Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra tại công ty cổ phần chế biến thủy hải sản hiệp thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 63 trang )

..

ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

Huỳnh Hải Qn

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ TRA TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN
HIỆP THANH

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

An Giang, tháng 08 năm 2014


ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

Huỳnh Hải Qn

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ TRA TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN
HIỆP THANH

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Sinh viên thực hiện: Huỳnh Hải Quân
Lớp: DT6QT1; Mã số sinh viên: DQT105620
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Lan

An Giang, tháng 08 năm 2014


NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

……………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..........
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
Thốt Nốt, ngày….. tháng ….. năm 2014
Thủ trưởng đơn vị


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

Người hướng dẫn: ……………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Người chấm, nhận xét 1: ………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………
…….……………………………………………………………………………………
……….…………………………………………………………………………………

Người chấm, nhận xét 2: ………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, ngày …. tháng …. năm 2014


TĨM TẮT
Trong những năm gần đây, xuất khẩu có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc
đẩy sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Trong đó, xuất khẩu thủy sản là một trong
những ngành xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, trong tiến trình hội
nhập kinh tế hiện nay, khi thị trường mở rộng có nhiều cơ hội và thách thức đến với
ngành thủy sản. Đặc biệt là xuất khẩu cá tra hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn
việc phân tích thị trường, tìm ra những nguyên nhân khó khăn cũng như những cơ
hội tốt để hoạch định chiến lược phát triển xuất khẩu đối với mặt hàng cá tra là hết
sức cần thiết.
Thông qua kết quả nghiên cứu “Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra tại Công Ty
Cổ Phần Chế Biến Thủy Hải Sản Hiệp Thanh” về các yếu tố: Sản lượng, kim ngạch
xuất khẩu, đơn giá xuất khẩu bình quân, cơ cấu mặt hàng, thị trường tiêu thụ sẽ là cơ

sở đánh giá năng lực xuất khẩu của công ty trong thời gian qua (năm 2011 đến năm
2013). Từ đó sẽ giúp Công ty đưa ra các giải pháp vượt qua những khó khăn ở hiện
tại, và tạo cơ sở hình thành các kế hoạch phát triển xuất khẩu cá tra vững chắc hơn
trong thời gian tới.
Nội dung nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu. Trình bày cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và ý nghĩa của
đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết, các chỉ tiêu đánh giá tình hình và hiệu quả xuất
khẩu (Doanh thu, chi phí, lợi nhuận), các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
(yếu tố bên trong và bên ngồi) của Cơng ty.
Chương 3: Giới thiệu tổng quan về Cơng ty CP Chế Biến Thủy Hải Sản Hiệp
Thanh. Trình bày lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, chức năng và
nhiệm vụ của từng bộ phận. Các loại sản phẩm, thị trường (trong nước và xuất khẩu),
thuận lợi và khó khăn của Cơng ty.
Chương 4: Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra tại Cơng ty CP Chế Biến thủy
Hải Sản Hiệp Thanh theo chỉ tiêu: sản lượng, mặt hàng, thị trường, kim ngạch (doanh
thu) và tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình xuất
khẩu như: nhân tố sản lượng và đơn giá đến kim ngạch xuất khẩu, yếu tố nguồn
nguyên liệu, khách hàng, đối thủ cạnh tranh hiện tại, tiềm ẩn và sản phẩm thay thế.
Chương 5: Kết luận và đưa ra một số kiến nghị đối với Công ty CP Chế Biến
Thủy Hải Sản Hiệp Thanh.


MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU……………………………………………………………...1
1.1 Cơ sở hình thành đề tài: ..................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: ......................................................................................... 1
1.3 Phạm vi nghiên cứu:........................................................................................... 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu:................................................................................... 2

1.5 Ý nghĩa của đề tài:.............................................................................................. 2
1.6 Nội dung nghiên cứu đề tài: ............................................................................... 3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT…………………………………………………….4
2.1 Lý thuyết về xuất nhập khẩu: ............................................................................. 4
2.1.1 Khái niệm xuất nhập khẩu: ........................................................................ 4
2.1.2 Xuất nhập khẩu thủy sản: .......................................................................... 4
2.2 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình và hiệu quả xuất khẩu: ..................................... 5
2.2.1 Doanh thu: ................................................................................................. 5
2.2.2 Chi phí: ...................................................................................................... 5
2.2.3 Lợi nhuận: .................................................................................................. 6
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu: ................................................................ 6
2.3.1 Các yếu tố bên trong: ................................................................................. 6
2.3.2 Các yếu tố bên ngoài: ................................................................................ 7
Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN
HIỆP THANH………………………………………………………………………..9
3.1 Tổng quan về công ty: ........................................................................................ 9
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển: ............................................................... 9
3.1.2 Cơ cấu tổ chức: ........................................................................................ 11
3.2 Sản phẩm và năng lực sản xuất kinh doanh ..................................................... 14
3.2.1 Các loại sản phẩm .................................................................................... 14
3.3 Thuận lợi và khó khăn của cơng ty: ................................................................. 14
3.3.1 Thuận lợi:................................................................................................. 14
3.3.2 Khó khăn:................................................................................................. 15
Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN
CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN HIỆP THANH……………………………………...16
4.1 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Chế Biến Thủy Hải
Sản Hiệp Thanh: ..................................................................................................... 16
4.2 Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra của Cty CP Chế Biến thủy Hải Sản Hiệp
Thanh...................................................................................................................... 19



