Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại trường tiểu học b hòa bình thạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

KẾ TỐN TIỀN LƯƠNG
VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC B HỊA BÌNH THẠNH

NGUYỄN NGỌC DIỄM

AN GIANG, THÁNG 7 NĂM 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

KẾ TỐN TIỀN LƯƠNG
VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC B HỊA BÌNH THẠNH

NGUYỄN NGỌC DIỄM
MSSV: DKT117052

GVHD: TRẦN KIM TUYẾN

AN GIANG, THÁNG 7 NĂM 2015


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian tìm hiểu và tiếp cận cơng tác quản lý cũng như cơng tác kế tốn
tại Trường Tiểu học B Hịa Bình Thạnh. Được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên
hướng dẫn và tất cả cán bộ nhân viên trong trường tơi đã hồn thành đề tài thực tập:


“Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương”.
Tơi xin chân thành cảm ơn:
- Q thầy cô Khoa Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi được tiếp cận và thực tập tại trường.
- Ban lãnh đạo trường và cán bộ nhân viên kế tốn đã nhiệt tình giúp đỡ tơi
trong suốt thời gian thực tập.
- Cô Trần Kim Tuyến đã hướng dẫn và chỉ dạy tơi rất nhiệt tình và tận tâm
trong việc định hướng và chỉnh sửa nội dung chuyên đề.
- Cuối cùng tôi cảm ơn tất cả những người bạn đã góp ý, chia sẻ, động viên
tơi trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã rất cố gắng với khả năng có thể nhưng do thời gian thực tập khơng
nhiều, kiến thức chun mơn cịn hạn chế nên khó tránh được những thiếu sót. Vì
vậy rất mong nhận được ý kiến đóng góp của q Thầy Cơ và Ban lãnh đạo trường.
Lời chúc sức khỏe chân thành cùng lời cảm ơn sâu sắc nhất!

An Giang, ngày 31 tháng 7 năm 2015
Học viên thực hiện

Nguyễn Ngọc Diễm


MỤC LỤC
Trang
Chƣơng 1: MỞ ĐẦU................................................................................................

1

1.1. Lý do chọn đề tài................................................................................................

1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................

1

1.3. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................

2

1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................

2

1.4.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu...........................................................................

2

1.4.2. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu................................................................................

2

1.5. Ý nghĩa.................................................................................................................

3

Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TỐN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƢƠNG…………………………………...............………………

4


2.1. Khái niệm tiền lƣơng, quỹ lƣơng......................................................................

4

2.1.1. Khái niệm tiền lƣơng, quỹ lƣơng...................................................................

4

2.1.2. Các hình thức tiền lƣơng................................................................................

6

2.2. Kế tốn tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng…………..………..............

9

2.2.1. Kế tốn tiền lƣơng ……….…………………………………………………

9

2.2.2. Các khoản trích theo lƣơng............................................................................

14

2.3. Quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi.........................................................................

19

2.3.1. Khái niệm........................................................................................................


19

2.3.2. Tài khoản sử dụng..........................................................................................

19

Chƣơng 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRƢỜNG TIỂU HỌC B HỊA
BÌNH THẠNH………………………………………………………………….....

21

3.1. Lịch sử hình thành và q trình phát triển........................................................

21

3.2. Chức năng, nhiệm vụ của nhà trƣờng...............................................................

24

3.3. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của trƣờng......................................................

24

3.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức........................................................................................

24

3.3.2. Nhiệm vụ của từng bộ phận...........................................................................

25


3.4. Tổ chức cơng tác kế tốn tại trƣờng..................................................................

26

3.4.1. Tổ chức bộ máy kế tốn...................................................................................

26

3.4.2. Chính sách và chế độ kế tốn...........................................................................

26

3.5. Tình hình hoạt động của trƣờng từ năm 2010-2015.........................................

30


3.6. Thuận lợi, khó khăn và định hƣớng phát triển của trƣờng................................

32

3.6.1. Thuận lợi..........................................................................................................

32

3.6.2. Khó khăn........................................................................................................

32


3.6.3. Định hƣớng phát triển....................................................................................

32

Chƣơng 4: KẾ TỐN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO
LƢƠNG....................................................................................................................

36

4.1. Kế tốn tiền lƣơng tại trƣờng Tiểu học B Hồ Bình Thạnh…...........................

36

4.1.1. Hạch tốn lao động..............................................……...................................

36

4.1.2. Hạch tốn tiền lƣơng, phụ cấp........................................................................

37

4.1.3. Phƣơng thức trả lƣơng...................................................................................

45

4.1.4. Chứng từ sử dụng…………...........................................................................

45

4.1.5. Tài khoản sứ dung..........................................................................................


45

4.1.6. Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh................................................................

46

4.2. Kế tốn các khoản trích theo lƣơng...……………...........................................

50

4.2.1. Các khoản trích theo lƣơng của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị

50

4.2.2. Chứng từ sử dụng…………………………………………………………...

52

4.2.3. Tài khoản sử dụng..........................................................................................

52

4.2.4. Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh.................................................................

