Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP đông á theo mô hình CAMEL giai đoại 2009 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 29 trang )

..

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ MỸ TIÊN

***
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA NHTMCP ĐƠNG Á THEO MƠ HÌNH CAMEL
GIAI ĐOẠN 2009-2011

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

CHUYÊN ĐỀ NĂM 3

Long Xuyên, tháng 07 năm 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN Đ Ề NĂM 3

***
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA NHTMCP ĐƠNG Á THEO MƠ HÌNH CAMEL
GIAI ĐOẠN 2009-2011

GVHD: NGUYỄN THỊ VẠN HẠNH
SVTH: NGUYỄN THỊ MỸ TIÊN


LỚP: DH10NH
MSSV: DNH093260

Long Xuyên, tháng 07 năm 2012


Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Đơng Á theo mơ hình CAMEL
giai đoạn 2009-2011

MỤC LỤC

MỤC LỤC ............................................................................................................... i
Danh sách bảng .....................................................................................................iii
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN.................................................................................. 1
1.1

Cơ sở chọn đề tài ........................................................................................... 1

1.2

Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 1

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 1
1.2.2 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 2
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 3
2.1

Khái niệm NHTM ......................................................................................... 3


2.2 Một số mặt hoạt động cơ bản của ngân hàng thƣơng mại: .............................. 3
2.3 Mơ hình CAMEL ............................................................................................. 4
2.3.1 Khái niệm về CAMEL .................................................................................. 4
2.3.2 Sự ra đời của mơ hình CAMEL .................................................................... 4
2.3.3 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM theo
mơ hình CAMEL ................................................................................................... 4
a. Chỉ tiêu đánh giá vốn và an toàn vốn (Capital Adequacy Indicators) ............... 4
 Tỷ lệ an toàn vốn: .............................................................................................. 4
b. Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tài sản có (Asset Quanlity Indicators) ........... 5
 Danh mục cho vay so với tổng tài sản ............................................................... 5
 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ.............................................................................. 6
 Tỷ lệ dự phòng rủi ro so với tổng dư nợ cho vay ............................................... 6
 Các chỉ số đánh giá đòn bẩy ............................................................................. 6
c. Các chỉ số đánh giá sức khoẻ (lành mạnh) quản trị (Management
Soundness Indicators) ............................................................................................ 7
 Các chỉ số về chi phí .......................................................................................... 7
 Các chỉ số về thu nhập ....................................................................................... 8
d. Các chỉ số về thu nhập và lợi nhuận (Earning and Profitability Indicators)...... 8
 Các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lợi ........................................................................... 8
e. Các chỉ số đánh giá khả năng thanh khoản (Liquidity Indicators) .................... 9
 Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tiền gửi .................................................................... 9

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Tiên, lớp DH10NH

i


Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Đơng Á theo mơ hình CAMEL
giai đoạn 2009-2011
 Tiền mặt tại quỹ so với vốn huy động ................................................................ 9

 Tỷ lệ thanh khoản của tài sản .......................................................................... 10
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA NHTMCP ĐƠNG Á ................................................................................... 11
3.1 Sơ lƣợc về NHTMCP Đông Á ....................................................................... 11
3.2 Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt đơng kinh doanh của NHTMCP
Đông Á trong giai đoạn 2009-2011 ..................................................................... 12
3.2.1 Chỉ số về vốn và an toàn vốn (C) ................................................................ 12
3.2.2 Các chỉ số chất lƣợng tài sản (A) ................................................................ 13
a. Danh mục cho vay so với tổng tài sản .............................................................. 13
b. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ cho vay .............................................................. 14
Biểu đồ 1: Tỷ lệ nợ xấu của DongA Bank so với hệ thống NHTM Việt Nam .... 14
giai đoạn 2009-2011 ............................................................................................. 14
c. Tỷ lệ dự phòng rủi ro so với tổng dƣ nợ .......................................................... 15
d. Các chỉ số đánh giá đòn bẩy............................................................................. 16
 Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) ................................................................. 16
 Tỷ lệ nợ trên tài sản (D/A) ............................................................................... 16
3.2.3 Các chỉ số quản lý (M) ................................................................................ 17
a. Các chỉ số về chi phí........................................................................................ 17
 Tỷ lệ chi phí lãi trên tổng thu nhập từ lãi. ....................................................... 17
 Tỷ lệ chi phí ngồi lãi trên tổng tài sản ........................................................... 18
b. Các chỉ tiêu về thu nhập .................................................................................. 18
 Tỷ lệ thu nhập từ lãi trên tổng thu nhập .......................................................... 18
 Tỷ lệ thu nhập bình quân trên một nhân viên .................................................. 19
3.2.4 Các chỉ tiêu về sinh lợi (E) .......................................................................... 19
Tỷ suất sinh lợi: .................................................................................................... 20
Biểu đồ 2: Tỷ suất sinh lời của DongA Bank giai đoạn 2009-2011 .................... 20
3.2.5 Chỉ tiêu về thanh khoản (L) ........................................................................ 21
a. Khả năng thanh khoản ...................................................................................... 21
 Tỷ lệ dƣ nợ cho vay so với tiền gửi của khách hàng ....................................... 21
 Tiền mặt tại quỹ so với tổng nguồn vốn huy động .......................................... 22

b. Tỷ lệ thanh khoản của tài sản ........................................................................... 22
3.2

Kết luận ....................................................................................................... 23

Tài liệu tham khảo:............................................................................................... 24

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Tiên, lớp DH10NH

ii


Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Đơng Á theo mơ hình CAMEL
giai đoạn 2009-2011

Danh sách bảng
Bảng 1: Tỷ lệ an toàn vốn của DongA Bank giai đoạn 2009-2011 .............. 12
Bảng 2: Danh mục cho vay so với tổng tài sản của DongA Bank giai đoạn
2009-2011 ...................................................................................................... 13
Bảng 3: Tỷ lệ nợ xấu của DongA Bank giai đoạn 2009-2011 ...................... 14
Bảng 4: Tỷ lệ dự phòng rủi ro so với tổng dƣ nợ của DongA Bank giai đoạn
2009-2011 ...................................................................................................... 15
Bảng 5: Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) của DongA Bank
giai đoạn 2009-2011 ...................................................................................... 16
Bảng 6: Tỷ lệ nợ trên tài sản của DongA Bank giai đoạn 2009-2011 .......... 16
Bảng 7: Tỷ lệ chi phí lãi trên tổng thu nhập từ lãi của DongA Bank giai đoạn
2009- 2011..................................................................................................... 17
Bảng 8: Tỷ lệ chi phí ngồi lãi trên tổng tài sản của DongA Bank giai đoạn
2009-2011 ...................................................................................................... 18
Bảng 9: Tỷ lệ thu nhập từ lãi trên tổng thu nhập của DongA Bank giai đoạn

2009-2011 ...................................................................................................... 18
Bảng 10: Tỷ lệ thu nhập trên một nhân viên của DongA Bank
giai đoạn 2009-2011 ...................................................................................... 19
Bảng 11: Tỷ suất sinh lời của DongA Bank giai đoạn 2009-2011 ............... 20
Bảng 12: Tỷ lệ dƣ nợ cho vay so với tiền gửi của DongA Bank
giai đoạn 2009-2011 ...................................................................................... 21
Bảng 13: Tiền mặt tại quỹ so với tổng nguồn vốn huy động của DongA Bank
giai đoạn 2009-2011 ...................................................................................... 22
Bảng 14: Tỷ lệ thanh khoản của tài sản DongA Bank
giai đoạn 2009-2011 ...................................................................................... 22

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Tiên, lớp DH10NH

iii


Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Đơng Á theo mơ hình CAMEL
giai đoạn 2009-2011

