Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Phân biệt kế toán thuê tài chính tài sản cố định hữu hình và kế toán thuê hoạt động tài sản cố định hữu hình đối với bên đi thuê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 50 trang )

..

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THÚY KIỀU

PHÂN BIỆT KẾ TỐN TH TÀI CHÍNH
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH VÀ KẾ TỐN
TH HOẠT ĐỘNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
HỮU HÌNH ĐỐI VỚI BÊN ĐI THUÊ
Chuyên ngành: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

CHUYÊN ĐỀ NĂM 3

An Giang, tháng 7 năm 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN ĐỀ NĂM 3

PHÂN BIỆT KẾ TOÁN THUÊ TÀI CHÍNH
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH VÀ KẾ TỐN
TH HOẠT ĐỘNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
HỮU HÌNH ĐỐI VỚI BÊN ĐI THUÊ
Chuyên ngành: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

SVTH :


NGUYỄN THÚY KIỀU

LỚP

DH10KT

:

MSSV :

DKT093084

GVHD :

TÔ THỊ THƯ NHÀN

An Giang, tháng 7 năm 2012


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...........................................................................................1
1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI ................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................................2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .........................................................................................2
1.4 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................2
1.5 THÔNG TIN DỮ LIỆU CẦN CÓ .............................................................................2
1.6 Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU .........................................................................................2

1.7 CẤU TRÚC CỦA BÀI NGHIÊN CỨU ....................................................................3
CHƯƠNG 2: PHÂN BIỆT THUÊ TÀI CHÍNH TSCĐ HH VÀ THUÊ HOẠT
ĐỘNG TSCĐ HH ĐỐI VỚI BÊN ĐI THUÊ ..................................................... 4
2.1 TỔNG QUAN ............................................................................................................4
2.2 CƠ SỞ PHÂN BIỆT THUÊ TÀI CHÍNH TSCĐ HH VÀ THUÊ HOẠT ĐỘNG
TSCĐ HH ĐỐI VỚI BÊN ĐI THUÊ ..............................................................................6
2.2.1 Hợp đồng thuê .........................................................................................................6
2.2.2 Cách ghi nhận .........................................................................................................8
2.2.3 Thời hạn thuê ..........................................................................................................9
2.2.4 Chi phí thuê ...........................................................................................................11
2.2.5 Quyền và nghĩa vụ của bên thuê ...........................................................................12
2.2.6 Nguyên tắc trích khấu hao ....................................................................................14
2.2.7 Rủi ro và lợi ích ....................................................................................................15
2.2.8 Quy định về thuế GTGT .......................................................................................16
2.2.9 Tài khoản sử dụng .................................................................................................17
2.2.10 Sơ đồ kế toán.......................................................................................................20
2.2.11 Trƣờng hợp bán và thuê lại tài sản là thuê tài chính và bán và thuê lại tài sản thuê
hoạt động ........................................................................................................................27
2.2.12 Trình bày báo cáo tài chính .................................................................................29
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT KIẾN NGHỊ ..........................................................33
3.1 NHẬN XÉT .............................................................................................................33
3.1.1 Ƣu điểm ................................................................................................................33
3.1.2 Nhƣợc điểm...........................................................................................................34
3.2 KIẾN NGHỊ .............................................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................36
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DN


Doanh nghiệp

TSCĐ

Tài sản cố định

TSCĐ HH

Tài sản cố định hữu hình

CTTC

Cho th tài chính

GTGT

Giá trị gia tăng

TK

Tài khoản

GB

Giá bán

GTCL

Giá trị còn lại


GTHL

Giá trị hợp lý


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1

Sơ đồ tài khoản 212 “Tài sản cố định thuê tài chính”………………….18

Sơ đồ 2.2

Sơ đồ tài khoản 001…………………………………………………….19

Sơ đồ 2.3

Nhận TSCĐ thuê tài chính ( Trường hợp nợ gốc phải trả xác định theo
giá mua chưa có thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua tài sản để
cho thuê)………………………………………………………………..20

Sơ đồ 2.4

Sơ đồ kế tốn khi nhận hóa đơn thanh tốn tiền th tài chính định kỳ
(Trường hợp nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác định theo giá mua
chưa có số thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho
th)…………………………………………………………………….21

Sơ đồ 2.5


Kế tốn nhận TSCĐ th tài chính (trường hợp nợ gốc phải trả về thuê
tài chính xác định theo giá mua có thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả
khi mua TSCĐ để cho thuê)……………………………………………22

Sơ đồ 2.6

Hạch tốn khi nhận hóa đơn thanh tốn tiền th tài chính định kỳ
(Trường hợp nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác định theo giá mua có
thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê)……...23

Sơ đồ 2.7

Hạch toán toán các nghiệp vụ kế toán khác có liên quan đến TSCĐ th
tài chính………………………………………………………………...24

Sơ đồ 2.8

Kế toán đi thuê TSCĐ thuê hoạt động………………………………….24

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1:

Bảng cân đối kế tốn (tóm tắt) hoạt động đi th tài sản của công ty
Thành Đạt năm 2011…………………………………………………...31

Bảng 2.2

Bảng kết quả hoạt động kinh doanh (tóm tắt) hoạt động thuê tài sản của
công ty Thành Đạt năm 2011…………………………………………..32



Phân biệt kế tốn th tài chính TSCĐ hữu hình
và kế tốn th hoạt động TSCĐ hữu hình đối với bên đi thuê

GVHD:Tô Thị Thư Nhàn

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI:
“Vốn” là vấn đề ln được đặt lên hàng đầu của các doanh nghiệp. Vốn để mua
sắm tài sản, thiết bị sản xuất dùng cho sản xuất kinh doanh, trang trải chi phí cho doanh
nghiệp, trả lương cho cơng nhân viên,… Nó càng quan trọng hơn đối với các doanh
nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay bởi họ vì chưa có nguồn vốn
đủ mạnh để trang trải chi phí nhất là mua sắm tài sản cố định cần có nguồn vốn lớn.
Ngày nay, khoa học kỹ thuật, công nghệ mới ngày càng phát triển thì địi hỏi các doanh
nghiệp phải thay đổi máy móc thiết bị thường xuyên, cải tiến kỹ thuật để khơng bị lạc
hậu.
Tuy nhiên, để có nguồn vốn dài hạn để đầu tư cho tài sản là vấn đề hết sức khó khăn
do các doanh nghiệp vừa và nhỏ ln ở trong tình trạng thiếu vốn. “Một cuộc điều tra
quy mô được Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bộ KHĐT) tiến hành là quy mô
vốn của các doanh nghiệp cịn nhỏ, gần 50% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 1 tỷ
đồng; gần 75% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 2 tỷ đồng và 90% số doanh nghiệp có
mức vốn dưới 5 tỷ đồng”1. Các doanh nghiệp thường đi vay tín chấp ở các ngân hàng,
nhưng phần lớn chưa đủ điền kiện để vay do chưa có quy mơ và tài sản đảm bảo, chưa
chứng minh được việc kinh doanh sẽ mang lại lợi nhuận để ngân hàng tin tưởng nên vấn
đề đi vay cũng rất khó khăn.
Với sự ra đời của các cơng ty cho thuê tài sản đã giúp các doanh nghiệp mới thành
lập, doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm chi phí để mua trang thiết bị, giảm bớt nỗi lo lắng về
thiếu vốn để đầu tư vào tài sản cố định, tiếp cận được với công nghệ hiện đại và an tâm
để tập trung sản xuất kinh doanh. Đồng thời giúp các ngân hàng giảm bớt gánh nặng về

nợ quá hạn, nợ khó đòi khi các doanh nghiệp này đi vay để mua tài sản mà không đủ
khả năng trả nợ.
Theo Chuẩn mực Kế tốn số 06 thì th tài sản được phân loại thành hai hình thức
th là th tài chính và th hoạt động. “Hiện nay, cả nước có 13 cơng ty cho th tài
chính trong đó có 9 cơng ty thuộc hiệp hội với tổng số vốn điều lệ là 2.500 tỉ đồng và 4
cơng ty 100% vốn nước ngồi”2. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ thế nào
là th tài chính và th hoạt động để có thể lựa chọn và áp dụng một cách hiệu quả,
phù hợp với tình hình doanh nghiệp mình.
Như vậy, tại sao lại có sự phân loại th tài chính và th hoạt động? Làm sao phân
biệt được thuê tài chính và th hoạt động? Nó có ưu và nhược điểm gì khác nhau?
Cách hạch tốn kế tốn hai loại hình th như thế nào? Để tìm hiểu vấn đề này tơi đã
chọn đề tài “Phân biệt kế tốn th tài chính tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình và kế
tốn th hoạt động TSCĐ hữu hình đối với bên đi thuê” để nghiên cứu.

