Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

NCKH_ Giải pháp nhằm phát triền công viên giải trí tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.57 MB, 71 trang )

1
TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Ngành du lịch hiện nay của nước ta là một trong những ngành kinh tế mũi
nhọn rất được chú trọng và có tiềm năng phát triển hơn nữa trong tương lai. Tuy
nhiên, ngành công nghiệp vui chơi giải trí hay nói cách khác là cơng viên giải trí tại
khơng phát triển hiệu quả và đóng góp chưa nhiều cho ngành kinh tế du lịch.
Cơng viên giải trí ở nước ta được hình thành khá nhiều và trải dài trên khắp đất
nước. Nhưng thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch trong nước vì
cịn nhiều hạn chế. Cơng viên giải trí nước ta nhìn chung đều bị trùng lặp, chưa tạo
được nét mới mẻ, hấp dẫn, chưa tận dụng triệt để thời gian phục vụ du khách. Đặc
biệt, nước ta chưa đáp ứng đủ nhu cầu cơng viên giải trí cho trẻ em. Cơ bản cũng
chính những lý do trên đã khiến nước ta mất đi lượng khách outbound mỗi năm với
mục đích đi cơng viên giải trí nước ngồi. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn cịn thiếu
nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng lượng lao động cịn thấp.
Để hội nhập cùng sự phát triển của thế giới về cơng viên giải trí. Chúng ta cần
có những chính sách hợp lý, đúng đắn và có hiệu quả cho thực trạng cơng viên giải trí
ở nước ta. Chúng ta phải có những nhận thức đúng đắn về cơng viên giải trí. Bên cạnh
đó là xây dựng những cơng viên giải trí đúng nghĩa, độc đáo trong chủ đề, gắn liền với
bản sắc dân tộc Việt Nam nhằm thu hút cả khách du lịch trong và ngồi nước. Xây
dựng mơi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, thái độ phục vụ du khách tốt tạo
ấn tượng tốt với du khách.
Ngoài ra cũng nên suy nghĩ đến xu hướng phát triển các cơ sở lưu trú và dịch
vụ ẩm thực trong khu vực cơng viên giải trí để cung cấp đầy đủ phục vụ nhu cầu của
du khách.
Tìm hiểu và nghiên cứu về thực trạng của cơng viên giải trí Việt Nam là hết sức
cần thiết để đưa ra những biện pháp nhằm phần nào giúp cho nền công nghiệp vui
chơi, giải trí hay cơng viên giải trí được nhìn nhận một cách tốt hơn.


2


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................4
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................6
1.1.

Lý do chọn đề tài...........................................................................................6

1.2.

Sự cần thiết nghiên cứu.................................................................................7

PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU........................................................................8
2.1.

Lịch sử nghiên cứu........................................................................................8

2.1.1.

Thế Giới..........................................................................................8

2.1.2.

Việt Nam.........................................................................................9

PHẦN 3: MỤC TIÊU – PHƯƠNG PHÁP....................................................................9
3.1.

Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................9

3.1.1.


Mục tiêu chung.............................................................................10

3.1.2.

Mục tiêu riêng...............................................................................10

3.1.3.

Câu hỏi nghiên cứu.......................................................................10

3.2.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................10

3.2.1.

Đối tượng nghiên cứu...................................................................10

3.2.2.

Phạm vi nghiên cứu.......................................................................10

3.3.

Phương pháp nghiên cứu.............................................................................11

3.3.2.

Phương pháp khảo sát và điều tra thực tế......................................11


3.3.3.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.........................................11

3.3.4.

Phương pháp thống kê phân tích...................................................12

3.4.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................12

3.5.

Đóng góp của đề tài.....................................................................................12

3.6.

Kết quả nghiên cứu.....................................................................................13

3.7.

Kết cấu của đề tài........................................................................................13

PHẦN 4: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.......................................................................14
4.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................................14
4.1.1.

Một số vấn đề liên quan đến đề tài..............................................................14


4.1.1.1.

Khái niệm công viên.....................................................................14


3

4.2.

4.1.1.2.

Dịch vụ du lịch..............................................................................14

4.1.1.3.

Dịch vụ du lịch là gì?....................................................................15

4.1.1.4.

Khái niệm dịch vụ vui chơi giải trí................................................15

4.1.1.5.

Phân loại dịch vụ vui chơi giải trí.................................................16

4.1.1.6.

Khái niệm cơng viên giải trí..........................................................17


4.1.1.7.

So sánh Amusement Park và Theme Park.....................................18

THỰC TRẠNG VỀ CƠNG VIÊN GIẢI TRÍ VIỆT NAM................................20

4.2.1.

Tình hình chung về các cơng viên giải trí ở Việt Nam................................20

4.2.1.1.

Lịch sử hình thành.........................................................................20

4.2.1.1.1.

Lịch sử hình thành cơng viên giải trí của của thế giới...................20

4.2.1.1.2.

Lịch sử hình thành cơng viên giải trí ở Việt Nam..........................22

4.2.1.1.3.

Tốc độ phát triển của cơng viên giải trí Việt Nam.........................32

4.2.1.2. Tiềm năng phát triển ngành cơng viên giải trí của Việt Nam.......................34
4.2.1.2.1.

Thực trạng.....................................................................................34


4.2.1.2.1.1.

Cơng viên giải trí đã hình thành ở Việt Nam.................................34

4.2.1.2.1.2.

Ngành dịch vụ du lịch giải trí chưa thực sự được chú trọng..........34

4.2.1.2.1.3.
Các cơng viên giải trí chưa khai thác được lợi thế về tiềm năng
đang có……………………………………………………………………………37
4.2.1.2.1.4.
Các cơng viên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu giải trí của du
khách……………………………………………………………………………...37
4.2.1.2.1.5.

Thiếu nguồn nhân lực và chất lượng lao động thấp.......................40

4.2.1.2.1.6.

Thiếu các công viên giải trí dành cho thiếu nhi.............................41

4.2.1.2.1.7.

Các cơng viên giải trí trùng lặp, chưa mang nét riêng...................41

4.2.1.2.1.8.
Cơng viên giải trí tại Việt Nam chưa tận dụng triệt để thời gian để
phát triển………………………………………………………………………….45

4.2.1.2.1.9.

Các cơng viên giải trí chưa đảm bảo mức độ an tồn....................46

4.2.1.2.2.Tiềm năng..................................................................................................47
4.2.1.2.2.1.

Tài ngun thiên nhiên, văn hóa...................................................47

4.2.1.2.2.1.1. Tài ngun thiên nhiên..................................................................47
4.2.1.2.2.1.2. Tài ngun văn hóa.......................................................................49
4.2.1.2.2.2.

Bất động sản cơng nghiệp vui chơi giải trí....................................51


4
4.2.1.2.3.

