Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Phân tích hoạt động cho vay tại quỹ tín dụng mỹ hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 52 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN NGỌC PHƢƠNG DUYÊN

Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng

An Giang, tháng 09 nă m 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng

An Giang, tháng 09 nă m 2014


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin tỏ lòng biết ơn vô cùng sâu
sắc đến Quý thầy cô Khoa Kinh tế - QTKD trường
Đại học An Giang đã tận tình truyền đạt kiến thức,
những kinh nghiệm quý báo cho em trong suốt
những năm học qua, đặc biệt là thầy Trần Cơng Dũ
đã tận tình giúp đỡ em hồn thành chun đề tốt
nghiệp này với tất cả trách nhiệm và lòng tận tâm
nhiệt thành.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các
anh cán bộ tín dụng cùng các cơ, chú, anh, chị tại
Quỹ tín dụng Mỹ Hịa đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo


điều kiện thuân lợi cho em trong suốt thời gian thực
tập tại đơn vị.
Xin gửi lời cám ơn đến tất cả bạn bè đã giúp
đỡ và động viên em trong suốt thời gian qua để em
có thể hồn thành tốt đề tài.
Thời gian và kiến thức cịn hạn chế nên chắc
chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, với tinh
thần học hỏi em trân trọng đón nhận từ thầy cô, các
anh chị và các bạn những lời góp ý để bổ sung cho
quyển đề tài này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Ngọc Phƣơng Duyên


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐÁNH GIÁ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tên đơn vị: …………………………………………………………………………………..
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………
Điện thoại: …………………………………………………………………………………...
Người đánh giá: ……………………………………………………………………………..
Chức vụ: …………………………………………………………………………………….
Tên sinh viên thực tập: NGUYỄN NGỌC PHƢƠNG DUYÊN
TT

Tiêu chí đánh giá

1


Q trình thực tập tốt nghiệp

Lớp: DT6NH1
Mức độ

Kém TB Khá Tốt

1.1 Ý thức học hỏi, nâng cao chuyên mơn
1.2 Mức độ chun cần
1.3 Khả năng hịa nhập vào thực tế công việc
1.4 Giao tiếp với cán bộ-nhân viên của đơn vị
1.5 Chấp hành nội quy, quy định của đơn vị
1.6 Đánh giá chung
2

Chuyên đề

2.1 Tính thực tiễn của đề tài
2.2 Năng lực thu thập thông tin
2.3 Khả năng phản ánh chính xác và hợp lý tình hình của đơn
vị
2.4 Khả năng xử lý, phân tích dữ liệu
2.5 Mức khả thi của các giải pháp, kiến nghị (nếu có) mà tác
giả đề ra
2.6 Hình thức (cấu trúc, hành văn, trình bày bảng-biểu…)
2.7 Đánh giá chung
Các ý kiến khác đối với Trường Đại học An Giang:
.................................................................................................................................................
……………, ngày ….. tháng ….. năm 2014

Ngƣời đánh giá

Lãnh đạo đơn vị
(ký tên, đóng dấu)


Nhận xét ngƣời chấm 1
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

Nhận xét ngƣời chấm 2
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................


Phân tích hoạt động cho vay tại Quỹ tín dụng Mỹ Hòa
MỤC LỤC

Trang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................iii

DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ............................................................................................iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ........................................................................................v
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU.................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................1
1.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................1
1.4. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................2
CHƢƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUỸ TÍN DỤNG
NHÂN DÂN...................................................................................3
2.1. Khái quát về Quỹ tín dụng nhân dân...............................................................3
2.1.1. Khái niệm.................................................................................................3
2.1.2. Chức năng và vai trò...............................................................................3
2.2. Khái quát về hoạt dộng của Quỹ tín dụng nhân dân........................................4
2.2.1. Một số quy định chung về hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng
nhân dân.............................................................................................................4
2.2.2. Các hình thức cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân………….................7
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng
nhân dân.............................................................................................................8
2.2.4. Một số chỉ tiêu tài chính đánh giá hoạt động cho vay đối với Quỹ tín
dụng nhân dân..................................................................................................10
CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ QUỸ TÍN DỤNG
MỸ HỊA......................................................................................12
3.1. Q trình hình thành và phát triển.................................................................12
3.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban..........................................13
3.3. Các hình thức cho vay tại Quỹ tín dụng Mỹ Hòa…………………………..15
3.4. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh…………………………………...15
3.5. Một số thuận lợi và khó khăn……………………………………………....18
3.6. Định hướng hoạt động của Quỹ tín dụng Mỹ Hịa 2014...............................19
SV: Nguyễn Ngọc Phương Duyên


i


Phân tích hoạt động cho vay tại Quỹ tín dụng Mỹ Hịa
3.6.1. Phương hướng........................................................................................19
3.6.2. Mục tiêu…………………………………………………………….….19
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI QUỸ TÍN DỤNG
MỸ HỊA GIAI ĐOẠN 2011 - 2013………………………......20
4.1.Khái quát về tình hình nguồn vốn…………………………………………...20
4.2.Thực trạng hoạt động cho vay tại Quỹ tín dụng Mỹ Hịa…………………...22
4.2.1. Doanh số cho vay……………………………………………………...22
4.2.2. Doanh số thu nợ......................................................................................25
4.2.3. Dư nợ......................................................................................................28
4.2.4. Nợ quá hạn ............................................................................................32
4.2.5. Đánh giá hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng Mỹ Hịa……………....34
4.3. Nhận định chung về hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng Mỹ Hịa…...…..36
4.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với QTD
Mỹ Hòa.................................................................................................................37
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................39
5.1. Kết luận.........................................................................................................39
5.2. Kiến nghị.......................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................42