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Cơ sở chọn đề tài
Ngân hàng thƣơng mại (NHTM) là một định chế tài chính đặc biệt trong nền
kinh tế thị trƣờng. Ngày nay, với chức năng là một định chế tài chính trung gian
có vai trị chủ chốt đối với hệ thống tài chính kinh tế, hoạt động của ngân hàng
liên quan đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, nhiều thành phần của nền kinh tế. Tuy
chịu sự biến động của nền kinh tế toàn cầu, nhƣng những năm gần đây hệ thống
NHTM Việt Nam ngày càng phát triển và tăng trƣởng hiệu quả hơn.
Theo thông tin ngày 7/9/2011, Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam đã có những cải
cách nhằm lặp lại trật tự kỷ cƣơng của hệ thống ngân hàng, thơng qua đó nhóm
G12+1 ngân hàng đƣợc thành lập - là nhóm gồm 12 ngân hàng lớn chiếm 85% thị

phần và Ngân hàng nhà nƣớc. Hiện nay hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân
hàng Việt Nam chủ yếu đƣợc đánh giá bởi mơ hình CAMEL, trong khi đó trên
thế giới có nhiều nƣớc đã và đang sử dụng mơ hình này. Với bối cảnh kinh tế
Việt Nam hiện nay, NHTM nói chung và ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đơng Á
(NHTMCP Đơng Á) đã có tác động lớn giúp cho tốc độ tăng trƣởng kinh tế Việt
Nam theo hƣớng tích cực. Tuy chƣa đƣợc xếp vào nhóm G12 ngân hàng lớn nhất
Việt Nam, nhƣng trong thời gian qua NHTMCP Đơng Á đã khẳng định uy tính và
hiệu quả hoạt động tăng trƣởng khá cao. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động
của ngân hàng là cơ sở đánh giá năng lực cạnh tranh giữa các ngân hàng và tạo
dựng niềm tin ở khách hàng. Với tình hình hiện nay có sự bất ổn do nhiều yếu tố,
hiệu quả của các ngân hàng cũng có sự phân biệt. Đông Á tuy là một trong những
ngân hàng lớn nhƣng vẫn khơng tránh khỏi ảnh hƣởng.
Vì vậy việc sử dụng mơ hình CAMEL để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh
doanh của NHTMCP Đông Á càng trở nên cấp thiết hơn, đặc biệt là thời gian sau
cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng năm 2008. Không những sẽ giúp ngân hàng
tìm đƣợc những lỗ hỏng trong cơng tác quản lý, đồng thời giúp ngân hàng khắc
phục khuyết điểm và giữ vững uy tính trong giai đoạn sắp tới. Với tính hiện thực
và tầm quan trọng của vấn đề nên tôi chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả họat động
kinh doanh của ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đông Á theo mơ hình CAMEL
trong giai đoạn 2009 - 2011”.
1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích về chỉ tiêu an toàn vốn, chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tài sản, chỉ tiêu
đánh giá năng lực quản lý, chỉ tiêu đánh giá năng lực sinh lời, chỉ tiêu đánh giá
khả năng thanh khoản của ngân hàng.
Thông qua phân tích các chỉ tiêu, các con số phân tích đó phản ánh điều gì.
Nhận xét sự thay đổi và tìm ra ngun nhân của sự biến động đó.
Kết luận chung cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua các năm.

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Tiên, lớp DH10NH


Trang 1


Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Đơng Á theo mơ hình CAMEL
giai đoạn 2009-2011

1.2.2 Phạm vi nghiên cứu
Mơ hình nghiên cứu sẽ xoay quanh bảng báo cáo kết quả hoạt động của
NHTMCP Đông Á đã công bố (bản cáo tài chính thƣờng niên của ngân hàng)
trong phạm vi các năm 2009, 2010, 2011 về các chỉ tiêu liên quan đến khung
phân tích CAMEL.
1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp thu nhập số liệu:
Là số liệu thứ cấp đã qua xử lý. Đó là những số liệu đƣợc lấy từ bảng báo cáo
thƣờng niên của ngân hàng.
Phƣơng pháp xử lý số liệu:
Phương pháp chi tiết: Trình bày những số liệu cần thiết cấu thành chỉ tiêu
nghiên cứu theo mốc thời gian, dùng số liệu đó tính tốn tỷ lệ của các chỉ tiêu
theo cơng thức sẵn có.
Phương pháp so sánh: Dùng số liệu đã tính tốn tỷ lệ để so sánh sự khác biệt
qua 3 năm, mức tăng giảm nhƣ thế nào.
Phương pháp liên hệ: Nhìn vào tỷ lệ của các chỉ tiêu để đánh giá khả năng lành
mạnh (hiệu quả) của từng tiêu chí, tìm ra sự liên quan giữa các chỉ tiêu. Từ đó
liên hệ thực tiễn và xác định đƣợc đâu là nguyên nhân.

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Tiên, lớp DH10NH

Trang 2



Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Đơng Á theo mơ hình CAMEL
giai đoạn 2009-2011

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Khái niệm NHTM
Ngân hàng thƣơng mại (NHTM) là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với công
ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm,
rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phƣơng tiện thanh
toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tƣợng nói trên.
2.2 Một số mặt hoạt động cơ bản của ngân hàng thƣơng mại:
2.2.1 Hoạt động huy động vốn:
NHTM đƣợc phép huy động vốn dƣới các hình thức sau:
 Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân vá các tổ chức tín dụng khác dƣới hình
thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
 Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động
vốn của tổ chức, cá nhân trong nƣớc và ngồi nƣớc.
 Vay vốn các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của các tổ
chức tín dụng nƣớc ngồi.
 Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng nhà nƣớc.
 Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng nhà nƣớc.
2.2.2 Hoạt động cấp tính dụng:
Các hình thức cấp tín dụng từ NHTM bao gồm: cho vay, bảo lãnh, chiết khấu,
cho thuê tài chính, bao thanh tốn, tài trợ nhập khẩu, tài trợ xuất khẩu, cho vay
thấu chi, cho vay theo hạn mức tín dụng và hạn mức tín dụng dự phịng.
2.2.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:
Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ bao gồm các hoạt động sau:
 Cung cấp các phƣơng tiện thanh toán.
 Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nƣớc cho khách hàng.
 Thực hiện dịch vụ thu hộ và cho hộ.

 Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của ngân hàng nhà
nƣớc.
 Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi đƣợc ngân hàng nhà nƣớc cho
phép.
 Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.
 Tổ chức hệ thống thanh toàn nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên
ngân hàng trong nƣớc.

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Tiên, lớp DH10NH

Trang 3


Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Đơng Á theo mơ hình CAMEL
giai đoạn 2009-2011

 Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi đƣợc ngân hàng nhà nƣớc cho
phép.
2.2.4 Các hoạt động khác:
Các hoạt động khác của NHTM nhƣ: góp vốn và mua cổ phần, tham gia thị
trƣờng tiền tệ, kinh doanh ngoại hối, uỷ thác và nhận uỷ thác, cung ứng dịch vụ
bảo hiểm, tƣ vấn tài chính, bảo quản vật q giá.
2.3 Mơ hình CAMEL
2.3.1 Khái niệm về CAMEL
Theo cộng đồng ngân hàng thế giới, để đảm bảo sức khỏe lành mạnh của ngân
hàng cần đạt đƣợc hiệu quả của 5 yếu tố, đó là các yếu tố sau:
 Vốn và khả năng an toàn vốn của ngân hàng (Capital Adequacy
Indicators)
 Chất lƣợng tài sản có (Asset Quanlity Indicators)
 Năng lực quản lý (Management Soundness Indicators)

