Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

tóm tắt luận án tiến sĩ khảo sát đặc điểm truyện ngắn đồng bằng sông cửu long từ 1975 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.44 KB, 24 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Truyện ngắn ĐBSCL gắn liền với nhiều nhà văn được
người đọc mến mộ như: Sơn Nam, Trang Thế Hy, Nguyễn Quang
Sáng, Anh Đức,…và gần đây là Nguyễn Ngọc Tư.
1.2. So với các thể loại khác, truyện ngắn ĐBSCL từ 1975
đến nay phát triển nhanh về số lượng và có những đóng góp đặc sắc
về nội dung cũng như nghệ thuật, nhất là việc thể hiện đời sống, tâm
hồn và tính cách của người ĐBSCL trong thời kỳ này.
Thế nhưng đến nay chưa có một công trình nghiên cứu mang
tính hệ thống, toàn diện về truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay.
Với những lẽ trên, chúng tôi đi vào nghiên cứu vấn đề Khảo
sát đặc điểm truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long từ 1975 đến
nay.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy có các Nghiên cứu về
truyện ngắn ĐBSCL sau 1975 như sau:
Truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long từ năm 1975 đến
nay - Thành tựu và những điều trăn trở (Hoài Phương); Đi tìm‘‘chân
dung’’ truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long (Võ Tấn Cường); Văn
xuôi đồng bằng sông Cửu Long: một khu vực văn xuôi có nhiều đặc
sắc (Chiêm Thành); Cá tính và bản lĩnh văn xuôi Nam bộ (Hồ Tĩnh
Tâm); Văn xuôi đồng bằng sông Cửu Long - một chặng đường phát
triển (Nguyễn Thanh); Một phong vị truyện ngắn đồng bằng riêng
biệt (Tường Vi); Những đóng góp nổi bật của truyện ngắn đồng
bằng sông Cửu Long từ sau năm 1975 (qua Tuyển tập truyện ngắn
ĐBSCL 1975 - 1995 và Tuyển tập 18 nhà văn ĐBSCL) (Trần Mạnh
Hùng); Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Đồng Tháp (Nguyễn
2
Anh Dân); Truyện ngắn An Giang 1975-2000, những thành tựu chủ


yếu (Nguyễn Kim Nương); Những đặc điểm nổi bật của truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư (Nguyễn Thị Thu Thuỷ); Văn hóa và con người
Nam bộ trong sáng tác của Phi Vân (Đặng Văn Khương); Phong
cách nghệ thuật Trang Thế Hy (Nguyễn Thị Mai Thảo); Nhà văn
Nguyễn Thanh – người nặng nợ văn chương (Nguyễn Ngọc Tư); Thế
giới truyện ngắn Bích Ngân (Huỳnh Phan Anh); Bài học văn chương
từ cánh đồng bất tận (Bùi Việt Thắng); Dấu ấn văn hóa của vùng đất
đồng bằng sông Cửu Long trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
(Nguyễn Lâm Điền - Huỳnh Hải Đăng); Thiên nhiên và con người
Nam bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Tiền Văn Triệu); Cảm
nhận bản sắc Nam bộ (Huỳnh Công Tín); Điểm nhìn và lời văn nghệ
thuật trong truyện ngắn Ông Thiềm Thừ - Trần Kim Trắc (Đỗ Thị
Hiền); Yếu tố giọng điệu trong truyện ngắn Sơn Nam (Trần Phỏng
Diều); Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đậm sâu một phong cách Nam
Bộ (Trần Vệ Giang); Sơn Nam cây lục bình Nam bộ (Trần Mạnh
Hảo); Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trần
Phỏng Diều); Bàn tròn văn xuôi ĐBSCL (Nguyễn Ngọc Tư)…
Nhìn chung các nghiên cứu về truyện ngắn ĐBSCL sau
1975, đều có được những tìm tòi, khám phá đáng quý, đáng trân
trọng về nội dung và nghệ thuật cũng như chỉ ra mặt hạn chế thể loại
này.
Trên cơ sở đó, chúng tôi có điều kiện để đi sâu hơn, phát hiện
thêm những điều mới mẻ về truyện ngắn ĐBSCL sau 1975.
3. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát đặc điểm truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long từ
1975 đến nay, luận án làm rõ quan niệm về truyện ngắn ĐBSCL cũng
như sự vận động và đặc điểm chủ yếu của thể loại này.
3
4. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đối tượng khảo sát của luận án là truyện ngắn ĐBSCL sau

1975 trong các Tuyển tập và Tập truyện ngắn:
-Tuyển tập truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long 1975 –
1995, Nhà xuất bản, Hội Nhà văn, năm 1996.
-Tuyển tập 18 Nhà văn đồng bằng sông Cửu Long, Nhà xuất
bản Mũi Cà Mau.
-Truyện ngắn ba tác giả nữ đồng bằng sông Cửu Long, Nhà
xuất bản Văn học.
-Truyện ngắn miền Tây, Nhà xuất bản Trẻ Tp. Hồ Chí Minh,
năm 1999.
-Truyện ngắn Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang và truyện
ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
Bên cạnh đó, luận án còn mở rộng phạm vi khảo sát một
số truyện ngắn ĐBSCL trước năm 1975 và truyện ngắn ở vùng miền
khác để có cơ sở đối chiếu, so sánh góp phần làm rõ hơn những nét
riêng của truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay.
Chọn vấn đề Khảo sát truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay,
chúng tôi đã tiếp cận với một đối tượng khá rộng và chưa ổn định. Vì
vậy, luận án chỉ khảo sát những vấn đề đã được định hình mà luận án
cho là chủ yếu thuộc phương diện nội dung và nghệ thuật của truyện
ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp chính sau:
- Phương pháp nghiên cứu hệ thống
- Phương pháp nghiên cứu loại hình
- Phương pháp miêu tả, so sánh
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
4
6. Đóng góp mới của luận án
- Về ý nghĩa khoa học:
Luận án góp phần làm rõ quan niệm về truyện ngắn ĐBSCL

