Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Các yếu tố tác động đến nghèo của hộ gia đình ở đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (955.28 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

TRẦN CÔNG KHA

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGHÈO CỦA HỘ
GIA ĐÌNH Ở ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

TRẦN CÔNG KHA

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGHÈO CỦA HỘ
GIA ĐÌNH Ở ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG
Chuyên ngành: Kinh tế và Quản lý công
Mã ngành: 60.31.01.01.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN QUANG VĂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2017


i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là hồn tồn do chính tơi thực hiện. Các
đoạn trích dẫn, số liệu thống kê mô tả trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng
nguồn và độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.
Luận văn không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh
tế - Luật, Đại học Quốc gia hoặc bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Đây là kết quả
nghiên cứu và nhận định của chính tơi.

Tác giả

Trần Cơng Kha


ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AusAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia

ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long

GSO – WB

Tổng Cục Thống kê – Ngân hàng Thế giới

FGT


Foster, Greer và Thorbecke

LĐTBXH

Bộ Lao động và Thương binh Xã hội

MDG

Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ

UNDP

Chương trình phát triển Liên Hợp quốc

VHLSS 2014

Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2014


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Thu nhập bình quân đầu người/tháng theo giá hiện hành phân theo vùng
2010 – 2014 .............................................................................................................36
Bảng 2. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của người trong tuổi lao động theo vùng
năm 2013. ................................................................................................................37
Bảng 3. Tỷ lệ nghèo theo thành thị và nông thôn 2006 – 2014 ................................. 39
Bảng 4. Các yếu tố tác động đến nghèo ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.......... 40
Bảng 5. Kết quả hồi quy logistic về nghèo của hộ ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

...................................................................................................................................... 42
Bảng 6. Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình ..................................................... 43
Bảng 7. Tóm tắt mơ hình.........................................................................................43
Bảng 8. Mơ phỏng xác suất nghèo theo tác động biên của từng yếu tố .................... 45


iv

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Tỷ lệ nghèo theo vùng năm 1998 - 2015 ...................................................35
Hình 2. Tỷ lệ nghèo các tỉnh/thành ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long theo chuẩn
nghèo GSO – WB....................................................................................................38


1

TÓM TẮT
Nghiên cứu về nghèo là chủ đề nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhằm tìm hiểu
thực trạng nghèo và đưa ra các chính sách giảm nghèo như hiện nay. Vấn đề nghèo
đã được đưa ra từ rất lâu thể hiện qua các quan điểm của các nhà kinh tế học. Xét về
lý thuyết nghèo tập trung vào ba nhóm yếu tố: yếu tố cá nhân, yếu tố văn hoá, khu
vực địa lý và yếu tố cấu trúc xã hội (Rank, 2003). Từ các lý thuyết, các nhà nghiên
cứu cũng đưa ra nhiều mơ hình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu khác nhau
và chỉ ra những yếu tố tác động đến nghèo theo từng đặc điểm của quốc gia, vùng,
địa phương.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp thông kê mô tả và phương
pháp định lượng thông qua kiểm định mơ hình hồi quy Binary Logistic để phân tích
các yếu tố tác động đến nghèo ở cấp độ hộ gia đình ở vùng Đồng bằng Sơng Cửu
Long. Trong đó dữ liệu sử dụng phân tích là bộ dữ liệu khảo sát mức sống dân cư
Việt Nam năm 2014 (VHLSS 2014) của Tổng Cục Thống kê và có kết hợp với số

liệu khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nghèo ở vùng Đồng bằng Sông Cửu
Long vẫn cịn cao và có sự phân hố giữa nơng thôn và thành thị. Kết quả nghiên cứu
cũng xác định các yếu tố tác động mạnh nhất đến nghèo của hộ gia đình ở Đồng bằng
Sơng Cửu Long là: tỷ lệ phụ thuộc của hộ, chủ hộ có việc làm trong lĩnh vực phi nông
nghiệp, thành phần dân tộc của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, mối quan hệ xã hội của
chủ hộ, quy mô hộ, số năm đi học của chủ hộ và diện tích đất sản xuất của hộ. Dựa vào
kết quả tác giả gợi ý các chính sách giảm nghèo cho vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long
tập trung vào các chính sách trợ giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số, chính sách hỗ trợ
việc làm và đào tạo nghề, chính sách liên quan đến giáo dục, chăm sóc sức khoẻ sinh
sản, chính sách giảm bất bình đẳng giới, giải quyết bất bình đẳng trong các tầng lớp xã
hội và chú trọng chính sách đất đai nông nghiệp.


2

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. iv
TĨM TẮT .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 ........................................................................................................... 4
GIỚI THIỆU .......................................................................................................... 4
1.1 Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 4
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 6
1.3 Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 6
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................... 6
1.5 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 7
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.......................................................................... 7

1.7 Kết cấu luận văn ............................................................................................... 8
CHƯƠNG 2 ........................................................................................................... 9
CÁC LÝ THUYẾT VỀ NGHÈO ........................................................................... 9
2.1 Khung lý thuyết về nghèo ................................................................................ 9
2.1.1 Yếu tố cá nhân của nghèo ........................................................................... 10
2.1.2 Yếu tố về văn hoá, khu vực địa lý của nghèo ............................................. 10
2.1.3 Yếu tố cấu trúc xã hội của nghèo ................................................................ 11
2.2 Các cơ sở xác định nghèo............................................................................... 12
2.3 Thước đo nghèo.............................................................................................. 14
2.4 Các mơ hình về các yếu tố tác động đến nghèo ............................................. 16


3

2.5 Các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến nghèo ................... 17
CHƯƠNG 3 .......................................................................................................... 25
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 25
3.1 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu ............................................................... 25
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 25
3.1.2 Dữ liệu ......................................................................................................... 25
3.2 Mơ hình nghiên cứu ....................................................................................... 26
CHƯƠNG 4 .......................................................................................................... 32
THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGHÈO Ở VÙNG ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG ................................................................................. 32
4.1 Khái quát chung về vùng Đồng bằng Sông Cửu Long .................................... 32
4.2 Nghèo ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long .................................................... 38
4.3 Mơ hình kinh tế lượng .................................................................................... 42
CHƯƠNG 5 .......................................................................................................... 49
KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH............................................................... 49
5.1 Kết luận........................................................................................................... 49

