Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Tác động của chính sách chuyển giao công nghệ đến sự phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (937.43 KB, 106 trang )

..

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------

NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CHUYỂN
GIAO CƠNG NGHỆ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG NGÀNH THỦY SẢN
TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CHUYỂN GIAO
CƠNG NGHỆ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NGÀNH THỦY SẢN TỈNH AN GIANG

Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: 60 34 72


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Huy Tiến

Thành phố Hồ Chí Minh - 2010


TÓM TẮT
Đề tài đã tiến hành thu thập các số liệu; điều tra, khảo sát ở 95 cơ sở ương, nuôi; 5 doanh
nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh và phỏng vấn trực tiếp 10 cán bộ quản lý, cán bộ kỹ
thuật trực tiếp chuyển giao công nghệ (CGCN) trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) từ năm
2004 – 2008. Kết quả cho thấy, sau 4 năm thực hiện chuyển giao công nghệ, từ năm 2004
– 2008, ngành thủy sản An Giang đã có những bước phát triển vượt bậc, sản lượng cũng
như năng suất nuôi tôm, cá của Tỉnh đã tăng lên gần gấp 2 lần. Sản lượng tôm nuôi từ 651
tấn tăng lên 1.297 tấn/năm, năng suất bình quân 1,16 tấn/ha lên 2,17 tấn/ha; Sản lượng cá
nuôi từ 152.507 tấn tăng lên 313.739 tấn/năm, năng suất cá ni bình quân từ 125,3 tấn/ha
lên 213,17 tấn/ha; kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 3,3 lần, từ 128,7 triệu USD lên 423,4
triệu USD. Ngồi ra, cịn tạo cơ hội việc làm cho nhiều lao động và một số mơ hình ni
mới mang lại hiệu quả kinh tế, phù hợp với những hộ nghèo ở nông thôn.
Song, sự phát triển quá nhanh một cách tự phát cùng với ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi
trường của các cơ sở ương, nuôi; doanh nghiệp chế biến thủy sản trong Tỉnh chưa cao và
việc chuyển giao một số mơ hình, cơng nghệ khơng phù hợp trong NTTS cũng đã làm phát
sinh những tác động tiêu cực như ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, khủng hoảng nguyên
liệu, tổn thất về kinh tế do ứng dụng cơng nghệ khơng hiệu quả ...
Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân phát sinh những tác động tiêu cực đó, Tác giả đã
đề xuất thực hiện đồng bộ 3 nhóm giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực, góp
phần nâng cao hiệu quả thực thi chính sách. Trước hết là nhóm giải pháp chính sách vĩ mơ
của Nhà nước, sau đó là nhóm các giải pháp cụ thể cho bên chuyển giao và bên nhận công
nghệ, hướng tới phát triển công nghệ sạch trong ngành thủy sản từ nuôi trồng đến chế biến
và tiêu thụ.

ABSTRACT

The study was conducted to collect data, investigate and survey in 95 nursing facilities, 5
frozen seafood processing enterprises; and directly interview 10 managers, technical staff
who were engaged in the technology transfer in aquaculture from 2004 to 2008.
The results show that after 4 years of technology transfer, from 2004 to 2008, An Giang
fishery has made great progress; the production efficiency as well as yield of shrimp, fish
of the province has increased nearly 2 times. the production efficiency of shrimp hatching
from 651 tons to 1.297 tons, the average yield of 1,16 ton/ha to 2,17 ton/ha in prawn
farming; the production efficiency of fish hatching from 152,507 tons to 313,739 tons, the
average yield of 125,3 tons/ha to 213,17 tons/ha; the export turn-over increased 3.3 times
from 128.7 million USD to 423.4 million USD. In addition, creating job opportunities for
many workers and some new farming models has brought economic efficiency which is
suitable for rural poor households.
However, the spontaneously rapid growth with the sense and responsibility for
environmental protection of the provincial culture bases and seafood processing enterprises
is not high; and the inappropriate transfer of some models and technology in aquaculture
has also generated negative impacts such as environmental pollution, diseases and
epidemics, raw material crisis, the economic losses caused by the ineffective technology
application.
Based on the analysis of those negative impact causes, the thesis author has proposed the
synchronous implementation of the three groups of measures in order to limit the negative
effects, contributing to the raising of the policy implementation efficiency. First of all is
the group of State macroeconomic policy solutions; and next are the two groups of specific


solutions for the technology transferor and for the receiver; these solutions will lead to the
clean technology development in the fishery, from farming to processing and consumption.


Lời cám ơn!
Để hoàn thành được nội dung luận văn này, tơi

xin chân thành cám ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của
Phịng Kiểm sốt ơ nhiễm – Sở Tài ngun và Môi
trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống Thủy sản, và
các cán bộ Khuyến ngư ở các huyện, xã trong tỉnh An
Giang mà tôi đã đi điều tra, phỏng vấn.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến Quý Thầy cô Khoa Khoa học Quản
lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội cùng các Thầy, cơ phịng Quản lý Khoa học và Sau đại học, Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM đã giảng dạy và
tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tơi hồn thành khóa học này.
Tơi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Huy Tiến – Viện
Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Người đã tận tình hướng dẫn tơi trong
suốt q trình thực hiện luận văn này.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nhưng do phạm vi nghiên cứu rộng
và những hạn chế của bản thân, nên chắc chắn rằng báo cáo này sẽ khơng
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những góp ý của Q
Thầy, Cơ và các bạn đồng nghiệp.
Cuối cùng xin kính chúc tất cả Quý Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp
sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Xin chân thành cám ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20/10/ 2010
Học viên

