Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Thu thập và định danh ba loài nấm ký sinh côn trùng metarhizium anisopliae beauveria bassiana và paecilomyces sp ở bốn tỉnh đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-oOo-

Lê Hữu Phước

THU THẬP VÀ ĐỊNH DANH BA LOÀI NẤM KÝ
SINH CÔN TRÙNG Metarhizium anisopliae,
Beauveria bassiana VÀ Paecilomyces sp. Ở
BỐN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG BẰNG PHƯƠNG PHÁP PCR
THỬ NGHIỆM HIỆU LỰC CỦA BA
CHẾ PHẨM LÊN MỘT SỐ ĐỐI
TƯỢNG TRÊN RAU

LUẬN ÁN THẠC SĨ
Chuyên ngành Bảo vệ thực vật
Mã ngành: 60 62 10

Cần Thơ - 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-oOo-

LÊ HỮU PHƯỚC

THU THẬP VÀ ĐỊNH DANH BA LOÀI NẤM KÝ
SINH CÔN TRÙNG Metarhizium anisopliae,
Beauveria bassiana VÀ Paecilomyces sp. Ở


BỐN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG BẰNG PHƯƠNG PHÁP PCR
THỬ NGHIỆM HIỆU LỰC CỦA BA
CHẾ PHẨM LÊN MỘT SỐ ĐỐI
TƯỢNG TRÊN RAU

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. Trần Văn Hai

Cần Thơ, 10 - 2009


Trường Đại học Cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 13

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất cứ
cơng trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận án

Lê Hữu Phước

Chuyên ngành Bảo vệ thực vật

ii



Trường Đại học Cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 13

Luận án đính kèm theo đây, với tựa đề: “THU THẬP VÀ ĐỊNH DANH BA LỒI
NẤM KÝ SINH CƠN TRÙNG Metarhizium anisopliae, Beauveria bassiana VÀ
Paecilomyces sp. Ở BỐN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG BẰNG
PHƯƠNG PHÁP PCR - THỬ NGHIỆM HIỆU LỰC CỦA BA CHẾ PHẨM LÊN
MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG TRÊN RAU” do Lê Hữu Phước thực hiện và báo cáo và đã
được Hội đồng chấm luận án thông qua.

Ủy viên, thư ký

Ủy viên

TS. LƯƠNG MINH CHÂU

PGS.TS. TRẦN VĂN HAI

Phản biện 1

Phản biện 2

TS. PHẠM TRUNG NGHĨA

TS. LÊ VĂN VÀNG

Cần Thơ, ngày 06 tháng 11 năm 2009
Chủ tịch Hội đồng


PGS.TS. NGUYỄN VĂN HUỲNH

Chuyên ngành Bảo vệ thực vật

iii


Trường Đại học Cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 13

LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ và tên: Lê Hữu Phước
Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 19/08/1980
Nơi sinh: An Giang
Quê quán: Chợ Mới – An Giang
Dân tộc: Kinh
Chức vụ, đơn vị công tác trước khi đi học tập, nghiên cứu: Giảng viên Bộ môn Khoa
học Cây trồng – Khoa Nông Nghiệp & Tài Nguyên Thiên Nhiên – Đại học An
Giang.
Chổ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Khoa Nông Nghiệp & Tài Nguyên Thiên Nhiên –
Đại học An Giang.
Điện thoại cơ quan: 0766.512684
Điện thoại nhà riêng: 0763.832200
Fax: +84-76-842560
E-mail:

II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Đại học:
Hệ đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo từ 09/1998 đến 03/2003
Nơi học (trường, thành phố):
Đại học Cần Thơ, Tp. Cần Thơ.
Ngành học:
NÔNG HỌC
Tên luận văn tốt nghiệp: “Đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ xít đỏ hai chấm
(Dysdercus cingulatus (Fabricius) - Pyrhocoridae - Hemiptera) - Thử nghiệm sự ưa
thích của chúng lên một số giống bông vải trong điều kiện nhà lưới”.
Ngày và nơi bảo vệ luận án tốt nghiệp: Ngày 15/03/2003 tại Đại học Cần Thơ.
Người hướng dẫn: TS. Trần Văn Hai
2. Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Anh, trình độ C (cấp tại trung tâm ngoại ngữ - Đại học
Cần Thơ).
3. Học vị: Kỹ sư Nông học; số bằng: 93378, cấp ngày 20/06/2003, tại Đại học Cần
Thơ.
III. Q TRÌNH CƠNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC
Thời gian
Nơi công tác
Công việc đảm nhiệm
Tháng 04/2003 đến nay

Đại học An Giang

Giảng viên

IV. CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ: Chưa có
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CỬ ĐI HỌC

(Ký tên, đóng dấu)

Ngày 06 tháng 11 năm 2009
Người khai ký tên

Lê Hữu Phước

Chuyên ngành Bảo vệ thực vật

iv


Trường Đại học Cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 13

LỜI CẢM TẠ

Thành kính biết ơn,
PGs. Ts. Trần Văn Hai, Phó Trưởng Bộ mơn Bảo vệ thực vật - Khoa NN&SHƯDTrường Đại học Cần Thơ, đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt kinh nghiệm quý báu
cho tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Quý Thầy/Cô Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ,
Quý Thầy/Cô Trường Đại học Nông Lâm, các nhà khoa học ở Viện Lúa ĐBSCL và
Viện Cây Ăn Quả Miền Nam đã tận tình truyền đạt kiến thức khoa học trong suốt
khóa học.
Hội đồng bảo vệ Luận văn và Phản biện đã đọc và đóng góp ý kiến q báu để Luận
văn của tơi được hồn chỉnh hơn.
Xin chân thành biết ơn,
Cơ Phạm Thị Diệu Hương, em Trịnh Thị Xn, - cán bộ phịng thí nghiệm dự án
NEDO đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ tơi hồn thành chương

trình tốt nghiệp này.
Các em sinh viên ngành Bảo vệ thực vật, Nơng Học, Trồng Trọt Khóa 30 và 31 đã
giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận án. Đặc biệt, em Trần Quốc Thắng,
sinh viên Nơng Học Khóa 30 đã giúp đở tơi hồn thành thí nghiệm ngồi đồng ruộng.
Gia đình anh chị Nguyễn Văn Đỉnh, ở Phường Long Tuyền, Quận Bình Thủy, Thành
phố Cần Thơ đã nhiệt tình cộng tác và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành các
thí nghiệm ngồi đồng phục vụ cho đề tài.
Thân ái gửi về,
Các anh chị và các bạn lớp Cao học Bảo vệ thực vật Khóa 13.