4.2.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu:......................................................... 19
4.2.2 Phân tích tình hình xuất khẩu theo thị trường ......................................... 21
4.2.3 Phân tích tình hình xuất khẩu theo mặt hàng ........................................... 35
4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của cơng ty ............. 44
4.3.1 Phân tích yếu tố nguồn nguyên liệu ......................................................... 44
4.3.2 Phân tích yếu tố khách hàng .................................................................... 45
4.3.3 Phân tích yếu tố từ đối thủ cạnh tranh hiện tại ........................................ 45
4.3.4 Phân tích yếu tố từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và sản phẩm thay thế ..... 48
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ
PHẦN CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN HIỆP THANH………………………………50
5.1 Kết luận: ........................................................................................................... 50
5.2 Kiến nghị: ......................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………..52


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Chế Biến Thủy Hải Sản
Hiệp Thanh từ năm 2011 đến năm 2013 ……………………..…………17
Bảng 4.2 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu các tra của Công ty CP Chế Biến Thủy
Hải Sản Hiệp Thanh…………………………..………….…..…………..19
Bảng 4.3 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường EU giai đoạn từ
năm 2011 đến năm 2013…………………..…………..……….……….. 24
Bảng 4.4 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường Châu Á giai
đoạn từ năm 2011 đến năm 2013……………………………..……….... 27
Bảng 4.5 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường Nga giai đoạn từ
năm 2011 đến năm 2013…………………………….……..………..…. 30
Bảng 4.6 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ giai đoạn từ
năm 2011 đến năm 2013………..……………………………..………... 33
Bảng 4.7 – Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu thành phẩm cá tra phi lê mạ băng thịt

trắng giai đoạn 2011-2013………………………………………...……. 36
Bảng 4.8 – Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu thành phẩm cá tra thịt đỏ giai đoạn
2011-2013…………………………………………………………....….. 39
Bảng 4.9 Khối lượng, kim ngạch và đơn giá bình quân xuất khẩu thành phẩm cá tra
nguyên con giai đoạn 2011-2013……………………..………………… 42


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức của Công Ty CP Chế Biến Thủy Hải Sản Hiệp Thanh … 12
Biểu đồ 4.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2011 – 2013………….. 21
Biểu đồ 4.2 Cơ cấu sản lượng xuất khẩu cá tra của Công ty Hiệp Thanh năm 20112013…………………………………………………………..…………. 22
Biểu đồ 4.3 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu cá tra của Công ty Hiệp Thanh năm 20112013…………………………………………………………………..... 23
Biểu đồ 4.4 Sản lượng xuất khẩu cá tra của Công ty Hiệp Thanh năm 2011-2013 tại
thị trường EU…………………………………………………………… 25
Biểu đồ 4.5 Kim ngạch xuất khẩu cá tra của Công ty Hiệp Thanh năm 2011-2013 tại
thị trường EU……………………………….………………..…………. 26
Biểu đồ 4.6 Đơn giá bình quân xuất khẩu cá tra của Công ty Hiệp Thanh năm 20112013 tại thị trường EU……………………………………………...…… 26
Biểu đồ 4.7 Sản lượng xuất khẩu cá tra của Công ty Hiệp Thanh năm 2011-2013 tại
thị trường Châu Á………………………………………………………. 28
Biểu đồ 4.8 Kim ngạch xuất khẩu cá tra của Công ty Hiệp Thanh năm 2011-2013 tại
thị trường Châu Á………………………………..……………….....…. 29
Biểu đồ 4.9 Đơn giá xuất khẩu cá tra bình qn của Cơng ty Hiệp Thanh năm 20112013 tại thị trường Châu Á………………………………………..…….. 29
Biểu đồ 4.10 Sản lượng xuất khẩu cá tra của Công ty Hiệp Thanh năm 2011-2013 tại
thị trường Nga………………………………………………….……….. 31
Biểu đồ 4.11 Kim ngạch xuất khẩu cá tra của Công ty Hiệp Thanh năm 2011-2013
tại thị trường Nga…………………………………..……………….….. 32
Biểu đồ 4.12 Đơn giá xuất khẩu bình qn cá tra của Cơng ty Hiệp Thanh năm 20112013 tại thị trường Nga…………………………………..………..…… 32
Biểu đồ 4.13 Sản lượng xuất khẩu cá tra của Công ty Hiệp Thanh năm 2011-2013 tại
thị trường Mỹ…………………………………………………………… 34
Biểu đồ 4.14 Kim ngạch xuất khẩu cá tra của Công ty Hiệp Thanh năm 2011-2013

tại thị trường Mỹ……………………………………………………...... 34
Biểu đồ 4.15 Đơn giá xuất khẩu bình qn cá tra của Cơng ty Hiệp Thanh năm 20112013 tại thị trường Mỹ……………………………………………..…… 35
Biểu đồ 4.16 Sản lượng xuất khẩu thành phẩm cá phi lê thịt trắng mạ băng tại Công
ty Hiệp Thanh………………………………………………………...…. 37