Nguyễn Thị Lan Phương


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 6
U


1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................. 6
2. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................... 7
3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 8
5. Mẫu khảo sát............................................................................................. 9
6. Vấn đề nghiên cứu ..................................................................................... 9
7. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................ 9
8. Phương pháp chứng minh giả thuyết....................................................... 10
9. Cấu trúc luận văn ..................................................................................... 10
Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH, CƠNG NGHỆ......... 11
1. 1. Chính sách............................................................................................ 11
1. 1. 1. Khái niệm chính sách ................................................................... 11
1. 1. 2. Các loại tác động của chính sách ................................................ 12
Tác động ngoại biên của chính sách ........................................................... 12
1.1. 3. Phạm vi ảnh hưởng của chính sách .............................................. 12
1. 2. Cơng nghệ ............................................................................................ 13
1. 2. 1. Khái niệm về công nghệ ............................................................... 13
1. 2. 2. Công nghệ sạch ............................................................................ 14
1. 2. 3. Đặc điểm của công nghệ ............................................................. 14
1. 3. Công nghệ trong ngành thủy sản ......................................................... 14
1. 3. 1. Công nghệ nuôi trồng................................................................... 14
1. 3. 2. Công nghệ chế biến thủy sản đông lạnh ..................................... 15
1. 4. Chuyển giao công nghệ ....................................................................... 15
1. 4. 1. Khái niệm chuyển giao công nghệ ............................................... 15
1. 4. 2. Đặc điểm của chuyển giao công nghệ ......................................... 16
1. 4. 3. Công nghệ chuyển giao................................................................ 16
1.4. 4. Hình thức chuyển giao cơng nghệ................................................. 17
1.4. 5. Phương thức chuyển giao công nghệ............................................ 18
1.4. 6. Kênh chuyển giao công nghệ ........................................................ 19

1


1. 5. Chuyển giao công nghệ trong ngành Thủy sản ................................... 19
1. 5. 1. Chuyển giao công nghệ trong nuôi trồng thủy sản...................... 19
1. 5. 2. Chuyển giao công nghệ trong ngành chế biến thủy sản .............. 21
1.6. Đánh giá tác động của chính sách chuyển giao cơng nghệ ............... 222
1.7. Một số chính sách liên quan đến chuyển giao công nghệ trong ngành
Thủy sản……………………………………………………………………..24
1.8.

Phát triển bền vững.......................................................................... 277

1.8. 1. Khái niệm phát triển bền vững.................................................... 277
1.8. 2. Phát triển bền vững ngành thủy sản ............................................. 28
Kết luận chương 1: . ............................................................................... 30
Chương 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG
NGÀNH THỦY SẢN TỈNH AN GIANG.................................................... 31
2.1. Giới thiệu sơ lược về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và cơ cấu kinh tế xã hội của tỉnh An Giang ............................................................................. 31
2.1. 1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.................................................. 31
2.1. 2. Cơ cấu kinh tế - xã hội .................................................................. 32
2. 2. Lịch sử phát triển ngành Thủy sản tỉnh An Giang ............................ 333
2.2.1. Nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) ................................................ 333
2.2.2. Lĩnh vực chế biến biến thủy sản đông lạnh.................................... 41
2.3. Thực trạng chuyển giao công nghệ trong ngành Thủy sản từ năm 2004
– 2008 .......................................................................................................... 42
2.3.1: Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản ......................................................... 42
2. 3. 2. Lĩnh vực chế biến thủy thủy sản đông lạnh.................................. 54
Kết luận chương 2 : . ............................................................................. 59
Chương 3 : ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC........................................................... 60
3.1. Đánh giá tác động của chính sách chuyển giao cơng nghệ .................. 60
3.1.1 Tác động đến phát triển kinh tế - xã hội ......................................... 60
3.1. 2. Tác động đến môi trường ............................................................ 666
3.1.3. Tác động đến phát triển bền vững ngành Thủy sản.................... 733
3. 2. Những nguyên nhân chính làm phát sinh tác động tiêu cực.............. 755
3. 3. Đề xuất các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực, nâng cao hiệu quả
thực thi chính sách ..................................................................................... 799
3. 3. 1. Hồn thiện chính sách vĩ mô của Nhà nước - bổ sung các giải
pháp hỗ trợ đồng bộ cho quá trình thực hiện và quản lý......................... 79
2


3. 3. 2. Bên chuyển giao công nghệ.......................................................... 85
3. 3. 3. Bên nhận công nghệ .................................................................... 87
3. 4. Đánh giá chung:.................................................................................. 89
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......... Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC……………………………………………………………...……95

3


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BOD

Biochemical oxygen Demand
Nhu cầu Oxy sinh hóa

COD


Chemical Oxygen Demand
Nhu cầu Oxy hóa học

DO

Dessolved Oxygen
Lượng Oxy hịa tan trong nước

ĐBSCL
GLOBAL GAP

HACCP

Đồng bằng sơng Cửu Long
Global Good Agricultural Practices - Thực hành
nông nghiệp tốt tồn cầu. Tiêu chuẩn về thực
hành nơng nghiệp tốt trong quá trình sản xuất,
thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
Hazard Analysis and Critical Control Points
Phân tích mối nguy và điểm kiểm sốt tới hạn

NTTS

Ni trồng thủy sản

N-NH3

Hàm lượng amoni


QCVN 08:2008/BTNMT

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước
mặt

QCVN 11:2008/BTNMT

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công
nghiệp chế biến thủy sản