SV: Nguyễn Ngọc Phương Duyên

ii


Phân tích hoạt động cho vay tại Quỹ tín dụng Mỹ Hòa

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt

Ý nghĩa

CBTD

Cán bộ tín dụng

DSCV

Doanh số cho vay

DSTN

Doanh số thu nợ

KDDV - SH

Kinh doanh dịch vụ - sinh hoạt

NQH

Nợ quá hạn

NHTM

Ngân hàng thương mại


NHNN

Ngân hàng nhà nước

QTD

Quỹ tín dụng

QTDND

Quỹ tín dụng nhân dân

TCTD

Tổ chức tín dụng

SV: Nguyễn Ngọc Phương Duyên

iii


Phân tích hoạt động cho vay tại Quỹ tín dụng Mỹ Hòa

DANH MỤC BẢNG


Bảng

Ý nghĩa


Trang

Bảng 3.1

Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của QTD giai đoạn
2011 - 2013

16

Bảng 4.1

Cơ cấu nguồn vốn của Quỹ tín dụng Mỹ Hịa giai đoạn
2011 - 2013

20

Bảng 4.2

DSCV theo thời hạn của QTD Mỹ Hòa giai đoạn 2011 2013

22

Bảng 4.3

DSCV theo ngành nghề của QTD Mỹ Hòa giai đoạn 2011
– 2013

24


Bảng 4.4

DSTN theo theo thời hạn của QTD Mỹ Hòa giai đoạn 20112013

25

Bảng 4.5

DSTN theo ngành nghề của QTD Mỹ Hòa giai đoạn 2011
– 2013

27

Bảng 4.6

Dư nợ cho vay theo thời gian của QTD Mỹ Hòa giai đoạn
2011 – 2013

29

Bảng 4.7

Dư nợ cho vay theo ngành nghề của QTD Mỹ Hòa giai
đoạn 2011 – 2013

30

Bảng 4.8

Tình hình NQH theo thời gian của QTD Mỹ Hịa giai đoạn

2011 – 2013

32

Bả ng 4.9 Tình hình nợ quá hạn theo ngành nghề giai đoạn 2011 –
2013
Bảng 4.10

Chỉ tiêu đánh giá tình hình cho vay QTD Mỹ Hịa giai đoạn
2011 – 2013

33
34

DANH MỤC SƠ ĐỒ


Sơ đồ

Ý nghĩa

Trang

Sơ đồ 2.1

Quy trình cho vay của QTD

6

Sơ đồ 3.1


Bộ máy tổ chức của QTD Mỹ Hòa

13

SV: Nguyễn Ngọc Phương Duyên

iv


Phân tích hoạt động cho vay tại Quỹ tín dụng Mỹ Hòa
DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ

Ý nghĩa

Trang

Biểu đồ 3.1

Khái quát kết quả kinh doanh của QTD Mỹ Hòa từ năm
2011 đến năm 2013

16

Biểu đồ 4.1

Tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn Quỹ tín dụng Mỹ Hịa giai

đoạn 2011 - 2013

21

Biểu đồ 4.2

Tỷ trọng DSCV theo thời hạn của QTD Mỹ Hòa giai đoạn
2011 - 2013

23

Biểu đồ 4.3

Tỷ trọng về DSCV theo ngành nghề.

24

Biểu đồ 4.4

Tỷ trọng DSTN theo thời gian của QTD Mỹ Hòa giai đoạn
2011- 2013.

26

Biểu đồ 4.5

Tỷ trọng DSTN theo ngành nghề của QTD Mỹ Hòa giai
đoạn 2011 – 2013.

28


Biểu đồ 4.6

Tỷ trọng dư nợ cho vay theo thời gian của QTD Mỹ Hòa
giai đoạn 2011 – 2013.

30

Biểu đồ 4.7

Tỷ trọng dư nợ theo ngành nghề của QTD Mỹ Hòa giai
đoạn 2011 – 2013.

31

Biểu đồ 4.8

Cơ cấu dư nợ trên tổng nguồn vốn giai đoạn 2011 – 2013.

34

Biểu đồ 4.9

Cơ cấu dư nợ trên vốn huy động QTD Mỹ Hòa giai đoạn
2011 – 2013.

35

SV: Nguyễn Ngọc Phương Duyên


v


Phân tích hoạt động cho vay tại Quỹ tín dụng Mỹ Hịa

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Nơng nghiệp được xem là nền tảng tăng trưởng kinh tế của An Giang, với
địa thế là tỉnh đầu nguồn hệ thống sơng Cửu Long của Việt Nam, tỉnh An Giang
có diện tích đất canh tác lớn nhất vùng. Bằng những thuận lợi về điều kiện tự
nhiên, hệ thống thủy nông và chú trọng áp dụng các phương pháp canh tác lúa
tiên tiến, từ đó đã đưa An Giang trở thành địa phương có sản lượng lúa cao nhất
trong các tỉnh, thành phố của cả nước. Để tiếp tục phát triển ổn định và bền vững,
không ngừng tăng trưởng, nâng cao năng suất thì nhu cầu về vốn là nhu cầu
khơng thể thiếu đối với mọi thành phần kinh tế đặc biệt là đối với người nông
dân. Là một tổ chức tín dụng thì Quỹ tín dụng cũng giống như là một cầu nối
giữa người thừa vốn và người thiếu vốn thông qua hoạt động huy động vốn và
cho vay. Nhiều năm qua Quỹ tín dụng Mỹ Hịa đã cung ứng vốn cho người nơng
dân dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên, do nhu cầu về vốn của người dân ngày
càng cao, sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng nên Quỹ tín dụng Mỹ
Hịa đã đặt ra cho mình nhiệm vụ hết sức quan trọng đó là phải nâng cao hơn nữa
hiệu quả hoạt động tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho người nông dân một
cách kịp thời, đồng thời thu hồi vốn một cách hiệu quả nhất. Vì tín dụng là một
hoạt động mang lại lợi nhuận cao chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập
nhưng cũng tiềm ẩn khơng ít rủi ro. Vấn đề nợ quá hạn luôn làm cho các cán bộ
làm cơng tác tín dụng và các nhà quản trị quan tâm. Mà hoạt động cho vay gần
như đóng vai trị then chốt trong sự tồn tại và phát triển của quỹ tín dụng. Nhận
thấy được tầm quan trọng của vấn đề trên nên em chọn đề tài “Phân tích hoạt
động cho vay tại Quỹ tín dụng Mỹ Hịa” để làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng.
- Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tại Quỹ tín dụng Mỹ Hịa giai
đoạn 2011 – 2013 để thấy dược tình hình thực tế nhằm tìm ra các giải pháp và
đưa ra các kiến nghị để QTD Mỹ Hòa hoạt động ngày càng hiệu quả và hạn chế
rủi ro tín dụng.
- Đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay.
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu trực tiếp từ Quỹ tín dụng Mỹ Hịa, các báo cáo tài chính,
kết quả hoạt động kinh doanh và những thông tin liên quan đến hoạt động của
Quỹ. Thông tin từ sách giáo khoa, internet và tham khảo đề tài của các anh/chị
khóa trước.
1.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Phân tích tổng hợp để thấy tổng quan tình hình hoạt động của Quỹ tín
dụng Mỹ Hịa.
SV: Nguyễn Ngọc Phương Duyên

