Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Làm thế nào để chuẩn bị cho sự kiện không mong muốn – "sự ra đi" đột ngột của đối tác kinh doanh?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.1 KB, 7 trang )

Làm thế nào để chuẩn bị cho sự kiện không mong muốn –
"sự ra đi" đột ngột của đối tác kinh doanh?



Patricia Brown là một giáo viên trung học. Cô thích công việc hiện tại của
mình, nhưng cô vẫn thầm mơ ước về công việc quản lý một nhà hàng như cô và người
chồng - Brennan - đã từng làm trước đây. Nhưng chồng cô đã ra đi 12 năm trước đây
do căn bệnh ung thư và công việc kinh doanh này cũng ra đi theo anh. Cô đã cố gắng
để làm mọi công việc của cô và chồng, nhưng chỉ sau 7 tháng, nhà hàng đã phải đóng
cửa. Giờ đây, cô nghĩ về tất cả những điều mà họ có thể làm tốt hơn, như việc thực
hiện đúng kế hoạch kinh doanh và mua bảo hiểm.
Tiến hành kinh doanh với một đối tác, vợ/chồng, anh chị em hoặc con cái là
những hình thức phổ biến nhất của các doanh nghiệp Mỹ. Việc cộng tác có thể giúp
mở rông trình độ chuyên môn, tăng lượng khách hàng và tăng khả năng được tài trợ
vốn. Nhưng khi một đối tác mất đi, doanh nghiệp đang phát triển có thể bị tan rã trong
sự cãi lộn, các khách hàng có thể bỏ đi và dòng vốn có thể cạn kiệt.
Cũng như nhiều vấn đề khác liên quan đến cái chết, các chủ doanh nghiệp
thường tránh việc lên kế hoạch chuẩn bị cho cái chết của đối tác, coi đó như một việc
ghê tởm hoặc khó có thể xảy ra. Jean Drew, một nhà tư vấn quản trị doanh nghiệp nhỏ
thuộc Trung tâm Phát triển Doanh nghiệp Nhỏ của Portland, cố gắng cảnh báo cho
những người chủ kinh doanh nhỏ về vấn đề này và nói rằng “Phần lớn mọi người
không được chuẩn bị cho sự việc này.”
Tuy nhiên, các ông chủ thông minh đã lên kế hoạch cho nó. Họ làm thế nào?
Sau đây là một số gợi ý cần xem xét:
Về công việc
Khi vợ chồng Ron và Nita McCrum mở cửa hàng quần áo năm 1986 tại Sidney,
Ohio, công việc kinh doanh đã rất thành công. Ron điều hành cửa hàng và Nita gần
như dành toàn bộ thời gian cho công việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, trang trí
các cửa sổ và thực hiện các chuyến đi mua hàng.
Nhưng đến một ngày, Ron rời cửa hàng Ron & Nita, nói rằng “Tôi thấy mình


không khoẻ”. Ông sống thêm được một tháng sau đó rồi mất vào ngày 28/3/1997 ở
tuổi 63 do bệnh ung thư. Bà McCrum, khi đó 57 tuổi, nhanh chóng nhận ra rằng bà
biết quá ít về việc quản lý cửa hàng. Bà nói “Vào phút cuối, ông ấy cố gắng dạy cho
tôi về cách quản lý cửa hàng nhiều nhất có thể được.”
Bà McCrum nói rằng cửa hàng đã được duy trì nhờ những người làm thuê. Bà
nói “Các cô gái làm ở đây đã duy trì cửa hàng”. Tuy nhiên, việc điều hành một cửa
hàng một mình là một công việc cực nhọc. Bà nói “Trước đây, tôi làm việc 30 giờ một
tuần ở cửa hàng. Bây giờ, tôi làm việc ở cửa hàng từ 8 giờ sáng đến 7 giờ tối và 6 ngày
một tuần. Sau đó tôi về nhà làm việc tiếp trên máy tính để tính tiền lương cho nhân
viên...” Bà cảnh báo những người chủ của các doanh nghiệp nhỏ: “Hãy dạy cho người
khác làm thế nào để quản lý một cửa hàng”.
Bà Drew, một nhà tư vấn về quản lý doanh nghiệp, nói rằng tất cả các doanh
nghiệp đều cần có phương án dự phòng. Những người sở hữu doanh nghiệp phải biết
tất cả các kỹ năng của họ và của những người khác trong công việc và sau đó hiểu
cách thay thế các kỹ năng đó. Việc sử dụng các lao động tạm thời là một lựa chọn
khôn ngoan.
Bà Drew cũng đã từng thấy các chủ doanh nghiệp có phương án dự phòng bằng
cách sử dụng những người trong cùng ngành. Ví dụ trong một trường hợp, các nha sỹ
hợp tác với nhau bố trí đồng nghiệp ở các cơ sở khác đến chỗ họ làm việc trong những
ngày họ nghỉ để điều trị cho bệnh nhân.
Về vấn đề tiền bạc
Bà Brown, giáo viên cuối cấp của một trường trung học, đã bị mất nhà hàng
Cellar khi các hoá đơn chồng chất sau sự ra đi của chồng bà. Hai vợ chồng bà quản lý
nhà hàng bán thức ăn chín ở khu phố Hanford, California, bán các bánh sandwich,
salad và súp tự làm.
Năm 1986, ông Brown nhận ra mình mắc bệnh ung thư. Trong khi ông đang
được điều trị, bà Brown cố gắng duy trì sự hoạt động của nhà hàng. Khi ông chết,
nhiệm vụ này đã trở nên không thể thực hiện được. Bà nói “Tình hình tài chính của
chúng tôi không tốt. Số tiền nợ quá lớn”. Bà Brown đã phải bán nhà hàng Cellar đi vào
tháng 5 năm 1987. Bà nói “Tôi gần như cho không nó đi.”