1

ngày 02/6/2012)
/>(đọc ngày 31/5/2012)
2

SVTH: Nguyễn Thúy Kiều

1


Phân biệt kế tốn th tài chính TSCĐ hữu hình
và kế tốn th hoạt động TSCĐ hữu hình đối với bên đi thuê

GVHD:Tô Thị Thư Nhàn


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:


Phân biệt sự giống, khác nhau của thuê tài chính và thuê hoạt động tài sản cố
định hữu hình đối với bên đi thuê.



Tìm hiểu ưu điểm và nhược điểm của thuê tài chính và thuê hoạt động tài sản cố
định hữu hình đối với bên đi thuê.



Trên cơ sở tìm hiểu, đưa ra kiến nghị cho sự lựa chọn của các doanh nghiệp có
nhu cầu thuê tài sản cố định.

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Để dễ tìm hiểu hơn tơi sẽ giới hạn phạm vi lý thuyết là chỉ tìm hiểu về kế tốn th
tài chính TSCĐ hữu hình và kế tốn th hoạt động TSCĐ hữu hình đối với bên đi thuê
ban đầu và hình thức bán thuê lại tài sản trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 06 –
Thuê tài sản. Kết hợp một số tài liệu tham khảo khác như: sách, internet, giáo trình, các
Quy định, Thơng tư, Quyết định, Nghị định của Bộ Tài chính có liên quan.
Đối tượng nghiên cứu là các khái niệm, nguyên tắc, điều kiện, quy định, báo cáo tài
chính về hai loại hình thuê trên.
1.4 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đề tài chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ cấp và thực hiện các phương pháp sau:


Phương pháp suy diễn: từ các khái niệm, nguyên tắc, điều kiện, quy định,.. phân
tích cụ thể hơn để thấy sự khác nhau của thuê tài chính và thuê hoạt động tài sản

cố định hữu hình đối với bên đi thuê.



Phương pháp so sánh: đưa ra các điểm giống nhau và khác nhau về hai hình
thức đi thuê này.



Phương pháp quy nạp: từ các lý thuyết đã nghiên cứu rút ra các ưu và nhược
điểm của hai loại hình thuê và phương hướng lựa chọn loại hình th phù hợp.

1.5 THƠNG TIN DỮ LIỆU CẦN CĨ:
Các khái niệm, quy định, nguyên tắc, điều kiện về đi thuê tài chính và thuê hoạt
động đối với bên đi thuê.
Các Thông tư, Quyết định, Nghị Định, Bộ Luật dân sự 2005, Cơng văn khác có
liên quan vấn đề nghiên cứu.
Quy trình hạch tốn kế tốn, các quy định về thời hạn thuê, chi phí đi thuê, báo
cáo tài chính về thuê tài chính và thuê hoạt động tài sản cố định hữu hình (TSCĐ HH).
1.6 Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU:
Qua đề tài nghiên cứu này giúp các doanh nghiệp đang thiếu vốn có cái nhìn gần
gũi và hiểu đơn giản hơn đối với hoạt động thuê tài sản. Đồng thời cung cấp thông tin
để nhà quản lý doanh nghiệp phân biệt được th tài chính và th hoạt động, có sự lựa
chọn đúng đắn, phù hợp với thực tế của doanh nghiệp, vừa tiết kiệm chi phí khi cần đổi
mới máy móc thiết bị, cải tiến kỹ thuật để mở rộng sản xuất kinh doanh, vừa sử dụng
nguồn vốn linh hoạt hơn.
Đề tài cũng giúp cho bộ phận kế toán dễ dàng thực hiện và theo dõi các nghiệp
vụ khi doanh nghiệp đi thuê tài chính hay thuê hoạt động. Bên cạnh đó, khi hiểu rõ và
SVTH: Nguyễn Thúy Kiều


2


Phân biệt kế tốn th tài chính TSCĐ hữu hình
và kế tốn th hoạt động TSCĐ hữu hình đối với bên đi th

GVHD:Tơ Thị Thư Nhàn

áp dụng hai hình thức thuê này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được nguy cơ bị lạc hậu về
phương tiện sản xuất, ngày càng tiếp cận dễ dàng hơn với khoa học kỹ thuật tiên tiến,
theo kịp sự phát triển của thế giới để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong thời
kỳ tự do hóa thương mại ngày nay.
Đối với bản thân tôi, đề tài giúp tôi hiểu sâu hơn về thuê tài chính và thuê hoạt
động trên cơ sở lý thuyết làm nền tản áp dụng thực tế dễ dàng hơn.
1.7 CẤU TRÚC CỦA BÀI NGHIÊN CỨU:
Chương 1: Giới thiệu sơ lược về cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu, phạm vi, ý nghĩa của
bài nghiên cứu này, nêu phương pháp nghiên cứu và các thơng tin cần có để đề tài
nghiên cứu có đầy đủ nội dung liên quan.
Chương 2: Phân biệt kế tốn th tài chính TSCĐ hữu hình và kế tốn th hoạt động
TSCĐ hữu hình đối với bên đi thuê: các khái niệm về thuê tài chính và thuê hoạt động
và các khái niệm liên quan, điều kiện đi thuê, quy trình đi thuê, quyền và nghĩa vụ khi
thuê, các nguyên tắc phản ánh các nghiệp vụ kế tốn, báo cáo tài chính…. Đồng thời
phân tích, so sánh, nguồn cung cấp, ví dụ minh họa làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
Chương 3: Nhận xét và kiến nghị: nêu lên ưu điểm và khuyết điểm của thuê tài chính và
thuê hoạt động đối với bên đi thuê, so sánh kết quả với mục tiêu đã đề ra ban đầu, nêu ra
kiến nghị đối với các doanh nghiệp đi thuê TSCĐ HH thuê tài chính hay thuê hoạt động.

SVTH: Nguyễn Thúy Kiều

3



Phân biệt kế tốn th tài chính TSCĐ hữu hình
và kế tốn th hoạt động TSCĐ hữu hình đối với bên đi th

GVHD:Tơ Thị Thư Nhàn

CHƢƠNG 2
PHÂN BIỆT KẾ TỐN TH TÀI CHÍNH TSCĐ HỮU HÌNH VÀ
KẾ TỐN TH HOẠT ĐỘNG TSCĐ HỮU HÌNH ĐỐI VỚI BÊN
ĐI THUÊ
2.1 TỔNG QUAN:
Hoạt động thuê tài sản đã xuất hiện rất lâu trên thế giới từ thế kỷ 18 tại Mỹ. Từ
năm 1995, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức ban hành “Thể lệ tín dụng thuê
mua” và hoạt động này bắt đầu phát triển cho đến ngày nay. Do yêu cầu đi th của các
doanh nghiệp khơng giống nhau, có doanh nghiệp muốn thuê trong thời gian dài và
muốn mua lại tài sản thuê đó với giá rẻ hơn sau khi kết thúc thời gian thuê, có doanh
nghiệp muốn thay đổi máy móc thường xuyên do yêu cầu kỹ thuật nên chỉ muốn th
trong thời gian ngắn và khơng có ý định mua lại tài sản đó, hoặc dựa vào mức độ
chuyển giao rủi ro và lợi ích như trong Chuẩn mực kế tốn đã đề cập,…Chính vì những
nhu cầu khác nhau cơ bản đó mà thuê tài sản được phân thành hai loại: thuê tài chính và
thuê hoạt động. Tuy hai loại hình th này có những điểm khác biệt nhất định, nhưng nó
cũng có điểm tương đồng và đáp ứng được nhu cầu đi thuê của các doanh nghiệp. Ta có
thể hiểu tổng quan về hai loại hình th này như sau:
Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho
thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp
đồng cho thuê giữa bên thuê và bên cho thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết
bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ
quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền
thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏa thuận. Thời gian thuê chiếm phần lớn

thời gian hữu dụng của tài sản. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa
chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp
đồng cho thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho
thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị tài sản đó tại thời điểm ký hợp
đồng.(GS.TS Lê Văn Tư.2005.Quản trị ngân hàng thương mại.Hà Nội:NXB Tài Chính.
Thuê hoạt động được thực hiện theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số
731/2004/QĐ-NHNN ngày 15/06/2004 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước. Theo Quy
chế này, thuê hoạt động là hình thức của th tài sản, theo đó bên thuê sử dụng tài sản
cho thuê của bên cho thuê trong một thời gian nhất định và sẽ trả lại tài sản đó cho bên
cho thuê khi kết thúc thời hạn th tài sản. Bên th khơng có quyền sở hữu tài sản cho
thuê và phải trả tiền thuê theo hợp đồng cho thuê. Hợp đồng thuê có thể hủy ngang.
Thời gian thuê thường là ngắn hạn, và chỉ chiếm một phần trong thời gian hữu dụng của
tài sản. Chi phí thuê cao hơn thuê tài chính. Đây là hoạt động tín dụng ngắn hạn.
 Các khái niệm liên quan3:
Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất do doanh
nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn
ghi nhận tài sản cố định hữu hình.

3

Chuẩn mực kế toán số 06 – Thuê tài sản.