Trang 1


Phân tích hoạt động cho vay tại Quỹ tín dụng Mỹ Hòa
- Phương pháp so sánh số liệu để thấy sự biến động qua các năm.
- Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động thông qua các tỷ số tài chính.
1.4. Phạm vi nghiên cứu.
1.4.1. Đối tượng
Phân tích hoạt động cho vay.
1.4.2. Không gian
Đề tài được nghiên cứu tại Quỹ tín dụng Mỹ Hịa.
1.4.3. Thời gian
Nghiên cứu hoạt động cho vay trong 3 năm: 2011 – 2013.


SV: Nguyễn Ngọc Phương Duyên

Trang 2


Phân tích hoạt động cho vay tại Quỹ tín dụng Mỹ Hịa

CHƢƠNG 2
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUỸ
TÍN DỤNG NHÂN DÂN
2.1. Khái quát về Quỹ tín dụng nhân dân
2.1.1. Khái niệm(1)
Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình kinh tế hợp tác xã do các thành viên là
thể nhân và pháp nhân tự nguyện lập ra, hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng
và các dịch vụ ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và Luật
hợp tác xã, nhằm mục tiêu tương trợ nhau phát triển hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống của các thành viên, góp phần phát triển kinh
tế của đất nước.
2.1.2. Chức năng và vai trị
* Chức năng
- Huy động vốn bằng các hình thức nhận tiền gửi của cá nhân, các tổ chức
kinh tế đồng thời sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho các chủ thể có nhu cầu.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đáp ứng nhu cầu sản xuất của các
thành viên.
- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
- Cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện các nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho
các thành viên.
- Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
* Vai trò

- Đáp ứng tốt nhu cầu vốn phục vụ sản xuất - kinh doanh của người nông
dân, hạn chế được tệ nạn cho vay nặng lãi và các hình thức biến tướng của nó ở
nơng thơn. Thơng qua việc cho vay, QTDND đã tạo điều kiện cho nhiều hộ nơng
dân thốt khỏi tình cảnh đói nghèo, đời sống được cải thiện.
- Điều hòa vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu,thúc đẩy q trình tái sản xuất ở
nơng thơn, kích thích q trình ln chuyển vốn ở những vùng sâu nơi chưa có
điểm giao dịch của NHTM.
- Mặt khác, với tư cách là một doanh nghiệp, QTDND đóng góp một cách
đáng kể các khoản thuế hằng năm cho ngân sách địa phương, trực tiếp tham gia
vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở xã, phường hỗ trợ các hộ gia
đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách kịp thời, tạo ra nhiều việc làm và
đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.
(1)

Theo điều 1, Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 về tổ chức và hoạt động của của QTDND.

SV: Nguyễn Ngọc Phương Duyên

Trang 3


Phân tích hoạt động cho vay tại Quỹ tín dụng Mỹ Hịa
2.2. Khái qt về hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân
2.2.1. Một số quy định chung về hoạt động cho vay của QTDND
* Các nguyên tắc cho vay(2)
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Hồn trả gốc và lãi theo đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín
dụng.
* Điều kiện cho vay(3)
Quỹ tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều

kiện sau:
a) Đối với thành viên của QTD
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định của pháp luật, cụ thể:
+ Pháp nhân phải có đủ điều kiện được công nhận là pháp nhân theo quy
định của pháp luật và có năng lực pháp luật dân sự.
+ Doanh nghiệp tư nhân phải được thành lập và hoạt động theo Luật doanh
nghiệp; chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi
dân sự
+ Cá nhân: Là những cá nhân có tài sản, có khả năng độc lập sản xuất, kinh
doanh, phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
+ Hộ gia đình: Cử người đại diện để vay vốn của QTD, phải là chủ hộ hoặc
đại diện của chủ hộ; người đại diện phải có năng lực pháp luật và năng lực hành
vi dân sự;
+ Tổ hợp tác phải có hợp đồng hợp tác theo quy định của pháp luật; đại diện
của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
- Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp phù hợp với các chương trình phát
triển kinh tế, xã hội tại địa phương; phù hợp với điều lệ, kế hoạch kinh doanh,
giấy phép kinh doanh phù hợp với mục đích được giao th, khốn quyền sử
dụng đất, mặt nước.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết:
+ Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
đời sống;
+ Sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; đối với dự án, phương án phục vụ đời
sống phải tính toán được nguồn đảm bảo trả nợ;
+ Tại thời điểm vay vốn khơng có nợ q hạn.
(2), (3)

Theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về quy chế cho vay của TCTD đối với
khách hàng.


