Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.13 MB, 165 trang )


THỊ
THƯ
NHÀN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

TÔ THỊ THƯ NHÀN

LUẬN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ
VĂN
CÔNG BỐ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN TRÊN
THẠC
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CỦA CÁC DOANH

NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH
KINH
CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

KHĨA
2017
2019

CẦN THƠ, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

TÔ THỊ THƯ NHÀN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN
TRÊN BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CẦN THƠ, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

TÔ THỊ THƯ NHÀN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN
TRÊN BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngành Kế toán
Mã ngành: 8340301


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Nguyễn Thị Loan

CẦN THƠ, 2019


i

CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG

Luận văn này với tựa đề là “ Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông
tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết tại sở giao
dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh”, do học viên Tơ Thị Thư Nhàn thực hiện
theo sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Loan. Luận văn đã được báo cáo và được
Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày …. Tháng … năm 2019

Ủy viên

Ủy viên – Thư ký

……………………….

……………………………

Phản biện 1

Phản biện 2

……………………….


……………………………
Chủ tịch Hội đồng

……………………………


ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tác giả muốn bày tỏ sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc nhất
tới PGS.TS Nguyễn Thị Loan, người hướng dẫn khoa học cho tác giả trong suốt
thời gian thực hiện luận văn. Nhờ sự hướng dẫn tận tình và sự động viên, khích lệ
của Cô mà tác giả đã vượt qua được mọi khó khăn và đạt được kết quả như ngày
hơm nay.
Tiếp theo, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể thầy, cơ Đại học
Tây Đơ nói chung và đặc biệt là thầy, cô Khoa Sau đại học nói riêng. Các thầy,
cơ đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn để tác giả hoàn thành được các học phần
trong chương trình đào tạo thạc sĩ của Nhà Trường. Qua đó, giúp tác giả tích lũy,
bổ sung nhiều kiến thức cần thiết cho việc thực hiện đề tài luận văn này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn đến Lãnh đạo và các đồng nghiệp thuộc khoa
Kinh tế - QTKD, trường ĐH An Giang đã luôn động viên và tạo điều kiện cho tác
giả hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình mình, trong suốt
thời gian học tập cũng như thực hiện luận văn, gia đình ln động viên khích lệ
và tạo điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!


iii


TÓM TẮT
Luận văn nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin
tự nguyện trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường
chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu đưa ra 8 nhân tố ảnh hưởng
đến mức độ công bố thông tin tự nguyện gồm: Quy mô doanh nghiệp, thời gian
niêm yết, khả năng sinh lời, khả năng thanh tốn, có sự tách biệt hội đồng quản
trị và giám đốc điều hành, quy mô hội đồng quản trị, quyền sở hữu tổ chức và
quyền sở hữu nước ngoài. Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên,
nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu trên báo cáo thường niên của 122 doanh
nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh trong giai
đoạn 2015-2017. Tiếp đó, nghiên cứu tiến hành phân tích thống kê mơ tả phân
tích hệ số tuơng quan để kiểm tra mối tương quan và độ phù hợp của các biến
độc lập đo lường bằng thang đo tỷ lệ, kiểm định mơ hình hồi quy tuyến tính bội.
Kết quả cho thấy các nhân tố có ý nghĩa trong nghiên cứu là: quy mô doanh
nghiệp, thời gian niêm yết, khả năng sinh lời và quyền sở hữu tổ chức. Các biến
khả năng thanh toán, tách biệt chủ tịch hội đồng quan trị và giám đốc điều hành,
quy mô hội đồng quản trị và quyền sở hữu nước ngồi khơng ảnh hưởng đến mức
độ công bố thông tin tự nguyện. Từ kết quả phân tích, tác giả đưa ra những kiến
nghị đối với các chủ thể liên quan nhằm nâng cao mức độ công bố thông tin tự
nguyện của các doanh nghiệp niêm yết.


iv

Abstract

Thesis studies the factors affecting the level of voluntary disclosure in
annual reports of the companies listed on the stock market in Ho Chi Minh
City. The research launched 8 factors affecting the extent of disclosure voluntary

including: firm size, listed time, profitability, solvency, the separation board and
directors executive, board size, organizational ownership and foreign
ownership. To assess the influence of these factors, researchers collected data
conducted on annual reports of 122 companies listed on the stock market in Ho
Chi Minh City in the period 2015-2017. Next, the research conducted descriptive
statistical analysis correlation coefficient analysis to examine the correlation and
relevance of measuring independent variables by the scale ratio, testing multiple
linear regression model. The results showed that meaningful factors in the study
were: firm size, listed time, profitability and organizational ownership. The
solvency variables, separate Board of Directors Chairman and Chief Executive
Officer, board size and foreign ownership does not affect the level of voluntary
disclosure. From the analysis results, the authors make recommendations for
stakeholders to enhance the level of voluntary information disclosure of listed
companies.


v

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam kết luận văn thạc sĩ kinh tế “Các nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các doanh
nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh” được
hồn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu
này chưa được công bố trong bất cứ một cơng trình khoa học nào khác.

