Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Đánh giá tác động của chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện sơn động tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.5 MB, 172 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học nông nghiệp hà nộI
........................

Thạch văn chiến

NH GI TC NG CA CHNH SCH CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ Ở HUYỆN SƠN ðỘNG - TNH BC GIANG

Luận văn thạc sĩ kinh tế

Chuyên ngành: kinh tÕ n«ng nghiƯp
M sè

: 60.31.10

Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: GS.TS. đỗ kim chung

Hà Nội 2010


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong ñề tài này là
trung thực và hồn tồn chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tơi cam đoan rằng, mọi sự giúp ñỡ ñể thực hiện ñề tài này ñã ñược cảm
ơn và các thơng tin trích dẫn trong đề tài đều ñược chỉ rõ nguồn gốc.

TÁC GIẢ ðỀ TÀI

Thạch Văn Chiến


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nông nghiệp…………i


LỜI CẢM ƠN
Sau 2 năm phấn ñấu vượt qua nhiều khó khăn để học tập, với sự ủng
hộ, động viên của gia đình, sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của cơ quan
nơi tôi công tác, của nhà trường và sự dạy dỗ tận tình của q thầy cơ giáo
cùng với sự nỗ lực của bản thân, tơi đã hồn thành chương trình đào tạo cao
học Kinh tế nơng nghiệp và đề tài này.
Trong q trình nghiên cứu đề tài, tơi đã nhận được sự hướng dẫn và
giúp đỡ tận tình, đầy tinh thần trách nhiệm của người hướng dẫn khoa học,
thầy GS.TS. ðỗ Kim Chung, cũng như sự giúp ñỡ tạo ñiều kiện thuận lợi của
các cơ quan, ban ngành đặc biệt là UBND huyện Sơn ðộng, Phịng
NN&PTNT, Phòng Thống kê và một số Phòng ban khác của huyện Sơn ðộng
- tỉnh Bắc Giang cùng các bạn bè, ñồng nghiệp, gia ñình ñã tận tình giúp ñỡ
ñộng viên tơi hồn thành đề tài. Nhân đây, bằng tất cả tấm lịng chân thành và
kính trọng của mình, tơi xin ñược ghi nhận và trân trọng cảm ơn các thầy cô
giáo, nhà trường, quý cơ quan, quý anh chị, các ñồng nghiệp và gia ñình về sự
dạy dỗ, hướng dẫn, giúp ñỡ, tạo ñiệu kiện và ñộng viên quý báu đó.
Tuy có nhiều cố gắng nhưng cũng khơng tránh khỏi những hạn chế,
thiếu sót nhất định khi thực hiện đề tài. Kính mong thầy, cơ giáo và các bạn
tiếp tục giúp đỡ và chỉ bảo tơi hồn thiện và phát triển ñề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ ðỀ TÀI

Thạch Văn Chiến

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nông nghiệp…………ii



MỤC LỤC
Trang
PHẦN I MỞ ðẦU .................................................................................................... 139
1.1 Tính cấp thiết .......................................................................................1
1.2 Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................3
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................3
1.3.1 Mục tiêu tổng quát..................................................................... 3
1.3.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................ 4
1.4 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................4
PHẦN II MỘT SỐ VẤN ðỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ðỘNG
CỦA CHÍNH SÁCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ.................. 5
2.1

Một số vấn đề lý luận về tác động của chính sách chuyển dịch
cơ cấu kinh tế......................................................................................5

2.1.1 Khái niệm về chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế ..................... 5
2.1.2 Tác ñộng của chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế.................... 10
2.1.3 ðánh giá tác động của chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế ....... 14
2.1.4 Vai trị của đánh giá tác động của chính sách CDCC kinh tế huyện 18
2.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới tác động của chính sách CDCC kinh tế 18
2.1.6 Những vấn ñề ñặt ra khi nghiên cứu tác động của chính sách ........ 19
2.2

Cơ sở thực tiễn ..................................................................................22

2.2.1 Xu thế CDCC kinh tế nông thôn Việt Nam theo hướng
CNH-HðH .............................................................................. 22
2.2.2 Kinh nghiệm trong và ngồi nước trong triển khai thực hiện


chính

sách CDCC kinh tế ................................................................... 28
2.3

Những nghiên cứu có liên quan.......................................................35