SV: Nguyễn Ngọc Phương Duyên

Trang 4


Phân tích hoạt động cho vay tại Quỹ tín dụng Mỹ Hịa
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu
quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với
quy định của pháp luật (đối với những món vay yêu cầu phải có).
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và
hướng dẫn của NHNN.
b) Đối với khách hàng gửi tiền tại QTD
- Được Quỹ tín dụng cho vay vốn dưới hình thức cầm cố bằng sổ tiền gửi do
chính QTD đó phát hành.
c) Đối với hộ nghèo không phải là thành viên QTD
- Cho vay hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn sản xuất, kinh doanh.
- Hộ nghèo vay vốn phải có sổ hộ nghèo, có tên trong danh sách hộ nghèo do
Ban xố đói giảm nghèo ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là cấp xã) đề nghị,
được Uỷ ban nhân dân cấp xã sở tại xét duyệt.
- Hộ nghèo phải có hộ khẩu thường trú tại địa bàn QTD hoạt động.
- Phải được một tổ chức chính trị – xã hội cơ sở bảo lãnh bằng tín chấp.
- Người vay (là chủ hộ hoặc người đại diện hợp pháp) và người thừa kế phải
chịu trách nhiệm trong việc vay và trả nợ Quỹ tín dụng.
- Hộ nghèo trả hết nợ lần trước mới được xét cho vay lần sau. Trừ trường hợp
do thiên tai, dịch bệnh và nguyên nhân khách quan khác đã được Quỹ tín dụng
kiểm tra xác nhận, nếu có đơn xin gia hạn nợ thì tuỳ từng trường hợp cụ thể Quỹ
tín dụng có thể cho gia hạn nợ và cho vay vốn bổ sung để khôi phục lại sản xuất,
kinh doanh.
- Hộ nghèo khơng cịn nợ vay các tổ chức tài chính, tín dụng, các tổ chức

Chính trị – Xã hội và các ngân hàng khác.
- Hộ nghèo chấp nhận quy định nghiệp vụ cho vay của Quỹ tín dụng và chịu
sự kiểm sốt của Quỹ tín dụng từ khi nhận tiền vay cho đến khi trả hết nợ vay.
* Thể loại cho vay(4)
- Quỹ tín dụng xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các thể loại ngắn
hạn, trung hạn, dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, đời sống và các dự án đầu tư phát triển:
- Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng;
- Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến
60 tháng;
- Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên
(4)

Theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về quy chế cho vay của TCTD đối với
khách hàng.

SV: Nguyễn Ngọc Phương Duyên

Trang 5


Phân tích hoạt động cho vay tại Quỹ tín dụng Mỹ Hịa
* Những nhu cầu vốn khơng được cho vay(5)
Quỹ tín dụng khơng được cho vay các nhu cầu vốn sau đây:
- Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật
cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi;
- Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm;
- Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm;
- Số tiền thuế phải nộp Ngân sách Nhà nước;
- Số tiền để trả gốc hoặc lãi vay của tổ chức tín dụng khác;

- Số tiền để trả gốc hoặc lãi vay cho chính Quỹ tín dụng cho vay vốn;
- Số tiền để góp vốn vào Quỹ tín dụng;
- Các khoản chi phí thuộc nguồn ngân sách cấp;
- Các cơng trình xây dựng cơ bản, các cơng trình phúc lợi cơng cộng của địa
phương (Xây dựng đường xá, trụ sở Uỷ ban nhân dân, trường học, đường dây tải
điện, trạm xá, ...).
* Quy trình cho vay tại QTD
Sơ đồ 2.1: Quy trình cho vay của QTD.

Khách hàng

(2)
(1)
(5)

(3)

CBTD

(4)

Giám đốc

(6)

Phịng kế tốn

(7)

Ngân quỹ


(8)

Giải thích
(1) CBTD tiếp xúc nhu cầu khách hàng, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay
vốn.
(2) Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ. Nếu khách hàng đáp đủ các điều
kiện vay vốn thì hẹn ngày đến thẩm định.
(3) CBTD trình hồ sơ và báo cáo thẩm định lên ban Giám đốc, quyết định cho
vay hoặc không cho vay.
(4) Nếu đồng ý cho vay thì Quỹ tín dụng nơi cho vay cùng khách hàng lập hợp
(5)

Theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về quy chế cho vay của TCTD đối với khách
hàng.

SV: Nguyễn Ngọc Phương Duyên

Trang 6


Phân tích hoạt động cho vay tại Quỹ tín dụng Mỹ Hịa
đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có đảm bảo bằng
tài sản).
Nếu khơng đồng ý cho vay thì thơng báo cho CBTD biết, CBTD có nhiệm vụ
thơng báo lại cho khách hàng.
(5) Người vay và người đồng chịu trách nhiệm phải ký tên trước mặt CBTD.
(6) CBTD chuyển toàn bộ hồ sơ được xét duyệt cho vay cho bộ phận kế toán
thực hiện nghiệp vụ hoạch toán nhập kho tài sản.
(7) Kế toán chuyển hồ sơ cho bộ phận ngân quỹ. Thủ quỹ giải ngân cho khách

hàng.
(8) Khách hàng đến bộ phận ngân quỹ để giải ngân.
2.2.2. Các hình thức cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân(6)
Quỹ tín dụng thỏa thuận với khách hàng vay việc áp dụng các phương thức cho
vay:
* Cho vay từng lần
Với phương thức cho vay này, mỗi lần vay vốn khách hàng phải lập hồ sơ
vay vốn cho từng lần vay, đến khi thu hoạch và bán sản phẩm thì trả hết nợ, khi
có nhu cầu vay vốn thì làm thủ tục vay từ đầu.
Phương thức cho vay từng lần thích hợp với các đơn vị kinh doanh theo
từng thương vụ hay vay theo thời vụ. Mỗi lần vay thì khách hàng và Quỹ tín
dụng phải ký kết lại hợp đồng tín dụng.
* Cho vay trả góp
Khi vay vốn, Quỹ tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn
vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong
thời hạn cho vay.
* Cho vay theo hạn mức tín dụng
Phương thức cho vay này áp dụng với khách hàng vay ngắn hạn có nhu cầu
vay vốn thường xuyên, sản xuất, kinh doanh ổn định.
- Xác định hạn mức tín dụng: Sau khi nhận đủ các tài liệu của khách hàng,
Quỹ tín dụng tiến hành xác định hạn mức tín dụng. Đối với khách hàng sản xuất,
kinh doanh tổng hợp thì phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng là tổng
hợp phương án sản xuất, kinh doanh của từng đối tượng, theo đó Quỹ tín dụng
xác định hạn mức tín dụng cho cả phương án sản xuất kinh doanh tổng hợp.
- Phát tiền vay: Trong phạm vi hạn mức tín dụng, thời hạn hiệu lực của hợp
đồng tín dụng, mỗi lần rút vốn vay khách hàng và Quỹ tín dụng lập giấy nhận nợ
kèm theo các chứng từ phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng tín
dụng.
(6)


Theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về quy chế cho vay của TCTD đối với
khách hàng.

