Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH TUYNEL TRƯỜNG LÂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.33 KB, 21 trang )

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH TUYNEL TRƯỜNG
LÂM
I. Tổng quan về Công ty Cổ phần Gạch Tuynel Trường Lâm
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần gạch tuynel Trường Lâm
Địa chỉ : Thôn Hoà Lâm, xã Trường Lâm - Tĩnh Gia - Thanh Hoá.
Điện thoại: 0373-617046
Mã số thuế: 2800221474-1
Số hiệu tài khoản : 50110000008980 Tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Thanh Hoá.
Công ty cổ phần Gạch Tuynel Trường LâmThanh Hoá ra đời hoạt động từ
năm 1978. Tiền thân là xí nghiệp gạch Trường Lâm Tĩnh Gia Thanh Hoá trực
thuộc công ty xây dựng số 5 Thanh Hoá .
Tháng 2/1997 xí nghiệp gạch Trường lâm được đổi tên là xí nghiệp gạch
Tuynel Trường lâm.
Tháng 6/1999 công ty xây dựng số 5 được sáp nhập về công ty xây dựng số 1
Thanh Hoá.
Thực hiện chính sách cổ phần hoá của Đảng và nhà nước, tháng 7/2003 xí
nghiệp Gạch Tuynel Trường Lâm được cổ phần hoá và lấy tên là công ty cổ phần
Gạch Tuynel Trường Lâm- Thanh Hoá theo quyết định thành lập số 2166
QĐ/UBTH ngày 03/7/2003 của UBNDTỉnh Thanh Hoá . Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh số 2603000094 ngày 29/7/2003 Sở kế hoạch và đầu tư Thanh Hoá cấp.
Việc thành lập công ty cổ phần gạch Tuynel Trương lâm- Thanh Hoá là việc
áp dụng triệt để tiền vốn, nhân tài vật lực, việc đóng cổ phần là việc tạo cho công
nhân có tinh thần trách nhiệm tăng năng suất lao động tăng doanh thu và mang lại
lợi nhuận cho công ty.
Để tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường Công ty đã đã thành lập bộ phận kinh
doanh chuyên quảng cáo, tiếp thị sản phẩm ( Nằm trong phòng tổ chức hành chính
của công ty) . Bên cạnh đó công ty cải tiến mẫu mã và chất lượng sản phẩm đáp
ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
Về mặt xã hội: Do doanh thu ngày càng cao nên thu nhập của người lao động


tăng theo, cải thiện đáng kể đời sống của công nhân viên. Sự đổi mới về XSKD nói
chung , cũng như đổi mới về máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ nói riêng đã
giúp cho công ty ngày càng đứng vững trên thị trường, doang thu năm sau cao hơn
năm trước, thực hiên nghĩa vụ nộp NSNN đầy đủ kịp thời và ngày một tăng.
Với sự nỗ lực, trí tuệ và lao động miệt mài, Gạch Tuyenl Trường Lâm trở
thành đối tác tin cậy của các nhà sản xuất đầu tư và là nhà cung cấp tin cậy cho các
khách hàng trong và ngoài tỉnh.
Kế hoạch của Gạch Tuynel Trường Lâm trong thời gian tới đây là đẩy mạnh
hơn nữa việc sản xuất và cung cấp sản phẩm phục vụ cho việc tái định cư của
chương trình phát triển khu công nghiệp kinh tế Nghi Sơn.
2.Chức năng, nhiệm vụ của công ty
- Được phép kinh doanh theo luật định.
- Sản xuất – phân phối sản phẩm gạch.
- Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế của công ty, đáp ứng nhu cầu thị trường,
hoàn thành kế hoạc được giao.
3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty
* Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
- Hội đồng quản trị (5 người do Đại hội đồng cổ đông bầu ra): Chủ tịch Hội
đồng quản trị là người điều hành cao nhất có quyền quyết định mọi vấn đề có liên
quan đến Công ty là người chịu trách nhiệm trước các cơ quan nhà nước.
- Ban giám đốc (3 người): Là người chỉ huy cao nhất sau Chủ tịch hội đồng
quản trị (CTHĐQT) phụ trách chung tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị, là
người chịu trách nhiệm trước CTHĐQT và trước khách hàng, đồng thời trước cán
bộ công nhân viên về mọi hoạt động của Công ty. Là người đại diện cho Công ty
ký kết mọi hoạt động kinh doanh khi CTHĐQT uỷ nhiệm. Ban giám đốc của Công
ty gồm cú: Giám đốc và 2 phó giám đốc.
+ Giám đốc: Có quyền đại diện thành lập, bổ nhiệm các trưởng ca sản xuất,
các bộ phận nghiệp vụ. Giám đốc có nhiệm vụ thay mặt Công ty ký nhận tài sản,
tiền vốn do Công ty bàn giao để quản lý sử dụng vào sản xuất kinh doanh sao cho
đạt được lợi nhuận cao nhất trong sản xuất kinh doanh, kế hoạch phát triển của

