Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thương mại và sản xuất thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.97 KB, 68 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, các nhà quản trị cần phải quan tâm, hoạch
định và kiểm soát chi phí vì chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh.
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp
quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình quản
lý và sử dụng các yếu tố sản xuất trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Nếu như chỉ tiêu chi phí đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin
hỗ trợ đắc lực cho nhà quản trị trong việc ra quyết định thì giá thành sản phẩm
lại là tấm gương phản chiếu toàn bộ các biện pháp kinh tế, tổ chức quản lý và
kĩ thuật của doanh nghiệp đã và đang thực hiện, liên quan tới hầu hết các yếu
tố đầu vào, đầu ra trong quá trình sản xuất. Có thể khẳng định kế toán chi phí
và tính giá thành sản phẩm là một bộ phận không thể thiếu của mỗi doanh
nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm nên trong thời gian thực tập tại công ty
CPTM & SX Thái Bình, em đã tập trung tìm hiểu về công tác kế toán chi phí
và tính giá thành sản phẩm và lựa chọn đề tài : “ Hoàn thiện kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Thương mại và Sản
xuất Thái Bình”.
Qua quá trình thực tập, được sự chỉ bảo giúp đỡ của các cô chú phòng
kế toán cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo - Tiến sĩ Phạm Thị Thuỷ ,
em đã hoàn thành chuyên đề. Chuyên đề được trình bày dựa trên sự tìm hiểu
thực tế của công ty, so sánh đối chiếu với chế độ kế toán hiện hành để phát
hiện ra những điểm khác biệt, đánh giá ưu điểm, hạn chế đồng thời đề xuất
những ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán sản xuất và tính giá thành sản
phẩm của công ty. Ngoài lời mở đầu, kết luận, chuyên đề gồm có 3 chương
như sau:
SV: Lưu Phương Hà
1
Chuyên đề thực tập chuyên ngành


Chương I: Đặc điểm sản xuất, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại
công ty CPTM & SX Thái Bình.
Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty CPTM & SX Thái Bình.
Chương III: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty CPTM & SX Thái Bình.
Tuy nhiên do đây là lần đầu tiên em có dịp tìm hiểu và tiếp xúc với
công việc thực tế và do kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình trình bày
không thể tránh được những thiếu sót nên rất mong được sự đóng góp của
các thầy cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Lưu Phương Hà
2
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
CHƯƠNG 1:
ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN
LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ
SẢN XUẤT THÁI BÌNH
1.1.Đặc điểm sản phẩm của công ty
Thành phẩm của công ty chính là mặt hàng xà gồ, thép hộp theo những
quy cách và cỡ cụ thể. Nhận thức được vai trò của thép phục vụ xây dựng và
sự nghiệp công nghiệp hóa- điện đại hóa đất nước, công ty đã tập trung nỗ lực
vào sản phẩm này về cả chất lượng và uy tín. Thép hộp, xà gồ được sản xuất
bằng dây chuyền công nghệ cao, nguyên liệu đầu vào có giá trị là tôn cuộn
được nhập từ những nhà cung cấp uy tín trong nước, với những tiêu chuẩn sản
xuất được xây dựng rõ ràng, những mặt hàng của công ty ngày càng khẳng
định vị thế và xây dựng mạng lưới khách hàng rộng khắp trong nước. Có thể
kể tên những doanh nghiệp lớn là nhà cung cấp phôi thép đầu vào cho công ty
như: Công ty TNHH POSVINA, CTCP thép NAM KIM,… và những khách
hàng lớn, lâu năm của công ty là: CTCP lắp máy cơ khí LILAMA, CTCP thép

vật tư…
• Danh mục sản phẩm
- Đối với mặt hàng thép hộp, đơn vị tính là cây. Chiều dài mỗi cây thép
là sáu mét, được sử dụng nhiều trong xây dựng và công nghiệp. Để tiện theo
dõi và ghi chép ở công ty, các cây thép được kí hiệu dưới dạng sau
A x B x C trong đó A, B là chiều rộng, chiều dài tiết diện.
C là độ dày của thành phẩm
A, B, C tính theo đơn vị mm.
SV: Lưu Phương Hà
3
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Độ dày của thép hộp do công ty sản xuất (kí hiệu là C) là từ 0,7 mm
đến 1,5 mm. Độ dày này sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng chịu lực của sản
phẩm.
Danh mục sản phẩm của công ty được liệt kê ngắn gọn sau đây:
Từ 20 x 40 x 0,7 đến 20 x 40 x 1,5
Từ 25 x 50 x 0,7 đến 25 x 50 x 1,5
Từ 30 x 30 x 0,7 đến 30 x 30 x 1,5
Từ 30 x 60 x 0,7 đến 30 x 60 x 1,5
Từ 40 x 40 x 0,7 đến 40 x 40 x 1,5
Từ 40 x 80 x 0,7 đến 40 x 80 x 1,5
-Với mặt hàng xà gồ, đơn vị tính cũng là cây, nhưng có thể được bán ra
theo kg. Xà gồ là thành phẩm thép được cán thành hình chữ C và chữ U ( chứ
không phải cán và hàn thành hộp kín như thép hộp) dùng làm trong cấu trúc
mái. Trong xây dựng, xà gồ, dầm tường, và thanh chống mép mái là các bộ
phận kết cấu thứ yếu dùng để đỡ tấm tường và tấm mái. Xà gồ dùng cho mái,
dầm tường dùng cho tường và thanh chống mép mái dùng ở chỗ giao nhau
của tường bên và mái. Các cấu kiện thứ yếu có hai chức năng khác nhau: làm
thanh chống để chịu phần tải trọng theo phương dọc trên nhà như tải trọng gió
và động đất, đồng thời làm hệ giằng bên cho bản cánh nén của các cấu kiện