5.2 Gợi ý các chính sách giảm nghèo.................................................................... 51
5.3 Hạn chế nghiên cứu ........................................................................................ 54
5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 56
PHỤ LỤC ................................................................................................................a


4

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một câu chuyện điển hình về phát triển thành cơng trong công
cuộc Đổi mới và đạt được nhiều thành tựu đáng kể về kinh tế và xã hội trong thập kỷ
qua. Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế
giới với thu nhập bình quân đầu người khoảng 100 USD/năm đã vươn lên trở thành
quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng 25 năm với thu nhập đầu người trên
2.000 USD/năm vào năm 2014 (WB, 2015). Mặc dù, nhiều mục tiêu thiên niên kỷ
(MDG) của nước ta đã đạt và vượt nhưng vấn đề giảm nghèo lại còn nhiều thách thức.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2012) nếu sử dụng chuẩn nghèo “dựa
theo nhu cầu cơ bản” (GSO – WB) như thống nhất từ đầu vào đầu thập kỷ 1990, tỉ lệ
nghèo tính theo đầu người giảm từ 58% vào đầu thập kỷ 1990 xuống 14,5% năm 2008
và theo chuẩn này tỉ lệ nghèo ước giảm xuống dưới 10% vào năm 2010. Những thành
tựu thể hiện rất rõ khi đánh giá theo chuẩn quốc tế bình quân đầu người 1,25 USD và
2 USD/ngày (tính ngang giá sức mua tương đương 2005).
Mặc dù hàng chục triệu hộ gia đình Việt Nam đã thoát nghèo trong thập kỷ
qua nhưng rất nhiều hộ trong số đó có thu nhập rất sát chuẩn nghèo và vẫn rất dễ tái
nghèo. Người nghèo đang phải đối mặt với những khó khăn thách thức như sự cơ lập,
hạn chế về tài sản, trình độ học vấn thấp, sức khỏe kém và tốc độ giảm nghèo hiện
nay khơng cịn cùng nhịp với tăng trưởng kinh tế như trước. Nghèo trong các nhóm

dân tộc thiểu số trở thành một thách thức ngày càng tăng và kéo dài. Tuy 53 dân tộc
thiểu số ở Việt Nam chiếm dưới 15% tổng dân số của cả nước nhưng lại chiếm tới
47% tổng số người nghèo vào năm 2010. Khi sử dụng chuẩn nghèo mới phản ánh tốt
hơn các điều kiện sống của người nghèo, trong năm 2010, có 66,3% người dân tộc
thiểu số được phân loại nghèo, so với chỉ 12,9% ở người Kinh (WB, 2012).
Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng
về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phịng và đối ngoại, đồng thời có nhiều tiềm năng


5

và điều kiện phát triển kinh tế (Nguyễn Thị Ánh, 2012) nhưng lại là một trong những
vùng có tỷ lệ nghèo xếp sau vùng Trung du miền núi phía Bắc và vùng Bắc Trung bộ
và Duyên hải miền Trung vùng trên cả nước (Hình 1). Trong thập kỷ qua, cơ cấu kinh
tế cấu vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đã có nhiều chuyển biến tích cực sang các
lĩnh vực cơng nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất
trong vùng hiện nay. Đất nông nghiệp chiếm 64,3% tổng diện tích đất sản xuất ở
Đồng bằng Sơng Cửu Long (GSO, 2014). Tình trạng biến đổi khí hậu gây nhiều hậu
quả ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên và môi trường của khu vực. Năng suất lúa đã
bắt đầu suy giảm cung với việc thu hẹp diện tích đất sản xuất do lũ và tình trạng ngập
mặn dần xâm lấn đất liền. Thêm vào đó là các áp lực về kinh tế xã hội trở nên gây gắt
vì phải chịu áp lực rủi ro kinh tế và môi trường, nơng dân quy mơ nhỏ ngày càng gặp
nhiều khó khăn trong việc đảm bảo tối thiểu lợi nhuận và duy trì cuộc sống ổn định
(WB, 2014). Sự gia tăng bất bình đẳng, di cư lao động từ nơng thơn lên thành thị làm
cho vùng Đồng bằng Sông Cửu Long gây nhiều vấn đề cần giải quyết.
Theo cơ quan Phát triển Quốc tế Australia (2004) nhận định rằng vùng Đồng
bằng Sông Cửu Long là nơi cần nhiều sự hỗ trợ hơn vì tỷ lệ nghèo cao và ít được thu
hút tập trung các nhà tài trợ so với khu vực khác ở Việt Nam. Với những lý do trên,
tình trạng nghèo ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long cần được nghiên cứu nhiều hơn
để giải quyết các vấn đề còn tồn tại theo thời gian.

Vì vậy, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề về nghèo là rất cần thiết trong giai
đoạn phát triển đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Hiện nay, tuy
có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về nghèo đưa ra nhiều giải pháp, đóng
góp gợi ý chính sách cho mục tiêu MDG của quốc gia nhưng thực trạng nghèo vẫn
đang tiếp diễn và biến đổi theo thời gian. Trong giới hạn đề tài luận văn cao học, tác
giả tiến hành nghiên cứu phân tích nghèo ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nhằm
nắm bắt những yếu tố tác động đến nghèo và gợi ý các chính sách giảm nghèo cho
vùng trong tương lai.