 Khả năng sinh lợi ( Earning and profittability Indicators)
 Khả năng thanh khoản (Liquidity Indicators)
Các yếu tố này đƣợc sử dụng với tên thống nhất và đƣợc gọi là khung phân
tích CAMEL, khung phân tích này hiện nay đã đƣợc sử dụng rộng rãi trên khắp
thế giới và đƣợc xem nhƣ một phƣơng pháp chủ yếu trong việc phân tích và đánh
giá tình trạng sức khoẻ cũng nhƣ hiệu quả họat động của các ngân hàng.
2.3.2 Sự ra đời của mơ hình CAMEL
Hệ thống đánh giá CAMEL là hệ thống đánh giá tình trạng vững mạnh của các
tổ chức tài chính. Hệ thống đánh giá này do Cục Quản lý các tổ hợp tín dụng Hoa
Kỳ (National Credit Union Administration – NCUA) xây dựng. Mơ hình đánh giá
này khơng chỉ sử dụng ở Hoa Kỳ mà cịn áp dụng tại nhiều nƣớc trên thế giới,
CAMEL còn đƣợc Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Nhóm Ngân hàng Thế giới khiến nghị
áp dụng ở các nƣớc bị khủng hoảng nhƣ một biện pháp tìm ra những sai sót trong
quản lý và cải thiện tài chính của các nƣớc.
2.3.3 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của
NHTM theo mơ hình CAMEL
a. Chỉ tiêu đánh giá vốn và an toàn vốn (Capital Adequacy Indicators)
 Tỷ lệ an toàn vốn: Hệ số CAR (Capital Adequacy Ratio)
Theo quy định của pháp luật, vốn là điều kiện tiên quyết cho việc thành lập bất
cứ tổ chức tín dụng nào, vốn có ý nghĩa hết sức quan trọng cho việc hoạt động
kinh doanh hay đảm bảo khả năng chi trả của tổ chức.

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Tiên, lớp DH10NH

Trang 4


Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Đơng Á theo mơ hình CAMEL
giai đoạn 2009-2011


CAR =

CAR là hệ số chứng tỏ khả năng an toàn vốn của một ngân hàng, theo quy định
số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 ta có cách tính nhƣ sau:
 Vốn tự có (cịn đƣợc gọi là vốn chủ sở hữu) là vốn riêng của ngân
hàng do các chủ sở hữu đóng góp và đƣợc tạo ra trong quá trình kinh doanh dƣới
dạng lợi nhuận đƣợc giữ lại, đây là cơ sở để thu hút các nguồn vốn khác. Vốn tự
có thƣờng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vồn (thƣờng khoảng từ 5% đến
10%). Vốn tự có bao gồm nguồn vốn cấp 1 và vốn cấp 2.
 Các khoản giảm trừ đƣợc loại bỏ khỏi vốn tự có bao gồm:
+ Chênh lệch giảm giá TSCĐ do đánh giá lại theo quy định.
+ Chênh lệch giảm giá chứng khoán đầu tƣ do định giá lại theo quy định của
pháp luật.
+ Số vốn góp hoặc mua cổ phần tại các tổ chức tín dụng khác.
+ Phần góp vốn liên doanh mua cổ phần đối với các quỹ đầu tƣ, các doanh
nghiệp vƣợt quá 15% vốn tự có của ngân hàng.
 Tổng tài sản có rủi ro = Tài sản có x Hệ số rủi ro theo quy định.
Do đó hệ số CAR của NHTM là một chỉ số tài chính hữu dụng nhằm xác định
mức độ an tồn vốn của hệ thống, bên cạnh đó cịn có thể giúp theo dõi những rủi
ro ảnh hƣởng đến mất cân đối của các hoạt động tài chính.
Theo quy định hiện hành tại Việt Nam, hệ số CAR tối thiểu phải là 8% tổng
tài sản có rủi ro; trong đó gồm vốn cấp 1 tối thiểu phải bằng 4% và vốn cấp 2 tối
đa bằng 100% vốn cấp 1, và hệ số CAR đƣợc áp dụng khung phân loại nhƣ sau:
+ CAR >10% Ngân hàng đảm bảo đƣợc nguồn vốn tốt.
+ CAR >=8% Ngân hàng đảm bảo đƣợc nguồn vốn ở mức an toàn.
+ CAR <8% Ngân hàng đang trong tình trạng thiếu vốn.
+ CAR <6% Ngân hàng đang trong tình trạng thiếu vốn rõ rệt.
+ CAR <2% Ngân hàng đang trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng.
b. Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tài sản có (Asset Quanlity
Indicators)

 Danh mục cho vay so với tổng tài sản =
Trong danh mục dƣ nợ cho vay bao gồm cả dƣ nợ cho vay khách hàng và cho
vay tổ chức tín dụng. Đây là chỉ tiêu đầu tiên trong việc thể hiện đƣợc ngân hàng
cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm so với tổng tài sản. Chỉ tiêu này nếu lớn quá

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Tiên, lớp DH10NH

Trang 5


Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Đơng Á theo mơ hình CAMEL
giai đoạn 2009-2011

sẽ khơng tốt vì ngân hàng cho vay quá nhiều so với tổng tài sản mà ngân hàng
đang có, điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nguồn vốn và khả năng thanh khoản
của ngân hàng. Ngƣợc lại nếu chỉ tiêu này thấp quá lại làm cho hiệu quả hoạt
động của ngân hàng chƣa cao, vì hầu nhƣ phần lớn nguồn vốn huy động của ngân
hàng sẽ thu lãi khi ngân hàng cho vay, nếu danh mục cho vay của ngân hàng ở
mức thấp nghĩa là lợi nhuận ngân hàng thu về chƣa đạt mức tối ƣu.
 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ =

Nợ xấu bao gồm các khoản nợ dƣới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng
mất vốn (nợ nhóm 3,4,5) theo điều 6 hoặc điều 7 tại quy định số 493/2005/QĐNHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN ban hành. Với tỷ lệ nợ xấu hiện
tại, cho chúng ta biết đƣợc: trong tổng số dƣ nợ cho vay thì số nợ xấu cho vay
chiếm bao nhiêu phần trăm. Ngân hàng chỉ thật sự an toàn về các khoản cho vay
khi tỷ lệ này giữ vững ở mức càng thấp càng tốt.
 Tỷ lệ dự phòng rủi ro so với tổng dư nợ cho vay
=
Dự phòng rủi ro là khoản tiền đƣợc trích lập để dự phịng cho những tổn thất
có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng khơng thực hiện theo nghĩa vụ

cam kết. Tỷ lệ dự phòng rủi ro cho biết: trong một khoảng thời gian, ngân hàng
chi bao nhiêu tiền dự phòng rủi ro trong tổng dƣ nợ tín dụng. Số tiền này phụ
thuộc vào điều kiện cụ thể của ngân hàng, nếu nợ xấu chiếm tỷ lệ cao dự phòng
rủi ro cũng cao tỷ lệ thuận.
 Các chỉ số đánh giá đòn bẩy
 Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) =
Tỷ lệ này đánh giá mức độ sử dụng nợ của ngân hàng và qua đó cịn đo lƣờng
đƣợc khả năng tự chủ tài chính cũng nhƣ khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân
hàng. Tỷ lệ D/E cho biết: trong số tổng nguồn vốn sử dụng, nếu ngân hàng chi ra
một đồng vốn thì chủ nợ đã cung cấp gấp bao nhiêu lần so với nguồn vốn chủ sở
hữu. Hay nói cách khác tỷ lệ này thể hiện mức độ sử dụng nợ (có thể từ huy động
vốn, hoặc vay từ các tổ chức tín dụng khác, phát hành giấy tờ có giá,…) so với
mức sử dụng vốn chủ sỡ hữu, giúp ngân hàng đánh giá khả năng quản lý nợ của
ngân hàng cũng nhƣ quy mơ tín dụng. Đứng trên khía cạnh phân tích hiệu quả
hoạt đơng kinh doanh của một ngân hàng, chúng ta cho phép mức dao động lớn
hơn 1. Vì bản chất ngân hàng có số vốn từ nguồn nợ (mà chủ yếu là vốn huy
động) lớn hơn gấp nhiều lần so với vốn chủ sở hữu, khi tỷ lệ này lớn hơn 1 nghĩa
là ngân hàng đã sử dụng nợ ở mức rất cao lớn hơn cả vốn chủ sở hữu, điều này
gây ảnh hƣởng hai mặt cho ngân hàng. Một là ngân hàng đã thể hiện đƣợc khả