SVTH: Nguyễn Thúy Kiều

4


Phân biệt kế tốn th tài chính TSCĐ hữu hình
và kế tốn th hoạt động TSCĐ hữu hình đối với bên đi th


GVHD:Tơ Thị Thư Nhàn

Ngun giá: là tồn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được
TSCĐ hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẳn sàng sử dụng.
Khấu hao: là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ
hữu hình trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.
Th tài sản: Là sự thỏa thuận giữa bên cho thuê và bên thuê về việc bên cho
thuê chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong một khoảng thời gian nhất định
để được nhận tiền cho thuê một lần hoặc nhiều lần.
Thuê tài chính: là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi
ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể
chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.
Thuê hoạt động: là thuê tài sản mà bên cho th khơng có sự chuyển giao phần
lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Bên thuê chỉ có
quyền quản lý và sử dụng tài sản trong thời hạn thuê và trả lại tài sản khi kết thúc hợp
đồng thuê tài sản.
Hợp đồng thuê tài sản không hủy ngang: là hợp đồng thuê tài sản mà hai bên
không thể đơn phương chấm dứt hợp đồng trừ các trường hợp bất thường xẩy ra như
bên cho thuê không giao tài sản đúng hạn, bên cho thuê không trả tiền thuê theo qui
định hợp đồng, phá sản giải thể...hoặc được sự đồng ý của hai bên.
Thời điểm khởi đầu thuê tài sản: là ngày xẩy ra trước của một trong hai (2)
ngày: Ngày quyền sử dụng tài sản được chuyển giao cho bên thuê và ngày tiền thuê bắt
đầu được tính theo các điều khoản quy trong hợp đồng.
Thời hạn thuê tài sản: là khoảng thời gian của hợp đồng thuê tài sản không hủy
ngang cộng (+) với khoảng thời gian bên thuê được gia hạn thuê tài sản đã ghi trong hợp
đồng, phải trả thêm chi phí nếu quyền gia hạn này xác định được tương đối chắc chắn
ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản.
Giá trị hợp lý: là giá trị tài sản có thể được trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ
được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi
ngang giá.

Giá trị còn lại của tài sản cho thuê: là giá trị ước tính ở thời điểm khởi đầu thuê
tài sản mà bên cho thuê dự tính sẽ thu được từ tài sản cho thuê vào lúc kết thúc hợp
đồng cho thuê.
Thời gian sử dụng hữu ích: là khoảng thời gian sử dụng kinh tế còn lại của tài
sản thuê kể từ thời điểm bắt đầu thuê, không giới hạn theo thời hạn hợp đồng thuê.
Khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu đối với bên thuê: Là khoản thanh toán mà
bên thuê phải trả cho bên cho thuê về việc thuê tài sản theo thời hạn trong hợp đồng
(Không bao gồm các khoản chi phí dịch vụ và thuế do bên cho thuê đã trả mà bên thuê
phải hoàn lại và tiền thuê phát sinh thêm), kèm theo bất cứ giá trị nào được bên thuê
hoặc một bên liên quan đến bên thuê đảm bảo thanh tốn.
Tiền th có thể phát sinh thêm: Là một phần của khoản thanh tốn tiền th,
nhưng khơng cố định và được xác định dựa trên một yếu tố nào đó ngồi yếu tố thời
gian, ví dụ: phần trăm (%) trên doanh thu, số lượng sử dụng, chỉ số giá, lãi suất thị
trường.

SVTH: Nguyễn Thúy Kiều

5


Phân biệt kế tốn th tài chính TSCĐ hữu hình
và kế tốn th hoạt động TSCĐ hữu hình đối với bên đi thuê

GVHD:Tô Thị Thư Nhàn

Rủi ro: bao gồm khả năng thiệt hại từ việc không tận dụng hết năng lực sản xuất
hoặc lạc hậu về kỹ thuật và sự biến động bất lợi về tình hình kinh tế ảnh hưởng đến khả
năng thu hồi vốn.
Lợi ích: là khoản lợi nhuận ước tính từ hoạt động của tài sản thuê trong khoảng
thời gian sử dụng kinh tế của tài sản và thu nhập ước tính từ sự gia tăng giá trị tài sản

hoặc giá trị thanh lý có thể thu hồi được.
Bán và th lại TSCĐ: là hình thức tín dụng thuê – mua mà bên có tài sản sẽ
bán lại tài sản đó và chỉ thuê lại trong một thời gian nhất định (Nguồn:
đọc ngày 04/6/2012 ).
2.2 CƠ SỞ PHÂN BIỆT THUÊ TÀI CHÍNH TSCĐ HH VÀ THUÊ HOẠT ĐỘNG
TSCĐ HH ĐỐI VỚI BÊN ĐI THUÊ:
2.2.1 Hợp đồng thuê:
 Giống nhau:
Đều là hình thức thuê tài sản trong thời gian nhất định, hợp đồng xảy ra khi bên
thuê có nhu cầu đầu tư mua sắm, sử dụng tài sản không thường xuyên hoặc thường
xuyên nhưng đang thiếu vốn để mua tài sản đó hoặc cần mở rộng quy mô sản xuất, đổi
mới trang thiết bị…Các bên liên quan hợp đồng thuê đều phải am hiểu và thực hiện
đúng quy định của Nhà nước về hoạt động thuê tài sản, cam kết tuân thủ đúng hợp
đồng.
Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê và bên cho thuê phải xác định rõ
hợp đồng là thuê tài chính hay thuê hoạt động, và ràng buộc với nhau bởi hợp đồng.
Trong thời gian thuê bên thuê không được thay đổi hiện trạng tài sản nếu khơng có sự
đồng ý của bên cho thuê.
Tài sản thuê là các máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản
khác. (theo Nghị định Chính phủ số 16/2001/NĐ-CP ngày 02 thánh 05 năm 2001 về tổ
chức và hoạt động của công ty cho th tài chính).
Cả hai hình thức th đều phải ký hợp đồng thuê và phải lập thành văn bản phù
hợp quy định pháp luật, biên bản giao nhận TSCĐ, hóa đơn thanh tốn tiền th.
Một hợp đồng th tài sản thường bao gồm các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ các bên có liên quan: bên cho thuê và bên thuê, người bảo lãnh
(nếu có), người cung ứng (nếu có).
- Bảng liệt kê mơ tả tài sản th, danh sách mô tả các bộ phận, các chi tiết kỹ
thuật, tính năng của tài sản thuê, và các giấy tờ chứng từ có liên quan đến tài sản.
- Mục đích thuê, hình thức thuê.
- Thời gian thuê, thời gian hợp đồng có hiệu lực.

- Cơ sở tính tốn tiền th, giá thuê.
- Hình thức giao nhận, trả tài sản khi hết hợp đồng.
- Các khoản chi phí phải nộp.
- Quy định lãi suất nợ quá hạn và giải quyết tranh chấp.
- Điều kiện phải thực hiện, cam kết của các bên.
SVTH: Nguyễn Thúy Kiều

6


Phân biệt kế tốn th tài chính TSCĐ hữu hình
và kế tốn th hoạt động TSCĐ hữu hình đối với bên đi thuê

GVHD:Tô Thị Thư Nhàn

- Các cam kết khác.
- Ký tên, đóng dấu các bên do cơ quan có thẩm quyền trong doanh nghiệp xác
nhận.
 Khác nhau:
Đối với thuê tài chính:
Ràng buộc bởi hợp đồng th tài sản khơng hủy ngang, bên đi thuê không được
đơn phương hủy bỏ hợp đồng trong thời gian thuê. Trừ những trường hợp được hủy
ngang quy định trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 06, những trường hợp hủy ngang
khác do lỗi bên đi thuê phải chịu đền bù tổn thất cao hơn thuê hoạt động rất nhiều.
Quyền sử dụng tài sản thuộc về bên thuê trong suốt thời gian của hợp đồng.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam 06 – Thuê tài sản thì một hợp đồng thuê
được xác định là thuê tài chính khi:
Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn
thuê. Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản
thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê. Thời hạn thuê

tài sản tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù khơng
có sự chuyển giao quyền sở hữu. Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của
khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn (tương đương) giá trị hợp lý của tài
sản thuê. Hợp đồng thuê tài sản cũng được coi là hợp đồng thuê tài chính nếu hợp đồng
thoả mãn ít nhất một trong ba (3) trường hợp sau:
- Nếu bên thuê huỷ hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan đến việc huỷ
hợp đồng cho bên cho thuê;
- Thu nhập hoặc tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của giá trị còn lại của tài
sản thuê gắn với bên thuê;
- Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng thuê với
tiền thuê thấp hơn giá thuê thị trường.
Đối với thuê hoạt động:
Chỉ là hợp đồng th thơng thường, hợp đồng có thể hủy ngang, khơng có nhiều
ràng buộc như th tài chính.
Một hợp đồng thuê được xác định là thuê hoạt động khi:
Quyền sở hữu tài sản cho thuê không được chuyển giao cho bên thuê khi kết
thúc hợp đồng thuê hoạt động. Hợp đồng cho thuê không quy định việc thỏa thuận mua
tài sản cho thuê giữa bên cho thuê và bên thuê. Thời hạn thuê chỉ chiếm một phần trong
khoảng thời gian hữu dụng của tài sản cho thuê. Tổng giá trị tiền thuê chỉ chiếm một
phần trong giá trị tài sản cho thuê.
Như vậy, dựa vào những đặc điểm trên ta thấy rõ sự khác biệt đầu tiên của thuê
tài chính và thuê hoạt động là hợp đồng thuê có quy định quyền mua lại tài sản hay
không, được phép hủy ngang hay khơng, quyền sở hữu có chuyển giao hay không, trong
hợp đồng cũng quy định thời gian thuê khác nhau, mức tiền thuê cũng khác nhau. Hợp
đồng thuê tài chính thường có nhiều ràng buộc hơn th hoạt động.
Ví dụ 2.1: Doanh nghiệp Phương Đơng đi th tài chính của cơng ty Đất Việt
một tài sản cố định có nguyên giá 500.000.000 đồng, thời gian sử dụng hữu ích của tài
SVTH: Nguyễn Thúy Kiều