Định hướng phát triển hiện nay.....................................................51

4.3. GIẢI PHÁP TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP......................................................54
4.3.1.

Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của cơng viên giải trí....................54

4.3.2.

Xây cơng viên giải trí theo từng chủ đề (công viên chủ đề)........................55


4.3.3.

Tạo môi trường du lịch thân thiện, chuyên nghiệp......................................55

4.3.4.

Phát triển cơ sở lưu trú trong cơng viên giải trí...........................................55

4.3.5.

Phát triển ẩm thực đặc trưng trong cơng viên giải trí phù hợp chủ đề ……56

4.3.6.

Tạo những điều mới mẻ, thú vị nhằm kích thích trí tò mò của du khách....56

4.3.7.

Tận dụng thời gian phát triển cơng viên giải trí kể cả ban đêm...................57

4.3.8.

Q tặng (quảng cáo, lưu niệm)..................................................................58

4.3.9.

Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi..................................59

4.3.10. Chính sách vào cửa và bảng giá..................................................................59
4.3.10.1.


Chính sách vào cửa.......................................................................59

4.3.10.2.

Trả một lần....................................................................................61

4.3.11. Nâng cao quản lý.........................................................................................64
4.3.12. Bảo trì trị chơi liên tục................................................................................64
4.3.13. Đa dạng hóa các trị chơi, thay đổi, đổi mới theo mùa, theo chủ đề............64
4.3.14. Tập trung vào đối tượng trẻ em...................................................................66
PHẦN 5: KẾT LUẬN.................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................69
PHỤ LỤC...................................................................................................................71


5

PHẦN MỞ ĐẦU
Ngành du lịch Việt Nam đang trên con đường đi đến những thành tích đáng
tự hào để có thể trở thành ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất. Trong năm 2017,
Việt Nam đã đón hơn 13 triệu du khách nước ngồi, tăng 30% so với năm ngối.
Chưa bao giờ Việt Nam đạt được con số cao kỷ lục như vậy. Du lịch Việt Nam đã và
đang đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian
qua. Do đó, ngành du lịch cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ và giữ vị trí quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân. Cùng với tiềm năng vốn có về du lịch tự nhiên lẫn
du lịch nhân tạo đã tạo tiền đề cho ngành du lịch Việt Nam phát triển. Ngày nay,
ngành du lịch Việt Nam đã và đang trên con đường trở thành một ngành kinh tế mũi
nhọn thực sự.
Bên cạnh đó, du lịch và các hình thức giải trí là hai ngành cơng nghiệp ln

có sự gắn bó mật thiết với nhau. Đặc biệt là “CƠNG VIÊN GIẢI TRÍ” đã trở thành
“con gà đẻ trứng vàng” ở nhiều quốc gia và hình thành nên một ngành cơng nghiệp
“hốt bạc” với tốc độ phát triển thần kỳ. Thế nhưng, tại Việt Nam, “gã khổng lồ” này
dường như vẫn còn đang ngủ quên dẫu rằng chúng ta sở hữu những tiềm năng phát
triển mà nhiều quốc gia phải “thèm khát”.
Do đó có thể nhận thấy rằng việc phát triển cơng viên giải trí là tất yếu. Và
tại sao lại là như vậy? Nên chúng ta cần tìm hiểu thực trạng và phân tích các tiềm
năng hay các nhân tố tác động đến sự phát triển cơng viên giải trí cũng như ảnh
hưởng đến sự phát triển du lịch. Từ đó chủ động đề xuất ra các giải pháp để khắc
phục những hạn chế mà cơng viên giải trí Việt Nam cịn thiếu sót.
Với những thách thức và tiềm năng của ngành công nghiệp giải trí này.
Nhiều chuyên gia, nhà đầu tư đã mạo hiểm “góp vốn” ni “con gà đẻ trứng vàng”
này. Cũng chính điều ấy đã tạo động lực cho chúng em mạo hiểm chọn đề tài về
“cơng viên giải trí” – đề tài chưa được sự quan tâm, nghiên cứu trước đó - với mong
muốn hiểu hơn về tiềm năng và những thách thức đang kiềm hãm sự phát triển của
các cơng viên giải trí ở Việt Nam. Từ đó đề xuất ra một số giải pháp để khắc phục
những hạn chế mà cơng viên giải trí ở Việt Nam đang gặp phải.


6
Hy vọng tài liệu có thể giúp ích một phần nào đó cho các bạn trong chuyên
ngành hiểu hơn về một mảng ngành khá mới nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát
triển của ngành du lịch nước ta hiện nay.
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài chúng em nhận thấy được sự non
yếu về kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Và không thể tránh khỏi những sai
sót trong q trình làm việc do cịn hạn chế về hiểu biết. Mong sự thông cảm của quý
thầy cô.


7

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.

Lý do chọn đề tài

Du lịch và các hình thức giải trí là hai ngành cơng nghiệp ln có mối quan
hệ cộng sinh, tác động qua lại lẫn nhau. Thậm chí, tại một số quốc gia, mối quan hệ
cộng sinh này cịn mang tính quyết định tới hiệu quả kinh doanh của các khu du lịch
và các điểm vui chơi giải trí.
Đơn cử như trong nhiều năm qua, bất chấp sự suy giảm của nền kinh tế toàn
cầu (khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 và 2011) và đóng băng thị trường bất động
sản, hoạt động kinh doanh của các khu vui chơi giải trí trên khắp thế giới vẫn hết sức
sơi nổi.
Hịa cùng sự phát triển của thế giới, ngành cơng nghiệp giải trí châu Á đã dần
vươn lên vị trí thách thức với nước Mỹ - quốc gia vốn là trung tâm giải trí số một thế
giới. Theo khảo sát của Hãng thông tấn Bernama (Malaysia) vừa được cơng bố năm
2012, thì 6 trong số 10 cơng viên giải trí hút khách nhất thế giới đều nằm ở phương
Đơng.
Bên cạnh đó, để bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới, Việt Nam trong
những năm gần đây đã có những bước chuyển đổi mạnh mẽ trong nền kinh tế. Từ một
nền kinh tế nông nghiệp dần chuyển sang nền kinh tế công nghiệp hiện đại và dịch vụ.
Kéo theo đó, đời sống của người dân ngày một nâng cao về cả vật chất và tinh thần,
đặc biệt là nhu cầu vui chơi giải trí. Do đó, cơng viên giải trí Việt Nam xuất hiện ngày
càng nhiều. Theo dự báo của nhiều chuyên gia trong ngành ở Việt Nam và trên thế
giới, những năm sắp tới đây, cơng viên giải trí sẽ được phát triển mạnh mẽ và dần
khẳng định vị trí của một ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam.
Với sự đa dạng của văn hóa vùng miền, điều kiện tự nhiên thuận lợi, sự
phong phú của các di sản văn hóa và bề dày lịch sử hàng ngàn năm, Việt Nam có đầy
đủ điều kiện để xây dựng các công viên chủ đề và tiến tới phát triển các thương hiệu
này ra thị trường quốc tế.