Cần Thơ, ngày

tháng 04 năm 2019
Ký tên


Tô Thị Thư Nhàn


vi

MỤC LỤC

Chấp thuận của hội đồng ..................................................................................... i
Lời cảm ơn ......................................................................................................... ii
Tóm tắt .............................................................................................................. iii
Lời cam đoan ..................................................................................................... v
Danh sách bảng ................................................................................................. ix
Danh sách hình - sơ đồ ....................................................................................... x
Danh mục từ viết tắt .......................................................................................... xi
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................. 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 3
1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................. 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 3
1.6 Đóng góp mới của luận văn .................................................................... 4
1.7 Bố cục nghiên cứu .................................................................................. 4
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TỰ
NGUYỆN, CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU .. 5
2.1 Lý thuyết liên quan về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông
tin tự nguyện .................................................................................................. 5
2.1.1 Những vấn đề về công bố thông tin và công bố thông tin tự nguyện . 5

a. Khái niệm công bố thông tin và công bố thông tin tự nguyện ............. 5
b. Yêu cầu về công bố thông tin ............................................................. 6
c. Sự cần thiết của công bố thông tin trên thị trường chứng khốn ......... 8
d. Phương tiện cơng bố thơng tin tự nguyện ........................................... 8
e. Nội dung thông tin tự nguyện được công bố trên TTCK ..................... 9
f. Đo lường mức độ công bố thông tin tự nguyện ................................... 9
2.1.2 Những vấn đề chung về báo cáo thường niên ................................. 10
a. Khái niệm báo cáo thường niên ........................................................ 10
b. Thời điểm lập và công bố báo cáo thường niên................................. 11
c. Nội dung cơ bản của báo cáo thường niên ........................................ 11
2.1.3 Các lý thuyết về công bố thông tin.................................................. 12
a. Lý thuyết đại diện (Agency Theory) ................................................. 12
b. Lý thuyết ủy nhiệm (Agency Cost) ................................................... 14


vii

c. Lý thuyết chi phí sở hữu (Proprietary Cost Theory) .......................... 14
d. Lý thuyết tín hiệu (Signalling Theory) .............................................. 15
e. Lý thuyết nhu cầu vốn (Capital need Theory) ................................... 16
2.2 Lược khảo nghiên cứu trong nước và nước ngoài ................................. 17
2.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài ............................................................ 17
2.2.2 Các nghiên cứu trong nước ............................................................. 19
2.3 Các yếu tố tác động đến mức độ công bố thông tin tự nguyện .............. 23
2.4 Mơ hình nghiên cứu.............................................................................. 24
2.4.1 Mơ hình thiết kế nghiên cứu ........................................................... 24
2.4.2 Phát triển giả thuyết nghiên cứu ..................................................... 24
Kết luận chương 2 ........................................................................................ 28
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 29
3.1 Khung nghiên cứu ................................................................................ 29

3.2 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 30
3.2.1 Quy trình nghiên cứu ...................................................................... 30
3.3 Thiêt kế nghiên cứu .............................................................................. 31
3.3.1 Mơ hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTTTN...... 31
3.3.2 Đo lường biến ................................................................................. 32
a. Biến phụ thuộc ............................................................................... 32
b. Biến độc lập.................................................................................... 33
3.3.3 Chọn mẫu ....................................................................................... 33
3.3.4 Công cụ xử lý dữ liệu ..................................................................... 34
Kết luận chương 3 ........................................................................................ 37
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ........................... 38
4.1 Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khốn 38
4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam 38
4.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của HOSE .................................... 38
4.2 Thực trạng CBTTTN trên BCTN của các doanh nghiệp trên HOSE ..... 40
4.2.1 Đánh giá về tình hình CBTTTN trên BCTN của các doanh nghiệp 40
4.2.2 Phân tích thống kê mô tả về mẫu nghiên cứu .................................. 42
4.3 Kiểm định mơ hình nghiên cứu ............................................................ 46
4.3.1 Kiểm định sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu .............................. 46
4.3.2 Kiểm định sự tương quan giữa các biến trong mô hình ................... 47
4.3.3 Kết quả kiểm định sự phù hợp của mơ hình hồi quy ....................... 47
4.4 Phân tích kết quả mơ hình hồi quy ........................................................ 49
4.4.1 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .............................................. 49
4.4.2 Bàn luận về kết quả nghiên cứu ...................................................... 50
Kết luận chương 4 ........................................................................................ 52


viii

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 54

5.1 Kết luận về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ cơng bố thơng tin trên thị
trường chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh .............................................. 54
5.1.1 Kết luận chung ............................................................................... 54
5.1.2 Kết luận về mục tiêu của luận văn .................................................. 54
5.2 Kiến nghị nhằm nâng cao mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo
cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh............................................................................... 56
5.2.1 Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước ............................ 56
5.2.2 Khuyến nghị đối với Hội đồng quản trị và các cổ đông .................. 57
5.2.3 Khuyến nghị đối với nhà đầu tư ...................................................... 58
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................. 58
5.3.1 Hạn chế của đề tài .......................................................................... 58
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 60
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 65


ix

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTTTN
Bảng 2.2: Tổng hợp các nghiên cứu nước ngồi về mức độ cơng bố thơng tin tự
nguyện
Bảng 2.3 : Tổng hợp các nghiên cứu trong nước về mức độ cơng bố thơng tin tự
nguyện
Bảng 3.1: Mã hóa các biến đưa vào mơ hình nghiên cứu
Bảng 3.2: Đo lường các biến độc lập trong mơ hình
Bảng 4.1: Phân ngành các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE tới thời điểm
31/12/2017