PHẦN III ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 36
3.1

ðặc ñiểm kinh tế - xã hội của huyện miền núi Sơn ðộng...............36

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nông nghiệp…………iii


3.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình............................................... 36
3.1.2 ðặc điểm khí hậu thuỷ văn ....................................................... 36
3.1.3 Tài ngun khống sản ............................................................ 37
3.1.4 ðặc điểm dân số, văn hoá - xã hội ............................................. 39
3.1.5 Hiện trạng kết cấu hạ tầng ......................................................... 43
3.1.6 Thực trạng phát triển kinh tế của huyện từ năm 1997 tới nay ......... 45
3.1.7 Những lợi thế và khó khăn của Sơn ðộng trong phát triển kinh tế .. 51
3.2

Phương pháp nghiên cứu.................................................................53

3.2.1 Phương pháp tiếp cận............................................................... 53
3.2.2 Phương pháp chọn ñiểm nghiên cứu .......................................... 55
3.2.3 Phương pháp điều tra thu thập thơng tin ..................................... 56
3.2.4 Phương pháp xử lý thông tin ..................................................... 59

3.2.5 Phương pháp phân tích đánh giá................................................ 59
3.3

Một số chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu.......................................63

3.3.1 Nhóm chỉ tiêu chung................................................................ 63
3.3.2 Nhóm chỉ tiêu cụ thể ................................................................ 64
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................... 65
4.1

Một số chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Sơn ðộng ...........65

4.1.1 Nhóm chính sách có tác động trực tiếp........................................ 65
4.1.2 Nhóm chính sách tác động gián tiếp ........................................... 70
4.2 Tình hình triển khai các chính sách CDCC kinh tế ở Sơn ðộng.....73
4.3 Kết quả triển khai các chính sách nhằm CDCC kinh tế ở
Sơn ðộng...........................................................................................76
4.3.1 Kết quả sau 4 năm thực hiện Quyết ñịnh 134/TTg (2004 - 2008) ... 76
4.3.2 Kết quả chính sách hỗ trợ dịch vụ, phát triển sản xuất

(thuộc

CT135) ................................................................................... 80

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nông nghiệp…………iv


4.3.3 Kết quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo.......................84
4.3.4 Kết quả chính sách giao khốn, cho th, phát triển rừng sản xuất . 86
4.3.5 Kết quả thực hiện chính sách phát triển DNNVV - HTX .............. 89

4.3.6 Kết quả thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa........................... 96
4.4

Tác ñộng của chính sách CDCC kinh tế ở huyện Sơn ðộng..........98

4.4.1 Tác ñộng ñến chuyển dịch cơ cấu kinh tế .................................... 98
4.4.2 Tác ñộng ñến tăng trưởng kinh tế của huyện .............................. 110
4.4.3 Tác ñộng ñến phát triển kinh tế và cải thiện ñời sống nhân dân .... 117
4.4.4 Tác ñộng tiêu cực của chính sách ............................................. 124
4.5 Những hạn chế và bài học kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện
chính sách ở địa phương ................................................................ 127
4.5.1 Hạn chế tồn tại ...................................................................... 127
4.5.2 Bài học kinh nghiệm .............................................................. 129
4.6

ðịnh hướng chính sách và giải pháp CDCC kinh tế ở huyện
Sơn ðộng......................................................................................... 130

4.6.1 Những quan điểm trong thực hiện chính sách CDCC kinh tế ở
huyện Sơn ðộng .................................................................... 130
4.6.2 ðịnh hướng chính sách CDCC kinh tế ở huyện Sơn ðộng .......... 131
4.6.3 Những giải pháp thúc ñẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện
Sơn ðộng giai ñoạn 2010 - 2020 .............................................. 142
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................... 151
5.1 Kết luận ............................................................................................ 151
5.2 Kiến nghị .......................................................................................... 152
5.2.1 ðối với Nhà nước ................................................................. 153
5.2.2 ðối với tỉnh Bắc Giang ......................................................... 153
5.2.3 ðối với huyện Sơn ðộng ....................................................... 154
5.2.4 ðối với tổ chức, cá nhân và dân cư trong huyện ....................... 154


