Tải bản đầy đủ (.pdf) (232 trang)

Luận án tiến sĩ khảo sát những đặc điểm thể loại phóng sự của vũ trọng phụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 232 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN HOÀI THANH

KHẢO SÁT NHỮNG ĐẶC ĐIỂM
THỂ LOẠI PHÓNG SỰ CỦA
VŨ TRỌNG PHỤNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 1999


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN HOÀI THANH

KHẢO SÁT NHỮNG ĐẶC ĐIỂM
THỂ LOẠI PHÓNG SỰ CỦA
VŨ TRỌNG PHỤNG
Chuyên ngành: Lý thuyết và lịch sử văn học
Mã số: 5. 04. 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
- GS. Hoàng Nhƣ Mai


- PGS – TS Trần Hữu Tá

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 1999


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Tác giả luận án

NGUYỄN HOÀI THANH


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1. Sự cấp thiết của đề tài và mục đích nghiên cứu ..................................................... 1
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 3
3. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................ 6
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................... 23
5. Đóng góp mới của luận án ................................................................................... 24
6. Bố cục của luận án ............................................................................................... 24
CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỂ PHÓNG SỰ............................................. 25
1.1. Một số quan niệm về thể phóng sự ................................................................... 25
1.1.1. Một ít tƣ liệu về thể phóng sự ở nƣớc ngồi .............................................. 25
1.1.2 Một số quan niệm ở Việt Nam về thể phóng sự ......................................... 31
1.2. Phóng sự báo chí và phóng sự văn học ............................................................. 37
1.2.1 Phóng sự - một thể kí trong báo chí và văn học.......................................... 39
1.2.2 Phóng sự báo chí và Phóng sự văn học ....................................................... 42

1.2.3. Phóng sự mang yếu tố tiểu thuyết .............................................................. 49
1.3. Mấy nét cơ bản về lịch sử thể phóng sự ở Việt Nam ........................................ 51
1.3.1. Sự xuất hiện thể phóng sự .......................................................................... 51
1.3.2. Sơ lƣợc về quá trình phát triển ................................................................... 56
CHƢƠNG 2: PHÓNG SỰ VŨ TRỌNG PHỤNG: HIỆN THỰC VÀ TƢ TƢỞNG .. 69
2.1. Những mảng hiện thực đen tối .......................................................................... 70
2.1.1. Những tệ nạn xã hội trầm kha .................................................................... 70
2.1.2 Những cảnh tƣợng thƣơng tâm, nhức nhối ................................................. 74
2.2. Sự tha hóa của những “giới” ngƣời .................................................................. 77


2.2.1. Những kẻ lụi tàn vì cờ bạc bịp ................................................................... 78
2.2.2. Những kẻ khốn cùng tha hóa ..................................................................... 80
2.2.3. Sự băng hoại của giới chủ nhà ................................................................... 82
2.3. Giá trị và hạn chế của nội dung phóng sự ......................................................... 83
2.3.1. Giá trị lịch sử - thời sự ............................................................................... 84
2.3.2. Tƣ tƣởng nhân đạo ..................................................................................... 93
2.3.3. Những bất cập, sai lầm và yếu tố tự nhiên chủ nghĩa .............................. 104
CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM VỀ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ............................ 117
3.1. Nghệ thuật khám phá hiện thực, khai thác tƣ liệu .......................................... 117
3.1.1. Sự tinh tế trong "tuyển chọn" thực tại ...................................................... 118
3.1.2. Sự năng động trong tiếp cận hiện thực .................................................... 120
3.1.3. Sự sáng tạo trong khai thác tƣ liệu ........................................................... 124
3.2. Những yếu tố của nghệ thuật tiểu thuyết ........................................................ 129
3.2.1. Mỗi "vấn đề" đều thành "câu chuyện" ..................................................... 130
3.2.2. Một quần thể nhân vật sống động ............................................................ 134
3.2.3 Một lối thuật kể hấp dẫn ........................................................................... 144
3.3. Nghệ thuật trào phúng ..................................................................................... 151
3.3.1. Nhân vật hài hƣớc, biếm họa ................................................................... 152
3.3.2. Tổ chức tình huống hài hƣớc, trào phúng ................................................ 157

3.3.3. Một lối văn giễu nhại ............................................................................... 161
CHƢƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM LỜI VĂN PHÓNG SỰ VŨ TRỌNG PHỤNG ............... 168
4.1. Chất khẩu ngữ trong lời văn phóng sự ............................................................ 169
4.1.1. Những yếu tố khẩu ngữ ............................................................................ 169
4.1.1.1. Các lớp khẩu ngữ .............................................................................. 170
4.1.1.2. Lƣợng thành ngữ, tục ngữ mang màu sắc khẩu ngữ ......................... 172
4.1.1.3. Biện pháp tu từ mang màu sắc khẩu ngữ .......................................... 174


4.1.2. Vai trò của các yếu tố khẩu ngữ............................................................... 179
4.1.2.1. Sử dụng khẩu ngữ để mô tả, đánh giá hiện thực ............................... 179
4.1.2.2. Dùng khẩu ngữ để miêu tả quần thể nhân vật ................................... 180
4.2. Giọng điệu trong lời văn phóng sự Vũ Trọng Phụng ..................................... 181
4.2.1. Giọng điệu của cái Tôi - ngƣời kể chuyện ............................................... 181
4.2.2. Giọng điệu của cái Tôi - tác giả ............................................................... 184
4.2.3. Giọng điệu chính của quần thể nhân vật .................................................. 185
4.3. Tính hiện đại và những chế của lời văn phóng sƣ Vũ Trọng Phụng .............. 186
4.3.1. Những từ vựng mới mẻ ............................................................................ 187
4.3.2. Câu văn hiện đại trong phóng sự Vũ Trọng Phụng ................................. 188
4.3.3. Những hạn chế trong lời văn phóng sự .................................................... 193
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 195
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 201
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 218


MỞ ĐẦU

1. Sự cấp thiết của đề tài và mục đích nghiên cứu
Tuy đƣợc tơn vinh ở cả lĩnh vực tiểu thuyết lẫn phóng sự, nhƣng cho đến nay, sau hơn
nửa thế kỉ, việc nghiên cứu di sản văn chƣơng của Vũ Trọng Phụng vẫn có một sự thiên lệch:

bút mực đã dành sự ƣu ái cho "nhà tiểu thuyết trác tuyệt" nhiều hơn so vói "ơng vua phóng
sự". Theo thƣ mục nghiên cứu trong Vũ Trọng Phụng - hôm qua và hơm nay [178, 265 - 281]
tính đến thời điểm 1992, trong tổng số 141 bài và sách nghiên cứu sự nghiệp văn chƣơng của
họ Vũ, chỉ có 3 bài bàn riêng về phóng sự. Cũng theo Thƣ mục này, trong 29 báo cáo khoa
học tại hai cuộc Hội thảo lớn kỉ niệm Vũ Trọng Phụng (tháng 12 năm 1987 ở Thành phố Hồ
Chí Minh và tháng 10 năm 1989 ở Hà Nội) cũng chỉ có 2 bài bàn riêng về phóng sự của ơng.
Ngay trong 25 báo cáo khoa học tại cuộc Hội thảo thứ 3 (ngày 15 tháng 3 năm 1992), kỉ niệm
80 năm ngày sinh của Vũ Trọng Phụng tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã khơng có một báo cáo
nào bàn riêng về phóng sự. Từ đó cho đến nay (1999) đã có thêm một số bài báo khoa học và
1 luận văn Thạc sĩ về đề tài phóng sự của họ Vũ. Đồng thời cũng có 1 luận án Phó tiến sĩ đề
cập đến cả lĩnh vực tiểu thuyết và phóng sự của ơng. Tuy nhiên, do các tác giả chỉ mới giới
hạn trong việc tìm hiểu, nghiên cứu về một số vấn đề theo mục tiêu nhất định nên chưa đem
lại một cái nhìn tồn diện và cịn để lại những khoảng trống cần bù lấp.
Nói nhƣ vậy khơng có nghĩa phóng sự Vũ Trọng Phụng ít đƣợc bàn tới. Bên cạnh
những báo cáo, bài báo và cơng trình chun về phóng sự, cịn có nhiều ý kiến đề cập đến
mảng sáng tác này của họ Vũ, nhân khảo

1


cứu một vấn đề nào đó về văn nghiệp và cuộc đời của ông. Nhƣng ngay trong số những ý
kiến này cũng lại bộc lộ thêm một sự thiên lệch khác. Đó là, đa phần bàn về phương diện nội
dung đạo đức, chính trị, giá trị hiện thực của từng thiên phóng sự hơn là bàn về phương diện
nghệ thuật. Vì thế, bức chân dung "ơng vua phóng sự" cịn thiếu một sự đầy đặn, hài hịa.
Thời kì mới trong việc tiếp cận di sản văn học của Vũ Trọng Phụng địi hỏi phải mở
rộng tầm nhìn, hƣớng nhìn sang mảng phóng sự, để tìm hiểu, đánh giá đúng những đóng góp
của ơng ở địa hạt sáng tác quan trọng này.
Trên cơ sở tiếp thu thành tựu nghiên cứu của những người đi trước, luận án này xin
mở một cuộc khảo sát toàn diện, theo một hệ thống, nhằm mục đích tìm ra những đặc điểm
nổi bật cả về phương diện nội dung lẫn nghệ thuật, để thấy giá trị đặc sắc, sự độc đáo, sáng

tạo và những hạn chế, lệch lạc của những tác phẩm thuộc thể phóng sự của Vũ Trọng Phụng.
Sự khảo cứu những đặc điểm của phóng sự Vũ Trọng Phụng, khơng những có ý nghĩa
đối với việc nghiên cứu di sản văn chƣơng của họ Vũ mà cịn có ý nghĩa đối với việc nghiên
cứu lí luận và thực tiễn của thể phóng sự.
Phóng sự là một thể tân văn ra đời trong những năm sôi động nhất, khi văn học nƣớc
nhà tăng tốc lao vào quỹ đạo hiện đại. Thể văn nay là kết quả của "cuộc tình" đằm thắm giữa
văn học và báo chí lúc đó. Chỉ trong một thời gian ngắn, phóng sự đã đạt đƣợc một thành tựu
rực rỡ. Nếu theo quan điểm của M. Bakhtin về vai trò to lớn của thể loại trong quá trình phát
triển văn học, thì có thể coi thể phóng sự là một trong "những nhân vật chính của tấn kịch
lịch sử văn học" đương thời. Vì vậy, nó đã thu hút đƣợc sự quan tâm, kiến giải của cả lí luận
văn học và lí luận báo chí. Việc tìm hiểu đặc điểm phóng sự của một cây bút tiêu biểu thuộc
bậc "ơng vua", có thể góp phần vào việc đánh giá đơi với cả nền phóng sự đƣơng thời, một

2


hiện tƣợng văn học độc đáo, mang đậm dấu ấn sáng tạo của một lớp nhà văn lớn.
Phóng sự là một bộ phận hợp thành quan trọng của di sản văn học Vũ Trọng Phụng.
Chất phóng sự lại là thành tố "máu thịt" của phong cách văn học họ Vũ. Việc xác định đặc
điểm phóng sự sẽ góp phần soi sáng những mảng sáng tác khác của ông. Điều này có một ý
nghĩa đối với cơng tác giảng dạy và học tập văn chƣơng Vũ Trọng Phụng. Trƣớc tình hình
"bùng nổ" trở lại của thể phóng sự trong những năm gần đây, cũng đòi hỏi sự tiếp sức của
kinh nghiệm quá khứ. Luận văn này cũng có một tham vọng nhỏ là gợi lại cách làm phóng sự
của một cây bút "sắc sảo và khơn ngoan", có thể để người viết phóng sự hơm nay học hỏi, rút
ra nhũng điều bổ ích cho nghề nghiệp của mình. Trƣớc xu hƣớng xóa nhịa ranh giới thể loại
để tạo ra một dạng thức biểu hiện mới nhằm đạt đƣợc hiệu quả thông tin - thẩm mĩ tối ƣu của
văn xuôi hiện nay, việc nghiên cứu đặc điểm phóng sự của họ Vũ cịn có giá trị gợi mở đối
với sự tìm tịi, sáng tạo. Mặt khác, những vấn đề và những tệ nạn xã hội mà họ Vũ phản ánh,
nay vẫn còn đang là vấn nạn, quốc nạn không dễ giải quyết một sớm, một chiều. Chính trong
lúc này, rất cần có một nền phóng sự sơi động, đóng vai trị xung kích trên lĩnh vực báo chí

và văn học, góp phần vào công cuộc cải tạo, xây dựng xã hội mới. Vì thế, sự nghiên cứu di
sản phóng sự của Vũ Trọng Phụng càng có ý nghĩa thực tiễn khơng nhỏ.

2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Suốt gần mƣời năm cầm bút, Vũ Trọng Phụng luôn gắn bó với thể phóng sự. Từ năm
1933 đến 1939, cùng với việc cho ra đời hàng loạt những tác phẩm có giá trị thuộc những thể
loại khác, ơng đã viết cả thảy 8 thiên phóng sự dài, theo trình tự thời gian nhƣ sau:

3


- Cạm bẫy người (Nhật Tân, tháng 8 - 1933), -Đời cạo giấy (Tân thiếu niên, 1934),
- Kĩ nghệ lấy Tây (Nhật Tân, tháng 12 - 1934),
- Dân biểu và dân biểu (Công Dân, tháng 9 - 1935),
- Cơm thầy cơm cô (Hà Nội báo, tháng 5 - 1936),
- Vẽ nhọ bôi hề (Phụ nữ thời đàm, tháng 9 - 1936),
- Lục xì (Tương Lai, tháng 01 - 1937),
- Một huyện ăn Tết (Tiểu thuyết thứ bẩy, tháng 2 - 1939).
Trong 8 tác phẩm nói trên, phóng sự Dân biểu và dân biểu đăng trên tờ Cơng Dân,
hiện chƣa tìm đƣợc văn bản. Theo các Giáo sƣ Phan Cự Đệ, Nguyễn Hoành Khung và Trần
Hữu Tá (Trong Tổng tập Văn học Việt Nam, Tập 29A), đây là tác phẩm "Công kích cái Viện
dân biểu bù nhìn, mà các ngài nghị viên xuất thân chỉ là những lão cai xe, những bọn cho vay
nặng lãi, những tên địa chủ vô học mà lại hiếu danh" [37, 36 - 38]. Một thiên phóng sự đã đề
cập trực tiếp đến một vấn đề chính trị của xã hội đƣơng thời, nhƣng rất tiếc là bị thất lạc. Cịn
phóng sự Vẽ nhọ bơi hề đăng dở dang, vì tờ Phụ nữ thời đàm bị đình bản. Theo họa sĩ Mạnh
Quỳnh, ngƣời đuợc Vũ Trọng Phụng mời minh họa cho thiên phóng sự này, thì: "Nhà văn
chọn hậu trƣờng sân khấu làm đề tài, là nhằm nói lên cuộc đời của những ngƣời bán hơi, bán
tài, bán sức mà không đủ sống. Không những thế, trong mƣời ngƣời, có tới năm sáu ngƣời sa
vào con đƣơng nghiện hút" [178, 124]. Riêng phóng sự Đời cạo giấy, cũng chƣa tìm đƣợc

văn bản; nhƣng theo bài xã luận "Phóng sự là gì" ở trang 3 của báo Phóng sự số 3 năm 1938
(xuất bản ở Sài Gịn) thì: "Thiên phỏng sự Đời cạo giấy vừa ra trên số báo Tân thiếu niên của
ơng Lê Tràng Kiều thì đã đem ngay cái chết lại cho báo ấy. Chứng tơi kể lại chuyện này vì
muốn cho bạn đọc thấy

4


rõ cái giá trị của phỏng sự, vì trong Đời cạo giấy, Vũ Trọng Phụng đã nói đến đời cách mạng
của Đoàn Trần Nghiệp tục danh là Ký Con".
Qua các lời thuật kể nhƣ vậy, có thể yên tâm về nội dung đƣợc đề cập ở ba thiên
phóng sự nói trên, là những vấn đề có ý nghĩa chính trị, xã hội tích cực.
Vì vậy, đối tƣợng nghiên cứu của Luận án này là năm thiên phóng sự cịn lại: Cạm
bẫy người, Kĩ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, Lục xì và Một huyện ăn Tết. Đây là những
phóng sự chính yếu, khơng bị lƣỡi kéo kiểm duyệt đƣơng thơi cắt bỏ. Số lƣợng phóng sự hiện
cịn, cho phép việc khảo cứu, tìm tịi đặc điểm của thành tựu phóng sự của Vũ Trọng Phụng.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài "Khảo sát những đặc điểm thể loại phóng sư của Vũ Trọng Phụng", luận án
xin định rõ mục đích của mình là khảo sát những đặc điểm của năm tác phẩm thuộc thể loại
phóng sự của Vũ Trọng Phụng nhƣ đã trình bày ở trên. Phóng sự là một thể loại mới xuất
hiện trong cuộc cách tân văn học. Nhƣ nhiều nhà văn cùng thời, Vũ Trọng Phụng đã tìm đến
thể phóng sự và đã góp cho thể tài này những tác phẩm xuất sắc mang đậm phong cách riêng,
chứ không phải ông đã sáng tạo ra một "thể loại" phóng sự riêng biệt của mình. Trên cơ sở
xác định đối tƣợng và mục đích nghiên cứu nhƣ vậy, luận án xin tự đặt cho mình những giới
hạn nhƣ sau:
Một là, thơng qua việc tìm hiểu những quan niệm về thể phóng sự, chúng tơi đề cập
đến thể phóng sự báo chí và phóng sự văn học, tìm ra những điểm giống nhau và sự khác biệt
giữa chúng. Tuy lí luận khơng phải là mục đích chính của việc nghiên cứu, nhƣng chúng tôi
thấy cần phải minh định hai khái niệm này, để làm cơ sở cho việc khảo sát đặc điểm phóng
sự của Vũ Trọng Phụng.


5


Hai là, chỉ khảo sát nội dung phóng sự của họ Vũ ở hai phƣơng diện: hiện thực và tư
tưởng. Từ đó, luận án rút ra giá trị lịch sử - thời sự; giá trị nhân đạo và những bất cập, sai
lầm, yếu tố tự nhiên chủ nghĩa.
Ba là, khảo sát về phương diện nghê thuật của các tác phẩm phóng sự, nhƣ nghệ thuật
khai thác, sử dụng tƣ liệu, tính tiểu thuyết và nghệ thuật trào phúng.
Bốn là, khảo sát đặc điểm của lời văn trong các thiên phóng sự của họ Vũ, để nhằm
tìm ra cái riêng, cái độc đáo về lối phơ diễn của "ơng vua phóng sự".
Phạm vi nghiên cứu bao gồm một hệ thống vấn đề nhƣ trên, ngõ hầu đem lại một cái
nhìn bao quát cả về năng lực nhận thức hiện thực, sự tìm tịi về mặt tƣ tƣởng; sự sáng tạo về
nghệ thuật và những đóng góp riêng về ngơn ngữ, để từ đó có thể rút ra đƣợc những đặc điểm
nổi bật của thành tựu phóng sự Vũ Trọng Phụng.

3. Lịch sử vấn đề
Trong thế hệ những cây bút "tiền chiến", chƣa một văn tài nào lại có một số phận vinh
quang và cay đắng nhƣ "ơng vua phóng sự" Vũ Trọng Phụng. Không đƣợc sống đến tuổi
"tam thập", thời gian cầm bút chƣa đƣợc quá mƣời năm, để lại một di sản văn chƣơng đồ sộ
vói những kiệt tác bất hủ... Vậy mà, ngay từ lúc sinh thời và suốt gần nửa thế kỉ, sau khi phải
vĩnh biệt cuộc đời, họ Vũ và văn nghiệp của ông đã phải trải qua nhiều con vật vã, nổi chìm
trên dịng sơng dƣ luận; có giai đoạn cịn bị loại bỏ ra khỏi văn mạch của dân tộc. Nhƣng
những năm gần đây, dƣới ánh sáng của thời kì đổi mới, sự nghiệp văn chƣơng của họ Vũ đã
dần từng bƣớc đƣợc đánh giá lại một cách khách quan hơn.
Phóng sự là một thành tựu, là một bộ phận hợp thành quan trọng