6

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trong giới hạn đề tài luận văn, tác giả tìm hiểu và áp dụng các lý thuyết cơ
bản về nghèo đã được công nhận từ các thế hệ trước. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh
giá tình trạng nghèo ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long từ số liệu khảo sát điều tra
mức sống dân cư Việt Nam năm 2014 của Tổng Cục Thống kê. Đồng thời, đề tài
phân tích đưa ra các yếu tố nào tác động đến nghèo của hộ gia đình ở và đánh giá
mức độ tác động của từng yếu tố đó đối với tình trạng nghèo của Đồng bằng Sông
Cửu Long và các tỉnh, thành trong vùng nghiên cứu. Từ đó kết quả phân tích, tác giả
đề xuất những chính sách nhằm giúp người dân nâng cao mức sống, giảm nghèo hiệu
quả cho vùng trong tương lai.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng nghèo của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long như thế nào so với các
vùng lân cận và so với cả nước? Khi đó, những yếu tố nào đang tác động đến nghèo
của hộ gia đình ở Đồng bằng Sông Cửu Long và mức độ tác động của từng yếu tố
như thế nào? Cuối cùng là, những phát hiện mới và đóng góp nào nhằm gợi ý các
chính sách giảm nghèo cho vùng nghiên cứu?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu tình trạng nghèo của hộ gia đình ở Đồng bằng Sơng Cửu Long ở

thời điểm khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2014. Đánh giá mức độ của các
yếu tố tác động đến nghèo của vùng nghiên cứu ở thời điểm hiện tại.
Trong phạm vi đề tài luận văn cao học, giới hạn của nghiên cứu thực hiện trên
cơ sở các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trước đó để phân tích đánh giá thực
trạng nghèo ở Đồng bằng Sơng Cửu Long. Nghiên cứu phân tích ở cấp độ hộ gia đình
theo khảo sát VHLSS 2014, khơng xét đến chi tiết từng cá nhân trong hộ. Đồng thời,
đề tài sử dụng phân tích định lượng chỉ áp dụng mơ hình hồi quy Binary Logistic để
đánh giá các yếu tố tác động đến nghèo. Giới hạn các số liệu phân tích của đề lọc lấy
từ bộ dữ liệu khảo sát điều tra mức sống dân cư Việt Nam năm 2014 (VHLSS 2014)
của Tổng Cục Thống kê kết hợp số liệu các báo cáo Tổng Cục Thống kê, Ngân hàng


7

Thế giới và một số báo cáo khác. Theo đó, số liệu vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long
gồm có 1.905 hộ gia đình trên tổng số 9.399 hộ cả nước từ bộ dữ liệu VHLSS 2014.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng hợp các lý thuyết và nghiên cứu
thực tế. Tiếp đó, sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với so sánh để phân
tích tình trạng nghèo giữa thành thị và nông thôn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
và đánh giá các yếu tố tác động đến nghèo nhằm gợi ý chính sách giảm nghèo cho
vùng nghiên cứu.
Đồng thời, nghiên cứu sử dụng thêm phương pháp định lượng thơng qua phân
tích hồi quy mơ hình kinh tế lượng để xác định những yếu tố tác động chủ yếu đến
xác suất nghèo của hộ gia đình và đánh giá mức độ tác động của từng yếu tố trong
mơ hình nghiên cứu. Phân tích tiến hành chọn lọc dữ liệu, ước lượng và kiểm định
mơ hình hồi quy Binary Logistic. Các phương pháp nghiên cứu chính thức được sử
dụng trong nghiên của đề tài sẽ được trình bày chi tiết hơn ở phần chương 2 của
nghiên cứu này.
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Đề tài nghiên cứu về nghèo luôn mang giá trị khoa học lớn và nhiều ý nghĩa
phù hợp thực trạng phát triển của Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài chỉ ra
các yếu tố tác động đến nghèo của hộ gia đình ở vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long.
Tác giả mong muốn đóng góp phần nhỏ vào xây dựng chính sách giảm nghèo của hộ
gia đình, nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống người và phát triển kinh tế xã hội bền
vững của vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long. Qua đó, kết quả của đề tài là cơng trình
nghiên cứu thực nghiệm của chính tác giả và mang ý nghĩa đóng khoa học cho các
cơng trình nghiên cứu tiếp theo của bản thân cũng như nhà nghiên cứu khác. Đây
cũng là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên trong các trường đại học để thực
hiện các nghiên cứu khác.


8

1.7 Kết cấu luận văn
Chương 1, giới thiệu. Phần này sẽ giới thiệu chung về vấn đề nghiên cứu của
đề tài gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu, câu hỏi, đối tượng, phạm vi, phương pháp
nghiên cứu và ý nghĩa khoa học của đề tài nhằm thể hiện tập trung tất cả những vấn
đề cần nghiên cứu trong luận văn.
Chương 2, các lý thuyết về nghèo. Nội dung gồm khung lý thuyết về nghèo,
các phương pháp xác định nghèo, đo lường nghèo, lược khảo các nghiên cứu về nghèo
của hộ và chỉ ra các yếu tố tác động đến nghèo của hộ.
Chương 3, phương pháp nghiên cứu. Nội dung trình bày gồm các phương pháp
nghiên cứu và mơ tả dữ liệu nghiên cứu, đồng thời đưa ra mơ hình nghiên cứu chính
thức của đề tài.
Chương 4, thực trạng và các yếu tố tác động đến nghèo ở vùng Đồng bằng
Sơng Cửu Long. Phần này trình bày thực trạng vùng nghiên cứu và thảo luận các kết
quả nghiên cứu. Trong đó bao gồm những thực trạng về kinh tế xã hội vùng Đồng
bằng Sông Cửu Long, các kết quả thống kê mô tả nghèo và các kết quả ước lượng mơ
hình hồi quy các yếu tố tác động đến xác suất nghèo sẽ trình bày cụ thể.

Chương 5, kết luận và gợi ý chính sách. Nội dung chương này là những phát
hiện mới đóng góp của đề tài, đồng thời nêu lên hạn chế trong nghiên cứu và đề xuất
hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai. Qua các kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ
gợi ý chính sách giảm nghèo cho vùng Đồng bằng Sông Cửu Long phù hợp với xu
thế phát triển của đất nước ta hiện nay.