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nông nghiệp…………v


DANH MỤC BẢNG
Trang

Trang

Bảng 01: Cơ cấu kinh tế phân theo nhóm hộ của cả nước và vùng lãnh thổ .....23
Bảng 02: Tài nguyên ñất huyện Sơn ðộng qua các năm ..................................38
Bảng 03: Số lao ñộng và cơ cấu lao ñộng các ngành giai đoạn 1997-2005.......40
Bảng 04: Tình hình dân số và lao ñộng của huyện Sơn ðộng giai ñoạn
2006 – 2008 .......................................................................................41
Bảng 05: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện Sơn ðộng giai ñoạn
1997 – 2005 .......................................................................................45
Bảng 06: Tổng giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế huyện Sơn ðộng
giai ñoạn 2006 – 2008 ........................................................................47
Bảng 07: Quy mơ tăng trưởng vốn đầu tư ........................................................48
Bảng 08: Vốn đầu tư cơng cho phát triển kinh tế huyện Sơn ðộng theo
nguồn ñầu tư và theo lĩnh vực ñầu tư giai ñoạn 2000 - 2008 ..............50
Bảng 09: Kết quả trồng rừng kinh tế giai ñoạn 2006 - 2008.............................86
Bảng 10: Kết quả thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa ở Sơn ðộng ............97
Bảng 11: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nơng nghiệp giai đoạn (1997-2008).. 102
Bảng 12: Một số chỉ tiêu công nghiệp - xây dựng giai ñoạn 1997 - 2005....... 103
Bảng 13: Một số chỉ tiêu cơng nghiệp – xây dựng giai đoạn 2006 – 2008...... 104
Bảng 14: Một số chỉ tiêu ngành Thương mại dịch vụ giai ñoạn 1997 - 2005 . 107
Bảng 15: Một số chỉ tiêu ngành Thương mại dịch vụ giai ñoạn 2006 - 2008 . 108
Bảng 16: Kết quả sản xuất và tăng trưởng kinh tế của ngành nông nghiệp
1997-2005 ........................................................................................ 110

Bảng 17: Kết quả sản xuất và tăng trưởng kinh tế của ngành nông nghiệp
2006-2008 ........................................................................................ 111

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nông nghiệp…………vi


Bảng 18: Hiện trạng đầu tư tồn xã hội trên ñịa bàn huyện giai ñoạn
1997 – 2005 ..................................................................................... 112
Bảng 19: Hiện trạng đầu tư theo khối ngành.................................................. 116
Bảng 20: Tình hình thu nhập tại các hộ điều tra............................................. 119
Bảng 21: Dự kiến tốc ñộ tăng trưởng GTSX huyện Sơn ðộng thời kỳ
2008 - 2020 ...................................................................................... 132
Bảng 22: Dự kiến cơ cấu kinh tế các khối ngành ñến năm 2020 .................... 133
Bảng 23: Dự kiến cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Sơn ðộng ñến
năm 2020 ......................................................................................... 134
Bảng 24: Dự kiến một số chỉ tiêu nơng lâm ngư nghiệp đến năm 2020......... 135
Bảng 25: Quy mơ đàn gia súc, gia cầm huyện Sơn ðộng ñến năm 2020........ 136
Bảng 26: Một số chỉ tiêu công nghiệp - xây dựng thời kỳ 2008 - 2020 .......... 139
Bảng 27: Dự kiến một số chỉ tiêu ngành dịch vụ ñến năm 2020..................... 141

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nông nghiệp…………vii


DANH MỤC BIỂU ðỒ
Trang
Biểu ñồ 01: Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Sơn ðộng năm 2000 ..................99
Biểu ñồ 02: Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Sơn ðộng năm 2007 ................ 100
Biểu ñồ 03: Tỷ trọng vốn ñầu tư ở huyện Sơn ðộng giai ñoạn 1997 – 2005 .. 113
Biểu ñồ 04: Tăng trưởng vốn ñịa phương ñầu tư trên ñịa bàn giai ñoạn
1997-2005.......................................................................................... 113

Biểu ñồ 05: Tăng trưởng ñầu tư giai ñoạn năm 2005 - 2007 .......................... 115