SS

Total solid
Tổng chất rắn lơ lửng

SQF

UBND

Safety quality food
Tiêu chuẩn về chất lượng an toàn thực phẩm
được xây dựng trên nền tảng tiêu chuẩn HACCP
Ủy ban Nhân dân

4


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế …………………………33

Bảng 2.2: Số lượng bè ni cá qua các năm…………………………….......35
Hình 2.1: Biểu đồ số lượng bè nuôi các loại cá qua các năm………………..36
Bảng 2.3: Diện tích, sản lượng ni và giá trị kim ngạch XK thủy sản….....36
Hình 2.2: Biểu đồ diện tích ương, ni thủy sản qua các năm………….......37
Hình 2.3: Biểu đồ sản lượng thủy sản ni qua các năm ……………….......37
Hình 2.4: Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu thủy sản qua các năm…………......37
Bảng 2.4: Cơ cấu sản lượng các lồi thủy sản ni ………………………...38
Bảng 2.5: Giá trị và cơ cấu sản xuất trong ngành thủy sản ……………..….39
Hình 2.5: Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất trong ngành thủy sản năm 2004....39
Hình 2.6: Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất trong ngành thủy sản năm 2008....39
Bảng 2.6: Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích …………………….….40
Hình 2.7: Biểu đồ giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích ………………..40
Bảng 2.7: Sản lượng sản phẩm chế biến và kim ngạch xuất khẩu
cá tra/basa …………………………………………………………………..41
Hình 2.8: Biểu đồ giá xuất khẩu bình quân ………………………………...42
Bảng 2.8: Số lượt nông dân được tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao
Công nghệ trong NTTS qua các năm ……………………………………....51
Bảng 3.1: Số lượng lao động làm việc trong ngành Thủy sản của Tỉnh …...61
Bảng 3.2: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt khu vực nuôi cá đăng
quầng tập trung ……………………………………………………………..67
Bảng 3.3: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt khu vực nuôi bè …….....68
Bảng 3.4: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt khu vực ao nuôi cá …....69
Hình 3.1: Biểu đồ biến động N-NH3 ở kênh cấp và kênh thốt khu
vực ao ni cá tập trung ……………………………………………………70
Hình 3.2: Biểu đồ biến động tổng Coliform ở kênh cấp và kênh thốt
Khu vực ao ni cá tập trung…………………………………………….…70

5



PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, công nghệ đang trở thành
một động lực của phát triển kinh tế đất nước, cải thiện khả năng cạnh tranh
trên thị trường và nâng cao mức sống.
An Giang với lợi thế là tỉnh đầu nguồn sơng Cửu Long, có 2 nhánh
sơng Tiền và sông Hậu chảy qua và hệ thống kênh rạch chằng chịt tạo nên
thế mạnh cho ngành Thủy sản phát triển. Nghề nuôi cá tra, basa được coi
là nghề truyền thống ở An Giang và đã được cả nước biết đến như một điểm
sáng về cách tổ chức sản xuất cũng như về năng suất, sản lượng nuôi và chế
biến xuất khẩu. Để đạt được những thành tựu đó phải kể đến vai trò quan trọng
của nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Song, so với yêu cầu
phát triển, đáp ứng chất lượng ngày càng cao của thị trường thì việc ứng dụng
các cơng nghệ mới vào ni trồng và chế biến thủy sản của tỉnh vẫn còn chậm,
chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, nhiều nông dân vẫn chưa tiếp cận,
chưa mặn mà áp dụng những tiến bộ của khoa học & công nghệ vào sản xuất.
Vì vậy, trong những năm gần đây, ngồi những chính sách do Trung ương
ban hành, An Giang cũng đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích, hỗ
trợ các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong tỉnh tăng cường
ứng dụng và đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và
đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng u cầu đổi mới trong q trình hội nhập.
Trong đó, thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh An Giang và là
một trong những ngành được Tỉnh ưu tiên hàng đầu về hỗ trợ ứng dụng và
đổi mới cơng nghệ. Thực tế trong những năm qua đã có rất nhiều chương
trình, dự án hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp trong ngành thủy sản của tỉnh
ứng dụng và chuyển giao cơng nghệ đã góp phần nâng cao năng suất, chất
lượng và đa dạng hóa các giống lồi ni thủy sản của tỉnh, góp phần thay
6



đổi cơ cấu sản xuất, tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nhiều
gia đình lao động ở nơng thơn…Song, bên cạnh những mặt tích cực thì
cũng có những tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững như sự phát
triển quá nhanh một cách tự phát khơng theo quy hoạch của tỉnh đã dẫn
đến tình trạng khủng hoảng nguyên liệu, ô nhiễm môi trường. Bên cạnh
đó, cũng có một số mơ hình, cơng nghệ chuyển giao không mang lại hiệu
quả gây thiệt hại về kinh tế cho chính người nhận chuyển giao và lảng phí
tiền ngân sách Nhà nước. Vì vậy, cần có những nghiên cứu, điều tra, đánh giá
về những tác động (những mặt tích cực cũng như tiêu cực) của chính sách
chuyển giao công nghệ đến sự phát triển bền vững của ngành thủy sản tỉnh An
Giang, để đề xuất những giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của chuyển giao
công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngành thủy sản bền vững trong
thời kỳ hội nhập mà tỉnh đã đề ra trong chiến lược phát triển ngành thủy
sản đến năm 2020 là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó, tơi lựa chọn
nghiên cứu đề tài: “Tác động của chính sách chuyển giao cơng nghệ đến
sự phát triển bền vững ngành Thủy sản tỉnh An Giang”.
Với hy vọng kết quả của đề tài sẽ góp phần giúp các nhà quản lý,
các tổ chức/cá nhân chuyển giao công nghệ cũng như các cơ sở, doanh
nghiệp trong ngành Thủy sản của tỉnh có những giải pháp thích hợp hạn
chế những tác động tiêu cực của chuyển giao công nghệ trong quá trình
sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách, tăng cường chuyển
giao công nghệ sạch, phù hợp với điều kiện của địa phương để đảm bảo
phát triển bền vững.
2. Lịch sử nghiên cứu
Chuyển giao công nghệ nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp –
nông thôn ở nước ta hiện nay đang được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan
tâm và đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ để thúc đẩy các
cơ sở, doanh nghiệp tăng cường đổi mới và chuyển giao cơng nghệ. Song,
có rất ít những cơng trình nghiên cứu, điều tra đánh giá tác động của những