9

CHƯƠNG 2
CÁC LÝ THUYẾT VỀ NGHÈO
Trong chương này, tác giả sẽ trình bày khái quát khung lý thuyết về nghèo,
các phương pháp xác định và đo lường nghèo và lược khảo qua các nghiên cứu thực
nghiệm trước đó để đưa ra các yếu tố tác động đến nghèo của hộ.
2.1 Khung lý thuyết về nghèo
Trước tiên, nghiên cứu đưa ra khái niệm về nghèo được bởi người khởi đầu
nền kinh tế học hiện đại, Adam Smith cho rằng “nghèo là khơng có khả năng mua
những hàng hố thiết yếu đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của cuộc sống”
(Smith, 1776).
Đồng quan điểm với Adam Smith, nhà kinh tế học Sen (1999) cho rằng để tồn
tại, con người cần có những nhu cầu vật chất và tinh thần tối thiểu, nếu dưới mức tối
thiểu này, con người sẽ bị coi là đang sống trong nghèo nàn. Những nhu cầu tối thiểu
đó chẳng hạn như thu nhập kém, trình độ thấp, sức khoẻ kém, mất an ninh, thiếu tự
tin hoặc khơng có quyền tự do ngơn luận thì cho là nghèo (Khandker, 2009).
Theo Ngân hàng Thế giới (2000) đưa ra khái niệm đầy đủ hơn và thường được
nghiên cứu cho rằng những người khơng có đủ thu nhập để đáp ứng các nhu cầu tối
thiểu của con người về dịch vụ y tế, nhà cửa, quần áo và giáo dục theo tiêu chuẩn
chung của cuộc sống được cho là nghèo. Tuy nhiên, các nghiên cứu thường tiếp cận
khái niệm nghèo ở mức độ hộ gia đình thay vì ở mức độ cá nhân (Duncan, 1984).
Như vậy, sau khi lược khảo qua các khái niệm, trong phần tiếp tác giả sẽ trình

bày các lý thuyết về nghèo nhằm giải thích thêm các nguyên nhân dẫn đến tình trạng
nghèo. Trong các lý thuyết về nghèo được thừa nhận, theo Rank (2001) có thể nhóm
lại thành ba yếu tố chính gồm: yếu tố cá nhân, yếu tố văn hoá, khu vực địa lý và yếu
tố cấu trúc xã hội.


10

2.1.1 Yếu tố cá nhân của nghèo
Lý thuyết về các yếu tố cá nhân hay chủ nghĩa cá nhân bao gồm hành vi, thái
độ cá nhân, vốn con người và động lực tạo ra phúc lợi (Gans, 1995). Các đặc điểm cá
nhân nếu thể hiện như thiếu tinh thần siêng năng làm việc, kém về đạo đức, trình độ
học vấn thấp hoặc khơng có khả năng cạnh tranh trong thị trường chính là nguyên
nhân dẫn đến nghèo (Rank, et al., 2003).
Quan điểm về hành vi cá nhân đã hình thành từ thế kỷ XIX, các quan điểm cho
rằng “Nghèo là tất yếu nếu người lao động khơng có động lực để làm việc”
(Townsend, 1979). Do đó, chứng tỏ hành vi cá nhân quyết định đến khả năng nghèo
của họ, sự lựa chọn sẽ mang lại phúc lợi riêng của từng cá nhân.
Bên cạnh đó, khả năng cạnh tranh giữa các cá nhân cũng là đặc điểm quan
trọng trong xã hội. Xuất phát từ Thuyết xã hội biện chứng của Darwin cho rằng sự
chọn lọc tự nhiên là nguyên nhân chính của nghèo trong xã hội (James, 2006).
2.1.2 Yếu tố về văn hoá, khu vực địa lý của nghèo
Lý thuyết thứ hai là lý thuyết văn hoá, khu vực địa lý của nghèo. Trước tiên
đề cập các lý thuyết văn hoá nghèo cho rằng tình trạng nghèo là do truyền từ thế hệ
trước trong gia đình hoặc do di truyền hoặc do giáo dục. Theo Lewis (1965) cho rằng
các thành phần nghèo nhất trong xã hội có xu hướng tạo thành một nhóm người, mang
những đặc điểm riêng và phần lớn tự duy trì. Yếu tố văn hố tác động đến nghèo xảy
trong môi trường kinh tế xã hội với mức thu nhập thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao, trình
độ, kỹ năng của con người thấp. Trong trường hợp khơng có sự trợ giúp của Chính
phủ, nhóm người thu nhập thấp này sẽ hình thành văn hố nghèo chống lại các tầng

lớp giàu có và duy trì mang nét đặc trưng riêng (Lewis, 1965), nói cách khác là tạo
thành văn hố của nhóm người nghèo.
Tuy nhiên, các quan điểm khác Gans (1971), Rank (2004), Mandell và Schram
(2003) khơng đồng tình theo lý thuyết văn hoá trên, họ cho rằng yếu tố văn hoá chỉ
là cách đỗ trách nhiệm về những người nghèo bởi các nhà chính trị gia. Theo Gans
(1971), Rank (2004) cho rằng vốn con người hay nguồn lực con người có tác động