cũng như sự vận động và đặc điểm chủ yếu của truyện ngắn ĐBSCL
từ 1975 đến nay.
- Về ý nghĩa thực tiễn:
Chúng tôi hi vọng kết quả luận án đạt được phần nào sẽ là
một tài liệu tham khảo hữu ích đối với các nhà nghiên cứu và những
ai quan tâm đến truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay.
Là cơ sở cho các nhà biên soạn lựa chọn những truyện ngắn
ĐBSCL sau 1975 tiêu biểu để đưa vào sách giáo khoa hoặc tài liệu
tham khảo phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu môn Văn học ở bậc
học phổ thông và đại học
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Dẫn nhập, Kết luận, Phụ lục, luận án có 3 chương:
Chương 1: Nhìn chung về truyện ngắn đồng bằng sông
Cửu Long từ 1975 đến nay (Từ trang 16 đến trang 37).
Chương 2: Những cảm hứng trong truyện ngắn đồng
bằng sông Cửu Long từ 1975 đến nay (Từ trang 38 đến trang 98).
Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật của truyện
ngắn đồng bằng sông Cửu Long từ 1975 đến nay (Từ trang 99 đến
trang 188).
Chương 1:
NHÌN CHUNG VỀ TRUYỆN NGẮN
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỦA LONG TỪ 1975 ĐẾN NAY
1.1.Vài nét về lịch sử, xã hội và văn hoá vùng đồng bằng sông
Cửu Long
5
ĐBSCL có diện tích trên 39.568 km
2
, gồm 13 tỉnh thành: An
Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên
Giang, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, và thành phố Cần

Thơ, với dân số trên 21 triệu người.
Nói đến ĐBSCL là nói đến một thực tại lịch sử lý thú và hấp dẫn
- lịch sử khai phá vùng đất Nam bộ nói chung và ĐBSCL nói riêng.
Trước thế kỷ XVII, vùng đất này ngủ yên trong vẻ hoang sơ u tịch
với dân số bản địa thưa thớt. Sang thế kỷ XVII, người Việt đến đây
khai phá vùng đất này.
Điểm đặc trưng nhất khi nói đến ĐBSCL là người ta dễ dàng
liên tưởng đến một vùng sông nước với mạng lưới sông, ngòi, kinh,
rạch chằng chịt. Các hoạt động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày của
người dân nơi đây luôn gắn bó với mọi biến động của dòng nước, của
con nước. Sông rạch còn đem phù sa nước ngọt bồi đắp, tưới mát cho
những miệt vườn đầy ắp cây trái, những cánh đồng lúa tươi tốt và cá
tôm nhiều vô kể. Nhiều gia đình lập nghiệp bằng chiếc ghe, mặc
nhiên coi nó như ngôi nhà của mình. Nhiều ghe thuyền tụ lại tạo nên
khu dân cư, chợ nổi trên sông.
ĐBSCL trong suốt tiến trình lịch sử của mình luôn trải qua
những biến cố liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc. Đây là nơi
cộng cư của nhiều tộc người như Việt, Hoa, Khme, Chăm, do vậy là
nơi diễn ra quá trình giao lưu văn hoá giữa các tộc người. Quá trình
đó đã bồi đắp nên những giá trị nhân văn, hình thành những giá trị
văn hoá mang sắc thái riêng cho vùng đất này.
Đặc điểm nổi bật của văn hoá vùng ĐBSCL là văn hoá sông
nước. Điều này được thể hiện qua những phong tục, tập quán, lễ nghi
trong sinh hoạt và lao động sản xuất, đặc biệt là địa danh và ngôn
ngữ giao tiếp có liên quan đến sông, rạch.
6
Văn hoá ăn, mặc, ở, đi lại, cũng mang đặc thù riêng và phù
hợp, hài hòa với môi trường sinh thái tự nhiên. Chợ nổi không đơn
thuần là nơi buôn bán trao đổi hàng hóa mà đã trở thành nét văn hóa
riêng của vùng sông nước.

Những nét tính cách chung của người Nam bộ: sĩ khí hiên
ngang, chuộng công bằng lẽ phải, cởi mở, chan hoà, dễ kết thân, dễ
hoà vào cộng đồng mới lạ, không sĩ diện kiểu kẻ sĩ, không coi trọng
môn đăng hộ đối.
ĐBSCL là nơi có nhiều lễ hội của các tộc người và các loại
hình văn hoá truyền thống như đờn ca tài tử, sân khấu cải lương của
người Kinh.
Tóm lại, bằng hướng tiếp cận từ tiền đề lịch sử, xã hội, văn
hoá, luận án có thêm cơ sở để nhận diện diện mạo và đặc điểm của
truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay.
1.2. Quan niệm về truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long
Có thể hiểu truyện ngắn ĐBSCL theo hai cách như sau:
Cách hiểu thứ nhất, theo nghĩa rộng, đó là những truyện
ngắn của các nhà văn ở mọi vùng miền trên đất nước viết về ĐBSCL.
Cách hiểu thứ hai, theo nghĩa hẹp, đó là những truyện ngắn
do các nhà văn sinh ra, trưởng thành và công tác ở ĐBSCL viết về
ĐBSCL, hoặc những nhà văn từ những miền đất khác đến làm ăn
sinh sống ở ĐBSCL. Từ ‘‘tình yêu làm đất lạ hóa quê hương’’(Chế
Lan Viên), các nhà văn đó xem đây là nơi đất lành chim đậu để rồi
gắn bó sâu nặng và viết về vùng đất này.
Cũng có một số nhà văn có quê ở ĐBSCL đã viết nhiều về
ĐBSCL nhưng sau đó chuyển về sống ở thành phố Hồ Chí Minh và
miền khác như: Sơn Nam, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Dạ
7
Ngân Với những truyện ngắn của các nhà văn này, chúng tôi tạm
xếp vào cách hiểu thứ hai.
Thực tế, qua các tuyển tập truyện ngắn ĐBSCL từ trước đến
nay, chúng tôi nhận thấy các truyện được tuyển đều nằm trong cách
hiểu thứ hai.
Từ hai cách hiểu trên, chúng tôi quan niệm truyện ngắn