6



trong trƣớc tác của ông, nên lịch sử vấn đề phóng sự khơng tách rồi vấn đề Vũ Trọng Phụng
trong tiến trình nghiên cứu, phê bình văn học. Nhƣng mảng sáng tác này lại có một "sinh
mệnh" riêng, sự kiện riêng, nên lịch sử vấn đề cũng có những đặc điểm riêng biệt. Suốt thời
gian qua, bầu khơng khí chính trị, xã hội ln đóng vai trị quan trọng chi phối việc khảo cứu
văn chƣơng của họ Vũ, sự chi phối này càng mạnh mẽ hơn đối với sự xem xét, đánh giá
phóng sự Vũ Trọng Phụng, vì hơn bất cứ thể loại nào, phóng sự của ơng ln nhạy cảm,
"đụng chạm" trực tiếp đến những vấn đề chính trị, xã hội; đến chuyện "ngƣời thật, việc thật"
của đời sống.
Căn cứ vào những mốc lịch sử lớn, có ý nghĩa đối với xã hội và đời sống văn học,
chúng tôi chia lịch sử vấn đề phóng sự Vũ Trọng Phụng thanh ba giai đoạn nhƣ sau:
- Giai đoạn từ 1933 đến 1944,
- Giai đoạn từ 1945 đến 1985,
- Giai đoạn từ 1986 đến nay.
Để thấy rõ hiện trạng của việc nghiên cứu, phê bình phóng sự Vũ Trọng Phụng, chúng
tơi xin điểm lại những sự kiện chính theo dồng thời gian, đồng thời cũng tìm hiểu những lối
tiếp cận, phê bình khác nhau đối với mảng sáng tác này.
3.1 Giai đoạn từ 1933 - 1944
Từ năm 1933 đến năm 1944 đã có nhiều ý kiến sơi nổi luận bàn về phóng sự của Vũ
Trọng Phụng. Đây là câu chuyện giữa những ngƣời đƣơng thời: có luồng ý kiến tơn vinh,
ngợi ca; có luồng ý kiến phê phán, trong đó, gay gắt nhất là những ý kiến lên án, phủ định
nhằm "hạ bệ"; ý kiến tự bảo vệ của đƣơng sự và những ý kiến khảo cứu cẩn trọng, khách
quan...
Nhƣ nhiều nhà văn cùng thời, Vũ Trọng Phụng đã mở đầu sự nghiệp

7


bằng đơi ba truyện ngắn. Tuy có gây đƣợc sự chú ý ít nhiều của bạn đọc, nhƣng họ Vũ chỉ
thực sự "dậy" tiếng khi ơng "trình làng" thiên phóng sự đầu tay đăng trên tờ Nhật Tân, tháng
8 năm 1933. Cạm bẫy người nhƣ là một sự bột phát, báo hiệu sự xuất hiện của một tài năng

lớn về phóng sự. Lê Tràng Kiều, trên tờ Văn học tạp chí đã cho biết: "Cạm bẫy người vừa ra
đời đã đƣợc ngay báo chí và các nhà phê bình cực lực hoan nghênh. Nó đã làm cho tài Vũ
Trọng Phụng khơng cịn ai ngờ đƣợc nữa" [183, 54 - 55]. Và đúng là chỉ mấy năm sau đó, họ
Vũ đã liên tiếp cho in cả một xêri phóng sự dài "Những cuốn... Kĩ nghệ lấy Tây... Lục xì...
Cơm thầy cơm cơ... đƣợc khắp ba kì hoan nghênh nhiệt liệt" (Nguyễn Triệu Luật) [183, 23].
Lan Khai trong Vũ Trọng Phụng (Mớ tài liệu cho văn - sử Việt Nam) kể rằng: "... trên các tờ
Ngọ Báo, Nhật Tân và nhiều báo khác, ngƣời ta bắt đầu đọc các bài truyện ngắn, phóng sự,
truyện dài do anh viết, cái tên Vũ Trọng Phụng ra đời lừng lẫy trong chớp mắt". [208, 38].
Dƣ luận đƣơng thời tiếp tục xôn xao trƣớc sự bừng sáng của cây bút phóng sự tài hoa.
Báo Tràng An tơn vinh Vũ Trọng Phụng lên hàng "ơng vua phóng sự đất Bắc". Phùng Tất
Đắc viết lời Tựa cuốn Kĩ nghệ lấy Tây với lời ngợi ca nồng nhiệt: "ngòi bút phóng sự của ơng
Vũ Trọng Phụng đã nói tới một độ rất cao trong nghệ thuật (...). Cuốn sách này (...) vào hàng
những cơng trình ảnh hƣởng xa rộng hơn, những cơng trình có thể vạch phƣơng hƣớng cho
văn nghệ, những cơng trình giúp đƣợc tài liệu cho đời sau khảo xét về buổi này" [157, 9].
Trên tơ Tin Văn, Nguyễn Thanh hƣởng ứng, tán thành vói Phùng Tất Đắc và đƣa thêm những
nhận xét mới mẻ: "Ông Vũ Trọng Phụng tác giả Kĩ nghệ lấy Tây, một thiên phóng sự mà chỉ
riêng cái đầu đề, cũng đủ làm cho ta phải ngạc nhiên (...). Bằng một thể văn tả thực, mới mẻ,
chua chát (...) đã lột hẳn tinh thần của đối tƣợng" [104, 265 - 270]. Năm 1938, trên tuần báo
Phóng sự, chuyên về phóng sự xuất bản tại Sài Gòn, Lãng Tử, một đồng nghiệp ở Nam Kỳ,
đã nhiệt thành

8


ngợi ca thiên phóng sự Kĩ nghệ lấy Tây và cảm phục tài năng của "ơng vua phóng sự đất
Bắc": "ông đã vƣợt khỏi cái tầm thƣờng của số đông và tự tạo riêng cho mình một mảnh đất
bất khả xâm phạm. Rồi ông đứng trên ấy, trên cái mảnh đất mênh mông ấy để ghi chép từng
hồi, từng cảnh của một tấn bi kịch vĩ đại (...). Ở xứ ta, nền văn học đƣơng thơi còn nghèo
nàn, lối văn phóng sự chƣa đƣợc hồn tồn phát triển. Tuy nhiên, với Kĩ nghệ lấy Tây của
ông Vũ Trọng Phụng, chúng ta có quyền hi vọng ở một tƣởng lai lạc quan" (Nhơn đọc "Kĩ

nghệ lấy Tây" của Vũ Trọng Phụng nói đến giá trị của phóng sự trong lúc Đơng - Tây mói
gặp nhau - báo Phóng sự số 7, SG, 1938).
Nguyễn Triệu Luật cho rằng họ Vũ đã làm đƣợc điều kì diệu "một bƣớc, bƣớc lên bực
văn hào lỗi lạc". Đặc biệt, sau cái chết thƣờng tâm của Vũ Trọng Phụng, Tao Đàn, số đặc
biệt, tháng 12 năm 1939, với sự góp mặt của Ngơ Tất Tố, Nguyễn Tuân, Lƣu Trọng Lƣ, Lê
Tràng Kiều... là một bản hòa tấu nỗi bi ai, ngợi ca văn tài, đức sáng của "ơng vua phóng sự".
Tam Lang, nhà phóng sự tiên phong, đã chân thanh cảm phục Vũ Trọng Phụng về tài năng
phóng sự: "Đọc những thiên phóng sự ấy, tơi nhận thấy về mặt phóng sự - một lối văn do tôi
khỏi xƣớng - đã bỏ xa tôi lắm"! [178, 42]. Trƣờng Tửu ngợi ca bốn quyển Cạm bẫy người;
Cơm thầy cơm cơ, Lục xì, Kĩ nghệ lấy Tây "là những kiệt tác... nền móng đầu tiên của nghệ
thuật phóng sự trong văn giới Việt Nam hiện đại" [178, 138]...
Luồng ý kiến ngợi ca, khẳng định, tôn vinh Vũ Trọng Phụng lức này nổi lên nhƣ một
"gam" chủ đạo. Tuy phong phú về ý tƣởng, nhƣng tất cả đều xuất phát từ cái nhìn thân ái đối
vói họ Vũ và phần nhiều có chung một lối phê bình dựa trên những ấn tượng chủ quan. Bằng
trực cảm và cái nhìn sắc sảo, những nhà văn chuyên sáng tác nói trên, đã đƣa ra những nhận
xét tinh tế và có khi đã đột nhập đƣợc vào cái "thần" của tác phẩm. Nhƣng do chủ yếu dựa
vào sự trải nghiệm, chƣa thật sự đƣợc dẫn dắt bởi