Bảng 4.2: Bảng mơ tả tóm tắt mẫu nghiên cứu
Bảng 4.3: Thống kê mô tả mức độ công bố thông tin tự nguyện
Bảng 4.4: Thống kê phân loại mức độ công bố thông tin tự nguyện
Bảng 4.5: Thống kê kết quả mức độ CBTTTN trên sàn HOSE giai đoạn 20152017 theo nhóm thơng tin
Bảng 4.6: Ma trận hệ số tương quan
Bảng 4.7: Hệ số nhân tử phóng đại phương sai (VIF)
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định phương sai sai số
Bảng 4.9: Kết quả phương trình hồi quy tuyến tính bội


x

DANH SÁCH HÌNH - SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Mơ hình nghiên cứu lý thuyết
Sơ đồ 3.1: Khung nghiên cứu
Hình 4.1: Mức độ CBTTTN theo nhóm thơng tin


xi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
BCTN
BTC
CBTT
CBTTTN
CTHĐQT
DN

GAAP

HĐQT
HOSE
KNSL
KNTT
DNNY
QMDN
QMHDQT
QSHNN
QSHTC
SGDCK
TBCTGD
TGNY
TTCK
TTGDCK
UBCKNN

Diễn giải
Báo cáo thường niên
Bộ tài chính
Cơng bố thơng tin
Cơng bố thơng tin tự nguyện
Chủ tịch hội đồng quản trị
Doanh nghiệp
Những nguyên tắc kế toán được
chấp nhận chung
Giám đốc
Hội đồng quản trị
Sở giao dịch chứng khốn Thành

phố Hồ Chí Minh
Khả năng sinh lời
Khả năng thanh tốn
Doanh nghiệp niêm yết
Quy mơ doanh nghiệp
Quy mơ hội đồng quản trị
Quyền sở hữu nước ngoài
Quyền sở hữu tổ chức
Sở giao dịch chứng khoán
Tách biệt chủ tịch và giám đốc
Thời gian niêm yết
Thị trường chứng khoán
Thị trường giao dịch chứng khoán
Ủy ban chứng khoán nhà nước


1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong thị trường chứng khốn (TTCK), thơng tin là yếu tố nhạy cảm ảnh hưởng
trực tiếp đến các quyết định của nhà đầu tư. Vì vậy, cơng bố thông tin (CBTT) là
trách nhiệm và cũng là nghĩa vụ rất quan trọng đối với các tổ chức khi tham gia
thị trường, nhằm đảm bảo tính hiệu quả và cơng bằng của hoạt động tài chính, góp
phần vào sự phát triển lành mạnh của TTCK.
Yêu cầu của các nhà đầu tư đối với việc CBTT đang ngày càng cao hơn, không
chỉ ở việc công bố thông tin bắt buộc, mà cịn cả việc cơng bố thơng tin tự nguyện
(CBTTTN). Thời gian gần đây, vấn đề tự nguyện CBTT được các nhà đầu tư quan

tâm nhiều hơn. Theo Nguyễn Chí Đức và Hồng Trọng (2012) thì tự nguyện
CBTT là một khái niệm khá trừu tượng, đó là việc ngồi các thơng tin bắt buộc
phải cơng bố theo quy định, thì người quản lý phải chủ động trong việc công bố
rộng rãi các thơng tin liên quan đến tình hình tài chính, các thơng tin chiến lược
cũng như các thơng tin phi tài chính của doanh nghiệp. Theo Yinh Chu (2012),
thì việc cơng bố những thơng tin tự nguyện góp phần rất quan trọng trong việc cải
thiện chất lượng công bố thông tin, thể hiện giá trị tương lai và giá trị thật sự của
các doanh nghiệp. Những ưu điểm của việc cơng bố thơng tin tự nguyện đó là: thu
hút các nhà đầu tư, truyền tải những thông tin nhạy cảm để giải thích cho những
khoản đầu tư lớn; nâng cao uy tín của doanh nghiệp...
Thơng tin mà các doanh nghiệp cần cơng bố trên được trình bày chủ yếu trên các báo
cáo: Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên, bản cáo bạch, báo cáo của Hội đồng cổ
đông thường niên,…Theo tác giả thì báo cáo có tính đa dạng thơng tin nhất, thấy được
tồn cảnh của một cơng ty nhất là báo cáo thường niên. Bởi báo cáo này khơng chỉ
cung cấp thơng tin tài chính mà cung cấp cả thơng tin phi tài chính, cả thơng tin hiện
tại và tương lai, cả thông tin định lượng và định tính, cả thơng tin về nhà lãnh đạo,
người lao động, khách hàng, các bên liên quan…Theo đó, báo cáo mà để nhà quản lý
công bố thông tin tự nguyện thuận lợi và phù hợp nhất là báo cáo thường niên. Đối với
nhiều người sử dụng ở các nước phát triển và đang phát triển, các báo cáo thường niên
được coi là quan trọng nhất, thường xuyên nhất và nguồn gốc của thông tin xác thực
nhất trong tất cả các nguồn khác (Botosan, 1997; Châu & Gray, 2010), đã được trích
dẫn bởi Yu Tian & Jingliang Chen (2009).