Biểu đồ 4.17 Kim ngạch xuất khẩu thành phẩm cá phi lê thịt trắng mạ băng tại Công
ty Hiệp Thanh…………………………………………………..……….. 38
Biểu đồ 4.18 Đơn giá xuất khẩu bình quân thành phẩm cá phi lê thịt trắng mạ băng
tại Công ty Hiệp Thanh…………………………………..……….….… 38
Biểu đồ 4.19 Sản lượng xuất khẩu thành phẩm cá phi lê mạ băng thịt đỏ tại Công ty
Hiệp
Thanh…………………………………………………………….……… 40
Biểu đồ 4.20 Kim ngạch xuất khẩu thành phẩm cá phi lê mạ băng thịt đỏ tại Công ty
Hiệp Thanh…………………………..…………………….....…………. 40
Biểu đồ 4.21 Đơn giá xuất khẩu bình quân thành phẩm cá phi lê mạ băng thịt đỏ tại
Công ty Hiệp Thanh………………………………………………..…… 41
Biểu đồ 4.22: Sản lượng xuất khẩu thành phẩm cá tra nguyên con tại Công ty Hiệp
Thanh …………………………………………………………………… 42
Biểu đồ 4.23: Kim ngạch xuất khẩu thành phẩm cá tra nguyên con tại Công ty Hiệp
Thanh………………………………………………………….………… 43
Biểu đồ 4.24: Đơn giá xuất khẩu bình quân thành phẩm cá tra nguyên con tại Công ty
Hiệp Thanh…………………………….……………………………..…. 44


KÝ HIỆU VIẾT TẮT
VASEP:

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam.


Công ty Hiệp Thanh:

Công Ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Hải Sản Hiệp Thanh.

Doanh thu BH&CCDV:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

HĐQT:

Hội đồng quản trị.

TGĐ:

Tổng giám đốc.

Phịng TC-HC nhân sự:

Phịng tổ chức hành chính nhân sự

Global GAP:

Quy trình quản lý chất lượng sản xuất sản phẩm sạch.

EU:

Các nước thuộc Liên minh Châu Âu

WWF:


Quỹ Quốc Tế Bảo Vệ Thiên Nhiên


Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra tại Cơng ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Cơ sở hình thành đề tài:
Trong những năm gần đây, xuất khẩu có vai trị hết sức quan trọng trong việc thúc
đẩy sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Trong đó, xuất khẩu thủy sản là một trong
những ngành thế mạnh của xuất khẩu Việt Nam. Theo thống kê của Hiệp hội chế
biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) giá trị xuất khẩu thủy sản trong năm
2013 ước tính đạt 6.72 tỷ USD, tăng 10.2% so với cùng kỳ năm 2012 (Chiếm 34%
trong tổng xuất khẩu của cả ngành). Trong số các mặt hàng thủy sản, cá tra (đông
lạnh và chế biến) đang nắm giữ một vị trí quan trọng chỉ đứng thứ 2 sau con tơm. Nó
góp phần vào sự tăng trưởng của ngành xuất khẩu thủy sản nói riêng và nền kinh tế
đất nước nói chung. Tuy nhiên, trong tiến trình hội nhập kinh tế hiện nay, khi thị
trường mở rộng có nhiều cơ hội và thách thức đến với ngành thủy sản. Đặc biệt là
xuất khẩu cá tra hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn. Diện tích ni và sản lượng
đang sụt giảm qua các năm. Do đó, việc phân tích thị trường, tìm ra những ngun
nhân khó khăn cũng như những cơ hội tốt để hoạch định chiến lược phát triển xuất
khẩu đối với mặt hàng cá tra là hết sức cần thiết.
Công Ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Hải Sản Hiệp Thanh, là một trong những công
ty chế biến sản phẩm thủy sản xuất khẩu lớn của Việt Nam và đã tạo được uy tín tại
nhiều thị trường trong và ngồi nước. Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu cá tra trong
những năm gần đây của công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn. Kết quả nghiên cứu
“Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra tại Cơng Ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Hải Sản
Hiệp Thanh” sẽ là cơ sở đánh giá tình hình xuất khẩu của Cơng ty. Từ đó sẽ giúp
Cơng ty đưa ra các giải pháp vượt qua những khó khăn ở hiện tại, và tạo cơ sở hình
thành các kế hoạch phát triển xuất khẩu cá tra vững chắc hơn trong thời gian tới.


1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề bao gồm:
Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra của Cơng Ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Hải
Sản Hiệp Thanh về: sản lượng, kim ngạch, cơ cấu mặt hàng từ đó thấy được sự biến
động của các yếu tố đến kết quả xuất khẩu của công ty.
Đề xuất một số kiến nghị nhằm ổn định và gia tăng hiệu quả xuất khẩu cá tra cho
Công ty trong thời gian tới.

SVTH: Huỳnh Hải Quân

Trang 1


Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra tại Cơng ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh

1.3 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu bao gồm: phạm vi không gian, phạm vi thời gian, và đối
tượng nghiên cứu.
Không gian nghiên cứu: Chuyên đề nghiên cứu tại CôngTty Cổ Phần Chế Biến
Thủy Hải Sản Hiệp Thanh. Dữ liệu về tình hình xuất khẩu tại Cơng ty được thu thập
từ Phịng kế tốn, Phịng kinh doanh thơng qua: Bảng báo cáo tài chính, Bảng báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kim ngạch xuất
khẩu. Dữ liệu về các thị trường xuất khẩu và các yếu tố bên ngoài được thu thập từ
internet, báo chí.
Thời gian nghiên cứu: Các dữ liệu, số liệu được sử dụng phân tích tình hình xuất
khẩu trong 03 năm (2011 – 2013). Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 05/05/2014 đến
ngày 18/07/2014.
Đối tượng nghiên cứu: Chuyên đề tập trung nghiên cứu tình hình xuất khẩu đối
với sản phẩm cá tra đông lạnh (cá tra phi lê và cá tra nguyên con), tại Công Ty Cổ
Phần Chế Biến Thủy Hải Sản Hiệp Thanh. Thị trường xuất khẩu được phân tích là 4