53

Chƣơng 5: NHẬN XÉT, KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN.................................

57


5.1. Nhận xét............................................................................................................

57

5.1.1. Về đơn vị........................................................................................................

57

5.1.2. Về cơng tác kế tốn........................................................................................

57

5.2. Khuyến nghị......................................................................................................

58

5.3. Kết luận.............................................................................................................

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 1. Danh mục sổ kế toán................................... ….................................

29


Bảng 2. Danh sách cán bộ, giáo viên, nhân viên............................................

36

Bảng 3. Ngạch, bậc lƣơng của công chức, viên chức….................................

38

Bảng 4. Hệ số chức vụ lãnh đạo tại đơn vị.....................................................

40

Bảng 5. Sổ chi tiết tài khoản 334....................................................................

48

Bảng 6. Các khoản trích theo lƣơng của cán bộ, giáo viên, nhân viên...........

50

Bảng 7. Sổ chi tiết tài khoản 332....................................................................

55


DANH SÁCH SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1. Sơ đồ kế toán các khoản phải trả công chức, viên chức.......................


13

Sơ đồ 2. Sơ đồ kế tốn các trích theo lƣơng……………..……………………..

18

Sơ đồ 3. Sơ đồ kế toán quỹ khen thƣởng, phúc lợi...............…………………..

20

Sơ đồ 4. Sơ đồ trƣờng Tiểu học B Hịa Bình Thạnh…………………………..

22

Sơ đồ 5. Sơ đồ lớp điểm B0................................................................................

22

Sơ đồ 6. Sơ đồ lớp điểm B1................................................................................

23

Sơ đồ 7. Sơ đồ lớp điểm B2................................................................................

23

Sơ đồ 8. Sơ đồ cơ cấu tổ chức.............................................................................

24


Sơ đồ 9. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức Nhật ký - Sổ Cái.............

29

Sơ đồ 10. Sơ đồ kế toán tiền lƣơng phải trả cán bộ, giáo viên, nhân viên…......

49

Sơ đồ 11. Sơ đồ kế toán các khoản trích theo lƣơng của cán bộ, giáo viên,
nhân viên............................................................................................................

56


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BCH

Ban chấp hành

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT


Bảo hiểm y tế

BV

Bảo vệ

C

Chiều

CC

Công chức

CB

Cán bộ

CTCĐ

Chủ tịch Cơng đồn

ĐVT

Đơn vị tính

GV

Giáo viên


HCSN

Hành chính sự nghiệp

HS

Học sinh

HT

Hiệu trƣởng

KPCĐ

Kinh phí cơng đồn

KT

Kế tốn

MG

Mẫu giáo

NSNN

Ngân sách Nhà nƣớc

NV


Nhân viên

PHT

Phó Hiệu trƣởng

S

Sáng

TPT

Tổng phụ trách

TT

Tổ trƣởng

TV - TB

Thƣ viện - Thiết bị

VC

Viên chức

YTHĐ

Y tế học đƣờng



CHƢƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tiền lương là yếu tố cơ bản để quyết định thu nhập tăng hay giảm của
người lao động, quyết định mức sống vật chất của người lao động làm công ăn
lương trong đơn vị, doanh nghiệp. Vì vậy để có thể trả lương một cách cơng bằng
chính xác, đảm bảo quyền lợi cho người lao động thì mới tạo ra sự kích thích, sự
quan tâm đúng đắn của người lao động đến kết quả cuối cùng của đơn vị, doanh
nghiệp.
Ngoài tiền lương người lao động còn được trợ cấp các khoản phụ cấp, trợ
cấp BHXH, BHYT... các khoản này cũng góp phần trợ giúp, động viên người lao
động trong các trường hợp khó khăn tạm thời hoặc vĩnh viễn mất sức lao động.
Tiền lương và các khoản trích theo lương sẽ là nguồn thu nhập chính,
thường xuyên của người lao động, đảm bảo tái sản xuất và mở rộng sức lao động,
kích thích lao động làm việc hiệu quả khi công tác hạch toán tiền lương và các
khoản phải nộp theo lương được hạch tốn hợp lý cơng bằng chính xác.
Trong một đơn vị, để cơng tác kế tốn hồn thành tốt nhiệm vụ của mình
và trở thành một cơng cụ đắc lực phục vụ cơng tác quản lý tồn đơn vị thì nhiệm
vụ của bất kỳ cơng tác kế tốn nào đều phải dựa trên đặc điểm, vai trò của đối
tượng được kế tốn. Kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương cũng khơng
nằm ngồi qui luật này. Tính đúng thù lao lao động và thanh toán đầy đủ tiền
lương và các khoản trích theo lương cho người lao động một mặt kích thích người
lao động quan tâm đến thời gian lao động, đến chất lượng và kết quả lao động, mặt
khác giúp cho đơn vị quản lý tốt tài chính, từ đó người lao động an tâm tận tình
dốc sức mình phục vụ cho đất nước nói chung và sự nghiệp trồng người trong
ngành giáo dục nói riêng.
Trường Tiểu học B Hịa Bình Thạnh là một trong những trường khó khăn
của Huyện Châu Thành. Với địa bàn kéo dài, trình độ người dân cịn thấp, sống
chủ yếu nghề nơng và làm thuê nên việc ý thức giáo dục cho con em đến trường