2

Thấy rõ được yêu cầu ngày càng cao về việc CBTT của các doanh nghiệp từ các
nhà đầu tư cũng như tầm quan trọng của việc CBTT ở các công ty đại chúng. Từ
đó tăng cường mức độ và chất lượng thơng tin cơng bố, bảo về lợi ích nhà đầu từ,
tạo sự minh bạch và ổn định cho thì trường, Bộ Tài chính và ủy ban Chứng khốn

Nhà nước đã đưa ra những quy định thích hợp đối với hoạt động CBTT trên thị
trường chứng khốn nắm bắt thơng tin. Cụ thể từ 2007 đến 2015 BTC đã có tới
04 thông tư hướng dẫn về CBTT trên thị trường chứng khoán được ban hành thay
thế cho nhau. Gần đây nhất là Thông tư 155/2015/TT-BTC được ban hành để thay
thế thông tư 52/2012/TT-BTC nhằm nâng cao trách nhiệm công bố thông tin của
các thành viên thị trường và nhà đầu tư, hồn thiện khn khổ pháp lý điều chỉnh
hoạt động công bố thông tin trên TTCK, đồng thời nâng cao tính cơng khai minh
bạch của thị trường. Tuy nhiên năm 2016, năm 2017 và 2018, Vietstock cùng kết
hợp với Báo Tài chính và Cuộc sống (FiLi) thực hiện cuộc khảo sát toàn diện về
mức độ tuân thủ đúng và đầy đủ về nghĩa vụ công bố thông tin trên thị trường
chứng khốn Việt Nam. Kết quả, năm 2017 chỉ có 114/672 DNNY thuộc danh
sách khảo sát đạt chuẩn công bố thơng tin, tương ứng tỷ lệ là 16,69%; năm 2018
có 266/686 DNNY thuộc danh sách khảo sát đạt chuẩn công bố thông tin, tương
ứng với tỷ lệ là 38,78%. Vậy tại sao đã có quy định về việc CBTT trên TTCK
nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa chấp hành tốt việc này? Nhân tố nào ảnh hưởng
đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp niêm yết? Chính
vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ
công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp
tại sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sĩ
Kinh tế của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Trọng tâm của đề tài là đi tìm các nhân tố ảnh hưởng đến mức
độ CBTTTN trên báo cáo thường niên (BCTN) của các doanh nghiệp tại sở giao
dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và đề xuất mốt số kiến nghị
nhằm góp phần nâng cao mức độ CBTTTN của các DN trên HOSE.
Mục tiêu cụ thể:
-

Đánh giá thực trạng CBTTTN trong báo cáo thường niên của DN trên sàn
HOSE


-

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTTTN trên BCTN của các
doanh nghiệp trên sàn HOSE;


3

-

Trên cơ sở phân tích thực trạng đã nêu, luận văn đề xuất mốt số kiến nghị
nhằm góp phần nâng cao mức độ thông tin tự nguyện được công bố.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận văn này cần đi vào trả lời cho các câu
hỏi sau:
-

Câu hỏi 1: Mức độ CBTTTN của các doanh nghiệp trên sàn HOSE như thế
nào?

-

Câu hỏi 2: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến mức độ CBTTTN và tác động
của từng nhân tố đến mức độ CBTTTN của các doanh nghiệp trên sàn
HOSE?

-


Câu hỏi 3: Những kiến nghị nào để nâng cao mức độ công bố thông tin tự
nguyện của các DNNY trên sàn HOSE.

1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường
niên của các doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên sàn HOSE trong 3 năm 2015,
2016 và 2017.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu chọn nhóm các doanh nghiệp trên sàn HOSE
sau khi loại trừ các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến tài
chính như: cơng ty chứng khốn, ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ đầu tư.
Phạm vi về thời gian: Dữ liệu dùng trong nghiên cứu được tác giả thu thập từ
BCTN và BCTC năm 2015, 2016 và 2017 của các doanh nghiệp nêu trên.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu đề ra của luận văn, tác giả kết hợp cả phương pháp
nghiên cứu định tính và định lượng:
Nghiên cứu định tính: tác giả lựa chọn các biến độc lập kế thừa từ nghiên cứu
của Barako (2007) liên quan đến mức độ công bố thông tin tự nguyện. Bên cạnh
đó, tác giả đối chiếu danh mục các mục thông tin công bố tự nguyện kế thừa từ
Tạ Quang Bình (2012) với thơng tư 155/2015/TT-BTC để đưa ra danh mục chỉ số
CBTTTN chính thức. Để đo lường biến phụ thuộc mức độ CBTTTN và các biến
độc lập, trong nghiên cứu này tác giả kế thừa việc sử dụng thang đo từ các nghiên


4

cứu trước: Coombs&Tayib (1998) và Cooke (1992).
Nghiên cứu định lượng bao gồm:
Phương pháp thu thập dữ liệu: Tiến hành thu thập dữ liệu từ BCTN của 122