9


một tƣ duy lí luận, nên khơng ít những ý kiến chỉ mới dùng ở những phán đoán nghệ thuật,
tuy rất đúng nhƣng chƣa thật trúng những giá trị nhiều mặt của phóng sự Vũ Trọng Phụng.
Ngay cả với những cây bút làm phê bình nhƣ Phùng Tất Đắc, Nguyễn Thanh..., mặc dù đã
"đột phá" vào tác phẩm cụ thể (nhƣ Kĩ nghệ lấy Tây); nhƣng do chƣa có một "cơng cụ" phê
bình mới, nên cũng chỉ rút ra đƣợc những nhận định khái quát mang tính trực cảm, chủ quan
chứ chƣa có sự phân tích, lí giải sâu sắc, vì thế, chƣa tạo đƣợc sức thuyết phục cao.
Bên cạnh sự liên tài ngợi ca, tôn vinh Vũ Trọng Phụng thì một số nhà văn lại chê
trách, đả kích, lên án, phủ nhận, nhằm "lật đổ ngai vàng" của "ông vua phóng sự". Tiêu biểu
hơn cả là ý kiến gay gắt, thù địch của Thái Phỉ và Nhất Chi Mai (tức Nhất Linh). Trên tờ Tin

văn (tháng 5.1936), Thái Phỉ lên án loại văn sĩ "Viện cái chủ nghĩa tả chân" để tả "cảnh dâm
uế một cách táo bạo". Ông khuyên "các nhà kĩ nghệ viết văn dâm uế" nên "hãm bớt cái đà"
khơng thì "cơng chứng lại nổi lịng công phẫn". Rõ ràng sự nhại lại từ "kĩ nghệ" ở đây là ám
chỉ phóng sự Vũ Trọng Phụng. Ngay 21 tháng 3 năm 1937, dƣới bút danh Nhất Chi Mai,
Nhất Linh viết bài Ý kiến một người đọc "dâm hay khơng dâm", đả kích đích danh "Nhà văn
Vũ Trọng Phụng tác giả thiên phóng sự Lục xì ở báo Tương Lai". [105, 494]. Nhất Linh nhắc
đến cảnh "con sen vạch quần để hở đùi non", "những chuyện hiếp dâm, làm đĩ, ăn cắp, bạc
bịp"... mà họ Vũ mô tả trong phóng sự. Và vị "chủ tƣớng" của Tự lực văn đồn đã tỏ thái độ
"phẫn uất, khó chịu, tức tối" trƣớc nhà văn "có bộ óc đen và một nguồn văn càng đen" đã "bôi
đen" cuộc đời!
Họ Vũ đã tiến hành một cuộc "phản pháo" mạnh mẽ bằng hai bài bút chiến: Thư ngỏ
cho ông Thái Phỉ, chủ bút báo Tin Văn về bài "Văn chương

10


dâm uế" (trên Hà Nội Báo, 29 tháng 3, 1936) và bài Để đáp báo Ngày Nay: dâm hay không
dâm (đăng trên tờ Tương Lai; ngày 25 tháng 3 năm 1937). Vũ Trọng Phụng coi đây là dịp để
"bày tỏ cái chủ trƣơng" văn học lâu nay của mình: "Tả thực cái xã hội khốn nạn, cơng kích
cái xa hoa, dâm đãng của bọn ngƣời có của nhiều tiền..." [4, 130]. Thái độ công khai, không
thèm che đậy và lập trƣờng hiện thực triệt để, vị nhân sinh đã tạo cho họ Vũ cái thế "thƣợng
phong" trong cuộc tranh luận này.
Cũng đứng trên quan điểm đó, năm 1937, Vũ Trọng Phụng viết thƣ ngỏ cho độc giả
về thiên phóng sự Lục xì, giải thích vì sao mình đƣa ngun văn bài Phong tình ca khúc vào
tác phẩm này. Họ Vũ cho rằng, ngồi tƣ cách một nhà văn, ơng cịn là một nhà báo nên "Phải
nói rõ sự thật cho mọi ngƣời biết" [4, 133] để ngƣời đọc phải ghê tởm cái nhà Lục xì, để các
cơ gái tự răn mình, chứ khơng hề có dụng ý khiêu dâm...
Cuộc bút chiến giữa Nhất Linh, Thái Phỉ với Vũ Trọng Phụng đã phản ánh "đặc tính
của văn học thế hệ 1933 - 1945 là sự động đạt bằng những cuộc tranh luận sơi nổi giữa các
phe nhóm" [103, 643]. Giữa lúc phong hóa đang suy đồi vì phong trào Âu hóa, việc đƣa vấn

đề chống "văn chƣơng dâm uế" quả là một vũ khí lợi hại của Nhất Linh và Thái Phỉ. Cái sai
của Thái Phỉ, Nhất Linh ở đây là họ chỉ đi tìm những dấu hiệu mà họ cho là "dâm uế", "bẩn
thỉu, nhơ nhớp, dơ dáy" trích dẫn theo kiểu "vạch lá tìm sâu", để quy kết đạo đức, tƣ tƣởng,
suy ra "hành tung" của tác giả và phủ nhận toàn bộ giá trị của tác phẩm. Tuy nhiên, cũng phải
thấy lời viết táo bạo, "bạo đến sỗ sàng" của cây bút phóng sự Vũ Trọng Phụng cũng đã gây ra
ấn tƣợng về "cái dâm" không phải ở ít ngƣời. Sang đến năm 1944, Lê Thanh, tác giả Cuốn sổ
văn học vẫn còn nhắc lại "khoảng năm 1936 mấy tờ báo ở Hà Nội, đua nhau trình bày những
thể văn khêu tình, gợi