Với những điều kiện trên chúng em đã quyết định chọn đề tài “Thực trạng
công viên giải trí tại Việt Nam và giải pháp trong thời kì hội nhập” với mong muốn


8
được hiểu hơn về ngành công nghiệp vui chơi giải trí của Việt Nam nhằm định hướng
tốt hơn về chuyên ngành trong tương lai.
1.2.

Sự cần thiết nghiên cứu

Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống con người ngày càng được nâng
cao. Do đó những địi hỏi về nhu cầu vật chất, đặc biệt là tinh thần ngày càng được
quan tâm. Trong những nhu cầu đó, có nhu cầu đi du lịch để nghỉ ngơi giải trí, giao
lưu, học tập, nghiên cứu…nhằm phục hồi thể chất và tinh thần sau những ngày làm
việc căng thẳng.
Trên thế giới, mỗi năm có hàng triệu người đi du lịch, đóng góp hàng tỷ đơ la
Mỹ vào GDP. Cịn ở Việt Nam, du lịch ngày càng đóng vai trị quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế, du lịch được coi là “ngành kinh tế mũi nhọn”. Để làm được
điều đó, du lịch Việt Nam cần được quy hoạch, đầu tư phát triển hơn nữa, đặc biệt tập
trung đầu tư phát triển mạnh mẽ các cơng viên giải trí để thu hút, hấp dẫn nhiều du
khách hơn.
Việt Nam được đánh giá là khu vực có tiềm năng lớn, hấp dẫn du khách, nổi
tiếng trong nước và thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng khách du lịch quốc tế
đến Việt Nam cũng như lượng khách nội địa vẫn còn rất hạn chế so với tiềm năng của
nước ta. Một trong những nguyên nhân chính là sự nghèo nàn, đơn điệu, thiếu chuyên
nghiệp của các dịch vụ du lịch như các loại hình trị chơi, dịch vụ vui chơi giải trí, sự
giống nhau về những ý tưởng, thiếu cơ sở lưu trú,…
Vấn đề đặt ra cho Việt Nam trong thời kỳ hội nhập với thế giới là tăng cường
phát triển ngành công nghiệp vui chơi giải trí được mệnh danh là “gã khổng lồ” còn

đang ngủ say để thu hút khách du lịch đến với Việt Nam và cũng là góp phần phát
triển dịch vụ du lịch, tăng cường phát triển nền kinh tế xã hội nước nhà.
PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU
2.1.

Lịch sử nghiên cứu
2.1.1. Thế Giới

Những nghiên cứu về ngành cơng nghiệp giải trí nói chung cũng như những
nghiên cứu về “cơng viên giải trí” hay các dịch vụ vui chơi giải trí nói riêng đã xuất


9
hiện khá lâu trên thế giới. Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu có những đóng góp khơng
nhỏ vào kho tàng nghiên cứu khoa học của thế giới với những hiểu biết về cơng viên
giải trí.
Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam năm 2001 thì đã có các nhà nghiên cứu về
dịch vụ du lịch nói chung như: I.I Pirogionic (1985), Mukhina (1972), Sefer (1973),
nhà địa lý B.N Likhanov (1973) đã nghiên cứu về dịch vụ vui chơi giải trí như một
trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch. Trong khoảng thời gian
1972-1996, các nhà địa lý như Bohar (Mỹ), H.Robinson (Anh),Vonder , Henayer
(Canada) cũng đã tiến hành đánh giá sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích
giải trí du lịch.
Và một số cơng trình nghiên cứu phục vụ cho việc giảng dạy ngành du lịch
như:
MF.Collins and I.S Cooper, “Leisure management Issues and Applications”,
cab international, 1998.
Jay Kandampully, PhD, Connue Mok, PhD and Beverly sparks, PhD “Service
quality management in hospitality, Tourism and leisure” editors, 2000.
Bên cạnh đó là một số bài nghiên cứu chuyên về “cơng viên giải trí” như:

Dridea Catrinel Raluca, “Theme park – the main concept of tourism industry
development”, Romanian American University.
Birgit Pikkemaat and Markus Schuckert Success factors of theme parks, An
exploratory study.
Patrick De Groote, Globalisation of commercial theme parks, case the Walt
Disney Company, University Hasselt & KULeuven.
Cùng nhiều bài nghiên cứu và tài liệu khác. Chứng tỏ đề tài công viên giải trí
khơng phải là q mới mẻ mà đã thu hút khá nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên
cứu và chuyên gia trên thế giới từ rất lâu.
2.1.2. Việt Nam
Công viên giải trí hay rộng hơn là dịch vụ vui chơi giải trí cũng là một trong
những mảng hoạt động của hoạt động du lịch, tuy nhiên đây là dịch vụ mang tính chất


10
bổ sung nên số lượng các cơng trình nghiên cứu về dịch vụ du lịch này còn khá hạn
chế ở nước ta. Tuy nhiên vẫn có một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về dịch vụ vui
chơi giải trí như:
Tổng cục Du lịch, “Cơ sở khoa học và thực tiễn và tổ chức các loại hình vui
chơi giải trí trong các khu du lịch khu vực Hà Nội và phụ cận”, đề tài nghiên cứu khoa
học cấp ngành, 2002.
Nguyễn Đắc Cường, “Giải pháp nhằm khai thác tiềm năng dịch vụ vui chơi
giải trí của điểm đến du lịch Hà Nội”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, 2005.
Lã Minh Quý, “Một số ý kiến đề xuất về việc tổ chức hoạt động vui chơi giải
trí nhằm làm tăng tính hấp dẫn của điểm đến du lịch Hà Nội” kỷ yếu hội thảo khoa
học “Xúc tiến điểm đến du lịch Việt Nam”, trường Đại học Thương mại, tháng 4 năm
2006.
Ngồi ra cũng có những luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ về hoạt động vui chơi
giải trí để góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch nước ta.
Tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu này mới chủ yếu đề cập đến lý luận liên

quan đến đề tài, nghiên cứu dịch vụ vui chơi giải trí ở Hà Nội, hoặc xem xét nó như
một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của du lịch địa phương chứ chưa có
cơng trình nào nghiên cứu một cách tồn diện về việc phát triển các dịch vụ vui chơi
giải trí phục vụ khách du lịch. Hơn nữa lại rất hạn chế nghiên cứu chuyên sâu về đề tài
“công viên giải trí”. Mặc dù đây là định hướng phát triển trong tương lai của cả thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng.