7



Phân biệt kế tốn th tài chính TSCĐ hữu hình
và kế tốn th hoạt động TSCĐ hữu hình đối với bên đi thuê

GVHD:Tô Thị Thư Nhàn

sản này là 10 năm. Trong hợp đồng th tài chính được ký kết có quy định hợp đồng
không được phép hủy ngang, nếu hủy ngang mức đền bù là 80% giá trị của tài sản, thời
gian Phương Đông thuê là 8 năm, lãi tiền thuê hàng năm bằng 10% nợ gốc còn lại, hết
thời hạn thuê doanh nghiệp Phương Đông cam kết mua lại tài sản này với giá thấp hơn
10% giá trị hợp lý còn lại. Đại diện ký kết hợp đồng là Giám đốc hai bên.
Từ những đặc điểm như không được phép hủy ngang, nếu doanh nghiệp Phương
Đông tự ý hủy ngang hợp đồng do lỗi của doanh nghiệp thì mức đền bù khá cao 80%
giá trị tài sản, thời gian thuê 8 năm chiếm phần lớn thời gian sử dụng hữu ích của tài sản
là 10 năm, lãi tiền thuê chỉ 10% nợ gốc cịn lại, trong hợp đồng có cam kết mua lại tài
sản của Phương Đơng thì đây là những đặt trưng của hợp đồng thuê tài chính.
Ví dụ 2.2: Doanh nghiệp Phương Đông đi thuê hoạt động của công ty Đất Việt
một phân xưởng sản xuất sử dụng trị giá 500.000.000 đồng, thời hạn sử dụng hữu ích
phân xưởng là 8 năm. Hợp đồng có thỏa thuận thời hạn thuê 2 năm, trả tiền thuê trước
một năm là 66.000.000 đồng, hết hạn thuê doanh nghiệp Phương Đông sẽ trả lại tài sản
thuê này cho Đất Việt.
Trong trường hợp này, hợp đồng thuê hoạt động của doanh nghiệp Phương
Đông ký kết với công ty Đất Việt không quy định hợp đồng khơng được phép hủy
ngang, khơng có sự thỏa thuận mua lại phân xưởng, thời gian thuê chỉ có 2 năm thấp
hơn rất nhiều so với thời gian sử dụng hữu ích của tài sản là 8 năm, chi phí th cũng
khá cao do khơng có sự chuyển giao giao quyền sở hữu tài sản cho Phương Đông nên
mọi lợi ích và rủi ro về phân xưởng vẫn thuộc về công ty Đất Việt. Các đặc điểm này
cho ta thấy đây chính là hợp đồng thuê hoạt động.
2.2.2 Cách ghi nhận:

 Giống nhau:
Khi doanh nghiệp đi thuê tài chính hay th hoạt động thì cũng phải theo dõi
trong sổ sách kế toán, hàng kỳ cũng phải báo cáo tình hình thuê và theo dõi tài sản trong
suốt thời hạn thuê, đảm bảo cung cấp thông tin cần thiết khi bên cho thuê yêu cầu và
kiểm tra. Đồng thời ghi nhận chi phí thuê vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp.
 Khác nhau:
Ghi nhận tài sản thuê tài chính đối với bên th:
Theo Thơng tư 161/2007/TT-BTC ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2007 hướng
dẫn thực hiện mười sáu (16) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số
149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày
31/12/2002 và Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính có quy định: tại thời điểm nhận tài sản thuê, bên thuê ghi nhận giá trị tài sản
thuê tài chính và nợ gốc phải trả về thuê tài chính với cùng một giá trị bằng với giá trị
hợp lý của tài sản thuê. Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của
khoản thanh tốn tiền th tối thiểu thì ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền
thuê tối thiểu. Các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài
chính được tính vào nguyên giá của tài sản thuê.
Tài sản thuê tài chính được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán của bên đi thuê
và được xem như một loại tài sản của doanh nghiệp đi thuê.
Ghi nhận thuê tài sản là thuê hoạt động đối với bên đi thuê:
SVTH: Nguyễn Thúy Kiều

8


Phân biệt kế tốn th tài chính TSCĐ hữu hình
và kế tốn th hoạt động TSCĐ hữu hình đối với bên đi th

GVHD:Tơ Thị Thư Nhàn


Theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam số 06:
Các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê do bên cho
th ghi nhận, bên th khơng phải hạch tốn vào chi phí doanh nghiệp. Các khoản
thanh tốn tiền th hoạt động (Khơng bao gồm chi phí dịch vụ, bảo hiểm và bảo
dưỡng) phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh theo phương pháp đường
thẳng cho suốt thời hạn thuê tài sản, không phụ thuộc vào phương thức thanh toán (Trả
tiền thuê từng kỳ hay trả trước, trả sau), trừ khi áp dụng phương pháp tính khác hợp lý
hơn.
Ví dụ 2.3: Doanh nghiệp Phương Đơng th tài chính TSCĐ HH trị giá
400.000.000 đồng, thời gian sử dụng hữu ích của tài sản là 12 năm, thời hạn thuê là 10
năm, lãi suất thuê bằng 12% dư nợ còn lại, trả đều mỗi năm. Chi phí vận chuyển lắp
đặt là 20.000.000 đồng. Như vậy doanh nghiệp Phương Đông sẽ ghi nhận tài sản này
như sau:
TSCĐ HH thuê tài chính có nguyên giá: 400.000.000 + 20.000.000 =
420.000.000 đồng.
Tiền thuê trả cố định hàng năm: 400.000.000/ 10 = 40.000.000 đồng
Lãi suất thuê: 12% x dư nợ còn lại.
Khấu hao hàng tháng: 420.000.000/ (10 x 12) = 3.500.000 đồng (nếu khơng có
thỏa thuận mua lại tài sản sau khi kết thúc hợp đồng).
Khấu hao hàng tháng: 420.000.000/ (12 x 12) = 2.916.666,67 đồng (nếu có thỏa
thuận mua lại tài sản sau khi kết thúc hợp đồng).
Ví dụ 2.4: Doanh nghiệp Phương Đơng thuê hoạt động TSCĐ HH trị giá
400.000.000 đồng, thời gian khấu hao tài sản là 8 năm, thời gian thuê là 1 năm, tiền
thuê trả hàng tháng là 10.000.000 đồng, chi phí vận chuyển lắp đặt là 5.000.000 đồng.
doanh nghiệp chỉ ghi nhận:
Tiền thuê hàng tháng 10.000.000 đồng trong suốt 1 năm thuê: 10.000.000 x 12 =
120.000.000 đồng.
Giá trị tài sản th ngồi : 400.000.000 đồng.
Doanh nghiệp đi th khơng trích khấu hao đối với tài sản thuê hoạt động, chi
phí vận chuyển lắp đặt do bên thuê chi trả, khơng tính vào chi phí của doanh nghiệp

Phương Đơng.
2.2.3 Thời hạn thuê:
 Giống nhau:
Là khoảng thời gian bên thuê sử dụng tài sản thuê và trả tiền thuê được hai bên
thỏa thuận ghi trên hợp đồng, bắt đầu thời điểm khởi đầu thuê tài sản đến ngày kết thúc
hợp đồng thuê, là khoảng thời gian của hợp đồng thuê tài sản không hủy ngang cộng (+)
với khoảng thời gian bên thuê được gia hạn thuê tài sản đã ghi trong hợp đồng, phải trả
thêm chi phí nếu quyền gia hạn này xác định được tương đối chắc chắn ngay tại thời
điểm khởi đầu thuê tài sản.
Theo Điều 482 Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005
thì thời hạn thuê do các bên thỏa thuận. Nếu khơng có thỏa thuận thì được xác định theo
mục đích th. Trong trường hợp các bên khơng thỏa thuận về thời hạn thuê hoặc thời
SVTH: Nguyễn Thúy Kiều