DNNY trên sàn HOSE được cơng bố trên website
Phương pháp phân tích dữ liệu: Tác giả dùng phương pháp đo lường chỉ số CBTT
để đo lường mức độ CBTT tự nguyện của các doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng
phuơng pháp thống kê mô tả, phân tích hệ số tuơng quan để kiểm tra mối tương
quan và độ phù hợp của các biến độc lập đo lường bằng thang đo tỷ lệ, kiểm định
mô hình hồi quy tuyến tính bội. Các phân tích này đều đuợc thực hiện bằng phần
mềm STATA 14.0.
1.6 Đóng góp mới của luận văn
Để thực hiện luận văn này, tác giả có sự tham khảo, kế thừa vận dụng các kiến
thức thu thập được trong quá trình nghiên cứu, đồng thời cũng tiếp tục nghiên cứu
thực trạng những nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTTTN của các doanh nghiệp
niêm yết trên sàn HOSE, cụ thể :
- Nghiên cứu tổng quan lại các nghiên cứu có liên quan được cơng bố trước
đó. Từ đó giúp cho người đọc thấy được sự cần thiết của vấn đề tác giả đang
nghiên cứu.
- Nghiên cứu đã tìm ra và đánh giá được các nhân tố ảnh đến mức độ
CBTTTN của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE. Từ đó, tác giả đưa ra
các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao mức độ CBTTTN của các doanh nghiệp
trên sàn HOSE. Kết quả nghiên cứu của tác giả có thể giúp các nhà đầu tư cũng
như các đối tượng sử dụng thông tin tài chính từ các cơng ty đăng ký giao dịch
trên sàn HOSE đưa ra được quyết định phù hợp hơn, hiệu quả hơn trong q trình
đầu tư.
1.7 Bố cục nghiên cứu
Ngồi các danh mục biểu bảng, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
bao gồm 05 chương:
-

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trước và mơ hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận.
Chương 5: Kết luận, kiến nghị và giải pháp


5

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN,
CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

Nội dung chính của chương này tác giả phân tích các lý thuyết nền tảng có liên
quan, tổng quan những nghiên cứu trước làm cơ sở để xây dựng mô hình nghiên
cứu. Nội dung chương 2 bao gồm:
- Tổng hợp một số khái niệm, quy định liên quan đến CBTTTN và BCTN
- Nêu ra các lý thuyết nền tảng liên quan đến mức độ CBTTTN
- Xây dựng mơ hình nghiên cứu lý thuyết
2.1 Lý thuyết liên quan về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông
tin tự nguyện
2.1.1 Những vấn đề về công bố thông tin và công bố thông tin tự nguyện
a. Khái niệm công bố thông tin và công bố thông tin tự nguyện
Thông tin đề cập trong nghiên cứu này là những thông tin liên quan đến tình hình
tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Bao gồm cả
thông tin tài chính và phi tài chinh, cả thơng tin định lượng và định tính, cả hiện
tại và tương lai.
Theo quan điểm của Bộ Tài Chính, được thể hiện trong Sổ tay công bố thông tin
dành cho các công ty niêm yết, công bố thông tin được hiểu là phương thức để
thực hiện quy trình minh bạch của doanh nghiệp nhằm bảo đảm các cổ đơng và
cơng chúng có thể tiếp cận thơng tin. Cơng bố thơng tin kế tốn (Accountinng
Disclosures) là tồn bộ thơng tin được cung cấp thơng qua hệ thống các báo cáo
tài chính của một cơng ty trong thời kỳ nhất định (bao gồm cả các báo cáo giữa

niên độ và báo cáo thường niên.
Theo Tạ Quang Bình-Vụ Phát Triển Thị Trường Chứng Khốn (UBCKNN),
CBTT được hiểu là các định chế, tổ chức khi tham gia vào TTCK phải có nghĩa
vụ cung cấp đầy đủ, trung thực, kịp thời những thơng tin liên quan đến tình hình
hoạt động của mình hoặc của thị trường cho cơng chúng đầu tư biết. Nói cách
khác, CBTT là việc thơng báo đến công chúng đầu tư mọi thông tin liên quan đến
tính hình hoạt động của các tổ chức phát hành chứng khốn, tố chức niêm yết,
cơng ty đại chúng...các thơng tin về tình hình thị trường.


