Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH TUYNEL TRƯỜNG LÂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.26 KB, 7 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG
TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH TUYNEL TRƯỜNG LÂM
I. Nhận xét chung về công tác kế toán tại Công ty
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giúp Ban lãnh đạo đưa
ra những quyết định đúng đắn trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc
đưa ra các giải pháp phù hợp trong điều kiện hiện nay chỉ có thể thực hiện trên cơ
sở phân tích một cách đầy đủ khách quan tình hình quản lý của Công ty mà nội
dung chủ yếu là công tác tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm.
1. Ưu điểm
Dưới góc độ là một sinh viên thực tập, em xin nêu một số ý kiến nhận xét về
công tác kế toán nói chung cũng như kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP ở Công
ty cổ phần Gạch Tuynel Trường Lâm.
- Tại Công ty các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được cập nhật thường xuyên,
đầy đủ. Chính vì vậy Công ty luôn đảm bảo cho việc lập và nộp báo cáo kế toán
kịp thời cho cấp trên và đơn vị chủ quản vào cuối kỳ.
- Công ty đã xây dựng được giá thành định mức trên cơ sở định mức tiêu hao
NVL, định mức tiền lương… làm thước đo chính xác kết quả sử dụng các loại vật
tư, tiền vốn cũng như các giải pháp Công ty áp dụng trong sản xuất kinh doanh.
- Bộ máy kế toán được tổ chức gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về toàn
bộ thông tin trong Công ty. Phần lớn cán bộ kế toán đều là những người có kinh
nghiệm. Chính vì vậy, đã làm cho công tác kế toán của Công ty thực sự trở thành
công cụ đắc lực cho Ban lãnh đạo trong công việc quản lý.
- Công ty sử dụng hình thức kế toán CTGS là rất hợp lý, nó giúp kế toán phản
ánh thường xuyên tình hình biến động của vật tư tiền vốn một cách chính xác,
ngoài ra còn giảm bớt khối lượng ghi chép đáng kể.
- Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn
kho nên rất phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty (việc nhập, xuất hàng hóa
nhiều), áp dụng phương pháp này cho phép Phòng kế toán theo dõi và nắm bắt
được tình hình nhập, xuất vật tư, hàng hóa của Công ty được thường xuyên phục
vụ tốt cho công tác kế toán và giúp cho Ban lãnh đạo biết rõ tình hình sản xuất


kinh doanh của Công ty.
2. Nhược điểm
Đối với công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Công ty
đã tổ chức công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm khá nề nếp,
đảm bảo tuân thủ theo đúng chế độ kế toán hiện hành, phù hợp với điều kiện thực
hện tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm. Đây là một trong những mặt tích
cực mà Công ty đã xác định khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường, tuy nhiên trong
hạch toán vẫn còn có những vấn đề chưa thực sự hợp lý cần nghiên cứu hoàn thiện
thêm.
- Thứ nhất: Về đối tượng tập hợp CPSX: Đối tượng kế toán tập hợp CPSX ở
Công ty hiện nay được xác định là nhóm sản phẩm của cả quy trình công nghệ.
Trong điều kiện quy trình công nghệ của Công ty là quy trình công nghệ phức tạp,
kiểu chế biến liên tục, gồm hai giai đoạn: chế biến và nung, sản phẩm sản xuất ra
liên tục với khối lượng lớn, chủng loại khác nhau nhưng được sản xuất trên một
quy trình công nghệ. Việc xác định đối tượng tập hợp CPSX như vậy sẽ làm giảm
khả năng quản lý CPSX theo từng đối tượng chịu chi phí và theo đại điểm phát
sinh chi phí. Hơn thế nữa điều này sẽ dẫn đến việc tính giá thành sản phẩm thiếu
chính xác.
- Thứ hai: Về trích trước tiền lương nghỉ phép cho của công nhân sản xuất:
Việc nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm giữa các kỳ là không
đồng đều nhau, thế nhưng công ty lại không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ
phép, điều này dễ làm cho giá thành có sự biến động không hợp lý.
- Thứ ba: Về tổ chức theo dõi và hạch toán khoản chi phí thiệt hại trong sản
xuất: Trong qúa trình sản xuất ra sản phẩm ở Công ty có sản xuất sản phẩm hỏng,
số lượng này không phải là nhỏ, Công ty nên tiến hành theo dõi để từ đó có biện
pháp quản lý nhằm hạn chế đa chi phí về sản phẩm hỏng.
II. Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác kế toán tập hợp
CPSX và tính GTSP tại Công ty CP Gạch Tuynel Trường Lâm
*Ý kiến 1: Về đối tượng tập hợp CPSX
Xét về đặc điểm sản xuất kinh doanh thì việc xác định đối tượng tập hợp