Lê Hữu Phước

Chuyên ngành Bảo vệ thực vật

v


Trường Đại học Cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 13

LÊ HỮU PHƯỚC. 2009. Thu thập và định danh ba lồi nấm ký sinh cơn trùng
Metarhizium anisopliae, Beauveria bassiana and Paecilomyces sp. ở 4 tỉnh Đồng
bằng sông Cửu Long bằng phương pháp PCR - Thử nghiệm hiệu lực của 3 chế phẩm
lên một số đối tượng trên rau. Hướng dẫn khoa học. PGS.TS. TRẦN VĂN HAI, Bộ
môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ.

TÓM LƯỢC
Luận án được thực hiện từ tháng 02 năm 2008 đến tháng 03 năm 2009 tại phịng thí
nghiệm, nhà lưới Bộ mơn Bảo vệ thực vật, Viện Công Nghệ Sinh Học, Đại học Cần

Thơ và ruộng bắp cải ở Phường Long Tuyền, Quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ
nhằm: 1/ Thu thập và định danh ba lồi nấm ký sinh cơn trùng Metarhizium anisopliae
(Metsh.) Sorok., Beauveria bassiana (Bals.) Vuill. and Paecilomyces sp. Bainier ở 4
tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bằng phương pháp PCR. 2/ Thử nghiệm hiệu lực của
3 chế phẩm từ nấm này lên một số đối tượng gây hại quan trọng trên rau.
Kết quả đã phân lập được 6 chủng nấm ký sinh côn trùng Metarhizium anisopilae
Sorok. (nấm xanh), Beauveria bassiana Vuill. (nấm trắng) và Paecilomyces sp.
Bainier (nấm tím) trên một số lồi sâu bị nhiễm bệnh từ 4 tỉnh An Giang, Cần Thơ,
Sóc Trăng và Vĩnh Long tại Bộ mơn Bảo vệ thực vật, Đại học Cần Thơ. Trong đó, có
5 chủng nấm được kiểm chứng bằng phương pháp PCR với 2 cặp mồi đặc hiệu Mac
spF-Mac spR (đối với Metarhizium anisopliae) và Bebas spF-Bebas spR (đối với
Beauveria bassiana). Sản phẩm PCR của 3 chủng nấm xanh Ma-AG, Ma-VL, Ma-CT
là những băng màu có kích thước bằng 420 kb và của 2 chủng nấm trắng Bb-CT, BbST là 540 kb. Điều này chứng tỏ chúng đều cùng loài Metarhizium anisopliae Sorok.
và Beauveria bassiana Vuill..
Kết quả khảo nghiệm hiệu lực của 6 chủng nấm trên đối với sâu ăn tạp (Spodoptera
litura) tuổi 2 trong phịng thí nghiệm Bộ mơn Bảo vệ thực vật, Đại học Cần Thơ bằng
cách nhỏ 20µl dung dịch huyền phù bào tử nấm có mật số 107 bào tử/ml lên cơ thể sâu
đã cho độ hữu hiệu với các chủng nấm Ma-AG, Ma-VL, Ma-CT, Bb-CT, Bb-CT và
Pae-CT lần lượt là 64,71%; 56,47%; 29,41%; 45,88%; 41,18% và 34,12%, vào thời
điểm 15 ngày sau khi chủng nấm.
Khi phun các chế phẩm sinh học từ 3 chủng nấm Ma-AG, Bb-CT và Pae-CT lên ấu
trùng sâu ăn tạp (Spodoptera litura) tuổi 2 trên cải tùa xại (Brassica rapa. var.
amplexicaulis) trong nhà lưới theo phương pháp bố trí khối ngẫu nhiên hồn tồn với
liều lượng 15g/l (nồng độ 1-2x108) đã cho độ hữu hiệu với các chủng nấm Ma-AG,

Chuyên ngành Bảo vệ thực vật

vi



Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 13

Trường Đại học Cần Thơ

Bb-CT và Pae-CT lần lượt là 65,21%, 58,48% và 45,09 % sau 12 ngày sau khi phun
nấm.
Trong điều kiện sản xuất ngoài đồng, dưới áp lực sâu bệnh cao, thời tiết khơ nóng, các
chế phẩm đã có được một số kết quả nhất định trên cây cải bắp. Nghiệm thức phun
chế phẩm Ma-AG có hiệu quả tốt (64,3-68,9%) khi phun trên sâu ăn tạp (Phyllotreta
striolata) và sâu tơ (Plutella xylostella) ở ngồi đồng. Khơng có chủng nấm nào có
hiệu quả cao trên bọ nhảy khi phun trên đồng ruộng. Nghiệm thức phun Bb-CT cũng
có hiệu quả khá tốt (56,4% trên sâu ăn tạp và 59,7% trên sâu tơ), tuy nhấp hơn MaAG. Nghiệm thức Pae-CT có hiệu quả trên sâu ăn tạp và sâu tơ cao nhất đạt 52,6%
trên sâu ăn tạp vào 9 NSKP. Nghiệm thức phun thuốc trừ sâu hóa học Proclaim 1.9EC
và nghiệm thức phun kết hợp Ma-AG + ½ Proclaim 1.9EC đạt hiệu quả và năng suất
thương phẩm cao hơn các chế phẩm nấm trong thí nghiệm này.

Chuyên ngành Bảo vệ thực vật

vii


Trường Đại học Cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 13

LÊ HỮU PHƯỚC. 2009. Collecting and identifying three entomopathogenic fungi of
Metarhizium anisopliae, Beauveria bassiana and Paecilomyces sp. in 4 provinces of
Mekong Delta by PCR method – Testing the effectiveness of the three biological
products on some main pests in vegetable. Instructor. TRAN VAN HAI, Doctor,
Associate Professor, College of Agriculture and Applied Biology, Can Tho

University.