11


dục (...) những lời tự tình của bọn com thầy cơm cô, những cử chỉ trơ trẽn của gái giang hồ..."
[169, 162].
Ngay chính Vũ Trọng Phụng cũng chƣa thật thấu tình, đạt lí khi triết lí về cái dâm. Đã
có một số nhà văn đƣơng thời, nhƣ Thế Lữ, Khái Hƣng, Lan Khai, Trƣơng Chính, Tam
Lang... chê trách sự lộ liễu của họ Vũ khi viết về cái dâm; nhƣng họ đã khơng vì thế mà phủ
nhận các tác phẩm của "ơng vua phóng sự".
Biên độ khảo cứu phóng sự Vũ Trọng Phụng đã đƣợc mở rộng thêm với lời phê bình
của Vũ Ngọc Phan, trong Nhà văn hiện đại (1942). Vƣơn lên trên lời phê bình cổ điển, ngồi
việc dùng trực cảm, Vũ Ngọc Phan đã đặt phóng sự Vũ Trọng Phụng nhƣ một đối tƣợng
khách quan để khảo cứu và đã rút ra đƣợc những kết luận khoa học về cả phƣơng diện nội
dung và nghệ thuật. Vũ Ngọc Phan rất tinh tế khi cho rằng ngòi bút "tả chân triệt để" của họ
Vũ, thƣờng đạt độ "tuyệt xảo" khi tả "những cảnh nghèo khổ" nhƣ ở chƣơng VII (Bi hài kịch)
trong Cơm thầy cơm cô. Đặc biệt, Vũ Ngọc Phan còn nhận ra vai trò của "tố chất", cái
"giọng" phóng sự đối với phong cách, con đƣờng nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng. Vũ Ngọc
Phan còn phát hiện ra vai trị của nhân vật tơi (cái tơi kể chuyện) đối với nghệ thuật kể
chuyện trong phóng sự của họ Vũ và cho rằng Lục xì "là một thiên nghị luận về nghề mại
dâm (...) hơn là một thiên phóng sự" [141, 522] ...
Trong giai đoạn 1933 - 1944, cịn có những ý kiến khác, thể hiện cách nhìn, cách tiếp

cận đối với văn nghiệp Vũ Trọng Phụng, trong đó bao hàm cả phóng sự của ơng, nhƣ kiểu
tiếp cận phân tâm học, phong cách học... Nhƣng do những ý kiến này khơng trực tiếp đề cập
đến phóng sự, nên chúng ta xin dành làm cứ liệu trong phần khảo cứu nội dung và nghệ thuật
của phóng sự Vũ Trọng Phụng ở những chƣơng sau.
3.2. Giai đoạn 1945 – 1985b

12


Trong Hội nghị tranh luận văn nghệ tại Việt Bắc năm 1949, nhà thơ Tố Hữu đã trân
trọng khi nói về công lao của họ Vũ: "... cách mạng cám ơn Vũ Trọng Phụng đã vạch rõ cái
thực xấu xa thối nát của xã hội" [89, 157]. Năm 1950, trong bài giảng về thể phóng sự cho
các khóa đào tạo đội ngũ văn nghệ kháng chiến, nhà văn Nguyễn Đình Lạp đã đề cao sự đóng
góp của "ba chàng họ Vũ" đối với thể phóng sự, trong đó "Vũ Trọng Phụng là nhà phóng sự
phong phú nhất, sâu sắc nhất. Cạm bẫy người, Kĩ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cơ, Lục xì đã
làm cho độc giả say mê" [108, 302]. Năm 1953, nhà văn Ngọc Giao viết bài chiêu niệm Vũ
Trọng Phụng. Ơng cho biết, khi làm phóng sự, họ Vũ thƣơng khai thác những tài liệu gián
tiếp: "Viết Kĩ nghệ lấy Tây, Vũ Trọng Phụng chỉ nghe một lão hảo hán ngõ Sầm Công vui kể
cạnh khay đèn" [54, 12]; khi viết Cơm thầy cơm cô, họ Vũ cũng "chỉ lƣợm lặt đƣợc chút tài
liệu qua câu chuyện cợt đùa của mấy dân nghiện hút" [54, 12]. Nhƣng sau này, trong bài "Đôi
điều tôi biết về Vũ Trọng Phụng" (Tạp chí văn học, số 5, năm 1989), Ngọc Giao lại kể rằng,
để viết đƣợc một thiên phóng sự, Vũ Trọng Phụng đã phải đi thực tế vất vả, khơng quản cả
nguy hiểm tính mạng... Sự "tiền hậu bất nhất" này của một nhà văn đƣơng thời, lại là ngƣời
tự nhận có quan hệ gần gũi, thân thiết với họ Vũ, đã "gây nhiễu" cho việc tìm hiểu cách làm
phóng sự của Vũ Trọng Phụng.
Sau ngay hịa bình đƣợc lập lại (1954), ở miền Bắc, vào năm 1956 -1957 vấn đề Vũ
Trọng Phụng bỗng lại trở nên sôi nổi trên văn đàn. Nhƣ cùng một lúc, nhiều nhà văn, nhà
nghiên cứu, phê bình đã viết những bài tƣởng nhớ, bàn về con ngƣời, sự nghiệp văn chƣơng,
trong đó có đề cập đến thành tựu phóng sự của ơng.
Với niềm "sung sƣớng và vinh dự" có đƣợc cái tên nhƣ Vũ Trọng Phụng, Nguyên

Hồng đã coi phóng sự Cạm bẫy người, là tác phẩm đánh

13


dấu sự mở đầu của khuynh, hƣớng văn học hiện thực, cho "thể văn chiến đấu linh hoạt". Theo
ông "Với hai thiên phóng sự đặc biệt Cơm thầy cơm cơ và Lục xì và hai tiểu thuyết Số đỏ và
Giơng tố, Vũ Trọng Phụng đã làm chuyển động cả dƣ luận văn học bấy giơ, giơ cao thêm
ngọn cơ hiện thực, góp thêm một phần đấu tranh quyết liệt cho một nền văn học tiến bộ" [89,
175 - 176].
Những bài viết trong tập san Vũ Trọng Phụng với chúng ta (do Minh Đức xuất bản)
cũng theo chiều hƣớng khẳng định, đánh giá cao tiểu thuyết, phóng sự... của họ Vũ. Phan
Khôi cho rằng họ Vũ là nhà văn "thông cảm với và tố khổ cho hạng ngƣời Việt Nam bị coi là
cặn bã" nên "những phóng sự Cơm thầy cơm cô, Kĩ nghệ lấy Tây, Cạm bẫy người (...) từ
trƣớc đến sau, đều hƣớng chiều về một đƣờng lối ấy cả" [88, 11].
Trong Lược thảo lịch sử văn học Viêt Nam, tập III, Vũ Trọng Phụng đƣợc dành mục
riêng nhƣ nhiều nhà văn đƣơng thời. Các tác giả Lược thảo... đã cho rằng họ Vũ có sở trƣờng
về phóng sự và tiểu thuyết. Các nhân vật trong Cạm bẫy người, Kĩ nghệ lấy Tây, Cơm thầy
cơm cơ, Lục xì là hạng ngƣời "vì đồng tiền mà trở thành lƣu manh" [112 , 342]. Đồng thời
cũng phê phán việc họ Vũ "chú trọng tả cảnh dâm đãng của con ngƣời" trong một số phóng
sự và khơng tán thành với sự "biện bác" của họ Vũ về việc tả cái dâm...
Cũng thời gian này, Văn Tâm, một sinh viên trẻ, đã cho ra đời chuyên luận Vũ Trọng
Phụng - nhà văn hiện thực. Tác giả cho rằng, với "tình cảm nhân đạo sâu xa" trong phóng sự,
Vũ Trọng Phụng đã "làm cho độc giả xót thƣơng những hạng ngƣời bị xã hội coi là rác rƣởi,
cặn bã" [186, 159]. Văn Tâm đánh giá cao cách thức khai thác tài liệu để viết Lục xì của họ
Vũ. Theo Văn Tâm, do "trình độ nhận thức chính trị cịn non yếu, Vũ Trọng Phụng đã không
phân biệt nổi ranh giới giữa hai khối tiến bộ và phản