khung chính do đó làm tăng khả năng chịu lực của hệ khung.
Minh họa:
Xà gồ chữ U ( tiết diện )
Xà gồ chữ C ( tiết diện )
SV: Lưu Phương Hà
4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Loại xà gồ chữ U theo các quy cách và được kí hiệu như sau:
U80 : Tiết diện có đáy 80 mm, 2 cạnh bên khoảng 40 đến 45 mm.
U100: Tiết diện có đáy 100 mm, 2 cạnh bên 50 mm.
U120: Tiết diện có đáy 120mm, 2 cạnh bên 60mm.
Loại xà gồ chữ C có thêm 2 móc, mỗi móc dài 15 mm, và cũng được kí
hiệu tương tự theo quy cách là C80, C100, C120.
Với xà gồ, độ dày là 1,8 mm trở lên và chiều dài tùy thuộc vào yêu cầu
của khách hàng.
• Tiêu chuẩn chất lượng
Với mục tiêu là tạo nên vị thế cho sản phẩm thép hình, thép hộp bằng
cả chất lượng và uy tín nên những tiêu chuẩn được chọn lựa ra đã được tuân
thủ tuyệt đối, và quản lý sát sao.
Mặt hàng thép hộp đòi hỏi những yêu cầu sau về tiêu chuẩn: thép hộp
được sản xuất và xếp vào loại A phải thẳng đều, mối hàn khít và nhẵn, các gờ
cạnh vuông, sản phẩm bóng đẹp.
Mặt hàng xà gồ yêu cầu phải thẳng đều, bóng đẹp, độ dày đạt yêu cầu
khả năng chịu lực. Cạnh không nứt rạn, không có răng cưa hoặc bị gẫy.
Góp phần tạo nên sản phẩm chất lượng cao, không chỉ nhờ quy trình
sản xuất và dây chuyền công nghệ tốt mà còn nhờ công ty rất cẩn trọng trong
việc chọn phôi thép đầu vào. Nguyên vật liệu đầu vào ở đây chủ yếu là thép
cuộn cán nóng và mạ kẽm được nhập từ các nhà cung cấp có uy tín trong
nước. Tiêu chuẩn cho phôi thép là tiêu chuẩn Nhật Bản, cụ thể là thép cuộn
cán nóng tuân thủ theo tiêu chuẩn CT3: loại thép kết cấu có hàm lượng C từ

0,14 đến 0,22 ; những tính chất kĩ thuật bao gồm tính hàn được là không giới
hạn;không nhạy cảm với độ nhạy điểm trắng (khuyết tật thép); không có
khuynh hướng giòn .. Mạ kẽm tuân thủ theo tiêu chuẩn SPCC – 1B vói mạ
SV: Lưu Phương Hà
5
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
kẽm cứng, SPCC – SD với mạ kẽm mềm, tiêu chuẩn SPCC là tiêu chuẩn với
những yêu cầu cụ thể về hình dáng bên ngoài, độ bền kéo, độ giãn dài, độ
cứng, hệ số chuyển chở an toàn…
• Tính chất sản phẩm: thép hộp và xà gồ đều là sản phẩm đơn nhất.
• Loại hình sản xuất
Các mặt hàng thép hộp hoặc xà gồ của công ty được sản xuất hàng loạt
dựa trên kế hoạch được phòng kinh doanh xây dựng lên do tìm hiểu nhu cầu
thị trường: loại thép nào, xà gồ nào đang cần nhiều, quy cách nào phù hợp và
phổ biến.
Ngoài ra mặt hàng của công ty cũng sản xuất theo đơn đặt hàng của
khách hàng, cả là khách doanh nghiệp và tư nhân khi họ có nhu cầu. Với loại
thép hộp, chiều dài cố định là 6m, còn kích cỡ tiết diện và độ dày có thể thay
đổi, còn với xà gồ thì chiều dài được đáp ứng tùy theo yêu cầu của khách
hàng.
• Thời gian sản xuất
Nguyên vật liệu đưa vào một lần sản xuất cho ra thành phẩm ngay,
thời gian sản xuất ra thành phẩm ngắn, ít giờ đồng hồ cho ra sản phẩm hoàn
thành.
• Đặc điểm sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang của công ty chính là thép đã được xả băng nhưng
chưa được uốn thành thép hình, thép hộp. Sản phẩm dở dang được đánh giá
theo nguyên vật liệu chính là thép cuộn cán nóng, cán nguội, mạ kẽm dựa trên
sự đánh giá hoặc ước lượng theo cân thực tế lượng dở dang. Từ lượng thành
phẩm hoàn thành và trọng lượng ước tính mỗi cây, trọng lượng nguyên vật

