Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

MỘT SỐ GIẢI NHẰM PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐHH TẠI CTCP ĐẦU TƯ PHÚ THÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.35 KB, 9 trang )

MỘT SỐ GIẢI NHẰM PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KẾ
TOÁN TSCĐHH TẠI CTCP ĐẦU TƯ PHÚ THÁI
3.1.Định hướng, mục tiêu, giải pháp kinh doanh chung của công ty năm 2010
Là một đơn vị có bề dày kinh nghiệm hơn 14 năm xây dựng và trưởng thành. Căn cứ
vào những thành tựu cũng như những hạn chế, những khó khăn và những nguyên nhân trì
trệ yếu kém trong sản xuất kinh doanh từ cuối năm 2008 trở lại đây, đồng thời đứng trước
thách thức, vận hội cũng như chiến lược phát triển của toàn ngành, Công ty đã đề ra
phương hướng và nhiệm vụ trong phát triển sản xuất kinh doanh năm 2010 của mình như
sau:
- Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất, xây dựng sự thống nhất điều hành giữa
Công ty với cơ sở; phát huy vai trò lãnh đạo của Công ty đồng thời với tăng cường phân
cấp quản lý, phát huy tinh thần năng động, sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của mọi thành viên Công ty.
- Phát huy trí tuệ tập thể, nâng cao trách nhiệm cá nhân đẩy mạnh công tác nghiên
cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
- Đẩy mạnh tăng trưởng sản xuất kinh doanh các sản phẩm,dịch vụ chủ yếu trên cơ
sở tiếp tục chuyên môn hoá, tính năng kỹ thuật mới và chất lượng ổn định, hiệu quả kinh
tế, giá cả phù hợp. Tiếp tục xác định cơ cấu sản phẩm,dịch vụ hoàn chỉnh quy hoạch mặt
bằng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng theo hướng mở rộng được kinh doanh cho lâu dài, tiết kiệm,
hợp lý.
- Thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm duy trì và bảo toàn nguồn vốn cố định đã
có ở hiện tại.
- Tiếp tục đầu tư mới TSCĐHH theo xu hướng tỉ trọng máy móc thiết bị chiếm ưu
thế với điều kiện hiện đại hoá cơ giới hoá quá trình sản xuất.
- Tìm mọi biện pháp giảm giá thành sản phẩm,dịch vụ tạo tiềm năng cạnh tranh, cắt
giảm các chi phí kém hiệu quả; kiên quyết thực hiện các giải pháp tiết kiệm trong đó giảm
hao phí vật tư và chống lãng phí năng lượng là trọng tâm.
- Lành mạnh hoá công tác tiêu thụ sản phẩm và tài chính. Từng bước quy hoạch
công tác thị trường theo hướng chuyên môn hóa, ổn định, bền vững và phát triển.
Với những định hướng trên sẽ giúp Công ty khắc phục được tình trạng trì trệ hiện nay
và đi lên trở thành một đơn vị kinh doanh năng động hiệu qủa, góp phần hoàn thành chiến


lược phát triển của toàn ngành.
Từ những thực trạng đã phân tích và phướng hướng, nhiệm vụ của Công ty nêu trên tôi
xin nêu lên một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty.
3.2.Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán TSCĐHH tại CTCP đầu
tư Phú Thái
3.2.1.Hoàn thiện hạch toán kế toán TSCĐHH
a) Thực hiện kiểm kê đánh giá TSCĐHH
Công việc kiểm kê đánh giá lại TSCĐHH của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng là
việc cần thiết, qua đó xác định số lượng thừa thiếu TSCĐHH, thực trạng TSCĐ cần sửa
chữa bảo dưỡng cũng như đánh gái được giá trị hiện tại của TSCĐHH thực tế của doanh
nghiệp trên thị trường từ đó đưa ra các biện pháp thích hợp cho quá trình sử dụng và quản
lý nên khi doanh nghiệp tiến hành kiểm kê thì cần đi đôi với đánh giá lại TSCĐHH sẽ được
thể hiện trên biên bản đánh giá lại TSCĐ
*Biên bản đánh giá lại TSCĐHH
Mục đích của biên bản này nhằm xác nhận việc đánh giá lại TSCĐHH và căn cứ để
ghi sổ kế toán và các tài liệu liên quan số chênh lệch (tăng, giảm) do đánh giá lại
Sau khi đánh giá xong, Hội đồng có trách nhiệm lập biên bản ghi đầy đủ các nội dung và
các thành viên trong hội đồng ký, ghi rõ họ tên vào biên bản đánh giá lại TSCĐHH
Biên bản đánh giá lại TSCĐHH được lập thành 2 bản, 1 bản lưu lại phòng kế toán
để ghi sổ kê toán, 1 bản lưu cùng với hồ sơ kỹ thuật của TSCĐHH
b) Về sổ chi tiết TSCĐHH
Để quản lý tài sản cố định tại các đơn vị trực thuộc, các bộ phận khác nhau, theo em
Công ty nên mở thêm Sổ chi tiết tài sản cố định theo đơn vị sử dụng. Tại mỗi các đơn vị
phụ thuộc kế toán tài sản cố định cần có một sổ theo dõi TSCĐHH mà chỉ cần theo dõi về
nguyên giá, thời gian sử dụng, tên công trình phục vụ, người quản lý tài sản cố định.
Mẫu sổ chi tiết tài sản cố định sử dụng tại phòng Kế toán tài chính công ty theo quy
định đợc trình bày ở Mẫu 3.1
Mẫu 3.1
SỔ CHI TIẾT TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH THEO ĐƠN VỊ SỬ DỤNG
Bộ phận sử dụng:…

