Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Hiệu quả của bón phân hữu cơ trong hệ thống luân canh lúa màu lên đặc tính đất và năng suất lúa tại trà ôn vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
..

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG

HIỆU QUẢ CỦA BÓN PHÂN HỮU CƠ TRONG
HỆ THỐNG LUÂN CANH LÚA MÀU LÊN
ĐẶC TÍNH ĐẤT VÀ NĂNG SUẤT LÚA
TẠI TRÀ ÔN-VĨNH LONG

LÊ VĂN CHẮN

AN GIANG, 8-2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG

HIỆU QUẢ CỦA BÓN PHÂN HỮU CƠ TRONG
HỆ THỐNG LUÂN CANH LÚA MÀU LÊN
ĐẶC TÍNH ĐẤT VÀ NĂNG SUẤT LÚA
TẠI TRÀ ÔN-VĨNH LONG

LÊ VĂN CHẮN
MSSV: CH165805



GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

TS. NGUYỄN MINH PHƯỢNG

AN GIANG, 8-2020


CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn tốt nghiệp Thạc Sĩ “Hiệu quả của bón phân hữu cơ trong hệ thống luân
canh lúa màu lên đặc tính đất và năng suất lúa tại Trà Ôn – Vĩnh Long”, do học viên
Lê Văn Chắn, mã số học viên: CH165805, lớp Cao học Khoa Học Cây Trồng Khóa 3. Thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Minh Phượng. Tác giả đã
báo cáo nghiên cứu và được Hội đồng Khoa học và Đào tạo thông qua ngày
07/8/2020.

Thư ký

TS. Nguyễn Hữu Thanh

Phản biện 1

Phản Biện 2

PGS.TS. Trần Văn Dũng

TS. Phạm Văn Quang
Cán bộ hướng dẫn

TS. Nguyễn Minh Phượng


Chủ tịch hội đồng

TS. Nguyễn Văn Chương

i


SƠ LƯỢC CÁ NHÂN
1. Sơ lược lý lịch
Họ và tên: Lê Văn Chắn
Ngày sinh: 1988

Giới tính: Nam
Nơi sinh: Phú Hưng, Phú Tân, An Giang

Quê quán: Phú Hưng, Phú Tân, An Giang

Dân tộc: Kinh

Địa chỉ liên lạc: Hưng Thới 2, Phú Hưng, Phú Tân, An Giang
Số điện thoại: 0888.474.866
E-mail: vanchanledh12tt@@gmail.com
2. Tóm tắt quá trình học tập
Từ năm 1992 - 1997: Học sinh - Trường tiểu học “A” Phú Hưng
Từ năm 1998 - 2002: Học sinh - Trường Trung Học Cơ sở Phú Hưng
Từ năm 2003 - 2006: Học sinh - Trường THPT Chu Văn An
Từ năm 2011 - 2015: Sinh viên Đại học, Ngành Khoa Học Cây Trồng - khóa 12,
Trường Đại học An Giang.
3. Quá trình đào tạo
Từ năm 2016 - 2018: Học viên Cao học, ngành Khoa Học Cây Trồng - khóa 3,

Trường Đại học An Giang.
An Giang, ngày 22 tháng 8 năm 2020
Người thực hiện

Lê Văn Chắn

ii


LỜI CẢM TẠ
Tơi xin chân thành cảm ơn chương trình VLIR-TEAM, đã tạo điều kiện để tơi có
được luận văn này.
Để hoàn thành được bài luận văn thạc sĩ này, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn đặc biệt tới
cán bộ hướng dẫn của tôi, TS. Nguyễn Minh Phượng - Người đã định hướng, trực
tiếp hướng cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. Xin
chân thành cảm ơn những bài giảng và bộ sách của cô đã giúp cho tôi mở mang
thêm nhiều kiến thức hữu ích về chun ngành nói chung và luận văn nói riêng.
Đồng thời, cơ cũng là người ln cho tôi những lời khuyên vô cùng quý giá về cả
kiến thức chuyên môn cũng như định hướng phát triển tư duy và ý thức bản thân.
Một lần nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn đến cô bằng tất cả tấm lịng và sự biết ơn của
mình.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến anh Ths. Trần Huỳnh Khanh đã giúp đỡ nhiệt tình,
truyền đạt cho tơi những kiến thức và kinh nghiệm thực sự hay trong q trình thực
hiện thí nghiệm.
Tơi cũng xin cảm ơn thầy cô Trường Đại học An Giang, Trường Đại học Cần Thơ,
Viện Lúa ĐBSCL đã truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên sâu về chuyên
ngành trong suốt thời gian học tập, để tơi có được nền tảng kiến thức hỗ trợ rất lớn
cho tôi trong quá trình làm luận văn thạc sĩ.
Thân ái gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp Cao học Khoa Học Cây Trồng - khóa 3 đã
đồng hành và giúp đỡ tơi trong suốt khóa học với lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và

đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.
Sau cùng, tơi xin tỏ lịng biết ơn đến cha mẹ, người thân và bạn bè đã luôn bên cạnh
ủng hộ, động viên tôi trong cuộc sống cũng như trong thời gian hoàn thành luận văn
thạc sĩ.
Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!
An Giang, ngày 22 tháng 8 năm 2020
Người thực hiện

Lê Văn Chắn

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định hiệu quả của một số biện pháp
canh tác như luân canh lúa - màu (đậu nành) và sử dụng phân hữu cơ trong cải thiện
độ phì nhiêu đất và năng suất lúa trên vùng đất phù sa canh tác ba vụ lúa bị bạc màu
tại huyện Trà Ôn - tỉnh Vĩnh Long. Thí nghiệm đồng ruộng được bố trí khối hoàn
toàn ngẫu nhiên với bốn nghiệm thức, 3 lần lặp lai, bao gồm: (1) Lúa ba vụ canh tác
liên tục - nghiệm thức đối chứng (2) Lúa ba vụ, có bón bổ sung 2 tấn/ha phân hữu
cơ vào đầu mỗi vụ (3) Hai vụ lúa luân canh với một vụ đậu nành (4) Hai vụ lúa luân
canh với một vụ đậu nành, có bón bổ sung 2 tấn/ha phân hữu cơ vào đầu mỗi vụ.
Kết quả thí nghiệm cho thấy bón phân hữu cơ và luân canh lúa - đậu nành giúp gia
tăng hàm lượng chất hữu cơ, hàm lượng đạm hữu dụng, lân hữu dụng, và kali trao
đổi trong đất so với thâm canh lúa không sử dụng hữu cơ. Sự cải thiện về hàm
lượng dưỡng chất thiết yếu trong đất khi tác động các biện pháp này giúp cây lúa
sinh trưởng tốt và gia tăng năng suất so với thâm canh lúa. Tuy nhiên hiệu quả cải
thiện các đặc tính vật lý đất như dung trọng, độ xốp chưa được thể hiện rõ. Cần tiếp
tục theo dõi thí nghiệm dài hạn để đánh giá chính xác hơn hiệu quả của các biện
pháp này lên độ phì vật lý đất cũng như các thành phần năng suất khi thu hoạch.

Từ khóa: Phân hữu cơ, luân canh lúa-màu, năng suất lúa, độ phì nhiêu đất

iv


ABSTRACT
The research was conducted to evaluate the effect of farming methods such as riceupland crop (soybean) rotation and the use of organic fertilizers in improving soil
fertility and rice yield on degraded alluvial soils which is intensively cultivated 3
rice crops per year in Tra On district, Vinh Long province. The field experiment
was in a completely randomized block design with 4 treatments and 3 replications,
including: (1) intensive rice cultivation, 3 crops/year - control treatment (2)
intensive rice cultivation, amended 2 tons/ha organic fertilizer at the beginning of
each crop (3) two rice crops rotated with one soybean crop (4) Two rice crops
rotated with one soybean crop, amended 2 tons/ha organic fertilizer at the beginning
of each crop. The results of the experiment showed that amending organic fertilizer
and rotating rice with soybean help increasing soil organic matter content, available
nitrogen and phosphorus content as well as exchangeable potassium content in the
soil as compared with intensive rice cultivation. The increase of essential crop
nutrients in the soil by these methods enhance rice growth and rice yield. However,
the effect on soil physical properties such as soil bulk density and porosity of these
methods has not clearly been shown. It’s necessary to follow-up long-term
experiment to accurately evaluate the effects of these methods on soil physical
fertility as well as rice yield components.
Keywords: organic fertilizer, rice-upland crop rotation, rice yield, soil fertility

v


LỜI CAM KẾT
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu trong cơng

trình nghiên cứu này có xuất sứ rõ ràng. Những kết luận mới về khoa học của cơng
trình nghiên cứu này chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
An Giang, ngày 22 tháng 8 năm 2020
Người thực hiện