14



động" [186, 172], nên đã có những so sánh khơng đứng giữa Trùm Ấm B với Stalin, phố
Hàng Cá với Moscou...
Cũng trong khơng khí ấy, Thiều Quang cho ra đời tập san phê bình Vũ Trọng Phụng Đời sống và con người. Thiều Quang đánh giá: "Viết Cạm bẫy người (...) Vũ Trọng Phụng đã
làm một cuộc cách mạng về nghề văn", đánh dấu "một bƣớc ngoặt tiến vào chủ nghĩa tả thực
xã hội" [165, 10].
Nhìn lại, sự khảo cứu phóng sự Vũ Trọng Phụng trong năm 1956 -1957 đã có một
bƣớc tiến hơn giai đoạn trƣớc: tiếp thu có phê phán, dựa trên quan điểm mĩ học duy vật.
Nhƣng do cịn ảnh hƣởng của lời phê bình ấn tƣợng, trực cảm cùng vời cảm hứng ngợi ca và
lòng ngƣỡng mộ họ Vũ, nên khơng ít ý kiến đã rơi vào tình trạng thiên lệch, một chiều và có
khi cũng còn khá cực đoan.
Khi cuộc đấu tranh chống Nhân văn - Giai phẩm bƣớc vào hồi quyết liệt thì vấn đề
Vũ Trọng Phụng bị đẩy vào giữa con lốc xoáy. Đúng là những ngƣời cầm đầu nhóm Nhân
văn - Giai phẩm đã đề cao Vũ Trọng Phụng nhằm thực hiện mƣu đồ chính trị, nhƣng thay vì
phải đấu tranh, vạch trần việc lợi dụng tên tuổi họ Vũ, thì một số cây bút phê bình lại hƣớng
mũi nhọn vào ơng và câu chuyện văn chƣơng đã bị đẩy sang lĩnh vực tƣ tƣởng, chính trị.
Trong thời gian này đã xuất hiện một bài viết của Hồng Văn Hoan (dƣới hình thức
"Thƣ luân lƣu") nhan đề Một vài ý kiến về vấn đề tác phẩm Vũ Trọng Phụng trong văn học
Việt Nam. Ơng Hồng đã cho rằng Vũ Trọng Phụng nhƣ "là một con trâu chọi hăng máu, bất
trừ ai, húc vào tất cả các hạng ngƣời, từ con đĩ, thằng lƣu manh cho đến ngƣời nhân dân thật
thà hiền lành, cho đến ngƣời cách mạng" [89, 241]. Theo ơng thì: "Đối với

15


Đảng cộng sản, Vũ Trọng Phụng viết: "Có thể nói rằng những cuộc rối loạn xảy ra trên khắp
mặt địa cầu phần nhiều do các bàn tay bí mật của Mạc Tƣ Khoa gây nên, thì những cuộc
xiểng liểng của bọn thơ "Chủ nghĩa đổ bác", ở khắp Bắc Kỳ cũng đều do cái bàn tay bí mật
của ơng Ấm B (ý muốn nói Bolchévich) dính vào vậy" [89, 231]. Và việc họ Vũ so sánh
Trùm Ấm B với Stalin, "kinh đô bạc bịp" với Moscou trong Cạm bẫy người là "chửi cộng sản

ra mặt" [89, 242]. ơng cịn cho rằng những triết lí về cái dâm của họ Vũ trong Lục xì và một
vài tác phẩm khác là "cả một ý thức thừa nhận thú tính, cổ lệ nhục dục" [89, 236].
Những năm sáu mƣơi, vấn đề phóng sự Vũ Trọng Phụng không phải đƣợc "tạm gác
lại", nhƣ Việt Trung nhận xét (Nghiên cứu văn học, số 5.1960), mà đã đƣợc xem xét ở một
bình diện mới: chủ nghĩa tự nhiên. Vì cho rằng họ Vũ có "dun nợ nặng nề" với chủ nghĩa
tự nhiên nên nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh kết luận "Lục xì căn bản là một tác phẩm tự
nhiên chủ nghĩa" [125, 117]. Cũng chung cái nhìn kiểu nhƣ vậy, nhà nghiên cứu Vũ Đức
Phúc đã đƣa ra một nhận định tổng quát: "Phần lớn phóng sự của Vũ Trọng Phụng xƣa kia
chỉ là những tiểu thuyết tự nhiên chủ nghĩa không thành tiểu thuyết, đƣợc "hƣ cấu" bằng cách
lƣợm lặt những mẩu chuyện bên cạnh bàn đèn thuốc phiện, nhƣng lại trá hình là phóng sự"
[150, 40].
Nhƣng kể từ thập niên bảy mƣơi đã có dấu hiệu đổi khác trong cách nhìn nhận vấn đề
Vũ Trọng Phụng, trong đó có phóng sự của ơng. Mở đầu là ý kiến của nhà văn lão thành
Nguyễn Cơng Hoan ngƣời cùng thời với họ Vũ. Ơng cho biết, vì những năm ba mƣơi, vì Hà
Nội báo chiều "thị hiếu độc giả" để cạnh tranh, và là ngƣời "ở báo ấy" nên họ Vũ đã viết
"mấy thiên phóng sự khá khêu gợi". Rồi "đến cái phóng sự phải nghiên cứu tài liệu

16


(...) cũng đặt cho cái tên là Lục xì" [178, 110]. Năm 1973, tác giả giáo trình Lịch sử văn học
Việt Nam 1930 - 1945 tập V (phần I), tuy không dành cho Vũ Trọng Phụng một chƣơng
riêng, nhƣng đã giới thiệu tóm tắt 4 thiên phóng sự (Cạm bẫy người, Kĩ nghệ lấy Tây, Lục xì,
Cơm thầy cơm cơ) và kết luận "những tác phẩm trên đã đƣa Vũ Trọng Phụng lên hàng "ơng
vua phóng sự đất Bắc" [120, 53]. Năm 1984, Vũ Trọng Phụng xuất hiện trên Từ điển văn học.
Phó giáo sƣ Nguyễn Hồnh Khung đã giới thiệu khá kĩ về cuộc đời, văn nghiệp, khẳng định ý
nghĩa của hai phóng sự Cạm bẫy người và Kĩ nghệ lấy Tây đối với con đƣờng sáng tác của họ
Vũ. Những sự kiện nói trên đã có một ý nghĩa nhƣ là một sự khởi đầu cho việc phục hồi Vũ
Trọng Phụng diễn ra ở mấy năm về sau.
Cũng trong giai đoạn này, phóng sự Vũ Trọng Phụng cũng đã đƣợc bàn luận, ca ngợi