ĐBSCL theo cách hiểu thứ hai. Có thể ở một góc độ nào đó cần phải
suy ngẫm, cân nhắc thêm, nhưng với chúng tôi đó là cơ sở để đi vào
nghiên cứu và xác định đặc điểm của truyện ngắn ĐBSCL.
1.3. Đội ngũ tác giả truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long
Sự phân chia các thế hệ tác giả viết truyện ngắn ở ĐBSCL từ
1975 đến nay chỉ là tương đối. Theo chúng tôi, có thể hình dung đội
ngũ tác giả truyện ngắn ĐBSCL là sự tiếp nối của ba thế hệ.
Thế hệ thứ nhất là các nhà văn đã thành danh trước năm 1975
như Đoàn Giỏi, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Trang Thế Hy, Trần
Kim Trắc Họ đã có những truyện ngắn trước năm 1975 được độc
giả cả nước biết đến. Sau 1975, sáng tác của họ vẫn dồi dào, sung
sức, tiếp tục có những đóng góp cho cho sự nghiệp văn học nước
nhà.
Thế hệ thứ hai bao gồm những cây bút thành danh sau 1975
và tới giai đoạn này vẫn sung sức như: Phạm Trung Khâu, Trịnh Bửu
Hoài, Ngô Khắc Tài… Và những cây bút trưởng thành sau 1975, hiện
đang là đội ngũ chủ lực như: Vũ Hồng, Kim Ba,Thai Sắc, Lê Đình
Bích, Phan Trung Nghĩa, Mai Bửu Minh, Trầm Hương, Dạ Ngân,
Bích Ngân, Anh Đào, Nguyễn Lập Em, Phạm Thị Ngọc Điệp…
Thế hệ thứ ba là những cây bút xuất hiện trong thập niên đầu
thế XXI, như Trầm Nguyên Ý Anh, Nguyễn Ngọc Tư, rất trẻ trung
và sung sức.
8
1.4. Sự vận động của truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long từ
1975 đến nay
Sau 30 tháng 4 năm 1975, đất nước bước sang một giai đoạn
lịch sử mới. Văn học cả nước nói chung, văn học ĐBSCL nói riêng
cũng chuyển mình trong tư thế dò tìm những phương thức thể hiện
tốt nhất để kịp thời phản ánh đời sống xã hội đa dạng trước yêu cầu
mới của thời đại. Truyện ngắn thu hút sức sáng tạo của các thế hệ

cầm bút ở ĐBSCL. Họ đã cống hiến cho người đọc một khối lượng
khá đồ sộ truyện ngắn, trong đó nhiều truyện ngắn hay.
Cảm nhận của chúng tôi khi tìm hiểu truyện ngắn ĐBSCL từ
1975 đến nay là sự phong phú về đề tài và đa dạng về phong cách.
Với đặc trưng thể loại, mỗi truyện ngắn chỉ phản ánh một
hoặc vài khía cạnh của cuộc sống, nhưng nếu đặt cạnh nhau với cái
nhìn bao quát, người đọc hoàn toàn có thể hình dung rõ những đặc
điểm cơ bản của cuộc sống, con người và cảnh sắc của vùng đất này.
Hướng khai thác mối tương tác giữa cái hôm qua và hôm nay luôn
được soi chiếu và lý giải từ nhiều chiều.
Các cây bút truyện ngắn ĐBSCL đã khai thác đề tài chiến
tranh trên một bình diện mới, với điểm nhìn mới. Trong bối cảnh của
những năm đầu sau chiến tranh và thời kỳ đổi mới, người viết truyện
ngắn ở ĐBSCL thường đi vào khai thác, lý giải về bình diện đạo đức
của cuộc sống đời thường. Vấn đề thân phận con người trong chiến
tranh và cuộc sống hôm nay luôn là niềm suy ngẫm, trăn trở trên từng
trang văn của họ. Trước bao đổi thay của cuộc sống mới, vấn đề tình
nghĩa được nhiều người viết quan tâm.
Nhiều vấn đề khác trong cuộc sống đời thường được tiếp tục
khai thác, đó là niềm cảm thông và lòng nhân ái, niềm tin vào cuộc
sống tương lai, sự trân trọng đối với hạnh phúc, dù đó là hạnh phúc
9
rất giản dị. Nhiều cuộc đời, cảnh đời thuộc mọi tầng lớp xã hội đã
được các cây bút truyện ngắn ĐBSCL tái hiện. Đó là những ‘‘lão
nông tri điền’’, những người phụ nữ, những trẻ con, là những thương
binh, những anh bộ đội phục viên, những người nghệ sỹ và cả
những cán bộ kém năng lực, tha hoá,
Cuộc sống mới với nhiều thử thách mà con người chưa từng
nếm trải, nhất là vấn đề phục hồi, phát triển kinh tế và quản lý xã hội
trong điều kiện đổi mới tư duy kinh tế, chuyển sang cơ chế thị

trường, được thể hiện một cách khá chi tiết qua những trăn trở, suy tư
và những số phận con người.
Thiên nhiên vùng sông nước thanh bình trù phú, với những
cảnh quan còn giữ được nét hoang sơ, huyền bí có phần khắc nghiệt,
dữ dội nhưng gắn bó với con người và đời sống văn hoá ở ĐBSCL
cũng là những đề tài được nhiều người viết quan tâm khai thác.
Tìm hiểu truyện ngắn ĐBSCL, chúng tôi nhận thấy, những
cây bút truyện ngắn có lối viết khá đa dạng và độc đáo. Đó là lối viết
giàu sức lôi cuốn người đọc bởi ngồn ngộn bao điều mới lạ của Sơn
Nam khi ông quan niệm ‘‘muốn hội nhập văn học cần phải mạo
hiểm, phải viết cái gì mới cho người ta đọc chứ lặp đi lặp lại mãi cái
cũ thì ai mà đọc’’; lối viết đầy trăn trở và lịch lãm của Trang Thế Hy;
Vũ Hồng với giọng văn vừa phóng khoáng, vừa thâm trầm với những
truyện ngắn viết về sự giao hòa và mâu thuẫn trong lối sống, tâm lý
giữa các thế hệ con người vùng Nam bộ ; Lê Đình Bích với lối viết
chặt chẽ, khúc triết và thích tìm về những huyền thoại xa xưa; Dạ
Ngân thường khai thác những xung đột về tình cảm và đạo đức con
người; Nguyễn Ngọc Tư có lối viết hồn nhiên, đôn hậu với không
gian Nam bộ sắc nét, đặc biệt, chị đã sử dụng ngôn từ của địa phương
khá thành công trong các sáng tác của mình
10
Cho dù hướng tiếp cận hiện thực, cá tính trong văn phong và
mức độ thành công có khác nhau, nhưng điều dễ nhận thấy là sự
nhanh nhạy, ý thức tìm tòi đổi mới và vươn lên trong sáng tạo của
đội ngũ viết truyện ngắn ở ĐBSCL. Điều đó chứng tỏ họ đã bắt kịp
mạch vận động và phát triển của văn học từ sau 1975.
Chương 2
NHỮNG CẢM HỨNG TRONG TRUYỆN NGẮN
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ 1975 ĐẾN NAY
Cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay

là cảm hứng ngợi ca thiên nhiên và con người; cảm hứng phê phán
những hạn chế, tiêu cực trong đời sống; cảm hứng nhận thức chiều
sâu bản thể con người và cảm hứng về đời sống văn hóa ở ĐBSCL.
2.1. Cảm hứng về thiên nhiên và con người
2.1.1. Cảm hứng về thiên nhiên
2.1.1.1. Thiên nhiên hoang sơ, khắc nghiệt, dữ dội
Đất nước ta đang thay đổi từng ngày. Cũng vì thế mà cảnh
quan thiên nhiên cũng đã và đang biến đổi trong quá trình công
nghiệp hoá, đô thị hoá. Nhưng ở ĐBSCL vẫn còn những vùng đất giữ
được những cảnh quan thiên nhiên chưa hoặc ít biến đổi.
Từ ngôn ngữ miêu tả trong truyện, người đọc không chỉ nhận ra
vẻ đẹp hoang sơ, huyền bí mà còn nhận diện một thiên nhiên khắc
nghiệt dữ dội ở ĐBSCL. Cũng như cách ứng xử linh hoạt, thiên về
tận dụng thiên nhiên của người dân ĐBSCL để tồn tại và phát triển
bền vững (chung sống với lũ). Đây là một nét tính cách riêng của
người dân miền Tây Nam bộ.
2.1.1.2. Thiên nhiên trù phú, gắn bó với con người
11
Qua truyện ngắn ĐBSCL sau 1975, người đọc còn hình dung
được vẻ đẹp trữ tình và giàu tiềm năng của một miền quê chằng chịt
kênh rạch, những khu vườn cây trái sum suê, những cánh đồng lúa
mênh mông Nơi đây còn góp mặt nhiều loài sinh vật đặc sản. Dưới
sông thì có cá sấu, cá hô, trong rừng thì rùa, rắn, mật ong…
Những cảnh sắc thiên nhiên và sản vật ấy nói lên niềm tự
hào về một vùng đất vừa tươi đẹp vừa căng tràn nhựa sống ở phía
Nam Tổ quốc. Và in đậm dấu ấn trên từng trang truyện, trong tình
yêu mến và niềm tự hào của mỗi nhà văn ĐBSCL.
Thiên nhiên vùng sông nước không chỉ góp phần hình thành
một cách sống của người dân ĐBSCL, mà còn là nơi để họ chia sẻ,
giãi bày tình cảm ở nhiều góc độ khác nhau.

Có thể nói, trong mỗi con người, thiên nhiên luôn là sợi dây
tâm linh ràng buộc với xứ sở, cội nguồn một cách bền chặt nhất.
2.1.2. Cảm hứng về con người
Khi viết về người Nam bộ bao giờ cũng vậy, các nhà văn
luôn đề cao nhân phẩm của họ.
2.1.2.1. Ngợi ca con người nhân hậu, nghĩa tình
Cảm hứng ngợi ca con người nhân hậu, nghĩa tình là cảm
hứng xuyên suốt của truyện ngắn ĐBSCL sau 1975. Họ có thể thiếu
thốn về vật chất, nhưng không bao giờ nghèo tình, nghèo nghĩa. Dù
có nghèo kiết xác, nhưng họ vẫn chơi hết mình và yêu hết cỡ, thậm
chí sẵn sàng hy sinh cả bản thân để giúp nhau trong cơn hoạn nạn.
2.1.2.2. Ngợi ca con người bộc trực, thẳng thắn
Bàn về tính cách người Nam bộ, người ta thường nhắc tới
tính bộc trực, ăn nói thẳng thắn ‘‘có sao nói vậy’’, ít nói văn hoa, rào
đón ‘‘vòng vo tam quốc’’. Xét đến cùng, tính bộc trực, thẳng thắn là
12
sự kế thừa và phát huy tính cách của con người Việt Nam trong môi
trường sống mới.
Tóm lại, truyện ngắn ĐBSCL sau 1975, đã dành nhiều trang
viết xúc động về con người Nam bộ. Họ là nhưng con người nhân
hậu, nghĩa tình, bộc trực, thẳng thắn và hào phóng. Đây là phẩm chất
truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, được nối tiếp, phát triển
thành tính cách nổi trội ở người Nam bộ và càng tỏa sáng trong
những hoàn cảnh khó khăn.
2.2. Cảm hứng phê phán cái hạn chế, cái tiêu trong đời sống
Vận động trong một giai đoạn lịch sử xã hội với những biến
đổi to lớn và phức tạp, lại là một thể loại năng động, truyện ngắn
ĐBSCL từ 1975 đến nay thực sự là bức tranh của cuộc sống hằng
ngày với bao niềm suy tư, trăn trở của nhà văn.
2.2.1. Phê phán sự ấu trĩ, nóng vội, vô cảm