11

đến khả năng thoát nghèo. Các nghiên cứu cho thấy nguồn nhân lực tác động đáng kể
đến thu nhập cá nhân, vì vậy thiếu nguồn nhân lực sẽ dẫn đến nghèo.
Cũng như các lý thuyết yếu tố văn hoá, lý thuyết khu vực địa lý thể cũng thể
hiện thêm về đặc điểm không gian, khu vực đối với vùng nghèo. Lý thuyết này cho
rằng nghèo xuất hiện ở một khu vực nhất định, thực tế cho thấy các cá nhân, tổ chức,
văn hoá thuộc khu vực thiếu thốn các nguồn tài nguyên cần thiết để tạo thu nhập
thường rơi vào tình trạng nghèo (Morrill và Wohlenberg, 1971). Lý thuyết khu vực
địa lý đã mơ tả gần gủi với tình trạng nghèo. Ví dụ người nghèo thường sống ở khu
vực có nhiều tệ nạn xã hội, thiếu thốn các dịch vụ xã hội, thu nhập thấp và ít thu hút
cá nhân hay tổ chức sinh sống. Các khu vực nông thôn thường là nơi dừng chân của
công nghệ lạc hậu và thị trường cạnh tranh, nơi có mức lương thấp thống trị sản xuất
(Hansen, 1970).
Lý thuyết trên thừa nhận các yếu tố cơ bản dẫn đến tình trạng ban đầu của
nghèo chẳng hạn như thiếu các dịch vụ xã hội đầy đủ, nhà ở đạt tiêu chuẩn, giáo dục,
phân biệt chủng tộc dai dẳng, thiếu cơ hội việc làm. Đồng thời, thái độ và hành vi của
con người cũng là nguyên nhân của nghèo.
2.1.3 Yếu tố cấu trúc xã hội của nghèo
Cuối cùng là lý thuyết cấu trúc xã hội, một lý thuyết thể hiện đầy đủ và tiến bộ
của xã hội so với các lý thuyết trước đó. Lý thuyết nhìn nhận vấn đề nguồn nhân lực
trên góc độ tổng hồ các mối quan hệ các hệ chính trị, xã hội và kinh tế tác động tạo

ra thu nhập và phúc lợi. Các tiêu chuẩn của cuộc sống và các mối quan hệ của cá nhân
phải được hình thành trên cơ sở giáo dục, thị trường lao động, cơ hội và tăng trưởng
kinh tế. Cấu trúc của xã hội theo lý thuyết này bao gồm các mối quan hệ như giới
tính, chủng tộc, quyền lực và vai trị trong xã hội sẽ quyết định số phận cá nhân
(Bradshaw, 2007). Lý thuyết cấu trúc xã hội chỉ ra rằng để giảm nghèo cần thực hiện
nhiều chính sách về kinh tế, xã hội đối với người nghèo. Các chính sách cần thiết xố
đói, giảm nghèo như năng cao tiền lương, giải quyết việc làm, phát triển các dịch vụ


12

y tế chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo an ninh, hỗ trợ bảo hiểm xã hội cho người dân
(Bradshaw, 2007).
Mặc dù các lý thuyết nghèo theo nhiều quan điểm khác nhau, nhưng đến nay
khơng hình thành một lý thuyết chung nào về nghèo. Do đó, khi nghiên cứu về nghèo
thì tuỳ theo cách tiếp cận khác nhau mà các nghiên cứu áp dụng một lý thuyết nghèo
phù hợp với từng đặc điểm của vùng, quốc gia được tiến hành nghiên cứu.
Như vậy, qua lược khảo các khung lý thuyết bao gồm các khái niệm nghèo và
các quan điểm khác nhau về nghèo, tác giả tiếp tục xem xét các phương pháp xác
định nghèo để giải thích rõ cho các khái niệm và đưa ra phương pháp tiếp cận nghèo
cho nghiên cứu này.
2.2 Các cơ sở xác định nghèo
Hiện nay, có nhiều phương pháp khác nhau để xác định nghèo nhằm theo dõi
thay đổi tình trạng nghèo và để định hướng các chương trình của Chính phủ cho các
chính sách giảm nghèo. Phần này, trình bày lược khảo qua các phương pháp xác định
nghèo phổ biến như sau:
Phương pháp tiếp cận thứ nhất là cách tiếp cận nghèo theo Tổng cục Thống kê
và Ngân hàng Thế giới (gọi tắt là phương pháp GSO-WB) sử dụng mức chi tiêu làm
chuẩn nghèo và được áp dụng chủ yếu để tìm hiểu về những thay đổi tình trạng nghèo
trong dài hạn. Chuẩn nghèo ban đầu của GSO-WB được xây dựng có sử dụng một

phương pháp chuẩn quốc tế về chi phí cho những nhu cầu cơ bản trên cơ sở tham
chiếu đến rổ hàng lương thực của các hộ nghèo tính theo calo (2.100 kcal/người/ngày)
cộng với một phần phân bổ của nhu cầu hàng phi lương thực thiết yếu dựa trên xu
hướng tiêu dùng. Những hộ cho là nghèo nếu mức chi tiêu không đạt mức chuẩn này.
Ở Việt Nam, phương pháp này đã được áp dụng trong các cuộc Điều tra mức sống
dân cư Việt Nam do Tổng cục Thống kê tiến hành từ năm 1992 đến nay và được tiến
hành định kỳ 2 năm/1 lần trên cả nước.
Một phương pháp khác là xác định chuẩn nghèo theo mức thu nhập. Đây là
phương pháp xác định hộ nghèo do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đưa ra


13

mức thu nhập tối thiểu nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người dân (có tên gọi
khác là phương pháp MOLISA) áp dụng nhằm đưa ra cách phân loại để xác định
những đối tượng được thụ hưởng trong các chương trình giảm nghèo của cả nước
cũng như để theo dõi tình trạng nghèo trong ngắn hạn. Phương pháp này dựa mức thu
nhập bình qn đầu người thơng qua các cuộc điều tra của Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội tiến hành theo chu kỳ 5 năm và được Chính phủ phê duyệt chuẩn
nghèo chung cho cả nước (Ngân hàng Thế giới, 2012). Nguyên tắc của phương pháp
này dựa vào các cuộc điều tra của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hỏi về tài
sản và về thu nhập từ các nguồn khác nhau, sau đó cộng tất cả các nguồn thu nhập
chia cho số người trong hộ và xác định chuẩn nghèo cho từng vùng.
Tuy nhiên, việc sử dụng liên tục hai phương pháp xác định nghèo và theo dõi
tình trạng nghèo trên, đơi khi gây ra phức tạp cho việc đối thoại giữa cộng đồng tài
trợ phát triển và các nhà nghiên cứu trong nước (những người thường sử dụng cách
tiếp cận của GSO-WB) với chính phủ (có xu hướng sử dụng cách tiếp cận chính thức
của Bộ LĐTBXH). Vì vậy khơng có phương pháp nào đương nhiên tốt hơn phương
pháp kia: “Cả hai phương pháp này được thiết kế cho các mục tiêu khác nhau và đều
có giá trị như nhau vào mục đích hoạch định chính sách giảm nghèo” (Ngân hàng thế