ABSTRACT

The thesis was carried out from February 2008 to March 2009 at the laboratory and
net house of Plant Protection Department, and Biotechnology Institute, Can Tho
university, and cabbage field in Long Tuyen Ward, Binh Thuy District, Can Tho city
to aim: 1/ Collecting and identifying three entomopathogenic fungi of Metarhizium
anisopliae (Metsh.) Sorok., Beauveria bassiana (Bals.) Vuill. and Paecilomyces sp.
Bainier in 4 provinces of Mekong Delta by PCR method. 2/ Testing the effectiveness
of the three biological products from these 6 isolates on some main pests in vegetable.
Six isolates of entomopathogenic fungi of Metarhizium anisopilae Sorok., Beauveria
bassiana Vuill. and Paecilomyces sp. Bainier were collected from diseased insects in
An Giang, Can Tho, Soc Trang and Vinh Long provinces which were isolated in the
laboratory of Plant Protection Department, Cantho university. The five isolates of
them were detected by PCR methods with two specific primers Mac spF-Mac spR (for
Metarhizium anisopliae) and Bebas spF-Bebas spR (for Beauveria bassiana) at
Biotechnology Institute, Can Tho University. The PCR amplifications were the unique
fragments of approximately 420 kb for three isolates of Ma-AG, Ma-VL, Ma-ST and
540 kb for Bb-CT, Bb-ST isolates. These demonstrated that they belonged to
Metarhizium anisopliae Sorok. and Beauveria bassiana Vuill.
The evaluation results of the effectiveness of the six entomopathogenic fungi on the
Armyworm (Spodoptera litura) in the laboratory of Plant Protection Department,
Cantho university by coated dropping with 20µl (approximately 107 conidia/ml) of the
entomopathogenic fungi suspension on the second instars larva Armyworm showed
that the effectiveness of these isolates of Ma-AG, Ma-VL, Ma-CT, Bb-CT, Bb-CT and
Pae-CT were orderly 64,71%; 56,47%; 29,41%; 45,88%; 41,18% and 34,12%,
respectively after 15 DAD.
The corrected effectiveness of these entomopathogenic fungi of Ma-AG, Bb-CT, PaeCT were tested on the second instars larva Armyworm on Chinese cabbage (Brassica
rapa. var. amplexicaulis) in the net house by Randomized Complete Block Design at


Chuyên ngành Bảo vệ thực vật

viii


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 13

Trường Đại học Cần Thơ

15g/l (approximately 1-2x108 conidia/ml). The results indicated that the effectiveness
of these isolates of Ma-AG, Bb-CT and Pae-CT were 65,21%; 58,48 % and 45,09 %,
respectively after 12 DAS.
On the cabbage (Brassica oleracea) field, under the high pressure of insects, dry and
hot, the three biology products showed some good results in cabbage. Treatment of
Ma-AG showed high effectiveness (64,3-68,9%) when spraying on Armyworm
(Spodoptera litura) and Diamondback Moth (Plutella xylostella) in cabbage field.
None of the biological products represented to control Yellow Stripped Ground
Flea (Phyllotreta striolata) in field. Bb-CT product got 56,4% on Spodoptera litura
and 59,7% on Plutella xylostella (lower than Ma-AG). The highest effectiveness on
Spodoptera litura and Plutella xylostella of Pae-CT was 52,6% after 9 DAS. The
highest effectiveness and commercial yield showed in Proclaim 1.9EC and
combination of Ma-AG + ½ Proclaim 1.9EC treatments.

Chuyên ngành Bảo vệ thực vật

ix


Trường Đại học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 13

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ................................................................................................... ii
Chấp nhận luận án của Hội Đồng.................................................................... iii
Lý lịch khoa học ..............................................................................................iv
Lời cảm tạ.........................................................................................................v
Tóm lược .........................................................................................................vi
Abstract ........................................................................................................ viii
Mục lục.............................................................................................................x
Danh sách chữ viết tắt ....................................................................................xiv
Dánh sách bảng...............................................................................................xv
Danh sách hình .............................................................................................xvii
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................3
1.1. Nấm Metarhizium anisopliae (Metschnikoff) Sorokin .........................................3
1.1.1. Nguồn gốc, phân loại và phân bố ..............................................................3
1.1.2. Đặc điểm hình thái và sinh học..................................................................4
1.1.3. Độc tố diệt cơn trùng.................................................................................6
1.1.4. Cơ chế gây bệnh côn trùng ........................................................................8
1.1.5. Thành tựu và ứng dụng..............................................................................8
1.2. Nấm Beauveria bassiana (Balsamo) Vuillemin .................................................10
1.2.1. Nguồn gốc phân loại và phân bố............................................................10
1.2.2. Đặc điểm hình thái và sinh học..............................................................10
1.2.3. Độc tố diệt côn trùng.............................................................................11
1.2.4. Cơ chế gây bệnh côn trùng ....................................................................12
1.2.5. Những thành tựu và ứng dụng ...............................................................12

1.3. Nấm Paecilomyces sp. Bainier...........................................................................14
1.3.1 Nguồn gốc, phân loại và phân bố............................................................14
Chuyên ngành Bảo vệ thực vật

x


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 13

Trường Đại học Cần Thơ

1.3.2. Đặc điểm hình thái và sinh học .............................................................14
1.3.3. Độc tố diệt côn trùng.............................................................................16
1.3.4. Những nghiên cứu và ứng dụng ............................................................16
1.4. Tính an tồn của các chế phẩm sinh học làm từ nấm..........................................16
1.5. Một số đặc điểm của sâu ăn tạp .........................................................................17
1.5.1. Sự phân bố và kí chủ .............................................................................17
1.5.2. Đặc điểm hình thái và sinh học..............................................................17
1.5.3. Tập quán sinh sống và cách gây hại.......................................................18
1.5.4. Biện pháp phòng trị ...............................................................................18
1.6. Một số đặc điểm của Bọ nhảy ............................................................................18
1.6.1. Phân bố và ký chủ .................................................................................19
1.6.2. Đặc điểm hình thái và sinh học..............................................................19
1.6.3. Tập quán sinh sống và cách gây hại.......................................................19
1.6.4. Biện pháp phòng trị ...............................................................................19
1.7. Một số đặc điểm của Sâu tơ ...............................................................................19
1.7.1. Phân bố và ký chủ .................................................................................19
1.7.2. Đặc điểm hình thái và sinh học..............................................................20
1.7.3. Tập quán sinh sống và cách gây hại.......................................................20
1.7.4. Biện pháp phòng trị ...............................................................................21