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nông nghiệp…………viii


DANH MỤC HỘP
Trang
Hộp 01: Khung phân tích ............................................................................................. 21
Hộp 02: Một nét ñổi thay lớn trong cơ cấu kinh tế huyện Sơn ðộng từ khi xây dựng
Nhà máy nhiệt ñiện trên ñịa bàn.................................................................... 49
Hộp 03: Trao ñổi của một chủ doanh nghiệp được hưởng lợi từ chính sách............... 91
Hộp 04: Trao ñổi của một chủ nhiệm HTX ñược hưởng lợi từ chính sách................. 92
Hộp 05: Chủ trương hay đấy nhưng phải tùy ñiều kiện thực tế mà thực hiện............. 98
Hộp 06: Nhờ kinh tế nông thôn phát triển mà chúng tơi mới có vậy đấy.................. 123
Hộp 07: Ơ nhiễm mơi trường xung quanh Nhà máy nhiệt ñiện Sơn ðộng.............. 126
Hộp 08: Chúng tôi chọn hộ theo phương pháp “bốc thuốc”...................................... 128
Hộp 09: Chính sách phải tập trung vào đối tượng hộ nghèo...................................... 131
Hộp 10: Mơ hình phân tích SWOT nhằm phát huy tác động tích cực hạn chế tác
động tiêu cực của chính sách CDCC kinh tế trong ngành nơng nghiệp ..... 144
Hộp 11: Mơ hình phân tích SWOT nhằm phát huy tác động tích cực hạn chế tác
động tiêu cực của chính sách CDCC kinh tế trong ngành cơng nghiệp...... 144
Hộp 12: Cây vấn ñề .................................................................................................... 146
Hộp 13: Cây mục tiêu................................................................................................. 148
Hộp 14: Cần thiết phải triển khai nhanh ñề án giảm nghèo ....................................... 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 155
PHỤ LỤC.................................................................................................................. 157
Phụ lục 1: Các phương pháp ñịnh lượng nhằm ñánh giá tác ñộng của
chính sách ........................................................................................ 157
Phụ lục 2: Các phương pháp định tính nhằm đánh giá tác động của
chính sách ........................................................................................ 158

Phụ lục 3: Các phương pháp được sử dụng để đánh giá chính sách
điều chỉnh................................................................................................... 160
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nông nghiệp…………ix


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- BCð

Ban chỉ ñạo

- BVTV

Bảo vệ thực vật

- CDCC

Chuyển dịch cơ cấu

- CNH-HðH

Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

- CP

Chính phủ

- DNNVV


Doanh nghiệp nhỏ và vừa

- DTTS

Dân tộc thiểu số

- ðBKK

ðặc biệt khó khăn

- GTSX

Giá trị sản xuất

- HðND

Hội ñồng nhân dân

- HTX

Hợp tác xã

- KH

Kế hoạch

- KTTB

Kỹ thuật tiến bộ


- KTTW

Kinh tế trung ương

- KTXH

Kinh tế xã hội

- Nð

Nghị ñịnh

- NQ

Nghị quyết

- PTNT

Phát triển nơng thơn

- Qð

Quyết định

- TMDV

Thương mại dịch vụ

- TTBQ


Tăng trưởng bình qn

- UBND

Ủy ban nhân dân

- XðGN

Xóa đói giảm nghèo

- WB

World Bank

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nông nghiệp…………x


PHẦN I: MỞ ðẦU
1.1 Tính cấp thiết
Sự phát triển nền kinh tế thống nhất của một quốc gia là một trong
những cơ sở quyết ñịnh sự ổn ñịnh và phát triển của đất nước. u cầu của sự
phát triển ln địi hỏi phải có một cơ cấu kinh tế hợp lý, xác ñịnh rõ mối
quan hệ giữa các ngành của nền kinh tế quốc dân, quan hệ giữa các vùng kinh
tế lãnh thổ, mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế. Những mối quan hệ này
ñược biểu hiện cả về chất và lượng, chúng ln thay đổi để phù hợp với yêu
cầu phát triển kinh tế trong từng thời kỳ.
Sau 20 năm xóa bở cơ chế bao cấp, nền kinh tế Nước ta dần chuyển ñổi
sang cơ chế thị trường. Thực tế phát triển ở Việt Nam cho thấy chuyển đổi cơ
cấu kinh tế ở nơng thơn nước ta diễn ra quá chậm. Tuy tỷ trọng giá trị của lĩnh
vực nông lâm ngư nghiệp trong tổng GDP cả nước giảm rõ rệt nhưng xét

trong tổng thu nhập của nhân dân, phần đóng góp của những ngành này vẫn
chiếm phần chính, tăng từ 40,7% năm 1996 lên 41,6% năm 1999. Trong nông
thôn tỷ lệ này tăng từ 57,3% lên 58,5% cùng kỳ và thu nhập từ công nghiệp
dịch vụ giảm dần từ 17,9% xuống 15,9%. Chứng tỏ nông lâm ngư nghiệp vẫn
là nguồn sống quan trọng trong thu nhập của nhân dân, (Viện KTTW, 2001).
Việc chuyển ñổi từ kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ ở
nông thôn hiện nay vẫn diễn ra chậm, chủ yếu dưới dạng làng nghề. Thách
thức lớn nhất về kinh tế xã hội là vấn ñề tạo việc làm và thu nhập cho người
nông dân. Trong thời gian qua, khả năng tạo việc làm ở khu vực cơng nghiệp
khơng đáng kể, chỉ thu hút được 2% nhu cầu, lĩnh vực dịch vụ đóng góp được
33% số lao động mới, cịn lại dồn hết vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp.
Nhiều giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ñã ñược thực hiện trên phạm vi cả
nước nhưng vẫn chưa ñạt hiệu quả và chưa bền vững.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nông nghiệp…………1