Công ty ngắn, trung và dài hạn.
+ Phó giám đốc: Là người được Giám đốc uỷ quyền chỉ đạo mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả
và được tiến hành thông suốt liên tục.
- Phòng tổ chức hành chính (6 người ): có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất lên
Giám đốc việc sản xuất dây chuyền sản xuất, bố trí nhân lực phù hợp với trình độ
tay nghề của từng người, phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ quản lý hồ sơ cán
bộ công nhân viên trong Công ty, theo dõi đôn đốc, thực hiện các chính sách với
người lao động, giúp Giám đốc Công ty lập danh sách và làm thủ tục về BHXH,
BHYT, KPCĐ của cán bộ công nhân viên trong Công ty phát động và theo dõi các
phong trào thi đua.
- Phòng kế toán thống kê (4 người ): thực hiện công tác kế toán quá trình sản
xuất kinh doanh của Công ty theo đúng chế độ hiện hành.
Chịu trách nhiệm trước pháp luật, Ban Giám đốc và khách hàng về tính chính xác,
trung thực của số liệu, tăng cường công tác quản lý, sử dụng vốn có hiệu quả, bảo
toàn vốn kinh doanh của Công ty, giúp Giám đốc nắm bắt mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty, lập kế hoạch và báo cáo quyết toán theo định kỳ, lập báo
cáo thống kê về tình hình sản xuất kinh doanh, đề xuất với ban Giám đốc và
CTHĐQT phương án về quản lý sản xuất và quản lý tài chính của Công ty.
- Phòng kế hoạch - kỹ thuật (4 người) : Lập kế hoạch và theo dõi các thiết bị
máy móc, có kế hoạch thay đổi sửa chữa trình Ban Giám đốc.
Cung ứng đầy đủ kịp thời vật tư cho quy trình sản xuất, hướng dẫn chỉ đạo kĩ thuật
các khâu sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
4. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
*Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất một sản phẩm
Tạo hình 1
Tạo hình 2
Đất thó Dây chuyền Tạo hình 3 Phơi khô Lò nung
Tạo hình 4
* Công ty cổ phần Gạch Tuynel Trường Lâm - Thanh Hoá sản xuất ra sản