Lê Văn Chắn

vi


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG ..............................................................................i
SƠ LƯỢC CÁ NHÂN ................................................................................................ii
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................ iii
TÓM TẮT ..................................................................................................................iv
LỜI CAM KẾT ..........................................................................................................vi
MỤC LỤC .................................................................................................................vii
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................ ix
DANH SÁCH HÌNH................................................................................................... x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .....................................................................................xi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................. 2
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................................. 2
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................. 2
1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ................................................................... 2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................. 3
2.1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................... 3
2.2 LƯỢC KHẢO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................. 3
2.2.1 Tổng quan về vùng nghiên cứu .......................................................................... 4
2.2.2 Ảnh hưởng của thâm canh lúa nước đến độ phì nhiêu đất ................................. 9
2.2.2.1 Ảnh hưởng thâm canh lúa đến môi trường đất ............................................... 5
2.2.2.2 Hiện tượng suy giảm năng suất trong hệ thống thâm canh lúa nước ............. 6
2.2.3 Hiệu quả của việc luân canh cây trồng .............................................................. 7
2.2.4 Hiệu quả của luân canh lúa với cây trồng cạn đến độ phì của đất ..................... 8
2.2.5 Chất hữu cơ và tính chất sinh học đất ................................................................ 9
2.2.5.1 Vai trò chất hữu cơ đối với độ phì nhiêu của đất ......................................... 10
2.2.5.2 Chất hữu cơ đối với dinh dưỡng cây trồng ................................................... 11
2.2.6 Phân hữu cơ ...................................................................................................... 12
2.2.6.1 Ảnh hưởng của phân hữu cơ đối với tính chất lý, hố và sinh học đất ........ 13
2.2.6.2 Hiệu quả của phân hữu cơ cải thiện chất lượng đất và năng suất cây trồng ....... 15
2.2.6.3 Vai trị của phân hữu cơ trong phát triển nơng nghiệp bền vững ................ 16
2.2.6.4 Một số kết quả nghiên cứu về hiệu quả phân hữu cơ trong cải tạo chất lượng
đất và năng suất cây trồng ........................................................................... 17
vii


2.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................................................................................. 19
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 20
3.1 MẪU NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 20
3.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 20
3.3 CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 21
3.4 TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................ 22
3.5 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ...................................................................................... 23
3.5.1 Thu thập mẫu.................................................................................................... 23
3.5.2 Phương pháp phân tích mẫu ............................................................................. 24

3.5.3 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 25
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 26
4.1 ĐẶC TÍNH ĐẤT THÍ NGIỆM ........................................................................... 26
4.2 ẢNH HƯỞNG CỦA LUÂN CANH CÂY TRỒNG VÀ PHÂN HỮU CƠ ĐẾN ĐẶC
TÍNH LÝ HÓA HỌC CỦA ĐẤT LÚA THÂM CANH 03 VỤ Ở HUYỆN TRÀ ÔN,
TỈNH VĨNH LONG .............................................................................................................. 27
4.2.1 pH đất ............................................................................................................... 27
4.2.2 Hàm lượng chất hữu cơ .................................................................................... 27
4.2.3 Hàm lượng đạm hữu dụng trong đất ................................................................ 28
4.2.4 Hàm lượng lân hữu dụng trong đất .................................................................. 29
4.2.5 Hàm lượng kali trao đổi trong đất .................................................................... 29
4.2.6 Dung trọng trong đất ........................................................................................ 30
4.2.7 Độ xốp .............................................................................................................. 31
4.3 ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP CANH TÁC ĐẾN THÀNH PHẦN NĂNG
SUẤT, NĂNG SUẤT VÀ SINH KHỐI LÚA .................................................. 32
4.3.1 Thành phần năng suất....................................................................................... 32
4.3.2 Năng suất và sinh khối ..................................................................................... 33
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 35
5.1 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 35
5.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 36
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 43

viii


DANH SÁCH BẢNG
Nội dung

Trang


Bảng 3.1: Các nghiệm thức thí nghiệm luân canh lúa-đậu nành kết hợp bón phân
hữu cơ ...................................................................................................... 20
Bảng 3.2: đặc tính giống lúa IR 50404 ..................................................................... 21
Bảng 3.3: Thời điểm và liều lượng bón phân cho lúa ............................................... 22
Bảng 3.4: Thành phần dinh dưỡng có trong phân hữu cơ ......................................... 22
Bảng 3.5: Tiến độ thực hiện ...................................................................................... 22
Bảng 3.6: Thời điểm thu mẫu đất cuối vụ Thu Đông 2017 và Đông Xuân 2017 2018 ......................................................................................................... 23
Bảng 3.7: Các phương pháp phân tích mẫu đất ........................................................ 24
Bảng 4.1: Một số đặc tính lý hố học của tầng mặt (0 - 15 cm) đất thâm canh lúa ba
vụ trước khi bố trí thí nghiệm luân canh cây trồng tại huyện Trà ôn, tỉnh
Vĩnh Long ................................................................................................ 26
Bảng 4.2: Giá trị pH đất cuối vụ Thu Đông 2017 và Đông Xuân 2017 - 2018 ........ 27
Bảng 4.3: Hàm lượng chất hữu cơ trong đất cuối vụ Thu Đông 2017 và Đông Xuân
2017 - 2018 .............................................................................................. 28
Bảng 4.4: Hàm lượng lân hữu dụng trong đất cuối vụ Thu Đông 2017 và Đông
Xuân 2017 - 2018 .................................................................................... 29
Bảng 4.5: Hàm lượng K trao đổi trong đất cuối vụ Thu Đông 2017 và Đông Xuân
2017 - 2018 .............................................................................................. 30
Bảng 4.6: Thành phần năng suất vụ Thu Đông 2017................................................ 32
Bảng 4.7: Thành phần năng suất vụ Đông Xuân 2017 – 2018 ................................. 33
Bảng 4.8: Sinh khối rơm và năng suất lúa Thu Đông 2017 ...................................... 34
Bảng 4.9: Sinh khối rơm và năng suất lúa Đông xuân 2017 - 2018 ......................... 34