ðể phát triển được kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn, trên địa bàn huyện
cịn rất nhiều vấn đề về mặt lý luận và thực tiễn chưa ñược tổng kết ñúc rút,
đặc biệt trong cơ chế thị trường. Tìm ra được giải pháp có tầm chiến lược cho
sự can thiệp của Chính phủ, Chính quyền các cấp (tỉnh, huyện) để chuyển
dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo đúng hướng cịn là một ñiều trăn trở của
các cấp (ðỗ Kim Chung, 2008).
Phát triển nền kinh tế ña dạng, phức tạp và mang tính hệ thống. Tác
động của chính sách ở cả phương diện kinh tế, xã hội và môi trường, sản xuất
và tiêu dùng, liên quan ñến nhiều ngành, nhiều sản phẩm, liên quan giữa nông
thôn và thành thị. Chúng ta cần thiết phân biệt được quy mơ, xu hướng tác
động trên các lĩnh vực trên (ðỗ Kim Chung, 2006).
Sơn ðộng là huyện nghèo vùng cao, nằm ở phía ðơng của tỉnh Bắc
Giang nơi có đến gần 50% dân cư là ñồng bào dân tộc thiểu số. Cũng như các

huyện nghèo khác trong cả nước, những năm qua Sơn ðộng ñã có nhiều hỗ
trợ của Chính phủ thơng qua chính sách và giải pháp phát triển kinh tế. Tuy
nhiên ít có nghiên cứu ñược tiến hành ñể xem xét mức ñộ ảnh hưởng của
chính sách tới vùng đó đến đâu. Hay nói cách khác là cần xem xét một cách
hệ thống những tác động của chính sách được triển khai tại địa phương (cả
tích cực và tiêu cực) từ đó đưa ra những giải pháp phát huy mặt tích cực, hạn
chế những tiêu cực của chính sách.
Xuất phát từ thực trạng trên, trong thời gian học tập và nghiên cứu tại
trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, Lớp cao học kinh tế nơng nghiệp 16B2,
khố học 2007- 2009, được sự đồng ý của Khoa Kinh tế - PTNT và Bộ môn,
cùng với sự quan tâm giúp đỡ của các thầy, cơ giáo và đồng nghiệp, tơi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “ðánh giá tác động của chính sách chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ở huyện Sơn ðộng - tỉnh Bắc Giang”.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nông nghiệp…………2


1.2 Câu hỏi nghiên cứu
Một số câu hỏi ñược ñề cập tới trong đánh giá tác động như: Chính sách
có tác ñộng như thế nào tới những ñối tượng thụ hưởng? Liệu một sự cải thiện
nào đó có phải là kết quả trực tiếp do chính sách mang lại hay khơng? Chính
sách có cần và có thể điều chỉnh để cải thiện tác động hay khơng?
Sau một thời gian ban hành và thực thi một số chính sách nào đó, chúng
ta thường khơng tổ chức việc đánh giá độc lập do các nhà chuyên gia thực
hiện ñể xác ñịnh tác ñộng và hiệu quả của chính sách, mức ñộ ñạt mục tiêu ñã
ñề ra, các tác ñộng tiêu cực và ngun nhân của nó, sự khơng cịn phù hợp
của chính sách so với thực tiễn kinh tế xã hội ñang phát triển. Trên cơ sở đó
chỉnh sửa hay ban hành chính sách mới, thay thể chính sách cũ lỗi thời.
Trong phạm vi ñề tài này một số câu hỏi ñược ñặt ra là: Các chính sách
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ñược triển khai ở huyện Sơn ðộng thuộc tỉnh Bắc

Giang như thế nào? Kết quả thực hiện ra sao? Tác ñộng như nào ñến sản xuất,
ñầu tư ở ñịa phương và thu nhập của người dân trên ñịa bàn? Giải pháp gì/
định hướng chính sách như thế nào nhằm nâng cao hiệu quả của chuyển dịch
cơ cấu kinh tế áp dụng ở huyện Sơn ðộng trong thời gian tới?