ở vùng tạm chiếm miền Nam, trong một số cơng trình văn học sử, lí luận văn chƣơng và
chuyên san kỉ niệm ông. Nhà văn học sử Phạm Thế Ngũ đã giới thiệu tóm tắt các phóng sự
Cạm bẫy người, Kĩ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cơ, Lục xì, và rút ra kết luận: "Đọc những
thiên phóng sự trên (...) ta thấy tất cả những gì gọi là hài hƣớc, bi đát, rùng rợn trong những
vết thƣơng xã hội lúc bấy giờ. Ta cũng thấy công phu điều tra, khiếu quan sát lịch duyệt của
tác giả (...) cây bút tả chân già dặn linh hoạt nhƣ chụp đƣợc sự thật (...). Ơng moi móc những
vết thƣơng xã hội ấy nhƣ một ngƣời từng biết rõ, từng nằm trong đó, ghê tởm về những cái
đó và nói ra với một giọng mỉa mai chua chát, đôi khi đƣợm vẻ căm hờn" [133, 513 - 514].
Trong Bảng lược đồ văn học Việt Nam, Thanh Lãng nhận xét: "Vũ Trọng Phụng, trong Cạm
bẫy người (1933) cho chúng ta thấy cái xã hội mà Phạm Quỳnh đã từng ca ngợi chỉ là một xã
hội giả dối, tội lỗi, xấu xa" [103, 722]. Ngoài việc ca ngợi sức mạnh tố cáo, lột mặt trái

17


xã hội của cây bút phóng sự họ Vũ, tác giả Bảng lược đồ... cịn cho rằng, vì họ Vũ, cũng nhƣ
các nhà văn tả chân đƣơng thời, chủ trƣơng "vẽ những cảnh quen thuộc hàng ngày diễu hanh
dƣới con mắt mọi ngƣời", "hay dùng hình thức phóng sự, điều tra để viết truyện", nên mới
thấy "cịn gì sống động và cũng sƣợng sùng cho bằng những thiên điều tra của Vũ Trọng
Phụng trong Cơm thầy cơm cô hay Lục xì! Truyện nhƣ trốn tránh kết cấu. Chỉ cịn la một sự
diễn hành" [103, 744].
Bên cạnh những phát hiện mới của hai nhà giáo khoa Phạm Thế Ngũ và Thanh Lãng,
cịn có một số bạn văn thời "tiền chiến" và một số văn nghệ sĩ đã đề cập đến phóng sự của họ
Vũ. Chẳng hạn, năm 1971, nhân trả lời phỏng vấn, Tam Lang vẫn chân thành ngợi ca: "Vũ
Trọng Phụng viết sau tôi mà sắc bén hơn tôi". [142, 22]. Cịn Dƣong Nghiễm Mậu thì rất đề
cao tài năng của họ Vũ, khi so sánh phóng sự của ơng với các phóng sự của những tác giả
khác: "những phóng sự đó, nhiều khi phảng phất cái khơng khí phóng sự Vũ Trọng Phụng,
những nhân vật gần nhƣ củng bị "nhái" lại, ở đó có cả cái giọng Vũ Trọng Phụng, nhƣng
khơng vì thế mà có đƣợc những Vũ Trọng Phụng mới" [208, 65]. Các ý kiến kiểu nhƣ vậy,
chủ yếu dựa trên sự ấn tƣợng, trục cảm và ngợi ca một chiều. Đây nhƣ là sự tiếp nối của

luồng ý kiến thời "tiền chiến" ngợi ca, khẳng định phóng sự Vũ Trọng Phụng.
3.3. Giai đoạn 1986 - 1998
Năm 1986, công cuộc đổi mới đã tạo ra một bƣớc tiên mới đối với việc tiếp nhận di
sản văn học quá khứ. Vấn đề Vũ Trọng Phụng và phóng sự của ông đƣợc nhìn nhận lại trên
quan điểm lịch sử - cụ thể và có tính khoa học, khách quan. Trƣớc hết, phải kể đến sự xuất
hiện trở lại của các tác phẩm phóng sự của họ Vũ, sau một thời gian dài vắng bóng. Năm
1987,

18


Cạm bẫy người, Kĩ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cơ... đƣợc trích đăng lại trong tập II của
Tuyển tập Vũ Trọng Phụng (Nhà xuất bản văn học). Sang năm 1989, Nhà xuất bản Hà Nội tái
bản toàn văn Kĩ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô. Năm 1993, Cạm bẫy người đƣợc Nhà xuất
bản văn học in lại trọn vẹn. Đặc biệt, vừa qua, thiên phóng sự đƣợc xem thuộc loại "cấm kị"
nhất là Lục xì, cũng đƣợc Nhà xuất bản văn học cho tái ra mắt ngƣời đọc (1998). Khơng
những thế, hai phóng sự Kĩ nghệ lấy Tây va Cơm thầy cơm cơ cịn đƣợc chuyển thể, đƣa lên
màn ảnh với cuốn phim mang tựa đề Ánh sáng kinh thành...
Cùng với sự hiện diện này, phóng sự của họ Vũ cũng đã thu hút đƣợc sự chú ý của
một số nhà nghiên cứu, phê bình và đã trở thanh đề tài của một số luận án cao học và nghiên
cứu sinh. Trƣớc hết, phải kể đến sự đặt lại vấn đề phóng sự Vũ Trọng Phụng của Giáo sƣ
Nguyễn Đăng Mạnh. Theo ông: "Vũ Trọng Phụng thành công hơn cả ở thể tài phóng sự với
Cạm bẫy người (1933) và Kỹ nghệ lấy Tây (1934). Hai tác phẩm này đã phát huy ở ông một
sở trƣờng quan sát sắc sảo, khả năng kí họa mau lẹ, linh hoạt và lối hành văn biến hóa hấp
dẫn..." [128, 25]. Về đặc điểm phóng sự của họ Vũ, Giáo sƣ cho rằng do "ln ln có nhu
cầu bộc lộ trực tiếp chủ quan của mình, vì thế cứ phải xem vào những sự kiện có thực nhiều
hình ảnh, tình tiết tƣởng tƣợng..., khiến phóng sự của ơng bao giơ cũng gần với bút pháp tiểu
thuyết" [128, 25]. Giáo sƣ coi Lục xì là tác phẩm tự nhiên chủ nghĩa tiêu biểu cho sáng tác
của họ Vũ, còn ở các tác phẩm khác, nếu có chủ nghĩa tự nhiên thì chỉ là "yếu tố xen kẽ".
Một năm sau, Giáo sƣ đã dựng chân dung Vũ Trọng Phụng "ơng vua phóng sự" (Bài giới

thiệu cuốn Kĩ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô do Nhà xuất bản Hà Nội tái bản, 1989). Ông
đánh giá "trong đời sống văn học hợp pháp thời kì 1930 - 1945, có lẽ khơng có tập phóng sự
nào có đƣợc giá trị hiện thực sâu sắc" nhƣ thiên

19


×