công nghệ đã nhận chuyển giao sau khi các Chương trình/dự án kết thúc.
7


Để đánh giá hiệu quả trong việc tiếp nhận công nghệ, mơ hình chuyển giao,
năm 2005 – 2006, nhóm tác giả Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ đã
tiến hành thực hiện đề tài “Hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của các trại sản xuất
giống tôm càng xanh ở ĐBSCL”.
Hoặc có một số các cơng trình nghiên cứu của nhóm Tác giả thuộc
Bộ Nơng nghiệp và PTNT đã có những nghiên cứu về cơ chế - chính sách
thúc đẩy chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ vào nơng thơn, miền núi
phía Bắc. Từ đó chỉ ra những vấn đề bất cập trong cơ chế chính sách để đề
xuất các giải pháp tăng cường thúc đẩy chuyển giao tiến bộ khoa học và
công nghệ vào nông thôn, miền núi.
Tuy nhiên, tất cả các cơng trình nghiên cứu đó đều chỉ đánh giá về
hiệu quả kinh tế, những khó khăn vướng mắc trong quá trình chuyển giao
những tiến bộ khoa học và công nghệ vào nông thôn miền núi để đề xuất
các chính sách, giải pháp chuyển giao hiệu quả hơn mà chưa có một cơng
trình nghiên cứu hồn thiện nào đánh giá một cách toàn diện về những tác
động của chuyển giao công nghệ đến phát triển kinh tế - xã hội và môi
trường, nhất là về lĩnh vực thủy sản, là một trong những ngành kinh tế mũi
nhọn của Tỉnh An Giang nói riêng và của cả nước nói chung.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá tác động (tích cực và tiêu cực) của chính sách chuyển giao
công nghệ đến sự phát triển bền vững của ngành Thủy sản tỉnh An Giang.
- Đề xuất các giải pháp hạn chế mặt tiêu cực của chuyển giao công
nghệ nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách và hướng đến phát triển
bền vững ngành Thủy sản.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Các hộ nông dân, cơ sở, doanh nghiệp nuôi và chế biến

thủy sản

8


- Phạm vi nghiên cứu: Chỉ đề cập đến những tác động của việc thực
hiện chuyển giao công nghệ trong nuôi trồng và chế biến thủy sản đông
lạnh trong tỉnh An Giang từ năm 2004 – 2008.
5. Mẫu khảo sát
- Khảo sát ở 80 hộ, cơ sở sản xuất giống và ni thủy sản trong tỉnh
An Giang (trong đó ni lươn trong bể lót bạt 25 hộ; ni tơm càng xanh
luân canh trong ruộng lúa 20 hộ; sản xuất tôm giống 5 cơ sở và 30 cơ sở
ương và sản xuất giống cá tra)
- Phỏng vấn 10 cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật trong tỉnh có tham
gia trực tiếp chuyển giao công nghệ cho nông dân và các cơ sở, doanh
nghiệp nuôi và sản xuất giống thủy sản.
- Khảo sát ở 5 doanh nghiệp chế biến thủy sản đơng lạnh trong tỉnh.
6. Vấn đề nghiên cứu
- Chính sách chuyển giao công nghệ đã tác động như thế nào đến sự
phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh An Giang?
- Giải pháp nào hạn chế mặt tiêu cực của chuyển giao công nghệ để
phát triển bền vững ngành thủy sản của tỉnh?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Chính sách chuyển giao công nghệ đã tạo cơ sở pháp lý thuận lợi
cho việc thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đưa ngành Thủy sản của Tỉnh
phát triển nhanh chóng và trở thành ngành kinh tế mang lại kim ngạch xuất
khẩu lớn nhất của Tỉnh, tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho lao động
địa phương, nhất là ở khu vực nơng thơn, góp phần hạn chế việc khai thác
q mức nguồn lợi thủy sản ngoài tự nhiên. Tuy nhiên, do phát triển quá
nhanh và không theo quy hoạch nên đã hạn chế hiệu quả kinh tế và phát sinh

những tác động về mơi trường.
- Chính sách chuyển giao cơng nghệ cần hoàn thiện bao gồm các giải
pháp đồng bộ để thực hiện hiệu quả chuyển giao công nghệ, nhất là công