giới, 2012).
Ngồi ra cịn một số phương pháp khác cũng hay được sử dụng như phương
pháp xếp loại của địa phương, phương pháp này được Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội sử dụng để lập danh sách các hộ nghèo theo địa phương dựa trên thông tin
cung cấp từ chính quyền địa phương, nhất là chính quyền các thơn, bản, xã. Dựa vào
các tiêu chí của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cung cấp cho chính quyền địa
phương cấp xã bầu chọn ra danh sách hộ nghèo và gửi về phòng Lao động – Thương
binh và Xã hội huyện xem xét để cấp sổ hộ nghèo hoặc cận nghèo; Phương pháp vẽ
bản đồ nghèo là phương pháp này kết hợp giữa phỏng vấn sâu của các cuộc điều tra
hộ với phạm vi rộng để tính mức chi tiêu dự báo của hộ nhằm phản ánh mức sống
của hộ và so sánh mức độ nghèo đói giữa các vùng.


14

Như vậy, trong nhiều phương pháp tiếp cận để xác định nghèo được đề cập,
cách tiếp cận theo phương pháp thu nhập hoặc chi tiêu được sử dụng chủ yếu vì khả
năng phân tích thực tế tình trạng nghèo liên quan các đặc điểm cá nhân, điều kiện
kinh tế xã hội (Bigsten et al., 2005). Đặc biệt, phương pháp tiếp cận chi tiêu là tốt
nhất thường dùng để đo lường về nghèo hơn là thu nhập (Ravallion, 1994; Lipton &
Ravallion, 1995; Deaton, 1997). Có hai lý do để chọn chi tiêu thay vì thu nhập để xác
định nghèo (Coudouel et al., 2002).
Một là, chi tiêu được xem là chỉ số tốt hơn so với thu nhập. Chi tiêu thể hiện
khả năng tiêu dùng của hộ gia đình để đáp ứng nhu cầu tối thiểu của hộ gia đình,
trong khi đó thu nhập chỉ là yếu tố cơ bản để phục vụ nhu cầu chi tiêu của hộ. Do đó,
chi tiêu thể hiện mức nhu cầu sống tối thiểu của hộ.
Hai là, dữ liệu thu thập mức chi tiêu thường tốt hơn so với thu nhập. Người
dân thường có xu hướng khai thông tin thu nhập thấp hơn chi tiêu, bên cạnh đó thu
nhập cịn chịu ảnh hưởng bởi thời vụ, ngành nghề, rủi ro, khu vực,... Số liệu chi tiêu
thường đúng thực tế và thể hiện tình trạng nghèo hay không nghèo.

2.3 Thước đo nghèo
Khi đã xác định cách tiếp cận nghèo như trên, phần tiếp theo sẽ chỉ ra thước
đo lường nghèo thường được sử dụng nhất. Theo Sen (1976) cho rằng trong đo lường
nghèo cần nhận diện hai vấn đề riêng biệt: (i) Xác định nghèo trên tổng dân số và (ii)
Xây dựng chỉ số nghèo dựa vào vào thơng tin sẵn có đối với người nghèo. Giải quyết
hai vấn đề này sẽ lựa chọn được một tiêu chí để đưa ra chuẩn nghèo. Trong nghiên
cứu về nghèo, có nhiều tác giả đã có nhiều đóng góp đáng kể như các nghiên cứu của
Rowntree (1901), Weisbrod (1965), Townsend (1954) và Atkinson (1970). Mặc dù
vậy lại rất ít nghiên cứu về vấn đề (ii).
Trên cơ sở xác định chuẩn nghèo, thước đo để đo lường nghèo thường được
sử dụng là chỉ số FGT do Foster - Greer - Thorbecke (Foster, et al, 1984), đây là công
cụ đo lường nghèo phổ biến nhất (Coudouel, 2002). Thước đo FGT thường được sử


15

dụng trong phân tích tình trạng nghèo của các hộ gia đình nơng thơn và chỉ số nghèo
FGT đo lường mức độ nghèo được xác định như sau:
q

α

(z − yi )
1
]
Pα (y, z) = ∑ [
n
z
i=1


Trong đó: yi: là chi tiêu bình quân hay thu nhập bình quân đầu người của hộ
thứ i; z: là chuẩn nghèo hay ngưỡng nghèo (Poverty Line) của hộ; n: tổng số hộ trong
mẫu phân tích; q: số hộ nghèo; α: đại lượng đo mức độ nghèo FGT và α nhận giá trị
0, 1, 2.
Khi α = 0, chỉ số FGT trở thành:
1

𝑞

𝑛

𝑛

𝑃0 = ( ) 𝑞 =

; tức là tỷ lệ hộ nghèo trên tổng số mẫu. Đây được gọi là tỷ

lệ nghèo (Incidence) hay chỉ số điếm trên đầu người (Headcount Index). Tuy nhiên,
chỉ số này không chỉ ra mức độ nghiêm trọng của nghèo hay sự chênh lệch giữa chi
tiêu (hay thu nhập) bình quân so chuẩn nghèo.
Khi α = 1, chỉ số FGT trở thành:
𝑞