9


Phân biệt kế tốn th tài chính TSCĐ hữu hình
và kế tốn th hoạt động TSCĐ hữu hình đối với bên đi thuê

GVHD:Tô Thị Thư Nhàn

hạn thuê không thể xác định được theo mục đích th thì hợp đồng th hết thời hạn khi
bên thuê đã đạt được mục đích thuê.
 Khác nhau:
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 06 khi th tài chính thì:
Thời hạn th tài sản chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho
dù khơng có sự chuyển giao quyền sở hữu.
Thời hạn thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu
hao tài sản thuê. (GS.TS Lê Văn Tư.Quản trị ngân hàng thương mại.2005.Hà Nội: Nhà

xuất bản Tài chính).
Khi th hoạt động thì:
Thời hạn thuê chỉ chiếm một phần trong khoảng thời gian hữu dụng của tài sản
cho thuê. (Theo Quyết định 731/2004/QĐ-NHNN Quyết định của thống đốc ngân hàng
nhà nước ban hành Quy chế tạm thời về hoạt động cho thuê vận hành của các Cơng ty
cho th tài chính ngày 15 tháng 6 năm 2004).
Như vậy khi doanh nghiệp muốn đi thuê tài sản phải xem xét nếu cần sử dụng
tài sản đó trong thời gian dài phục vụ xuyên suốt quá trình sản xuất chính của doanh
nghiệp thì nên th tài chính, ngược lại nếu doanh nghiệp chỉ cần thiết sử dụng tài sản
đó trong ngắn hạn do khơng có nhu cầu sử dụng thường xuyên, hoặc thay đổi cải tiến kỹ
thuật thường xun và khơng có ý định mua lại tài sản thì nên thuê hoạt động để khỏi
phải theo dõi tài sản trong thời gian dài như thuê tài chính.
Ví dụ 2.5: Doanh nghiệp Hoa Xuân thuê một dây chuyền sản xuất trị giá
500.0000.000 đồng, thời gian khấu khấu hao của dây chuyền này là 10 năm. Trong hợp
đồng có quy định thời hạn thuê là 7 năm, hợp đồng thuê không được phép hủy ngang,
nếu bên thuê đơn phương hủy ngang hợp đồng phải đền bù 70% giá trị ban đầu của tài
sản thuê. Đại diện giám đốc hai bên ký tên đóng dấu. Xác định hợp đồng thuộc loại
nào?
Ta thấy:
(1) Hợp đồng không được phép hủy ngang.
(2) Mức đền bù khá cao nếu hủy ngang chiếm 70% giá trị tài sản.
(3) Thời hạn thuê khá dài 7 năm > thời gian thuê tối thiểu của thuê tài chính là
60% x 10 = 6 năm.
 Từ các yếu tố trên cho thấy đây là hợp đồng thuê tài chính.
Ví dụ 2.6: Doanh nghiệp Hoa Xuân thuê xe tải 5 tấn để chở hàng ra bến cảng xuất
khẩu, thời gian hữu dụng của xe tải này là 15 năm, trị giá hợp lý xe này là 600.000.000
đồng, hai bên thỏa thuận thời gian thuê là 5 năm, tiền thuê trả hàng tháng 7.000.000
đồng, doanh nghiệp Hoa Xuân đã đặt cọc trước tiền thuê 1 năm, trong thời gian thuê
không được phép hủy ngang nếu doanh nghiệp Hoa Xuân đơn phương chấm dứt trước
thời hạn ghi trên hợp đồng thì đền bù 10% giá trị tài sản và khơng hồn lại tiền đặt cọc.

Đây là hình thức th tài chính hay hoạt động?
Ta thấy:

SVTH: Nguyễn Thúy Kiều

10


Phân biệt kế tốn th tài chính TSCĐ hữu hình
và kế tốn th hoạt động TSCĐ hữu hình đối với bên đi thuê

GVHD:Tô Thị Thư Nhàn

(1) Mặc dù đây là hợp đồng không được phép hủy ngang nhưng nếu hủy ngang thì
mức đền bù khơng cao chỉ bằng 10% giá trị tài sản và khơng được hồn lại tiền
đặt cọc.
(2) Thời hạn thuê chỉ 5 năm < thời gian thuê tối thiểu thuê tài chính là 60% x 15 = 9
năm.
(3) Mức tiền thuê cũng khá cao.
 Từ những yếu tố này cho thấy đây không phải là thuê tài chính mà là thuê
hoạt động.
2.2.4 Chi phí thuê:
 Giống nhau:
Là khoảng thanh toán tiền thuê mà bên thuê phải trả cho bên cho thuê, có thể trả
từng kỳ, trả trước hoặc trả sau theo thỏa thuận trong hợp đồng. Đây là khoản doanh thu
của bên cho thuê nhưng là khoản chi phí phải trả của bên thuê để được sử dụng tài sản
của bên cho thuê trong một thời gian nhất định. Mức chi phí thuê này được thỏa thuận
trong lúc ký kết hợp đồng thuê.
 Khác nhau:
Đối với thuê tài chính thì:

Chi phí th thường thấp hơn th hoạt động do được ràng buộc bởi hợp đồng
không được hủy ngang, nếu hủy ngang do lỗi bên thuê thì phải bồi thường hợp đồng ở
mức khá cao.
Khi thuê tài chính, theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 06 quy định :
Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền
thuê tối thiểu chiếm phần lớn (tương đương) giá trị hợp lý của tài sản thuê.
Chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính, như
chi phí đàm phán ký hợp đồng được ghi nhận vào nguyên giá tài sản đi thuê. Khoản
thanh toán tiền thuê tài sản thuê tài chính phải được chia ra thành chi phí tài chính và
khoản phải trả nợ gốc. Chi phí tài chính phải được tính theo từng kỳ kế tốn trong suốt
thời hạn thuê theo tỷ lệ lãi suất định kỳ cố định trên số dư nợ còn lại cho mỗi kỳ kế
tốn. Th tài chính sẽ phát sinh chi phí khấu hao tài sản và chi phí tài chính cho mỗi kỳ
kế toán sẽ được bên thuê ghi nhận.
Đối với thuê hoạt động:
Trong chi phí thường bao hàm cả hao mòn tài sản và mức lợi nhuận của bên cho
thuê. Chi phí thuê thường cao hơn thuê tài chính vì bên cho thuê chịu nhiều rủi ro đối
với sự lạc hậu và giảm giá trị thị trường của tài sản vì tài sản thuê vẫn thuộc quyền sở
hữu của bên cho thuê, khi hết hợp đồng thuê phải trả lại tài sản cho bên cho thuê. (Ts.
Nguyễn Minh Kiều. 2007. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. TP.HCM: NXB Thống kê).
Các chi phí trực tiếp ban đầu bên đi thuê khơng tính vào chi phí mà do bên cho th chi
trả và tất cả các chi phí có liên quan tài sản th đó bên cho th đã tính vào chi phí th
nên bên th chỉ hạch tốn chi phí th thơi, khơng được trích khấu hao và khấu trừ các
khoản thuế liên quan.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 06:
SVTH: Nguyễn Thúy Kiều

11


Phân biệt kế tốn th tài chính TSCĐ hữu hình

và kế tốn th hoạt động TSCĐ hữu hình đối với bên đi th

GVHD:Tơ Thị Thư Nhàn

Các khoản thanh tốn tiền th hoạt động (Khơng bao gồm chi phí dịch vụ, bảo
hiểm và bảo dưỡng) phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh theo phương
pháp đường thẳng cho suốt thời hạn thuê tài sản, không phụ thuộc vào phương thức
thanh tốn, trừ khi áp dụng phương pháp tính khác hợp lý hơn.
Ví dụ 2.7:
Doanh nghiệp An Lạc thuê tài chính một nhà xưởng có tổng giá trị hợp lý ghi
trên hợp đồng là 1.500.000.000 đồng, thời gian khấu hao 15 năm, thời gian thuê 10
năm, lãi tiền thuê trả hàng năm bằng 10% nợ gốc còn lại, chi phí đàm phán ký kết hợp
đồng 22.000.000 đồng. Hợp đồng không hủy ngang, nếu hủy ngang An Lạc phải đền bù
80% trị giá tài sản.
An Lạc sẽ ghi nhận chi phí thuê như thế nào?
An Lạc ghi nhận:
Giá trị tài sản thuê tài chính: 1.500.000.000 + 22.000.000 = 1.522.000.000 đồng
Nợ gốc trả hàng năm: 1.500.000.000 / 10 = 150.000.000 đồng
Chi phí tài chính: 10% x nợ gốc cịn lại.
Trích khấu haoTSCĐ thuê tài chính hàng tháng:
+ Nếu An Lạc mua lại tài sản thuê khi hết hạn thuê: 1.522.000.000 / (15 x 12) =
8.455.555,6 đồng.
+ Nếu An Lạc trả lại tài sản thuê khi hết hạn thuê: 1.522.000.000/ (10 x 12) =
12.683.333,3 đồng.
Ví dụ 2.8:
Doanh nghiệp Thuận Thiên thuê hoạt động nhà xưởng trên với thời hạn thuê là
5 năm, tổng tiền thuê hàng tháng là 50.000.000 đồng, Thuận Thiên trả trước 2 năm là
1.200.000.000 đồng. Hợp đồng không được hủy ngang, nếu huỷ ngang Thuận Thiên
phải đền bù 5% trên giá trị còn lại của tài sản thuê.
Như vậy, Thuận Thiên chỉ ghi nhận tiền thuê hàng tháng là 50.000.000 đồng chứ