gây khơng ít khó khăn cho trường. Đa số giáo viên, nhân viên của trường là người
địa phương và có hồn cảnh khó khăn, vậy nên tiền lương là nguồn thu chính và
hết sức cần thiết.
Từ những vấn đề nêu trên, tôi đã thấy được tầm quan trọng của Kế tốn
tiền lương và các khoản trích theo lương nói chung và tại trường Tiểu học B Hịa
Bình Thạnh nói riêng, đó cũng là lý do mà tơi chọn đề tài “Kế tốn tiền lương và
các khoản trích theo lương tại trường Tiểu học B Hịa Bình Thạnh” để làm bài báo
cáo chuyên đề tốt nghiệp của mình.
1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tổ chức cơng tác kế tốn tiền lương và các khoản phải trích theo lương của
đơn vị Trường Tiểu học B Hịa Bình Thạnh. Nhằm chi trả tiền lương và các khoản
phải nộp theo lương cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên của trường.
Phản ánh tình hình thực tế kế tốn tiền lương và các khoản phải trích theo
lương của trường để đề ra những biện pháp khắc phục những mặt yếu kém. Từ đó
phát huy hơn nữa những mặt đã làm được trong quá trình hoạt động của trường.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu các phương pháp cơ bản kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương trong đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN) theo Quyết định số
19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính tại trường Tiểu học
B Hịa Bình Thạnh trong tháng 3 năm 2015.
1.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: quan sát, thảo luận, trao đổi, phỏng
vấn,…
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: tham khảo, nghiên cứu tài liệu từ
sổ sách, chứng từ, báo cáo, …
1.4.2. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu

Phương pháp xử lý dữ liệu định lượng:
Dữ liệu định lượng thu thập được từ các tài liệu thống kê hoặc kết quả quan
sát, thảo luận. Chúng ta không thể ghi chép các số liệu nguyên thủy vào tài liệu,
mà phải sắp xếp chúng để làm bộc lộ ra các mối liên hệ. Các số liệu có thể được
trình bày dưới nhiều dạng, từ thấp đến cao:
- Những con số rời rạc.
- Bảng số liệu.
- Sơ đồ.

2


1.5. Ý NGHĨA
Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương mà tơi thực tập tại
Trường Tiểu học B Hịa Bình Thạnh chính là điều kiện cho tôi tiếp cận được thực
tế, vận dụng, nắm bắt sâu sắc hơn những lý thuyết mà tôi được học ở nhà trường.
Về phía trường Tiểu học B Hịa Bình Thạnh có điều kiệu đánh giá và xem
xét lại cơng tác kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương tại trường để có
thể phát huy hơn những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực, học hỏi thêm
những điểm mới từ kiến thức của học viên thực tập có được từ phía nhà trường.
Kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương tính đúng, tính đủ cho
người lao động tạo cho họ động lực, niềm tin, an tâm cơng tác tốt, dốc sức mình
cho cơng việc, góp phần tích cực phát triển đất nước, xã hội phồn vinh, ổn định.

3


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG

2.1. KHÁI NIỆM TIỀN LƢƠNG, QUỸ LƢƠNG
(Trích nguồn từ: />2.1.1. Khái niệm tiền lƣơng, quỹ lƣơng
* Tiền lương:
Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao
động thơng qua sự thoả thuận giữa người có sức lao động và người sản xuất lao
động, đồng thời chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế, trong đó có quy luật
cung - cầu.
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà
đơn vị sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo thời gian, theo khối
lượng công việc mà người lao động đã cống hiến cho đơn vị.
Như vậy tiền lương là khoản tiền mà đơn vị phải trả cho công chức, viên
chức, người lao động căn cứ số lượng và chất lượng lao động mà người lao động
đã bỏ ra.
Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản tiền thưởng,
trợ cấp ốm đau, tai nạn lao động và những phúc lợi khác.
* Quỹ lƣơng:
Quỹ lương trong đơn vị sự nghiệp là số tiền lương và các khoản trích theo
lương chi trả hàng năm sử dụng kinh phí Ngân sách Nhà nước (NSNN) dùng vào
việc chi trả lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ, giáo viên, cơng nhân
viên, đơn vị phải lập dự tốn chi Ngân sách vào đầu tháng, quý. Căn cứ vào biên
chế, hợp đồng, phụ cấp lương, … các khoản trợ cấp cho cán bộ, giáo viên, công
nhân viên của đơn vị.
Quỹ tiền lương bao gồm tiền lương, tiền công và phụ cấp lương:
- Tiền lương chính là thành phần chính của quỹ tiền lương để trả cho công
chức, viên chức, người lao động theo các bậc lương mà họ đã được xếp vào trong
các thang lương của nhà nước quy định hiện hành. Được xác định theo công thức:

4



Tiền lương tháng của
công, chức viên chức

=

Tiền lương tối thiểu hiện hành

x

Hệ số lương
hiện hưởng

- Tiền công là khoản tiền trả cho người lao động đang làm hợp đồng theo
vụ việc mang tính chất thời vụ. Bao gồm: tiền cơng trả cho lao động thường xuyên
theo hợp đồng và tiền công khác.
- Phụ cấp lương là khoản tiền phụ cấp thêm phần tiền lương chính để thực
hiện một cách đầy đủ nhất nguyên tắc phân phối theo lao động. Căn cứ vào mục
lục ngân sách nhà nước. Phụ cấp lương bao gồm các khoản sau đây:
+ Phụ cấp chức vụ lãnh đạo
+ Phụ cấp khu vực
+ Phụ cấp thu hút
+ Phụ cấp đắt đỏ
+ Phụ cấp làm đêm
+ Phụ cấp làm thêm giờ
+ Phụ cấp độc hại nguy hiểm
+ Phụ cấp lưu động
+ Phụ cấp đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân
+ Phụ cấp ưu đãi nghề
+ Phụ cấp trách nhiệm theo nghề, theo công việc, phụ cấp trách nhiệm
cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ các cấp

+ Phụ cấp trực
+ Phụ cấp thâm niên nghề
+ Phụ cấp đặc biệt khác của ngành
+ Phụ cấp thâm niên vượt khung
+ Phụ cấp kiêm nhiệm
+ Phụ cấp theo loại xã

5


+ Phụ cấp cơng tác Đảng, đồn thể chính trị-xã hội
+ Phụ cấp công vụ
+ Thù lao cho các đối tượng theo quy định
+ Khác
2.1.2. Các hình thức tiền lƣơng
(Trích nguồn từ: Các hình thức tiền lương, quỹ tiền lương, quỹ bảo hiểm xã hội.
(k.n). />2.1.2.1. Hình thức tiền lương theo thời gian
* Trả lương theo thời gian giản đơn:
Lương theo thời gian giản đơn bao gồm:
Tiền lương trả cho người lao động được tính theo thời gian làm việc, cấp
bậc và thang lương theo tiêu chuẩn Nhà nước qui định. Hình thức này thường áp
dụng trong các đơn vị HCSN. Đây là hình thức tiền lương được tính theo thời gian
lao động, cấp bậc kỹ thuật, chức vụ và tháng lương của người lao động. Bao gồm:
+ Lƣơng tháng: Đã được quy định cho từng bậc lương trong bảng lương,
thường áp dụng cho người lao động làm công việc hành chính.
Cơng thức tính:
Mức lương
tháng

=


(Mức lương ngạch bậc + Mức phụ cấp)

x

Mức lương tối
thiểu

+ Lƣơng ngày: Căn cứ vào số ngày làm việc thực tế trong tháng và mức
lương của 1 ngày để tính trả lương, áp dụng trả lương cho người lao động trong
thời gian học tập, theo hợp đồng ngắn hạn. Mức lương này bằng mức lương chia
cho 26 hoặc 23 ngày.
Mức lương tháng
Tiền lương trả theo ngày

=
Số ngày làm việc trong tháng theo quy định

+ Lƣơng giờ: Căn cứ vào mức lương này chia cho 8 giờ và số giờ làm việc
thực tế, áp dụng để tính đơn giá tiền lương trả theo sản phẩm.

6


Mức lương tháng
Mức lương giờ

=
Số giờ làm việc trong ngày theo quy định


* Trả lương theo thời gian có thưởng:
Thực chất của hình thức này là sự kết hợp giữa tiền lương thời gian giản
đơn với tiền thưởng khi đảm bảo và vượt các chỉ tiêu đã quy định như: Tiết kiệm
thời gian lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng năng suất lao động hay đảm bảo
giờ công, ngày cơng…
* Ưu, nhược điểm của hình thức tiền lương theo thời gian:
Dễ làm, dễ tính tốn nhưng chưa đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao
động vì hình thức này chưa tính đến một cách đầy đủ chất lượng lao động, chưa
phát huy hết khả năng sẵn có của người lao động, chưa khuyến khích người lao
động quan tâm đến kết quả lao động. Vì vậy để khắc phục bớt những hạn chế này,
ngoài việc tổ chức theo dõi ghi chép đầy đủ thời gian làm việc của công nhân viên,
đơn vị cần phải thường xuyên kiểm tra tiến độ làm việc và chất lượng công việc
của công nhân viên kết hợp với chế độ khen thưởng hợp lý.
2.1.2.2. Hình thức tiền lương theo sản phẩm
Tiền lương tính trả cho người lao động căn cứ vào kết quả lao động, số
lượng và chất lượng sản phẩm công việc, lao vụ đã hoàn thành và đơn giá tiền
lương cho 1 đơn vị sản phẩm, cơng việc và lao vụ đó.
So với hình thức tiền lương thời gian, hình thức tiền lương sản phẩm có
nhiều ưu điểm hơn. Đó là quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc trả lương theo số
lượng, chất lượng lao động, gắn chặt thu thập về tiền lương và kết quả.
Tuỳ theo mối quan hệ giữa người lao động với kết quả lao động, tuỳ theo
yêu cầu quản lý về nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng nhanh sản phẩm và chất
lượng sản phẩm mà đơn vị có thể thực hiện theo các hình thức tiền lương sản
phẩm sau:
+ Tiền lƣơng theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế: áp dụng chủ yếu
đối với công nhân trực tiếp sản xuất căn cứ vào số lượng mà họ đã sản xuất ra và
đơn giá của mỗi đơn vị sản phẩm.
Tiền lương theo sản phẩm

