Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Khảo sát nhu cầu làm việc tại an giang của sinh viên khoa kinh tế QTKD trường đại học an giang sau khi tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 41 trang )

..

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHAN THANH HÙNG

KHẢO SÁT NHU CẦU LÀM VIỆC TẠI AN GIANG
CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ_QTKD
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG SAU KHI TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh

CHUYÊN ĐỀ NĂM 3

An Giang, tháng 07 năm 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN ĐỀ NĂM 3

KHẢO SÁT NHU CẦU LÀM VIỆC TẠI AN GIANG
CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ_QTKD
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG SAU KHI TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh

Chủ nhiệm đề tài: PHAN THANH HÙNG
LỚP: DH10QT


MSSV: DQT093299
GVHD: TRỊNH HOÀNG ANH

An Giang, tháng 07 năm 2012


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ_QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG

Người hướng dẫn: GV. Trịnh Hoàng Anh
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Người chấm, nhận xét 1:………….……..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Người chấm, nhận xét 2:…………………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)

An Giang, ngày…….tháng……..năm………


Tóm tắt
Đề tài “Khảo sát nhu cầu làm việc tại An Giang của sinh viên khoa Kinh Tế trường Đại
Học An Giang sau khi tốt nghiệp” nhằm cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp đang
hoạt động trên địa bàn Tỉnh An Giang
Mơ hình nghiên cứu của đề tài được xây dựng dựa trên lý thuyết nhu cầu của con người
và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sinh viên.
Nghiên cứu được tiến hành qua 2 bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
(1) Nghiên cứu sơ bộ bằng cách thảo luận với bảng câu hỏi định tính nhằm khai thác

vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu này là một bảng
câu hỏi hoàn chỉnh về nhu cầu học tập Tiếng Anh của sinh viên
(2) Nghiên cứu chính thức, sau khi có được bảng câu hỏi chính thức thơng qua
nghiên cứu định tính. Tiếp theo qua bảng câu hỏi định lượng đã được hoàn chỉnh
là tiến hành điều tra trực tiếp từ đối tượng điều tra thông qua bảng câu hỏi trên.
Mẫu được lấy theo hạn mức, với cỡ mẫu 50. Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được
kiểm tra lại cho phù hợp để xử lý và phân tích dưới sự hỗ trợ của các cơng cụ
thích hợp như EXCEL, SPSS 16.0.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy, các sinh viên điều thích làm việc cho các cơng
ty tư nhân hơn là các công ty nhà nước, đa số thích làm ở lĩnh vực thương mại – dịch
vụ và ngân hàng chiếm tỷ lệ cao. Sinh viên mong muốn được làm ở các doanh nghiệp
có quy mơ trung bình và lớn với lại thích làm việc ở thành thị hơn so với nông thôn do
điều kiện phát triển sau này. Mức lương mong muốn nhiều nhất nhằm đảm bảo cuộc
sống nằm trong khoảng từ 4 – 6 triệu đồng/ tháng.
Sinh viên ln tự mình tìm hiểu và so sánh đánh giá sự lựa chọn nơi làm việc của mình
sau này khi ra trường: kinh tế, mức lương, sự ổn định,… khi đánh giá về mức độ ưa
thích khi làm việc tại An Giang thì mức độ trung hịa vẫn chiếm tỷ lệ cao, mức độ
khơng ưa thì chiếm rất ít và đa số cho rằng ưa thích khi làm việc tại Tỉnh nhà.
Nguồn thông tin chủ yếu chiếm tỷ lệ cao được sinh viên tìm kiếm khi lựa chọn nơi làm
việc: internet, bạn bè – người thân, báo chí. Các yếu tố lương – thưởng, thăng tiến, được
học tập, ổn định lâu dài vẫn là những tiêu chí được đánh giá là quan trọng đối với sinh
viên khi lựa chọn nơi làm việc.

i


Mục lục
Danh mục bảng………………………………………………………………………. iv
Danh mục hình……………………………………………………………………….. iv
Danh mục biểu đồ……………………………………………………………………..iv

Chƣơng 1.

TỔNG QUAN…………………………………………………………. 1

1.1

Cơ sở hình thành…………………………………………………………… 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………………….. 1

1.3

Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………… 2

1.4

Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………... 2

1.5

phương pháp nghiên cứu…………………………………………………… 2

1.6

Ý nghĩa……………………………………………………………………... 2

1.7


Kết cấu đề tài nghiên cứu…………………………………………………...2

Chƣơng 2.
2.1.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU…………….. 3
Khái niệm…………………………………………………………………. 3
2.1.1.

Nhu cầu………………………………………………………….. 3

2.1.2.

Mong muốn……………………………………………………… 4

2.1.3.

Mức cầu…………………………………………………………. 5

2.1.4.

Các nhân tố ảnh hưởng …………………………………………. 5

2.2.

Tháp nhu cầu của Maslow………………………………………………… 7

2.3.

Mô hình nghiên cứu………………………………………………………..8


Chƣơng 3.
3.1

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………… 9
Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………….. 9
3.1.1.

Tiến độ các bước nghiên cứu……………………………………. 9

3.1.2.

Quy trình nghiên cứu……………………………………………. 10

3.2

Thang đo…………………………………………………………………... 10

3.3

Mẫu………………………………………………………………………... 11

3.4

Tiến độ…………………………………………………………………….. 11

Chƣơng 4.

GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ AN GIANG………………………….. 12


4.1

Vài nét về Tỉnh An Giang…………………………………………………. 12

4.2

Thị trường lao động của Tỉnh An Giang…………………………………...14

Chƣơng 5.
5.1.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………….. 17
Thông tin về mẫu………………………………………………………….. 17
5.1.1.

Thông tin về giới tính và nơi cư trú…………………………….17

5.1.2.

Thơng tin thu nhập gia đình/ tháng……………………………..17

ii


5.1.3.

Thơng tin nghề nghiệp chính của gia đình……………………..18

5.1.4.


Thơng tin chun ngành học…………………………………...18

Kết quả…………………………………………………………………….. 19

5.2.

5.2.1. Nhu cầu về đặc điểm doanh nghiệp……………………………… 19
5.2.2. Nhu cầu về môi trường làm việc…………………………………. 22
5.2.3. Yếu tố tác động…………………………………………………... 24
Chƣơng 6.

KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ………………………………………… 27
6.1.1. Nhu cầu về đặc điểm doanh nghiệp……………………………….27
6.1.2. Nhu cầu về môi trường làm việc…………………………………..27
6.1.3. Yếu tố tác động……………………………………………………27
Kiến nghị…………………………………………………………………... 28

6.1.

6.2.1.

Đối với Tỉnh An Giang…...………………………………………28

6.2.2.