liệu ban đầu để loại trừ ra cân thực tế của sản phẩm dở dang.
Ví dụ, với những thành phẩm thép hộp hoàn thành thường có trọng
lượng như sau
SV: Lưu Phương Hà
6
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Quy cách Trọng lượng (kg/ cây)
20 x 40 x 0,7 3,85
20 x 40 x 0,8 4,38
20 x 40 x 0,9 4,9
20 x 40 x 1,0 5,43
20 x 40 x 1,1 5,94
20 x 40 x 1,2 6,46
20 x 40 x 1,4 7,47
20 x 40 x 1,5 7,97
Dựa trên bảng này để đánh giá sản phẩm dở dang theo cân thực tế và
đơn giá của nguyên vật liệu ban đầu.
1.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của công ty
• Quy trình công nghệ
Quy trình công nghệ khoa học và dây chuyền sản xuất hiện đại chính
là lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp, đòi hỏi có sự đầu tư cả
về vật chất và đào tạo nhân lực.
Quy trình sản xuất sản phẩm thép phục vụ xây dựng được thể hiện ở sơ đồ bên
dưới:
Sơ đồ 1.1 Quy trình sản xuất thép
Quy trình sản xuất các loại thép hình, thép ống bao gồm 4 công đoạn chính
như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu
SV: Lưu Phương Hà
Máy xẻ

băng
Nguyên liệu
(tôn đen cuộn)
Cuộn tôn
nhỏ
Máy cán
Thành phẩm (thép hình, thép ống)
7
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Xẻ băng
- Định hình sản phẩm
- Khâu thành phẩm cuối cùng
+ Chuẩn bị nguyên liệu: Các cuộn thép lá đen từ kho nguyên liệu được xe
nâng đưa đến bộ phận giá của hệ thống máy xẻ băng để xẻ thành từng băng
nhỏ theo kích thước thích hợp.
+ Xẻ băng: Tôn cuộn sau khi qua hệ thống lưỡi cắt của thiết bị xẻ băng được
tách thành nhiều băng nhỏ chạy suốt theo chiều dài của cuộn tôn. Sau khi xẻ
băng, thép lá lại được cuộn thành từng cuộn để chuẩn bị đưa vào công đoạn
cán định hình.
+ Định hình sản phẩm: Cuộn tôn nhỏ ( sau khi xẻ băng ) được chuyển đến các
máy móc thiết bị ( máy cán xà gồ, máy cán ống, máy cán chữ V...) để sản
xuất các sản phẩm theo yêu cầu. Đây là công đoạn chính của quá trình sản
xuất, tại đây nguyên liệu từ dạng tôn lá phẳng sẽ được chuyển thành các loại
sản phẩm có hình dạng, kích thước khác nhau theo yêu cầu.
+ Khâu thành phẩm cuối cùng: Thành phẩm sản xuất ra được phân loại, đóng
gói thành kiện với số lượng và trọng lượng theo yêu cầu của khách hàng và
chuyển về kho thành phẩm bằng hệ thống cẩu trục hoặc xe nâng hàng.
• Cơ cấu tổ chức sản xuất
Hoạt động sản xuất được tập trung tại một phân xưởng, trong đó
chia làm ba tổ: tổ xẻ băng gồm có 3 người, tổ sản xuất ra thép hình gồm có 5