11
PHẦN 3: MỤC TIÊU – PHƯƠNG PHÁP
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ cơ sở khoa học về ngành công viên giải trí trong nền cơng nghiệp
dịch vụ để phát triển du lịch Việt Nam.
Tìm hiểu các vấn đề mà nước ta phải đối mặt trong q trình phát triển các
cơng viên giải trí.
Đánh giá tiềm năng và thực trạng của các cơng viên giải trí tại Việt Nam.
Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển cơng viên giải trí tại
Việt Nam.
3.1.1. Mục tiêu chung
Nhận thức được đúng đắn thực trạng và tiềm năng của nước ta trong phát
triển cơng viên giải trí góp phần phát triển ngành du lịch. Đây là tiền đề thúc đẩy sự
phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
3.1.2. Mục tiêu riêng
Đánh giá thực trạng của các cơng viên giải trí ở Việt Nam. Nhận thức được
tiềm năng của nước ta trong việc phát triển công viên giải trí và đưa ra các biện pháp
phát triển tối ưu, tận dụng tiềm năng phát triển công viên giải trí tại Việt Nam.
3.1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Cơng viên giải trí ở Việt Nam xuất hiện đã khá lâu nhưng lại không quá hấp
dẫn đối với du khách trong và ngồi nước? Vì sao?
3.2.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Cơng viên giải trí và các vấn đề liên quan đến phát triển cơng viên giải trí tại
Việt Nam.
Khảo sát nhu cầu khách du lịch phân theo độ tuổi, tình trạng quan hệ (độc
thân, có gia đình, gia đình có con nhỏ,…), trình độ học vấn, thứ bậc xã hội.
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Việt Nam và chủ yếu là các thành phố lớn như
Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nha Trang, Cần Thơ,…
Thời gian nghiên cứu: 05/4/2018 – 22/5/2018


12
3.3.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài tiệu
Mục đích của phương pháp này nhằm thu thập tài liệu liên quan đến cơ sở lý
luận về công viên giải trí, thu thập kết quả nghiên cứu đã cơng bố, tạo cơ sở tin cậy
về lý luận để áp dụng giải quyết các nội dung của đề tài.
Phương pháp điều tra xã hội học
Sử dụng bảng câu hỏi để điều tra xã hội học, điều này có ý nghĩa quan trọng
trong việc nắm bắt nhu cầu của du khách cũng như sự đánh giá của du khách về hiện
trạng cơng viên giải trí tại Việt Nam.
3.3.2. Phương pháp khảo sát và điều tra thực tế
Điều tra khảo sát là một trong những phần quan trọng của đo lường trong

công tác nghiên cứu xã hội. Phạm vi của điều tra rất rộng, bao gồm các quy trình đánh
giá có đặt câu hỏi cho người được hỏi. Một “điều tra khảo sát” có thể là một bảng hỏi
ngắn trên giấy hoặc một cuộc phỏng vấn chuyên sâu.
3.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Trong quá trình thu thập và phân tích số liệu, nhóm nghiên cứu đã dùng các kỹ
thuật sau để có kết quả xác thực hơn:





Kiểm tra hoặc nhập dữ liệu
Kiểm tra độ chính xác của các dữ liệu
Nhập dữ liệu vào máy tính
Chuyển đổi dữ liệu

Trước hết, cần xây dựng quy trình nhập thơng tin và theo dõi cho đến khi có
thể tiến hành phân tích dữ liệu. Thông thường cần xây dựng cơ sở dữ liệu có thể xem
xét dữ liệu nào đã có, dữ liệu nào còn thiếu. Dữ liệu đầu vào trực tuyến như “Google
Forms” cho phép người sử dụng dễ dàng theo dõi các dữ liệu được nhập vào và thực
hiện các phân tích dữ liệu đơn giản.
Tiếp theo, cần phải kiểm tra độ chính xác của dữ liệu ngay khi nhận dữ liệu.
Tìm kiếm nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, so sánh kết quả tìm kiếm để hạn chế việc


13
sai lệch kết quả là nhiều nhất. Thu thập thông tin và số liệu từ những nguồn đáng tin
cậy.
Cuối cùng, khi các dữ liệu đã được nhập vào thì cần phải chuyển đổi các dữ
liệu thơ thành các biến có thể dùng để phân tích. Có nhiều cách biến đổi dữ liệu. Một

số cách biển đổi phổ biến như giải quyết các giá trị bị thiếu, tìm tổng số điểm, chia
tách các hạng mục.
Từ những kết quả tìm được sau đó phân tích thống kê và xử lý để đáp ứng
nhu cầu nghiên cứu.
3.3.4. Phương pháp thống kê phân tích
Số liệu thống kê mô tả được sử dụng để mô tả các đặc điểm cơ bản của dữ
liệu, cung cấp bản tóm tắt đơn giản về mẫu và các phép đo. Với phân tích đồ họa đơn
giản, thống kê mơ tả là cơ sở của hầu hết các phân tích định lượng. Thống kê mơ tả
giúp đơn giản hóa một lượng lớn dữ liệu một cách hợp lý.
Khi mô tả một tập hợp lớn các quan sát với một chỉ số duy nhất, có nguy cơ
bị sai lệch dữ liệu gốc hoặc bỏ sót chi tiết quan trọng. Mặc dù có hạn chế này, thống
kê mơ tả có thể cung cấp một bản tóm tắt tốt phục vụ việc so sánh giữa con ng ười
hoặc đơn vị khác nhau.
3.4.

Nội dung nghiên cứu

Hệ thống hóa các vấn đề về cơ sở lý luận và nhận thức, đánh giá thực trạng
tiềm năng của nước ta trong vấn đề phát triển công viên giải trí.
Phân tích các vấn đề của cơng viên giải trí.
Đề xuất một số giải pháp góp phần pháp triển cơng viên giải trí thúc đẩy sự
phát triển của ngành du lịch.
3.5.

Đóng góp của đề tài

Đánh giá đúng đắn về thực trạng, về sự phát triển cơng viên giải trí tại Việt
Nam và đề xuất ra những giải pháp nâng cao sự phát triển cơng viên giải trí tại Việt
Nam. Từ đó nâng cao hoạt động phát triển ngành du lịch tại Việt Nam. Kết quả nghiên



14
cứu là tài liệu tham khảo cho sinh viên nhận định về sự phát triển dịch vụ du lịch
thông qua cơng viên giải trí trong những năm tới.
3.6. Kết quả nghiên cứu
Hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản về việc phát triển cơng viên giải trí tại
một số điểm cụ thể trong nước.
Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng của cơng viên giải trí ở Việt Nam và
rút ra những bài học kinh nghiệm thực tế.
Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của cơng viên giải trí
phục vụ khách du lịch.
3.7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và mục lục,
phần nội dung chính của đề tài bao gồm 3 nội dung chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng công viên giải trí Việt Nam
Chương 3: Giải pháp trong thời kì hội nhập


15

PHẦN 4: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
4.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
4.1.1. Một số vấn đề liên quan đến đề tài
4.1.1.1.