Đối với Doanh Nghiệp trên địa bàn Tỉnh An Giang..…………….28

Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………… 29
Phụ lục …………………………………………………………………………………a
Phụ lục 1: Dàn bài thảo luận tay đôi…………………………………………….a

Phụ lục 2: Bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức………………………………….b

iii


Danh mục bảng
Bảng 3.1. Quá trình các bước nghiên cứu…………………………………….. 9
Bảng 3.2. Nội dung và chủ đề phân tích……………………………………… 9
Bảng 3.3. Tiến độ nghiên cứu………………………………………………… 11
Bảng 4.1. Chỉ tiêu kinh tế 2006-2010………………………………………….13
Bảng 4.2. Lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp……………………………………..14
Bảng 4.3. Lĩnh vực cơng nghiệp-xây dựng…………………………………….14
Bảng 4.4. Lĩnh vực dịch vụ…………………………………………………….15
Danh mục hình
Hình 2.1. Tháp nhu cầu Maslow………………………………………………..7
Hình 2.2. Mơ hình nghiên cứu………………………………………………….8
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu……………………………………………….. 10
Hình 4.1. Bản đồ hành chính Tỉnh An Giang………………………………….12
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 5.1. Thu nhập của gia đình/ tháng……………………………………..17
Biểu đồ 5.2. Nghề nghiệp chính của gia đình…………………………………..18
Biểu đồ 5.3. Chuyên ngành học………………………………………………...18
Biểu đồ 5.4. Loại hình doanh nghiệp…………………………………………...19
Biểu đồ 5.5. Lĩnh vực muốn làm việc…………………………………………..19
Biểu đồ 5.6. Nơi muốn làm việc………………………………………………..20
Biểu đồ 5.7. Quy mô doanh nghiệp……………………..……………………...20
Biểu đồ 5.8. Mức chi trả lương của doanh nghiệp An Giang…………………..21
Biểu đồ 5.9. Mức lương mong muốn…………………………………………...21
Biểu đồ 5.10. Tại sao có nhu cầu……………………………………………….22
Biểu đồ 5.11. So sanh giữa Tỉnh An Giang và các Tỉnh khác………………….22

Biểu đồ 5.12. Mức độ ưa thích khi làm việc tại An Giang……………………..23
Biểu đồ 5.13. Người thân, bạn bè làm việc cho cơng ty ở An Giang…………..23
Biểu đồ 5.14. Dễ tìm được việc ở An Giang…………………………………...24
Biểu đồ 5.15. Nguồn thông tin chọn nơi làm việc……………………………...24
Biểu đồ 5.16. Mục đích làm việc tại An Giang………………………………...25
Biểu đồ 5.17. Tiêu chí chọn nơi làm việc………………………………………25
Biểu đồ 5.18. Mức độ quan trọng………………………………………………26

iv


Khảo sát nhu cầu làm việc tại An Giang của sinh viên khoa KT_QTKD Trường ĐHAG sau khi tốt nghiệp

Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1 Cơ sở hình thành
Giống như sinh viên ở tất cả các ngành học khác trong các trường ở Việt Nam, sinh viên
Khoa Kinh Tế_QTKD Trường Đại Học An Giang, ngồi việc học tâp thật giỏi ở trong
mơi trường Đại Học các sinh viên cần có những kiến thức và kinh nghiệm thực tế để sau
khi ra trường có thể kiếm được cơng việc làm ổn định với môi trường phù hợp. Kiến
thức trong trường và kinh nghiệm thực tiễn là hai nhân tố quyết định để sinh viên thích
nghi và tồn tại trong mơi trường tìm kiếm việc làm hiện nay.
Hiện nay ở An Giang, Tỉnh chú trọng trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực để đẩy mạnh phát triển kinh tế của tỉnh trong kế hoạch 5 năm 2011- 20151. Qua đó,
tỉnh kêu gọi nhà đầu tư2, đầu tư vào một số dự án lớn của tỉnh nhằm tận dụng nguồn
nhân lực hiện có từ các Trường đào tạo trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, đẩy mạnh việc đầu
tư tạo điều kiện cho các Trường trong việc đào tạo nhân lực từ các trường như Trường
Đại Học An Giang, Trường Cao Đẳng Nghề An Giang, Trung Tâm Giáo Dục Thường
Xuyên An Giang,…
Nhiều công ty ở An Giang cũng có những chính sách tuyển dụng, đào tạo và đãi ngộ đối
với nhân viên nhằm thu hút nhân lực cho công ty như Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Và

Đầu Tư Phát Triển An Giang3 (ADICO), ANGIMEX,…
Về nhân lực tỉnh theo thống kê4 Tổng số lao động và phân nguồn lao động theo trình độ:
Lao động làm việc trong các ngành kinh tế: 1,39 triệu người, tỷ lệ lao động qua đào tạo
đến năm 2009 đạt 29%. Mức lương : Cao nhất: 444 USD/tháng (7,94 triệu
đồng/người/tháng), bình qn số đơng: 172 USD/tháng (3,07 triệu đồng/người/tháng),
thấp nhất: 86 USD/ tháng (1,54 triệu đồng/người/tháng).
Việc Tỉnh chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực như hiện nay, để làm
điều này thì điều quan trọng là nhu cầu của sinh viên sau khi tốt nghiệp làm việc ở Tỉnh
nhằm phát triển kinh tế - xã hội và hoàn thành kế hoạch 5 năm 2011- 2015. Hầu hết các
sinh viên sau khi tốt nghiệp điều mong muốn có một cơng việc ổn định, đặc biệt là được
làm việc trong Tỉnh nhà, gần nhà, gần người thân, gần bạn bè và nhiều nhu cầu khác.
Nhưng thực tế để biết được những nhu cầu đó và những yếu tố tác động đến nhu cầu thì
cần có những nghiên cứu về nhu cầu làm việc của sinh viên. Do đó “ Khảo sát nhu cầu
làm việc tại An Giang của sinh viên Khoa Kinh Tế_Quản Trị Kinh Doanh Trƣờng
Đại Học An Giang sau khi tốt nghiệp” là vấn đề cấp thiết nhằm hiểu biết thêm về nhu
cầu của sinh viên Khoa Kinh Tế_QTKD nói riêng và sinh viên các Khoa khác nói chung
trong q trình lựa chọn nơi làm việc sau khi tốt nghiệp.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả nhu cầu làm việc tại An Giang của sinh viên Khoa Kinh Tế_QTKD Trường Đại
Học An Giang sau khi tốt nghiệp và yếu tố tác động đến nhu cầu.
1

Quyết định, số 1382/QD-UBND. Ban hành chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh An Giang giai
đoạn 2011-2015.
2
/>wML_wBzA09_r0BnE18nI3cTI_2CbEdFAJ-T-eI!/. Đọc ngày 17/06/2012.
3
Đọc ngày 17/06/2012.
4

/>AnGiang/tabid/741/Default.aspx. Đọc ngày 17/06/2012.

SVTH: Phan Thanh Hùng

Trang 1


Khảo sát nhu cầu làm việc tại An Giang của sinh viên khoa KT_QTKD Trường ĐHAG sau khi tốt nghiệp

1.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nhu cầu làm việc tại An Giang của sinh viên khóa 10 của Khoa
Kinh Tế_QTKD Trường Đại Học An Giang sau khi tốt nghiệp.

1.4 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ ngày 17/05/2012 đến ngày 11/07/2012.
Không gian nghiên cứu tại nhà B, khu B (khu mới) của Trường Đại Học An Giang.
Nội dung nghiên cứu của đề tài xoay quanh yếu tố tác động đến nhu cầu và nhu cầu làm
việc tại An Giang của sinh viên Khoa Kinh Tế_QTKD Trường Đại học An Giang.

1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
chính thức.
Thứ nhất, nghiên cứu sơ bộ là quá trình quan sát, tiếp xúc trao đổi với Sinh Viên thông
qua dàn bài thảo luận, đồng thời trao đổi và thảo luận để đưa ra bảng câu hỏi chính thức
để phỏng vấn các ứng viên.
Thứ hai, nghiên cứu chính thức, sau khi có bảng câu hỏi, với bảng câu hỏi đã được điều
chỉnh và kiểm chứng tiến hành điều tra, chọn mẫu phân tầng theo chuyên ngành và
thuận tiện, cỡ mẫu 50. Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch, mã hóa cho phù hợp,
sau đó sử dụng cơng cụ hỗ trợ xử lý dữ liệu phù hợp như: EXCEL, SPSS 16.0,…


1.6 Ý nghĩa
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo hữu ích cho các doanh nghiệp đang hoạt động
trên địa bàn tỉnh An Giang trong việc tuyển dụng nguồn nhân lực, đồng thời là nguồn
thông tin giúp cho Khoa, Trường trong việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.