6

Trong lý thuyết kế tốn (Vũ Hữu Đức, 2010), cơng bố được định nghĩa là việc
chuyển đưa các thông tin của các báo cáo ra ngồi cơng chúng. Cơng bố được gọi
là giai đoạn cuối cùng của một chu trình kế tốn. Nội dung, hình thức và số lượng
CBTT tùy thuộc vào quy định và luật pháp của mỗi quốc gia.
Theo Francesca Citro (2013), CBTT bao gồm hai loại là CBTT bắt buộc và CBTT
tự nguyện (không bắt buộc).
CBTT bắt buộc: được định nghĩa là những cơng bố kế tốn được yêu cầu bởi
những quy định của luật pháp ở một vùng lãnh thổ hoặc một quốc gia, theo Luật
Kinh doanh, các chuẩn mực kế toán, các cơ quan quản lý về kế toán, GAAP và
ủy ban chứng khoán. Các cơng bố này được trình bày mang tính chất định kỳ và
thường xuyên.
CBTT tự nguyện: là sự lựa chọn CBTT của doanh nghiệp, hồn tồn khơng bắt
buộc. Có nghĩa là một cơng ty có thể hoặc khơng cần phải cơng bố những thơng
tin mà luật pháp khơng u cầu. Nói cách khác CBTT tự nguyện là những thông
tin được cung cấp thêm nhằm thỏa mãn nhu cầu của những người sử dụng thơng
tin ở bên ngồi doanh nghiệp như các các nhà đầu tư, cổ đơng,...Nó được cơng bố
hay khơng là phụ thuộc vào nhà lãnh đạo công ty, vào điều kiện kinh tế, văn hóa
của mỗi cơng ty, mỗi vùng miền, mỗi quốc gia khác nhau. Khơng có định nghĩa

chung hoặc cơ sở lý thuyết nào nói về khái niệm CBTT tự nguyện.
Trong một nghiên cứu của Naser and Nuseibeh (2003), tác giả đã phân loại CBTT
tự nguyện thành hai dạng: (a) CBTT tự nguyện có liên quan đến công bố bắt buộc,
(b) CBTT tự nguyện không liên quan đến cơng bố bắt buộc. Theo xu hướng hiện
nay thì các CBTT tự nguyện đang thu hút mối quan tâm rất lớn, từ những nguời
sử dụng thông tin bởi sự hiệu quả và hữu ích của nó, vì vậy có rất nhiều CTNY
cũng đã cung cấp rất nhiều thông tin giá trị để tạo niềm tin cho các cổ đông, và
nâng cao vị thế của doanh nghiệp.
b. Yêu cầu về công bố thông tin
 Yêu cầu về công bố thông tin kế toán
Theo VAS 01: chuẩn mực chung, quy định rõ các yêu cầu cơ bản đối với kế toán,
trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu và có thể so sánh.
 u cầu cơng bố thơng tin trong báo cáo tài chính
Theo VAS 01: chuẩn mực chung cũng quy định rõ các yếu tố cơ bản của báo cáo
tài chính.


7

Bên cạnh đó, VAS 21: trình bày BCTC quy định và hướng dẫn các yêu cầu và
nguyên tắc chung về việc lập và trình bày cáo cáo tài chính gồm: Mục đích, yêu
cầu, nguyên tắc lập BCTC; kết cấu và nội dung chủ yếu của BCTC.
 Yêu cầu công bố thông tin của DN niêm yết
Kể từ khi thông tư đầu tiên hướng dẫn về CBTT trên TTCK ra đời vào năm 2004
(Thơng tư 57/2004/TT-BTC), tính đến nay, cơ quan quản lý đã 4 lần ban hành
thông tư thay thế vào các năm 2007 (Thông tư số 38/2007/TT-BTC), năm 2010
(Thông tư số 09/2010/TT-BTC), năm 2012 (Thông tư số 52/2012/TT - BTC) và
năm 2015 (Thông tư số 155/2015/TT-BTC). Quy định về CBTT được sửa đổi và
điều chỉnh, đồng nghĩa với việc các CTNY cũng phải thực hiện các điều chỉnh về
quy trình cơng bố, cũng như cập nhật lại nội dung để có thể CBTT một cách đầy

đủ, chính xác và đúng quy định.
Việc CBTT được thực hiện trên các trang thông tin điện tử của CTNY, hoặc trên
các phương tiện CBTT của Sở giao dịch Chứng khoán, ủy ban Chứng khoán Nhà
nước, và được lưu trữ bằng văn bản, hoặc dữ liệu điện tử tối thiểu mười (10) năm,
và lưu giữ trên trang thông tin điện tử của công ty tối thiếu là năm (5) năm.
Trong nghiên cứu này tác giả dựa vào Thông tư số 155/2015/TT-BTC để phân
loại CBTT thành ba dạng như sau:
CBTT định kỳ:
CTNY phải công bố BCTC (quý, bán niên, và năm), cũng nhu báo cáo tình hình
quản trị cơng ty (6 tháng và năm) cho ủy ban Chứng khốn Nhà nước. Các BCTC
mà cơng ty cơng bố phải được kiếm tốn bởi tố chức kiếm toán được chấp thuận
thực hiện kiếm toán cho đơn vị có lợi ích cơng chúng. Khi cơng bố các thơng tin
trong BCTC, DNNY phải giải trình nguyên nhân khi xảy ra một số trường hợp
sau:
(a) Lợi nhuận sau thuế trong kỳ báo cáo bị lỗ; hoặc chuyển từ lãi ở kỳ trước sang
lỗ ở kỳ này hoặc ngược lại, (b) số liệu, kết quả hoạt động kinh doanh tại báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo có sự chênh lệch trước và sau kiểm
tốn hoặc sốt xét từ 5% trở lên.
CBTT bất thường:
Công ty phải công bố các thông tin bất thường trong thời hạn 24 giờ, khi xảy ra
một trong các sự kiện sau đây:


