hơn.
5.2.

Kiến nghị:

Qua quá trình nghiên cứu và khảo sát sinh viên khóa 9 khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh thì hoạt động nhóm học tập vẫn cịn tồn tại những mặt hạn chế nhất định, và cần
có một giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả nhóm. Dưới đây tơi xin đưa ra một số

giải pháp, kiến nghị để sinh viên tối ưu hóa hơn nữa hiệu quả làm việc của nhóm mình:


Nhóm trưởng được chọn thường là những bạn học giỏi nhất trong nhóm, hay khi
làm đề tài một mơn nào đó thì nhóm thường chọn bạn học giỏi mơn này nhất…
Cho nên bạn đó thường xun phải đảm nhận vị trí nhóm trưởng, việc giao cho
ai đó giỏi làm thường xun thì khơng phủ nhận là kết quả hoàn thành tốt, điểm
số nhận được cao nhưng xét về bản chất thực sự của hiệu quả làm việc nhóm thì
khơng thể cao được. Bởi vì thứ nhất, các bạn khơng có cơ hội để thể hiện bản
thân, biết đâu các thành viên khác có thể làm tốt hơn người hiện tại, mọi người
trong nhóm khơng được tập làm kỹ năng lãnh đạo; thứ hai có thể việc khơng
được làm nhóm trưởng như mong muốn sẽ làm cho sinh viên đó khơng có tinh
thần tích cực lắm trong công việc; thứ ba, việc một thành viên nào thường xuyên
làm nhóm trưởng có thể sẽ cảm thấy công việc quá nhiều dẫn đến căng thẳng
trong khi làm việc…Bởi vậy trong quy tắc khi làm việc nhóm thì vị trí nhóm
trưởng phải thường xun xoay vịng để người nào trong nhóm cũng được làm
nhóm trưởng hết, đồng thời nếu một đề tài nào đó có thuyết trình thì tốt nhất là
mọi thành viên trong nhóm cùng lên thuyết trình. Như thế thì giảng viên sẽ đánh
giá cao tinh thần làm việc nhóm của mọi người trong nhóm. Mặt khác trong
nhóm thì bề mặt học lực chung của các thành viên là khơng đồng đều, có thành
viên tích cực và thành viên khơng tích cực. Nên khi vị trí nhóm trưởng được
giao cho những thành viên khơng tích cực này thì họ sẽ phải trở nên tích cực khi
làm việc. Tất nhiên là khả năng lãnh đạo của những sinh viên này không bằng
những sinh viên từng làm nhiều nhưng mọi người cịn lại trong nhóm có thể hỗ
trợ chứ khơng phải mọi việc đều giao phó cho nhóm trưởng. Việc xoay vịng
thường xun nhóm trưởng chắc chắn sẽ cải thiện đáng kể bề mặt học lực chung
của nhóm. Ngồi xoay vịng vị trí nhóm trưởng thì cịn có thể xoay vịng vị trí
tổng hợp, vị trí làm Word, Powerpoint…Việc một nhóm thực hiện những điều

SVTH: Nguyễn Hồng Tuấn


Trang 17


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ NHÓM HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
KHÓA 9 KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN
GIANG
trên thì đa số sinh viên sẽ cải thiện được các kỹ năng trong học tập như kỹ năng
làm nhóm trưởng, kỹ năng thuyết trình…


Các thành viên nhóm phải ln đồn kết hướng đến mục tiêu chung của nhóm,
ln giúp đỡ lẫn nhau, san sẻ công việc cho nhau khi cần thiết. Tất cả những
hoạt động nhóm như sự cạnh tranh, tương tác, giải quyết vấn đề, ra quyết định…
phải trong điều kiện, không khí làm việc thân thiện và hỗ trợ cùng nhau.



Tạo được một bầu khơng khí thân thiện, khuyến khích sự duy, sáng tạo thành
viên nhóm. Các thành viên nhóm thường xuyên trao đổi, mạnh dạng đóng góp ý
kiến và bảo vệ ý kiến của mình khi làm việc nhóm. Đồng thời, nhóm phải ln
tơn trọng ý kiến, động viên cao độ các thành viên.



Mỗi thành viên nhóm địi hỏi phải thích nghi khi gia nhập nhóm, sẵn lịng chấp
nhận những mục tiêu, chuẩn mực mà nhóm đặt ra.




Các thành viên ln linh hoạt và thích ứng với đối với mục tiêu nhóm và thái độ
của thành viên khác.

SVTH: Nguyễn Hồng Tuấn

Trang 18


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ NHÓM HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
KHÓA 9 KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN
GIANG
Tài liệu tham khảo
Don Hellriegel và John W.Slocum. 2004. “Organizational behavior”.
Nguyễn Hữu Lam MBA. 2007. Hành vi tổ chức. NXB Thống kê.
Nguyễn Thành Long. Phương pháp nghiên cứu Quản trị kinh doanh. Tài liệu giảng dạy
& học tập. Khoa Kinh tế -QTKD, Trường Đại Học An Giang.
Phạm Hoàng Việt. 2009. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
của nhóm học tập của lớp DH7QT. Chuyên đề seminar Quản trị kinh doanh. Khoa Kinh
tế, Đại học An Giang.

SVTH: Nguyễn Hoàng Tuấn

Trang 19


×