1.7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Chương 1. Tổng quan: khái quát về cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm
vi, phương pháp và ý nghĩa nghiên cứu.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết – mơ hình nghiên cứu: chương này tập trung vào lý thuyết
nhu cầu, mong muốn, yêu cầu như mức độ yêu cầu, nhận thức nhu cầu, nhu cầu cấp
thiết, các mức độ của yêu cầu. Các nhân tố ảnh hưởng: yếu tố văn hóa, xã hội, cá nhân,
tâm lý, nơi cư trú. Tháp nhu cầu của Maslow: nhu cầu sinh lý, an toàn, xã hội, tơn trọng,
tự khẳng định. Từ đó đưa ra mơ hình nghiên cứu thích hợp.
Chương 3. Giới thiệu Khoa Kinh Tế_QTKD Trường Đại Học An Giang: chương này
cung cấp thông tin về Khoa, Trường như giới thiệu về lịch sử hình thành, sơ đồ tổ chức.
Chương 4. Phương pháp nghiên cứu: chương này trình bày về thiết kế nghiên cứu, quy
trình nghiên cứu, cách lấy mẫu, thang đo và tiến độ nghiên cứu.
Chương 5. Kết quả nghiên cứu: Trình bài kết quả nghiên cứu sau khi phân tích và xử lý
số liệu thu được
Chương 6. Kết luận & kiến nghị: Chương này sẽ đúc kết lại kết quả nghiên cứu và đưa
ra kiến nghị đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Tỉnh An Giang. Để
các doanh nghiệp có những chính sách thu hút nhân lực cho doanh nghiệp mình.

SVTH: Phan Thanh Hùng

Trang 2


Khảo sát nhu cầu làm việc tại An Giang của sinh viên khoa KT_QTKD Trường ĐHAG sau khi tốt nghiệp


Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT - MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm
2.1.1. Nhu cầu
Nhu cầu của con người là một trạng thái thiếu thốn một cái gì đó mà con người cảm
nhận được và đòi hỏi phải được thỏa mãn5.
Nhu cầu đƣợc chia làm 3 loại chính:
Cầu hiện hữu: là trang thái nhu cầu hiện tại mà các trung tâm đào tạo tiếng anh đang
làm thỏa mãn sinh viên
Cầu tiềm ẩn: là nhu cầu sẽ xuất hiện khi dịch vụ day học mới được tung ra thị trường
với phương thúc marketing phù hợp.
Cầu phôi thai: là dạng cầu sẽ xuất hiện khi xu hướng hiện tại về kinh tế - xã hội tiếp
diễn.
Mức độ của nhu cầu:
Nhu cầu đã được nêu ra: là trình bài mong muốn của khách hàng với người cung cấp
dịch vụ.
Nhu cầu thật sự: là động cơ thật sự của khách hàng khi mua hàng hóa dịch vụ nằm phí
sau lời phát biểu.
Nhu cầu chưa được nêu ra: những mong đợi của khách hàng đối cới người bán hàng hóa
hay dịch vụ.
Nhu cầu thích thú: là những dịch vụ kèm theo khí bán hàng hay dịch vụ như hình thức
khuyến mãi.
Nhu cầu bí mật: là khách hàng muốn được người khác tơn trọng, kính nể, có địa vị,…
khi tiêu dùng hàng hóa hay dịch vụ đó.
“Nhu cầu6 là một sự đòi hỏi phát sinh từ thiên nhiên hoặc từ đời sống xã hội mà sự thỏa
mãn bị giới hạn bởi sự khan hiếm tài hóa”.
Nhận thức nhu cầu7: nhu cầu có thể nhận biết qua 2 cách.
Một là, do những nguyên nhân sinh lý bên trong con người quy định. Nhu cầu sẽ
xuất hiện nếu khách hàng nhận biết có sự khác biệt hoặc chênh lệch giữa tình trạng hiện
tại và tình trạng lý tưởng.
Hai là, nhu cầu được hình thành do tác động bởi các kích thích tố ngoại cảnh

như tác động của quảng cáo hay những yếu tố khác.
Theo nhà nhà hoạt động chính trị - xã hội, nhà nghiên cứu văn hóa và tâm lý – y hoc –
giáo dục Nguyễn Khắc Viện (1913-1997) con người có ba loại nhu cầu cơ bản.
Nhu cầu vật chất: là nhu cầu căn bản nhất, quan trọng nhất của con người. Nhu
cầu vật chất bao hàm cả nhu cầu tự nhiên và bao hàm cả nhu cầu sinh hoạt vật chất của
xã hội không ngừng phát triển.
5

Philip Kotler, 1999, Marketing căn bản. Hà Nội: NXB Thống Kê.
giải thích thuật ngữ của Nguyễn Thế Kỳ - Phạm Mạnh Khơi.
7
Phan Đình Quyền, 2010. Ngun lý marketing. TP.HCM: NXB Địa Học Quốc Gia TP.HCM.
6

SVTH: Phan Thanh Hùng

Trang 3


Khảo sát nhu cầu làm việc tại An Giang của sinh viên khoa KT_QTKD Trường ĐHAG sau khi tốt nghiệp

Nhu cầu cảm xúc: loại nhu cầu này cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc
tạo ra động lực cho hành vi và khi cảm xúc bị hụt hẫn thì dẫn đến hậu quả gây ra các
nhiễu loạn trong hành vi ( nên chú ý khi ta muốn đạt vấn đề gì muốn được chấp nhận thì
phải lựa lúc, lựa lời để tang hiệu quả). Các nhu cầu chung về cảm xúc là: nhu cầu về
tình yêu thương của con người, sự tán thành và đáng kính trọng, nhu cầu được thừa
nhận, nhu cầu về sự xứng đáng, nhu cầu được cần tới và được người khác mong muốn.
Nhu cầu xã hội: các nhu cầu xã hội và các cách thỏa mãn nhu cầu đó nảy sinh từ
nền văn hóa hoặc bối cảnh xã hội mà con người là một thành viên. Các nhu cầu xã hội
đan xen với các nhu cầu vật chất và nhu cầu cảm xúc. Những nhu cầu xã hội chung là