9


nghệ sạch, phục vụ phát triển theo hướng đa dạng hóa sản phẩm thủy sản
phù hợp với điều kiện tự nhiên và bảo vệ môi trường.
8. Phương pháp chứng minh giả thuyết
- Phương pháp thu thập số liệu bằng phiều điều tra, phỏng vấn trực
tiếp.
- Thu thập số liệu thứ cấp về những kết quả ứng dụng, chuyển giao
công nghệ trong lĩnh vực sản xuất giống, nuôi trồng và chế biến thủy sản
trong tỉnh tại Sở Nông nghiệp&PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ, Trung
tâm nghiên cứu & sản xuất giống Thủy sản tỉnh An Giang từ năm 2004 –
2008. Số liệu thống kê về diện tích ni trồng, sản lượng nuôi, sản lượng
chế biến xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu ….qua các năm 2004 – 2008 tại
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cục Thống kê. Số liệu quan
trắc môi trường nước mặt và nước thải tại các khu vực nuôi cá tập trung,
các nhà máy chế biến thủy sản tại Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu một số cán bộ quản lý,
cán bộ kỹ thuật trực tiếp chuyển giao và một số cơ sở, doanh nghiệp nhận
chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nuôi và sản xuất giống thủy sản
trong tỉnh.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách, cơng nghệ và chuyển giao
công nghệ.

Chương 2: Thực trạng chuyển giao công nghệ trong ngành Thủy sản
An Giang giai đoạn 2004 – 2008.
Chương 3: Đánh giá tác động và đề xuất các giải pháp

10


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH,
CƠNG NGHỆ VÀ CHUYỂN GIAO CƠNG NGHỆ
1. 1. Chính sách
1. 1. 1. Khái niệm chính sách
Tùy theo cách tiếp cận mà các Tác giả đưa ra các khái niệm về chính
sách khác nhau, mỗi cách tiếp cận giúp người chuẩn bị quyết định chính sách
một hướng tư duy. Tuy nhiên, khi tổng hợp về tất cả các cách tiếp cận, PGS.
Vũ Cao Đàm đã đưa ra định nghĩa “Chính sách là một tập hợp biện pháp được
thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó
tạo sự ưu đãi một nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của nhóm
này, định hướng hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào
đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội” [5, tr.26-27].
Như vậy, nói về một quyết định chính sách người quản lý có thể hiểu
như sau:
- Chính sách là một tập hợp biện pháp. Đó có thể là một biện pháp
khuyến khích kinh tế, biện pháp động viên tinh thần, một biện pháp mệnh
lệnh hành chính hoặc một biện pháp ưu đãi đối với các cá nhân hoặc các
nhóm xã hội.
- Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa dưới dạng các
đạo Luật; Pháp lệnh; Sắc lệnh; các văn bán dưới luật như: Nghị định, Thơng
tư, Chỉ thị của Chính phủ; hoặc các văn bản quy định nội bộ của các tổ chức
(doanh nghiệp, trường học).
- Chính sách phải tác động hướng vào động cơ của các cá nhân và

nhóm xã hội. Đây phải là nhóm đóng vai trị động lực trong việc thực hiện
một mục tiêu nào đó.

11


1. 1. 2. Các loại tác động của chính sách
Tác động dương tính của chính sách (tác động tích cực) Tác động
dương tính của một chính sách là những tác động dẫn đến những kết quả phù
hợp với mục tiêu của chính sách. Tác động dương tính là loại tác động mà cơ
quan quyết định chính sách mong muốn đạt tới. Tuy nhiên, sau khi thực hiện
một chính sách, khơng phải khi nào cũng có tác động dương tính, mà cịn có
tác động âm tính. Tác động âm tính xuất hiện là một yếu tố khách quan, vấn
đề là chủ thể chính sách cần nhận diện đúng các tác động này để khơng ngừng
hồn thiện chính sách.
Tác động âm tính của chính sách (tác động tiêu cực)
Tác động âm tính của một chính sách là những tác động dẫn đến những
kết quả ngược lại với mục tiêu của chính sách.
Tác động ngoại biên của chính sách
- Tác động ngoại biên của chính sách là những tác động dẫn đến những
kết quả nằm ngoài dự kiến của cơ quan ban hành và cơ quan thực hiện chính
sách.
- Trong tác động ngoại biên, có thể xuất hiện tác động ngoại biên
dương tính và tác động ngoại biên âm tính.
- Tác động ngoại biên dương tính, là loại tác động ngoại biên góp phần
nâng cao hiệu quả của chính sách.
- Tác động ngoại biên âm tính, là loại tác động ngoại biên dẫn tới giảm
thiểu hiệu quả của chính sách.
1.1. 3. Phạm vi ảnh hưởng của chính sách
Một chính sách có phạm vi ảnh hưởng rất khác nhau. Có ảnh hưởng

ngắn hạn; có ảnh hưởng trung hạn và cũng có những ảnh hưởng rất dài hạn.