8

(1) Tài khoản của công ty tại ngân hàng bị phong toả hoặc được phép hoạt động
trở lại sau khi bị phong toả. (2) Tạm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh
doanh...
CBTT theo yêu cầu:
CTNY phải công bố thơng tin trong vịng 24 giờ, kể từ khi nhận được yêu cầu của

Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước, và Sở giao dịch chứng khoán nơi CTNY đăng
ký giao dịch, trong các trường hợp sau: (a) xảy ra sự kiện ảnh hưởng nghiêm trọng
đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, (b) có thơng tin liên quan đến giá chứng
khốn của CTNY và cần phải xác nhận thơng tin đó.
Các yêu cầu của CBTT được quy định rõ trong Thông tư 155/2015/TT-BTC.
Thông tư yêu cầu CBTT phải đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của
pháp luật, hoạt động CBTT phải do Giám đốc hoặc người ủy quyền CBTT thực
hiện, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin
do người được ủy quyền.
c. Sự cần thiết của công bố thông tin trên thị trường chứng khốn
 Đối với cơng tác quản lý thị trường
Giúp cho các tổ chức CBTT một cách chính xác thơng tin cơng bố. Theo dõi liên
tục q trình phát triển của các tổ chức. là cơng cụ quản lý gián tiếp có tác động
trở lại trong việc quản lý hoạt động CBTT cịn là cơng cụ gián tiếp có tác động
quản lý các DNNY từ chính các thông tin công bố.
 Đối với nhà đầu tư
-

Đảm bảo nhận được thơng tin một cách chính xác

-

Đảm bảo tính công bằng chống các hành vi gian lận

-

Đảm bảo cung cấp thông tin liên tục và đa dạng

-


Đối với trung tâm giao dịch chứng khốn

-

Là cơng cụ giúp cho TTGDCK và SGDCK công bố thông tin kịp thời

d. Phương tiện công bố thông tin tự nguyện
Tại Việt Nam hiện nay thì các phương tiện cơng bố thơng tin trên TTCK được
quy định tại điều 5, TT 155/2015/TT-BTC bao gồm:
-

Trang thông tin điện tử (website) của tổ chức là đối tượng công bố thông
tin;


9

-

Hệ thống công bố thông tin của Ủy ban Chứng khốn Nhà nước;

-

Trang thơng tin điện tử của Sở giao dịch chứng khốn;

-

Trang thơng tin điện tử của Trung tâm lưu ký chứng khốn;

-


Các phương tiện thơng tin đại chúng khác theo quy định pháp luật (báo
in, báo điện tử...).

Thông tin mà các công ty đại chúng cần công bố trên các phương tiện nêu trên
được trình bày chủ yếu trên các báo cáo: Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên,
bản cáo bạch, báo cáo của Hội đồng cổ đông thường niên,…
e. Nội dung thông tin tự nguyện được công bố trên TTCK
Thông tin bắt buộc công bố trên TTCK ở mỗi quốc gia, mỗi văn bản được quy
định khác nhau, do đó thơng tin tự nguyện cần cơng bố cũng khác nhau.
Hiện nay, tại Việt Nam quy định về công bố thông tin bắt buộc trên TTCK được
thể hiện chi tiết, cụ thể và có hệ thống là Thơng tư 155/2015/TT– BTC. Do đó,
nội dung thơng tin tự nguyện được công bố trên TTCK đề cập ở nghiên cứu này
là tất cả các thơng tin nằm ngồi quy định bắt buộc phải công bố trong báo cáo
thường niên của các doanh nghiệp đối chiếu theo quy định hiện hành là
TT155/2015/TT – BTC.
f. Đo lường mức độ công bố thông tin tự nguyện
Theo Omaima Hassan (2010), để đo lường thông tin được công bố các nhà nghiên
cứu thường sử dụng 2 phương pháp sau:
 Phương pháp 1: Biến công bố thông tin được đo lường không dựa vào các
phương tiện công bố thông tin ban đầu:
-

Khảo sát công bố thông tin

-

Xem xét sự tồn tại của ADR (American Depositary Receipts)

-


Dự đốn của các nhà phân tích (AAF) và số lượng các nhà phân tích theo
dõi cơng ty.

 Phương pháp 2: Biến công bố thông tin được đo lường dựa vào các phương
tiện cơng bố thơng tin ban đầu:
-

Phân tích nội dung
Chỉ số cơng bố thơng tin
Dự đốn quản trị


10

-

Công bố thông tin tốt hay xấu
Tần suất công bố thông tin

Mỗi phương pháp được sử dụng tùy theo mục đích khác nhau của mỗi nghiên cứu.
Để khơng cần đi sâu vào vấn đề đánh giá chất lượng của thông tin được công bố
mà chỉ cần đánh giá xem thông tin được cơng bố đầy đủ hay khơng thì phương
pháp đo lường chỉ số công bố thông tin là phù hợp.
Chỉ số công bố thông tin là một danh sách các khoản mục được lựa chọn, những
thơng tin có thể được công bố trên báo cáo của công ty (Marston và Shrives, 1991).
Danh mục thơng tin cơng bố có thể bao gồm cả thông tin bắt buộc và / hoặc các
mục thơng tin tự nguyện. Nó có thể bao gồm thông tin báo cáo trong một hoặc
nhiều phương tiện CBTT của công ty như: báo cáo thường niên, báo cáo tạm thời,
quan hệ nhà đầu tư ... Nó cũng có thể bao gồm các thơng tin báo cáo của chính công