nhu cầu đồng nhất hóa hay nhu cầu được quy thuộc một nhóm, một hạng người nào đó:
nhu cầu giáo dục, nhu cầu theo tơn giáo, nhu cầu giải trí,… Các nhu cầu xã hội cũng
như các nhu cầu khác được đáp ứng trong tác động qua lại với những người gần gũi, các
thành viên của cộng đồng, các nhóm xã hội cũng như gia đình.
Các nhu cầu đan xen nhau phụ thuộc lẫn nhau quan hệ qua lại với nhau tới mức trong
thực tế chúng không thể tách rời nhau, chúng như một dịch lỏng và luôn luôn thay đổi.
“Nhu cầu cấp thiết8 của con người rất đa dạng và phức tạp nó bao gồm cả những nhu
cầu sinh lý cơ bản về ăn, mặc, sưởi ấm, an tồn tính mạng lẫn nhu cầu về xã hội. nhu
cầu cấp thiết là những phần cấu thành ngun thủy của bản tính con người, khơng phải
do xã hội hay người làm marketing tạo ra”.
Nhu cầu bao giờ cũng nảy sinh do tác động qua lại giữa con người với môi trường tự
nhiên và xã hội xung quanh. Nhu cầu khơng những gắn liền với q trình sinh lý cơ thể
của con người mà còn gắn liền với sinh hoạt của họ. Hành vi của con người nói chung
bao giờ cũng xuất phát từ những nhu cầu của họ.
Nhu cầu xuất hiện khi con người sẵn sàng tiếp nhận những sản phảm sẵn có, đang có
hoặc mới xuất hiện trên thị trường mà tính năng của chúng đáp ứng được yêu cầu của
họ. nhu cầu cũng xuất hiện khi có sản phẩm trên thị trường nhưng trạng thái cơ thể con
người, quá trình lao động của con người địi hỏi, mong muốn cảm thấy phải có một cái
gì đó để đáp ứng những u cầu chưa được thỏa mãn của mình.
2.1.2. Mong muốn
Mong muốn9 là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thỏa mãn những nhu cầu
sâu xa hơn đó. Mặc dù, nhu cầu của con người thì ít nhưng mong muốn của họ thì rất
nhiều. Mong muốn của con người khơng ngừng phát triển và được định hình bởi các lực
lượng và định chế xã hội khác như nhà thờ, trường học, gia đình,…
Mong muốn10 là một nhu cầu cấp thiết có dạng đặc thù , tương thích với trình độ
văn hóa và nhân cách của mỗi con người. Mong muốn được thể hiện ra thành thứ cụ thể
có khả năng thỏa mãn nhu cầu bằng phương thức mà nếp sống văn hóa của xã hội đó
vốn quen thuộc.

8


Từ Cao Thanh Hà, 2010. Nghiên cứu nhu cầu gạo chất lượng tại địa bàn thành phố Long Xuyên. Nghiên
cứu. Đại học An Giang.
9
Phan Đình Quyền 2010. Nguyên lý marketing. TP.HCM: NXB Địa Học Quốc Gia TP.HCM.
10

Từ Cao Thanh Hà, 2010. Nghiên cứu nhu cầu gạo chất lượng tại địa bàn thành phố Long Xuyên.
Nghiên cứu. Đại học An Giang.

SVTH: Phan Thanh Hùng

Trang 4


Khảo sát nhu cầu làm việc tại An Giang của sinh viên khoa KT_QTKD Trường ĐHAG sau khi tốt nghiệp

2.1.3. Mức cầu
Mức cầu11 là mong muốn có được những sản phẩm cụ thể được hậu thuẫn của khả năng
và thái độ sẵn sàn mua chúng. Mong muốn trở thành mức cầu khi có sức mua hỗ trợ.
Các mức độ của mức cầu12:
Cầu âm: là khách hàng khơng thích sản phẩm, dịch vụ thậm chí khách hàng chịu một
chi phí để tránh sản phẩm, dịch vụ đó.
Cầu bằng khơng: là việc khách hàng khơng nhận biết k=hoặc khơng có sự quan tâm đối
với sản phẩm, dịch vụ đó.
Cầu tiềm ẩn: những ước muốn của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ hiện chưa có trên
thị trường.
Cầu khơng điều đặn: sức mua có thể thay đổi khơng tuần hồn theo ngày, tháng, mùa,
năm,…đối với sản phẩm dịch vụ.
Cầu đầy đủ: mức cầu mà các doanh nghiệp đáp ứng đủ nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ

cho khách hàng của mình.
Cầu vượt mức: là mức cầu mà vượt quá mức mà doanh nghiệp mong muốn hoặc có thể
cung ứng.
Cầu đối với sản phẩm, dịch vụ không lành mạnh độc hại: là mức cầu về những sản
phẩm, dịch vụ khơng có lợi cho sức khỏe hoặc tâm lý khách hàng.
2.1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng13
Yếu tố văn hóa
Văn hóa: Văn hóa là một yếu tố cơ bản hình thành nên các ước muốn và hành vi
mua sắm của khách hang. Hành vi của con người điều chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố
văn hóa, phản ánh những đặc điểm văn hóa của xã hội và bản thân.
Nhánh văn hóa: Nhu cầu, sở thích của khách hàng được phân chia căn cứ vào
các nhóm dân tộc, chủng tộc, tôn giáo khác nhau…Các sắc dân, các tơn giáo khác nhau
sẽ có những hệ giá trị, quan điểm thẩm mỹ, sở thích, phong cách sống khác nhau.
Tầng lớp xã hội: là nhóm có cùng quan niệm giá trị, lợi ích và hành vi. Tầng lớp
xã hội được quy định bởi nhiều yếu tố như nghề nghiệp, thu nhập, giáo dục, của cải và
địa vị.người có tầng lớp xã hội khác nhau thì có quan điểm thẩm mỹ, sở thích, thị hiếu
khác nhau.
Yếu tố xã hội
Nhóm tham khảo: Là những tập thể có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến
thái độ và hành vi của khách hàng.
Gia đình: Hành vi của khách hàng chịu ảnh hưởng bởi vai trị của cá nhân khách
hàng trong gia đình.
Vai trị và địa vị xã hội: Một cá nhân luôn thuộc về nhiều nhóm khác nhau. Vị trí
của cá nhân con người trong mỗi tập thể được xác định bằng cả vai trò lẫn địa vị của họ.
11

Philip Kotler, 2006. Marketing căn bản. Hà Nội: NXB Thống Kê.
Phan Đình Quyền 2010. Nguyên lý marketing. TP.HCM: NXB Địa Học Quốc Gia TP.HCM.
13
Phan Đình Quyền 2010. Nguyên lý marketing. TP.HCM: NXB Địa Học Quốc Gia TP.HCM.

12

SVTH: Phan Thanh Hùng

Trang 5


Khảo sát nhu cầu làm việc tại An Giang của sinh viên khoa KT_QTKD Trường ĐHAG sau khi tốt nghiệp

Vai trò của cá nhân bao gồm các hoạt động mà những người xung quanh kỳ vọng họ
phải thực hiện.Mỗi một vai trò mang một địa vị xã hội phản ánh sự tôn trọng mà xã hội
dành cho họ. Con người có đa vai trị và đa bản ngã. Mỗi một loại sẽ yêu cầu các loại
sản phẩm, dịch vụ với mức độ chất lượng khác nhau.
Yếu tố cá nhân
Tuổi tác và giai đoạn của chu trình đời sống gia đình: Độ tuổi của khách hàng
ảnh hưởng rất lớn đến việc chọn mua sản phẩm, dịch vụ như thức ăn, nước uống, giải
trí, học tập,…
Chu kỳ đời sống của gia đình cũng ảnh hưởng rất nhiều đến khối lượng mua,
kích cỡ, cơng suất của sản phẩm, dịch vụ.
Nghề nghiệp và hồn cảnh kinh tế: Khách hàng có khuynh hướng mua các sản
phẩm, dịch vụ phục vụ cho nghề nghiệp của mình.
Hồn cảnh kinh tế như mức thu nhập khả dụng (sau khi trừ thuế) mức tiết kiệm,
khả năng vai mượn và thái độ khách hàng đối với việc chi tiêu và để dành ảnh hưởng
đáng kể đối với hành vi mua sắm sản phẩm dịch vụ.
Ý niệm về cái tôi, cái bản ngã
Phong cách sống: Là kiểu sống, cung cách sống của con người được thể hiện ra
trong các hoạt động, sự quan tâm, sở thích và trong ý kiến, quan điểm của họ về bản
thân mình, về vấn đề xã hội, về kinh doanh, về sản phẩm, về học tập,…
Tính cách, cá tính: Mỗi cá nhân điều có một nhân cách khác biệt ảnh hưởng đến
hành vi và cách cư xử của họ. Nhân cách thể hiện những đặc điểm tâm lý đặc trưng của