1.8. Kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction) ......................................................21
1.9. Một số đặc tính của hai loại thuốc trừ sâu dùng trong thí nghiệm ......................26
1.9.1. Vertimec 1,8 ND ...................................................................................26
1.9.2. Proclaim 1.9 EC ....................................................................................26
Chương 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương tiện ......................................................................................................28
2.1.1. Dụng cụ, thiết bị .............................................................................................28
2.1.2. Nguồn nấm và ấu trùng sâu ăn tạp ..................................................................29
2.1.3. Hóa chất..........................................................................................................29

Chuyên ngành Bảo vệ thực vật

xi


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 13

Trường Đại học Cần Thơ

2.2. Phương pháp....................................................................................................29
2.2.1. Thu thập, phân lập và định danh mẫu côn trùng bị nhiễm nấm .......................29
2.2.2. Xác định các chủng nấm bằng phương pháp PCR ...........................................30
2.2.3. Thí nghiệm hiệu lực của các chủng nấm phân lập từ 4 tỉnh ở ĐBSCL với sâu ăn
tạp trong phịng thí nghiệm .......................................................................................36
2.2.4. Hiệu lực của các chủng nấm phân lập được đối với sâu ăn tạp trên cải tùa xại
trong điều kiện nhà lưới............................................................................................38
2.2.5. Khảo sát hiệu lực của các chế phẩm nấm ký sinh lên một số đối tượng sâu hại
chính trên cải bắp trong điều kiện ngồi đồng ..........................................................39
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thu thập và phân lập 3 lồi nấm ký sinh cơn trùng Metarhizium anisopilae

(Metschnikoff) Sorokin, Beauveria bassiana (Balsamo) Vuillemin và Paecilomyces
sp. Bainier ở 4 tỉnh An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng và Vĩnh Long ...........................43
3.2. Phân loại các chủng nấm ký sinh côn trùng Metarhizium anisopliae
(Metschnikoff) Sorokin, Beauveria bassiana (Balsamo) Vuillemin và Paecilomyces
sp. Bainier (Pae) bằng phương pháp PCR .................................................................48
3.2.1 Kết quả ly trích DNA của các chủng nấm ....................................................48
3.2.2 Kiểm tra các chủng nấm bằng kỹ thuật PCR ...............................................49
3.3. Thí nghiệm hiệu lực của các chủng nấm phân lập được trên sâu ăn tạp trong điều
kiện phịng thí nghiệm ..............................................................................................51
3.4. Hiệu lực của chế phẩm sinh học đối với sâu ăn tạp trên cải tùa xại trong điều kiện
nhà lưới ....................................................................................................................54
3.5. Khảo sát hiệu lực của các chế phẩm nấm ký sinh trong điều kiện ngồi đồng, vụ
Đơng Xn tại Phường Long Tuyền – Quận Bình Thủy – Thành Phố Cần Thơ, từ
12/2008 đến 2/2009 ..................................................................................................57
3.5.1 Sâu ăn tạp ....................................................................................................55
3.5.2 Bọ nhảy .......................................................................................................62
3.5.3 Sâu tơ...........................................................................................................67
3.5.4 Năng suất .....................................................................................................72
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................75
4.1. Kết luận .............................................................................................................75
4.2. Đề nghị ..............................................................................................................75

Chuyên ngành Bảo vệ thực vật

xii


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 13

Trường Đại học Cần Thơ


TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................76
PHỤ CHƯƠNG ......................................................................................................... I

Chuyên ngành Bảo vệ thực vật

xiii


Trường Đại học Cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 13

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
NT
NTP
NSP
NSKC
PTN
Ma
Bb
Pae
M. anisopliae
B. bassiana
ĐBSCL
LB
KHV
ĐC
bt

AG
VL
CT
ST
DAD
DAS

Chuyên ngành Bảo vệ thực vật

Ý nghĩa
Nghiệm thức
Ngày trước phun
Ngày sau phun
Ngày sau chi chủng
Phịng thí nghiệm
Metarhizium anisopliae (Metschnikoff) Sorokin
Beauveria bassiana (Balsamo) Vuillemin
Paecilomyces sp. Bainier
Metarhizium anisopliae
Beauveria bassiana
Đồng bằng sông Cửu Long
Loading buffer
kính hiển vi
đối chứng
Bào tử
An Giang
Vĩnh Long
Cần Thơ
Sóc Trăng
Days after coated Dropping

Days after Spraying

xiv


Trường Đại học Cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 13

DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

1

Sự tương ứng giữa nồng độ agarose và kích thước đoạn phân tử DNA

26

2

Thành phần của một phản ứng PCR

32

3


Chu kỳ phản ứng PCR (Metarhizium anisopliae) khuếch đại 18S rDNA với
cặp mồi đặc hiệu

33

4

Chu kỳ phản ứng PCR (Beauveria bassiana) khuếch đại 18S rDNA với cặp
mồi đặc hiệu

34

5

Thành phần các nguyên vật liệu dùng để nuôi sâu ăn tạp (Trần Thị Thùy
Dung, 2007)

37

6

Nồng độ các nghiệm thức trong thí nghiệm khảo sát hiệu lực của các chủng
nấm lên sâu ăn tạp trong điều kiện phịng thí nghiệm

37

7

Nồng độ các nghiệm thức trong thí nghiệm khảo sát hiệu lực của các chủng
nấm lên sâu ăn tạp trong điều kiện nhà lưới, Bộ môn Bảo vệ thực vật,

Đại học Cần Thơ

38

8

Nồng độ các nghiệm thức trong thí nghiệm khảo sát hiệu lực của 3 chế
phẩm nấm trên cải bắp trong điều kiện đồng ruộng tại Phường Long
Tuyền, Thành phố Cần Thơ, vụ Đông Xuân, tháng 12/2008 – 02/2009

40

9

Danh sách các chủng nấm phân lập và định danh được trong mơi trường
SDAY3 tại phịng thí nghiệm Bộ mơn Bảo vệ thực vật, Đại học Cần
Thơ, tháng 02-04/2008