Tìm hiểu truyện ngắn ĐBSCL sau 1975, chúng tôi nhận thấy
khuynh hướng phê phán bộc lộ rất rõ trong nhiều lĩnh vực: Phê phán
sự nóng vội trong chủ trương, chính sách cải tạo nông nghiệp. Phê
phán sự quan liêu, thiếu trách nhiệm, sự vô cảm của chính quyền địa
phương đối với người dân. Phê phán bệnh hình thức của chính quyền
và sự hời hợt của lớp người trẻ đối với truyền thống lịch sử
2.2.2. Phê phán mặt trái của đô thị hóa nông thôn
Những tác động của đô thị hoá làm cho con người ở làng quê
nông thôn đang đứng trước nguy cơ đánh mất đi những phẩm chất
thật thà chân chất vốn có của mình. Lối sống giả dối đến mức trở
thành thói quen đáng sợ cũng bắt đầu xuất hiện ở nông thôn. Những
vấn đề có tính thời sự nóng bỏng như ‘‘đẻ mướn’’, tình yêu đồng
giới, nghề tiếp viên bán bia ôm, tệ nạn mãi dâm đã bắt đầu len lỏi
13
xuống tận vùng sâu, vùng xa làm cho cuộc sống của người dân quê ít
nhiều bị xáo trộn.
Đặc biệt, không ít truyện phê phán lối sống ích kỷ và thiếu
trách nhiệm của những bậc cha mẹ, nguyên nhân dẫn đến chấn
thương nghiêm trọng cho tâm hồn trẻ thơ.
Các nhà văn cũng phê phán sự xâm hại đến môi trường tự
nhiên do quá trình đô thị hoá cũng như ý thức của con người.
2.2.3. Phê phán tác động tiêu cực của kinh tế thị trường
Khi nền kinh tế thị trường đã bộc lộ rõ những ‘‘khuyết tật’’
của nó thì cảm hứng phê phán trong các truyện ngắn ĐBSCL càng
phát triển mạnh. Những giá trị tinh thần dần bị mãnh lực của đồng
tiền đẩy lùi về phía sau, thậm chí bị quên lãng. Lối sống chạy theo
đồng tiền và bị đồng tiền chi phối đã làm băng hoại nhân cách, đạo
đức của không ít người trong xã hội. Tình yêu, hôn nhân cũng có khi
trở thành sức bật để con người tiến thân.
Nói chung, cảm hứng phê phán trong truyện ngắn ĐBSCL từ

1975 đến nay là những câu hỏi phản biện mà nhà văn đặt ra cho
người đọc, nhưng với một thái độ nhẹ nhàng chứ không gay gắt. Điều
này phù hợp với cách sống, môi trường sinh hoạt của con người
ĐBSCL.
2.3. Cảm hứng nhận thức tìm kiếm bản thể của con người
Bằng nhiều cách khám phá và thể hiện độc đáo, truyện ngắn
ĐBSCL sau 1975, phản ánh đời sống riêng tư, những biểu hiện của
con người trong cuộc sống đời thường.
2.3.1. Con người với tình yêu và hạnh phúc
Tìm hiểu truyện ĐBSCL từ 1975, người đọc cảm nhận được
tình yêu và niềm hạnh phúc của con người ở nhiều góc độ khác nhau.
Đó là những mối tình đẹp, buồn, mộc mạc, chân thành và dung dị
14
như chính cuộc đời của người dân vùng ĐBSCL. Hạnh phúc có được
khi người phụ nữ dũng cảm vượt qua những định kiến hẹp hòi về hôn
nhân. Hạnh phúc thực sự của con người không phải là điều cái gì cao
xa, khó tìm. Hạnh phúc khi được sống ấm áp trong tình người, là nỗi
nhớ khói, nhớ món ăn đồng quê…
Có thể nói, khi mà cuộc sống thời hiện đại đang bị chi phối
bởi những mưu toan thực dụng, giá trị tinh thần đang bị mai một, tâm
hồn con người thiếu vắng những rung động trong sáng thì tiếng nói
ngợi ca tình yêu, đề cao những ước mơ và khát vọng hạnh phúc của
con người rất cần để tác động, cảm hóa, thức tỉnh nhiều người trong
cuộc sống hiện tại và các thế hệ mai sau.
2.3.2. Con người tự vấn
Con người tự vấn trong truyện ngắn ĐBSCL sau 1975, được
các nhà văn khai thác và khám phá trên nhiều phương diện. Có khi là
những dòng hoài niệm, hồi ức về quá khứ, có khi là những băn
khoăn, trăn trở về những vấn đề đang diễn ra trước thời cuộc… Thế
nhưng, cho dù tự vấn ở phương diện nào thì cũng đều hướng người

đọc đến những điều tốt đẹp để góp phần hoàn thiện nhân cách và đạo
đức. Đây chính là một trong những đóng góp đáng ghi nhận của
truyện ngắn ĐBSCL sau 1975.
2.3.3. Con người với đời sống tâm linh
Khám phá đời sống tâm linh, các cây bút truyện ngắn
ĐBSCL sau 1975, đã chạm vào ‘‘mạch ngầm’’ của đời sống chi phối
hành động, cách ứng xử của con người với cộng đồng, xã hội, với tự
nhiên và bản thân.
Một trong những nét đặc trưng của văn hoá nông nghiệp là con
người hướng về tự nhiên. Vì vậy, trong đời sống tinh thần của con
người hình thành tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.
15
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, ông bà là một truyền thống tốt
đẹp của người Việt được lưu giữ và phát triển ở ĐBSCL. Nó là một
biểu hiện của đời sống tâm linh được phản ánh trong truyện ngắn
ĐBSCL sau 1975.
Bên cạnh đó, sự dằn vặt, nỗi ám ảnh về những lỗi lầm mà con
người gây ra cũng được nhà văn lý giải từ góc nhìn tâm linh.
Tóm lại, đời sống tâm linh của con người được phản ánh trong
truyện ngắn ĐBSCL sau 1975, là ánh sáng được phát đi từ thế giới
bên trong của mỗi người, cắt nghĩa được những hiện tượng thuộc đời
sống tinh thần, là sức mạnh của niềm tin, của hành động mỗi cá nhân
một cách thuyết phục.
2.4. Cảm hứng nhận thức về đời sống văn hoá
Văn hóa vùng ĐBSCL đa dạng trong sự thống nhất, nhưng
mang sắc thái riêng, in đậm dấu ấn con người và vùng đất này.
Tìm hiểu truyện ngắn ĐBSCL sua 1975, người đọc cảm nhận
được một đời sống văn hóa vô cùng phong phú và sinh động ở
ĐBSCL.
2.4.1. Nghệ thuật cải lương