=


Số lượng thực tế x Đơn giá tiền lương

+ Tiền lƣơng sản phẩm gián tiếp: là tiền lương trả cho công nhân viên
phụ cùng tham gia sản xuất với cơng nhân viên chính đã hưởng lương theo sản
phẩm, được xác định căn cứ vào hệ số giữa mức lương sản phẩm đã sản xuất ra.
Tuy nhiên cách trả lương này có hạn chế: Do phụ thuộc vào kết quả sản xuất của
7


cơng nhân chính nên việc trả lương chưa được chính xác, chưa thật sự đảm bảo
đúng hao phí lao động mà cơng nhân phụ đã bỏ ra.
+ Tiền lƣơng tính theo sản phẩm có thƣởng: là sự kết hợp tiền lương sản
phẩm trực tiếp với tiền thưởng khi người lao động hoàn thành vượt mức các chỉ
tiêu qui định như tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm…
+ Tiền lƣơng tính theo sản phẩm luỹ tiến: Tiền lương trả cho công nhân
viên căn cứ vào số lượng sản phẩm đã sản xuất ra theo hai loại đơn giá khác nhau:
Đơn giá cố định đối với số sản phẩm trong mức qui định và đơn giá luỹ tiến đối
với số sản phẩm vượt định mức.
+ Tiền lƣơng khoán: Theo hình thức này, người lao động sẽ nhận được
một khoản tiền nhất định sau khi hoàn thành xong khối lượng công việc được giao
theo đúng thời gian chất lượng qui định đối với loại cơng việc này.
Có 2 phương pháp khốn: Khốn cơng việc và khốn quỹ lương.
 Khốn cơng việc: Theo hình thức này, đơn vị qui định mức tiền
lương cho mỗi công việc hoặc khối lượng sản phẩm hoàn thành. Người lao động
căn cứ vào mức lương này có thể tính được tiền lương của mình thơng qua khối
lượng cơng việc mình đã hồn thành.
Cách trả lương này áp dụng cho những công việc lao động giản đơn, có
tính chất đột xuất như bốc dỡ hàng, sửa chữa nhà cửa…
 Khốn quỹ lương: Theo hình thức này, người lao động biết trước số

tiền lương mà họ sẽ nhận được sau khi hồn thành cơng việc và thời gian hồn
thành cơng việc được giao. Căn cứ vào khối lượng từng công việc hoặc khối lượng
sản phẩm và thời gian cần thiết để hoàn thành mà đơn vị tiến hành khoán quý
lương.
Trả lương theo cách khoán quỹ lương áp dụng cho những công việc không
thể định mức cho từng bộ phận công việc hoặc những công việc mà xét ra giao
khốn từng cơng việc chi tiết thì khơng có lợi về mặt kinh tế, thường là những
công việc cần hoàn thành đúng thời hạn.
Trả lương theo cách này tạo cho người lao động có sự chủ động trong việc
sắp xếp tiến hành cơng việc của mình từ đó tranh thủ thời gian hồn thành cơng
việc được giao. Cịn đối với người giao khốn thì n tâm về thời gian hoàn thành.
Nhược điểm cho phương pháp trả lương này là dễ gây ra hiện tượng làm
bừa, làm ẩu, không đảm bảo chất lượng do muốn đảm bảo thời gian kiểm nghiệm
chất lượng sản phẩm trước khi giao nhận phải được coi trọng, thực hiện chặt chẽ.

8


2.2. KẾ TỐN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG
(Bộ Tài chính. 2006)
2.2.1. Kế tốn tiền lƣơng
2.2.1.1. Chức năng của kế toán tiền lương
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải thực hiện những
nhiệm vụ cơ bản sau đây:
- Theo dõi, ghi chép, phản ánh, tổng hợp chính xác, đầy đủ, kịp thời về số
lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động. Tính tốn các khoản tiền lương,
tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động và tình hình thanh tốn
các khoản đó cho người lao động. Kiểm tra việc sử dụng lao động, việc chấp hành
chính sách chế độ về lao động, tiền lương trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
kinh phí cơng đồn và việc sử dụng các quỹ này.