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Tiên, lớp DH10NH

Trang 6


Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Đơng Á theo mơ hình CAMEL
giai đoạn 2009-2011

năng vƣợt trội của mình từ chính sách huy động vốn với số lƣợng lớn. Hai là
ngân hàng sẽ có thể gánh chịu tất cả rủi ro từ nguồn nợ phải trả, nghĩa là ngân

hàng sẽ đứng trƣớc tình trạng mất khả năng thanh toán cho các chủ nợ nếu các
chủ nợ cùng lúc rút vốn ồ ạt.
 Tỷ lệ nợ trên tài sản (D/A) =

Cùng với D/E, tỷ lệ là chỉ số phản ánh địn bẩy tài chính quan trọng trong
đánh giá khả năng tạo lợi nhuận.Tỷ lệ này giúp đánh giá mức độ sử dụng nợ để
tài trợ so với toàn bộ tài sản đang có tại ngân hàng. Cụ thể hơn tỷ lệ D/A cho biết:
trong một đồng tài sản sử dụng tại ngân hàng, thì nguồn nợ phải trả sẽ gấp bao
nhiêu lần so với một đồng đó. Do tính đặc thù của ngân hàng là nguồn vốn chủ
yếu từ huy động, điều này đồng nghĩa với số nợ ngân hàng cũng chiếm số lƣợng
rất cao. Nếu là một doanh nghiệp tỷ lệ này chỉ giới hạn từ 0 đến 1, nhƣng ngân
hàng thì có tỷ lệ D/A lớn hơn nhiều so với 1, ngƣợc lại nếu ở mức thấp quá sẽ
phản ánh tình hình tạo lợi nhuận chỉ đạt ở mức thấp theo quan điểm đòn bẩy tạo
lợi nhuận của tài chính.
c. Các chỉ số đánh giá sức khoẻ (lành mạnh) quản trị (Management
Soundness Indicators)
 Các chỉ số về chi phí
Hoạt động của NHTM trong nền kinh tế là hoạt độngki nh doanh với mục đích
thu về lợi nhuận, muốn thu về lợi nhuận cao thì vấn đề đầu tiên là phải chú trọng
đến chất lƣợng quản lý chi phí đầu tƣ. Cũng nhƣ các tổ chức kinh tế khác, ngân
hàng cần chú trọng đến vấn đề những chi phí bỏ ra để đánh giá và so sánh với các
ngân hàng về tỷ trọng tạo ra lợi nhuận từ nguồn chi phí nhƣ nhau. Những chỉ số
về chi phí có thể giúp chúng ta nhận định sơ lƣợc về cơ chế quản lý của ngân
hàng có thật sự hiệu quả hay chƣa trong việc sử dụng chi phí đầu vào. Chúng ta
sẽ cùng phân tích một số tỷ lệ chi phí quan trọng để đánh giá khả năng quản lý
chi phí của ngân hàng.
 Tỷ lệ chi phí từ lãi trên tổng thu nhập từ lãi =
Chi phí từ lãi là những chi phí mà ngân hàng đã chi ra để có thu nhập từ lãi.
Hay nói cách khác, thu nhập từ lãi là thu nhập từ khoản tiền cho vay, mà nguồn
cho vay đó ngân hàng chỉ có đƣợc khi ngân hàng huy động vốn đầu vào với một

mức lãi suất, do vậy chi phí lãi đƣợc xem nhƣ là chi phí huy động vốn đầu vào.
Tỷ lệ này phản ánh một đồng thu về từ lãi (thu nhập từ lãi khi cho vay) tốn bao
nhiêu đồng chi phí huy động đầu vào trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Con số này càng thấp càng có lợi thế hơn cho ngân hàng vì phải bỏ ra chi phí thấp
hơn để thu về một đồng tƣơng tự ngân hàng khác, mang lại hiệu quả hoạt động tín
dụng cao.

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Tiên, lớp DH10NH

Trang 7


Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Đơng Á theo mơ hình CAMEL
giai đoạn 2009-2011

 Tỷ lệ chi phí ngồi lãi trên tổng tài sản =
Chi phí ngồi lãi là cụm từ chỉ những chi phí bỏ ra mà khơng phải là chi phí
lãi nhƣ: chi phí hoạt động dịch vụ, chi phí trả lƣơng nhân viên, chi phí khấu hao
tài sản cố định, chi phí dự phịng rủi ro tín dụng, chi phí hoạt động khác,… Bên
cạnh khoản thu nhập từ lãi là chủ yếu, còn có một khoản thu nhỏ từ các hoạt động
nhƣ kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán, các hoạt động thu chi hộ,… Do
vậy tỷ lệ chi phí ngồi lãi trên tổng tài sản là tỷ lệ giúp ngân hàng phản ánh tình
trạng sử dụng tài sản nhƣ thế nào trong các hoạt động không phải là hoạt động thu
nhập từ lãi. Với đặc tính riêng của ngân hàng, nên đa phần chi phí ngồi lãi chiếm
tỷ trọng thấp trong tổng chi phí phải trả. Điều này sẽ giúp ngân hàng đánh giá
xem hiệu quả sử dụng và tạo tài sản: một đồng tài sản tạo ra tốn bao nhiêu đồng
chi phí (ngồi lãi).
 Các chỉ số về thu nhập
Chúng ta đã cùng sơ lƣợc nhận định về tầm quan trọng của chi phí bỏ ra để
tạo ra lợi nhuận của ngân hàng, tiếp theo chúng ta sẽ cùng phân tích xem với một

số tỷ lệ chi phí đã bỏ ra nhƣ đã phân tích thì ngân hàng sẽ có tỷ lệ thu nhập nhƣ
thế nào.
 Tỷ lệ thu nhập từ lãi trên tổng thu nhập =
Nhƣ chúng ta nhận định do đặc tính riêng của ngân hàng, nên phần thu nhập
chủ yếu thu nhập từ các hoạt đơng tín dụng của ngân hàng. Thu nhập từ lãi là
phần thu nhập đã loại bỏ những thu nhập từ các hoạt động đầu tƣ khác, do đó cịn
lại phần thu nhập lãi là từ hoạt động tín dụng cho vay.
 Thu nhập bình quân chia trên một nhân viên =
Thu nhập trên một nhân viên cũng là một trong những tiêu chí đánh giá khả
năng tạo thu nhập của ngân hàng. Thu nhập trên một nhân viên đƣợc tính trên cơ
sở một nhân viên sẽ tạo ra đƣợc bao nhiêu lợi nhuận cho ngân hàng trong số tổng
thu nhập hoạt động của ngân hàng thu đƣợc trong một năm. Nói cách khác đây
chính là một tiêu chí đánh giá khả năng và hiệu quả làm việc của nhân viên.
d. Các chỉ số về thu nhập và lợi nhuận (Earning and Profitability
Indicators)
 Các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lợi (ROA và ROE)
ROA là lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản cho biết một đồng tài sản có tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận, ROE là lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu mang ý
nghĩa một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận. Hai tỷ lệ này mang ý
nghĩa tƣơng đồng khách quan khi đánh giá khả năng tạo lợi nhuận (hiệu quả hoạt
động kinh doanh) của ngân hàng khi chấp nhận bỏ ra một khoản tài sản và vốn
chủ sở hữu để đầu tƣ.