người và tổ sản xuất ra xà gồ gồm 3 người.
+ Tổ xẻ băng có nhiệm vụ bước đầu chế biến tôn cuộn đầu vào,
phục vụ cho cả 2 tổ sản xuất. Trong tổ xẻ băng phân công công việc:
- Một người căn chỉnh dao cắt máy xẻ băng theo kích cỡ.
- Khi tiến hành xẻ băng, một người vận hành máy xẻ băng
SV: Lưu Phương Hà
8
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Người còn lại chịu trách nhiệm điều chỉnh tang, thu cuộn- những
bộ phận quan trọng của máy xả băng. Để đảm bảo cuộn tôn chặt,
không bị xổ, quá trình điều chỉnh này có sự hỗ trợ của hố bù. Khi
cuộn bị căng quá sẽ giật lưỡi dao xẻ băng lệch ra khỏi các bản
thép đang được xẻ nên cần có hố bù để làm trùng, chậm tốc độ
cuộn và ngược lại.
+ Trong tổ sản xuất thép hộp, công việc được phân công cho 5
người:
- Một người vận hành máy cán ống bằng việc điều khiển các nút
trên bảng điều khiển: tắt, bật, tốc độ, nút tắt khẩn cấp…
- Một người đưa NVL vào một đầu máy. Trong quá trình sản xuất
luôn theo dõi và giám sát NVL được đưa vào và nối khi hết cuộn. Nếu NVL
đầu vào có hai mép bị sờn, thủng, cong mép… phải báo dừng máy để gia
công NVL đầu vào. Quá trình gia công được thực hiện bẳng cách: nếu mép
sờn thì dùng máy mài, nếu xấu quá thì cắt bỏ đoạn thép đi rồi nối tiếp để đảm
bảo chất lượng sản phẩm.
- Một cán bộ kĩ thuật với vai trò máy trưởng đứng giám sát và điều
chỉnh trực tiếp quá trình vận hành máy. Người này quan sát sự vận hành của
quả lô nắn, dùng cờ lê to bản và mỏ lết để vặn cữ quả lô vào hoặc ra một chút
để hai mép băng thép song song và gần nhau, sau quá trình cuộn lô, tôn cuộn
trở nên tròn để hàn. Cán bộ kĩ thuật này cũng phải kiểm tra mối hàn ( khi hàn,
hai mép cuộn sẽ được nung nóng chảy và gắn lại với nhau), điều chỉnh lửa to,

nhỏ để hàn đáp ứng chất lượng mối hàn khít.
- Một người phụ trách các quả lô nắn ở công đoạn nắn thành hình
hộp theo kích cỡ thành phẩm. Nếu nắn cong lên hoặc cong xuống, sản phẩm
ra có thể bị lõm mặt, vì vậy cần điều chỉnh quả lô cho thích hợp.
SV: Lưu Phương Hà
9
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Một người kiểm tra thành phẩm cuối công đoạn, gọi là nhân viên
KCS, chịu trách nhiệm thu gom, phân loại và bó thành phẩm. Cuối ngày, hoặc
cuối ca, bản giao sản phẩm cho thủ kho và làm phiếu nghiệm thu sản phẩm do
KCS lập và ký cuối ca.
+ Quy trình sản xuất xà gồ cũng tương tự nhưng đơn giản hơn vì xà gồ
chỉ uốn, không phải tạo mối hàn. Tổ xà gồ gồm 3 người:
- Một người đưa NVL đầu vào, đồng thời điều chỉnh, căn chỉnh các
quả lô sao cho các mép cạnh của xà gồ phải thẳng đều và bề mặt phẳng.
- Một người vận hành máy.
- Một người đón thành phẩm cuối công đoạn (KCS) thu gom, phân
loại và bó thành phẩm và lập phiếu tương tự như với tổ sản xuất thép hộp.
1.3. Quản lý CPSX của công ty
• Xây dựng, phê duyệt kế hoạch
Kế hoạch sản xuất do phòng kinh doanh lập. Kế hoạch này được lập
dựa trên sự tìm hiểu nhu cầu thị trường hoặc theo yêu cầu của đơn đặt hàng.
Bản kế hoạch có sự phê duyệt của giám đốc, chữ ký và phê duyệt của trưởng
phòng kinh doanh, được lập thành 3 liên: 1 liên phòng kinh doanh lưu, 1 liên
báo cáo giám đốc, 1 liên chuyển cho phòng kế toán. Việc lập kế hoạch là vô
cùng quan trọng, do cả NVL đầu vào là tôn đen cuộn và cả sản phẩm đầu ra là
thép hình, thép hộp, xà gồ đều có giá trị lớn, giá thành cao nên lập kế hoạch
phải kĩ lưỡng, lượng NVL cần dùng, lượng còn tồn kho, lượng dự trữ để tránh
tình trạng dư thừa quá nhiều, gây ứ đọng vốn hoặc ứ đọng thành phẩm sản
xuất ra. Yêu cầu thiết yếu với phòng kinh doanh là phải luôn nắm rõ sát sao