1.3 Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu tổng quát
ðánh giá ñược những tác động của việc thực hiện chính sách chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Sơn ðộng - tỉnh Bắc Giang. Từ đó đề xuất được
các giải pháp nhằm hồn thiện chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa
phương nói riêng và chính sách phát triển kinh tế nói chung.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nông nghiệp…………3


1.3.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hố được cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ñánh giá tác
động của chính sách chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
- ðánh giá được những tác động của chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ở huyện, bao gồm tình hình thực hiện chính sách và những tác động ñến cơ
cấu kinh tế ở huyện Sơn ðộng trong thời gian qua;
- ðề xuất ñược ñịnh hướng và những giải pháp hồn thiện chính sách
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Sơn ðộng - tỉnh Bắc Giang.

1.4 Phạm vi nghiên cứu
Về khơng gian, ðề tài được thực hiện tại huyện Sơn ðộng - tỉnh Bắc
Giang; về nội dung, nghiên cứu này tập trung vào chính sách của Chính phủ
nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ñược thực hiện tại huyện Sơn ðộng - tỉnh
Bắc Giang. Tác ñộng của việc thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh
tế đến sự phát triển kinh tế huyện; về thời gian, số liệu trong nghiên cứu này

phản ánh tình hình thực hiện, kết quả và tác động của chính sách chuyển dịch
cơ cấu kinh tế những năm gần ñây, nhất là giai ñoạn 2006 ñến 2008.
Cũng như các ñịa phương khác trong cả nước, huyện Sơn ðộng những
năm qua đã có rất nhiều chính sách được triển khai với những mục tiêu và
lĩnh vực khác nhau. Các chính sách được thực hiện ở địa phương có tác động
tổng hợp và tác động riêng rẽ khác nhau nhằm thúc ñẩy phát triển kinh tế xã
hội và giữ vững an ninh trật tự. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này việc ñánh giá
tác ñộng của chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế chỉ giới hạn ở việc ñánh
giá tác ñộng tổng hợp từ hệ thống chính sách có mục tiêu chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, khơng tách biệt những tác động đó theo từng chính sách khác nhau.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nông nghiệp…………4


PHẦN II
MỘT SỐ VẤN ðỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ðỘNG
CỦA CHÍNH SÁCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

2.1

Một số vấn ñề lý luận về tác ñộng của chính sách chuyển dịch
cơ cấu kinh tế

2.1.1 Khái niệm về chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.1.1.1 Một số khái niệm
Khái niệm về chính sách: Chính sách là tập hợp chủ trương và hành
động về phương diện nào đó của nền kinh tế xã hội do chính phủ thực hiện.
Nó bao gồm mục tiêu mà Chính phủ muốn đạt ñược và cách làm ñể ñạt ñược
các mục tiêu ñó (ðỗ Kim Chung, 2006).
Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu (CDCC) kinh tế: là một q trình

vận động, phát triển và chuyển hóa của các bộ phận cấu thành nên tổng thể
kinh tế đó. Từ cơ cấu kinh tế cũ chuyển sang cơ cấu kinh tế mới địi hỏi phải
có thời gian và phải qua những nấc thang nhất ñịnh của sự phát triển. Khơng
thể có một cơ cấu kinh tế nào hồn thiện tuyệt đối và bất biến. Sự chuyển hóa
đó diễn ra theo quy luật lượng đổi, chất ñổi từ cơ cấu kinh tế cũ sang cơ cấu
kinh tế mới phù hợp hơn và có hiệu quả hơn (Trần ðình ðằng, 2005).
Như vây, chính sách CDCC kinh tế là chủ trương và hành động của
chính phủ nhằm thay ñổi cơ cấu nền kinh tế cụ thể là thay ñổi cơ cấu ngành
kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế với mục tiêu hướng
đến một nền kinh tế có cơ cấu hợp lý, phát triển bền vững và cân ñối.
Với những ñịnh nghĩa trên ñây, ở Việt Nam cần chú ý ñến một số
điểm sau khi đề cập đến chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nông nghiệp…………5