cá nhân dẫn đến những đáp ứng và những tương tác tương đối nhất quán, lâu dài đối với
người khác và đối với môi trường.
Yếu tố tâm lý
Động cơ : Là nhu cầu của con người trở nên khẩn thiết,căng thẳng đến độ buộc
người ta phải thỏa mãn cho nó. Nói cách khác, nhu cầu được khơi gợi hay đánh thức đạt
đến độ đủ căng thẳng thúc đẩy khách hàng tìm sản phẩm, dịch vụ để thỏa mãn sẽ trở
thành động cơ.
Nhận thức: Là quá trình các cá nhân lựa chọn, sắp xếp thông tin nhằm tạo ra bức
tranh có ý nghĩa về thới giới xung quanh. Nhận thức của khách hàng không chỉ phụ
thuộc vào những kích tố của mơi trường vật chất mà cịn phụ thuộc vào tâm trạng và
định kiến chủ quan của mỗi cá nhân.Cùng một thực tế các kích thích nhưng nhận thức
của các cá nhân có thể khác nhau rất nhiều. Có ba đặc điểm của qua trình nhận thức đó
là nhận thức là một q trình tiếp thu có chọn lọc, là q trình các thơng tin bị biến dạng
và lưu giữ có chọn lọc.
Điều kiện hóa hành vi: Hành vi bị điều kiện hóa đề cập đến những thay đổi
tương ứng trong hành vi, cảm xúc và suy nghĩ vì những tác động của thong tin và kinh
nghiệm.
Niềm tin và thái độ: Niềm tin là hình ảnh được khắc họa sâu, ổn định trong tâm
thức của họ. Uy tín là cơ sở của niềm tin. Thái độ của con người thể hiện ở sự đánh giá
thiện cảm hoặc phản cảm ở cảm xúc và các khuynh hướng hành động tương đối ổn
định, nhất quán của con người đối với một đối tượng hoặc một ý tưởng.

SVTH: Phan Thanh Hùng

Trang 6


Khảo sát nhu cầu làm việc tại An Giang của sinh viên khoa KT_QTKD Trường ĐHAG sau khi tốt nghiệp

Nơi cƣ trú14

Nơi cư trú của một cá nhân là nopwi người đó thường xuyên sinh sống và có hộ khẩu
thường trú. Trong trường hợp cá nhân khơng có hộ khẩu thường trú và khơng có nơi
thường xun sinh sống, thì nơi cư trú của người đó là nơi tạm trú và có đăng ký tạm
trú.
Khi khơng xác định được nơi cư trú của cá nhân theeo quy định tại khoản 1 điều này, thì
nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống, làm việc hoặc nơi có tài sản hoặc nơi có phần
lớn tài sản, nếu tài sản của nguoif đó có ở nhiều nơi.
Cá nhân có thể lựa chọn một nơi khác với nơi cư trú của mình để xác lập, thực hiện
quyền, nghĩa vụ dân sự, trừ trường hợp pháp luật coa quy định khác.

2.2. Tháp nhu cầu của Maslow
Maslow cho rằng trong những thời gian, không gian khác nhau con người bị thôi thúc
bởi những nhu cầu khác nhau, có người ưu tiên nhu cầu sinh lý trước có người ưu tiên
nhu cầu được tơn trọng trước.

Tự khẳng
định

Tơn trọng
Nhu cầu xã hội
Nhu cầu an tồn
Nhu cầu sinh lý

Hình 2.1: Tháp nhu cầu Maslow
Theo ơng, nhu cầu con người được sắp xếp theo trật tự thang bậc dựa vào tầm quan
trọng của chúng từ cấp thiết nhất đến ít cấp thiết nhất như sau:
Nhu cầu sinh lý: là nhu cầu cơ bản nhất của con người như ăn, mặc, ở,…để đảm
bảo sự sinh tồn cho con người.
Nhu cầu an tồn: là sự an tồn về tính mạng của con người khi làm việc hay bất
cứ điều gì gây ra sự mất an toàn về bản thân con người.

Nhu cầu xã hội: là ý thức của con người về tinh thần trực thuộc nhóm, để hội
nhập nhóm để khơng bị lạc lồi. Vì mỗi con người là thành viên của xã hội nên có nhu
cầu tham gia và hịa nhập vào xã hội đó.
14

điều 48, luật dân sự 1995

SVTH: Phan Thanh Hùng

Trang 7


Khảo sát nhu cầu làm việc tại An Giang của sinh viên khoa KT_QTKD Trường ĐHAG sau khi tốt nghiệp

Nhu cầu tôn trọng: là nhu cầu nuốn người khác đánh giá mình một cách tích cực,
nếu con người chưa được người khác đánh giá cao và thừa nhận thì họ sẽ cảm thấy tự ti.
Một khi được thừa nhận và được đánh giá cao họ sẽ cảm thấy tự tin hơn và có khả năng
hơn.
Nhu cầu tự khẳng định: là việc hiện thực hóa bản thân mình, nghĩa là thực hiện
được các tiềm năng độc đáo của cá nhân con người. Theo Maslow, ở giai đoạn này con
người bị thúc đẩy bởi “siêu động cơ” như chân lý, sự hoàn mỹ, sự bất tử, sự khác
thường,…

2.3. Mơ hình nghiên cứu
Để biết được nhu cầu làm việc tại An Giang của sinh viên , mơ hình nghiên cứu sau đây
được để nghị:

Đặc điểm doanh nghiệp
-


Yếu tố tác động
- Lương thưởng
- Tình trạng kinh
tế, mức sống
- Chun ngành
- Gia đình
- Tiêu chí chọn nơi
làm việc
- ….

Ngành nghề kinh doanh
Loại hình doanh nghiệp
Qui mô doanh nghiệp
Địa điểm doanh nghiệp
….
……

Nhu cầu
Môi trƣờng làm việc
-

Cơ hội học tập, thăng tiến
An tồn, đãi ngộ
Mong muốn
Dễ hịa nhập, được tơn trọng
Mức độ ưu thích
….

Hình 2.2: Mơ hình nghiên cứu
Nhu cầu làm việc tại An Giang của sinh viên bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, theo mơ

hình nghiên cứu những yếu tố được nghiên cứu như sau: nơi cư trú, giới tính, chun
ngành,…. Theo mơ hình nhu cầu làm việc tại An Giang gồm nhu cầu về (1) đặc điểm
của doanh nghiệp: loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp,
qui mô, địa điểm doanh nghiệp,.... (2) nhu cầu về môi trường làm việc: tiêu chí chọn nơi
làm việc, dựa vào nguồn thơng tin nào, mức độ ưa thích, mong muốn khi làm việc,….