phẩm chính là các loại gạch, quy trình sản xuất theo kiểu liên tục, sản phẩm hoàn
thành qua nhiều giai đoạn sản xuất. Nếu quá trình sản xuất sản phẩm nằm khép kín
trong phân xưởng, mặt khác do đặc điểm của sản phẩm là đều lấy từ nguyên vật
liệu chính đó là đất thó nên quy trình sản xuất ra các loại sản phẩm tương tự nhau.
Các loại gạch sản xuất là:
- Gạch 2 lỗ nhỏ
- Gạch 2 lỗ to
- Gạch 4 lỗ
- Gạch 6 lỗ
- Gạch 3 lỗ chống nóng
- Gạch đặc
* Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty
Để tiến hành sản xuất sản phẩm gạch trước hết phải lấy đất thó từ các nơi quy
định qua dây chuyền của máy tạo hình 1, 2, 3, 4 đây gọi là bán thành phẩm của các
loại gạch.
Từ công nghệ tạo hình 1, 2, 3, 4 này đưa ra khu vực phơi sấy, sau đó
chuyển vào lò nung, lúc bày ra sản phẩm đưa vào kho vật liệu gọi là sản phẩm
hoàn thành.
Công ty cổ phần gạch Tuynel Trường lâm tổ chức một phân xưởng sản xuất
gồm 10 công đoạn sau: Cơ điện máy ủi, chế biến than, tạo hình ,cơ khí, vệ sinh
công nghiệp xếp lò, phơi đảo vận chuyển, xếp goòng, nung đốt, xuống goòng bốc
xe, vận chuyển.
5. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2008 – 2009
Sản phẩm chính của Công ty Cổ phần Gạch Tuynel Trường Lâm chủ yếu là
các loại gạch Tuynel phục vụ xây dựng dân dụng.
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong các năm 2008, 2009 như
sau:
Đơn vị: Triệu đồng
T
T

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
So sánh
Chênh
lệch
Tỷ lệ
1 Tổng doanh thu 6.156 7.898 1.742 128
2 Tổng chi phí 4.106 5.620 1.514 136,8
3 Lợi nhuận trước thuế 2.050 2.278 228 111
4 Thuế TNDN phải nộp 656 637,8 (18,2 ) 97,2
5 Lợi nhuận sau thuế 1.394 1.640 246 117,6
6 Thực hiện nộp NS 742 858 116 131
7 Thu nhập BQ 6.336 7.454 1.118 117,6
Nhận xét:
Qua số liệu của những năm gần đây ta thấy các chỉ tiêu của công ty đều tăng.
Tổng doanh thu năm 2009 tăng 1.742 triệu đồng đã thể hiện sự cố gắng của công
ty trong thời gian qua. Doanh thu tăng chính là nguyên nhân chính làm cho công ty
có lãi, chỉ tiêu lợi nhuận đạt được của năm 2009 so với năm 2008 tăng 246 triệu
đồng. Chính vì thế mà công ty không những góp phần cải thiện đời sống nhân viên,
giúp họ có thêm tinh thần hăng say trong công việc mà còn đóng góp vào ngân
sách nhà nước một số tiền đáng kể theo mức lợi nhuận thu được.
6. Đặc điểm công tác kế toán tại Công ty
6.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán
Công tác kế toán của Công ty tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, xuất
phát từ đặc điểm tổ chức kinh doanh, tổ chức quản lý và quy mô của công ty là
hoạt động tập trung trên một địa bàn. Theo hình thức này toàn bộ công tác kế toán
tại công ty được thực hiện tại phòng kế toán của công ty, ở các bộ phận sản xuất
không tổ chức công tác kế toán riêng mà bố trí nhân viên làm nhiệm vụ ghi chép số
liệu ban đầu, thu thập chứng từ có liên quan, ghi chép nghiệp vụ phát sinh định kỳ
gửi về phòng kế toán.
6.2. Tổ chức bộ máy kế toán

* Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (Phụ lục 06)
* Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận :
- Kế toán trưởng : Chịu trách nhiệm trước giám đốc và nhà nước về công tác kế
toán, quản lý tài chính của công ty và mọi hoạt động của phòng.
- Kế toán thanh toán : Thu thập kiểm tra từ ban đầu và kèm theo thủ tục thanh
toán, toàn bộ chi phí bằng tiền mặt tiền gửi, theo dõi chặt chẽ hoạt động về số liệu,
thu chi, lập báo cáo theo sự phân công của kế toán trưởng.
- Kế toán vật tư : Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, tiến hành
phân bổ quản lý chặt chẽ việc sử dụng vật tư hàng tháng, hàng quý, tiến hành đối
chiếu với thủ kho, theo dõi quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
- Kế toán bán hàng: Có trách nhiệm theo dõi bán hàng, thống kê bán hàng, hàng
ngày, hàng tháng, tổng hợp nhập, xuất, tồn của hàng hoá, tổng hợp doanh thu
chuyển cho kế toán theo dõi.
- Kế toán tiền lương: Có trách nhiệm tính chi trả lương cho lao động, ngoài ra
còn tính và trích Bảo hiểm xã hội ( BHXH ), Bảo hiểm y tế ( BHYT ), Kinh phí
công đoàn ( KPCĐ ) cho người lao động theo chế độ qui định.
- Thủ quỹ: Là người quản lý số tiền mặt tại Công ty, thu, chi theo phiếu thu,
phiếu chi, hàng tháng, hàng kỳ đối chiếu với kế toán thanh toán.
- Thống kê phân xưởng: Có trách nhiệm theo dõi diễn biến sản xuất và việc thực
hiện kế hoạch hàng ngày của các phân xưởng.
- Thủ kho: Có trách nhiệm theo dõi, cung ứng xuất nhập các loại nguyên vật liệu,
phụ tùng cho phân xưởng.
Bộ phận kế toán của Công ty mỗi người có một trách nhịêm, nhiệm vụ khác
nhau nhưng có mối quan hệ liên kết với nhau, điều này đã giúp cho công việc được
thông suốt, chính xác kịp thời.
6.3. Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại công ty
- Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần Gạch Tuynel Trường Lâm: Áp dụng
chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài
chính.
- Hình thức kế toán áp dụng : Chứng từ ghi sổ (Phụ lục 07)

- Ðơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Việt Nam Đồng (VNĐ).
- Kỳ kế toán: Từ 01/01 đến 31/12 hàng năm.
- Phương pháp tính thuế GTGT: Công ty áp dụng theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Theo giá gốc.
- Phương pháp tính giá hàng xuất kho: Phương pháp bình quân gia quyền cả tháng.
- Phương pháp kế toán TSCÐ:
+ Nguyên tắc đánh giá TSCÐ: Theo nguyên giá và giá trị còn lại.
+ Phương pháp khấu hao TSCÐ: Áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng.
II. Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty Cổ phần Gạch Tuynel Trường Lâm
1.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1.1. Đặc điểm và phân loại CPSX
Chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần gạch Tuynel Trường lâm - Thanh Hoá
được chia ra làm 3 khoản mục theo chế độ hiện hành như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ chi phí về các loại NVL
chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… sử dụng trực tiếp và sản xuất sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm toàn bộ chi phí về tiền lương, các khoản
trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở
các phân xưởng. Tại Công ty CPSXC bao gồm:
+ CPNVPX
+ Chi phí công cụ, dụng cụ
+ Chi phí khấu hao TSCĐ tại phân xưởng
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền
Công tác quản lý chi phí sản xuất tại Công ty khá quy củ từ công đoạn sản
phẩm đến quy trình hạch toán cụ thể, trong sản xuất Công ty thực hiên quản lý
chặt chẽ các thao tác vận hành của công nhân sản xuất, thường xuyên kiểm tra
bảo dưỡng máy móc thiết bị… Trong hạch toán, kế toán còn mở các sổ chi tiết để
theo dõi phản ánh tình hình phát sinh chi phí theo từng đối tượng. Việc tổ chức tốt

công tác quản lý chi phí sản xuất tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành tại Công ty sau này.
1.2. Đối tượng kế toán tập hợp CPSX
Sản phẩm của Công ty đa dạng về chủng loại nhưng các sản phẩm đó được
sản xuất trên cùng một quy trình công nghệ. Xuất phát từ đặc điểm quy trình công
nghệ và trình độ hạch toán, đối tượng tập hợp CPSX ở Công được xác định là
nhóm sản phẩm của cả quy trình công nghệ chứ không tập hợp theo từng tổ sản
xuất.
1.3. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ CPSX
1.3.1. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
a. Tài khoản kế toán sử dụng
Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, công ty sử dụng TK 621 – Chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Ngoài ra, kế toán sử dụng TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu để theo dõi tình
hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu và được mở tài khoản chi tiết như sau:
- TK 1521: Nguyên vật liệu
- TK 1522: Nhiên liệu
- TK 1523: Phụ tùng thay thế

×