ix


DANH SÁCH HÌNH
Nội dung


Trang

Hình 3.1: Bản đồ địa điểm bố trí thí nghiệm tại ấp Mỹ Lợi, xã Thiện Mỹ, huyện Trà
Ôn, tỉnh Vĩnh Long (9°57'13.07" N, 105°55'58.01" E). .......................... 20
Hình 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm.............................................................................. 21
Hình 4.1: Hàm lượng N hữu dụng trong đất lúa vụ Thu Đơng 2017 và Đơng Xn
2017 - 2018 .............................................................................................. 38
Hình 4.2: Giá trị dung trọng ở 02 độ sâu khác nhau trong canh tác lúa vụ Đông
Xuân 2017 - 2018 ...................................................................................................... 30
Hình 4.3: Giá trị độ xốp (%) ở 02 độ sâu khác nhau trong canh tác lúa vụ Đông
Xuân 2017 - 2018 ...................................................................................................... 31

x


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải

BVTV

Bảo vệ thực vật

CHC

Chất hữu cơ

ĐBSCL


Đồng Bằng Sông Cửu Long

ĐX

Đông Xuân

ha

Hecta

NSS

Ngày sau sạ

NT

Nghiệm thức

PHC

Phân hữu cơ



Thu Đông

ts

Tổng số


xi


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sự nghèo kiệt dinh dưỡng trong đất là hậu quả của việc sử dụng đất khơng hợp lý như
tăng vịng quay của đất, nhưng khơng có biện pháp bồi dưỡng hoặc cải tạo chất lượng
đất. Sự nghèo kiệt dinh dưỡng trong đất là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển của cây trồng, cho dù được cung cấp một lượng lớn dinh dưỡng
từ phân bón vơ cơ nhưng năng suất cây trồng vẫn thấp. Với việc độc canh cây lúa,
sản xuất ba vụ lúa trong năm thì cả lượng phân bón sử dụng, thời gian đất ngập nước
và tổng lượng chất hữu cơ để lại từ rễ lúa và gốc rạ đều tăng. Duy trì độ phì nhiêu của
đất dưới điều kiện tăng vụ là vấn đề được đặt ra, vì cây trồng canh tác liên tục trong
thời gian dài là nguyên nhân làm thay đổi đặc tính đất (Cassman et al, 1995).
Theo Dương Minh Viễn và cs. (2011) việc quản lý đất gồm các hoạt động nhằm duy
trì độ phì nhiêu của đất, cải thiện các tính chất bất lợi của đất, ngăn ngừa hoặc làm
chậm lại các tiến trình gây suy thối đất, mà sự suy thối này có thể đang diễn ra hoặc
sẽ diễn ra đưa đến giảm năng suất lúa và cây trồng khác. Một trong các biện pháp góp
phần thành cơng cho quản lý đất liên quan đến sản xuất nông nghiệp là bón phân hữu
cơ nhằm bồi hồn lại dưỡng chất do cây trồng lấy đi, duy trì độ phì nhiêu của đất và
hạn chế sử dụng thuốc bvtv.
Huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long đã đi đầu trong sản xuất thâm canh tăng vụ, theo
quan niệm nông dân việc thâm canh tăng vụ để tăng vịng quay của đất thay vì bỏ
đất trống. Từ đó, dẫn đến việc canh tác liên tục ba vụ lúa, hay một số nơi canh tác
3,5 vụ/năm đã kéo dài ở vùng này. Tuy nhiên, năng suất lúa ở những vùng thâm
canh lúa 3 vụ có chiều hướng suy giảm. Thể hiện rõ qua nông dân phải tăng chi
phí đầu tư để duy trì năng suất lúa. Kết quả nghiên cứu của chương trình VLIR-R3
hợp tác giữa các Trường Đại Học của Vương Quốc Bỉ và Trường Đại Học Cần
Thơ cho thấy sản xuất lúa ba vụ liên tục nhiều năm có một số tác động đến độ phì