SVTH: Phan Thanh Hùng

Trang 8


Khảo sát nhu cầu làm việc tại An Giang của sinh viên khoa KT_QTKD Trường ĐHAG sau khi tốt nghiệp

Chƣơng 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu

3.1

3.1.1.Tiến độ các bƣớc nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu thực hiện bao gồm 2 bước chính:
Bảng 3.1: Q trình các bƣớc nghiên cứu
Bƣớc

Phƣơng pháp

Dạng
Nghiên cứu sơ bộ

1


Định tính

Kỹ thuật
Thảo luận

Thời gian
1 tuần

N= 10
Nghiên cứu chính thức

2

Định lượng

Điều tra qua bản câu 2 tuần
hỏi
N= 50

Bƣớc 1: Thực hiện nghiên cứu sơ bộ. Nghiên cứu này được thực hiên thông qua thảo
luận với sinh viên (n = 10) với một dàn câu hỏi được soạn sẵn, để nhằm thu thập thông
tin xoay quanh vấn đề nghiên cứu dựa trên nền tảng của cơ sở lý thuyết biết trước. Kết
quả nghiên cứu thu thập được nhằm mục đích hồn thiện bảng câu hỏi chính thức, thu
thập thông tin thực tiễn và điều chỉnh lại với cơ sở lý thuyết về nhu cầu làm việc tại An
Giang của sinh viên khoa Kinh Tế_QTKD trường đại học An Giang sau khi tốt nghiệp.
Bƣớc 2: Là nghiên cứu chính thức thơng qua bảng câu hỏi chính thức đã được điều
chỉnh ở nghiên cứu định tính. Giai đoạn đầu là việc phát bảng câu hỏi cho các ứng viên
để lấy thông tin phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu. Giai đoạn sau là thu hồi bảng câu hỏi
đã được phát, làm sạch, mã hóa cho phù hợp để tránh những sai Sót trong q trình
nghiên cứu.

Bảng 3.2: Nội dung và chủ đề phân tích
Bƣớc

Chủ đề

Nội dung

1

Xác định nhu cầu

Mơ tả nhu cầu

2

Yếu tố tác động

Mô tả yếu tố tác động đến nhu cầu:
chuyên ngành, gia đình, lương thưởng,
thăng tiến,…

Các dữ liệu sau khi thu thập được sẽ được xử lý bằng những công cụ hỗ trợ xử lý dữ
liệu phù hợp như: EXCEL, SPSS 16.0,…. Sau khi mã hóa và làm sạch dữ liệu sẽ được
đưa vào xử lý và phân tích để xác định nhu cầu và yếu tố tác động trong nhu cầu làm
việc tại An Giang của sinh viên theo giới tính, chuyên ngành, nơi cư trú, gia đình, thu
nhập như bảng 3.2.

SVTH: Phan Thanh Hùng

Trang 9



Khảo sát nhu cầu làm việc tại An Giang của sinh viên khoa KT_QTKD Trường ĐHAG sau khi tốt nghiệp

3.1.2.Quy trình nghiên cứu

DÀN BÀI THẢO LUẬN
Bảng câu hỏi [1]

THẢO LUẬN
n = 5…10

BẢNG CÂU HỎI CHÍNH THỨC
Bảng câu hỏi [2]

ĐIỀU TRA TRỰC TIẾP
Phát và thu thập bảng câu hỏi
n = 30…50

XỬ LÝ/LÀM SẠCH DỮ LIỆU

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

SOẠN THẢO BÁO CÁO

NGHIÊN CỨU SƠ BỘ

THƠNG TIN THỰC TIỄN

NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC


CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

3.2

Thang đo

Các loại thang đo được sử dụng trong bảng câu hỏi là thang đo định danh để đo lường
giới tính, ngành học,… Ở giai đoạn đánh giá nhu cầu làm việc của Sinh Viên sử dụng
thang đo thứ bậc và thang xếp hạng để thể hiện mức độ quan trọng giữa các tiêu chí tác
động đến nhu cầu khi chọn làm việc tại An Giang của Sinh Viên. Đồng thời sử dụng
thang đo Likert để đo lường mức độ hài lòng của Sinh Viên với những tiêu chí đã chọn
khi quyết định làm việc tại An Giang.

SVTH: Phan Thanh Hùng

Trang 10


Khảo sát nhu cầu làm việc tại An Giang của sinh viên khoa KT_QTKD Trường ĐHAG sau khi tốt nghiệp

3.3

Mẫu

Đối tượng nghiên cứu là nhu cầu làm việc tại An Giang của Sinh Viên Khoa Kinh Tế
Trường Đại Học An Giang sau khi tốt nghiệp . Do đó, chọn mẫu phân tầng theo chuyên
ngành và thuận tiện. Mẫu sẽ được phân tầng theo chuyên ngành học của sinh viên. Cỡ

mẫu dự kiến là 50.

3.4 Tiến độ

A.
1.
2.
3.
4.
B.
1.
2.
3.
C.
1.
2.
3.
D.
1.
2.
3.

Bảng 3.3: Tiến độ nghiên cứu
Công việc
Tuần thứ
Đề cƣơng
1
2
3
4 5

Cở sở lý thuyết
Dàn bài thảo luận
Thiết kế bản câu hỏi
Trình bài đề cương
Nghiên cứu sơ bộ
1
2
3
4 5
Thảo luận
Hiệu chỉnh thang đo-Bảng câu hỏi
Thử nghiệm-hiệu chỉnh bảng câu hỏi
Nghiên cứu chính thức
1
2
3
4 5
Phát hành bảng câu hỏi
Thu thập hồi đáp
Xử lý và phân tích dữ liệu
Soạn thảo báo cáo
1
2
3
4 5
Kết quả nghiên cứu
Kết luận và kiến nghị
Hiệu chỉnh cuối cùng

SVTH: Phan Thanh Hùng


6

7

8

6

7

8

6

7

8

6

7

8

Trang 11


Khảo sát nhu cầu làm việc tại An Giang của sinh viên khoa KT_QTKD Trường ĐHAG sau khi tốt nghiệp


Chƣơng 4. GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ AN GIANG
4.1 Vài nét về Tỉnh An Giang15
 Vị trí địa lý

Hình 4.1: Bản đồ hành chính Tỉnh An Giang
An Giang là tỉnh nằm phía Tây Nam của Việt Nam, là vùng đất đầu nguồn sơng Cửu
Long. Phía Đơng giáp tỉnh Đồng Tháp, Đơng Nam giáp TP. Cần Thơ, phía Tây giáp
Kiên Giang và Tây Bắc giáp Campuchia. Diện tích tự nhiên: 3.537 km²; dân số 2,14
triệu người, trong đó dân thành thị chiếm 29% và nơng thơn chiếm 61%; mật độ dân số
600người/km2.
Có đường biên giới đất liền tiếp giáp với Vương Quốc Campuchia gần 100km với 4 cửa
khẩu. Là trung tâm kinh tế thương mại giữa 3 Thành Phố lớn là Thành Phố Hồ Chí
Minh (TPHCM), Cần Thơ và Phnompenh; là cửa ngõ giao thương có từ lâu đời giữa
vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), TPHCM với các nước tiểu vùng MêKông:
Campuchia, Thái Lan, Lào.
15

/>hAnGiang/tabid/741/Default.aspx. Đọc ngày 17/06/2012.