thị trường chủ lực là Nga, Mỹ, EU và Châu Á.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu bao gồm: Phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp
xử lý dữ liệu.
Phương pháp thu thập dữ liệu: Các dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua
bảng báo cáo tài chính, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế
toán, báo cáo kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Cơng ty. Ngồi ra dữ liệu cịn được
thu thập từ sách báo, tạp chí, internet.
Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp: Sử dụng phương pháp phân tích số tương
đối, tuyệt đối, bình qn, mơ tả bằng biểu đồ hoặc đồ thị để thấy được sự biến động
về giá trị, sản lượng, cơ cấu mặt hàng đến kim ngạch xuất khẩu cá tra của Công ty.
1.5 Ý nghĩa của đề tài:
Thơng qua việc phân tích để thấy được thực trạng, cũng như những thuận lợi
và khó khăn của Cơng ty trong thời gian tới. Tạo cơ sở tiền đề cho những kế hoạch,
định hướng phát triển xuất khẩu cá tra của Công ty trong những năm tiếp theo.

SVTH: Huỳnh Hải Quân

Trang 2


Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra tại Cơng ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh

1.6 Nội dung nghiên cứu đề tài:
Nội dung nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu. Trình bày cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và ý nghĩa của
đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết, các chỉ tiêu đánh giá tình hình và hiệu quả xuất
khẩu (Doanh thu, chi phí, lợi nhuận), các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu

(yếu tố bên trong và bên ngồi) của Cơng ty.
Chương 3: Giới thiệu tổng quan về Cơng ty CP Chế Biến Thủy Hải Sản Hiệp
Thanh. Trình bày lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, chức năng và
nhiệm vụ của từng bộ phận. Các loại sản phẩm, thị trường (trong nước và xuất khẩu),
thuận lợi và khó khăn của Cơng ty.
Chương 4: Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra tại Cơng ty CP Chế Biến thủy
Hải Sản Hiệp Thanh theo chỉ tiêu: sản lượng, mặt hàng, thị trường, kim ngạch (doanh
thu) và tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình xuất
khẩu như: nhân tố sản lượng và đơn giá đến kim ngạch xuất khẩu, yếu tố nguồn
nguyên liệu, khách hàng, đối thủ cạnh tranh hiện tại, tiềm ẩn và sản phẩm thay thế.
Chương 5: Kết luận và đưa ra một số kiến nghị đối với Công ty CP Chế Biến
Thủy Hải Sản Hiệp Thanh.

SVTH: Huỳnh Hải Quân

Trang 3


Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra tại Cơng ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trong chương 2: Cơ sở lý thuyết, trình bày các khái niệm về xuất khẩu, nhập
khẩu, thương mại quốc tế là gì và các cơng cụ đánh giá tình hình xuất khẩu cá tra của
Cơng ty thơng qua các khoản doanh thu và chi phí, từ đó xác định được hiệu quả hoạt
động (hay lợi nhuận) của doanh nghiệp qua các năm. Bên cạnh đó trình bày các yếu
tố làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu trong thương mại quốc tế
bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài: Nguồn lực vật chất, các chuỗi giá trị hổ trợ
sản xuất kinh doanh, các yếu tố thuế quan, các rào cảng thương mại hay các chính
sách thương mại, cũng như những thuận lợi và khó khăn mà cơng ty thường gặp phải
trong kinh doanh xuất nhập khẩu,…


2.1 Lý thuyết về xuất nhập khẩu:
2.1.1 Khái niệm xuất nhập khẩu:
Xuất khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch vụ
cho nước ngồi, trong cách tính tốn cán cân thánh tốn quốc tế theo IMF là việc
bán hàng hóa cho nước ngoài.
Nhập khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua hàng
hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất
nước ngồi cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước. Tuy nhiên,
theo cách thức biên soạn cán cân thanh toán quốc tế của IMF, chỉ có việc mua bán
các hàng hóa hữu hình mới được coi là nhập khẩu và đưa vào cán cân thương mại.
Cịn việc mua dịch vụ được tính vào cán cân phi thương mại.
Thương mại quốc tế, theo IMF là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa
hữu hình và hàng hóa vơ hình) giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi
ngang giá nhằm mang lại lợi ích cho các bên.

2.1.2 Xuất nhập khẩu thủy sản:
Các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản là khi hàng hóa (các mặt
hàng thủy sản: tơm, mực, cá,… ) được thực hiện mua bán từ quốc gia này sang
quốc gia khác, từ phạm vi lãnh thổ này sang phạm vi lãnh thổ khác.

SVTH: Huỳnh Hải Quân

Trang 4


Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra tại Cơng ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh

Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản hàng năm mang về một nguồn
ngoại tệ lớn cho đất nước. Đây là một lợi thế rất lớn của quốc gia, góp phần đóng

góp quan trọng vào kinh tế xã hội cũng như giao thương và quan hệ quốc tế.
2.2 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình và hiệu quả xuất khẩu:
Các yếu tố: Doanh thu, lợi nhuận, chi phí,… dùng để đánh giá hiệu quả sản xuất
kinh doanh của công ty trong các năm 2011 đến năm 2013.