Khái niệm công viên
Công viên là khu vực bảo vệ các nguồn thiên nhiên tự có hay nhân tạo; một

nơi vui chơi, giải trí đại chúng với các hoạt động văn hóa, hưởng thụ.

Kiến trúc cơng viên gồm có: cây xanh, ghế ngồi nghỉ mát, các con đường nhỏ
dùng cho người tản bộ, ốc đảo, vườn hoa, các ki-ốt, ban quản lý công viên, nước, hệ
thực vật và động vật, các khu vực cỏ .v.v.
Cơng viên hoang dã, có nhiều cơng viên được bảo vệ bởi pháp luật. Được bảo
hộ, yêu cầu cho một số loài hoang dã để tồn tại. Một số công viên bảo vệ tập trung chủ
yếu vào sự sống cịn của một vài lồi đang bị đe dọa, như khỉ đột hay tinh tinh .v.v.
Bảo đảm người ở các lứa tuổi có thể tìm được khơng gian trong đó cho mình
(tính n tĩnh, thư giãn của cá nhân). Mọi người đều có quyền vào nghỉ ngơi, tham
quan và hoạt động thể dục dưỡng sinh trong cơng viên bình thường, không phải trả bất
kỳ một khoản thu nào nếu khơng tham gia các dịch vụ giải trí có thu tiền.
Thường các công viên được làm theo các đặc thù, loại này thường nhỏ hơn
trong tổ hợp công viên như: công viên nước, công viên cây xanh, công viên văn hóa
v.v.
Ngồi ra cơng viên cịn được định nghĩa là nơi được xây dựng trong nội thành
và vùng ven thành phố (thường từ 10ha trở lên) để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, vui
chơi, giải trí, thể dục thể thao, học tập nghiên cứu của cư dân đơ thị, ngồi ra cơng
viên có tác dụng cải thiện mơi trường.
4.1.1.2.

Dịch vụ du lịch
Cơng viên giải trí dường như là khái niệm cịn mới mẻ đối với Việt Nam và

khơng dễ để tìm thấy định nghĩa về cơng viên giải trí. Tuy nhiên, một trong những
hình thức du lịch đề cập có liên quan mật thiết đến cơng viên giải trí là khái niệm dịch
vụ du lịch và khu vui chơi giải trí.


16
4.1.1.3.


Dịch vụ du lịch là gì?
Dịch vụ du lịch là dịch vụ đóng vai trị quan trọng và chiếm tỷ lệ lớn trong

tổng sản phẩm du lịch. Do đó kinh doanh du lịch được coi như ngành kinh doanh dịch
vụ.
Một khái niệm được sử dụng rộng rãi là khái niệm dịch vụ theo định nghĩa
của ISO 9004-:1991 E: “Dịch vụ là kết qur mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa
người cung cấp và khách hàng, cũng như nhờ hoạt động của người cung cấp để đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng”.
Với cách hiểu như trên, ta thấy yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu
dùng dịch vụ du lịch gồm có khách du lịch và nhà cung ứng dịch vụ. Khi xem xét dịch
vụ du lịch, người ta khơng chỉ xem xét dưới góc độ thỏa mãn nhu cầu khách du lịch
mà còn trên cơ sở mang lại lợi ích cho các tổ chức cung ứng dịch vụ.
4.1.1.4.

Khái niệm dịch vụ vui chơi giải trí.
Về nguồn gốc thì hoạt động vui chơi giải trí đã có từ rất lâu. Trên thế giới vui

chơi giải trí đã có từ lâu đời, vì đây là một nhu cầu hết sức tự nhiên của con người
nhằm giải tỏa sự mệt mỏi, buồn chán, làm hoàn thiện phong phú thêm cuộc sống.
Vui chơi giải trí gắn liền với bản sắc của từng dân tộc và phát triển theo thời
gian, từ hình thức vui chơi yên tĩnh, đơn giản đến các loại hình phức tạp, mạo hiểm,
hiện đại và mang tính tập thể cao.
Từ xa xưa các tầng lớp thượng lưu vua chúa, quan lại đã cho xây dựng các
vườn lớn trong đó có xây dựng những hồ nước, giả sơn, suối nước, thác nước…, cùng
nhiều loại cây, hoa lạ để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí. Ngồi ra họ thường
xun có các hoạt động khác như: cưỡi ngựa, săn bắn, bơi thuyền…. cịn tầng lớp
bình dân lại có các hoạt động vui chơi giải trí vào các kỳ lễ hội sau mùa thu hoạch.
Nhưng hoạt động vui chơi giải trí thời này có những nét khác biệt về bản chất
so với các hoạt động vui chơi giải trí hiện đại ở chỗ con người thời xưa tham gia các

hoạt động vui chơi giải trí do phong tục, tập qn (lễ hội, đình đám…); do có nhiều
thời gian rỗi (thời nơng nhàn) nhằm mục đích chủ yếu là gặp gỡ, giao tiếp, mở rộng
hiểu biết hơn về con người, thiên nhiên. Còn hoạt động vui chơi giải trí hiện đại nảy
sinh từ một nền sản xuất xã hội hóa cao. Con người chịu sức ép nặng nề của công


17
việc, sự căng thẳng về tâm lý, do vậy mục đích chủ yếu của họ khi tham gia hoạt động
vui chơi giải trí là để nghỉ ngơi, thư giãn và phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Theo các nhà nghiên cứu thì vui chơi giải trí hiện đại gắn liền với các kỳ nghỉ
an dưỡng xuất hiện đầu tiên ở Châu Âu vào thế kỉ XVIII - XIX. Khi mà quá trình
cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa phát triển mạnh mẽ. Các gia đình quý tộc, các tầng lớp tư
sản thành thị đua nhau xây dựng các khu nghỉ dưỡng trong các trang trại ở nông thôn
để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí vào những thời gian rãnh rỗi. Đó là nhu cầu
xã hội và tất yếu của lịch sử. Và vui chơi giải trí dần trở nên phổ biến trên thế giới.
Ngày nay, vui chơi giải giải trí phát triển lan rộng qua khu vực Châu Á và đạt
được những thành tựu đáng kể và không những phục vụ cho khách trong nước mà còn
là nhân tố góp phần thúc đẩy phát triển du lịch thu hút hàng triệu du khách nước
ngoài.
Xu hướng ngày nay của các nhà đầu tư trong lĩnh vực vui chơi giải trí là xây
dựng khu liên hợp gồm nhà nghỉ, bể bơi, khơng gian xanh, cửa hàng, phịng thể dục
thẩm mỹ và các trị chơi thú vị, mạo hiểm.
Về hình thức vui chơi giải trí hiện nay đa dạng phong phú hơn do có sự tiến
bộ của khoa học kỹ thuật và việc ứng dụng nó phục vụ lợi ích con người.
Như vậy, vui chơi giải trí được hiểu là những hoạt động thư giãn diễn ra trong
thời gian rãnh rỗi, để thỏa mãn các đòi hỏi tự nhiên của con người, nhằm tái tạo thể
lực và tinh thần. Còn dịch vụ vui chơi giải trí được hiểu là “kết quả mang lại nhờ các
hoạt động tương tác giữa người cung cấp dịch vụ vui chơi giải trí và du khách, cũng
nhờ các hoạt động của người cung cấp để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của du
khách” (dựa trên cơ sở khái niệm chung về dịch vụ).