SV: Nguyễn Ngọc Phương Duyên

Trang 7


Phân tích hoạt động cho vay tại Quỹ tín dụng Mỹ Hòa
- Lãi suất cho vay: Căn cứ vào quy định về lãi suất của Quỹ tín dụng tại thời
điểm phát tiền vay, Quỹ tín dụng ghi vào Hợp đồng tín dụng hoặc giấy nhận nợ
kèm theo hợp đồng tín dụng.
- Quản lý hạn mức tín dụng: Quỹ tín dụng phải quản lý chặt chẽ hạn mức tín
dụng, bảo đảm mức dư nợ khơng vượt q hạn mức tín dụng đã ký kết. Trong
quá trình vay vốn, trả nợ, nếu việc sản xuất, kinh doanh có thay đổi và khách
hàng có nhu cầu điều chỉnh hạn mức, khách hàng phải làm giấy đề nghị xác định
lại hạn mức tín dụng: Quỹ tín dụng xem xét, nếu thấy hợp lý thì cùng khách hàng
thoả thuận điều chỉnh hạn mức tín dụng và bổ sung hợp đồng tín dụng. Trước 10
ngày khi hạn mức tín dụng cũ hết hiệu lực khách hàng phải gửi cho Quỹ tín dụng
phương án sản xuất, kinh doanh kỳ tiếp theo. Căn cứ vào nhu cầu vay vốn cả
khách hàng, Quỹ tín dụng thẩm định để xác định hạn mức tín dụng và thời hạn
của hạn mức tín dụng mới.
- Xác định thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay được xác định trên hợp đồng
tín dụng hoặc trên từng giấy nhận nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh,
khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn của Quỹ tín dụng nhưng tối đa
không quá 12 tháng; nếu khách hàng kinh doanh tổng hợp thì lựa chọn sản phẩm
có chu kỳ kinh doanh dài nhất hoặc chiếm tỷ trọng chủ yếu để xác định thời hạn
cho vay. Thời hạn cho vay trên từng giấy nhận nợ có thể khơng phù hợp với thời
hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng.
* Các phương thức cho vay khác: mà pháp luật không cấm, phù hợp với

quy định của Ngân hàng Nhà nước, điều kiện hoạt động kinh doanh của Quỹ tín
dụng và đặc điểm của khách hàng vay.
2.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay của QTDND
* Nhân tố chủ quan
- Công tác thẩm định: việc thẩm định nhằm rút ra những kết luận chính xác về
tính khả thi, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra khi quyết định cho vay
hay từ chối cho vay. Công tác thẩm định ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho
vay của các QTD, nếu việc thẩm định được thực hiện một cách nghiêm túc, chặt
chẽ, cẩn thận với chất lượng cao sẽ mang lại các quyết định chính xác, hạn chế
rủi ro, đảm bảo khả năng thu hồi vốn và lợi nhuận cho QTD.
- Chính sách cho vay: là đường lối chủ trương đảm bảo hoạt động cho vay
được thực hiện một cách tốt nhất, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của
một QTD. Một chính sách cho vay đúng đắn, phù hợp sẽ thu hút được nhiều
khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động cho vay, từ đó sẽ mang lại
lợi nhuận cho QTD.
- Đội ngũ cán bộ tín dụng: Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại
trong quản lý vốn tín dụng nói riêng và hoạt động tín dụng của QTD nói chung.
Đội ngũ cán bộ tín dụng có chun mơn nghiệp vụ giỏi, có đạo đức, có năng lực,
có sự hiểu biết rộng về mơi trường kinh tế - xã hội, pháp luật, ngoại ngữ… thì sẽ
có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động tín dụng, góp phần vào sự phát triển ổn định
và bền vững của QTD.
SV: Nguyễn Ngọc Phương Duyên

Trang 8


Phân tích hoạt động cho vay tại Quỹ tín dụng Mỹ Hịa
- Cơng tác tổ chức của QTD: Cơ cấu tổ chức của QTD ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt động tín dụng. QTD có một cơ cấu tổ chức khoa học sẽ đảm bảo sự phối
hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cán bộ, nhân viên, các phòng ban trong QTD,

qua đó sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu khách hàng, theo dõi quản lý
chặt chẽ các khoản vốn huy động cũng như vốn cho vay, từ đó nâng cao hiệu quả
hoạt động tín dụng.
- Lãi suất cho vay: Lãi suất hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả của tín
dụng, vì nó là giá của quyền được sử dụng vốn vay trong một khoảng thời gian
nhất định, mà người sử dụng phải trả cho người cho vay; là tỷ lệ của tổng số tiền
phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là
cơ sở để cho cá nhân cũng như doanh nghiệp đưa ra các quyết định của mình như
chi tiêu hay để dành gửi tiết kiệm, đầu tư, mua sắm trang thiết bị phục vụ sản
xuất kinh doanh hay cho vay hoặc gửi tiền vào QTD. Vì thế, hoạt động tín dụng
chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi mức quy định lãi suất cho vay của các QTD, các
QTD cần phải đưa ra một mức lãi suất thích hợp để có thể hấp dẫn và thu hút
khách hàng của mình.
- Quy trình tín dụng: là những trình tự, giai đoạn, các bước, công việc cần làm
theo một thủ tục nhất định trong việc cho vay, bắt đầu từ việc xét đơn xin vay của
khách hàng đến khi thu nợ nhằm đảm bảo an tồn vốn tín dụng. Hiệu quả hoạt
động tín dụng phụ thuộc vào việc lập ra quy trình tín dụng đảm bảo tính logic
khoa học và thực hiện, phối hợp nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình.
* Nhân tố khách quan
- Hệ thống pháp luật: Các nhân tố pháp lý bao gồm các quy định, luật lệ, nghị
định, chính sách kinh tế, chính sách thuế, các quy định về lãi suất, ngoại tệ, tỷ giá
hối đối của Ngân hàng nhà nước…Mơi trường pháp lý ảnh hưởng rất nhiều đến
hoạt động tín dụng của QTD. Các quy định về luật tín dụng, các quy định về lãi
suất huy động và lãi suất cho vay của Ngân hàng nhà nước, quy định về tỷ giá
hối đoái… buộc các QTD phải tuân thủ và thực hiện đúng theo quy định, điều
này đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của các Ngân hàng.
Hiện nay, việc quản lý của nhà nước, quản lý kinh doanh của Ngân hàng nhà
nước đối với các Ngân hàng cấp dưới, các Ngân hàng cổ phần còn chưa chặt chẽ,
đầy đủ đúng với chức năng Ngân hàng của các Ngân hàng. Ngân hàng nhà nước
chủ yếu chỉ quản lý bằng mệnh lệnh, văn bản cứng nhắc vừa không cụ thể vừa