Nói đến Nam bộ, là nói đến cái nôi của đờn ca tài tử, sân
khấu cải lương. Loại hình nghệ thuật này phù hợp với địa hình sông
nước cũng như cuộc sống của người Nam bộ. Vì vậy, mà đã từ lâu
rồi đờn ca tài tử, san khấu cải lương trở thành nếp sống và nhu cầu
không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của người Nam bộ.
Qua truyện ngắn ĐBSCL, người đọc cảm nhận được sự say
mê, cũng như tình cảm mà người dân miền Tây dành cho môn nghệ
thuật này.
2.4.2. Lễ hội dân gian
16
Tìm hiểu truyện ngắn ĐBSCL, điều dễ nhận thấy là không
gian lễ hội thường gắn với không gian sông nước. ĐBSCL có nhiều
lễ hội truyền thống, mỗi lễ hội lại mang một ý nghĩa riêng, in đậm nét
tín ngưỡng các tộc người sinh sống ở vùng đất này.
2.4.3. Văn hoá ẩm thực
Muốn ăn bông súng cá kho
Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm
Câu ca dao làm cho ta nhớ tới món canh chua bông súng ăn
với cá sặc kho khô rất quen thuộc trong mâm cơm của người dân quê
nghèo khó, lam lũ. Món ăn dân dã nhưng chứa đựng cả một giá trị
lịch sử văn hoá khẩn hoang của cha ông thời trước.
Khác với vùng miền khác, cơ cấu bữa ăn của người ĐBSCL
là những món ăn chân quê, mang hương vị sông nước. Cách chế biến,
thói quen trong ăn uống đã hình thành nét văn hoá ẩm thực của người
dân miền Tây - Văn hoá tận dụng môi trường tự nhiên.
Tóm lại, trong xu thế đô thị hoá, ĐBSCL là nơi lưu giữ văn
hoá nông nghiệp. Và truyện ngắn ĐBSCL là nơi trưng bày, bảo tồn
và lưu giữ nét đẹp văn hóa sông nước một cách sinh động, hấp dẫn.
Chương 3:
MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT

CỦA TRUYỆN NGẮN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ 1975 ĐẾN NAY
3.1. Nghệ thuật tạo dựng tình huống, kết cấu, không gian, thời gian
3.1.1. Nghệ thuật tạo dựng tình huống truyện
Khảo sát truyện ngắn ĐBSCL từ 1975, chúng tôi nhận thấy
các tác giả đã chú ý đến việc xây dựng tình huống tâm trạng, tình
huống hành động, tình huống nhận thức Dù chưa có nhiều tình
17
huống truyện độc đáo, nhưng qua tình huống truyện, tác phẩm ca
ngợi mặt tốt, phơi bày cái xấu của cuộc sống, để người đọc có cái
nhìn đa chiều về hiện thực cuộc sống. Qua đó, nhà văn cũng lí giải
những vấn đề mà tác phẩm đặt ra, từ đó định hướng người đọc có
nhận thức, suy nghĩ và hành động đúng đắn.
3.1.2. Nghệ thuật tạo dựng kết cấu truyện
Truyện ngắn ĐBSCL sau 1975 có kết cấu tự do hơn. Kết
thúc truyện cũng đa dạng hơn. Kết thúc có hậu; kết thúc đóng và kết
thúc mở là những kiểu kết thúc thường gặp trong truyện ngắn
ĐBSCL sau 1975. Nhiều kết thúc truyện gây được ấn tượng sâu sắc
trong lòng người đọc cũng như tạo ra khoảng trống, khiến độc giả
cũng trở thành người đồng sáng tạo, tự suy xét để giải mã các vấn đề
mà tác giả đặt ra.
3.1.3. Nghệ thuật tạo dựng không gian, thời gian
Bao trùm lên không gian truyện ngắn ĐBSCL là không gian
thiên nhiên, không gian sinh hoạt và không gian đời tư mang đậm
dấu ấn sông nước.
Còn thời gian là thời gian của quá khứ, của hồi ức gắn với
những tình, những cảnh mà mỗi con ngưòi đang sống, đang trải
nghiệm. Một mô típ thời gian mà người đọc thường gặp trong truyện
là sự đan xen giữa hiện tại và quá khứ ; thời gian được tính theo mùa,
khoảng thời gian giao thời giữa ngày và đêm, giữa năm cũ và năm

mới. Thời gian giấc mơ cũng được tác giả sử dụng nhằm lí giải chiều
sâu nội tâm của nhân vật.
3.2. Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật
3.2.1. Miêu tả nhân vật qua mâu thuẫn, xung đột
Nhiều truyện ĐBSCL đã miêu tả khá thành công các mâu
thuẫn xung đột của nhân vật. Đó là mâu thuẫn, xung đột giữa nhân
18
vật với hoàn cảnh sống, quan niệm sống và mâu thuẫn ngay trong nội
tâm nhân vật.
3.2.2. Miêu tả ngoại hình
Các nhà văn cũng rất chú ý miêu tả những nét đặc trưng
của ngoại hình nhân vật như: khuôn mặt, tướng mạo, kể cả vẻ bề
ngoài không bình thường. Qua đó, khắc họa được nhiều nhân vật để
lại ấn tượng khó quên trong lòng người đọc.
3.2.3. Miêu tả hành động
Miêu tả động hành động góp phần thể hiện vẻ đẹp tâm hồn,
bộc lộ bản chất và tính cách nhân vật.
Có thể nói qua nghệ thuật miêu tả hành động, truyện ngắn
ĐBSCL sau 1975 đã thể hiện được sự đa dạng của tính cách nhân vật.
3.2.4. Trạng thái cảm xúc nhân vật
Trạng thái cảm xúc của nhân vật trong truyện ngắn ĐBSCL
rất đa dạng, được bộc lộ trong những hoàn cảnh khác nhau. Tâm
trạng nhân vật khi buồn, bất an, cũng có khi bế tắc tuyệt vọng chuyển
sang niềm vui, niềm hạnh phúc…
Mượn khung cảnh làng quê, sông nước để diễn tả trạng thái
cảm xúc của nhân vật, đây là nét độc đáo của truyện ngắn ĐBSCL
sau 1975.
Tóm lại, truyện ngắn ĐBSCL sau 1975, tuy chưa có nhiều
nhân vật điển hình, nhưng phần nào đã khắc họa chân thực chân dung
con người vùng đất này, từ diện mạo, lời ăn tiếng nói đến thái độ