4.1.1.5.

Phân loại dịch vụ vui chơi giải trí
Theo tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), “có khoảng 70 dịch vụ hoạt động

cụ thể liên quan đến việc cung cấp dịch vụ du lịch, ngồi ra có khoảng 70 hoạt động
khác có liên quan đến việc cung cấp dịch vụ du lịch” ( trích Tổng quan về các vấn đề
tự do hoá thương mại dịch vụ, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2005). Trong đó các
dịch vụ vui chơi giải trí bao gồm hai nhóm:


18
Nhóm 1: Các dịch vụ liên quan đến thể thao
-

Dịch vụ xúc tiến và tổ chức các cuộc thi đấu thể thao và thể thao

giải trí
-

Dịch vụ trường đua

-

Dịch vụ sân gôn

-

Dịch vụ cấp phép câu cá


-

Dịch vụ cấp phép săn bắn

-

Dịch vụ bãi biển

-

Dịch vụ thể thao mạo hiểm

Nhóm 2: Dịch vụ vui chơi giải trí
-

Dịch vụ cơng viên giải trí và cơng viên chủ đề

-

Dịch vụ lễ hội

-

Dịch vụ sòng bạc

-

Dịch vụ chơi bạc bằng máy

-


Dịch vụ bar

Dịch vụ vui chơi giải trí rất đa dạng nên việc phân loại dịch vụ vui chơi giải
trí là cơng việc khá phức tạp.
4.1.1.6.

Khái niệm cơng viên giải trí
Cơng viên giải trí là một trong những loại hình của dịch vụ du lịch vui chơi

giải trí. Cơng viên giải trí hay công viên chủ đề là những khái niệm khá xa lạ đối với
Việt Nam mặc dù những loại hình này đã xuất hiện khá lâu.
Cơng viên giải trí (Amusement Park) là một địa điểm, công viên công cộng nơi quy tụ nhiều hình thức trị chơi (mà đa dạng nhất là các trò chơi mạo hiểm và cảm
giác mạnh) và các sự kiện nhằm thu hút số lượng lớn du khách và người chơi cho cả
mục đích kinh doanh và văn hóa cộng đồng. Cũng có thể nói cơng viên giải trí là một
trong các loại hình cơng trình được tạo ra nhằm mục đích giải trí và tiêu khiển. Cơng
viên giải trí thường có quy mơ và cấu trúc phức tạp hơn công viên thông thường, phục
vụ cho nhiều lớp người với độ tuổi khác nhau.


19
Công viên chủ đề (Theme park) cũng được định nghĩa là cơng viên giải trí
nhưng với các trị chơi, loại hình giải trí có nội dung, khái niệm được chọn lọc hơn để
có thể dựa trên hoặc tuân theo một ý tưởng hoặc phong cách nhất định.
Theo tổ chức nghiên cứu kinh tế (ERA, 2007) công viên chủ đề (công viên
giải trí) được định nghĩa là “điểm thu hút chứa đựng những chuyến đi và theo một chủ
đề cụ thể, và du khách phải thanh toán tiền vé cho mỗi trị chơi mà họ muốn tham
gia”.
Một mơ tả chi tiết hơn cho các công viên chủ đề được đưa ra bởi Philip.
L.Pearce (2011): “Cơng viên giải trí là khơng gian tập trung nhiều nguồn vốn, phát

triển mạnh và độc lập mà ở đó du khách phải chi trả một mức phí nhất định. Thơng
thường cơng viên giải trí sẽ bao gồm các trị chơi giải trí, cưỡi ngựa, ẩm thực đặc
trưng được tổ chức một cách thống nhất xung quanh các chủ đề như khoảng thời gian
cụ thể trong lịch sử, vị trí địa lý nhất định. Những chủ đề này rất quan trọng đối với
hoạt động của các công viên giải trí khi chúng tạo ra cảm giác tham quan trong một
mơi trường hồn tồn khác với cuộc sống hàng ngày.”
Ở Việt Nam thuật ngữ “cơng viên giải trí” thường không được sử dựng
rộng rãi cho đến thời điểm năm 2010 thì đã được biết đến như một ngành cơng nghiệp
khơng khói và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. Từ ngành công nghiệp bổ sung dần
khẳng định vị thế bền vững so với các nền kinh tế khác.
Thơng thường “khu vui chơi giải trí” sẽ được dùng rất nhiều để thay thế
cho “cơng viên giải trí”. Như “Suoi Tien Theme Park” được biết đến là Khu Du lịch
Suối Tiên hay Khu Vui chơi Giải trí Suối Tiên.
Từ đó có thể thấy chưa có những định nghĩa đúng đắn về cơng viên giải
trí ở Việt Nam.
4.1.1.7.

So sánh Amusement Park và Theme Park
Mặc dù Amusement Park và Theme Park ở Việt Nam được hiểu là hoàn toàn

giống nhau. Nhưng thực tế thì có một chút khác biệt giữa hai khái niệm này.


20
Sự khác biệt giữa "Theme Park" và " Amusement Park " chủ yếu là tùy
ý. Theo truyền thống, một " Amusement Park " là một cơ sở giải trí với các trị chơi
giải trí cơ khí, thức ăn và các hình thức giải trí khác.
Vậy sự khác biệt là gì? Sự khác biệt là "Theme Park" thêm một mức độ tích
hợp theo chủ đề.
Các "Theme Park" đầu tiên được xây dựng xung quanh một chủ đề thống