khơng ghi nhận chi phí đàm phán ký kết hợp đồng và khấu hao tài sản thuê.
Từ sự khác nhau này, khi doanh nghiệp đi thuê cần hiểu rõ khi th tài chính thì
các chi phí liên quan tài sản thuê doanh nghiệp đi thuê sẽ phản ánh là chi phí hợp lý của
doanh nghiệp và được khấu trừ một số khoản thuế liên quan. Còn khi thuê hoạt động thì
chỉ có chi phí th là chi phí hợp lý của doanh nghiệp, các chi phí khác là của bên cho
thuê nên không được khấu trừ các khoản thuế tương ứng như thuê tài chính kể cả khấu
hao.
2.2.5 Quyền và nghĩa vụ của bên thuê:
 Giống nhau:
Theo Quyết định 731/2004/QĐ-NHNN Quyết định của Thống đốc ngân hàng
nhà nước ban hành Quy chế tạm thời về hoạt động cho th vận hành của các Cơng ty
cho th tài chính ngày 15 tháng 6 năm 2004, quy định quyền và nghĩa vụ bên thuê như
sau:

SVTH: Nguyễn Thúy Kiều

12


Phân biệt kế tốn th tài chính TSCĐ hữu hình
và kế tốn th hoạt động TSCĐ hữu hình đối với bên đi thuê

GVHD:Tô Thị Thư Nhàn

Lựa chọn, thương lượng và thỏa thuận với bên cho thuê về đặc tính kỹ thuật,
chủng loại, giá cả, cách thức và thời hạn giao nhận, lắp đặt và bảo hành tài sản thuê.
Trực tiếp nhận tài sản cho thuê từ bên cho thuê hoặc bên đại diện do bên cho thuê ủy
quyền theo thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê. Yêu cầu bên cho thuê bồi thường thiệt
hại khi bên cho thuê vi phạm hợp đồng cho thuê.
Sử dụng tài sản cho thuê đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng cho th;

khơng được chuyển quyền sử dụng tài sản cho thuê cho cá nhân, tổ chức khác trong thời
gian hợp đồng cho th có hiệu lực nếu khơng được Bên cho th đồng ý bằng văn bản;
Trả tiền thuê theo quy định trong hợp đồng cho th. Khơng được tẩy xố, làm
hỏng ký hiệu sở hữu gắn trên tài sản cho thuê. Không được dùng tài sản cho thuê để thế
chấp, cầm cố hoặc để đảm bảo cho bất kỳ một nghĩa vụ nào. Không được dùng tài sản
cho thuê để trả nợ các chủ nợ khác.
Phải bảo quản tốt tài sản cho thuê, tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật
sử dụng; có trách nhiệm sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận mất, hỏng hóc, theo đúng
tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng của tài sản. Cung cấp đầy đủ các báo cáo về tình hình
hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính và các vấn đề liên quan đến tài sản cho thuê
khi bên cho thuê yêu cầu. Phải đảm bảo tính trung thực và chính xác của các thông tin,
số liệu đã cung cấp; tạo điều kiện để Bên cho thuê kiểm tra tài sản cho thuê.
Theo Điều 487.Mục 5/I.Chương XVIII.Phần 3.Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì:
Bên thuê phải bảo quản tài sản th như tài sản của chính mình, phải bảo dưỡng
và sửa chữa nhỏ, nếu làm mất mát, hư hỏng thì phải bồi thường. Bên th khơng chịu
trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê. Bên thuê có thể tu sửa
và làm tăng giá trị tài sản thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý và có quyền yêu cầu bên
cho thuê thanh tốn chi phí hợp lý.
Đối với trường hợp bán và th lại chính tài sản đó thì ta chia ra hai hoạt động :
giao dịch bán TSCĐ và giao dịch thuê TSCĐ đó. Như vậy doang nghiệp đi thuê cũng
phải tuân thủ các quy định, quy tắc, thỏa thuận trong cả hai hoạt động bán tài sản và
hoạt động thuê tài sản. Có nghĩa là khi bán tài sản doanh nghiệp cũng phải ghi nhận
doanh thu, chi phí trong kỳ như hoạt động bán tài sản thông thường. Đồng thời phải
tuân thủ các quy định như trường hợp thuê tài sản và xác định thuê tài chính hay thuê
hoạt động ngay từ đầu.
Và tài sản bán và thuê lại phải thuộc sở hữu hợp pháp của bên thuê, không là tài
sản đang được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác, khơng có tranh chấp liên
quan đến tài sản, đang hoạt động bình thường. (Ts. Nguyễn Minh Kiều.2007. Nghiệp vụ
ngân hàng hiện đại. TP.HCM: NXB Thống kê).

 Khác nhau:
Theo Quyết định 731/2004/QĐ-NHNN Quyết định của thống đốc ngân hàng nhà
nước ban hành Quy chế tạm thời về hoạt động cho thuê vận hành của các Công ty cho
thuê tài chính ngày 15 tháng 6 năm 2004:
Đối với thuê tài chính:
Quyết định việc mua tài sản với giá thấp hơn giá trị hợp lý còn lại của tài sản
hoặc tiếp tục thuê lại sau khi kết thúc hợp đồng cho thuê tài chính (CTTC) với giá thuê
SVTH: Nguyễn Thúy Kiều

13


Phân biệt kế tốn th tài chính TSCĐ hữu hình
và kế tốn th hoạt động TSCĐ hữu hình đối với bên đi thuê

GVHD:Tô Thị Thư Nhàn

thấp hơn giá thuê thị trường. Nếu trong hợp đồng th khơng có thỏa thuận mua lại tài
sản th thì phải hồn trả lại tài sản thuê cho bên cho thuê. Có trách nhiệm bảo dưỡng,
bảo trì tài sản th.
Đối với th hoạt động:
Khơng có quyền mua lại tài sản thuê khi hết hợp đồng thuê. Hoàn trả lại tài sản
thuê cho bên cho thuê sau khi hết hạn hợp đồng.Trách nhiệm bảo dưỡng, bảo trì, mua
bảo hiểm tài sản thuê là nghĩa vụ bên cho thuê.
Ví dụ 2.9:
Doanh nghiệp Minh Tâm thuê tài chính một xe tải chở hàng 5 tấn trị giá
500.000.000 đồng, thời gian khấu hao 10 năm, thuê trong thời gian 8 năm, lãi tiền thuê
10% giá trị còn lại của tài sản thuê. Sau khi kết thúc hợp đồng, giá trị thị trường của tài
sản thuê là 200.000.000 đồng, giá thuê thị trường lúc này là 15.000.000 đồng/ năm.
Doanh nghiệp Minh Tâm sẽ được ưu tiên mua lại tài sản này với giá 100.000.000 đồng,

nếu trong hợp đồng không thỏa thuận mua lại mà doanh nghiệp muốn thuê tiếp thì sẽ
được thuê với giá thấp hơn 15.000.000 đồng/ năm.
Ví dụ 2.10:
Nếu doanh nghiệp Minh Tâm thuê hoạt động xe tải trên trong thời gian thuê 3
năm thì sau khi kết thúc hợp đồng thuê doanh nghiệp Minh Tâm phải trả lại xe tải cho
bên cho thuê. Nếu muốn thuê lại thì làm hợp đồng mới.
Đối với điểm khác nhau này, các doanh nghiệp muốn đi thuê phải xác định tài
sản mà mình th có thật sự cần thiết về lâu dài đáp ứng được mục đích sản xuất chính
của doanh nghiệp mà không cần phải thay đổi kỹ thuật thường xun thì nên th tài
chính để được hưởng những ưu đãi sau khi kết thúc hợp đồng. Nếu doanh nghiệp chỉ
cần sử dụng trong thời gian nhất định, hoặc phải thay đổi cải tiến kỹ thuật thường xuyên
để đáp ứng cơng việc của doanh nghiệp thì nên th hoạt động sẽ đơn giản hơn nhiều về
thủ tục cũng như về kế tốn.
2.2.6 Ngun tắc trích khấu hao:
 Giống nhau:
Đối với tài sản thuê cũng phải được trích khấu hao như những tài sản cố định
khác, áp dụng các phương pháp trích khấu hao theo quy định phải nhất quán với chính
sách khấu hao của bên được trích khấu hao áp dụng đối với những tài sản tương tự.
 Khác nhau:
Tuy nhiên khi thuê tài chính:
Doanh nghiệp đi thuê TSCĐ phải trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc
sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Trường hợp ngay tại thời điểm khởi
đầu thuê tài sản, doanh nghiệp th TSCĐ th tài chính cam kết khơng mua tài sản
th trong hợp đồng th tài chính, thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao TSCĐ
thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng. (Thông tư 203/2009/TT-BTC hướng
dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ngày 20 tháng 10 năm
2009).