Thứ nhất, chủ thể của chính sách CDCC kinh tế ñược ñề cập là Chính
phủ, mà cụ thể là Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính
sách CDCC kinh tế của một địa phương cụ thể chỉ ñược xem xét trong chừng
mực ñể làm rõ chủ trương chung của quốc gia. Cần lưu ý, ðảng ta là đảng cầm
quyền có vai trị lãnh đạo đất nước, vạch ra đường lối để Chính phủ thực hiện
sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia nên chính sách CDCC của
Chính phủ cũng là chính sách của ðảng, thể hiện quan ñiểm, thực hiện ñường
lối và chính sách của ðảng. Chính vì thế, khi trình bày thực trạng chính sách
CDCC kinh tế ở địa phương chúng tơi sẽ đồng nhất chính sách của ðảng, của
Nhà nước và của Chính phủ khi nào có thể.
Thứ hai, mục tiêu của chính sách CDCC kinh tế bao gồm cả khía cạnh
kinh tế, xã hội và mơi trường. Mục tiêu kinh tế là tạo ñiều kiện cho tổ chức
sản xuất tiếp cận KTTB thơng qua các hoạt động khuyến nơng, khuyến cơng,
khuyến thương góp phần tăng hiệu quả chung của nền kinh tế và ñặc biệt

nâng cao thu nhập cho người dân. Mục tiêu xã hội là góp phần xóa ñói, giảm
nghèo, giải quyết việc làm, giảm ñộ chênh lệch về mức sống giữa thành thị và
nông thôn, xây dựng nơng thơn mới hiện đại hơn. Mục tiêu mơi trường của
chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế là phát triển các ngành kinh tế một
cách bền vững, tiến hành sản xuất đi đơi với việc giữ gìn và bảo vệ mơi
trường sống. Có thể thấy mục tiêu của chính sách CDCC kinh tế rất rộng và
phức tạp. Hơn nữa các mục tiêu đó khơng phải lúc nào cũng đồng hướng với
nhau, ñặc ñiểm này cho thấy việc hoạch ñịnh và triển khai chính sách CDCC
kinh tế là việc làm rất khó khăn.
Thứ ba, Nền kinh tế của mỗi nước, mỗi ñịa phương bao gồm nhiều bộ
phận hợp thành, kết hợp chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, tác ñộng qua lại
lẫn nhau ảnh hưởng sâu sắc ñến cách thức, phương tiện và cơng cụ để thực thi
chính sách chuyển dịch cơ cấu. Mối quan hệ giữa chúng luôn ln thay đổi

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nông nghiệp…………6


theo khả năng và ñiều kiện cho phép của nền kinh tế mỗi nước, mỗi ñịa
phương từng thời kỳ nhất ñịnh. Vì vậy, nghiên cứu cơ cấu kinh tế thực chất là
nghiên cứu cấu trúc bên trong của nền kinh tế được thể hiện thơng qua các
mối quan hệ kinh tế.
CDCC kinh tế là một q trình vận động, phát triển và chuyển hoá của
các bộ phận cấu thành nên tổng thể nền kinh tế đó. Tuy nhiên trong điều kiện
của nền kinh tế thị trường, do tác ñộng của cạnh tranh, sẽ xuất hiện yếu tố tự
phát. Muốn cho q trình vận động đó hướng theo mục tiêu chủ quan của con
người thì nhất thiết phải có sự tác động của chính con người, của cơ quan
quản lý thơng qua các chính sách.
Thuật ngữ chính sách và việc hoạch ñịnh, triển khai thực hiện chính
sách ñã hiện hữu từ khá lâu ở Việt Nam tuy nhiên khoa học nghiên cứu về
chính sách cịn chưa đạt được sự phát triển tương xứng. Do đó, khái niệm

chính sách cịn được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, theo Từ
ñiển bách khoa Việt Nam thì chính sách được hiểu là những chuẩn tắc cụ thể
ñể thực hiện ñường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời
gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và
phương hướng của chính sách tùy thuộc tính chất của đường lối, nhiệm vụ
chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và mơi trường.
Trên thế giới, các nhà nghiên cứu chính sách cũng chưa tìm thấy sự
nhất trí với nhau về định nghĩa chính sách. Theo James Anderson chính sách
là một q trình hành động có mục ñích ñược theo ñuổi bởi một hay nhiều
chủ thể trong việc giải quyết các vấn ñề mà họ quan tâm. Thomas Dye lại cho
rằng chính sách cơng là tất cả những gì nhà nước chọn làm hoặc khơng làm.
Do cịn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về chính sách, nên trước khi
đi vào trình bày khái niệm chính sách CDCC kinh tế, cần làm rõ quan ñiểm về