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Tiên, lớp DH10NH

Trang 8


Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Đơng Á theo mơ hình CAMEL
giai đoạn 2009-2011


ROA =
Tỷ lệ khả năng sinh lời so với tài sản (ROA) đo lƣờng khả năng sinh lời từ tài
sản, cho biết một đồng tài sản chi ra sẽ thu về đƣợc bao nhiêu lợi nhuận. Với lợi
nhuận thuần ta sẽ dùng lợi nhuận trƣớc thuế hoặc lợi nhuận ròng sau thuế.
ROE =
Tỷ lệ khả năng sinh lời so vối tổng vốn chủ sở hữu (ROE) đo lƣờng khả năng
sinh lời từ vốn chủ sở hữu, cho biết một đồng vốn chủ sở hữu. Với ROE thấp hơn
khi so sánh với các ngân hàng khác sẽ làm cho ngân hàng giảm sức thu hút vốn từ
khách hàng, đồng thời làm giảm sự tích luỹ vốn cho ngân hàng.
Nếu so sánh nội bộ giữa tỷ lệ ROE và ROA của ngân hàng sẽ giúp chúng ta
nhận định xem ngân hàng đã chi ra vốn chủ sở hữu hay tài sản nhiều hơn cho khả
năng tạo lợi nhuận của ngân hàng. Và đây cũng là một trong những chỉ tiêu đầu
tiên mà nhà đầu tƣ vào ngân hàng chú ý đến, với suất sinh lời khác biệt giữa các
ngân hàng giúp nhà đầu tƣ lựa chọn ngân hàng nào có suất sinh lời cao hơn để
đầu tƣ. Vì vậy ROE và ROA là chỉ tiêu tạo lợi thế cho các ngân hàng thực hiện
chính sách thu hút vốn.
e. Các chỉ số đánh giá khả năng thanh khoản (Liquidity Indicators)
Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro xuất hiện trong trƣờng hợp ngân hàng thiếu
khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản tiền hoặc khơng có khả
năng vay mƣợn để áp ứng yêu cầu của những hợp đồng thanh toán. Nhằm làm
giảm tỷ lệ rủi ro trong thanh khoản, chúng ta cần có những chỉ số phản ánh tình
trạng thanh khoản của ngân hàng hiện tại nhƣ thế nào. Điều này sẽ giúp nhà quản
trị và khách hàng đánh giá rõ tình hình thanh khoản hiện tại, tránh hiện tƣợng mất
thanh khoản cho khách hàng dẫn đến ồ ạt rút vốn huy động gây mất cân bằng
hoạt động tín dụng ngân hàng.
 Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tiền gửi =
Dƣ nợ cho vay của tổ chức tín dụng bao gồm dƣ nợ cho vay theo hợp đồng tín
dụng; số dƣ nợ tổ chức tín dụng ủy thác cho tổ chức tín dụng khác cho vay; số dƣ
các khoản tổ chức tín dụng đã trả thay do thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với

khách hàng. Tiền gửi ở đây đƣợc tính trên cơ sở tiền gửi của khách hàng (bao
gồm khách hàng cá nhân và các tổ chức tín dụng khác) vào ngân hàng.
 Tiền mặt tại quỹ so với vốn huy động =
Vốn huy động là tài sản bằng tiền của các tổ chức, cá nhân mà ngân hàng đang
tạm thời quản lý, sử dụng với trách nhiệm hoàn trả. Tỷ lệ tiền mặt tại quỹ trên
tổng nguồn vốn huy động giúp ngân hàng đánh giá đƣợc khả năng thanh khoản

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Tiên, lớp DH10NH

Trang 9


Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Đơng Á theo mơ hình CAMEL
giai đoạn 2009-2011

tức thời cho khách hàng, đồng thời đây còn là tỷ lệ giúp khách hàng an tâm hơn
về số vốn mà họ gửi vào ngân hàng chúng ta.
 Tỷ lệ thanh khoản của tài sản =
Tài sản thanh khoản đƣợc tính bằng tổng tiền mặt, tiền gửi tại ngân hàng, tiền
gửi và cho vay các tổ chức tín dụng. Với tỷ lệ tài sản thanh khoản của tài sản
giúp chúng ta nhận định đƣợc khả năng thanh khoản của tài sản mà ngân hàng
hiện có.

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Tiên, lớp DH10NH

Trang 10


Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Đơng Á theo mơ hình CAMEL
giai đoạn 2009-2011


CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NHTMCP ĐƠNG Á
3.1 Sơ lƣợc về NHTMCP Đông Á
Ngân hàng Đông Á tên đầy đủ là Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đông Á
(viết tắt là DongA Bank), đƣợc thành lập vào ngày 01/07/1992:
 Hội sở: 130 Phan Đăng Lƣu, Phƣờng 3, Q. Phú Nhuận, Tp.Hồ Chí Minh
 E-mail:
 Website: www.dongabank.com.vn
Ngân hàng TMCP Đông Á là một trong những ngân hàng cổ phần đầu tiên
đƣợc thành lập vào đầu những năm 1990 trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam
cịn nhiều khó khăn và ràng buộc. Trải qua chặng đƣờng 19 năm hoạt động,
DongA Bank đã lập đƣợc “chiến tích” là trở thành ngân hàng dẫn đầu về phát
triển dịch vụ thẻ. Những thành tựu vƣợt bậc của DongA Bank thể hiện qua những
con số ấn tƣợng nhƣ:
 Vốn điều lệ tăng 225 lần, từ 20 tỷ đồng lên 4.500 tỷ đồng.
 Tổng tài sản đến cuối năm 2011 là 64.548 tỷ đồng.
 Từ 03 phịng nghiệp vụ chính là Tín dụng, Ngân quỹ và Kinh doanh lên 32
phòng ban thuộc hội sở và các trung tâm cùng với 3 công ty thành viên và 240 chi
nhánh, phòng giao dịch, trung tâm giao dịch 24h trên toàn quốc.
 Sở hữu gần 6 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi:
 Tầm nhìn: Tập đồn Tài chính Ngân hàng hàng đầu Việt Nam – Vƣơn ra
quốc tế, đƣợc khách hàng mến yêu, tín nhiệm và giới thiệu.
 Sứ mệnh: Bằng trách nhiệm, niềm đam mê và trí tuệ, chúng ta cùng nhau
kiến tạo nên những điều kiện hợp tác hấp dẫn khách hàng, đối tác, cổ đông, cộng
sự và cộng đồng.
 Giá trị cốt lõi: Chúng tôi xác định giá trị cốt lõi của DongA Bank chính là
niềm tin, trách nhiệm, đồn kết, nhân văn, tuân thủ, nghiêm chỉnh, đồng hành,
sáng tạo.

 Các kênh giao dịch
 Ngân hàng Đơng Á truyền thống (tồn hệ thống với 240 điểm giao dịch
trên 50 tỉnh thành)
 Ngân hàng Đông Á tự động (hệ thống hơn 1.500 máy ATM).
 Ngân Hàng Đông Á điện tử (SMS Banking, Mobile Banking, Phone
Banking và Internet Banking).