SVTH: Nguyễn Thúy Kiều


14


Phân biệt kế tốn th tài chính TSCĐ hữu hình
và kế tốn th hoạt động TSCĐ hữu hình đối với bên đi th

GVHD:Tơ Thị Thư Nhàn

Theo Chuẩn mực kế tốn Việt Nam số 06 –Thuê tài sản: Chính sách khấu hao tài
sản thuê phải nhất quán với chính sách khấu hao tài sản cùng loại thuộc sở hữu của
doanh nghiệp đi thuê.
Doanh nghiệp đi thuê TSCĐ thuê hoạt động:
Không phải trích khấu hao đối với TSCĐ đi thuê mà do bên cho thuê trích khấu
hao tài sản thuê hoạt động.
Ví dụ 2.11:
Doanh nghiệp Thanh Phong thuê tài chính một chiếc tàu biển để đánh bắt cá trị
giá 2.000.000.000 đồng, thời gian khấu hao của tàu này là 20 năm, thời gian thuê 15
năm, lãi tiền thuê hàng năm 10% giá trị cịn lại của tàu biển. Chi phí ký kết hợp đồng là
30.000.000 đồng. Doanh nghiệp Thanh Phong sẽ ghi nhận:
- Giá trị hợp lý của tàu biển: 2.000.000.000 + 30.000.000 = 2.030.000.000 đồng.
- Tiền thuê (chi phí tài chính) phải trả hàng năm: 10% x giá trị còn lại của tàu
biển.
- Nếu doanh nghiệp mua lại tàu sau khi kết thúc hợp đồng thì khấu hao theo thời
gian khấu hao của tàu hàng tháng là: 2.030.000.000 / (20 x 12) = 8.458.333,33 đồng.
- Nếu doanh nghiệp không mua lại tàu khi kết thúc hợp đồng thì trích khấu hao
hàng tháng theo thời hạn hợp đồng là: 2.030.000.000 / (15 x 12) = 11.277.777,78 đồng.
Ví dụ 2.12: Doanh nghiệp Thanh Phong thuê hoạt động tàu biển trên với thời
gian 5 năm, tiền thuê hàng năm 200.000.000 đồng. Thanh Phong đặt cọc trước tiền thuê
2 năm. Như vậy doanh nghiệp sẽ ghi nhận:
- Tài sản th ngồi có giá trị: 2.000.000.000 đồng.

- Chi phí tiền thuê hàng năm: 200.000.000 đồng.
Ta thấy, khi thuê tài chính bên đi thuê hưởng một khoản lợi ích từ thuế vì chi phí
khấu hao tài sản thuê được tính vào chi phí hợp lý trước làm giảm lợi nhuận trước thuế
nên nó làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Còn đối với thuê hoạt động chỉ
ghi nhận tiền th là chi phí và khơng được trích khấu hao đối với tài sản thuê hoạt
động nên bên đi th khơng được hưởng lợi ích từ khoản chi phí này.
2.2.7 Rủi ro và lợi ích:
 Giống nhau:
Khi th tài chính hay th hoạt động đều có những rủi ro như tổn thất tài sản do
hỏng hóc, mất mát, trộm cắp, lạc hậu về khoa học kỹ thuật, biến động tình hình kinh tế
ảnh hưởng khả năng thu hồi vốn…đối với tài sản thuê.
Lợi ích chắc chắn mà tài sản mang lại cho người thuê trong thời gian thuê đáp
ứng được yêu cầu của bên thuê, mang lại hiệu quả cũng như lợi nhuận gia tăng đạt được
khi thuê tài sản.
 Khác nhau:
Theo Chuẩn mực Việt Nam số 06 – Thuê tài sản có quy định:
Đối với thuê tài chính: nội dung hợp đồng thuê tài sản thể hiện việc chuyển giao
phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền quyền sở hữu tài sản.
SVTH: Nguyễn Thúy Kiều

15


Phân biệt kế tốn th tài chính TSCĐ hữu hình
và kế tốn th hoạt động TSCĐ hữu hình đối với bên đi thuê

GVHD:Tô Thị Thư Nhàn

Đối với thuê hoạt động: nội dung của hợp đồng th tài sản khơng có sự chuyển
giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản.

Ví dụ 2.13:
Cơng ty Thành Đạt thuê tài chính một dây chuyền sản xuất trị giá
1.500.000.000 đồng có thời gian khấu hao 8 năm, thời hạn th 6 năm.
Khi đó, cơng ty Thành Đạt sử dụng tài sản thuê trong thời gian dài gần tương
đương thời gian sử dụng hữu ích của tài sản và tài sản thuê được xem như một loại tài
sản của bên thuê nên phần lớn rủi ro và lợi ích mà tài sản mang lại sẽ ảnh hưởng trực
tiếp và gắn liền với bên thuê vì bên thuê trực tiếp sử dụng nó, cịn bên cho th chỉ thu
tiền thuê hàng kỳ, và không trực tiếp sử dụng tài sản nên mức độ rủi ro hay lợi ích từ tài
sản cho thuê ảnh hưởng không đáng kể với bên cho th.
Ví dụ 2.14:
Nếu cơng ty Thành Đạt chỉ th hoạt động dây chuyền sản xuất trên với thời
hạn thuê 3 năm.
Do thuê trong thời gian ngắn và bên đi thuê chỉ chịu khoản chi phí thuê cho bên
cho thuê , hết thời hạn thuê sẽ trả lại tài sản thuê cho bên cho thuê vì vậy tài sản thuê
vẫn thuộc sở hữu của bên cho thuê nên phần lớn rủi ro và lợi mà tài sản thuê mang lại
do bên cho thuê chịu, tuy nhiên bên thuê cũng nhận được lợi ích từ hoạt động th này
đó là đáp ứng yêu cầu mong muốn của bên thuê và rủi ro khơng đáng kể trong q trình
sử dụng.
2.2.8 Quy định về thuế GTGT:
 Giống nhau:
Khi thuê tài chính hay thuê hoạt động bên đi thuê đều được khấu trừ thuế GTGT
nhưng cách tính khác nhau.
 Khác nhau:
Thuê tài chính:
Doanh nghiệp đi thuê được khấu trừ thuế GTGT trên giá trị hợp lý TSCĐ cho
thuê và trên các chi phí ban đầu khác có liên quan tài sản thuê như chi phí đàm phán ký
kết hợp đồng, lắp đặt, chạy thử, chi phí vận chuyển…
Số thuế GTGT bên thuê phải trả cho bên cho thuê theo định kỳ nhận được hóa
đơn thanh tốn tiền th tài chính hạch tốn như sau:
Trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì số thuế GTGT phải trả
từng kỳ ghi vào Nợ TK 133 (1332) “Thuế GTGT được khấu trừ”;
Trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc theo phương pháp trực tiếp thì số thuế
GTGT phải trả từng kỳ được ghi vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. (Theo: Hệ
thống tài khoản kế tốn (tập I).Bộ Tài Chính.2009.Nhà xuất bản thống kê).
Trường hợp số thuế GTGT do bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê mà
bên thuê phải hồn lại thì số tiền lãi th tài chính phải trả bao gồm cả số lãi tính trên số
thuế GTGT mà bên thuê chưa trả cho bên bên cho thuê. (Thông tư 161/2007/TT-BTC
SVTH: Nguyễn Thúy Kiều

16


Phân biệt kế tốn th tài chính TSCĐ hữu hình
và kế tốn th hoạt động TSCĐ hữu hình đối với bên đi thuê

GVHD:Tô Thị Thư Nhàn

ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2007 hướng dẫn thực hiện mười sáu (16) chuẩn mực kế
toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, Quyết định số
165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 và Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày
30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
Khi thuê hoạt động: thì doanh nghiệp đi thuê chỉ được khấu trừ thuế GTGT tính
trên số tiền thuê. Các chi phí ban đầu có liên quan hoạt động thuê này do bên cho thuê
ghi nhận.
Ví dụ 2.15:
Doanh nghiệp Thanh Khang nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, thuê tài chính một
phân xưởng sản xuất có giá trị hợp lý là 4.000.000.000 đồng (thuế GTGT khấu trừ 5%),
thời hạn sử dụng của phân xưởng 15 năm, thời hạn thuê 12 năm, hết hạn thuê Thanh