lượng vật tư tồn kho và lượng vật tư cần mua thêm để phục vụ kế hoạch.
• Lập định mức
Các loại định mức: định mức về tiêu hao NVL chính ( nhằm kiểm
soát và hạn chế phế liệu, phế phẩm để chi phí NVL đỡ cao); định mức chi phí
SV: Lưu Phương Hà
10
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
SXC dựa trên ước tính công suất sản xuất trong tháng, trong đó có tách
CPSXC cố định như chi phí khấu hao nhà xưởng, kho tàng …CPSXC biến
đổi: điện, dầu, khấu hao CCDC…, thời gian sản xuất bình quân một sản
phẩm., định mức chi phí nhân công trực tiếp…
Định mức này do phòng kế toán lập; phê duyệt của quản đốc phân
xưởng, kế toán trưởng và giám đốc, làm căn cứ để theo dõi và kiểm soát chi
phí trong quá trình sản xuất trong tháng.
Bảng định mức được phòng kế toán lập dựa trên khảo sát thực tế
của những tháng trước, tham khảo các doanh nghiệp cùng ngành, quy mô
tương đương, cùng sản xuất mặt hàng thép hình, thép hộp. Từ đó kế toán sẽ
đưa ra một định mức tiên tiến, khả thi.
• Kiểm soát chi phí
Cuối mỗi tháng, phòng kế toán lập báo cáo kiểm soát chi phí và
bảng phân tích giá thành. Báo cáo này được xây dựng dựa trên bảng tính giá
thành các sản phẩm, thành phẩm sản xuất trong tháng và so sánh với bảng
định mức, chỉ ra các chỉ tiêu vượt định mức. Đồng thời tìm ra và báo cáo
nguyên nhân. Ví dụ: nguyên nhân trục trặc máy móc dẫn tới năng suất kém,
sản phẩm xấu, nhiều phế phẩm hoặc tiêu tốn nhiều nguyên vật liệu, thì cần
đưa ra biện pháp kiểm tra, bảo dưỡng máy móc thường xuyên. Nếu nguyên
nhân do định mức được xây dựng chưa hợp lý thì cần có sự điều chỉnh định
mức chi phí các tháng tiếp theo cho phù hợp và kiểm soát chi phí tốt hơn.
SV: Lưu Phương Hà
11

Chuyên đề thực tập chuyên ngành
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT THÁI BÌNH
2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại công ty
Quá trình sản xuất sản phẩm, chu kỳ sản phẩm ngắn, sản phẩm của
công ty do 1 phân xưởng đảm nhận từ khâu tiếp nhận nguyên vật liệu, tổ chức
lao động, thực hiện sản xuất nên chi phí sản xuất được tập hợp và phân bổ cho
từng đối tượng cụ thể là các mặt hàng thép hộp, xà gồ với quy cách khác
nhau.
Để thuận lợi cho quản lý và hạch toán, tập hợp chi phí và tính giá thành
được thuận lợi, chi phí sản xuất của công ty được phân loại theo khoản mục:
- Chi phí NVL trực tiếp: bao gồm các chi phí về NVL chính là phôi thép cán
nóng, mạ kẽm,: nhiên liệu : dầu Dromust làm mát máy, điện…
- Chi phí nhân công trực tiếp: tiền lương, các khoản trích theo lương của công
nhân trực tiếp sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung: Tất cả chi phí liên quan đến quản lý, phục vụ sản
xuất trong phạm vi phân xưởng như chi phí điện nước, chi phí khấu hao
TSCĐ, chi phí CCDC,…
Giá thành sản xuất sản phẩm được xác định dựa trên 3 khoản mục chi
phí này. Hai khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là
chi phí ngoài sản xuất, được hạch toán để xác định kết quả kinh doanh.
Từ sự phân loại chi phí tác động đến việc quản lý chi phí sản xuất tại
phân xưởng được dõi theo hình thức định lượng cho từng loại cụ thể theo quy
trình sản xuất. Sự theo dõi định lượng chi phí này là do quản đốc phân xưởng
chịu trách nhiệm về từng khoản chi phí. Định mức chi phí do phòng kế toán
SV: Lưu Phương Hà
12
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
lập, tính và giao cho phân xưởng theo định mức quy định này làm cơ sở kiểm

soát và quản lý chi phí.
2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.1.1.1. Nội dung
Nguyên vật liệu là đối tượng tham gia lao động dưới dạng vật hóa tham
gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định và giá thành của nó được chuyển hết 1
lần vào giá thành sản phẩm.
Chi phí NVL trực tiếp là khoản mục chi phí chiếm tỉ trọng lớn trong giá
thành sản phẩm của công ty ( chiếm tỉ trọng xấp xỉ 90% trong tổng chi phí sản
xuất), vì thế hạch toán đúng, đủ chi phí NVL trực tiếp có tầm quan trọng đặc
biệt trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất sản phẩm và
đảm bảo tính chính xác của giá thành sản phẩm.
Chi phí NVL trực tiếp của công ty bao gồm toàn bộ NVL chính và
NVL phụ mà công ty sử dụng cho hoạt động sản xuất trong kỳ. NVL chính là
các loại phôi thép cán nóng, mạ kẽm được mua từ các nhà cung cấp có uy tín
như: Công ty TNHH POSVINA, CTCP thép NAM KIM… Do NVL có giá trị
lớn nên trước khi mua, công ty phải tính toán kĩ lưỡng lượng NVL cần dùng,
lượng NVL dự trữ cho hợp lý, tránh để dư thừa quá nhiều gây ứ đọng vốn,
giảm hiệu quả kinh doanh.
NVL mua về được tính theo giá thực tế gồm chi phí thu mua, vận chuyển bốc
dỡ và giá thực tết của NVL.
Giá xuất kho NVl là giá nhập trước- xuất trước. Với khoản mục chi phí
NVL trực tiếp, công ty áp dụng phương pháp hạch toán trực tiếp chi phí cho
phân xưởng. Chi phí phát sinh cho từng loại sản phẩm theo quy cách nào thì
được hạch toán trực tiếp cho sản phẩm đó theo giá trị NVL phát sinh thực tế.
SV: Lưu Phương Hà
13
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
2.1.1.2. Tài khoản sử dụng
Để tâp hợp chi phí NVL trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621- chi
phí NVL trực tiếp. Tại công ty CPTM & SX Thái Bình, tài khoản 621 được