nhất: một nơi mà bạn có thể đắm mình trong các điểm tham quan liên quan đến chủ
đề. Ban đầu, các "Theme Park" đặt trải nghiệm theo chủ đề lên trên sự cần thiết cho
những thú vui truyền thống. Nhiều " Amusement Park " ban đầu thậm chí cịn khơng
bao gồm các trị chơi giải trí cơ khí, và chắc chắn thiếu các lễ hội kết hợp với các cơng
viên giải trí truyền thống. Trong một số trường hợp, thuật ngữ "Theme Park" đã trở
thành điểm hấp dẫn cho một địa điểm du lịch dựa trên địa điểm trình bày một chủ đề
thống nhất đặc biệt để giải trí.
Vì vậy, nếu "Theme Park" là " Amusement Park " được phát triển xung quanh
các yếu tố và mơi trường thống nhất theo chủ đề, nó khác với cơng viên giải trí như
thế nào? Một cơng viên giải trí chỉ đơn giản là một cơng viên có nhiều trị giải trí khác
nhau, có thể có hoặc không được thống nhất bởi một hoặc nhiều chủ đề.
Do đó, một cơng viên giải trí có thể hoặc khơng thể được coi là một công
viên chủ đề, nhưng công viên chủ đề gần như luôn luôn được coi là cơng viên giải
trí. Trong một cơng viên giải trí truyền thống, các trị chơi có tầm quan trọng tối đa, và
môi trường theo chủ đề là thứ yếu nếu không vắng mặt hồn tồn. Điều này khơng có
nghĩa là một cơng viên giải trí truyền thống có thể khơng có kiến trúc thống nhất, hoặc
thậm chí chứa các yếu tố theo chủ đề, nhưng điều đó có nghĩa là các yếu tố theo chủ
đề có tầm quan trọng thứ cấp và có thể khơng thống nhất.
Tóm lại, cơng viên chủ đề là cơng viên giải trí được xây dựng xung quanh
một hoặc nhiều chủ đề nhất quán. Công viên giải trí có thể hoặc khơng thể chứa các
yếu tố theo chủ đề.


21
4.2.

THỰC TRẠNG VỀ CƠNG VIÊN GIẢI TRÍ VIỆT NAM

4.2.1. Tình hình chung về các cơng viên giải trí ở Việt Nam
4.2.1.1.


Lịch sử hình thành

4.2.1.1.1. Lịch sử hình thành cơng viên giải trí của của thế giới
Các cơng viên giải trí phát triển từ ba truyền thống trước đó là đi du lịch hoặc
hội chợ định kỳ, khu vườn niềm vui và triển lãm (hội chợ thế giới). Vào thế kỷ XVIII
– XIX, chúng được phát triển thành những nơi giải trí cho quần chúng, nơi cơng
chúng có thể xem các chương trình kỳ quái, nhào lộn, tung hứng và tham gia vào các
cuộc thi.
Cơng viên giải trí lâu đời nhất thế giới, Bakken ("The Hill"), được mở ở lục
địa châu Âu năm 1583. Nó nằm ở phía bắc Copenhagen ở Klampenborg, Đan Mạch .
Một khu vườn ban đầu khác là Vauxhall Gardens, được thành lập năm 1661
tại London. Vào cuối thế kỷ XVIII, khu vườn đã thu một khoản phí vào cửa cho nhiều
điểm tham quan trong khu vườn. Vauxhall Gardens đã thu hút một lượng khách khổng
lồ, với những con đường dành cho các bài tập lãng mạn; người đi bộ đường dài, khinh
khí cầu, buổi hịa nhạc và pháo hoa cung cấp giải trí. Mặc dù những khu vườn ban đầu
được thiết kế cho giới thượng lưu, nhưng chúng nhanh chóng trở thành nơi dành cho
nhiều tầng lớp xã hội.
Nhiều cơng viên giải trí hiện đại phát triển từ các khu nghỉ dưỡng trước đó đã
trở nên phổ biến với công chúng cho các chuyến đi trong ngày hoặc ngày nghỉ cuối
tuần, ví dụ, các khu vực ven biển như Blackpool (Vương quốc Anh) và Coney Island
(Hoa Kỳ).
Một số công viên được phát triển ở các khu nghỉ mát, chẳng hạn như các khu
nghỉ mát ở bờ biển New Jersey và New York. Một ví dụ tại New Jersey là Atlantic
City , một khu nghỉ mát nổi tiếng. Các doanh nhân dựng lên các cơng viên giải trí trên
các cầu tàu mở rộng từ lối đi bộ lót ván trên đại dương. Đầu tiên là Ocean Pier vào
năm 1891, sau đó là Steel Pier vào năm 1898, cả hai đều tự hào dẫn đầu về sự hấp dẫn
điển hình vào thời gian đó, chẳng hạn như các trị chơi theo phong cách Midway và đi
xe điện.
Đảo Coney (Mỹ) có ba cơng viên giải trí lớn là Cơng viên Steeplechase

(1897), Luna Park (1903) và Dreamland (1904). Coney Island là một thành công lớn
vào năm 1910 số người tham quan một ngày có thể đạt tới một triệu người.


22
Cơng viên giải trí đầu tiên ở Anh được khai trương vào năm 1896 - Bãi biển
vui chơi Blackpool bởi WG Bean.
Năm 1911, Dreamland là cơng viên giải trí Coney Island đầu tiên hoàn toàn
bị đốt cháy; vào năm 1944, Luna Park cũng bị thiêu rụi (do phần lớn công trình trong
các cơng viên giải trí của thời đại này là bằng gỗ).
Trong thời kỳ Gilded Age – Thời kỳ Vàng (1950-1973) , nhiều người Mỹ bắt
đầu làm việc ít giờ hơn và có thu nhập nhiều hơn. Với số tiền và thời gian đó người
Mỹ đã dùng để tham gia vào các hoạt động giải trí, tìm kiếm các địa điểm giải trí
mới. Để đáp ứng cơ hội kinh tế mới này, nhiều cơng viên giải trí được thiết lập bên
ngoài các thành phố lớn và ở các vùng nông thôn. Những công viên phục vụ như là
nguồn gốc của tưởng tượng và thoát khỏi cuộc sống thực. Vào đầu những năm 1900,
hàng trăm cơng viên giải trí đã hoạt động tại Hoa Kỳ và Canada.
Thời đại vàng của cơng viên giải trí cũng bao gồm sự ra đời của công viên
Kiddie. Được thành lập vào năm 1925, công viên Kiddie ban đầu nằm ở San Antonio
(Texas) và vẫn đang hoạt động ngày nay. Các công viên Kiddie trở nên phổ biến trên
khắp nước Mỹ sau Thế chiến II.
Vào cuối Chiến tranh thế giới thứ nhất, mọi người dường như muốn có một
giải trí thú vị hơn nữa, nhu cầu đó được đáp ứng bởi tàu lượn. Các cơng viên giải trí
sau chiến tranh tiếp tục thành cơng, trong khi các cơng viên giải trí đơ thị lại giảm đi.
Ở Anh, Dreamland Margate mở cửa vào năm 1880 với băng chuyền (của
Frederick Savage) giải trí đầu tiên được lắp đặt. Năm 1920, tàu lượn siêu tốc Scenic
Railway mở cửa cho công chúng với thành công lớn, mang lại nửa triệu hành khách
trong năm đầu tiên.
Cuộc Đại suy thoái của những năm 1930 và Thế chiến II trong những năm
1940 đã chứng kiến sự suy giảm của ngành công nghiệp giải trí. Chiến tranh đã khiến

dân số đơ thị giàu có di chuyển đến các vùng ngoại ơ, truyền hình trở thành một
nguồn giải trí, và các gia đình đến các cơng viên giải trí ít thường xun hơn.
Đến những năm 1950, các yếu tố như phân rã đô thị, tội phạm, đã dẫn đến
thay đổi các mơ hình trong cách mọi người đã chọn để dành thời gian rảnh rỗi của
họ. Nhiều cơng viên giải trí truyền thống, cũ kỹ đóng cửa hoặc bị đốt cháy để nhường
chỗ cho nhà ở và phát triển ngoại ô . Năm 1964, Công viên Steeplechase từng là vua
của tất cả các công viên giải trí đóng cửa.
Ngày nay, các dịch vụ của ngành cơng viên giải trí bao gồm các cơng viên
chủ đề lớn trên thế giới như Walt Disney World (Florida), SeaWorld Orlando