- Tính tốn và phân bổ các khoản chi phí tiền lương và các khoản trích theo
lương vào chi phí theo từng đối tượng. Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong
đơn vị thực hiện đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương, bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn, mở sổ, thẻ kế tốn và hạch tốn lao
động, tiền lương, và các khoản trích theo lương đúng chế độ.
- Lập báo cáo về lao động, tiền lương bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh
phí cơng đồn, phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương và các khoản
trích theo lương, đề xuất biện pháp để khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động,
tăng năng suất lao động, ngăn ngừa những vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm
chính sách chế độ về lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương.
2.2.1.2. Ý nghĩa tiền lương
Tiền lương là một bộ phận của sản phẩm xã hội biểu hiện bằng tiền được
trả cho người lao động dựa trên số lượng và chất lượng lao động của mọi người
dùng để bù đắp lại hao phí lao động của mọi người dùng để bù đắp lại hao phí lao
động của người lao động và tiền lương là một vấn đề thiết thực đối với cán bộ,
công nhân viên.Tiền lương được quy định một cách đúng đắn, là yếu tố kích thích
sản xuất mạnh mẽ, kích thích người lao động ra sức sản xuất và làm việc, nâng cao
trình độ tay nghề, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động.
Tiền lương và các khoản trích theo lương sẽ là nguồn thu nhập chính,
thường xuyên của người lao động, đảm bảo tái sản xuất và mở rộng sức lao động,
kích thích lao động làm việc hiệu quả khi cơng tác hạch tốn tiền lương và các
khoản trích theo lương được hạch tốn hợp lý cơng bằng chính xác.

9


Ngồi tiền lương người lao động cịn được trợ cấp các khoản phụ cấp, trợ
cấp Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế... các khoản này cũng góp phần trợ giúp, động
viên người lao động và tăng thêm cho họ trong các trường hợp khó khăn tạm thời
hoặc vĩnh viễn mất sức lao động.

2.2.1.3. Chứng từ sử dụng
- Bảng chấm cơng: là chứng từ dùng để theo dõi tình hình sử dụng lao
động, thời gian làm việc, vắng mặt của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn
vị đều phải ghi chép hàng ngày vào bảng chấm công.
Bảng chấm cơng cũng là căn cứ để tính lương, tiền thưởng và tổng hợp
thời gian lao động sử dụng trong đơn vị.
- Bảng thanh toán tiền lƣơng: là chứng từ căn cứ để thanh toán tiền
lương, phụ cấp, các khoản thu nhập tăng thêm ngoài tiền lương cho người lao
động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động làm việc trong các
đơn vị, đồng thời là căn cứ lao động để thống kê về lao động tiền lương.
Trong bảng thanh tốn tiền lương cịn phản ánh các khoản nghỉ việc được
hưởng lương, số thuế thu nhập phải nộp và các khoản khấu trừ vào lương.
- Bảng thanh toán tiền thƣởng: là chứng từ xác nhận tiền thưởng và
thanh toán tiền thưởng cho từng người lao động, làm cơ sở tính tổng thu nhập của
người lao động.
Bảng này dùng chủ yếu trong các trường hợp thưởng theo lương có tính
chất thường xun, khơng dùng trong các trường hợp thưởng đột xuất.
- Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ: dùng để xác nhận tiền công làm
thêm giờ mà người lao động được thanh tốn sau khi làm việc ngồi giờ theo u
cầu cơng việc.
- Bảng thanh tốn tiền th ngồi giờ: là chứng từ kế toán nhằm xác
nhận số tiền đã thanh toán cho người được thuê để thực hiện những công việc
không lập được những hợp đồng như: thuê bốc vác, thuê vận chuyển thiết bị, … và
là chứng từ để thanh tốn cho lao động th ngồi.
2.2.1.4. Kế toán chi tiết tiền lương
* Hạch toán số lao động
Số lượng số lao động trong đơn vị có sự biến động tăng giảm trong từng
đơn vị, từng bộ phận cũng như trong phạm vi toàn đơn vị. Sự biến động này sẽ ảnh
hưởng đến cơ cấu lao động, chất lượng lao động, do đó ảnh hưởng đến việc thực


10


hiện nhiệm vụ công việc. Để phản ánh số lượng lao động trong từng bộ phận, đơn
vị sử dụng “Sổ danh sách lao động”.
Cơ sở dữ liệu để ghi vào “Sổ danh sách lao động” là chứng từ tuyển dụng,
các quyết định thuyên chuyển công tác, cho thôi việc, nghỉ hưu,… Việc ghi chép
vào “Sổ danh sách lao động” phải đầy đủ, kịp thời làm cơ sở cho việc lập báo cáo
về lao động và phân tích tình hình biến động về lao động trong đơn vị theo yêu cầu
quản lý lao động của đơn vị và cơ quan quản lý cấp trên.
Hạch tốn tình hình sử dụng thời gian lao động bao gồm hạch tốn số giờ
cơng tác của cơng nhân viên và hạch tốn lao động tiêu hao cho từng công việc
trong đơn vị.
Bảng chấm công do tổ trưởng ghi chép và tổng hợp nộp cho phòng kế tốn
vào cuối tháng để căn cứ tính lương.
* Hạch tốn kết quả lao động
Tùy từng loại hình đơn vị và điều kiện tổ chức lao động mà áp dụng các
chứng từ thích hợp: bảng theo dõi cơng tác tổ, phiếu đánh giá kết quả cuối năm
hoặc hợp đồng giao khoán.
Kết quả lao động của công nhân viên trong đơn vị chịu ảnh hưởng của
nhiều nhân tố: thời gian lao động, trình độ tay nghề, tinh thần, thái độ làm việc,
phương tiện sử dụng,…
Căn cứ các chứng từ hạch toán kết quả lao động kế toán lập sổ tổng hợp
kết quả lao động nhằm tổng hợp kết quả lao động của từng cá nhân, bộ phận và
toàn đơn vị làm cơ sở cho việc tính tốn năng suất lao động và tính lương sản
phẩm cho từng cơng nhân.
2.2.1.5. Tài khoản sử dụng
* Tài khoản 334 – “Phải trả công chức, viên chức”
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh tốn giữa đơn vị HCSN
với cán bộ cơng chức, viên chức và người lao động trong đơn vị về tiền lương, tiền