CPSX như trên là phù hợp. Nhưng đứng về mặt quản lý để cho phù hợp thì theo tôi
nên tiến hành tập hợp CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC theo từng tổ sản xuất và
trong từng tổ sẽ chi tiết theo từng loại sản phẩm giúp cho việc kiểm soát chi phí
được dễ dàng hơn và đánh giá được mặt tích cực của từng tổ.
Để làm được điều này, doanh nghiệp cần thiết phải tổ chức hạch toán theo
từng tổ, mỗi tổ có một kế toán làm nhiệm vụ ghi chép, phản ánh trung thực chính
xác chi phí thực tế của tổ mình đồng thời cũng giúp cho việc theo dõi, quản lý
được hiệu quả hơn. Như trên đã nói vấn đề khó khăn hiện nay của Công ty là chưa
có kế toán ở từng tổ sx, mà muốn hạch toán CP phải tập hợp chi phí phát sinh theo
tổ. Đây là điều mà doanh nghiệp cần lưu tâm trong kỳ tới để quản lý chi phí và giá
thành đáp ứng hơn nữa nhu cầu đòi hỏi cuả thị trường hiện nay.
* Ý kiến 2: Về trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất
Để đảm bảo ổn định chi phí sản xuất trong công ty nên tiến hành trích trước
tiền lương công nhân nghỉ phép, tránh sự biến động về chi phí quá lớn. Trước hết,
Công ty cần xác định tỷ lệ trích trước hàng tháng. Tỷ lệ này xác định căn cứ vào số
lượng công nhân trong tháng, mức lương bình quân, thời gian nghỉ phép bình quân
năm, mức lương ngừng nghỉ trả cho mỗi công nhân. Kế toán sử dụng TK 335 để
trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trong tháng và chi phí
được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí.
Mức trích trước tính = Tiền lương thực tế x Tỷ lệ trích
vào giá thành trong kỳ phải trả trước
Tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch
Tỷ lệ trích trước =
Tiền lương chính theo kế hoạch
Khi tính trước vào CPSX về tiền lương nghỉ phép phải trả trong kỳ cho công
nhân sản xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 622
Có TK 335
Khi tiền lương nghỉ phép thực tế trả công nhân sx trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 335

Có TK 334
- Cuối kỳ xử lý số chênh lệch như sau:
+ Nếu trích thiếu, kế toán ghi:
Nợ TK 622
Có TK 335
+ Nếu trích thừa, kế toán ghi:
Nợ TK 335
Có TK 622
* Ý kiến 3: Về tổ chức theo dõi và hạch toán khoản chi phí thiệt hại trong
sản xuất.
Do đặc điểm của quy trình sản xuất, đặc điểm của sản phẩm nên trong quá
trình sản xuất của Công ty có phát sinh những sản phẩm hỏng, sản phẩm hỏng là
những sản phẩm không thỏa mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật
của sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng. Việc tổ chức sản xuất tại Công ty
cho phép tỷ lệ sản phẩm hỏng không quá 3%. Do Công ty cho rằng lượng sản
phẩm hỏng không lớn lắm,đều không vượt quá 3% quy định nên Công ty không
tiến hành theo dõi CPSX sản phẩm hỏng.
Đối với các sản phẩm hỏng phát sinh trong sản xuất, Công ty xử lý theo các
cách sau hoặc coi là hao phí hoặc coi là phế liệu thu hồi hoặc chuyển xuống thứ
hạng. Trên thực tế Công ty thường xuyên xử lý theo hai cách đầu, trường hợp nếu
số sản phẩm hỏng phát sinh lớn quá 3% thì cách xử lý như trên là không hợp lý.
Nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp tiết kiệm CPSX và cũng là hạ giá
thành sản phẩm. Muốn vậy Công ty phải tiến hành giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng do đó
Công ty phải tiến hành theo dõi cụ thể các khoản thiệt hại trong sản xuất để qua đó
Công ty xác định được nguyên nhân và tìm cách giải quyết để giảm và hạ thấp tỷ lệ
sản phẩm hỏng.
Thiệt hại trong sản xuất tại Công ty chủ yếu là gạch không đạt tiêu chuẩn về
chất lượng và không đạt kích thước quy định. Kế toán cần tính toán cụ thể lượng
sản phẩm hỏng của từng loại, giá trị thiệt hại thực tế rồi lập biểu.

×