của đất, giảm dưỡng chất cung cấp từ đất, tăng cường độ khử của đất đưa đến các
tiến trình hoá học bất lợi ảnh hưởng đến năng suất lúa. Theo Lê Văn Khoa (2011)
việc độc canh cây lúa, thâm canh tăng vụ cùng các biện pháp làm đất không thích
hợp đã làm đất bị suy thối và bạc màu. Với tình hình canh tác thâm canh liên tục
nhiều vụ trong năm nếu khơng có những biện pháp quản lý đất hợp lý, về lâu dài sẽ
ảnh hưởng đến tính bền vững của sản xuất nông nghiệp (Bell et al, 1995). Theo
Nguyễn Minh Đông (2009) biện pháp luân canh lúa - cây trồng cạn có thể giúp tăng
hàm lượng N hữu dụng (NH4+-N) và cải thiện chất lượng chất hữu cơ trong đất. Bên
cạnh đó, cây trồng cạn sau khi thu hoạch khi được cày vùi vào đất sẽ giúp đất duy
trì hàm lượng chất hữu cơ và cải thiện cấu trúc đất. Kết quả nghiên cứu của Võ Thị
Gương và cs. (2002) cũng cho thấy năng suất lúa vụ có khuynh hướng gia tăng rõ
khi bón các dạng phân hữu cơ.
Vì thế đề tài: “Hiệu quả của bón phân hữu cơ trong hệ thống luân canh lúa màu
lên đặc tính đất và năng suất lúa tại Trà Ơn-Vĩnh Long” được thực hiện nhằm
đánh giá ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ và biện pháp luân canh lúa - cây trồng
cạn lên các đặc tính lý, hóa học đất và năng suất lúa trên vùng đất thâm canh lúa 3
vụ/năm. Từ đó, có cơ sở để khuyến cáo nơng dân chuyển đổi việc trồng lúa 3 vụ
sang trồng 2 vụ lúa và 01 vụ màu góp phần cải thiện năng suất lúa trong vụ kế tiếp,
đồng thời giúp duy trì độ phì nhiêu đất một cách bền vững.
1


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Đánh giá hiệu quả của biện pháp luân canh lúa với cây trồng cạn (đậu nành) và bón
bổ sung phân hữu cơ trong cải thiện độ phì nhiêu đất và năng suất lúa trên nền đất
thâm canh lúa.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả của luân canh cây trồng kết hợp bón phân hữu cơ
trên vùng đất thâm canh lúa.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trên đất thâm canh lúa tại huyện Trà

Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Thí nghiệm luân canh (lúa - đậu nành - lúa) kết hợp với bón phân hữu cơ, được thực
hiện trên vùng đất canh tác thâm canh lúa (3 vụ/năm) tại tỉnh Vĩnh Long nhằm đánh
giá hiệu quả cải thiện chất lượng đất và năng suất lúa.
1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Kết quả đề tài được bổ sung giáo trình giảng
dạy, tài liệu chuyên khảo.
- Đối với lĩnh vực khoa học và cơng nghệ có liên quan: Đa dạng hóa cây trồng cạn
trên vùng đất thâm canh lúa, góp phần sử dụng hiệu quả nguồn phế thải sau thu
hoạch định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
- Đối với phát triển kinh tế-xã hội: Năng cao năng suất lúa, tăng hiệu quả kinh tế.
- Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên
cứu có thể áp dụng, chuyển giao đến các địa phương ở các tỉnh ĐBSCL.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
ĐBSCL nói chung và huyện Trà Ơn, tỉnh Vĩnh Long nói riêng, vốn là vùng độc
canh trồng lúa 3 vụ/năm, mặc dù có nhiều biện pháp kỹ thuật đã được ứng dụng để
giảm chi phí, nâng cao năng suất... Trong khi một số kết quả nghiên cứu cho biết
năng suất lúa cịn có chiều hướng bị giảm và chi phí đầu tư ngày càng tăng, nơng
dân trồng lúa vẫn nghèo, kinh tế xã hội ở nông thôn phát triển còn chậm... Với chủ
trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển nông nghiệp bền vững, nhiều địa
phương đã có bước chuyển dịch quan trọng thích hợp cho từng điều kiện đất đai.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ độc canh sang đa canh là vấn đề đang được đặc biệt
quan tâm của các nhà lãnh đạo địa phương và các nhà khoa học. Hiệu quả tích cực