2.2.1 Doanh thu:
Doanh thu bán hàng của các công ty xuất nhập khẩu: là tồn bộ giá trị hàng hóa
và dịch vụ đã bán, đã thu tiền và chưa thu tiền (do phương thức thanh toán) trong
một kỳ kinh doanh.
Tổng
Doanh thu
=
+
doanh thu
BH & CCDV

Doanh thu tài
chính (nếu có)

+

Các khoản thu nhập
khác (nếu có)

Doanh thu bán hàng của một công ty xuất nhập khẩu thông thường được xác
định bằng công thức:

Doanh thu bán hàng bị ảnh hưởng bởi hai nhân tố:
+ Qi: Số lượng hàng hóa
+ Gi: Đơn giá hàng hóa

Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu rất phức tạp, có những khoản thu bằng
ngoại tệ, có những khoản thu bằng tiền Việt Nam. Để đánh giá tình hình kinh
doanh xuất nhập khẩu của cơng ty thì ta dùng chỉ tiêu doanh thu ngoại tệ quy về
USD và doanh thu quy về đồng Việt Nam.

2.2.2 Chi phí:
Tổng chi phí là tất cả các khoản phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp, chi phí tài chính, chi phí khác.
Tổng
Giá vốn
Chi phí
Chi phí quản lý
=
+
+
chi phí
hàng bán
bán hàng
doanh nghiệp

SVTH: Huỳnh Hải Quân

+

Chi phí
Các khoản
+
tài chính
chi phí khác


Trang 5


Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra tại Cơng ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh

2.2.3 Lợi nhuận:
Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong hoạt
động kinh doanh.
Lợi nhuận

=

Tổng doanh thu

-

Tổng chi phí

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu:
Các yếu tố về nguồn lực, thuế quan, chuỗi giá trị, chính sách thương mại, dùng để
đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kinh doanh xuất nhập khẩu, hay xác
định nguyên nhân ảnh hưởng của nó đến tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

2.3.1 Các yếu tố bên trong:
Nguồn lực vật chất: Là những tài sản mà công ty sử dụng để tiến hành kế
hoạch chiến lược, được phản ánh trong báo cáo bao gồm: tiền mặt, máy móc, thiết
bị, hàng tồn kho,…
+ Hiện trạng và cách phân bổ những yếu tố này cũng rất quan trọng.
+ Mức độ hội nhập của các bộ phận trong công ty.

+ Nguồn lực nhân viên: là khả năng, trình độ, kỹ năng của nhân viên.
Thơng qua việc phân tích nguồn nhân lực và vật lực của cơng ty có thể thấy
được những điểm mạnh, điểm yếu của cơng ty, từ đó quyết định cơng ty sẽ là
người dẫn đầu hay theo sau.
Chuỗi giá trị: Chuỗi giá trị bao gồm những hoạt động chính yếu và hỗ trợ
được kết hợp trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích gia tăng lợi
nhuận biên cho hàng hóa và dịch vụ cung cấp.
Những hoạt động chủ yếu trong chuỗi giá trị:
- Hoạt động đầu vào, hậu cần: giao nhận, dự trữ, bốc dỡ, chất xếp ở kho.
- Hoạt động thực hiện sản phẩm cuối cùng: sản xuất, kiểm nghiệm và đóng gói.
- Hoạt động về đầu ra: Phân phối thành phẩm đến khách hàng.
- Hoạt động dịch vụ hậu mãi: duy trì và gia tăng gái trị sản phẩm sau khi bán
hàng.
Những hoạt động hỗ trợ trong chuỗi giá trị:
- Cơ sở hạ tầng của công ty.
- Quản lý nguồn nhân lực.
SVTH: Huỳnh Hải Quân

Trang 6


Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra tại Cơng ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh

- Kỹ thuật: kiến thức, nghiên cứu phát triển,…
- Thông qua việc phân tích và đánh giá mơi trường bên trong cơng ty, ta có thể
xác định loại chiến lược hiệu quả nhất. Có 3 dạng chiến lược có thể lựa chọn
là:
- Chiến lược về chi phí: Là chiến lược giảm chi phí và quản lý chi phí hành
chính, tối thiểu hóa chi phí trong hoạt động R&D, dịch vụ, bán hàng, quảng
cáo,…

- Chiến lược tập trung: Là chiến lược tập trung hướng đến nhóm khách hàng
riêng biệt dựa trên ngành sản phẩm hay địa lý.

2.3.2 Các yếu tố bên ngoài:
Thu thập thơng tin về mơi trường bên ngồi bao gồm môi trường vi mô và môi
trường vĩ mô.
Các yếu tố của mơi trường vĩ mơ cần phân tích: kinh tế, cơng nghệ, văn hóa-xã
hội, nhân khẩu học, địa lý (tồn cầu hóa), chính trị - pháp luật, chính phủ, điều
kiện tự nhiên, …
Các yếu tố của môi trường vi mô cần phân tích: nhà cung cấp, khách hàng, đối
thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm ẩn/người mới gia nhập ngành, sản phẩm thay thế,…
Đặc điểm của thị trường: Thông tin về những nét văn hóa và thị hiếu tiêu
dùng của thị trường.
Thuế quan: Là một khoản tiền mà chủ hàng hóa xuất nhập khẩu hoặc quá cảnh
phải nộp cho hải quan đại diện cho nước nhập khẩu. Kết quả của thuế quan là làm
tăng chi phí của việc đưa hàng hóa đến một nước.
Hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn, công nghệ, lao động, vệ sinh an tồn thực
phẩm, mơi trường: Vận dụng thỏa thuận về các hàng rào kỹ thuật đối với thương
mại (TBT) và “những ngoại lệ chung” trong WTO, các nước cịn đưa ra những
tiêu chuẩn mà có thể hàng hóa sản xuất nội địa dể dàng đáp ứng hơn hàng hóa
nhập khẩu, như các qui định về cơng nghệ, quy trình sản xuất, an tồn thực phẩm,
bảo vệ mơi trường,…
Chính sách ngoại thương: Là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế,
hành chính và pháp luật dùng để thực hiện các mục tiêu đã được xác định trong
lĩnh vực ngoại thương của một nước trong một thời kỳ nhất định.