SVTH: Phan Thanh Hùng

Trang 12


Khảo sát nhu cầu làm việc tại An Giang của sinh viên khoa KT_QTKD Trường ĐHAG sau khi tốt nghiệp

Có đường Quốc lộ 91 đi qua khởi đầu từ Quốc lộ 1 – TP Cần Thơ => TP. Long Xuyên
=>Thị xã Châu Đốc -> Tịnh Biên nối vào QL 2 Campuchia. Có 02 nhánh sơng Tiền và
sơng Hậu chảy qua địa phận An Giang khoảng 100 km, rất thuận lợi cho vận chuyển
hàng hóa, đi lại bằng đường bộ lẫn đường thủy. Cảng Mỹ Thới thuộc hệ thống của cảng

biển Việt Nam và quốc tế đón nhận các loại tàu buôn đến 10.000 tấn. Đây là cảng trung
chuyển trong đường vận chuyển trực tiếp từ các quốc gia thuộc khối Asean và quốc tế:
Campuchia, Philipine, Malaysia, Singapore, Indonesia, Đông Timo,…
Trường Đại học An Giang đào tạo đa ngành cho trên 10 ngàn sinh viên. Đây là nơi cung
cấp nguồn nhân lực có trình chun mơn đáp ứng nhu cầu lao động cho các ngành kinh
tế. Có 4 cửa khẩu chính với Campuchia (02 Quốc gia + 02 Quốc tế),, tổng giá trị xuất
nhập qua biên giới trên 1 tỷ USD, tăng bình quân 28%/năm giai đoạn 2006 - 2010. Cửa
khẩu An Giang có vai trị tích cực trong việc tập trung hàng hóa đẩy mạnh vào thị
trường Campuchia.
Xuất khẩu hàng hóa nơng sản với các mặt hàng chủ lực gạo, thủy sản, rau quả. Tổng giá
trị xuất nhập khẩu năm 2009 đạt 650 triệu USD, trong đó xuất đạt 600 triệu; kim ngạch
xuất tăng bình quân 19%/năm giai đoạn 2006 - 2010. Thị trường gần 100 quốc gia và
vùng lãnh thổ.
Thương mại nội địa nhộn nhịp, đứng vào bậc nhất của ĐBSCL với tổng mức bán lẻ
hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn năm 2009 đạt 34,6 ngàn tỷ đồng (tương đương 2 tỷ
USD) và tăng bình quân trên 16%/năm giai đoạn 2006-2010. Du lịch có các khu điểm
văn hóa du dịch tâm linh nổi tiếng, hàng năm thu hút hơn 4 triệu lược khách du lịch và
hành hương.
 Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô trong những năm qua
Bảng 4.1: Chỉ tiêu kinh tế 2006-2010
Chỉ tiêu
1. Tốc độ tăng trưởng GDP (%)
2. GDP bình quân đầu người (USD)
3. Tốc độ tăng trưởng CN - XD (%)
4. Cơ cấu kinh tế
- Nông nghiệp (%)
- Công nghiệp - xây dựng (%)
- Dịch vụ (%)
5. Tổng kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)
6. Xuất nhập qua biên giới (triệu USD)

7. Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
(tỷ đồng)

Năm
2006
9,05
603
17,96

Năm
2007
13,48
763
14,04

Năm
2008
14,20
936
15,57

Năm KH năm
2009
2010
8,67
14,77
983
1.132
6,50
18,77


34,56
12,78
52,66
446
606

35,29
12,37
52,34
554
710

37,16
11,45
51,39
750
1.100

31,63
11,51
56,86
600
800

27,98
11,89
60,13
800
1.200


19.228

23.872 30.468 34.872

36.000

Nguồn: mdec.vn

SVTH: Phan Thanh Hùng

Trang 13


Khảo sát nhu cầu làm việc tại An Giang của sinh viên khoa KT_QTKD Trường ĐHAG sau khi tốt nghiệp

4.2 Thị trƣờng lao động của Tỉnh An Giang16
 Nhân lực tỉnh theo thống kê
Tổng số lao động và phân nguồn lao động theo trình độ: Lao động làm việc trong các
ngành kinh tế: 1,39 triệu người, tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2009 đạt 29%.
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học An Giang, Trường Cao đẳng nghề An Giang, Trường
Trung cấp y tế An Giang, Trường Trung cấp nghề kinh tế - kỹ thuật cơng đồn An
Giang, Trung tâm giáo dục thường xuyên An Giang, các Trung tâm dạy nghề,….
Mức lương : Cao nhất: 444 USD/tháng (7,94 triệu đồng/người/tháng), bình qn số
đơng: 172 USD/tháng (3,07 triệu đồng/người/tháng), thấp nhất: 86 USD/ tháng (1,54
triệu đồng/người/tháng).
 Thực trạng lao động của Tỉnh
Theo báo cáo của Cục Thống kê thì dân số trong độ tuổi lao động, thực tế có tham gia vào
lao động năm 2010 là 1.207.207 người, trong đó lao động trong khu vực nơng - lâm - thủy
sản là 784.685 người, chiếm 65%; khu vực công nghiệp - xây dựng là 120.721 người,

chiếm 10%; khu vực dịch vụ là 301.802 người chiếm 25%; chia ra:
-

Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản:

Chỉ tiêu
Tổng số
Nông nghiệp
Ngư nghiệp
Lâm nghiệp

Bảng 4.2: Lĩnh vực nông-lâm-ngƣ nghiệp
2005
Tỷ trọng
2010
Tỷ trọng
(Ngƣời)
(%)
(ngƣời)
(%)
797.484
100
784.685
100
660.317
82,80
635.595
81,00
127.597
16,00

141.243
18,00
9.570
1,20
7.847
1,00

Tăng/giảm
(2010-2005)
-12.799
-24.722
13.646
-1.723

Nguồn: Cục thống kê Tỉnh An Giang
-

Lao động trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng:

Bảng 4.3: Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng
2005
Tỷ trọng
2010
Tỷ trọng
Chỉ tiêu
(ngƣời)
(%)
(ngƣời)
(%)
Tổng số (1) + (2)

81.933
100
120.721
100
1.Ngành cơng nghiệp
69.815
85,2
94.912
78,6
Khai khống
709
1,0
3.800
4,0
Chế biến, chế tạo
67.027
96,0
84.112
88,6
Sản xuất và phân phối điện, khí
đốt, nước nóng, hơi nước và
1.579
2,3
3.000
3,2
điều hịa khơng khí
Cung cấp nước, hoạt động quản
500
0,7
4.000

4,2
lý và xử lý rác thải, nước thải
2.Ngành xây dựng
12.118
14,8
25.809
21,4

Tăng/giảm
(2010-2005)
44.250
25.097
3.091
17.085
1.421
3.500
13.691

Nguồn: Cục thống kê Tỉnh An Giang
16

Quyết định, số 1382/QĐ-UBND. Ban hành chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh An Giang giai
đoạn 2011-2015. Phần thứ nhất: Thực trạng nguồn nhân lực Tỉnh An Giang đến năm 2010.

SVTH: Phan Thanh Hùng

Trang 14


Khảo sát nhu cầu làm việc tại An Giang của sinh viên khoa KT_QTKD Trường ĐHAG sau khi tốt nghiệp


-

Lao động trong lĩnh vực dịch vụ:
Chỉ tiêu

Tổng số
Bán buôn, bán lẻ, sửa
chữa
Dịch vụ lưu trú và ăn
uống
Vận tải kho bãi
Giáo dục, đào tạo
Hoạt động của đảng,
đồn thể, tổ chức
Thơng tin và truyền
thơng
Tài chính, ngân hàng,
bảo hiểm
Kinh doanh bất động
sản
Khoa học và cơng nghệ
Y tế
Nghệ thuật vui chơi và
giải trí
Dịch vụ hành chính, hỗ
trợ
Dịch vụ làm th hộ gia
đình
Dịch vụ khác


Bảng 4.4: Lĩnh vực dịch vụ
2005
Tỷ trọng
2010
(ngƣời)
(%)
(ngƣời)
241.283
100
301.802