43

10

Một số đặc điểm hình thái của các chủng nấm phân lập tại phịng thí
nghiệm Bộ mơn Bảo vệ thực vật

44

11

Xác định nồng độ DNA các chủng nấm bằng máy đo OD


48

12

Độ hữu hiệu (%) của các chủng nấm đối với sâu ăn tạp trong điều kiện
phịng thí nghiệm Bộ mơn Bảo vệ thực vật, Đại học Cần Thơ, tháng
06/2008

54

13

Tỷ lệ (%) sâu ăn tạp bị chết khi phun các chế phẩm nấm ký sinh và thuốc
trừ sâu trên cải tùa xại trong điều kiện nhà lưới, bộ môn Bảo vệ thực
vật, Đại học Cần Thơ, tháng 08-9/2009

55

14

Độ hữu hiệu của các chế phẩm đối với sâu ăn tạp ở các ngày sau khi phun
thuốc lần 1 trên cải bắp tại P. Long Tuyền – Q. Bình Thủy – TP. Cần
Thơ, từ 12/2007 đến 2/2008

59

Chuyên ngành Bảo vệ thực vật

xv



Trường Đại học Cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 13

Bảng

Tựa bảng

Trang

15

Độ hữu hiệu (%) của các chế phẩm đối với sâu ăn tạp sau khi phun thuốc
lần 2 trên cải bắp tại P. Long Tuyền – Q. Bình Thủy – TP. Cần Thơ, từ
12/2007 đến 2/2008

60

16

Độ hữu hiệu của các chế phẩm đối với sâu ăn tạp sau khi phun thuốc lần 3
trên cải bắp tại P. Long Tuyền – Q. Bình Thủy – TP. Cần Thơ, từ
12/2007 đến 2/2008.

61

17


Độ hữu hiệu của các chế phẩm đối với bọ nhảy sau khi phun thuốc lần 1
trên cải bắp tại P. Long Tuyền – Q. Bình Thủy – TP. Cần Thơ, từ
12/2007 đến 2/2008

64

18

Độ hữu hiệu của các chế phẩm đối với bọ nhảy sau khi phun thuốc lần 2
trên cải bắp tại P. Long Tuyền – Q. Bình Thủy – TP. Cần Thơ, từ
12/2007 đến 2/2008

65

19

Độ hữu hiệu của các chế phẩm đối với bọ nhảy sau khi phun thuốc lần 3
trên cải bắp tại P. Long Tuyền – Q. Bình Thủy – TP. Cần Thơ, từ
12/2007 đến 2/2008

66

20

Độ hữu hiệu của các chế phẩm đối với sâu tơ sau khi phun thuốc lần 1 trên
cải bắp tại P. Long Tuyền – Q. Bình Thủy – TP. Cần Thơ, từ 12/2007
đến 2/2008

69


21

Độ hữu hiệu của các chế phẩm đối với sâu tơ sau khi phun thuốc lần 2 trên
cải bắp tại P. Long Tuyền – Q. Bình Thủy – TP. Cần Thơ, từ 12/2007
đến 2/2008

70

22

Độ hữu hiệu của các chế phẩm đối với sâu tơ sau khi phun thuốc lần 3 trên
cải bắp tại P. Long Tuyền – Q. Bình Thủy – TP. Cần Thơ, từ 12/2007
đến 2/2008

71

23

Năng suất của cải bắp tại P. Long Tuyền – Q. Bình Thủy – TP. Cần Thơ, từ
12/2007 đến 2/2008

72

Chuyên ngành Bảo vệ thực vật

xvi


Trường Đại học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 13

DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

Trang

1

Bào tử của nấm Metarhizium anisopliae

5

2

Một dạng cuống sinh bào tử nấm Metarhizium anisopliae

5

3

Cơ chế gây bệnh lên côn trùng của nấm ký sinh

7

4

Sự xâm nhiễm và giết chết côn trùng


8

5

Bào tử của nấm Beauveria bassiana

11

6

Bào tử của nấm Paecilomyces sp.

15

7

Dạng cành bào đài nấm Paecilomyces sp.

15

8

Sơ đồ tóm tắt của một phản ứng PCR

22

9

Cấu tạo của agarose


26

10

Cấu tạo của Ethidium

26

11

Chu trình nhiệt của nấm Metarhizium anisopliae

33

12

Chu trình nhiệt của nấm Beauveria bassiana

33

13

Sơ đồ bố trí thí nghiệm trong nhà lưới, Bộ mơn bảo vệ thực vật, Đại học
Cần Thơ, tháng 08/09-2009

39

14


Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên ruộng cải bắp tại Phường Long Tuyền – Quận
Bình Thủy – TP. Cần Thơ, từ 12/2008 đến 2/2009

41

15

Dạng bào tử và cành bào đài của 3 chủng nấm Ma-AG, Ma-VL và Ma-CT,
chụp qua KHV huỳnh quang (x 100)

45

16

Dạng bào tử và cành bào đài của 2 chủng nấm Bb-CT, Bb-ST chụp qua
KHV huỳnh quang (x 100)

46

17

Dạng bào tử và cành bào đài của chủng nấm Pae-CT, chụp qua KHV
huỳnh quang (x 100)

46

18

Hình dạng, màu sắc tơ nấm của các chủng nấm phát triển trên môi trường
SDAY3


47

19

Xác định 3 chủng nấm Metarhizium anisopliae bằng PCR với cặp mồi
chuyên biệt Mac spF và Mac spR. Sản phẩm PCR có kích thước 420 bp

49

20

Xác định 2 chủng nấm Beauveria bassiana bằng PCR với cặp mồi chuyên
biệt Bebas spF và Bebas spR. Sản phẩm PCR có kích thước 540 bp

50

Chun ngành Bảo vệ thực vật

xvii


Trường Đại học Cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 13

Hình

Tựa hình


Trang

21

21a/ Làm tiêu bản trên lame và quan sát bào tử, cành bào đài dưới KHV
chụp ảnh tại PTN Dự án NEDO, Bộ môn Bảo vệ thực vật

