HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG
MẠI VÀ SẢN XUẤT THÁI BÌNH
3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành sản
phẩm tại công ty
Trải qua nhiều năm hoạt động sản xuất và kinh doanh trong nghề cán
thép,với đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, thương hiệu thép của công
ty đã có uy tín trên thị trường thành phố và các tỉnh lân cận. Công ty đã, đang
và sẽ làm thỏa mãn các khách hàng, đóng góp vào sự phát triển và hội nhập
kinh tế đất nước. Với những thành tựu đã đạt được, với khả năng, vốn kinh
nghiệm đã có công ty hoàn toàn có thể tin tưởng vào bước đường phát triển
những năm sắp tới.
Sau một thời gian thực tập chuyên đề tại công ty, nghiên cứu về kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, với những kiến thức đã học ở
trường, trong khả năng của mình, em xin mạnh dạn đưa ra một vài nhận xét
khái quát về công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành của công ty.
3.1.1. Ưu điểm
- Hạch toán chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất của công ty bao gồm đầy
đủ các khoản mục chi phí, phù hợp yêu cầu và chế độ kế toán mới. Việc quy
định sử dụng các tài khoản mạch lạc, cùng với hệ thống chứng từ ghi chép
ban đầu tương đối đầy đủ, phục vụ cho việc nhập chứng từ và cho ra các sổ,
báo cáo theo yêu cầu quản lý của các cơ quan chức năng và ban lãnh đạo của
công ty. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất ở công ty là cho phân xưởng
sản xuất, điều này giúp cho việc quản lý chi phí theo đơn vị sử dụng ( hay nơi
sản xuất sản phẩm).
- Chọn kỳ tính giá thành: kỳ tính giá thành theo tháng. Đây là kì tính
giá thành phù hợp kỳ báo cáo, cung cấp giá thành thực tế kịp thời làm căn cứ
ghi chép giá vốn, tính toán chỉ tiêu trong kỳ. Ngoài ra tạo điều kiện cho việc
kiểm tra chi phí sản xuất, kịp thời điều chỉnh những nguyên nhân gây lãng phí
CPSX. Đồng thời nó giúp cho quá trình xác định kết quả kinh doanh, cung
cấp thông tin cho việc xây dựng các định mức, kế hoạch cho kỳ sản xuất tiếp
theo.
Nhìn chung công tác kế toán tương đối tốt từ khâu ban đầu đến lập báo
cáo sổ sách, tuân thủ chế độ, phù hợp công ty. Sự cố gắng từng bước hoàn
thiện trong tổ chức công tác kế toán và bộ phận kế toán góp phần phát triển
công ty..
- Chi phí NVL trực tiếp: Do đặc điểm của sản xuất là mỗi loại thép được chế
tạo từ một loại phôi riêng, nên các tài khoản liên quan đến hạch toán chi phí
NVL trực tiếp như tài khoản 152 và 621 được chi tiết thành các tiểu khoản.
Tài khoản 152 được chi tiết theo loại phôi thép ( tôn cuộn, mạ kẽm), tài khoản
621 được chi tiết theo chi phí NVL trực tiếp sản xuất từng loại thép. Điều này
rất thuận tiện cho theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn cho từng loại phôi thép
cũng như thuận lợi trong tập hợp, theo dõi chi phí NVL chính cho từng loại
thép, cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo và phòng kinh doanh lên kế hoạch.
Việc quản lý NVL tại công ty được thực hiện khá hiệu quả ở cả kho và
phòng kế toán.
- Chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp cho toàn bộ quy trình sản xuất ,
chung cho tất cả các loại sản phẩm. Sau đó phân bổ cho từng loại sản phẩm
theo tiêu thức số lượng. Cách tập hợp, phân bổ chi phí nhân công trực tiếp
như vậy là hợp lý và phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty vì tất cả các
loại sản phẩm của công ty tuy không cùng sản xuất tại một thời điểm nhưng
cùng được sản xuất trên 1 dây chuyền và cùng 1 đội ngũ công nhân sản xuất
nên ngay từ ban đầu không thể hoặc khó tách riêng chi phí nhân công trực
tiếp cho từng loại sản phẩm. Mặt khác các sản phẩm có sự đồng nhất ( đều là
thép xây dựng ) chỉ khác nhau về hình dạng, kích cỡ nên có thể phân bổ theo
tiêu thức số lượng đơn giản, thuận tiện.
- Với chi phí SXC. sổ chi tiết chi phí SXC không những được phân loại chi tiết
thành các khoản mục theo đúng hướng dẫn của chế độ. Việc theo dõi chi tiết
giúp cho nhà quản lý thấy được tỉ lệ, vai trò, chức năng của từng loại chi phí
trong quá trình sản xuất để từ đó có phương hướng, kế hoạch quản lý chi phí
SXC một cách hợp lý.
Chi phí SXC cũng không tách riêng cho từng loại sản phẩm mà được tập
hợp chung cho toàn bộ quy trình sản xuất và các loại sản phẩm, cuối kỳ phân
bổ chi phí SXC theo số lượng từng loại sản phẩm là hợp lý, nhanh gọn.