của luân canh dài hạn trên năng suất cây trồng từ lâu được ghi nhận vì nó có những
ảnh hưởng: (1) giảm nguy cơ dịch bệnh cho cây trồng; (2) cải thiện điều kiện hoạt
động cho hệ thống rễ; (3) đưa đến giảm thiểu: bón phân và thuốc bảo vệ thực vật.
Vì thế, năng suất cây trồng sẽ đạt cao hơn khi luân canh lúa với cây trồng cạn thay
vì trồng lúa liên tục.
Bên cạnh tập quán thâm canh liên tục 3 vụ lúa/năm cùng với việc nông dân sử dụng
phân bón hóa học bừa bãi, đã dẫn đến đất ngày càng suy kiệt, mất độ phì nhiêu.
Năng suất lúa khơng tăng, ngược lại chi phí đầu tư ngày càng cao. Vì thế cần có
biện pháp mang tính ổn định và lâu dài, khai thác phải đi đôi với tái tạo. Nhiều kết
quả nghiên cứu đã chứng minh rằng phân hữu cơ được xem là thành phần quan
trọng, có tác động tích cực trong việc tăng chất lượng đất về mặt lý, hóa học và độ
phì nhiêu của đất. Do đó quyết định sức sản xuất của đất. Trong điều kiện khí hậu
của nước ta q trình phân hủy chất hữu cơ xảy ra tương đối mạnh và tập quán nông
dân ít khi bón phân hữu cơ nên hàm lượng chất hữu cơ trong đất thường bị giảm
dần theo quá trình canh tác dẫn đến sự bạc màu đất. Từ đó nơng dân sử dụng phân
bón vơ cơ có chiều hướng tăng, sâu bệnh hại ngày càng gia tăng. Do đó, bón phân
hữu cơ cho đất được xem là biện pháp hiệu quả giúp tăng chất hữu cơ trong đất, cải
thiện đất lâu dài, hạn chế dịch bệnh cho cây trồng và giảm chi phí đầu tư.
Chính vì thế, việc áp dụng các biện pháp luân canh cây trồng cạn trên nền đất thâm
canh lúa kết hợp với bón phân hữu cơ, được xem là giải pháp bền vững giúp giảm
chi phí đầu tư, giảm ơ nhiễm mơi trường, tăng độ phì của đất và tăng năng suất cây
trồng.
2.2. LƯỢC KHẢO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
* Trong nước: Việc tăng cường mối quan tâm đến môi trường trong sản xuất nông
nghiệp nhằm giảm thiểu tác động của sản xuất đối với môi trường, chống suy thoái đất là
biện pháp được các nhà khoa học quan tâm hiện nay. Đất bị suy thoái sẽ khơng cung cấp
đầy đủ dinh dưỡng, do đó khơng thể đảm bảo cho nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Việc hoàn trả lại cho đất chất thải hữu cơ trong nông nghiệp phải được quan tâm đẩy
mạnh. Phân hữu cơ là mơi trường thích hợp cho vi sinh vật sống và phát triển. Phân
chuồng có ảnh hưởng đến vi sinh vật cố định đạm, đất được bón nhiều phân chuồng

làm gia tăng hiệu quả cố định đạm. Bổ sung phân hữu cơ vào đất làm tăng mặt số vi
sinh vật trong đất, giúp đất có cấu trúc tốt hơn (Võ Thị Gương và cs., 2004).
Kết quả nghiên cứu Võ Thị Gương và cs. (2016), khi bón phân vơ cơ với lượng 60 3


20 - 20 và 5 tấn phân hữu cơ (bã bùn mía hoặc Bio Pro) kết hợp 0,5 tấn vơi/ha đã
giúp giảm nồng độ Na+ trao đổi, giảm trị số ESP, giúp gia tăng pH và giảm ECe
trong đất, cải thiện hàm lượng đạm hữu dụng, lân hữu dụng trong đất có ý nghĩa.
Kết quả nghiên cứu Ngơ Ngọc Hưng và Nguyễn Quốc Khương (2014), khi bón kết
hợp phân vơ cơ cân đối + 3 tấn/ha phân bón rơm ủ với Trichoderma, cho thấy năng
suất đã làm tăng các thành phần năng suất lúa (số bông/m2, số hạt/bông, tỷ lệ hạt
chắc) so với các nghiệm thức chỉ bón phân vơ cơ. Điều này góp phần làm gia tăng
năng suất lúa ở nghiệm thức khi sử dụng phân rơm ủ với chế phẩm vi sinh
Trichoderma.
* Ngoài nước: Luân canh lúa - màu sẽ làm cho đất trong hệ hống thâm canh lúa trãi
qua giai đoạn khơ, thống khí trong thời gian canh tác cây trồng cạn. Luân canh sẽ
giúp cho đất thống khí, cung cấp đủ nhu cầu oxi cho hoạt động khống hóa của vi
sinh vật. Kết quả nghiên cứu của Tariq Aziz et al. (2010) cho thấy, khi bón phân
hữu cơ giúp cải thiện đặc tính lý, hố, sinh học đất và dinh dưỡng cho cây trồng.
Thí nghiệm được thực hiện trên cây bắp với lượng phân hữu cơ sử dụng là 10
tấn/ha. Kết quả cho thấy các nghiệm thức bón phân hữu cơ gia tăng hàm lượng chất
hữu cơ, lân, kali ở trong đất và sự hấp thụ N, P, K của cây trồng, cải thiện chiều cao
cây và trọng lượng rễ so với nghiệm thức đối chứng khơng bón phân hữu cơ. Theo
Thí nghiệm được thực hiện trong 5 năm với 42 vị trí nghiên cứu. Kết quả cho thấy
cây trồng sinh trưởng kém và độ phì nhiêu của đất giảm đáng kể nếu chúng ta
không cung cấp chất hữu cơ trở lại cho đất.
Luân canh lúa - cây trồng cạn giúp gia tăng cấu trúc đất. Hàm lượng lân dễ hấp thu
giảm từ từ trong điều kiện canh tác lúa liên tiếp, nhưng lại gia tăng trong điều kiện
luân canh cây trồng cạn. Lân được phóng thích trong điều kiện có khơng khí và cố
định trong điều kiện kỵ khí. Khơng có sự thay đổi về chất canxi (Ca2+) trong đất độc