12


1. 2. Công nghệ
1. 2. 1. Khái niệm về công nghệ:
Có rất nhiều tác giả đưa ra định nghĩa khác nhau về công nghệ, tuy
nhiên, việc định nghĩa về công nghệ lại tùy thuộc vào kinh nghiệm của tác giả
và hoàn cảnh sản xuất ở mỗi nước mà họ đưa ra các định nghĩa khác nhau. Ở
các nước phát triển - nơi giao dịch mua bán công nghệ dưới dạng mua bán
sáng chế, hợp đồng li-xăng là chủ yếu thì họ coi bản chất của công nghệ là
“kiến thức”, coi cơng nghệ thuần túy là “phần mềm”. Trong khi đó ở các
nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam cho thấy giai đoạn đầu của quá
trình phát triển, việc thu nạp cơng nghệ qua các hình thức mua bán sáng chế,
mua bán li-xăng là chưa nhiều và còn chiếm tỷ lệ rất thấp so với hình thức
mua sắm máy móc, thiết bị hoặc hệ thống dây chuyền thiết bị. Vì vậy, một
phần quan trọng của tri thức cơng nghệ lại được thu nạp thơng qua mua sắm
máy móc, thiết bị và tích lũy kiến thức khi vận hành các máy móc, thiết bị đó
[1, tr.6]. - Luật Khoa học và Công nghệ của Việt Nam, năm 2000 đã đưa ra
định nghĩa khái quát: “Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ
năng, bí quyết, cơng cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành
sản phẩm”. - Luật Chuyển giao Công nghệ của Việt Nam (2006) đã đưa ra
định nghĩa: “cơng nghệ là giải pháp, bí quyết, quy trình kỹ thuật có kèm hoặc
khơng kèm cơng cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản
phẩm”.
Cũng theo Luật Chuyển giao công nghệ Việt Nam (2006) thì máy móc,
thiết bị chỉ được xem là cơng nghệ khi cơ sở/doanh nghiệp nhận chuyển giao
lần đầu và đi kèm với những tài liệu về kiến thức vận hành, sữa chữa … còn
những lần sau nếu cơ sở/doanh nghiệp phải tiếp tục mua thêm máy móc thiết

bị cùng loại để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất thì những máy móc, thiết bị
này khơng được xem là cơng nghệ.

13


1. 2. 2. Công nghệ sạch
Công nghệ sạch là quy trình cơng nghệ hoặc giải pháp kỹ thuật khơng
gây ơ nhiễm môi trường, thải hoặc phát thải ra ở mức thấp nhất chất gây ô
nhiễm môi trường nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
Đối với các quá trình sản xuất, công nghệ sạch nhằm giảm thiểu các tác
động môi trường và an toàn của các sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất,
bảo tồn ngun liệu, nước, năng lượng, loại bỏ các nguyên liệu độc hại, nguy
hiểm, giảm độc tính của các khí thải, chất thải ngay từ khâu đầu của quy trình
sản xuất.
Tuy nhiên khái niệm cơng nghệ sạch sẽ thay đổi theo thời gian, nó có
thể là cơng nghệ sạch ở thời điểm này, nhưng lại là công nghệ bình thường
hay cơng nghệ bẩn trong tương lai, khi có nhiều cơng nghệ tiên tiến hơn ra
đời.
1. 2. 3. Đặc điểm của công nghệ
Bất kỳ một công nghệ nào cũng có 5 đặc điểm cơ bản là:
- Cơng nghệ là khoa học “làm” (tức là hệ thống tri thức về các giải
pháp hành động).
- Công nghệ hoạt động lặp lại theo chu kỳ chế tạo sản phẩm.
- Công nghệ tồn tại theo chu kỳ, phù hợp với chu kỳ sống của sản
phẩm. Tồn tại và phát triển qua các giai đoạn: Ra đời – Phát triển – Làm chủ
thị trường – Bão hòa – Suy giảm và tiêu vong.
- Sản phẩm của công nghệ được xác định trước theo thiết kế.
- Hoạt động cơng nghệ mang tính tin cậy cao, trên cơ sở một quy trình
đã được nhà chế tạo chuẩn hóa và được người sản xuất làm chủ.

1. 3. Công nghệ trong ngành thủy sản
1. 3. 1. Công nghệ nuôi trồng
- Công nghệ trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) chủ yếu là quy trình, bí
quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện. Công nghệ có
14


tính lặp lại theo chu kỳ sản xuất và thường được hồn thiện dần cùng với sự
tích lũy kinh nghiệm trong q trình sản xuất.
- Cùng một đối tượng ni, nhưng ở những loại hình ni khác nhau ,
điều kiện tự nhiên khác nhau (nuôi ao hầm, nuôi đăng quầng, ni bè) thì
cơng nghệ ni cũng khác nhau.
1. 3. 2. Công nghệ chế biến thủy sản đông lạnh
Công nghệ sử dụng trong chế biến thủy sản đông lạnh chủ yếu là bí
quyết, quy trình, dây chuyền máy móc thiết bị và tài liệu hướng dẫn vận hành
các máy móc, thiết bị đó. Vì vậy, một phần quan trọng của tri thức công nghệ
là được thu nạp thông qua mua sắm máy móc, thiết bị và tích lũy kiến thức
khi vận hành các máy móc, thiết bị đó. Tuy nhiên, cơng nghệ chế biến thủy
sản đông lạnh của tỉnh hiện nay vẫn cịn nhiều cơng đoạn phải thực hiện thủ
cơng, chỉ sử dụng một số máy móc thiết bị ở những công đoạn như lạng da cá
sau khi đã qua công đoạn fillet, quy trình cấp đơng, đóng gói, bảo quản (đối
với sản phẩm đông lạnh), và một số công đoạn trong chế biến các mặt hàng
giá trị gia tăng như Patê từ phụ phẩm cá tra, xúch xích các loại cá…
Đặc điểm công nghệ chế biến thủy sản là sử dụng rất nhiều điện và
nước phục vụ cho hầu hết các cơng đoạn trong quy trình sản xuất từ khâu xử
lý làm sạch nguyên liệu cho đến sơ chế, chế biến, cấp đông, trữ đông,... nước
thải của các nhà máy chế biến thủy sản chứa hàm lượng hữu cơ và mật độ vi
sinh đặc biệt là coliform rất cao do các chất thải từ chế biến thủy sản phần lớn
có hàm lượng Protein, lipit cao là môi trường tốt cho sinh vật phát triển đặc
biệt là trong điều kiện nóng ẩm như ở ĐBSCL.