Tỷ trọng
(%)
100

Tăng/giảm
(2010-2005
60.519

80.556

33,39

95.203

31,5

14.646


52.433

21,73

63.087

20,9

10.654

37.047
22.730

15,35
9,42

45.501
25.883

15,1
8,6

8.454
3.153

10.762

4,46

12.254


4,1

1.492

1.427

0,59

2.112

0,7

685

2.103

0,87

5.766

1,9

3.663

1.332

0,55

1.883


0,6

551

1.479
7.019

0,61
2,91

2.626
7.989

0,9
2,6

1.147
970

3.704

1,54

8.374

2,8

4.670


1.969

0,82

3.172

1,1

1.203

2.799

1,16

5.303

1,8

2.504

15.923

6,6

22.649

7,5

6.725


Nguồn: Cục thống kê Tỉnh An Giang
 Giáo dục nghề nghiệp:
Các trung tâm giáo dục thường xuyên đã liên kết tổ chức đào tạo hệ trung cấp cho
22.861 lượt học viên, tăng bình quân 22%/năm. Các trung tâm học tập cộng đồng đã tổ
chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng theo chức năng (cập nhật kiến thức, kỹ năng cần thiết)
đáp ứng một phần nhu cầu của nhân dân trên địa bàn. Tính đến nay, các trung tâm học
tập cộng đồng trong tỉnh đã có 250.000 lượt người theo học. (các trung tâm giáo dục
thường xuyên trên địa bàn tỉnh đến thời điểm hiện nay, chưa có trung tâm nào đăng ký
và được cấp Giấy chứng nhận hoạt động dạy nghề theo quy định)
Ngoài các cấp độ A,B,C, căn cứ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhu
cầu người học, các trung tâm Giáo dục thường xuyên liên kết mở các lớp bồi dưỡng tin
học chuyên ngành, kỹ thuật viên cơng nghệ thơng tin, kế tốn tin học… Hiện nay chỉ tính
ở các trung tâm giáo dục thường xuyên đã mở lớp giảng dạy 2.971 học viên tin học và
6.853 học viên ngoại ngữ.
 Giáo dục đại học:
Tuyển sinh hệ đại học, cao đẳng có tỉ lệ trúng tuyển dao động từ 18% đến 22%/năm, hệ
Trung cấp chuyên nghiệp trong tỉnh có tỉ lệ trúng tuyển bình qn 50%/năm và hệ dạy

SVTH: Phan Thanh Hùng

Trang 15


Khảo sát nhu cầu làm việc tại An Giang của sinh viên khoa KT_QTKD Trường ĐHAG sau khi tốt nghiệp

nghề có tỉ lệ trúng tuyển 65%/năm. Đến nay, số sinh viên theo học tại các trường đại học
trong và ngoài tỉnh thuộc các hệ đào tạo là 18.498 sinh viên, cao đẳng là 3.311 sinh viên,
trung cấp chuyên nghiệp là 6.548 sinh viên, trung cấp nghề là 1.912 sinh viên, đạt tỷ lệ
137 sinh viên đại học, cao đẳng/ 10.000 dân.
 Về đào tạo nghề:

Dạy nghề thường xuyên (thời gian dưới 3 tháng): Số người được đào tạo nghề
thường xuyên năm 2007 trên 8.767 người, năm 2010 trên 11.000 người và giai đoạn
2007-2010 là 44.131 người.
Sơ cấp nghề: Số người được đào tạo sơ cấp nghề năm 2007 là 6.016 người, năm
2010 là 9.248 người và giai đoạn 2007 – 2010 là 28.984 người.
Trung cấp nghề: Số người được đào tạo trung cấp nghề năm 2007 là 661 người,
năm 2010 là 950 người và giai đoạn 2007 – 2010 là 3.417 người.
Cao đẳng nghề: Số người được đào tạo Cao đẳng nghề năm 2007 có 111 người,
năm 2010 có 932 người và giai đoạn 2007 – 2010 là 2.663 người.
Từ năm 2006 trở về trước, dạy nghề phân ra 2 cấp trình độ là dạy nghề ngắn hạn và
dạy nghề dài hạn. Đến năm 2007, khi có Luật Dạy nghề thì dạy nghề được chia làm 3 cấp
đào tạo là sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, ngoài ra cịn có hình thức dạy nghề
thường xun (thời gian đào tạo dưới 3 tháng).
Kết quả tuyển sinh dạy nghề năm 2006: Dạy nghề ngắn hạn là 19.766 người, dạy
nghề dài hạn có 934 người.

SVTH: Phan Thanh Hùng

Trang 16


Khảo sát nhu cầu làm việc tại An Giang của sinh viên khoa KT_QTKD Trường ĐHAG sau khi tốt nghiệp

Chƣơng 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.1.

Thông tin về mẫu
5.1.1. Thông tin về giới tính và nơi cƣ trú

Thơng qua bản hỏi phỏng vấn Sinh Viên Khoa Kinh Tế_QTKD với cỡ mẫu 50. Ta có

thơng tin mẫu như sau:
Giới tính: Nam có 29 người chiếm tỷ lệ 58% trong tổng sinh viên được khảo sát
Nữ có 21 người chiếm tỷ lệ 42% trong tổng sinh viên được khảo sát
Nơi cư trú: Trong tỉnh có 42 người chiếm tỷ lệ 84% trong tổng thể
Ngồi tỉnh có 8 người chiếm tỷ lệ 16% trong tổng thể
5.1.2. Thơng tin thu nhập của gia đình/ tháng
Qua kết quả thu thập dữ liệu ta được thông tin như sau:

Do kết quả thu thập dữ liệu theo phân tầng và thuận tiện. Vì vậy, qua biểu đồ trên cho
thấy, thu nhập của gia đình các sinh viên chiếm tỷ lệ cao nhất từ lớn hơn 3 triệu đến 5
triệu đồng/ tháng. Khơng có gia đình nào có mức thu nhập dưới 1 triệu đồng/ tháng. Hai
mức thu nhập từ 1 – 3 triệu và lớn hơn 5 triệu chiếm tỷ lệ tương đối nhau là 30%. Do
đó, cho thấy thu nhập của gia đình sinh viên nằm trong diện đủ chi tiêu cho cuộc sống (
1-3 triệu đồng/ tháng) và diện khá giả có mức thu nhập ( > 3 triệu dồng/ tháng) chiếm tỷ
lệ cao.

SVTH: Phan Thanh Hùng

Trang 17


Khảo sát nhu cầu làm việc tại An Giang của sinh viên khoa KT_QTKD Trường ĐHAG sau khi tốt nghiệp

5.1.3. Thơng tin Nghề nghiệp chính của gia đình
Qua kết quả thu thập dữ liệu ta được thông tin như sau:

Qua biểu đồ trên đa số nghề nghiệp chính của gia đình sinh viên là làm nơng nghiệp, số
lượng nghề nghiệp làm giáo viên và công nhân chiếm tỷ lệ thấp nhất. Nghề nghiệp khác
như buôn bán,… chiếm tới 36%. Với kết quả đó, số đơng sinh viên xuất thân từ gia đình
nơng dân là chính.

5.1.1. Thơng tin chun ngành học
Qua kết quả thu thập dữ liệu ta được thông tin như sau:

Do chọn mẫu theo kiểu phân tầng theo chuyên ngành nên tỷ lệ chia điều cho năm
chuyên ngành mỗi chuyên ngành gồm 10 mẫu với tỷ lệ chiếm 20%. Với số liệu trên sẽ
làm cho bài ngiên cứu sẽ có ý nghĩa hơn do sự phân bố mẫu đồng điều giữa các chuyên
ngành nên mang tính đại diện hơn cho mẫu nghiên cứu.

SVTH: Phan Thanh Hùng

Trang 18


×