canh lúa, nhưng hàm lượng gia tăng sau khi luân canh cây trồng cạn. Kali trao đổi
giảm một ít trong đất độc canh lúa, nhưng gia tăng trong đất luân canh với cây trồng
cạn. Việc đưa cây họ đậu luân canh trên nền đất lúa giúp thay đổi pH đất, tăng
lượng chất hữu cơ, cải thiện thành phần cơ giới và tăng lượng P và K dễ tiêu trong
đất. Bên cạnh đó, việc bón phân hữu cơ thường xuyên đặc biệt là phân compost sẽ
làm tăng độ phì vật lý như tính bền cấu trúc và làm giảm dung trọng. Ngồi ra, bón
phân hữu cơ sẽ giúp cho việc phóng thích phân đạm chậm, tránh gây mất đạm, tăng
hàm lượng đạm hữu cơ trong đất lên 90%, đây là nguồn dự trữ của sự khoáng hố
cho những mùa vụ sau, khơng có hiện tượng trực di nitrate xuống mực nước ngầm và
tăng năng suất cây trồng (Mariangela Diacono et al, 2009).
2.2.1 Tổng quan về vùng nghiên cứu
* Vị trí địa lý:
Ấp Mỹ Lợi, xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ơn nằm ở phía Tây Nam tỉnh Vĩnh Long, cách
Thị xã Vĩnh Long khoảng 35 km và cách Thành Phố Cần Thơ chưa đầy 17 km theo
đường chim bay, được giới hạn từ 9057’13.07’’ độ vĩ Bắc và từ 105055’58.01’’ độ
kinh Đơng.
* Đất đai, thổ nhưỡng:
Về tính chất cơ hóa, đất đai của huyện được chia thành 03 nhóm chính: nhóm đất
phèn 8.512 ha chiếm 33,33% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã vùng
trũng như Hịa Bình, Xn Hiệp, Nhơn Bình, Thới Hịa và 1 phần của Thuận Thới,
4


Hựu Thành, tuy là đất phèn nhưng tầng sinh phèn ở rất sâu (đất phèn nông chỉ
chiếm 34%), được cải tạo và canh tác khá thuần thục, bố trí 2 - 3 vụ lúa trong năm
cho năng suất khá cao; Nhóm đất phù sa 17.140 ha chiếm 67,11% diện tích tự
nhiên, phân bố tập trung ở các xã ven tuyến sơng Hậu và sơng Mang Thít, là vùng
đất phì nhiêu thuận tiện cho trồng cây ăn quả; Nhóm đất cát giồng : 185 ha chiếm
0,72% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở 3 giồng cát : giồng Thanh Bạch (xã
Thiện Mỹ), giồng La Ghì (xã Vĩnh Xuân) và giồng Gòn (xã Thuận Thới), chủ yếu

là đất thổ cư, trồng cây lâu năm và rau màu (theo số liệu cổng thơng tin điện tử tỉnh
Vĩnh Long).
Khí hậu huyện Trà Ơn mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hàng năm có 2
mùa rõ rệt: Mùa khơ kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, đây là mùa nắng gay
gắt ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp. Mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 11,
trung bình có khoảng 115 ngày mưa, với lượng mưa khoảng 1400 - 1500 mm.
Định hướng phát triển nông nghiệp của huyện, về lâu dài sản xuất nông nghiệp vẫn
là cây lúa. Ngành nơng nghiệp đang tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật trong
thâm canh theo hướng khuyến khích bà con áp dụng phổ biến qui trình 03 giảm, 03
tăng nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất. Bên cạnh đó, cần chuyển đổi sản
xuất trên nền đất lúa theo hướng phá thế độc canh, đưa cây màu xuống trồng trong
cơ cấu luân canh lúa - màu. Xây dựng mạng lưới nhân giống ở các xã tiến hành
thành lập hợp tác xã, xây dựng thương hiệu để sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao
(Phịng Nơng nghiệp huyện Trà Ơn, 2018).
2.2.2 Ảnh hưởng của thâm canh lúa nước đến độ phì nhiêu đất
Canh tác lúa nhiều vụ trong năm và thâm canh lúa nước là giải pháp hiệu quả đáp
ứng nhu cầu lương thực trước áp lực gia tăng dân số thế giới (Olk et al, 2002). Hiện
tại, các hệ thống thâm canh lúa nước hai đến ba vụ trong năm với diện tích khoảng
14 triệu ha ở các nước đang phát triển của Châu Á đã góp một phần sản lượng lúa
gạo của toàn cầu (Cassman & Pingali, 1995; Mahieu et al, 2002; Schmidt et al,
2004). Tuy nhiên, sự suy giảm năng suất lúa trong nhiều thí nghiệm thâm canh dài
hạn từ 20 đến 30 năm qua đã đặt ra sự nghi ngờ về tính bền vững của hệ thống này
(Cassman et al, 1995; Olk et al, 1996).
2.2.2.1 Ảnh hưởng thâm canh lúa đến môi trường đất
Sự nghèo kiệt dinh dưỡng trong đất là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng
và phát triển của cây trồng, cho dù được cung cấp một lượng lớn dinh dưỡng từ
phân bón vơ cơ nhưng năng suất cây trồng vẫn thấp, không thể so sánh với năng
suất cây trồng trên đất có độ phì màu mỡ (Lê Văn Khoa, 2004). Trong điều kiện
ngập nước liên tục của hệ thống thâm canh lúa nước, sự phân hủy yếm khí dư thừa
thực vật làm hạn chế khả năng khoáng hoá đạm từ các thành phần mùn của chất hữu