1. 4. Chuyển giao công nghệ
1. 4. 1. Khái niệm chuyển giao công nghệ
Theo Luật Chuyển giao Công nghệ, năm 2006: “Chuyển giao công
nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc tồn
bộ cơng nghệ từ bên có quyền chuyển giao cơng nghệ sang bên nhận công
nghệ”.
15


- Chuyển giao cơng nghệ có thể tại Việt Nam, từ nước ngoài vào Việt
Nam hoặc từ Việt Nam ra nước ngồi.
- Hoạt động chuyển giao cơng nghệ bao gồm: chuyển giao công nghệ
và dịch vụ chuyển giao công nghệ.
Dịch vụ chuyển giao công nghệ là hoạt động hỗ trợ quá trình tìm kiếm,
giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ.
1. 4. 2. Đặc điểm của chuyển giao công nghệ
- Xét về yếu tố thương mại: chuyển giao cơng nghệ có thể là hoạt động
có thanh tốn (thương mại) hoặc khơng thanh tốn (phi thương mại).
- Xét về yếu tố pháp lý: chuyển giao công nghệ là một hoạt động nhằm
chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc chuyển giao quyền sử dụng một công
nghệ từ chủ thể này sang chủ thể khác, trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công
nghệ đã được thỏa thuận, phù hợp với các quy định của pháp luật. Bên chuyển
giao có nhiệm vụ chuyển giao cơng nghệ có kèm hoặc khơng kèm máy móc,
thiết bị, dịch vụ cho bên nhận chuyển giao. Bên nhận chuyển giao có nghĩa vụ
thanh tốn các khoản cho bên chuyển giao để tiếp thu, sử dụng các kiến thức
cơng nghệ đó theo các điều khoản đã được ghi trong hợp đồng.
1. 4. 3. Công nghệ chuyển giao
* Những cơng nghệ được khuyến khích chuyển giao
Những cơng nghệ được khuyến khích chuyển giao là cơng nghệ cao,
cơng nghệ tiên tiến đáp ứng một trong các yêu cầu sau:

- Tạo ra sản phẩm mới, có tính cạnh tranh cao.
- Tạo ra ngành công nghiệp, dịch vụ mới.
- Tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu.
- Sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
- Bảo vệ sức khỏe con người.
- Phòng, chống thiên tai, dịch bệnh.
- Sản xuất sạch, thân thiện môi trường.
16


- Phát triển ngành, nghề truyền thống.
* Những công nghệ hạn chế chuyển giao
Hạn chế chuyển giao một số công nghệ nhằm mục đích sau đây:
- Bảo vệ lợi ích quốc gia.
- Bảo vệ sức khỏe con người.
- Bảo vệ giá trị văn hóa dân tộc.
- Bảo vệ động vật, thực vật, tài nguyên, môi trường.
- Thực hiện các quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên.
* Những công nghệ cấm chuyển giao
- Công nghệ không đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn lao
động, vệ sinh lao động, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ tài nguyên và
môi trường.
- Công nghệ tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế - xã
hội và ảnh hưởng xấu đến quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội.
- Công nghệ không được chuyển giao theo quy định của Điều ước quốc
tế mà Việt Nam là thành viên.
- Công nghệ thuộc danh mục bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật
có quy định khác.
1.4. 4. Hình thức chuyển giao công nghệ

Xét trên phương diện quyền sở hữu công nghệ, có 2 hình thức chuyển
giao cơng nghệ.
- Chuyển giao quyền sở hữu: Khi hợp đồng chuyển giao công nghệ có
hiệu lực pháp lý, bên nhận chuyển giao có đầy đủ quyền sở hữu đối với công
nghệ.
- Chuyển giao quyền sử dụng (license công nghệ): Khi hợp đồng
chuyển giao công nghệ có hiệu lực pháp lý, bên nhận chuyển giao chỉ có
quyền sử dụng cơng nghệ, khơng được quyền định đoạt công nghệ.
17


Trong thực tế khi chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản từ Viện,
Trường về địa phương hoặc từ các tổ chức Khoa học và Cơng nghệ trong và
ngồi tỉnh cho nông dân, trong hợp đồng chuyển giao công nghệ khơng hề có
nội dung ràng buộc pháp lý về quyền sở hữu hay quyền sử dụng cơng nghệ.
Do đó, bên nhận công nghệ khi đã làm chủ được công nghệ lại có quyền
chuyển giao lại bất cứ cho bên thứ 3 nào có nhu cầu bằng hợp đồng chuyển
giao cơng nghệ hoặc chuyển giao miễn phí dưới hình thức phổ biến công
nghệ, chia sẻ kinh nghiệm ….
- Chuyển giao công nghệ trong dự án đầu tư: Có 2 trường hợp sau
+ Trường hợp chuyển giao cơng nghệ có phối hợp đầu tư vốn, 2 bên
cùng ăn chia sản phẩm, lợi nhuận về kinh tế.
+ Trường hợp chuyển giao công nghệ theo dự án hỗ trợ nông dân tăng
cường tiếp cận với tiến bộ khoa học và cơng nghệ (kinh phí chuyển giao từ
một tổ chức nào đó tài trợ, hoặc từ ngân sách Nhà nước) (đối với trường hợp
này, đối tượng hưởng lợi thường là các nông dân nghèo hoặc ở những địa bàn
khó khăn nơng thơn, miền núi).
- Chuyển giao công nghệ thông qua hợp đồng mua bán máy móc, thiết
bị.
1.4. 5. Phương thức chuyển giao cơng nghệ