hành xử…
3.3. Nghệ thuật sử dụng phương ngữ Nam bộ
3.3.1. Nghệ thuật sử dụng lớp từ biến âm
Lớp từ biến âm được sử dụng hợp lý trong miêu tả ngoại hình,
tâm lý, hành động nhân vật, góp phần làm tăng tính nghệ thuật của
19
tác phẩm. Qua đó, truyện ngắn ĐBSCLsau 1975 đã tạo dựng được
nhiều nhân vật điển hình, nhưng cũng gần gũi với con người trong
cuộc sống đời thường.
Lớp từ biến âm được sử dụng trong truyện còn có tác dụng tạo
nên một lượng nghĩa mới, thể hiện được nét khu biệt trong cách phát
âm của người Nam bộ. Viết về con người Nam bộ, nhà văn đã khai
thác khía cạnh này, do vậy, mà con người và cuộc sống được phản
ánh trong truyện chân thật và gần với đời thưòng hơn.
3.3.2. Nghệ thuật sử dụng lớp từ chỉ địa danh
Sử dụng lớp từ chỉ địa danh bằng những danh từ cụ thể, gắn
với sông nước. Họ lấy tên của các sự vật, hiện tượng tiêu biểu hoặc
đặc trưng địa lý, mang ý nghĩa lịch sử. Hoặc tính chất nổi bật nhất
của sự vật, hiện tượng để làm kí hiệu đặt tên. Cách đặt tên địa danh
này thể hiện tư duy và thói quen của người Nam bộ.
Lớp từ địa danh không chỉ nhấn mạnh sắc thái gắn với vùng
sông nước mà thông qua đó nhà văn phản ánh cuộc sống, số phận của
các nhân vật trong truyện.
3.3.3. Nghệ thuật sử dụng lớp từ chỉ sự vật, hiện tượng
Lớp từ chỉ địa hình, cây cối, sông nước như: sông, rạch, xẻo,
kinh, mương, chợ nổi, mùa nước nổi, ghe, xuồng, chòi, bình bát,
bông súng, lục bình, mặt rẫy sủi phèn, vịt chạy đồng, con nước
nhửng,… xuất hiện với tần suất dày đặc trong tác phẩm.
Qua lớp từ này, người đọc nhận ra tính chất riêng biệt, đặc
trưng cảnh quan địa lý của vùng ĐBSCL, không thể nhầm lẫn với

vùng miền khác.
3.3.4. Nghệ thuật sử dụng lớp từ chỉ tên người
20
Tìm hiểu truyện ngắn ĐBSCL, chúng tôi thấy tên các nhân vật
trong truyện thường gắn với một nghề nào đó hoặc đặc điểm nổi bật
của nhân vật.
Người Nam bộ còn có thói quen đặt và gọi tên theo thứ tạo ra
sự thân mật, gần gũi trong quan hệ. Cách đặt tên người và xưng gọi
như thế chỉ có ở Nam bộ. Đặt và gọi tên nhân vật bằng thứ là nét
riêng của truyện ngắn ĐBSCL so với truyện ngắn miền Bắc.
3.3.5. Nghệ thuật sử dụng lớp từ khẩu ngữ
Lớp từ khẩu ngữ được sử dụng trong truyện để miêu tả ngoại
hình, tâm lý, tính cách nhân vật.
Lớp từ khẩu ngữ cũng được sử dụng trong ngôn ngữ kể
chuyện, ngôn ngữ miêu tả, ngôn ngữ nhân vật, góp phần tái hiện
cuộc sống và con người ĐBSCL gần với đời thường hơn.
3.4. Giọng điệu
3.4.1. Giọng điệu dân giã mộc mạc
Miêu tả cuộc sống và con người ĐBSCL, các nhà văn đã thể
hiện giọng điệu giản dị, mộc mạc, tự nhiên như chính cuộc sống một
nắng hai sương, như chính hương vị ngọt ngào của hạnh phúc, cũng
như những khó khăn thử thách của cuộc đời mà họ trải qua.
Nhiều truyện ngắn còn đưa nguyên những lời ăn, tiếng nói
ngoài đời vào truyện. Nhờ vậy, khoảng cách giữa nhà văn với người
đọc và người đọc với tác phẩm như ngắn lại.
3.4.2. Giọng điệu trữ tình đằm thắm
Tìm hiểu truyện ngắn ĐBSCL, chúng ta còn dễ nhận ra giọng
điệu giàu chất trữ tình và không kém phần lịch lãm, mộc mạc chân
chất, bộc trực mà luôn thấm đượm nghĩa tình.
3.4.3. Giọng điệu hài hước