1
𝑧 − 𝑦𝑖
)
𝑃1 = ∑ (
𝑛
𝑧
𝑖=1


Đây là chỉ số đo độ sâu của nghèo (Poverty Depth) hay chỉ số khoảng cách của
nghèo (Poverty Gap Index), chỉ số này cho biết sự thiếu hụt trung bình trong chi tiêu
(thu nhập) của hộ nghèo so với ngưỡng nghèo và tính trên tổng thể mẫu. Ưu điểm của
chỉ số này chỉ ra được độ sâu và quy mô của nghèo, phản ánh khoảng cách chi tiêu
(thu nhập) bình quân của hộ nghèo so với chuẩn nghèo.
Và khi α = 2, chỉ số FGT trở thành:
𝑞

1
𝑧 − 𝑦𝑖 2
)
𝑃2 = ∑ (
𝑛
𝑧
𝑖=1


16

Chỉ số này gọi là chỉ số khoảng cách nghèo bình phương so với chuẩn nghèo
(Squared Poverty Gap Index) và thể hiện mức độ nghiêm trọng của nghèo.
2.4 Các mô hình về các yếu tố tác động đến nghèo
Thơng thường các nghiên cứu phân tích nghèo ở các vùng nơng thơn thì mơ
hình hồi quy nhị thức được sử dụng nhiều nhất, nhằm xác định xác suất nhị phân của
biến phụ thuộc (Gujarati, D. N., Porter, 2009). Trong nghiên cứu các yếu tố tác động
đến nghèo ở vùng nông thôn Nigeria, tác giả đã sử dụng mơ hình hồi quy nhị thức để
kiểm chứng lý thuyết cho kết quả rất phù hợp (Igbalajobi O., et al, 2013).
Hầu hết các cách đo lường về nghèo trên thế giới xác định dựa vào mức chi
tiêu hay thu nhập của người dân được quy đổi thành tiền. Nhưng theo Sen (1999) cho

rằng đây không phải là cách tối ưu nhất mà phải tiếp cận phân tích đo lường nghèo
cần đưa vào thêm các chỉ số về phúc lợi, chẳng hạn như: trình độ giáo dục, y tế và
các biến kinh tế khác lồng ghép vào (Ravallion, 1998, trang 15).
Một số mơ hình hồi quy với biến phụ thuộc là biến nhị phân được đưa ra là
nhận giá trị 0 hoặc 1 nên việc ước lượng giá trị trung bình của Y như một hàm các
biến độc lập và việc cần phân tích là khả năng hay xác suất Y là 1 (hoặc Y là 0) dưới
sự tác động của các biến độc lập. Hàm hồi quy tổng quát có dạng: P(Y=1/X) = F(X)
Các mơ hình phổ biến nhất là Logit và Probit được dùng phổ biến. Trong đó,
mơ hình Logit là mơ hình nhị phân (hay Binary logistic) phân tích các mối tương
quan giữa khả năng giữa các yếu tố đến đối tượng phân tích được David Cox phát
triển vào thập niên 70. Mơ hình logistic có dạng:

P(Y  1) 

e

( , X )

1 e

( , X )

;   ( ,  ,...,  ), X  (1, X ,..., X )
1 2
2
k
k

Sau khi biến đổi hàm hồi quy logit trở thành:
 P 

i      X  ...   X  u
i
1
2 2i
k ki
1 P 
i


ln


17

Một cách tiếp cận khác là mơ hình Probit, nếu như mơ hình Logit giả định các
sai số có phân phối Logistic thì mơ hình Probit trong hồi quy có phân phối chuẩn hố.
Mơ hình Probit và Logit giống nhau về dấu và ý nghĩa thống kê nhưng trong mô hình
Probit có hệ số ước lượng bé hơn mơ hình Logit. Tuy nhiên trong thực tế các nhà
nghiên cứu thường sử dụng mơ hình Logit phổ biến hơn vì nó đơn giản và dễ tính
tốn.
Như đã trình bày trên, nghiên cứu sẽ chọn mơ hình Logit với phương pháp
Maximum Likelihood (MX) để ước lượng các hệ số hồi quy. Trong đó biến giải thích
(biến độc lập) là biến giả hoặc các biến định lượng và các biến phụ thuộc cũng là các
biến nhị phân rời rạc không liên tục. Do đó, để đánh giá sự khả năng hay tương quan
của các yếu tố tác động đến nghèo không thể thực hiện trên mơ hình hồi quy tuyến
tính thơng thường vì các biến phụ thuộc không phải là biến liên tục mà là biến nhị
phân rời rạc.
2.5 Các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến nghèo
Các công trình nghiên cứu trước đây như của Madajewicz (1999), Van De
Walle và Gunewardena (2001), Minot et al. (2004), Khandker (2009) và Baker (2000)

cũng cho rằng các yếu tố tác động đến nghèo gồm: nghề nghiệp và tình trạng việc
làm, trình độ học vấn, giới tính chủ hộ, quy mơ hộ, số người sống phụ thuộc, quy mơ
diện tích đất của hộ, quy mơ vay vốn từ định chế chính thức, và khả năng tiếp cận cơ
sở hạ tầng và số lao động di cư. Các nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở phân tích hồi quy
các yếu tác động đến thu nhập và tình trạng nghèo của hộ. Các biến tác động đến
nghèo trong các cơng trình nghiên cứu trên là một trong những cơ sở cho mơ hình
nghiên cứu chính thức ở vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long.
Nhóm nghiên cứu tác động đến nghèo ở Kenya, Châu Phi sử dụng dữ liệu điều
tra cấp hộ gia đình về phúc lợi năm 1994 cho cả nước với gần 10.000 hộ. Nhóm tác
giả áp dụng phương pháp hồi qui qua hai mơ hình logit nhị thức và logit đa thức.
Nghiên cứu cho thấy tình trạng nghèo gắn liền với trình độ giáo dục, quy mơ hộ gia
đình, tham gia hoạt động nông nghiệp và khu vực nông thôn, thành thị. Trong đó,