53

21b/ Ghi nhận chỉ tiêu sâu chết trong phịng thí nghiệm, mỗi cá thể được
nuôi riêng, ghi nhận nhiệt độ ẩm độ trong mỗi lần lấy chỉ tiêu
22

Sâu ăn tạp bị nhiễm nấm Ma-AG (a), và nấm Bb-CT (b) không lớn lên
được sau 12 NSKC nấm

53

23

a/ Đặt chậu cải trong lồng lưới riêng để đảm bảo mật số sâu

56

b/ Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hồn tồn ngẫu nhiên
24

Sâu ăn tạp bị nhiễm nấm trong nhà lưới

56


25

Diễn biến mật số sâu ăn tạp trên cải bắp tại P. Long Tuyền – Q. Bình Thủy
– TP Cần Thơ

59

26

Diễn biến mật số bọ nhảy trên ruộng cải bắp tại P. Long Tuyền – Q. Bình
Thủy – TP. Cần Thơ, từ 12/2008 đến 2/2009

63

27

Diễn biến mật số sâu tơ trên ruộng cải bắp tại P. Long Tuyền – Q. Bình
Thủy – TP. Cần Thơ, từ 12/2008 đến 2/2009

68

28

Năng suất thương phẩm của cải bắp tại Phường Long Tuyền, Quận Bình
Thủy, Thành phố Cần Thơ, từ 12/2008 – 2/2009

72

29


Năng suất thương tổng của cải bắp tại Phường Long Tuyền, Quận Bình
Thủy, Thành phố Cần Thơ, từ 12/2008 – 2/2009

73

30

Toàn cảnh ruộng cải bắp thí nghiệm

31

Chế phẩm được lượt trước khi phun

74
74

32

Bọ nhảy bị nhiễm nấm xanh Metarhizium anisopliae

74

33

Sâu ăn tạp bị nhiễm nấm xanh Metarhizium anisopliae

74

34


Sâu ăn tạp bị nhiễm nấm tím Paecilomyces sp.

74

35

Sâu ăn tạp bị nhiễm nấm trắng Beauveria bassiana

74

Chuyên ngành Bảo vệ thực vật

xviii


Trường Đại học Cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 13

MỞ ĐẦU

Phịng trừ sâu hại là một trong những khó khăn lớn nhất trong nghề trồng rau và là
mối quan tâm lo lắng hàng đầu của nông dân. Biện pháp phịng trừ của nơng dân chủ
yếu dựa vào việc phun thuốc hóa học là chính mà rất ít biết đến các biện pháp khác.
Nông dân đã sử dụng tới hơn 30 loại thuốc trừ sâu trên rau, trong đó có nhiều loại đã
bị cấm hoặc hạn chế sử dụng (Nguyễn Quí Hùng và ctv., 1999). Sâu ăn tạp
(Spodoptera litura), sâu tơ (Plutela xylostella) và bọ nhảy (Phyllostreta striolata) là
những đối tượng gây hại quan trọng và thường xuyên nhất trên cây rau tại Đồng bằng
sông Cửu Long (Trần Thị Ba, 1999).

Sự phát triển tính kháng thuốc của sâu hại cũng như cũng như ảnh hưởng của thuốc
hóa học lên sức khỏe con người và môi trường đã tạo áp lực mạnh cho sự phát triển
của các tác nhân sinh học trong phịng trừ tổng hợp cơn trùng gây hại. Các vi sinh vật
được được sử dụng phổ biến để phòng trừ sâu hại bao gồm virus, vi khuẩn truyến
trùng và nấm. Trong đó, nấm ký sinh cơn trùng được quan tâm phát triển và ứng dụng
thuộc lớp Hyphomycetes, ngành phụ lớp nấm bất toàn Deteromycotina. Loài nấm ký
sinh phổ biến nhất của lớp Hyphomycetes thường tìm thấy ở cơn trùng gây hại nông
nghiệp là Metarhizium, Beauveria, Paecilomyces, Hirsutella, Nomuraea; trong đó, các
lồi nấm bệnh cơn trùng phổ biến như Metarhizium anisopliae, Beauveria bassiana,
Paecilomyces sp. đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trên thế giới.
Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu ở các nước trên thế giới như Úc, Brazil,
Mỹ, Pháp, Colombia, Venezuela đã cho thấy việc sử dụng các loại nấm ký sinh cơn
trùng trong phịng trừ tổng hợp các loài sâu gây hại một cách hợp lý đã mang lại hiệu
quả khá cao (Burges, 1998; Butt và Copping, 2000). Ở Châu Á, tại Malaysia, đã
nghiên cứu nấm Metarhizium anisopliae để phòng trừ mối đất đạt hiệu quả 64,57%
sau 14 ngày. Philippines đã nghiên cứu sử dụng nấm Metarhizium anisopliae để diệt
rầy nâu hại lúa, hiệu lực đạt 60% sau 10 ngày. Tại Úc, năm 1991 Milner đã nghiên
cứu nấm Metarhizium anisopliae để phòng trừ bọ hung hại mía đạt hiệu quả 68%. Tại
Nhật Bản, năm 1988, một số nhà khoa học đã sử dụng nấm Beauveria bassiana để
phòng trừ dòi hại rễ củ cải đạt hiệu quả trên 70% sau 10 ngày. Tại Trung Quốc, Am và
Wu đã sử dụng chủng nấm Paecilomyces sp. và Beauveria bassiana để phịng trừ sâu
róm thơng qua đơng đạt hiệu quả cao.
Ở trong nước, đã có một số nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật phân lập được các
chủng nấm ký sinh trên rầy nâu hại lúa, châu chấu hại bắp, sâu đo xanh hại đay, bọ hại
dừa, sùng đất hại đậu phộng và sử dụng đạt được hiệu quả rất cao. Viện Lúa Đồng
Bằng Sông Cửu Long cũng sử dụng các chủng nấm trên rầy nâu đạt hiệu quả rất tốt,
hơn 67% sau 10 ngày.
Chuyên ngành Bảo vệ thực vật

1



Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 13

Trường Đại học Cần Thơ

Tuy nhiên, việc sử dụng các chủng nấm này trong q trình quản lý và phịng trừ tổng
hợp cịn hạn chế do các chủng nấm giảm dần độc tính qua một thời gian sử dụng. Việc
thu thập, phân lập, định danh và thử nghiệm các chủng nấm có khả năng diệt sâu hại
cao là yêu cầu thường xuyên và cấp thiết, làm cơ sở để ứng dụng vào thực tế sản xuất
nông nghiệp, tạo ra sản phẩm rau an tồn cho người dân và duy trì một nền nơng
nghiệp bền vững. Đề tài: “Thu thập và định danh ba lồi nấm ký sinh cơn trùng
Metarhizium anisopliae (Metschnikoff) Sorokin, Beauveria bassiana (Balsamo)
Vuillemin và Paecilomyces sp. Bainier ở bốn tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
bằng phương pháp PCR – Thử nghiệm hiệu lực của ba chế phẩm từ nấm này lên
một số đối tượng gây hại quan trọng trên rau” được thực hiện đáp ứng các yêu cầu
trên.