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Tiên, lớp DH10NH

Trang 11


Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Đơng Á theo mơ hình CAMEL
giai đoạn 2009-2011

3.2 Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt đông kinh doanh của NHTMCP
Đông Á trong giai đoạn 2009-2011
3.2.1 Chỉ số về vốn và an toàn vốn (C)
Bảng 1: Tỷ lệ an toàn vốn của DongA Bank giai đoạn 2009-2011
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2009

Vốn tự có (1)

Năm 2010

Năm 2011


4.200.523

5.240.283

5.813.765

-

-

-

39.359.497

48.333.556

57.499.141

10,67%

10,84%

10,11%

Các khoản giảm trừ (2)
Tổng tài sản có rủi ro (3):
tiền gửi tại các TCTD và NHNN,
chứng khốn, cho vay KH, góp
vốn, TSCĐ, tài sản có khác.
CAR =


( ) ( )
( )

(Nguồn báo cáo thường niên của DongA Bank năm 2009-2011)
Để thu hút đƣợc khách hàng, ngân hàng cần đảm bảo an toàn và hiệu quả trong
hoạt động kinh doanh. Ngân hàng là một định chế tài chính đặc biệt của nền kinh
tế, nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng đƣợc huy động từ vốn của khách hàng, do
đó chỉ số an tồn vốn của mỗi ngân hàng là cơ sở đầu tiên để thu hút khách hàng.
Tuy vậy khách hàng cần xem xét kỹ lƣỡng khi đánh giá hệ số này, vì khi hệ số
đạt trên 10% nghĩa là nguồn vốn đƣợc đảm bảo an toàn nhƣng mặt khác nguồn
vốn của ngân hàng sử dụng chƣa thực sự đạt hiệu quả cao, gây nên tình trạng
nguồn vốn nhàn rỗi ít sinh lợi.
Theo quy định về tỷ lệ an toàn vốn trong các tổ chức tín dụng tại Việt Nam,
các tổ chức phải duy trì mức tối thiểu tỷ lệ an toàn vốn (hệ số CAR) ở mức 9%.
Từ số liệu thống kê từ bảng báo cáo thƣờng niên của Đông Á Bank, chỉ số CAR
luôn ở mức trên 10%. Vào năm 2010 hệ số CAR có sự tăng nhẹ từ 10,64% lên
10,84% nhƣng sau đó lại giảm cịn 10,11% vào năm 2011, điều này cần thật sự
quan tâm hơn nữa. Với sự thay đổi này, hệ số CAR của Đông Á Bank chỉ mới
vƣợt qua mức 10% với điểm nhỏ, đang ở ranh giới vƣợt trội so với các ngân hàng
khác. Điều này không những chứng tỏ Đơng Á Bank có nguồn vốn đƣợc đảm bảo
an tồn ở mức cao, mà cịn thể hiện hiệu quả sử dụng vốn tối ƣu, giúp mang về
lợi nhuận cao mà khơng gặp tình trạng nhàn rỗi vốn.
Với kết quả trƣớc mắt đạt đƣợc, tình hình vốn của ngân hàng đƣợc đảm bảo an
toàn, đủ tiêu chuẩn, đảm bảo tính lành mạnh cho nguồn vốn của ngân hàng.
Nhƣng có sự xuống dốc khá đột ngột vào năm 2011, điều này gây lo ngại cho các

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Tiên, lớp DH10NH

Trang 12



Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Đơng Á theo mơ hình CAMEL
giai đoạn 2009-2011

năm tiếp theo. Do đó Đơng Á cần tiếp tục có những giải pháp tích cực hơn trong
thời gian sắp tới để có thể khắc phục khuyết điểm năm 2011 và duy trì tình hình
vốn CAR >10% nhƣ hiện nay. Đồng thời dễ dàng kiểm sốt những rủi ro có thể
xảy ra khi gặp phải biến động.
3.2.2 Các chỉ số chất lƣợng tài sản (A)
a. Danh mục cho vay so với tổng tài sản
Bảng 2: Danh mục cho vay so với tổng tài sản của DongA Bank
giai đoạn 2009-2011
Đvt: Tỷ đồng
Năm 2009

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Tổng dƣ nợ cho vay (1)

34.687

38.436

44.003


Tổng tài sản (2)

42.520

55.873

65.548

81,57%

68,79%

67,13%

Dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản =

( )
( )

(Nguồn báo cáo thường niên của DongA Bank năm 2009-2011)
Với tỷ lệ tổng dƣ nợ cho vay so với tổng tài sản ở mức trên 50% nhƣ kết quả
đạt đƣợc 3 năm qua, điều này thể hiện ngân hàng đã có những chính sách quản lý
nguồn cho vay. Tỷ lệ đạt ở mức cao vào năm 2009 là 81,58% sau đó giảm còn
68,79% năm 2010, kế tiếp năm 2011 giảm nhẹ còn 67,13%. Rõ ràng ta thấy tỷ lệ
danh mục cho vay tăng liên tiếp từ năm 2009-2011, nhƣng tốc độ này tăng thấp
hơn so với tốc độ tăng của tài sản, do đó ảnh hƣởng đến tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên
tổng tài sản giảm qua 3 năm. Qua đó chứng tỏ ngân hàng đã chủ động làm giảm
tỷ trọng cho vay để kiềm chế ở mức an toàn cho ngân hàng tại mốc 60-70%.

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Tiên, lớp DH10NH


Trang 13


Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Đơng Á theo mơ hình CAMEL
giai đoạn 2009-2011

b. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ cho vay
Bảng 3: Tỷ lệ nợ xấu của DongA Bank giai đoạn 2009-2011
Đvt: Triệu đồng
Năm 2009

Chỉ tiêu
Nợ xấu (1)

457.213

Tổng dƣ nợ cho vay (2)

Năm 2010
612.774

Năm 2011
742.000

34.355.544 38.820.847 44.003.078

Tỷ lệ nợ xấu của DongA Bank =

( )


1,32%

1,59%

1,69%

2,05% 1

2,5% 2

3,3% 3

( )

Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM

(Nguồn báo cáo thường niên của DongA Bank năm 2009-2011)
Biểu đồ 1: Tỷ lệ nợ xấu của DongA Bank so với hệ thống NHTM Việt Nam
giai đoạn 2009-2011
3,50%

3,30%

3,00%
2,50%

2,50%

2,46%


2,00%
1,50%

1,59%

1,32%

1,69%

1,00%
0,50%
0,00%
2009

2010
DongA Bank

2011
Hệ thống NHTM

Theo số liệu thống kê và biểu đồ 1 cho thấy, DongA Bank trong 3 năm qua có
tỷ lệ nợ xấu tăng liên tục từ 1,32% (2009) lên 1,59% (2010) và tăng tiếp tục
1,69% (2011). Tuy tổng dƣ nợ cho vay vẫn tăng nhƣng tăng với tỷ lệ thấp hơn tỷ
lệ tăng nợ xấu.
(1)

Ngày 28.06.2011 “ Nợ xấu ngân hàng liên tục tăng” đọc từ:
/>
(2)


Ngày 28.06.2011 “Nợ xấu của ngân hàng đang tăng nhanh” đọc từ:
/>
(3)

Ngày 28.06.2011 “Tỷ lệ nợ xấu hệ thống ngân hàng 2011” đọc từ:
/>
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Tiên, lớp DH10NH

Trang 14


Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Đơng Á theo mơ hình CAMEL
giai đoạn 2009-2011