Quý.../ năm 20…
Ghi tăng TSCĐ Ghi giảm TSCĐ
Chứng từ
Tên
TSCĐ
Đơn
vị
tính
Số
lượng
Đơn
giá
Số
tiền
Chứng từ Lý
do
Số
lượng
Số
tiền
Ghi
chú
SH NT SH NT
Người ghi sổ
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Trình tự Sổ chi tiết TSCĐHH cho các bộ phận sử dụng ( Sử dụng tại phòng Kế toán
tài chính) cũng tương tự như ghi sổ chi tiết TSCĐ mà doanh nghiệp đang áp dụng.
c) Thay đổi phương pháp khấu hao cho từng loại TSCĐHH

Ngày 31/12/2001, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 2000/QĐ-BTC
về việc thực hiện thí điểm chế độ khấu hao TSCĐ theo phương pháp số dư giảm dần có
điều chỉnh. Tuy nhiên, tại CTCP đầu tư Phú Thái đều áp dụng phương pháp khấu hao bình
quân. Việc áp dụng phương pháp khấu hao bình quân là chưa hợp lý vì những lý do sau:
TSCĐ trong CTCP đầu tư Phú Thái có nhiều loại, nhiều nhóm khác nhau. Công dụng của
tài sản cũng như cách thức phát huy tác dụng của tài sản trong quá trình hoạt động kinh
doanh của Công ty cũng có sự khác nhau, lợi ích thu được của việc sử dụng những tài sản
đó cũng có sự khác nhau. Khấu hao TSCĐHH là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị
phải khấu hao của TSCĐHH trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó. Điều này
xuất phát từ nguyên tắc phù hợp của kế toán đó là thu nhập phải phù hợp với chi phí đã chi
ra trong kỳ kế toán. Để đảm bảo số liệu sổ kế toán cung cấp phản ảnh đúng thực tế hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp,
CTCP đầu tư Phú Thái nên thay đổi quy định về khấu hao TSCĐHH theo hướng sau:
- Đối với nhà cửa, vật kiến trúc Công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao đường
thẳng (phương pháp khấu hao bình quân).
- Máy móc, thiết bị vật tư gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh, tính năng công
suất sử dụng bị giảm dần trong quá trình sử dụng, nên áp dụng phương pháp khấu hao theo
số dư giảm dần.
- Đối với các thiết bị, dụng cụ quản lý thường chịu tác động của hao mòn vô hình thì
Công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao theo tổng số các năm sử dụng.
- Đối với những TSCĐHH có hạn, theo nguyên tắc phù hợp trong kế toán không phải
tính khấu hao. Giá trị của TSCĐ đó được phản ảnh trên sổ sách kế toán và báo cáo tài
chính cho đến khi tính hữu dụng của tài sản này không còn nữa.
3.2.2. Tăng cường quản lý có hiệu quả TSCĐHH: Thực hiện mã hoá TSCĐHH
Hiện nay CTCP đầu tư Phú Thái không thực hiện đánh số đối với TSCĐHH. Điều
này dẫn tới tình trạng công ty gặp khó khăn trong việc quản lý TSCĐ. Để thống nhất trong
việc quản lý và sử dụng TSCĐ, theo em công ty nên đánh số đối với TSCĐHH nhằm cung
cấp thông tin về TSCĐ đó.Sau đây Em xin nêu ra một đề nghị về cách đánh số TSCĐ. Đầu
tiên kế toán quy ước lấy các chữ cái đặt cho từng nhóm TSCĐ. Cụ thể trong công ty có 6
loại TSCĐ

STT Nhóm TSCĐ Ký kiệu
1 Nhà cửa, vật kiến trúc A
2 Máy móc thiết bị B
3 Phương tiện vận tải C
4 Dụng cụ quản lý D
Ví dụ: Trường hợp công ty mua xe ô tô Mazda 626 biển số 30s-2267 ngày 14/06/2010,
TSCĐ này thuộc nhóm phương tiện vận tải, bắt đầu đưa vào sử dụng từ
tháng 7. Trước đó, trong tháng 7 cũng có 1 xe ô tô khác được đưa vào sử dụng. Vậy
kế toán sẽ đánh số thứ tự xe Mazda 626 này là 02
Nhóm TSCĐ Năm đưa vào
sử dụng
Tháng đưa vào
sử dụng
STT Mã số (Số thẻ
TSCĐ)
C 2010 07 02 C02072010
3.2.3.Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐHH tại CTCP đầu tư
Phú Thái
3.2.3.1.Đẩy mạnh việc sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị
Suy cho cùng thì mục đích của việc sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị là nâng
cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị . Một thiết bị không được sửa chữa bảo dưỡng theo
kế hoạch có thể dẫn đến việc sản xuất kinh doanh bị ngừng trệ, gián đoạn, chi phí kinh
doanh sẽ tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Công ty nên có những cuộc hội thảo bàn về vấn đề sử dụng hiệu quả TSCĐHH để có
thu nhập được những sáng kiến của cán bộ công nhân viên chức trong và ngoài công ty bởi

×