Chuyên ngành Bảo vệ thực vật

2


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 13

Trường Đại học Cần Thơ

CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. Nấm Metarhizium anisopliae (Metschnikoff) Sorokin
1.1.1. Nguồn gốc, phân loại và phân bố

Giới: Nấm
Ngành: Ascomycota
Lớp: Deuteromycetes
Bộ: Clavicipitales
Chi: Metarhizium
Năm 1878, khi nghiên cứu về loài sâu non bộ cánh cứng hại lúa mì Anisoplia
austriaca, nhà khoa học người Nga I. I. Metschnikoff đã phát hiện thấy một lồi nấm
có bào tử màu lục và khả năng gây chết hàng loạt sâu này. Ông xác định loại nấm này
có tên khoa học là Entomophthora anisopliae. Về sau, Sorokin kiểm tra lại và thấy
lồi nấm này khơng thuộc giống Entomophthora mà thuộc giống Metarhizium
(Nguyễn Lân Dũng, 1981).
Vào những năm 1890 – 1897 nhà khoa học Koben người Đức đã thu thập được nấm
Metarhizium ký sinh trên sâu hại từ Hawaii mang về Đức để nghiên cứu (Phạm Thị
Thùy, 2004).
Nấm Metarhizium anisopliae (Sorok, 1883) là loại nấm có màu lục hoặc xanh nên
người ta thường gọi là nấm lục cương (chết cứng có màu xanh lá cây), chúng được tìm
thấy trên hơn 200 lồi cơn trùng khác nhau (Ferron. P, 1978).
Nấm Metarhizium anisopliae thuộc ngành phụ lớp nấm bất toàn Deuteromycetes,
giống Metarhizium (theo hệ thống phân loại nấm của G. C. Ainsworth, 1996, 1970,
1971). Một tác giả khác lại cho rằng nấm Metarhizium anisopliae thuộc ngành phụ lớp
nấm túi Ascomycotia, lớp Pletomyces và giống Metarhizium. Tuy nhiên, phân loại
theo Ainsworth được nhiều tác giả chấp nhận hơn cả (Phạm Thị Thùy, 2004).
Nấm Metarhizium anisopliae thường xâm nhiễm trên rầy lá, rầy mềm, bọ xít đen và
nhiều loại sâu hại khác. Sau khi xâm nhiễm chúng hình thành trên bề mặt côn trùng
một lớp phấn màu xanh vàng đến màu xanh đậm, trên mạng sợi nấm chằng chịt màu
trắng (Alaoui Abdelaziz and Elmeziane Abdellatif, 2008).
Nấm Metarhizium anisopliae được tìm thấy trên khắp các châu lục với hơn 200 lồi
cơn trùng khác nhau như rầy lá, rầy mềm, bọ xít đen và rất nhiều loại sâu hại khác rau
màu khác. Sau khi xâm nhiễm chúng hình thành trên bề mặt côn trùng một lớp phấn


Chuyên ngành Bảo vệ thực vật

3


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 13

Trường Đại học Cần Thơ

màu xanh vàng đến màu xanh đậm, trên mạng sợi nấm chằng chịt màu trắng (Ferron,
1978).
Nấm Metarhizium anisopliae là nấm hại côn trùng, xuất hiện phổ biến trong tự nhiên,
có thể phân lập từ xác cơn trùng chết hay được phân lập từ trong đất. Ở những nơi
khơng có côn trùng, người ta cũng phân lập được Metarhizium anisopliae ngay cả
trong điều kiện thời tiết rất khắc nghiệt (như ở Đức), trên những khu đất ở rừng sâu
khi bị đốt cháy, cả trong những chất thải hữu cơ (chuẩn bị ơ nhiễm) hoặc trong trầm
tích ở sơng chứa đất đầm lầy trồng những loại cây đước, hoặc trong tổ của một số loài
chim và cả trong rễ của cây dâu tây cũng có thể phân lập được nấm Metarhizium
anisopliae (Bennasar, A., C. Guasp and J. Lalucat 1998a).
1.1.2. Đặc điểm hình thái và học
Hình thái: Sợi nấm phát triển trên cơn trùng có màu trắng đến hồng, cuống sinh bào
tử ngắn mọc tỏa tròn trên đám sợi nấm dầy đặc. Bào tử trần hình que có kích thước
3,5x6,4x7,2 μm, màu từ lục xám đến ôliu-lục, bào tử xếp thành chuỗi khá chặt chẽ và
nhìn bằng mắt thường người ta có thể thấy bào từ được tạo trên bề mặt côn trùng một
lớp phấn khá rõ màu xanh lục (Bocias D.G, J. C. Penland and J. P. Latge, 1991).
Nấm M. anisopliae có dạng sợi phân nhánh, có vách ngăn, đường kính 3 – 4 μm. Sợi
nấm phát triển trên bề mặt cơn trùng có màu từ trắng đến hồng, cuống sinh bào tử
ngắn mọc tỏa tròn trên đám sợi nấm dày đặc. Bào tử trần hình trụ, ovan hoặc hình que
có kích thước 3,5 x 6,4 x 7,2 μm, màu từ lục xám đến ôliu - lục (Rombach, et al.,
1994). Bào tử xếp thành chuỗi khá chặt chẽ và nhìn bằng mắt thường có thể thấy bào