ty và/hoặc những người khác chẳng hạn như các nhà phân tích tài chính. Do đó, chỉ
số cơng bố thơng tin là một công cụ nghiên cứu để đo lường mức độ thông tin báo
cáo trong một phương tiện công bố cụ thể của một tổ chức cụ thể theo một danh
sách các mục thông tin được lựa chọn, (Hassan, 2010).
Trong bản thân phương pháp chỉ số CBTT lại có 2 cách sử dụng khác nhau là cho
điểm trọng số và không cho điểm trọng số (Cooke, 1989). Những nhà nghiên cứu
ủng hộ phương pháp cho điểm trọng số vì họ cho rằng mỗi mục thơng tin có tầm
quan trọng khác nhau. Việc cho điểm trọng số là tùy thuộc vào bản thân người
nghiên cứu (Botosan, 1997), hay nhóm người dùng liên quan thông qua khảo sát
(Hassan, 2010). Tuy nhiên, việc cho điểm trọng số từng khoản mục thông tin lại
mang tính chủ quan khi phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, nhận thức và quan
điểm của người nghiên cứu. Những người ủng hộ cho phương pháp không cho
điểm trọng số giả định là các mục thơng tin có tầm quan trọng như nhau đối với
người dùng thông tin. Phương pháp này được rất nhiều nhà nghiên cứu sử dụng
như: Hossain & cộng sự (2009), Sehar, Bilal & Tufail (2013), Hassan & Hossain
(2015), …Dựa trên danh sách các mục thông tin, việc đo lường công bố thông tin
được thực hiện bằng việc cho điểm “1” đối với thông tin mà cơng ty có cơng bố
và “0” với thơng tin khơng được công bố, điểm số CBTT cuối cùng của một công
ty được cộng dồn (Cooke, 1989).
2.1.2 Những vấn đề chung về báo cáo thường niên
a. Khái niệm báo cáo thường niên
Báo cáo thường niên (annual report) là tài liệu quan trọng được doanh nghiệp


11

lập hàng năm để truyền tải thông tin về quản trị, hoạt động kinh doanh, tình hình
tài chính cũng như các khía cạnh khác của doanh nghiệp trong một năm qua và
định hướng, chiến lược trong thời gian tới.
Theo đó mục đích của BCTN là nhằm giới thiệu cho các nhà đầu tư một cách đầy

đủ các hoạt động trọng yếu và tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ,
hiện tại và nhằm mục đích chính là dự đoán giá cổ phiếu và các yếu tố liên quan
như lãi trên mỗi cổ phiếu (EPS) của doanh nghiệp trong tương lai. Bởi vậy việc
trình bày báo cáo thường niên cũng như các số liệu tài chính trong quá khứ phải
làm sao giúp các nhà đầu tư dễ dự đoán tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động
của cơng ty, đặc biệt là EPS tương lai. Các nhà đầu tư vốn chủ sở hữu kỳ vọng
vào cả cổ tức và sự tăng trưởng trong giá trị cổ phiếu mà họ nắm giữ. Các nhà đầu
tư có rủi ro là có thể khơng nhận được những khoản tiền này. Do vậy các nhà đầu
tư sử dụng các báo cáo thường niên để: (1) Dự đoán các khoản lãi kỳ vọng của họ
và (2) Đánh giá các rủi ro gắn liền với các khoản tiền lãi này.
b. Thời điểm lập và công bố báo cáo thường niên
Theo Thông tư 155/2015/TT-BTC ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Bơ ̣ Tài chính,
cơng ty đại chúng phải lập Báo cáo thường niên và công bố thông tin về Báo cáo
thường niên chậm nhất là hai mươi (20) ngày sau khi công bố Báo cáo tài chính
năm được kiểm tốn nhưng khơng vượt q 120 ngày, kể từ ngày kết thúc năm
tài chính. Việc công bố thông tin phải được thực hiện trên các ấn phẩm, trang
thông tin điện tử của công ty đại chúng, phương tiện công bố thông tin của Uỷ
ban Chứng khoán Nhà Nước, SGDCK (trường hợp là tổ chức niêm yết, đăng ký
giao dịch) và lưu trữ bằng văn bản và dữ liệu điện tử ít nhất mười (10) năm tiếp
theo tại trụ sở chính của cơng ty để nhà đầu tư tham khảo. Thơng tin tài chính
trong BCTN phải phù hợp với BCTC năm được kiểm toán.
c. Nội dung cơ bản của báo cáo thường niên
Mỗi quốc gia quy định về nội dung trên BCTN không giống nhau, tại Việt Nam
theo Thơng tư 155/2015/TT- BTC của Bộ Tài chính, Báo cáo thường niên phải
bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
 Thông tin chung về doanh nghiệp
Thông tin khái quát, Quá trình hình thành và phát triển, Ngành nghề và địa bàn
kinh doanh, Thơng tin về mơ hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản
lý, Định hướng phát triển, Các rủi ro
 Tình hình hoạt động trong năm



×