SVTH: Huỳnh Hải Quân

Trang 7



Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra tại Cơng ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh

Ngoài ra còn các yếu tố như: Hiệp định thương mại, hạn ngạch xuất khẩu, hạn
chế xuất khẩu tự nguyện, thuế quan ưu đại phổ cập GSP, nguyên tắc tối huệ quốc
MFN,…

SVTH: Huỳnh Hải Quân

Trang 8


Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra tại Cơng ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh

Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY HẢI
SẢN HIỆP THANH

3.1 Tổng quan về công ty:
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:
Cơng Ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Hải Sản Hiệp Thanh (Công ty Hiệp Thanh),
tiền thân là Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Hải Sản Hùng Vương II. Công ty
được thành lập vào năm 1989 có trụ sở đặt tại phường Thuận An, quận Thốt Nốt,
thành phố Cần Thơ. Là một công ty trực thuộc Hiệp Thanh Group – một tập đoàn
hoạt động kinh doanh với hai mặt hàng chủ lực của nông nghiệp Việt Nam là gạo
và thủy sản. Sau 20 năm hoạt động, từ Công ty TNHH Hiệp Thanh ban đầu nay đã
trở thành tập đoàn kinh tế lớn mạnh, hoạt động không đơn thuần là thu mua gạo
xuất khẩu mà đã mở rộng ra rất nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, từ nuôi trồng
chế biến nông sản, thủy sản xuất khẩu đến chế biến thức ăn thủy sản,…
Công ty Hiệp Thanh được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 5703000122
do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Cần Thơ cấp ngày 06/12/2001, do ông Nguyễn

Văn Phấn làm người đại diện. Thời gian đầu do chưa có đơn đặt hàng, Công ty
Hiệp Thanh chỉ chú trọng hoạt động lĩnh vực chế biến lương thực xuất khẩu. Đến
cuối năm 2006, Công ty Hiệp Thanh chính thức đi vào hoạt động lĩnh vực chế
biến cá tra xuất khẩu. Sau hơn 07 năm hoạt động, đến nay thương hiệu Hiệp
Thanh đã có mặt hầu hết ở các thị trường quan trọng như EU, Châu Mỹ, Nga,
Châu Phi, các nước Châu Á,…
Giới thiệu một số thông tin về Công ty CP Chế Biến Thủy Hải Sản Hiệp
Thanh:
- Tên cơng ty: CƠNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN HIỆP
THANH
- Tên giao dịch: HIEP THANH SEAFOOD JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắc: HTC
- Trụ sở chính: Quốc lộ 91, ấp Thới An, phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt,
thành phố Cần Thơ.
- Điện thoại: +84-710-3854888

Fax: +84-710-3584889

- Email:
- Website: http//www.hiepthanhgroup.com
SVTH: Huỳnh Hải Quân

Trang 9


Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra tại Cơng ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh

- Vốn điều lệ của công ty: 200.000.000.000 đồng.
- Vốn điều lệ được chia thành 20.000.000 cổ phần.
- Văn phòng đại diện: 38 Hưng Gia – Lô 5, khu đô thị Phú Mỹ Hưng, phường

Tân Phong, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.
- Ngành nghề đăng ký hoạt động kinh doanh:
+ Nuôi trồng, chế biến, sản xuất và xuất khẩu nông thủy sản.
+ Chế biến, kinh doanh thức ăn thủy sản.
+ Kinh doanh lương thực, chế biến và xuất khẩu gạo các loại.
+ Cho thuê kho bãi, văn phòng, nhà ở.
- Sản phẩm thủy sản của công ty chủ yếu là cá tra và cá basa đông lạnh.
- Phạm vi hoạt động: trong nước và ngoài nước theo nhu cầu của thị trường
nhưng trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam và các nước sở tại.
 Nhà máy chế biến cá tra phi lê đông lạnh:
Nhà máy chế biến cá tra phi lê đông lạnh được xây dựng để thực hiện xứ
mệnh kinh doanh chủ lực đem lại nguồn doanh thu đáng kể cho công ty. Nhà
máy được xây dựng với diện tích 55.000 m2, năng lực sản xuất 250 tấn nguyên
liệu/ngày, kho lạnh 7.400 tấn. Số lượng công nhân làm việc thường xuyên
2400 công nhân. Hệ thống lạnh gồm: 02 hệ thống đông tiếp xúc công suất 14
tấn/ngày, 04 hệ thống đơng gió cơng suất 50 tấn/ngày, 04 băng chuyền IQF
cơng suất 40 tấn/ngày. Ngồi ra cơng ty cịn tra bị 01 phịng thí nghiệm, 02 hệ
thống xử lý nước thải công suất 1.000 m3/ngày, và các trang thiết bị hiện đại
khác như: máy lạng da, máy hút chân không, máy phân cỡ,…
 Nhà máy thức ăn thủy sản:
Nhà máy chế biến thức ăn thủy sản được xây dựng ở một vị trí rất thuận lợi
ngay cả đường bộ và đường bộ. Dây chuyền sản xuất được đầu tư đạt chứng
nhận theo chỉ tiêu chất lượng ISO 9001:2000. Hệ thống máy móc, trang thiết bị
hiện đại hồn tồn được nhập khẩu từ Châu Âu, cơng suất hoạt động trung bình
đạt khoảng 300 tấn thành phẩm/ngày. Trong đó 70% thành phẩm phục vụ cho
các nơng trại tại Cơng ty Hiệp Thanh, cịn lại được phục vụ cho các khách hàng
ở các địa phương lân cận. Với nguồn nguyên liệu chủ động từ các nhà máy