tử được tạo ra trên bề mặt cơ thể côn trùng một lớp phấn khá rõ màu xanh lục. Sợi
nấm khi phát triển bên trong cơn trùng có chiều rộng khoảng 3 - 4 μm, dài khoảng 20
μm, chia thành nhiều tế bào ngắn, trong tế bào có thể thấy rõ nhiều giọt mỡ (Cerenius
L., A. Balows, and M. Sussman,1998).
Nấm M. anisopliae có bào tử dạng hình trụ, hình hạt đậu, hình bầu dục, khuẩn lạc màu
xanh, thỉnh thoảng có màu tối hoặc màu hồng vỏ quế. Lồi M. anisopliae có 2 dạng
bào tử nhỏ và lớn, dạng bào tử nhỏ Metarhizium anisopliae var. anisopliae có kích
thước bào tử 3,5 - 5,0 x 2,5 - 4,5 μm, dạng bào tử lớn là Metarhizium anisopliae var.
major có kích thước bào tử 10,0 - 14,0 μm (Chernaki Leffer AM et al., 2007).
Theo mô tả của Trần Văn Mão (2002), nấm Metarhizium anisopliae có cuống bào tử
thẳng, đơn nhánh, phân nhánh, hoặc dạng cây, cuống nhỏ, mọc bào tử dạng sợi hoặc
dạng bình, mọc đơn hoặc vịng. Bào tử phân sinh đơn bào, mọc trên đỉnh cuống nhỏ
thành chuỗi, dính liền nhau bằng dịch nhầy, hình trứng hoặc hình bầu dục dài. Một số
lồi có cuống bào tử hoặc chất đệm.

Chuyên ngành Bảo vệ thực vật

4


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 13

Trường Đại học Cần Thơ

Hình 1: Bào tử của nấm Metarhizium anisopliae (ảnh của Ihara)

Hình 2. Một dạng cuống sinh bào tử nấm Metarhizium anisopliae
(Marta G. Yasem de Romero, 2008)

Nấm Metarhizium anisopliae là loại nấm ký sinh trên côn trùng xuất hiện rất phổ biến

trong tự nhiên có thể phân lập từ xác côn trùng chết hay được phân lập từ trong đất. Ở
những nơi có cơn trùng, người ta cũng phân lập được nấm Metarhizium anisopliae
ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt (ở Đức) trên những khu đất ở rừng sâu
khi bị đốt cháy, cả trong những chất thải hữu cơ (chuẩn bị ơ nhiễm) hoặc trong trầm
tích ở sơng chứa đất đầm lầy trồng những loại cây đước,…cũng phân lập được nấm
Metarhizium anisopliae (Dwayne D. Hegedus and George G. Khachatourians,1993).
Sinh lý – sinh hóa: Nấm M. anisopliae khơng thể sinh trưởng tốt trên nền cơ chất
khơng có kitin, chúng sống được ở nhiệt độ thấp 80C, có biên độ về độ ẩm rộng ở nơi
tích lũy nhiều CO2 và thiếu O2 chúng có thể sống tới 445 ngày. Ở nhiệt độ dưới 00C
và trên 450C thì nấm khơng hình thành bào tử. Nhiệt độ thích hợp cho sự nảy mầm
của bào tử là 250C - 300C và sẽ bị chết 490C và nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển
tốt nhất là 250C. pH thích hợp là 6 và có thể dao động trong khoảng 3,3 – 8,5. Nấm M.

Chuyên ngành Bảo vệ thực vật

5


Trường Đại học Cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 13

anisopliae có khả năng phân giải tinh bột, xenlulozơ và kitin (lông và da của côn
trùng) (Tamerler C, Ullah M, Adlard MW, and Keshavarz T, 1998).
1.1.3. Độc tố diệt côn trùng

Destruxin

Độc tố của nấm M. anisopliae gồm một số ngoại độc tố có tên là Destruxin A, B, C
hay D. Các ngoại độc tố đó là các sản phẩm thứ cấp vòng peptit, L-proline, L-leucine,

anhydride và Desmethyl Destruxin B. Cấu trúc cơ bản của chúng gồm 5 aminoacid và
α-hytroxy acid. Destruxin gây chán ăn và gây độc cho côn trùng khi chúng hấp thu
vào da, một số Destruxin gây tê liệt côn trùng (Amiri et al., 1999; Dumas et al., 1996).
Một số Destruxin khác ức chế miển dịch rất mạnh mẽ (Cerenius et al., 1990).
Các sản phẩm thứ cấp đó thường được tích lũy vào cuối giai đoạn sinh trưởng của
nấm, khi các nguồn thức ăn và năng lượng cạn kiệt (Phạm Thị Thùy, 2004).
Theo Suziki ctv., (1971)
Destruxin A có cơng thức ngun là: C29H47 N5O7, có điểm sơi là 188 0C
Destruxin B có cơng thức ngun là: C30H51O7N5, có điểm sơi là 2340C.
Gần đây, Alexander Jegorov et al., (1998) đã ly trích thành cơng được độc tố có tên là
Destruxin Ed1, một Cyclopeptide từ nấm này.
Tính mẫn cảm của cơn trùng với các loại Destruxin khác nhau thì khác nhau. Cơn
trùng thuộc bộ cánh vẩy có thể mẩn cảm cao nhất (Keshaw et al., 1999). LD50 khi
tiêm vào ấu trùng tằm là 0,015 – 0,03mg/g ở 24 giờ sau khi tiêm (Suzuki et al., 1971).
LC50 của nấm Metarhizium anisopliae đối với ấu trùng rầy nâu Nilaparvata lugens là
1,86 x 106 bào tử/ml ở 4 ngày sau khi chủng ở điều kiện 250C (Gillespie, 2002). Một
thí nghiệm khác của Chernaki et al., (2007) đã xác định LD50 của nấm Metarhizium
anisopliae từ 1,8x106-4,3x106 bào tử/ml.
Bào tử nấm Metarhizium anisopliae có LT50 và LD50 đối với một số loài sâu bộ cánh
vẩy như ấu trùng tằm, sâu xanh da láng Spodoptera exigua, sâu xanh Heliothis
armigera là 48 giờ và 105 bào tử/ml (Tạ Kim Chỉnh và Lý Kim Bản, 1995).

Chuyên ngành Bảo vệ thực vật

6


×