Điều này chứng tỏ chất lƣợng tín dụng của ngân hàng giảm nên xảy ra tình
trạng tỷ lệ nợ xấu tăng lên tục, tiềm ẩn mối nguy hiểm cho các khoản cho vay của
ngân hàng. Xét trong mặt bằng toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam về tỷ lệ nợ
xấu, DongA Bank có mức tăng tỷ lệ cao hơn hệ thống, đến năm 2011 thì có bƣớc
thay đổi đáng kể. Tuy nợ xấu tăng liên tục tại DongA Bank nhƣng tín hiệu đáng
mừng vì tỷ lệ tăng thấp hơn hệ thống, tỷ lệ này là 1,69% thấp hơn 3,3% (gần nhƣ
một nửa) so với mặt bằng chung hệ thống. Điều này ảnh hƣởng tốt khi chúng ta
so sánh giữa DongA Bank với hệ thống ngân hàng. Có thể duy trì tỷ lệ nợ xấu
dƣới 2% đƣợc xem là một thành công rõ rệt của DongA Bank.
c. Tỷ lệ dự phòng rủi ro so với tổng dƣ nợ
Bảng 4: Tỷ lệ dự phòng rủi ro so với tổng dƣ nợ của DongA Bank
giai đoạn 2009-2011
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Dự phòng rủi ro (1)

Tổng dƣ nợ (2)
Tỷ lệ dự phòng rủi ro =

( )
( )

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

344.733

473.218

703.024

34.355.544

38.820.847

44.003.078

1,00%

1,22%

1,60%


(Nguồn báo cáo thường niên của DongA Bank năm 2009-2011)
Cụ thể, DongA Bank có tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng liên tục trong 3 năm
2009-2011 (tăng từ 1,00% lên 1,60%). Đặc biệt năm 2011 có mức tỷ lệ dự phòng
sắp xỉ tỷ lệ nợ xấu. Với số liệu tỷ lệ dự phòng gần mức tỷ lệ nợ xấu phản ánh tình
trạng chất lƣợng tín dụng của ngân hàng đang có xu hƣớng giảm. Trong tƣơng lai
sắp tới, ngân hàng cần có những giải pháp tích cực hơn để một mặt kiềm chế nợ
xấu, một mặt làm tăng chất lƣợng tín dụng của ngân hàng nhƣng vẫn đảm bảo
quy mơ đƣợc mở rộng, từ đó mới có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Tiên, lớp DH10NH

Trang 15


Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Đơng Á theo mơ hình CAMEL
giai đoạn 2009-2011

d. Các chỉ số đánh giá đòn bẩy
 Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E)
Bảng 5: Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) của DongA Bank
giai đoạn 2009-2011
Đvt: Triệu đồng
Năm 2009

Chỉ tiêu
Nợ phải trả (1)
Vốn chủ sở hữu (2)
D/E (lần) = (1)/(2)

Năm 2010


Năm 2011

38.319.879

50.452.801

59.734.813

4.200.523

5.420.283

5.813.765

9,12 lần

9,31 lần

10,27 lần

(Nguồn báo cáo thường niên của DongA Bank năm 2009-2011)
Thông qua dữ liệu ta thấy, D/E của DongA Bank có mức tăng liên tục từ 9,12
lần đến 10,27 lần nhƣng cao nhất vào năm 2011. Điều này có thấy phản ánh hai
mặt của D/E: một là nợ phải trả của ngân hàng đang tăng, hai là địn bẩy tài chính
về nợ và vốn tăng. Đồng nghĩa với việc ngân hàng chấp nhận chịu rủi ro thanh
khoản trong việc sử dụng nợ của vốn chủ sở hữu. Hoặc là ngân hàng sẽ đạt đƣợc
đòn bẩy tạo lợi nhuận cao với mức sử dụng nợ này, hoặc là ngân hàng sẽ đứng
trƣớc tình huống mất thanh khoản nếu chủ nợ rút vốn. Rõ ràng hơn chúng ta phân
tích đến tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu tăng nhẹ hơn tốc độ tăng của nợ phải trả.

Vấn đề này sẽ gây ra nguy hiểm cho DongA Bank, nếu tình hình kinh tế gặp bất
ổn thì đây là điểm yếu khiến ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản cao.
 Tỷ lệ nợ trên tài sản (D/A)
Bảng 6: Tỷ lệ nợ trên tài sản của DongA Bank giai đoạn 2009-2011
Đvt: Triệu đồng
Năm 2009

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Nợ phải trả (1)

38.319.879

50.452.801

59.734.813

Tổng tài sản (2)

42.520.402

55.873.084

65.548.578

0,901 lần


0,903 lần

0,911 lần

D/A (lần) = (1)/(2)

(Nguồn báo cáo thường niên của DongA Bank năm 2009-2011)
Với tính chất tƣơng tự D/E do đó D/A có thể cho chúng ta góc nhìn tổng qt
cho nhóm chỉ số đòn bẩy. Mức D/A cũng tăng dần qua các năm (đều trên 0,9 lần).
Cũng nhƣ D/E thì D/A của DongA Bank vừa có nghĩa tiềm ẩn tổng nợ cao, đồng
nghĩa với việc nếu tình trạng kinh tế tăng trƣởng ổn định từ năm 2009-2010 từ

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Tiên, lớp DH10NH

Trang 16


Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Đơng Á theo mơ hình CAMEL
giai đoạn 2009-2011

0,901 lần lên 0,903 lần sẽ kéo theo lợi nhuận mang lại cao, đỉnh cao là năm 2011
với D/A là 0,911 lần. Để phân tích rõ vấn đề này ta chú trọng đến D/A của hệ
thống nợ trung bình gồm 162 doanh nghiệp nhà nƣớc niêm yết ở mức 0,85 lần 1,
từ đó dễ thấy ngân hàng có mức trên 0,9 lần đƣợc xem là ổn định trong hệ thống
kinh tế hiện nay.
Qua hai chỉ số đòn bẩy D/E và D/A chúng ta có thể kết luận chung cho tình
hình sử dụng nguồn vốn huy động (nợ phải trả) của DongA Bank có hiệu quả và
ổn định. Đồng thời cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu và tài sản của ngân hàng thật
sự an tồn và có uy tính trong hoạt động kinh doanh.

3.2.3 Các chỉ số quản lý (M)
a. Các chỉ số về chi phí
 Tỷ lệ chi phí lãi trên tổng thu nhập từ lãi.
Bảng 7: Tỷ lệ chi phí lãi trên tổng thu nhập từ lãi của DongA Bank
giai đoạn 2009-2011
Đvt: Triệu đồng
Năm 2009

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Chi phí lãi (1)

2.218.224

3.134.557

4.881.882

Tổng thu nhập từ lãi (2)

3.325.056

4.508.605

7.348.942


66,71%

69,52%

66,43%

Tỷ lệ =

( )
( )

(Nguồn báo cáo thường niên của DongA Bank năm 2009-2011)
Tỷ lệ này luôn cao hơn 65% tại DongA Bank qua các năm 2009-2011, cụ thể
hơn có sự thay đổi thất thƣờng. Năm 2010 tăng lên 69,52% sau đó giảm cịn
66,43% năm 2011. Điều này chứng tỏ khả năng quản lý chi phối chi phí năm
2010 chƣa thật sự đạt hiệu quả cao vì chi phí lãi bỏ ra tăng lên. Đến năm 2011 thì
điều này đƣợc khắc phục và giảm thấp hơn hai năm liền trƣớc đó. Với tình hình
này DongA Bank cần duy trì trạng thái sử dụng chi phí tƣơng tự hoặc thấp hơn
năm 2011, chú ý nhiều hơn cắt giảm những chi phí khơng quan trọng mới đạt
đƣợc kết quả hoạt động tín dụng tốt.