18

nghèo tập trung ở khu vực nông thôn và việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp ảnh
hưởng cao đến xác suất nghèo. Trình độ học vấn của chủ hộ được tìm thấy là những
yếu tố quan trọng nhất tác động đến nghèo, đặc biệt cần quan tâm hơn đối với giáo
dục cho nữ vì kết quả cho thấy chủ hộ là nữ có nhiều khả năng nghèo hơn các hộ
trong đó đứng đầu là nam. Diện tích đất khơng phải là một yếu tố quyết định về tình
trạng nghèo. Kết quả hồi quy theo mơ hình nhị thức là rất phù hợp trong việc giải
quyết nghèo (Geda A., et al., 2005).
Nghiên cứu về các yếu tố quyết định của nghèo đói ở nơng thơn Ondo State,
Nigeria (Igbalajobi O., et al, 2013). Dữ liệu sơ cấp được sử dụng và một mẫu của 285
hộ nông dân thông qua một kỹ thuật lấy mẫu đa tầng. Sử dụng các dữ liệu thu thập
được phân tích bằng thống kê mơ tả, phân tích mơ hình hồi quy Binary Logistic dựa
vào phương pháp xác định nghèo ở nơng thơn của nhóm tác giả Foster, Greer và
Thorbecke (FGT, 1984). Trong đó biến phụ thuộc nhận giá trị Y=1 là hộ nghèo và
Y=0 là hộ không nghèo, các biến độc lập gồm: tuổi chủ hộ, giới tính chủ hộ, tình

trạng hơn nhân chủ hộ, quy mơ hộ, trình độ học vấn chủ hộ, tiếp cận tín dụng, thu
nhập bình qn đầu người và quy mơ nơng nghiệp. Kết quả hồi quy mơ hình logit
cho thấy rằng tuổi tác, giới tính, tình trạng hơn nhân, quy mơ hộ, tiếp cận tín dụng,
thu nhập và trình độ học vấn chủ hộ là các yếu tố quyết định chính của đói nghèo
trong các hộ gia đình nơng thơn. Tác giả có thể áp dụng phương pháp nghiên cứu này
để phục vụ cho nghiên cứu các yếu tố tác động đến nghèo của hộ gia đình ở Đồng
bằng Sơng Cửu Long.
Theo nghiên cứu Lilongwe và Zomba (Lilongwe và Zomba, 2001) phân tích
hồi quy mơ hình logit các yếu tố tác động đến nghèo dựa vào số liệu 6.457 hộ được
xử lý tin cậy của cuộc điều tra mức sống toàn diện kinh tế xã hội ở Malawi (quốc gia
nhỏ nhất ở Châu Phi) cho kết quả tình trạng đói nghèo ở Malawi Kwacha bị ảnh
hưởng bởi: tuổi người đứng đầu gia đình, tỉ lệ người phụ thuộc, qui mơ hộ gia đình,
giáo dục, nghề nghiệp, việc làm nơng nghiệp, khả năng tiếp cận với các dịch vụ, vùng
miền. Nhưng hạn chế của nghiên cứu mức độ giải thích các biến trong mơ hình là
32,83 % và tác giả cho rằng điều này do những hạn chế từ số liệu điều tra mức sống


19

người dân cần cải tiến thu thập số liệu chính xác hơn. Cơng trình được nghiên cứu ở
một nước kém phát triển với các điều kiện kinh tế xã hội gần giống Việt Nam. Chúng
ta có thể tham khảo phương pháp nghiên cứu của các tác giả này để áp dụng cho Việt
Nam.
Theo nghiên cứu đề tài cấp Bộ của Nguyễn Trọng Hoài, Võ Tất Thắng, Lương
Vinh Quốc Duy (2005) về tình trạng đói nghèo ở vùng Đơng Nam Bộ. Nhóm tác giả
ứng dụng các mơ hình kinh tế lượng gồm: mơ hình hồi quy tuyến tính các yếu tố tác
động đến chi tiêu bình qn hộ và mơ hình hồi quy nhị thức (Binary Logistic) các
yếu tố tác động đến nghèo. Kết quả cho thấy mức độ giải thích các biến trong mơ
hình ở mức chưa cao trong hai tỉnh đại diện cho vùng, cụ thể ở Ninh Thuận là 35%
với 605 quan sát và Bình Phước là 27% với 548 quan sát, kết quả đều cho thấy tình

trạng việc làm và sở hữu diện tích đất và vay vốn tác động mạnh nhất đến khả năng
nghèo ở cả hai tỉnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy hạn chế ở quy mô mẫu điều tra nhỏ
so với tổng thể dân số của vùng. Mặt khác, trong mơ hình nghiên cứu cịn hạn chế
giải thích các nhân tố quan trọng như yếu tố dân tộc, sự khác biệt về vùng miền. Cơng
trình nghiên cứu này rất gần với vùng nghiên cứu Đồng bằng Sông Cửu Long và là
tài liệu tham khảo phù hợp với đề tài. Do đó, nghiên cứu này đề xuất sử dụng lại mơ
hình phân tích các nhân tố tác động đến nghèo toàn diện hơn dựa vào bộ dữ liệu
VHLSS 2014.
Theo Bùi Quang Minh (2007) quy mô đất của hộ và quy mô hộ là hai yếu tố
chính ảnh hưởng đến tình trạng đói nghèo ở Bình Phước. Cơng trình nghiên cứu của
tác giả này đã phản ánh được thực trạng nghèo đói của tỉnh Bình Phước đặc biệt là
đã tập trung vào nghiên cứu nhóm nghèo nhất trong các hộ nghèo. Các biến phân tích
của tác giả cũng gần giống các biến của các tác giả khác khi phân tích về nghèo đói.
Từ cơng trình nghiên cứu này chúng ta có thể sử dụng lại khung phân tích mà tác giả
đã áp dụng ở Bình Phước để phân tích cho vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long.
Theo Trương Thanh Vũ (2007) khi nghiên cứu về nghèo đói ở vùng ven biển
Đồng bằng Sơng Cửu Long. Tác giả sử dụng mẫu phân tích 360 hộ từ bộ dữ liệu


×