mở chi tiết cho từng loại sản phẩm theo quy cách cụ thể do chi phí được phản
ảnh này có thể hạch toán trực tiếp chứ không phải qua bước phân bổ.
2.1.1.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong tháng do phòng kinh doanh lâp,
phòng kinh doanh viết phiếu yêu cầu xuất hàng ( nguyên vật liệu –mẫu biểu
01). Phiếu này phải có sự phê duyệt và chữ ký của trưởng phòng kinh doanh,
lập thành 2 liên: 1 liên phòng kinh doanh lưu, 1 liên chuyển cho phòng kế
toán để viết phiếu xuất kho (Biểu 02 )
Chứng từ ban đầu để hạch toán chi phí NVL trực tiếp là các phiếu xuất
kho. Phiếu xuất kho này sẽ được kế toán trưởng ký và giám đốc phê duyệt,
sau đó giao cho quản đốc phân xưởng cầm xuống kho vật tư để nhận vật tư.
( phôi thép). Từ phiếu xuất kho, thủ kho vào thẻ kho, kế toán kiểm tra và nhập
phiếu vào sổ chi tiết nguyên vật liệu. Đơn giá xuất NVL là thep cách tính của
phương pháp nhập trước xuất trước với quy ước giá NVL xuất dùng sẽ được
tính theo giá nhập kho lần trước và lần lượt xuất theo giá nhập kho của các lô
kế tiếp Đồng thời kế toán vào sổ chi tiết TK 621, sổ này tại công ty có tên là
Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 621.
Hàng ngày tại các phân xưởng, nhân viên kế toán phân xưởng có trách
nhiệm theo dõi số lượng NVL xuất dùng chi tiết cho từng loại sản phẩm và
cuối tháng gửi sổ liệu cho phòng kế toán tính giá thành. Kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ dựa trên số lượng vật tư xuất dùng và đơn
giá của vật tư xuất kho, tính và lập bảng kê vật liệu xuất dùng, Bảng kê này
được lập nhằm mục đích theo dõi tổng chi phí NVL trực tiếp phát sinh cho
sản xuất từng sản phẩm, phục vụ công tác tính giá thành sản xuất từng loại
SV: Lưu Phương Hà
14
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
thép hộp đó. Trong bảng tổng hợp NVL xuất dùng, dùng chỉ tiêu đơn giá bình
quân mỗi loại NVL xuất trong đó
Đơn giá bình quân = Tổng giá trị NVL xuất dùng ( từng loại)

Tổng khối lượng NVL xuất dùng (từng loại)
Thành phẩm sản xuất và nhập kho được theo dõi theo từng lô sản phẩm
trên bảng thành phẩm sản xuất (bảng 4). Từ đó đến cuối tháng, công ty tổng
hợp lại và lên bảng thành phẩm nhập kho theo tháng theo từng quy cách sản
phẩm (bảng 5).
Dựa trên bảng tổng hợp NVL xuất sản xuất ( bảng 3) và bảng thành
phẩm nhập kho theo tháng (bảng 5) kế toán tổng hợp lại và lên bảng NVL đưa
vào sản xuất trong tháng ứng với từng loại theo từng quy cách sản phẩm cụ
thể, làm cơ sở xác định chi phí NVL trực tiếp cho từng quy cách sản xuất
trong tháng.
Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 621 được lập dựa trên chứng từ xuất
kho NVL cho sản xuất. Số tổng cộng được đối chiếu với bảng tống hợp NVL
xuất sản xuất (bảng 3).