không nắm được tình hình và hỗ trợ cho Ngân hàng cấp dưới.
- Sự phát triển của nền kinh tế: Nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế phụ thuộc
rất nhiều vào sự tăng trưởng kinh tế. Một nền kinh tế tăng trưởng ổn định, môi
trường kinh doanh thuận lợi, nhu cầu tiêu dùng tăng là cơ hội rất tốt cho các
doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, do đó nhu cầu tín dụng tăng cao, hoạt
động cho vay của QTD rất trơi chảy. Ngược lại nền kinh tế trì trệ, lạm phát, thất
nghiệp cao, đầu tư không mang hiệu quả, nhu cầu vốn khơng có, hoạt động cho
vay sẽ gặp khó khăn, trì trệ.

SV: Nguyễn Ngọc Phương Duyên

Trang 9


Phân tích hoạt động cho vay tại Quỹ tín dụng Mỹ Hòa
- Đối thủ cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường thì sự cạnh tranh là tất yếu,
trên bình diện xã hội cạnh tranh sẽ có lợi cho người tiêu dùng và thúc đẩy xã hội
phát triển. Các yếu tố quyết định đến tính cạnh tranh bao gồm: các loại sản phẩm
dịch vụ, hệ thống phân phối, marketing tiếp thị, giá thành, nguồn vốn, nguồn
nhân lực.
Hiện nay, hoạt động cho vay của các QTD nói chung, cũng như hoạt động tín
dụng nói riêng đang gặp phải sự cạnh tranh rất gay gắt và khắc nghiệt. Sự xuất
hiện của hàng loạt các Ngân hàng với rất nhiều sản phẩm, dịch vụ ngày càng đa
dạng và phong phú đã làm cho hoạt động của ngành Ngân hàng ngày càng trở
nên hấp dẫn và quyết liệt. Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng
của các QTD, nó địi hỏi các QTD phải không ngừng nâng cao chất lượng hoạt
động, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tăng cường các nguồn lực nội tại… nhằm
có thể cạnh tranh tốt và phát triển bền vững.
2.2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cấp cho vay đối với QTDND
2.2.4.1. Chỉ tiêu tổng dƣ nợ trên tổng nguồn vốn ( ĐVT: %)

Tổng dư nợ
Dư nợ trên tổng nguồn vốn =

x 100
Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng nguồn vốn của QTD dư nợ cho vay
chiếm bao nhiêu % trong tổng nguồn vốn. Doanh số càng lớn chứng tỏ công
công tác cho vay càng hiệu quả.
2.2.4.2. Chỉ tiêu tổng dƣ nợ trên tổng nguồn vốn huy động (ĐVT: %)
Tổng dư nợ
Tổng dư nợ trên vốn huy động =

x 100
Tổng nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay. Tỷ lệ
này càng cao cho thấy khả năng sử dụng vốn có hiệu quả.
2.2.4.3. Chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ (ĐVT: %)
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ =

x 100
Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của QTD được tính tại
một thời điểm nhất định thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Những QTD
có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của QTD này cao.
2.2.4.4. Hệ số thu nợ (ĐVT: %)
Doanh số thu nợ

Hệ số thu nợ =

x 100
Doanh số cho vay

SV: Nguyễn Ngọc Phương Duyên

Trang 10


Phân tích hoạt động cho vay tại Quỹ tín dụng Mỹ Hòa
Chỉ số này thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ,
cho biết hiệu quả của công tác quản lý và thu hồi nợ của TCTD. Hệ số thu nợ này
phản ánh trong cùng một thời kỳ nào đó với một đồng cho vay thì có khả năng
thu về được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng lớn thì độ an tồn càng cao và
cơng tác thu hồi nợ có sự chuyển biến tốt. Rủi ro tín dụng thấp. Hệ số thu nợ
bằng 1 là an tồn tuyệt đối.
2.2.4.5. Chỉ tiêu vịng quay vốn tín dụng (ĐVT: lần)
Đây là chỉ tiêu thường được các QTD tính tốn hàng năm để đánh giá khả
năng tổ chức, quản lý vốn và chất lượng cho vay trong việc đáp ứng nhu cầu của
khách hàng.
Doanh số thu nợ
Vịng quay vốn tín dụng =
Dư nợ bình qn
Trong đó dư nợ bình qn được tính theo cơng thức sau:
Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ
Dư nợ bình qn =
2
Vịng quay tín dụng phản ánh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của QTD, phản
ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Hệ số vịng quay vốn tín

dụng càng cao thì đồng vốn của QTD quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt
hiệu quả cao. Ngược lại, vịng quay vốn tín dụng càng thấp thể hiện vốn tín dụng
luân chuyển chậm, hiệu quả cho vay thấp.