công và các khoản phải trả khác.
Các khoản tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao
động phản ánh ở tài khoản này là những người có trong danh sách lao động thường
xuyên của đơn vị như cán bộ công chức, viên chức và người lao động dài hạn,
thường xuyên và đơn vị có trách nhiệm đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo
hiểm thất nghiệp.

11


* Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 334 – “Phải trả công
chức, viên chức”
Bên Nợ:
- Tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác đã trả cho cán bộ công chức,
viên chức và người lao động.
- Các khoản đã trừ vào tiền lương, tiền công của cán bộ, công chức, viên chức và
người lao động.
Bên Có: Tiền lương, tiền cơng và các khoản khác phải trả cho cán bộ công
chức, viên chức và người lao động.
Số dƣ bên Có: Các khoản cịn phải trả cho cán bộ công chức, viên chức và
người lao động.

12


* Sơ đồ kế tốn các khoản phải trả cơng chức (CC), viên chức (VC)
111

334
Ứng và thanh toán tiền lương,

tiền thưởng bằng tiền mặt

661, 662
Tiền lương và các khoản phải
trả cho CC, VC tham gia hoạt
động HCSN và dự án

531

631, 635
Trả lương, thưởng bằng sản
phẩm

Tiền lương và các khoản phải
trả cho CC, VC tham gia vào
SXKD thực hiện theo đơn đặt
hàng của Nhà nước

333
Thuế giá trị gia
tăng(Nếu nộp theo
phương pháp khấu trừ)
332

431
BHXH, BHYT, KPCĐ phải nộp
khấu trừ vào lương phải trả

- Tiền thưởng từ quỹ khen
thưởng phải trả CC, VC

- Tiền lương phải trả CC, VC
quỹ ổn định thu nhập

311 (3118)

241

Thu hồi bồi thường vật chất theo
quyết định xử lý khấu trừ vào
lương phải trả

Tiền lương phải trả cho CC, VC
ở bộ phận đầu tư xây dựng cơ
bản

333 (3337)

661

Thuế thu nhập cá nhân khấu trừ
vào lương CC, VC

Thu nhập tăng thêm cho CC,
VC từ chênh lệnh thu lớn hơn
chi hoạt động thường xuyên

Sơ đồ 1. Sơ đồ kế toán các khoản phải trả công chức, viên chức
13



2.2.2. Các khoản trích theo lƣơng
(Trích nguồn từ bài viết tại: Giáo trình tổ chức hành chính sự nghiệp. (k.n).
/>1%BB%B9%20ti%E1%BB%81n%20l%C6%B0%C6%A1ng%20trong%20%C4%
91%C6%A1n%20v%E1%BB%8B%20h%C3%A0nh%20%20ch%C3%ADnh%20
s%E1%BB%B1%20nghi%E1%BB%87p&ie=utf8&oe=utf8&aq=t&rls=org.mozill
a:en-US:official&client=firefox-a&source=hp&channel=np)
2.2.2.1. Khái niệm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh
phí cơng đồn
- Bảo hiểm xã hội (BHXH) là loại hình bảo hiểm do nhà nước tổ chức,
quản lý nhằm đảm bảo vật chất, góp phần ổn định đời sống cho những người tham
gia BHXH khi bị ốm đau, suy giảm khả năng lao động, hết tuổi lao động hoặc
chết.
Theo quy định hiện hành, khi tham gia BHXH bắt buộc người lao động
làm việc trong đơn vị hành chính được hưởng các chế độ sau:
- Chế độ trợ cấp ốm đau;
- Chế độ trợ cấp thai sản;
- Chế độ trợ cấp tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp ;
- Chế độ hưu trí;
- Chế độ tử tuất.
Các đơn vị hành chính có trách nhiệm trích tiền đóng BHXH bắt buộc cho
người lao động. Tỷ lệ trích nộp thực hiện theo quy định hiện hành và nộp về cho
cơ quan BHXH.
- Bảo hiểm y tế (BHYT) là một chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức,
quản lý nhằm huy động sự đóng góp của các cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội
để thanh toán chi phí y tế cho người tham gia bảo hiểm.
Các đơn vị hành chính có trách nhiệm trích tiền đóng BHYT cho người lao
động. Tỷ lệ trích nộp thực hiện theo quy định hiện hành và nộp về cho cơ quan
BHYT.
- Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là loại bảo hiểm bồi thường cho người
lao động bị thiệt hại về thu nhập do bị mất việc làm để họ ổn định cuộc sống và có

điều kiện tham gia vào thị trường lao động.