Khang sẽ trả lại nhà xưởng, chi phí đàm phán ký kết hợp đồng 22.000.000 đồng (đã bao
gồm thuế GTGT 10%), chi phí vận chuyển lắp đặt 30.000.000 đồng ( thuế GTGT 10%)
đã thanh toán qua ngân hàng. Nợ gốc trả hàng năm tính đều suốt thời gian thuê. Tiền
lãi hàng năm bằng 10% nợ gốc còn lại. Như vậy Thanh Khang sẽ ghi nhận như thế
nào?
Thanh Khang sẽ ghi nhận:
- Nguyên giá tài sản thuê: 4.000.000.000 + 20.000.000 + 30.000.000 = 4.050.000.000
đồng.
- Chi phí khấu hao hàng năm: 4.050.000.000 / (12 x 12) = 28.125.000 đồng.
- Nợ gốc trả hàng năm: 4.000.000.000 /12 = 333.333.333,3 đồng.
- Lãi thuê: 10% x nợ gốc còn lại.
- Tổng thuế GTGT được khấu trừ (TK133) đối với tài sản thuê này là: 2.000.000 +
3.000.000 + 5% x 4.000.000.000 = 205.000.000 đồng.
Ví dụ 2.16:
Nếu doanh nghiệp Thanh Khang thuê hoạt động phân xưởng trên trong thời hạn 5 năm.
Tiền thuê hàng năm là 300.000.000 đồng ( thuế GTGT khấu trừ 5%). Doanh nghiệp
Thanh Khang sẽ ghi nhận:
- Giá trị tài sản thuê ngoài: 4.000.000.000 đồng.
- Tiền thuê hàng năm: 300.000.000 đồng.
- Tổng thuế GTGT được khấu trừ (TK133) khi thuê hoạt động này là:
5% x 300.000.000 x 5 = 75.000.000 đồng.
Các chi phí đàm phán ký kết hợp đồng, chi phí vận chuyển lắp đặt do bên cho
thuê ghi nhận.
Ta thấy khi th tài chính thì bên đi th được hưởng ưu đãi thuế nhiều hơn do
được khấu trừ cả thuế mà chi phí liên quan phát sinh, như vậy khi doanh nghiệp muốn
đi thuê tài chính hay thuê hoạt động cần phải hiểu rõ cách tính thuế GTGT đối với tài
sản thuê như thế nào để có sự lựa chọn phù hợp.
2.2.9 Tài khoản sử dụng:
 Giống nhau:
SVTH: Nguyễn Thúy Kiều


17


Phân biệt kế tốn th tài chính TSCĐ hữu hình
và kế tốn th hoạt động TSCĐ hữu hình đối với bên đi thuê

GVHD:Tô Thị Thư Nhàn

Đối với tài sản thuê tài chính hay th hoạt động thì bên đi th cũng phải theo
dõi tài sản thuê trong suốt thời gian thuê.
 Khác nhau:
TSCĐ thuê tài chính :
Sử dụng TK 212 – “TSCĐ thuê tài chính” để theo dõi hoạt động th tài chính của
doanh nghiệp vì trong thời gian th tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp nên không được sử dụng TK 211 để theo dõi như tài sản của doanh nghiệp. Kết
cấu TK 212 là:
TK 212
Nợ


Nguyên giá của tài sản cố định
thuê tài chính tăng.

Tổng số phát sinh tăng

Nguyên giá của tài sản cố định thuê
tài chính giảm do chuyển trả lại cho
bên cho thuê khi hết hạn hợp đồng
hoặc mua lại thành tài sản cố định của

doanh nghiệp
Tổng số phát sinh giảm

Số dư bên Nợ: Ngun giá TSCĐ
th tài chính hiện có tại doanh
nghiệp
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tài khoản 212 “Tài sản cố định thuê tài chính”.
Nguyên tắc phản ánh vào tài khoản:
Tài khoản này dùng cho doanh nghiệp thuê hạch toán nguyên giá của TSCĐ thuê
tài chính. Đây là những TSCĐ chưa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh
nghiệp có nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý quản lý và sử dụng như tài sản của doanh
nghiệp.
Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính bằng giá trị hợp lý của tài sản thuê hoặc giá trị
hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu (trường hợp giá trị hợp lý cao hơn giá
trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu) cộng với các chi phí trực tiếp phát
sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính.
Nguyên giá TSCĐ th tài chính khơng bao gồm thuế GTGT mà bên cho thuê đã
trả khi mua TSCĐ để cho thuê (kể cả trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào sản
xuất kinh doanh theo phương pháp khấu trừ, thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT,
hoặc theo phương pháp trực tiếp).
Tài khoản này được mở chi tiết để theo dõi từng TSCĐ đi thuê tài chính.
Ví dụ 2.17: Doanh nghiệp Hà Nam thuê tài chính chiếc xe tải chở hàng 5 tấn
có nguyên giá 880.000.000 đồng (bao gồm 10% thuế GTGT), chi phí đàm phán ký hợp
đồng là 10.500.000 đồng (bao gồm 5% thuế GTGT) thanh toán bằng tiền mặt. Thời hạn
SVTH: Nguyễn Thúy Kiều

18


Phân biệt kế tốn th tài chính TSCĐ hữu hình

và kế tốn th hoạt động TSCĐ hữu hình đối với bên đi thuê

GVHD:Tô Thị Thư Nhàn

thuê 8 năm. Giả sử doanh nghiệp chỉ thuê tài chính xe tải này và trả lại xe khi kết thúc
hợp đồng.
Ta có sơ đồ tài khoản:
Nợ



212

SDĐK: 0

810.000.000

810.000.000

810.000.000

810.000.000

SDCK: 0

Khi nhận tài sản Hà Nam sẽ phản ánh nguyên giá xe tải này là:
800.000.000 + 10.000.000 = 810.000.000 đồng.
Hạch tốn:

Nợ 212


800.000.000

Có 342

700.000.000

Có 315

100.000.000

Nợ 212

10.000.000

Nợ 133

500.000

Có 111

10.500.000

Hàng kỳ nhận hóa đơn thanh tốn tiền th, kết chuyển nợ dài hạn đến hạn trả cho kỳ
tiếp theo đến hết thời hạn thuê, tiến hành trích khấu hao.
Khi kết thúc hợp đồng trả lại tài sản thuê chuyển hao mịn:
Nợ 2142

810.000.000


Có 212

810.000.000

TSCĐ th hoạt động:
NỢ

TK001

Nhận về TSCĐ đi th



Trả lại TSCĐ đi thuê

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tài khoản 001
Nguyên tắc phản ánh vào tài khoản:
Khi thuê hoạt động, doanh nghiệp chỉ theo dõi trên tài khoản 001, chứ khơng
hạch tốn vào tài sản của doanh nghiệp.
Ví dụ 2.18: Doanh nghiệp Hà Nam thuê hoạt động chiếc xe tải trên thì sẽ phản
ánh ngun giá tài sản th ngồi trên tài khoản 001 là: Nợ TK 001: 800.000.000.
Hàng kỳ hạch toán tiền thuê theo quy định.
SVTH: Nguyễn Thúy Kiều

19


Phân biệt kế tốn th tài chính TSCĐ hữu hình
và kế tốn th hoạt động TSCĐ hữu hình đối với bên đi thuê


GVHD:Tô Thị Thư Nhàn

Khi hết hợp đồng thuê hoạt động : Có TK 001: 800.000.000.
Ta có sơ đồ tài khoản:
Nợ



TK 001

800.000.000

800.000.000

2.2.10 Sơ đồ kế tốn:
TSCĐ th tài chính 4:
a) Nhận TSCĐ thuê tài chính ( Trường hợp nợ gốc phải trả xác định theo giá
mua chưa có thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua tài sản để cho thuê)
212

315
Số nợ gốc

Khi nhận TSCĐ thuê tài chính

phải trả kỳ này

Ngun giá
(chưa có
thuế GTGT)


342

Cuối niên độ kế tốn, ghi số
nợ gốc th tài chính đến hạn trả

Ghi theo giá trị hiện tại của
khoản thanh toán tiền thuê

trong niên độ kế toán tiếp theo
(căn cứ vào hợp đồng thuê tào sản)

tối thiểu hoặc giá trị hợp lý
của TSCĐ thuê trừ (-) số
nợ gốc phải trả kỳ này

142, 242

111, 112
Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan

Khi nhận TSCĐ, ghi vào nguyên giá

đến TSCĐ thuê tài chính trước khi
nhận TSCĐ thuê như đàm phán,
ký kết hợp đồng

các chi phí trực tiếp liên quan đến
TSCĐ thuê phát sinh trước đó


Chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động thuê
phát sinh khi nhận TSCĐ thuê tài chính

244
Chi tiền ký quỹ đảm bảo việc thuê tài sản

Sơ đồ 2.3: Nhận TSCĐ thuê tài chính ( Trường hợp nợ gốc phải trả xác định theo giá
mua chưa có thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua tài sản để cho thuê).

4

Bộ trưởng Bộ Tài chính.2009. Chứng từ và sổ kế tốn, báo cáo tài chính, sơ đồ kế tốn (tập II). Bộ Tài
Chính. Nhà xuất bản thống kê.

SVTH: Nguyễn Thúy Kiều

20


×