SV: Nguyễn Ngọc Phương Duyên

Trang 11


Phân tích hoạt động cho vay tại Quỹ tín dụng Mỹ Hịa

CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QT VỀ
QUỸ TÍN DỤNG MỸ HỊA
3.1. Q trình hình thành và phát triển
Quỹ tín dụng nhân dân Mỹ Hịa được chính thức và đi vào hoạt động từ ngày
25/04/1998 với số vốn điều lệ ban đầu là 500 triệu đồng. Quỹ tín dụng nhân dân
Mỹ Hịa lúc đó chỉ có 30 thành viên góp vốn. Trải qua 15 năm hình thành và phát
triển, đến nay Quỹ tín dụng Mỹ Hịa đã có 1 trụ sở chính, 2 phịng giao dịch, 2
điểm giao dịch và 13.350 thành viên. Với 9 tháng của năm 2013, doanh số huy
động của QTD là 1.008 tỷ đồng. Hàng năm các chỉ tiêu lợi nhuận đều tăng năm
sau cao hơn năm trước.
Quỹ Tín dụng Nhân dân Mỹ Hịa (TP.Long Xun) đặt làm trụ sở chính tại:
Số 116, tỉnh lộ 943, khóm Tây Khánh 4, Phường Mỹ Hịa, TP.Long
Xun, tỉnh An Giang.
Điện thoại: 076. 6543 948
Email:
Quá trình thành lập và tổ chức hoạt động cũng như duy trì được hoạt động
của một Quỹ tín dụng nhân dân trong thời điểm vừa qua cũng như hiện tại là rất
khó khăn vì phải chịu áp lực cạnh tranh mạnh của các ngân hàng trong nền kinh
tế thị trường hiện nay. Tuy nhiên với việc xác định cho mình một hướng đi riêng,

một chiến lược phù hợp trong quá trình đầu vốn, đồng thời ln quản lý tốt và
ln cử cán bộ tín dụng bám sát các địa bàn và hỗ trợ vốn kịp thời cho bà con
nơng dân trong q trình sản xuất kinh doanh, giảm thiểu tình trạng bà con phải
vay nặng lãi, ngoài ra với phương châm hai cùng “cùng đến cùng phát triển”.
Quỹ tín dụng Mỹ Hịa cịn trực tiếp tham vấn cho bà con những mơ hình và biện
pháp sử dụng, cũng như đầu tư đồng vốn sau cho có hiệu quả. Bên cạnh đó Quỹ
tín dụng Mỹ Hịa ln được sự ủng hộ của chính quyền các cấp đặc biệt là sự
giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi của NHNN chi nhánh tỉnh An
Giang..
Đồng thời với sự đoàn kết và quyết tâm cao của tập thể cán bộ công nhân viên
trong đơn vị mà ở đó nổi bật nhất là vai trị lãnh đạo, tính tiên phong, quyết đốn
và gương mẫu của Ban lãnh đạo, và đặc biệt là nữ giám đốc Nguyễn Thị Thanh
Hằng là những cơ sở quan trọng góp phần cho sự thành công và phát triển ổn
định của đơn vị trong thời gian qua.
Trong nhiều năm hoạt động, Quỹ tín dụng Mỹ Hịa ln phát triển số lượng
các thành viên, ổn định đội ngủ cán bộ làm việc. Tính đến ngày 31/12/2013, tổng
cán bộ làm việc tại Quỹ tín dụng là 43 người trong đó bao gồm: 1 chủ tịch và 6
ủy viên hội đồng quản trị, 1 trưởng ban và 2 thành viên ban kiểm soát, 1 giám
đốc, 2 phó giám đốc, 2 trưởng phịng giao dịch, 1 kiểm tốn nội bộ, 13 cán bộ tín
dụng, 9 kế toán, 5 thủ quỹ, 8 bảo vệ, 1 tài xế.
SV: Nguyễn Ngọc Phương Duyên

Trang 12


Phân tích hoạt động cho vay tại Quỹ tín dụng Mỹ Hịa
Về trình độ cán bộ, các cán bộ làm việc tại quỹ tín dụng Mỹ Hịa đều hội đủ
các quy định của thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, trong đó đại học 36
người ( tỷ lệ 83,7 %), trung cấp 7 người ( tỷ lệ 16,3%). Hầu hết các cán bộ tại
Quỹ tín dụng Mỹ Hịa đều được tập huấn tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh

và tập huấn nâng cao do Đại học Thành Phố Hồ Chí Minh tổ chức.
3.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban
a/ Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức của QTD Mỹ Hòa
ĐẠI HỘI THÀNH VIÊN

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

BAN GIÁM ĐỐC

KẾ TỐN

KHO QUỸ

P. TÍN DỤNG

P.HÀNH CHÁNH

b/ Chức năng của các phịng ban
* Hội đồng quản trị
HĐQT là do các cổ đông cùng góp nguồn vốn thành lập QTD, có chức
năng điều hành và quản trị QTD Mỹ Hoà theo quy định của pháp luật , theo nghị
định và nghị quyết của hội đồng thành viên, là đại diện cho QTD Mỹ Hoà trong
các cuộc toạ đàm, phỏng vấn….đồng thời để quyết định các vấn đề tổ chức và
hoạt động của QTD. Bên cạnh đó HĐQT có nhiệm vụ phải trình đại hội thành
viên trong các quyết định của mình về:
- Mở rộng quan hệ giao tiếp và các nghiệp vụ về đối ngoại.
- Đề xuất phương án xây dựng và cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng.