SVTH: Huỳnh Hải Quân


Trang 10


Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra tại Cơng ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh

nông sản, các đối tác truyền thống, Công ty luôn chủ động với chi phí sản xuất,
mang tính chất cạnh tranh đối với sản phẩm sản xuất.
 Nông trại (vùng nguyên liệu):
Nông trại sản xuất cũng là lợi thế cạnh tranh rất lớn về việc chủ động nguồn
nguyên liệu đầu vào trong sản xuất kinh doanh. Công ty đầu tư xây dựng 03
vùng nguyên liệu chính rộng lớn với diện tích 110 ha, được đặt ở các khu vực
thuận lợi trong nuôi trồng về thổ nhưởng, nguồn nước và gần với nhà máy chế
biến như: Vùng nuôi 1, ở xã Định An - Lấp Vị - Đồng Tháp; Vùng ni 2, ở
ấp Thới An 3 - Thuận An - Thốt Nốt - TP. Cần Thơ; Vùng nuôi 3, ở xã Kiến
An - Chợ Mới - An Giang. Hàng năm, các vùng ni này có thể sản xuất
khoảng 35.000 tấn/năm đến 40.000 tấn/năm, đáp ứng được khoảng 40% sản
lượng cá tra nguyên liệu dùng cho chế biến xuất khẩu tại công ty. Nguồn cá tra
ngun liệu này được cơng ty kiểm sốt chặt chẻ tốt trong suốt q trình ni,
từ con giống đầu vào, dịch bệnh, thức ăn, thuốc kháng sinh, các loại thuốc sử
dụng trong nuôi trồng thủy sản đến khi xuất nguyên liệu cung cấp cho nhà máy
chế biến. Đây là nguồn cá tra nguyên liệu có chất lượng tốt, đáp ứng đa dạng
các nhu cầu cũng như các tiêu chuẩn được kiểm soát nghiêm ngặt, khắc khe
của các thị trường khó tính.
Nhìn chung cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc của cơng ty là khá hiện đại,
quy trình sản xuất được xây dựng tương đối khép kín từ nguồn nguyên liệu đầu vào
cho đến chế biến sản phẩm cá tra thành phẩm. Với quy trình sản xuất này sẽ tạo lợi
thế cạnh tranh rất lớn cho công ty, cũng như đáp ứng được các nhu cầu sản phẩm đa
dạng và các tiêu chuẩn khắc khe của những thị trường khó tính nhất.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức:
3.1.2.1 Sơ đồ tổ chức của công ty:

Là công ty cổ phần nhưng có sơ đồ tổ chức tinh gọn chuyên nghiệp, nhằm
tối đa hóa lợi ích chi phí và nhân sự, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh
so với các đối thủ trong và ngoài nước.

SVTH: Huỳnh Hải Quân

Trang 11


Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra tại Cơng ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức của Công Ty CP Chế Biến Thủy Hải Sản Hiệp Thanh.
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

NHÀ MÁY THỨC ĂN

PHÒNG KINH DOANH

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

PHÒNG THÍ NGHIỆM

PHỊNG KẾ HOẠCH

PHỊNG SẢN XUẤT

PHỊNG TC - HC NHÂN SỰ


PHỊNG KẾ TỐN

PHỊNG KỸ THUẬT NI

PHĨ TỔNG GIÁM ĐỐC

NHÀ MÁY CHẾ BIẾN

Nguồn: Phịng TC - HC nhân sự Cơng ty Hiệp Thanh

3.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
Hội đồng quản trị (HĐQT): Là cơ quan lãnh đạo cao nhất của cơng ty, có
quyền quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích và quyền lợi của công
ty.
Tổng giám đốc (TGĐ): Là người quản lý điều hành mọi công việc hàng
ngày của công ty, là người đại diện cho quyền và nghĩa vụ của công ty trước
HĐQT và pháp luật.
Phó tổng giám đốc: Là người cùng với TGĐ điều hành mọi hoạt động của
công ty, chịu trách niệm trước HĐQT và TGĐ về công việc được phân công
phụ trách, là người đại diện công ty trong trường hợp TGĐ ủy quyền khi vắng
mặt.