Trong Luật Chuyển giao cơng nghệ của Việt Nam năm 2006, có ghi rõ
các phương thức chuyển giao công nghệ như:
- Chuyển giao tài liệu về công nghệ
- Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ
theo thời hạn quy định trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.
- Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ
vào sản xuất với chất lượng công nghệ và chất lượng sản phẩm đạt các chỉ
tiêu và tiến độ quy định trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.
- Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận

18


1.4. 6. Kênh chuyển giao công nghệ
- Chuyển giao theo chiều dọc
Là chuyển giao công nghệ từ khu vực nghiên cứu và triển khai (R&D)
vào khu vực sản xuất. Kênh chuyển giao này có ưu điểm cơ bản là mang đến
cho người sản xuất một cơng nghệ hồn tồn mới, vừa xuất hiện sau R&D, do
đó nó có thể tạo ra thế mạnh về cạnh tranh, có thể đột phá về kinh tế. Song ở
kênh chuyển giao này đôi khi phải chấp nhận một độ rủi ro nhất định, xác suất
rủi ro thấp khi công nghệ đã được kiểm định độ tin cậy ở giai đoạn sản xuất
thử nghiệm ở quy mô nhỏ (Serio) trong R&D.
- Chuyển giao theo chiều ngang
Là chuyển giao từ khu vực sản xuất có cơng nghệ cao hơn sang khu
vực có cơng nghệ thấp hơn, những công nghệ này là những công nghệ đã
được làm chủ và đứng vững trên thị trường cạnh tranh do đó nó có ưu điểm là
độ tin cậy cao, ít rủi ro, có thể cho kết quả nhanh.
1. 5. Chuyển giao công nghệ trong ngành Thủy sản
1. 5. 1. Chuyển giao công nghệ trong nuôi trồng thủy sản
Chuyển giao công nghệ trong NTTS chủ yếu là chuyển giao công nghệ

cho nơng dân và một số rất ít là cơ sở, doanh nghiệp, do đó nó có những đặc
điểm sau:
+ Nơng dân thường có trình độ dân trí thấp, việc tiếp cận với thơng tin
cịn nhiều hạn chế, nên cần lựa chọn công nghệ phù hợp với các điều kiện tiếp
nhận của nông dân.
+ Chuyển giao công nghệ cho nông dân trong NTTS thường là chuyển
giao miễn phí, vì đa số nơng dân ít có điều kiện được tiếp cận với những
thơng tin mới, sản xuất cịn manh mún (trừ những doanh nghiệp, cơ sở ni
có vốn đầu tư lớn), do đó họ khơng thể tự bỏ tiền để nhận chuyển giao cơng
nghệ khi mà họ khơng dám chắc là có mang lại hiệu quả kinh tế hay khơng.
Vì vậy, họ cần được Nhà nước, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp đầu tư,

19


hỗ trợ giúp họ ứng dụng được những công nghệ mới, tiến bộ hơn vào sản
xuất.
- Các phương thức chuyển giao:
Có rất nhiều phương thức chuyển giao cơng nghệ cho nông dân trong
NTTS như:
+ Chuyển giao công nghệ cho nông dân bằng tập huấn kỹ thuật đơn
thuần hoặc có kèm thực hành, đây là phương thức chuyển giao phổ biến nhất
hiện nay, vì phương thức chuyển giao này nhằm chuyển giao nhanh và tạo cơ
hội cho mọi người nuôi đều tiếp cận được với những tiến bộ kỹ thuật để ứng
dụng nó vào sản xuất. Phương pháp chuyển giao này cịn áp dụng đối với các
đối tượng ni được xác định là đối tượng ni chủ lực, xã hội hóa của tỉnh.
+ Chuyển giao qua mơ hình trình diễn, tham quan học tập, hội thảo đầu
bờ…
+ Chuyển giao bằng hình thức cầm tay chỉ việc: Đối với trường hợp
này thường là cơ sở, doanh nghiệp tự bỏ tiền để nhận chuyển giao công nghệ

(hoặc được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí, thường là 30% tổng kinh phí
chuyển giao). Cá nhân/tổ chức chuyển giao cử cán bộ kỹ thuật chuyển giao
đào tạo và cùng thực hiện với cơ sở cho đến khi cơ sở sản xuất ra sản phẩm
đạt các chỉ tiêu kỹ thuật như ghi trong Hợp đồng.
+ Sử dụng hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng:
Trung tâm Khuyến ngư phối hợp với các cơ quan thơng tin đại chúng
xây dựng các chương trình, trong đó giới thiệu từng phần hoặc đầy đủ một số
quy trình công nghệ nuôi trồng thủy sản mà Tỉnh đang quan tâm.
- Kênh chuyển giao:
+ Chuyển giao qua kênh Khuyến ngư: Đây là kênh chuyển giao phổ
biến và hiệu quả nhất hiện nay, vì hiện nay hệ thống Khuyến ngư đã phân bố
đến tận tuyến xã (ở xã gọi cán bộ khuyến ngư là kỹ thuật viên). Kỹ thuật viên
là cầu nối giữa nông dân với khuyến ngư huyện và tỉnh để đưa tiến bộ kỹ
thuật đến nông dân.
20


×