Bà Brown nghĩ rằng việc mua bảo hiểm cho chồng bà có thể cứu được Cellar,
có thể cung cấp đủ tiền để bà tiếp tục công việc. Nhưng bà nói rằng chồng bà đã cương
quyết từ chối ý kiến về việc mua bảo hiểm của bà.
Trong thực tế, việc mua bảo hiểm có thể cứu được doanh nghiệp. Tuy nhiên,
điều quan trọng là phải mua đúng bảo hiểm cần thiết, cái mà các nhà tư vấn kinh
doanh gợi ý là sẽ trở thành một bộ phận của chi phí kinh doanh giống như các chi phí
điện nước. Biện pháp tốt nhất cho một công ty hợp doanh là sử dụng bảo hiểm key-
man – là chính sách cho phép đối tác còn sống thuê một người nào đó để thay thế cho
đối tác đã mất hoặc thanh toán các khoản nợ nần của doanh nghiệp. Các loại điều
khoản này thường đưa ra số tiền bảo hiểm được trả là 100000 $ hay 250000$, với chi
phí mua bảo hiểm là khoảng 60$ đến 70$ một tháng.
Bên cạnh đó, một số người mua bảo hiểm nhân thọ. Một số khác mua bảo hiểm
gián đoạn kinh doanh. Các chủ doanh nghiệp cần thiết phải ước lượng được thu nhập
hàng tháng của phía đối tác và lập kế hoạch để có thể bù đắp khoản thu nhập đó trong
vòng bốn đến năm tháng trước khi tìm được đối tác thay thế.
Vấn đề quyền sở hữu
Các doanh nghiệp được tổ chức dưới dạng công ty hợp doanh có các vấn đề đặc
thù liên quan đến cái chết của đối tác. Bất thình lình, đối tác thay thế của bạn có thể là
vợ/chồng hay con cái của đối tác đã quá cố của bạn. Jim Borchers, một đối tác trong
hãng luật Stuhler & Borchers ở St. Charles, Montana, giải thích điều có thể xảy ra:
“Giả sử có 2 đối tác, Bob và Fred. Bob ra ngoài và bán hàng, Fred quản lý văn phòng
và thực hiện các công việc sửa chữa. Fred bất ngờ qua đời do bệnh tim. Bob phải làm
cả công việc bán hàng và sửa chữa. Thay vì làm việc năm ngày một tuần, anh phải làm
bảy ngày một tuần. Vợ của Fred liên hệ với Bob và nói rằng cô không nhận được một
khoản tiền nào từ công việc kinh doanh trong thời gian gần đây. Bob thì trả lời rằng
trước đây Fred làm một nửa số công việc và thu được một nửa số lợi nhuận, nhưng bây
giờ thì anh đã làm cả 100% công việc. Vợ của Fred nói: ‘Nhưng tôi có chứng nhận sở
hữu cổ phần, tôi sở hữu một nửa công việc kinh doanh vì thế một nửa lợi nhuận thuộc
về tôi!”
Có một giải pháp là sử dụng một thoả thuận mua bán, tức là một hợp đồng giữa

các đối tác kinh doanh chỉ rõ các cổ phần sẽ được xử lý thế nào trong ba tình huống:
trường hợp một đối tác bị mất sẽ được trả tiền thông qua bảo hiểm nhân thọ; trường
hợp một đối tác bị mất khả năng hành vi, người sẽ được trả số tiền trả một lần sau khi
bị rơi vào tình trạng mất khả năng hành động 24 tháng; hay tình huống một đối tác ra
đi, người này sẽ phải trả tiền phần đóng góp của mình theo một công thức đánh giá giá
trị doanh nghiệp đã được nhất trí.
Ông Bridges nói “Đó là điều xảy ra đối với trường hợp của tôi. Đối tác của tôi
quyết đinh ra đi và thoả thuận trên đã được sử dụng”
Vấn đề thanh quyết toán
Các đối tác Ron Newcomer và Bill Wynn là đồng sở hữu cửa hàng Xenia Coin
ở Xenia, Ohio, chuyên bán các tiền xu, tem và các bưu thiếp thể thao cho người sưu
tầm. Nhưng khi ông Wynn chết vào tháng 2 năm 1992, ông Newcomer và bà vợ goá
của Wynn đã tranh cãi về việc định giá giá trị của công ty. Ông Newcomer phàn nàn
“Chúng tôi đã đi tới đi lui trong việc định giá công việc kinh doanh,” cuối cùng thì bà
Wynn nhận được một khoản tiền sau bảy năm với sự dàn xếp của cả hai bên.

×