SV: Lưu Phương Hà
15
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT THÁI BÌNH
˚˚˚˚˚˚˚˚˚˚˚˚˚˚˚˚
PHÒNG KINH DOANH
PHIẾU YÊU CẦU XUẤT HÀNG SỐ: 02
Họ tên người nhận hàng: Hoàng Văn Nam Người xuất:
Đơn vị nhận hàng: Công ty
STT TÊN HÀNG, QUY CÁCH ĐVT SỐ LƯỢNG ĐƠN GIÁ
1 Mạ kẽm 0,7 kg 2.500 13.425
2 Mạ kẽm 0,7 kg 1.500 13.500
3

CỘNG 4.000
Thái Bình, ngày 02 tháng 11 năm 2009

GIÁM ĐỐC DUYỆT PT KINH DOANH NGƯỜI LẬP
Biểu sổ 1: Phiếu yêu cầu xuất hàng
Đơn vị: Công ty PHIẾU XUẤT KHO SỐ:….. Mẫu số: 02- VT
CPTM & SX Thái Bình NỢ:… (Ban hành theo QĐ15/2006/QĐ-BTC
SV: Lưu Phương Hà
16
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
CÓ:… ngày 20/3/2006 của BT BTC)
Họ và tên người nhận: Võ Đức Sang Địa chỉ: Công ty
Lý do xuất kho: xuất mạ kẽm 0,65 phục vụ sản xuất
Xuất tại kho: …. Địa điểm:…..
STT Tên nhãn hiệu, quy
cách, phẩm chất vật tư

Số
Đơn vị
tính
Số lượng Đơn
giá
Thành tiền
Yêu cầu Thực xuất
A B C D 1 2 3 4
1 Mạ kẽm 0,7 kg 2.500 2.500 13.425 33.562.500
2 Mạ kẽm 0,7 kg 1.500 1.500 13.500 20.250.000
Cộng 4.000 4.000 53.812.500
Tổng số tiền (bằng chữ):năm mươi ba triệu tám trăm mười hai nghìn năm trăm đồng.
Số chứng từ gốc kèm theo: 1
Ngày 02 tháng 11 năm 2009
Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc


Biểu số 2: Phiếu xuất kho
SV: Lưu Phương Hà
17
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Công ty CP thương mại và sản xuất Thái Bình
Bảng tổng hợp NVl xuất sản xuất
Tháng 11/2009
STT Quy cách vật liệu ĐVT Số lượng
Đơn giá
b.quân
Thành tiền Ghi chú
1 Tôn mạ kẽm 0,65 kg 20.020 13.775,00 275.775.500
2 Tôn mạ kẽm 0,70 kg 10.965 13.775,.00 151.042.875
3 Tôn mạ kẽm 0,8 kg 39.130 13.425,43 525.337.195
4 Tôn mạ kẽm 1,07 kg 10.180 12.190,00 105.809.200


Cộng 84.815 1.057.964.770
Ngày 30 tháng 11 năm 2009
KT lập bảng
Bảng số 3: Bảng tổng hợp NVL xuất sản xuất
SV: Lưu Phương Hà
18
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Thành phẩm sản xuất tháng 11 năm 2009
Ngày SX
20x40x0,65MK 20x40x0,7MK 20x40x0,8MK 30x30x0,8MK 30x30x1,1MK
Cộng
A1 A2 A1 A2 A1 A2 A1 A2 A1 A2 A1 A2
02/11/09 4645 500 4645 500

10/11/09 2500 500 2500 500
15/11/2009 1605 500 2105 0
20/11/2009 1750 475 1750 475
25/11/09 980 980 0
29/11/09 345 615 1415 1760 615
0 0
0 0
0 0
0 0
0 0
4105 500 2250 475 4645 500 1325 615 1415 13740 2090
Bảng 4: Thành phẩm sản xuất tháng 11 năm 2009
SV: Lưu Phương Hà
19
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Bảng Thành phẩm nhập kho tháng 11 năm 2009
Stt Quy cách Hộp 20x40 Hộp 30x30 Cộng
bề dày A1 A2 A1 A2 SL TL
1 MK 0,65

4.105 500
4.60
5
18.420,
0
2 MK 0,70

2.250 475
2.72
5

11.445,
0
3 MK 0,80

4.645 500

1.325 615
7.08
5
33.523,
0
4 MK 1,07

1.415
1.41
5
8,560.
8

Cộng
1
1.000 1.475

2.740 615 - - -
15.83
0
71.948,
8
Ngày 30 tháng 11 năm 2009
KT lập bảng

Bảng 5: Bảng thành phẩm nhập kho tháng 11 năm 2009
SV: Lưu Phương Hà
20
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Cty CP Thương mại và sản xuất Thái Bình
Bảng NVL đưa vào sản xuất tháng 11 năm 2009
Stt Quy cách Hộp 20x40 Hộp 30x30 Hộp 40x40 Cộng
bề dày L T L T L T L T L T
1
Băng MK
0,65 20.020 275.775.500 -
20.02
0
275.775.50
0
2
Băng MK
0,70 10.965 151.042.875 0
10.96
5
151.042.87
0
3
Băng MK
0,80 28.750 396.031.250 10.380
129.305.95
0
39.13
0
525.337.20