21
Người dân Nam bộ sống cởi mở, phóng khoáng nên cách nói
của họ giàu sắc thái biểu cảm, nhưng cũng pha chất hài hước. Một
điều dễ nhận thấy giọng hài hước trong truyện ngắn ĐBSCL là không
phải là sự mỉa mai châm biếm, mà có chút tinh nghịch, dí dỏm.
Có thể nói, một trong những đóng góp của truyện ngắn
ĐBSCL là đưa chất hài rất đặc trưng của người dân vùng sông nước
từ ngoài đời vào trong trang văn một cách nhẹ nhàng.
3.4.4. Giọng điệu suy ngẫm sâu xa
Giọng điệu suy ngẫm sâu xa mang những suy tư, chiêm
nghiệm của các nhà văn ĐBSCL được tạo nên từ nhiều nguồn cảm
hứng: cảm hứng thương cảm và cảm hứng phê phán. Nhà văn không
phân tích, phát biểu những vấn đề lớn lao mà suy tư, chiêm nghiệm
về cuộc sống đời thường gắn với cuộc đời, số phận của mỗi con
người bình thường. Đây chính là điều làm nên giá trị nhân văn trong
truyện ngắn ĐBSCL sau 1975.
Tóm lại, những sáng tạo đặc sắc về nghệ thuật ở truyện ngắn
ĐBSCL sau 1975 tuy chưa nhiều, nhưng cũng đủ để người đọc nhận
ra những đóng góp cũng như nét riêng của truyện ngắn vùng này so
với truyện ngắn ở các vùng miền khác.
22
KẾT LUẬN
Nhìn lại chặng đường 35 năm, chưa bao giờ truyện ngắn
ĐBSCL lại phát triển mạnh mẽ đến thế! Cùng với các loại hình nghệ
thuật khác, truyện ngắn ĐBSCL sau 1975, đã vận động và phát triển
rất nhanh, đáp ứng kịp thời sự chuyển đổi của xã hội và con người ở
vùng đất này. Đặc biệt, truyện ngắn đã có những cách tân và thu đạt
nhiều thành tựu đáng tự hào về nội dung lẫn hình thức biểu hiện,
nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng. Đây là cả một quá trình lao động
nghệ thuật miệt mài của nhiều thế hệ cầm bút ở ĐBSCL.

Dòng chảy liên tục của truyện ngắn ĐBSCL ngày nay là nhờ
vào sự nối tiếp của ba thế hệ nhà văn. Thế hệ trước 1975; trưởng
thành sau 1975 và xuất hiện trong thập niên đầu thế kỷ XXI. Lớp nhà
văn trưởng thành sau 1975, đã và đang thừa hưởng những thành tựu
của thế hệ đàn anh, nhưng không ngừng sáng tạo để cách viết ngày
càng mới và hấp dẫn hơn. Nhiều tác giả truyện ngắn đã tạo cho mình
một phong cách riêng, từ cách chọn đề tài, xây dựng cốt truyện cho
tới sáng tạo ngôn từ. Và ngày càng có nhiều tác giả với những tác
phẩm mang được dấu ấn văn học.
Về nội dung phản ánh, bên cạnh cảm hứng ngợi ca thiên nhiên,
con người; về đời sống văn hoá ở ĐBSCL; các tác giả còn đi vào tìm
kiếm chiều sâu bản thể con người; đặc biệt, cảm hứng phê phán bộc
lộ ở nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
Về nghệ thuật biểu hiện, truyện ngắn ĐBSCL sau 1975, cũng
có những đóng góp đáng kể. Nổi bật nhất là nghệ thuật sử dụng
23
phương ngữ Nam bộ đã đem lại hiệu quả nghệ thuật cao cho tác
phẩm. Ngôn ngữ truyện giàu chất trữ tình, nhưng không kém phần
lịch lãm, và nét đặc trưng nhất đó là sự mộc mạc chân chất, bộc trực
mà luôn thắm đượm nghĩa tình.
Các nhà văn đã rất chú trọng thể hiện giọng điệu, cũng như
tạo dựng không gian, thời gian mang đậm dấu ấn con người và vùng
đất.
Kết cấu truyện tự do và uyển chuyển hơn. Có những kết thúc
truyện gây ấn tượng sâu sắc nơi người đọc; có kết thúc‘‘bỏ ngỏ’’ để
người đọc cùng ‘‘giải mã’’ vấn đề.
Nằm trong tiến trình văn học dân tộc nói chung, thành tựu
mà truyện ngắn ĐBSCL sau 1975, đạt được mang vẻ đẹp đặc sắc
riêng, góp phần khẳng định bước phát triển mới của vùng văn
chương này; đồng thời mở ra những hướng tìm tòi sáng tạo mới làm

phong phú đa dạng hơn cho thể tài truyện ngắn.
Tuy nhiên, truyện ngắn ĐBSCL sau 1975, còn chưa nhiều
những tác phẩm có sức hấp dẫn lớn, những tác phẩm kết tinh ở bản
thân chúng sự đột phá trong tìm tòi nghệ thuật và những trăn trở day
dứt mang tầm triết học về cuộc sống và con người, mà thực tế cuộc
sống thì không thiếu chất liệu cho nhà văn.
Đội ngũ sáng tác ở ĐBSCL chưa nhiều các cây bút chuyên
nghiệp, phần lớn là tác giả không chuyên, viết là nghề tay trái, ít
được đào tạo bài bản, và chưa sống được bằng nghề.
24
Sự thiếu vắng của lý luận phê bình cũng là điều hạn chế của
văn học ĐBSCL. Mà thực tế, thì khu vực này đang rất cần sự có mặt
kịp thời của lý luận, phê bình văn học.
Do vậy, việc đào tạo đội ngũ sáng tác cũng như lý luận, phê
bình văn học là yêu cầu bức súc đặt ra cho các nhà quản lý văn hoá
hoá, văn nghệ ở ĐBSCL.
Từ năm học 2007 - 2008, chương trình ngữ văn địa phương
đã được đưa vào dạy chính khoá ở bậc trung học. Chúng tôi hy vọng
những truyện ngắn hay như Người dì tên đợi của Nguyễn Quang
Sáng, Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư… có thể đưa vào
giảng dạy minh họa cho mảng văn học ĐBSCL.
Vì luận án chỉ xác định nghiên cứu những vấn đề chủ yếu về
nội dung và nghệ thuật, để từ đó khẳng định những đóng góp của
truyện ngắn ĐBSCL sau 1975 trong tiến trình của truyện ngắn Việt
Nam. Nên còn nhiều vấn về truyện ngắn ĐBSCL sau 1975, như thế
giới nhân vật, điểm nhìn trần thuật, … mà chúng tôi chưa có điều
kiện đề cập đến trong luận án.
Mong rằng rồi đây sẽ có nhiều công trình nghiên cứu toàn
diện và sâu sắc hơn về truyện ngắn ĐBSCL sau 1975.
Với khả năng có hạn và phạm vi tư liệu khảo sát nghiên cứu

còn ở mức độ nhất định, luận án chắc chắn còn không ít hạn chế.
Chúng tôi mong muốn nhận được sự góp ý trao đổi của quý
thầy, cô, các nhà nghiên cứu để luận án được hoàn thiện hơn./.

×