- Thay đổi vốn điều lệ và chuyển nhượng vốn cổ phần.
- Đề ra phương hướng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và hình
thức huy động vốn của QTD.
- Quyết định các mức lãi suất trong lĩnh vực huy động vốn và lãi suất cho
vay nhưng phải nằm trong khoảng lãi suất mà thống đốc NHNN VN đã ban hành.
SV: Nguyễn Ngọc Phương Duyên

Trang 13


Phân tích hoạt động cho vay tại Quỹ tín dụng Mỹ Hòa
- Quyết định trong việc xử lý các các khoản nợ q hạn khơng có khả năng
thu hồi của khách hàng và các rủi ro do hoạt động của QTD mang lại.
* Ban giám đốc
Để các nghị quyết, phương hướng của HĐQT được thực hiện đầy đủ và
hiệu quả thì cần phải có BGĐ và có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo và điều hành
mọi hoạt động của QTD Mỹ Hồ.
Ngồi ra BGĐ cịn phải đưa ra phương pháp xử lý rủi ro trong quá trình
hoạt động và phương hướng xây dựng kế hoạch cho năm tiếp theo để trình lên
HĐQT tổng hợp và đưa ra ý kiến cuối cùng.
* Ban kiểm sốt
Có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các hoạt động của Hội đồng quản trị,
Giám đốc và thành viên QTD Mỹ Hòa theo đúng pháp luật và các quy định của
NHNN, đúng điều lệ và quy định của QTDND.
Kiể m tra việ c sử dụ ng vố n củ a QTD Mỹ Hòa, sử dụ ng tài
sả n và các khoả n hỗ trợ củ a chính phủ , đồ ng thờ i Ban Kiể m Soát còn
đư a ra kiế n nghị để khắ c phụ c các sai phạ m (nế u có).
Xây dựng quy chế, quy trình nghiệp vụ liên quan đến cơng tác kiểm tra,
kiểm soát nội bộ.
Tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến hoạt động của QTD Mỹ

Hịa, giải quyết hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định
của pháp luật và điều lệ QTD.
* Kế tốn
Bộ phận này có nhiệm vụ lưu trữ chứng từ theo quy định của cấp trên, có
trách nhiệm là hạch tốn các khoản chi phí đúng ngun tắc và quy chế của
NHNN, của Bộ tài chính. Phải kiểm tra, tập hợp, tính tốn kịp thời và chính xác
để đối chiếu, khố sổ hợp lý.
Ngồi ra kế tốn cịn phải tổng kết tài sản bên có bên nợ cho hợp lý và kết
chuyển( nếu có) sau đó lập báo cáo tài chính, báo cáo các nghiệp vụ phát sinh
trong quá trình hoạt động định kỳ (quý, tháng, năm). Báo cáo theo đề nghị của
BGĐ, theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê của NHNN Việt Nam
(nếu có) để trình lãnh đạo.
* Bộ phận tín dụng
Đây là bộ phận rất quan trọng trong hoạt động của Quỹ Tín Dụng, nó quyết
định lợi nhuận và doanh số cho vay của Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Mỹ Hịa. Bộ
phận tín dụng có nhiệm vụ giao tiếp và tìm kiếm khách hàng, Cán Bộ Tín Dụng
phải chịu trách nhiệm về những thủ tục và hợp đồng cho vay đối với khách hàng.
Vì vậy Cán Bộ Tín Dụng phải tiến hành thẩm định đối với các khách hàng có
nhu cầu vay vốn tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Mỹ Hịa, phải tiến hành một cách
trung thực, khách quan và chính xác. Tạo điều kiện cho khách hàng đến vay vốn
SV: Nguyễn Ngọc Phương Duyên

Trang 14


Phân tích hoạt động cho vay tại Quỹ tín dụng Mỹ Hịa
được dễ dàng và nhanh chóng, nhưng khách hàng phải hội đủ các điều kiện theo
quy chế cho vay tại QTD mới xét duyệt cho vay.
CBTD phải hướng dẫn tận tình cho khách hàng biết điều kiện để vay, làm
vui lịng khách, đồng thời phải tạo cho họ có ý thức sử dụng vốn vay đúng mục

đích và chịu trách nhiệm trên khoản nợ mà mình đã vay mà mình đã vay. Khi đến
hạn khách hàng khơng cần trả bất cứ khoản thù lao nào cho Cán Bộ Tín Dụng,
Cán Bộ Tín Dụng cũng khơng được nhận các khoản thù lao của khách hàng trong
q trình vay vốn.
Ngồi ra CBTD phải thường xuyên theo dõi các khoản vay của khách hàng
về mục đích sử dụng đã ghi trong hợp đồng tín dụng trên địa bàn mình phụ trách,
nếu kiểm tra phát hiện khách hàng vi phạm các điều khoản đã ghi trong hợp đồng
thì phải tiến hành xữ lý (thu hồi vốn trước hạn của khách hàng để hạn chế rủi ro
cho QTD Mỹ Hòa).
* Kho quỹ
Là nơi lưu trữ tồn bộ tiền mặt tại quỹ. Có trách nhiệm thu chi tiền mặt
trong các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tuân thủ các nguyên tắc về quỹ tiền mặt.
Quản lý tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng. Chỉ nhập, xuất kho khi
hội đủ các chữ ký của Ban giám đốc trên chứng từ hợp lệ, nếu thực hiện sai dẫn
đến thất thoát phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Đối chiếu tồn quỹ cuối ngày khớp đúng với số liệu tồn quỹ của kế tốn.
* Phịng hành chánh
Trong q trình hoạt động của QTD có nhiều phát sinh như: thuế, thư giao
dịch từ các đối tác, những thông tư nghị định, thư mời của Ủy Ban các cấp… đều
thông qua phịng hành chánh ký xác nhận.
Bộ phận này có nhiệm vụ tiếp nhận thư, chuyển fax, soạn thảo văn bản, thư
mời và các kiến nghị… đồng thời bộ phận này cũng có trách nhiệm lưu trữ các
hồ sơ, chứng từ và nghị quyết ban hành của chính phủ hay của NHNN cho QTD
Mỹ Hịa.
3.3. Các hình thức cho vay tại QTD Mỹ Hòa
QTD Mỹ Hòa chủ yếu cho vay ngắn hạn và trung hạn theo hình thức cho vay
từng lần và cho vay trả góp.
- Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.
- Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng
đến 60 tháng.

3.4. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh
Trong 3 năm qua, hoạt động kinh doanh của QTD Mỹ Hòa đã liên tục phát
triển về quy mô, vốn điều lệ, mạng lưới, tổ chức, hoạt động đảm bảo an toàn, kết
quả kinh doanh ln có lãi ngay cả khi nền kinh tế trong tình trạng lạm phát cao
và khủng hoảng kinh tế tồn cầu nên đã tạo được lịng tin cho người dân vay vốn
SV: Nguyễn Ngọc Phương Duyên

Trang 15


×