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nông nghiệp…………7


chính sách và chính sách cơng. Có thể nói: Chính sách là một khái niệm vừa
mang tính khoa học cơ bản vừa mang tính ứng dụng, nhất là tính chỉ ñạo thực
tiễn của chủ thể quản lý. Trên thực tế ln tồn tại những cách định nghĩa
chính sách khác nhau do cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau. Nhưng ñã là
một chính sách thì nội hàm của nó phải bao gồm các yếu tố cấu thành sau:
Một là: Chủ thể ñề ra và triển khai thực hiện chính sách là chủ thể quản
lý của hệ thống quản lý, trong đó chính sách được đề ra và tổ chức thực hiện.
Tùy theo các hệ thống quản lý khác nhau có chính sách khác nhau như chính
sách của một cơ quan, doanh nghiệp, ngành, quốc gia, quốc tế... Trong đó bộ
máy quản lý tương ứng của cơ quan, doanh nghiệp, ngành, quốc gia, tổ chức
quốc tế là chủ thể của chính sách. Khơng có khái niệm chính sách mà khơng
gắn với một chủ thể nào đó.
Hai là: Chính sách ln gắn với những mục tiêu cụ thể. Mục tiêu của

chính sách có thể được hiểu theo nghĩa rộng, có nghĩa là đạt tới trạng thái
mong ñợi của hệ thống quản lý, cũng có thể được hiểu theo nghĩa hẹp, tức
giải quyết một nhu cầu, một vấn ñề mới xuất hiện của hệ thống quản lý. Mục
tiêu của chính sách có thể xét trên giác độ tổng thể hệ thống, do đó mang tính
tồn diện như mục tiêu tăng trưởng, mục tiêu phát triển… cũng có thể xét trên
một mặt nào đó của hệ thống như mục tiêu thu nhập, mở rộng quy mơ.
Ba là: Chính sách cịn bao hàm trong nó cả cách thức mà chủ thể cần
hành ñộng ñể ñạt tới mục tiêu mong muốn. Cách thức hành ñộng ở ñây bao
hàm nhiều nội dung từ hệ quan ñiểm chỉ ñạo hành động của chủ thể chính
sách đến phương hướng, phương án, phương tiện, cơng cụ và nguồn lực thực
thi chính sách trong thực tiễn, kể cả các tiêu chí đánh giá tác động của chính
sách. Phương thức hành động có thể bao hàm cả sự phân chia trách nhiệm và
quyền hạn trong bộ máy quản lý của hệ thống nếu mục tiêu của chính sách địi
hỏi một sự cơ cấu lại (Trần Thị Minh Châu, 2007).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nông nghiệp…………8


2.1.1.2 Mục tiêu của chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chính sách CDCC kinh tế được Chính phủ đưa ra nhằm thay ñổi cơ
cấu nền kinh tế theo mục tiêu phát triển cân ñối giữa các ngành, các vùng và
thành phần kinh tế; nâng cao tính bền vững của các nguồn tài nguyên thiên
nhiên; giảm chênh lệch về thu nhập, rủi ro, nguy cơ tổn thương, cải thiện an
ninh lương thực và phúc lợi cho xã hội; tăng thu nhập ở khu vực nông thôn
với chất lượng cao, bền vững và toàn diện (ðỗ Kim Chung, 2006).
2.1.1.3 Nội dung của chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chính sách CDCC kinh tế bao hàm trong nó chủ định của Chính phủ,
mục tiêu mà Chính phủ mong muốn đạt tới là một cơ cấu tiến bộ hơn cho nền
kinh tế. Ở phạm vi nhỏ hơn là cơ cấu kinh tế của tỉnh, huyện tiến bộ hơn so
với trước khi thực hiện chính sách. Chính vì thế chính sách chuyển dịch cơ

cấu kinh tế có những nội dung sau: (1) Khuyến khích phát triển từng ngành
kinh tế trong cơ cấu kinh tế chung là: Nông nghiệp; Công nghiệp và Thương
mại dịch vụ; (2) Trong từng khối ngành lại có nội dung khuyến khích phát
triển hay hạn chế phát triển từng tiểu ngành. Thí dụ trong ngành nơng nghiệp:
Có chính sách khuyến khích phát triển ngành chăn ni có giá trị kinh tế cao,
ít ảnh hưởng của yếu tố thời vụ. Hay trong ngành cơng nghiệp có chính sách
khuyến khích phát triển cơng nghiệp chế biến thay vì phát triển cơng nghiệp
khai thác, góp phần bảo vệ bền vững nguồn tài ngun.
Thơng qua thực hiện các chính sách cụ thể Chính phủ có thể tác động
vào nền kinh tế làm thay đổi cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần
kinh tế. Vì vậy nội dung và phạm vi áp dụng của chính sách cần được hoạch
định một cách linh hoạt, tránh hiện tượng dập khn máy móc, gây khó dễ
cho cả người triển khai chính sách và người hưởng lợi của chính sách.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nông nghiệp…………9



×