0
4
Băng MK
1,07 - 8.680
105.809.20
0
8.68
0
105.809.20
0
- -
Cộng
59.73
5 822.849.625 19.060
235.115.15
0 - - - -
78.79
5
1.057.964.77
0
Bảng 6: Bảng NVL đưa vào sản xuất tháng 11 năm 2009
SV: Lưu Phương Hà
21
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
CÔNG TY CPTM & SX THÁI BÌNH Mẫu số S10 - DN
SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ ( trích )
Năm 2009
Tài khoản 152 Tên kho: Vật tư thép
Tên quy cách vật liệu: Mạ kẽm 0,7
ĐVT: kg

Chứng từ Diễn giải TK Đơn giá Nhập Xuất Tồn Ghi
SHiệu Ntháng đ/ứng đ/ kg S.lượng T.tiền S.lượng T.tiền S.lượng T.tiền chú
A B C D 1 2 3=1x2 4 5=1x4 6 7=1x6 8
Sdư đầu kỳ 13.425 2.500 33.562.500
01HĐ 2/11 Mua vtư nhập kho 111 13.500 6.000 81.000.000
01VT 2/11 Xuất vtư cho sx 621 13.425 2.500 33.562.500
13.500 1.500 20.250.000 4.500 60.750.000
...
Cộng ... ... 10.965 151.042.875 ... ...
Ngày ... tháng 11 năm 2009
Người ghi sổ Kế toán trưởng: Giám đốc
Biểu số 7: Sổ chi tiết vật liệu, công cụ
SV: Lưu Phương Hà
22
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
CÔNG TY CPTM & SX THÁI BÌNH Mẫu số S36- DN
SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH (trích)
Tài khoản : 621- chi phí nguyên vật liệu chính
Tên sản phẩm: Thép hình
Kỳ: Tháng 11 năm 2009 ĐVT: đồng
Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền
Số hiệu N.tháng
A B C D E 1
-Số dư đầu kỳ
- Số phát sinh trong kỳ
2 /11
9/11
01VT
02VT
2/11

9/11
Xuất NVL phục vụ sx
Xuất NVL phục vụ sx
152
152
53.812.500
134.100.500
...
Cộng số phát sinh trong kỳ 1.057.964.770
Ghi có TK 621 154 1.057.964.770
- Số dư cuối kỳ
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Biểu số 8: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh ( TK 621)
SV: Lưu Phương Hà
23
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
2.1.1.4. Quy trình ghi sổ tổng hợp
Từ sổ chi tiết TK 621, kế toán vào NKCT số 7 phản ánh chi phí sản
xuất. NKCT số 7 là cơ sở để cuối tháng kế toán vào sổ cái tài khoản 621 theo
nguyên tắc:
- Phát sinh nợ của TK 621 trên trang sổ cái được ghi chi tiết đối ứng có
với các tài khoản liên quan: TK 152, 111 ...
- Phát sinh có của TK 621 được ghi kết chuyển một dòng theo số tổng
cộng.
Cuối tháng cộng phát sinh nợ TK 621 trên sổ chi tiết, kế toán kết chuyển
chi phí NVL trực tiếp cho từng loại sản phẩm và ghi vào phát sinh có TK 621
trên sổ chi tiết. Căn cứ sổ chi tiết TK 621, kế toán lập sổ tổng hợp chi tiết TK
621 để tập hợp chi phí nguyên vật liệu chính phát sinh trong kỳ cho từng loại
sản phẩm. Do đặc điểm của sản xuất thép là tất cả các loại thép đều được sản

xuất trên cùng một dây chuyền công nghệ nên tại mỗi thời điểm chỉ có thể sản
xuất ra một loại thép. Vì vậy có thể hạch toán chi phí NVL trực tiếp cho từng
loại sản phẩm, không phải qua bước phân bổ. Số tổng cộng trên sổ tổng hợp
chi tiết TK 621 được đối chiếu với sổ cái TK 621.
Sổ tổng cộng trên sổ chi tiết tài khoản 621 cuối tháng là cơ sở để vào
bảng kê số 4, nhật ký chứng từ số 7 tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn
doanh nghiệp.
SV: Lưu Phương Hà
24
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
CÔNG TY CPTM & SX THÁI BÌNH Mẫu số S05- DN
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621
Năm 2009
SỐ DƯ ĐẦU NĂM
NỢ CÓ
Ghi CÓ các TK đối ứng
NỢ với TK này
Tháng 1 ... Tháng 11 Tháng 12 CỘNG
152 585.223.615 1.057.964.770 1.318.679.980 10.534.321.935
Cộng số phát sinh Nợ 585.223.615 1.057.964.770 1.318.679.980 10.534.321.935
Tổng số phát sinh CÓ 585.223.615 1.057.964.770 1.318.679.980 10.534.321.935
Số dư NỢ
cuối tháng CÓ
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
Biểu số 9: Sổ cái tài khoản 621
SV: Lưu Phương Hà
25

×