(1)

Nghiên cứu cơ cấu vốn và khả năng thanh toán của các doanh nghiệp nhà nƣớc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán.
Báo cáo chuyên đề số 5/2011

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Tiên, lớp DH10NH

Trang 17



Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Đơng Á theo mơ hình CAMEL
giai đoạn 2009-2011

 Tỷ lệ chi phí ngồi lãi trên tổng tài sản
Bảng 8: Tỷ lệ chi phí ngồi lãi trên tổng tài sản của DongA Bank
giai đoạn 2009-2011
Đvt: Triệu đồng
Năm 2009

Chỉ tiêu
Chi phí ngồi lãi (1)
Tổng tài sản (2)

Năm 2010

Năm 2011

928.909

1.153.823

1.678.799

42.520.402

55.873.084

65.548.578


2,18%

2,07%

2,56%

Tỷ lệ = (1)/(2)

(Nguồn báo cáo thường niên của DongA Bank năm 2009-2011)
Với tốc độ tăng tài sản không đều với tốc độ tăng của chi phí ngồi lãi, nên tỷ
lệ giảm từ 2,18% cịn 2,07% sau đó tăng cao năm 2011 là 2,56%. Nhƣ chúng ta
định nghĩa về chi phí lãi là chi phí chi trả cho nguồn vốn đầu vào, từ đó chúng ta
có thể hiểu hơn vấn đề là: mức chênh lệch giữa lãi suất huy động vào và lãi suất
cho vay năm 2011 phải cao hơn mức chi phí 2,56% khi đó lợi nhuận đã trừ chi
phí lãi sẽ cao hơn chi phí ngồi lãi, nghĩa là ngân hàng đã bù đắp đƣợc khoản chi
phí ngồi lãi chi ra, từ đó mới thực sự có lợi nhuận. Mà chi phí này chủ yếu xuất
phát từ bên trong sự quản lý và sử dụng chi phí của ngân hàng. Đối mặt với tình
hình biến động tỷ lệ chi phí ngồi lãi tăng cao năm 2011, DongA Bank cần rà soát
kỹ hơn chi phí sử dụng ngồi lãi, trong khi lãi suất trần nhà nƣớc đang có sự thay
đổi theo chiều hƣớng giảm nhƣ hiện nay, sẽ gây ảnh hƣởng đến huy động vốn và
cho vay của ngân hàng, từ đó ảnh hƣởng đến mức chênh lệch tạo lợi nhuận.
b. Các chỉ tiêu về thu nhập
 Tỷ lệ thu nhập từ lãi trên tổng thu nhập
Bảng 9: Tỷ lệ thu nhập từ lãi trên tổng thu nhập của DongA Bank giai đoạn
2009-2011
Đvt: Triệu đồng
Năm 2009

Chỉ tiêu
Thu nhập từ lãi

(đã trừ chi phí lãi) (1)
Tổng thu nhập hoạt động (2)
Tỷ lệ = (1)/(2)

Năm 2010 Năm 2011

1.106.832 1.374.028

2.467.070

1.663.581 1.929.673

2.847.473

66,53%

71,20%

86,64%

(Nguồn báo cáo thường niên của DongA Bank năm 2009-2011)

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Tiên, lớp DH10NH

Trang 18


Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Đơng Á theo mơ hình CAMEL
giai đoạn 2009-2011


Tỷ trọng thu nhập từ các khoản mục đầu tƣ khác thu nhập lãi đang có xu thế
kém hiệu quả, do đó phần chất lƣợng thu nhập từ lãi tăng liên tục từ 66,53% lên
71,20% và năm 2011 là 86,64%. Điều này một mặt tốt cho ngân hàng khi thu
nhập từ lãi cao thể hiện hiệu quả trong việc tín dụng và cho vay, ngƣợc lại tiềm
ẩn sâu xa vấn đề ngân hàng sẽ phải đối mặt với vần đề rủi ro tín dụng. Vì hầu hết
chủ yếu thu nhập từ lãi mà phần thu nhập từ hoạt động đầu tƣ khác thấp, nếu
trong tình hình bất ổn nhƣ việc thay đổi lãi suất từ ngân hàng nhà nƣớc ban hành
hay tình hình lạm phát của nền kinh tế sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng của
ngân hàng. Từ đó phần thu nhập của ngân hàng sẽ gặp khó khăn.
Cùng với tỷ lệ thu nhập từ lãi nhƣ hiện nay, ngân hàng cần có những chính
sách tích cực hơn để giữ chân những khách hàng tín dụng mới và quen thuộc.
Đồng thời thu hút khách hàng hơn, nhằm giữ vững mức thu nhập này và giảm
thiểu sự thay đổi mức cung-cầu tín dụng của ngân hàng.
 Tỷ lệ thu nhập bình quân trên một nhân viên
Bảng 10: Tỷ lệ thu nhập trên một nhân viên của DongA Bank giai đoạn
2009-2011
Năm 2009

Chỉ tiêu
Tổng thu nhập hoạt động của ngân
hàng (Triệu đồng)
Số nhân viên (ngƣời)
Thu nhập bình quân trên 1 nhân viên
(Triệu đồng/ 1nhân viên)

Năm 2010

Năm 2011

1.663.581


1.929.673

2.847.473

4.203

4.570

4.846

395,808

406,247

587,592

(Nguồn báo cáo thường niên của DongA Bank năm 2009-2011)
Nhìn chung thu nhập trên một nhân viên tăng liên tục, nhƣng đỉnh cao nhất là
vào năm 2011 ở mức 587,592 triệu đồng, so với hai năm liền trƣớc đó thì năm
2011 đƣợc xem là gia tăng thu nhập rất cao. Đây là một biến động có xu hƣớng
tốt của ngân hàng, đồng thời giúp nhà quản trị đánh giá đƣợc năng lực làm việc
của nhân viên thật sự có hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao.
3.2.4 Các chỉ tiêu về sinh lợi (E)
Để đánh giá khả năng sinh lợi của một ngân hàng, nhà quản trị thƣớng đánh
giá thông qua các chỉ tiệu chủ yếu nhƣ: ROA, ROE, NIM, thu nhập trên mỗi cổ
tức (EPS),… nhằm xem xét và so sánh khả năng sinh lời của ngân hàng. Do phạm
vi vi mô nên chúng ta sẽ cùng xem xét hai tỷ suất sinh lời sau đây:

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Tiên, lớp DH10NH


Trang 19


Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Đơng Á theo mơ hình CAMEL
giai đoạn 2009-2011

Tỷ suất sinh lợi:
Bảng 11: Tỷ suất sinh lời của DongA Bank giai đoạn 2009-2011
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

Lợi nhuận sau thuế (1)

587.648

Tài sản có (2)

34.713.192

Tài sản có bình qn (2’)
Vốn chủ sở hữu (3)

ROA=

Năm 2011


659.328

947.156

42.520.402 55.873.084 65.548.578
38.616.797 49.196.743 60.710.831

3.514.954

Vốn chủ sở hữu bình
quân (3’)
ROE =

Năm 2010

( )
( )
( )
( )

4.200.523

5.420.283

5.813.765

3.857.739

4.810.403


5.617.024

15,23%

13,71%

16,86%

1,52%

1,34%

1,56%

(Nguồn báo cáo thường niên của DongA Bank năm 2009-2011)
Biểu đồ 2: Tỷ suất sinh lời của DongA Bank giai đoạn 2009-2011
18,00%
16,00%
14,00%

16,86%
15,23%
13,71%

12,00%
10,00%
8,00%
6,00%
4,00%

2,00%

1,52%

1,34%

0,00%
Năm 2009

Năm 2010

ROE

1,56%
Năm 2011

ROA

ROE ln có tỷ lệ cao hơn ROA, điều này dễ hiểu khi ngân hàng không phải
là một tổ chức kinh tế nhƣ bình thƣờng nên phần tài sản chi cho kinh doanh
không nhiều nhƣ các tổ chức khác, mà chủ yếu là từ nguồn vốn.

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Tiên, lớp DH10NH

Trang 20


×