14


Theo quy định hiện hành khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp người lao động
làm việc trong các đơn vị hành chính được hưởng các chế độ trợ cấp như:
- Trợ cấp thất nghiệp
- Hỗ trợ học nghề
- Hỗ trợ tìm việc làm
Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp cần phải có một số điều kiện:
+ Người lao động phải nộp phí bảo hiểm trong một thời gian nhất định
+ Thất nghiệp không phải do lỗi của người lao động
+ Phải đăng ký thất nghiệp, đăng ký tìm việc làm
+ Phải sẵn sàng làm việc
+ Có sổ bảo hiểm thất nghiệp
Các đơn vị hành chính có trách nhiệm trích tiền đóng BHTN cho người
lao động. Tỷ lệ trích nộp thực hiện theo quy định hiện hành và nộp về cho cơ quan
BHXH.
Các khoản tiền lương dùng để trích nộp và đóng BHXH, BHYT, BHTN
bao gồm: lương chính (tiền lương theo ngạch bậc), phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm
niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
- Kinh phí cơng đồn (KPCĐ) là khoản tiền dùng để duy trì hoạt động các
tổ chức cơng đồn tại đơn vị và cơng đồn cấp trên. Tổ chức này hoạt động nhằm
bảo vệ quyền lợi và nâng cao đời sống của người lao động.
* Mức đóng các khoản trích theo lƣơng:
Các khoản trích theo
lƣơng

Đối với đơn vị sử

dụng lao động (%)

Bảo hiểm xã hội

Đối với ngƣời lao
động (%)

Cộng (%)

18

8

26

Bảo hiểm y tế

3

1,5

4,5

Bảo hiểm thất nghiệp

1

1

2


Kinh phí cơng đồn

2

-

2

24

10,5

34,5

Cộng (%)

15


2.2.2.2. Chứng từ sử dụng
Căn cứ vào các chứng từ như:
- Bảng kê trích nộp các khoản trích theo lƣơng: dùng để xác định số tiền
trích nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ mà đơn vị và người lao động phải nộp
trong tháng (hoặc trong quý) cho cơ quan BHXH và công đòan. Chứng từ này là
cơ sở để ghi sổ kế tốn các khoản trích theo lương.
- Bảng phân bổ tiền lƣơng và BHXH: dùng để tập hợp và phân bổ tiền
lương, tiền công thực tế phải trả (gồm tiền lương tiền công và các khoản phụ cấp
theo lương); BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ phải trích nộp trong tháng cho các đối
tượng sử dụng lao động.

- Giấy chứng nhận nghỉ ốm hƣởng BHXH: là chứng từ chứng minh
người nghỉ ốm có điều kiện được hưởng BHXH trả thay lương từ cơ quan BHXH
chi trả, là điều kiện cần có để cơ quan BHXH lập thủ tục thanh toán cho người lao
động.
- Danh sách ngƣời nghỉ hƣởng trợ cấp ốm đau, thai sản: Chứng từ tổng
hợp toàn bộ danh sách người lao động trong đơn vị được hưởng ốm đau, thai sản
trong kỳ, là căn cứ để cơ quan BHXH lập thủ tục thanh toán cho người lao động.
2.2.2.2. Tài khoản sử dụng
* Tài khoản 332 – “Các khoản phải trích theo lƣơng”
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích, nộp và thanh toán BHXH,
BHYT, BHTN và KPCĐ của đơn vị HCSN với cơ quan bảo hiểm và cơ quan cơng
đồn.
Việc trích, nộp và thanh tốn BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ của đơn vị
phải tuân theo quy định của Nhà nước.
* Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 332 – “Các khoản phải
trích theo lƣơng”
Bên Nợ:
- Số BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý (bao
gồm cả phần đơn vị sử dụng lao động và người lao động phải nộp).
- Số BHXH phải trả cho công chức, viên chức.

16


Bên Có:
- Trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ tính vào chi phí của đơn vị;
- Số BHXH, BHYT, BHTN mà công chức, viên chức phải nộp được khấu
trừ vào lương hàng tháng.
- Số tiền BHXH được cơ quan BHXH thanh toán về số BHXH đơn vị đã
chi trả cho các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm của đơn vị;

- Số lãi phải nộp về phạt nộp chậm số tiền BHXH.
Số dƣ bên Có:
Số BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ phải nộp cho cơ quan BHXH và cơ
quan cơng đồn;
Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ: Số dư bên Nợ phản ánh số tiền
BHXH đơn vị đã chi trả cho công chức, viên chức nhưng chưa được cơ quan
BHXH thanh toán.

17


×