Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.61 KB, 6 trang )
Một số lưu ý khi cứu hộ người bị vùi lấp
Đối với những nạn nhân này, nguy cơ lớn nhất là bị ngạt, tiếp đến là hội chứng
đè ép, chảy máu nhiều, gãy xương. Xử trí không đúng cách có thể khiến họ bị tử vong
hoặc tàn phế.
Công tác cứu hộ khi có người bị vùi lấp cần tuân thủ các hướng dẫn sau:
- Nhanh chóng phán đoán, định hướng nơi nạn nhân có thể bị vùi lấp rồi khẩn
trương, nhẹ nhàng đào bới, tránh gây tổn thương thêm. Nếu cảm thấy đã gần tới thì
nên dùng tay moi. Khi đã thấy nạn nhân, nhanh chóng làm lộ phần đầu cổ. Nếu bới
thấy chân thì phải đổi chiều để tìm phía đầu.
- Khi đã lộ phần đầu, cần moi hết đất cát trong mũi miệng, kiểm tra xem nạn
nhân còn tự thở được không, nếu không thì phải thổi ngạt ngay. Trong khi đó, những
người khác tiếp tục bới để giải phóng phần ngực, kịp thời bóp tim ngoài lồng ngực nếu
nạn nhân ngừng thở, tim không đập.
- Tiếp tục bới cho tới khi cơ thể nạn nhân được giải phóng hoàn toàn. Tuyệt đối
không được lôi kéo khi một phần cơ thể còn đang bị vùi lấp. Để đề phòng
hội chứng
đè ép chi do bị vùi lấp kéo dài, khi đào bới đến phần tay hoặc chân, nếu thấy vật nặng
đè chẹn lên thì phải garo phía trên chỗ đó một chút (không chặt quá). Mục đích là để
ngăn chất độc ở phần chi bị đè ép (được sinh ra do tế bào thiếu dưỡng khí) nhiễm vào
các phần khác của cơ thể. Sau đó, tiêm thuốc trợ tim (nếu có) rồi từ từ nhấc bỏ vật đè
và tiếp tục đào bới.
- Sau khi đã đào bới xong, đặt nạn nhân nằm ngửa ở nơi đất phẳng, tiếp tục thổi
ngạt và bóp tim ngoài lồng ngực cho đến khi nạn nhân tự thở lại được. Việc này có khi
kéo dài đến 2-3 giờ.
- Chuyển ngay nạn nhân đến bệnh viện, nhất là nếu có đặt garo. Phần chân tay
có garo phải được để lộ, không ủ ấm ngay cả khi trời lạnh. Để tránh hoại tử chi, cần
nới garo 30-60 phút một lần.
Sơ cứu Nghẽn khí đạo
Khí đạo có thể bị nghẽn do thức ăn, do nôn mửa hay do vật thể lạ khác xâm