23
(Florida) và Universal Studios Hollywood (Los Angeles) đến các công viên giải trí
nhỏ và vừa như cơng viên Six Flags (Hoa Kỳ) và công viên Cedar Fair (Ohio) . Vô số
các liên doanh nhỏ hơn tồn tại trên khắp Hoa Kỳ và trên tồn thế giới. Cơng viên chủ
đề đơn giản trực tiếp nhắm vào trẻ nhỏ cũng xuất hiện, chẳng hạn như Legoland
(Malaysia) .
4.2.1.1.2. Lịch sử hình thành cơng viên giải trí ở Việt Nam
Theo nghiên cứu và tìm hiểu, Cơng viên Văn hóa Đầm Sen là cơng viên giải
trí đầu tiên của Việt Nam.
Sau đây là q trình hình thành Cơng viên Văn hóa Đầm Sen:
Cách đây 30 năm. Cơng viên Văn hóa Đầm Sen cịn là một khu ruộng hoang
đầm lầy với những đụn rau muống, rau ngổ, cây cỏ rậm rịt, đồng thời cũng là nơi chứa
các tệ nạn xã hội. Vào ngày 15/2/1976, việc huy động hàng triệu ngàn công nhân lao
động để thực hiện lệnh kêu gọi của Thành Ủy – UBND Thành Phố “Hãy xây dựng
cho thành phố 3 cơng viên văn hóa lớn, một tại Bình Tiên, một tại Tân Bình và một tại
Đầm Sen”. Công viên được khởi công như thế, từng bước được cải tạo thành một hồ
nước sạch hơn, với cảnh quan thoáng mát.
Từ năm 1977 đến năm 1983: Đầm Sen do Thành Phố quản lý. Sau đó, vào
ngày 8/9/1983 Thành Phố giao cho Quận 11 quản lý (55ha, theo quyết định 325/QĐUB).

Quyết định 215/QĐ-UB ngày 25/5/1984 giao Đầm Sen về các đơn vị: Ban
xây dựng nhà đất và cơng trình quận 11, Xí nghiệp quốc doanh ni trồng thủy sản và
Công ty ăn uống và dịch vụ tổng hợp quận 11. Do khó khăn chung và thiếu vốn xây
dựng. Đầm Sen chỉ đáp ứng được nhu cầu kinh tế là hồ nuôi cá thịt với một số cây rất
ít, chưa hình thành là một cơng viên.
Đến năm1985, Quận 11 ra quyết định 108/QĐ-UB thống nhất giao Đầm Sen
cho Cơng ty Dịch vụ Văn hóa Tổng hợp quận 11 và có đại diện Xí nghiệp ni trồng
thủy sản để thành lập ban quản lý Đầm Sen.
Sau đó, vào năm 1989, Đầm Sen lại được giao cho Công ty du lịch quận 11,
tức Công ty Dịch vụ Du lịch Phú Thọ ngày nay. Xí nghiệp ni trồng thủy sản giải thể
do làm ăn thua lỗ.
Từ đó Cơng viên Văn hóa Đầm Sen đi vào hoạt động là một khu vui chơi giải
trí với những bước phát triển mạnh mẽ, trở thành một công viên rộng lớn và hiện đại
bậc nhất hiện nay ở Thành phố Hồ Chí Minh; trở thành một cơng viên văn hóa và du
lịch đi đầu và thành công nhất trong cả nước.


24
Từ đầu năm 2003, Cơng Viên Văn Hóa Đầm Sen chính thức là thành viên của
Tổng Cơng Ty Du Lịch Sài Gịn (Saigontourist). Đó là nhờ sự quan tâm tập trung đầu
tư và năng động của ban giám đốc công ty Du lịch Phú Thọ, sự quản lý sáng suốt của
ban giám đốc và tập thể cán bộ - công nhân viên có tinh thần trách nhiệm và dày dạn
kinh nghiệm làm việc
Ngày nay, Việt Nam có hơn 100 cơng viên giải trí lớn nhỏ với nhiều chủ đề
khác nhau.
Bảng 1. Thống kê một số cơng viên giải trí tiêu biểu của 63 tỉnh thành ở Việt Nam
STT

TỈNH THÀNH


1

An Giang

TÊN CƠNG VIÊN GIẢI TRÍ
-Cơng viên nước Sao Vàng
-Khu du lịch Vạn Hương Mai
-Cơng viên giải trí Thỏ trắng - Vũng Tàu

2

Bà Rịa - Vũng Tàu

-Hồ Mây Park
-Vung Tau Water Park
-Công viên nước Bãi Trước

3

Bạc Liêu

-Khu du lịch Nhà Mát

4

Bắc Kạn

_

5


Bắc Giang

-Cơng viên Hồng Hoa Thám
-Dream Kid Bắc Ninh

6

Bắc Ninh

-Kidz Zone Recreation
-Công viên Nguyễn Văn Cừ

7

Bến Tre

-Khu du lịch Lan Vương


25

-Khu du lịch sinh thái Cồn Phụng
-Khu du lịch Làng Bè
-Khu du lịch Văn hóa Đại Nam
8

Bình Dương

-Khu du lịch Thủy Châu

-Cơng viên nước Bình Dương
-Cơng viên nước Thanh Lễ
-Seagate Park

9

Bình Định

-Zoo Safari Park
-Cơng viên nước An Nhơn

10

Bình Phước

-Khu vui chơi giải trí Hồng Gia

11

Bình Thuận

-Khu du lịch Suối Cát

12

Cà Mau

13

Cao Bằng


-Cơng viên Văn hóa Du lịch Cà Mau
-Khu du lịch Hòn Đá Bạc
_
-Tini World Cần Thơ
-Khu vui chơi giải trí Cầu Vồng

14

Cần Thơ

-Tini World Lotte Cần Thơ
-Cơng viên giải trí Kittyd & Minied
-Khu du lịch Mỹ Khánh
-Jump Areana


×