Trong chi phí SXC công ty có phân bổ giá trị CCDC xuất dùng cho sản
xuất vào chi phí của nhiều kỳ khác nhau đối với những CCDC có giá trị lớn
và sử dụng được trong nhiều kỳ sản xuất. Giá trị CCDC xuất dụng được hạch
toán vào chi phí cũng dựa trên công suất sử dụng của tháng đó, đảm bảo hạch
toán chính xác chi phí SXC, không đội chi phí SXC tăng đội biến, phản ánh
đúng bản chất chi phí. Xuất CCDC sử dụng nhiều kỳ hạch toán vào tài khoản
142, tài khoản 242 và định kỳ phân bổ giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí sản
xuất.
- Về đánh giá sản phẩm dở dang: sử dụng phương pháp đánh giá sản
phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính là phù hợp vì chi phí này
chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm thép hình, thép hộp.
Bảng tính giá thành được lập một cách hợp lý, khoa học, các chỉ tiêu
chi phí sản xuất được phản ánh đầy đủ, rõ ràng, kết cấu cân đối. Kết quả đưa
ra đáng tin cậy, là cơ sở để doanh nghiệp kiểm soát chi phí và đánh giá giá
thành.
- Giá thành sản phẩm chỉ được tính cho những sản phẩm hoàn thành
nhập kho, đảm bảo quy cách, chất lượng, mẫu mã ( gọi là chính phẩm). Đối
với thép phế thu hồi trong quá trình sản xuất, công ty tiến hành phân loại
thành phế liệu và thép thứ phẩm (với những loại thép không đáp ứng được
yêu cầu vẻ tiêu chuẩn về quy cách, mẫu mã, chất lượng). Ngoài tiêu thụ các
mặt hàng chính phẩm, công ty còn bán phế và thép thứ phẩm. Điều này giúp
mang lại một khoản doanh thu cho công ty. Giá trị thép phế thu hồi nhập khi
được đánh giá phụ thuộc vào giá bán của chúng và không được trừ vào chi
phí sản xuất phát sinh trong kỳ để tính ra giá thành sản xuất thực tế
3.1.2. Nhược điểm
- Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Theo quy định hiện hành, chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ các chi
phí về tiền lương, tiền ăn ca, các khoản trích theo lương của công nhân trực
tiếp tham gia sản xuất. Tuy nhiên tại công ty CPTM & SX Thái Bình, chi phí
nhân công trực tiếp được hạch toán bao gồm cả các khoản tiền lương và trích
theo lương của công nhân sản xuất và cả nhân viên phục vụ sản xuất tại các
phân xưởng như giám đốc phân xưởng, cán bộ kĩ thuật… Điều này là hoàn
toàn không đúng so với chế độ mặc dù việc hạch toán như vậy không làm ảnh
hưởng đến giá thành sản phẩm. Song nó ảnh hưởng đến tỉ trọng chi phí trực
tiếp và gián tiếp sản xuất, do đó khi phân tích chi phí dựa trên số liệu của kế
toán sẽ dễ dẫn đến những kết luận sai lầm. Từ đó có thể sẽ đưa ra các quyết
định không hoàn toàn phù hợp với thực tế.
- Về hạch toán chi phí sản xuất chung: Do không chuẩn xác trong hạch toán
tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phục vụ sản xuất tại
phân xưởng vào chi phí nhân công trực tiếp nên trong khoản mục chi phí sản
xuất chung của công ty đã không tính đến các khoản chi phí này.
- Về hạch toán phế liệu thu hồi: Trong quá trình sản xuất thép có phát sinh
nhiều phế liệu thu hồi như các đầu mẩu thép, ba via… Những phế liệu này
được nhân viên thống kê phân xưởng theo dõi về mặt số lượng, bán theo giá
thị trường và hạch toán vào thu nhập khác chứ không trừ vào chi phí để hạ giá
thành sản phẩm. Điều này là chưa được hợp lý. Vì trong điều kiện giá cả thị
trường liên tục biên đổi, giá thép liên tục tăng lên, nếu sử dụng giá thị trường
tại thời điểm cuối tháng và bán phế liệu theo giá thành này sẽ được 1 khoản
thu đáng kể và nếu hạch toán làm giảm chi phí sản xuất sẽ hạ giá thành tạo
nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Không hạch toán vào chi phí mà vẫn
tính phế liệu vào giá thành 1 mặt vừa làm tăng giá thành sản phẩm, mặt khác
khiến thông tin kế toán không phản ánh đúng vấn đề đang tồn tại.
Bên cạnh đó, trong sản xuất thì sản phẩm hỏng là điều tất yếu không
thể tránh khỏi nhưng công ty lại không quy định rõ ràng số lượng sản phẩm
hỏng trong và ngoài định mức. Điều này ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh
của công ty.
- Về đối tượng và phương pháp tính giá thành
Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
phát sinh từng tháng theo bộ phận phát sinh là phân xưởng của công ty,
phương pháp tính giá thành theo sản phẩm hoàn thành ở từng phân xưởng.
Cách xác định đối tượng tính giá thành như vậy là chưa hoàn toàn phù hợp.
Thứ nhất, là do dây chuyền sản xuất của công ty là dây chuyền khép kín, tại
một thời điểm chỉ sản xuất được một loại kích cỡ nhất định, sản xuất hết một
lô sản phẩm mới chuyển sang lô với kích cỡ khác. Với điều kiện này, hoàn
toàn có thể hạch toán giá thành ngay theo từng lô chứ không cần đợi tới thời