SVTH: Huỳnh Hải Quân

Trang 12


Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra tại Cơng ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh

Phòng kế toán: Tổ chức quản lý và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát

sinh tại công ty đảm bảo chính xác kịp thời. Theo dõi việc sử dụng tài sản,
nguồn vốn một cách hợp lý, tiết kiệm nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao
nhất cho công ty. Lập kế hoạch tài chính, kịp thời tham mưu cho lãnh đạo, hổ
trợ kịp thời cho các bộ phận liên quan về tài chính, nhằm đảm bảo mọi hoạt
động của cơng ty được tự chủ, luân chuyển vốn thường xuyên, kiên tục và hiệu
quả.
Phịng tổ chức hành chính (TC-HC) nhân sự: Tổ chức thực hiện các
nghiệp vụ chuyên môn được giao, đề xuất triển khai và trực tiếp hướng dẫn
thực hiện những nội dung, quy định về quản lý những văn bản hành chính,
quản lý nhân sự, tiền lương, bảo hiểm xã hội, dịch vụ, chăm sóc sức khỏe, an
sinh xã hội,…

Phòng kế hoạch: Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, các
chiến lược định hướng phát triển và đề ra các biện pháp khả thi nhằm đạt hiệu
quả tối ưu trong kinh doanh. Xây dựng kế hoạch và tổ chức nghiên cứu thị
trường, phát triển các sản phẩm mới.
Phịng thí nghiệm: Xây dựng và đề xuất các kế hoạch kiểm tra, thử nghiệm
phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Kiểm tra việ thực hiện
đúng các quy trình sản xuất, nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng
như đảm bảo chất lượng sản phẩm khi xuất khẩu.
Phòng sản xuất: Điều hành mọi hoạt động sản xuất tại các phân xưởng, vận
hành máy móc, thiết bị, xử lý chất thải,… đảm bảo sản xuất hiệu quả, an tồn,
tiết kiệm.
Phịng kinh doanh: Lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch marketing, xây
dựng các chỉ tiêu kinh doanh cho các loại sản phẩm, chăm sóc khách hàng, kịp
thời tham mưu cho ban giám đốc về mọi hoạt động kinh doanh của công ty.
Phân công, triển khai các hoạt động bán hàng, giao nhận, thực hiện các thủ tục
hải quan, hợp đồng, thanh toán quốc tế, giải quyết các vấn đề phát sinh trong
phạm vi thuộc thẩm quyền.
Phịng kỹ thuật ni: Tổ chức, tư vấn, giám sát tất cả các hoạt động nuôi

trồng tại các vùng nuôi. Thực hiện cơng tác phịng ngừa và điều trị bênh cho

SVTH: Huỳnh Hải Quân

Trang 13


Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra tại Cơng ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh

cá, kiểm sốt kháng sinh, đảm bảo quy trình ni đúng theo tiêu chuẩn Global
GAP, cung cấp nguồn nguyên liệu đảm bảo cho nhà máy chế biến của cơng ty.
Văn phịng đại diện: Tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác tiếp thị,
mở rộng kinh doanh xuất nhập khẩu, trực tiếp đàm phán giao dịch với khách
hàng về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, vật tư,…
3.2 Sản phẩm và năng lực sản xuất kinh doanh
3.2.1 Các loại sản phẩm
Cá tra phi lê thành phẩm mạ băng: Đây là sản phẩm địi hỏi qui trình chế
biến phức tạp, tùy thuộc vào nhu cầu của từng thị trường ta sẽ cấp đơng, đóng gói
sản phẩm khác nhau. Ngun liệu sau khi được làm sạch, phi lê, lạng da, tạo hình,
kiểm tra sơ bộ, soi ký sinh trùng, pha - xử lý phụ da (quay tăng trọng), sẽ được
phân màu, phân cở. Tùy vào đơn hàng mà thành phẩm phi lê có thể cấp đơng
Block hay IQF với các kích cở khác nhau như: 60-120, 120-170, 170-220 (gr/pc)
hay 11-UP, 12-UP,… Sau khi cấp đông xong thành phẩm sẽ được đưa qua máy dị
kim loại, đóng gói và đưa đi bảo quản trong kho lạnh với nhiệt độ khoảng ≤ -20oc
chờ xuất bán.
Cá tra phi lê thành phẩm mạ băng (thịt đỏ): Về quy trình chế biến và đồng
gói sản phẩm thì tương tự như cá tra thành phẩm mạ băng (thịt trắng), đây là sản
phẩm loại 2 trong quá trình phân cở được chọn lọc. Sản phẩm này có màu hồng
hoặc màu đỏ do trong q trình ni cho cá ăn thức ăn tự chế, thức ăn có hàm
lượng dinh dưỡng thấp.

Cá tra nguyên con: Thông thường cá xuất khẩu loại này là loại cá thịt trắng,
cắt bỏ đầu, bỏ ruột, bỏ đuôi, làm sạch và được làm lạnh, mạ băng với tỷ lệ trung
bình 10%. Kích cỡ trung bình của cá loại này vào khoảng 0.6-1kg/con và được
đóng gói, xếp khn với trọng lượng trung bình 10kg/thùng carton. Tùy theo yêu
cầu của khách hàng mà cơng ty có thể cung cấp cá nguyên con dưới nhiều dạng
khác nhau: bỏ đầu hoặc để đầu, để da hoặc bỏ da, để đuôi hoặc bỏ đi.
3.3 Thuận lợi và khó khăn của cơng ty:
3.3.1 Thuận lợi:
Cơng ty có ba vùng ni lớn với điện tích 110 ha, hàng năm cung cấp khoảng
40% sản lượng cá tra nguyên liệu cho nhà máy chế biến xuất khẩu. Cả ba vùng
SVTH: Huỳnh Hải Quân

Trang 14


×