cơ trong đất. Thiếu oxi trong điều kiện ngập nước thường xuyên làm hạn chế hoạt
động của vi sinh vật đất, đưa đến sự suy giảm sự phân hủy lignin, dẫn đến sự tích
luỹ các nhóm phenolic có nguồn gốc từ lignin vào thành phần mùn của đất (Olk &
Cassman, 2002).
Nghiên cứu ở Philippines cho thấy canh tác lúa nước liên tục trong thời gian dài
năng suất giảm là do cây trồng giảm sự hấp thu nitrogen khoáng hoá từ chất hữu cơ
trong đất. Kết quả phân tích đất cho thấy có sự tích lũy hợp chất phenolic lignin
trong chất hữu cơ. Qua phân tích hàm lượng lignin - liên quan đến nitrogen cho thấy
5


phân hủy yếm khí của tồn dư thực vật thúc đẩy sự tích luỹ hợp chất phenolic và kết
hợp với N trong đất (Olk et al, 2006). Canh tác ba vụ lúa/năm trong thời gian dài ở
vùng nhiệt đới làm giảm N hữu dụng trong đất và giảm năng suất lúa. Trong suốt 4
năm, điều kiện phân hủy yếm khí dẫn đến làm giàu hợp chất phenolic và giãm sự
khoáng hoá N từ chất hữu cơ (22 kg N/ha) so với phân hủy thống khí. Sự ức chế
khống hố N có liên quan đến giàu hợp chất phenol vào giữa đến cuối vụ, sinh
khối của chất thải thực vật đạt cao nhất. Phân hủy yếm khí của chất thải thực vật ức
chế sự khoáng hoá N trong suốt giai đoạn sinh trưởng và làm tích lũy hợp chất
phenol, trong thời gian dài giảm năng suất hạt (Olk & Cassman, 2002).
Phân hủy yếm khí của tồn dư thực vật thường xảy ra khi canh tác lúa nước ở Châu
Á, là nguyên nhân làm giảm sự hấp thu N từ đất của cây lúa khi canh tác lúa liên
tục, không chỉ đơn thuần là số lượng N khống hố mà cịn liên quan đến thời gian
khoáng hoá N (De Datta, 1981). N hữu dụng bị kiềm giữ ở đất lúa ngập nước thì
cao hơn so với trong đất thống khí (Ponnamperuma, 1976; Dobermann &
Fairhurst, 2000). Sự khoáng hoá chất hữu cơ và sự bất động nitrogen ở đất ngập
nước ít hơn đất thống khí (Borthakur & Mazunda, 1968). Ở vùng thâm canh lúa ba
vụ trong năm, độ phì nhiêu đất thấp, đất bị nén dẽ, vì thế yếu tố vật lý đất có ảnh
hưởng bất lợi cho sự phát triển của bộ rễ và giảm tiến trình sinh học trong đất: giảm
sự khống hố và sự cung cấp N trong đất thơng qua sự khoáng hoá N hữu cơ (Trần

Bá Linh và cs, 2002).
2.2.2.2 Hiện tượng suy giảm năng suất trong hệ thống thâm canh lúa nước
Sự suy giảm năng suất đã được chú ý trong những nghiên cứu dài hạn về chiều
hướng năng suất của hệ thống thâm canh lúa nước ở vùng Châu Á nhiệt đới. Vấn đề
này đã được báo cáo lần đầu tiên về sự suy giảm năng suất của 28 giống lúa cao sản
tại viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế IRRI sau khi đã loại bỏ những ảnh hưởng của
sâu bệnh, thời tiết (Flinn et al, 1982).
Trong những thí nghiệm dài hạn hai hoặc ba vụ, sau khi đạt tiềm năng năng suất tối đa
thì năng suất lúa đã sụt giảm hơn 35% trong suốt 20 - 30 năm qua. Nếu như đầu thập
niên 60 trung bình tổng năng suất lúa trong năm là 17,3 tấn; vào thập niên 70 là 16,7
tấn và đến cuối thập niên 80 năng suất lúa giảm chỉ còn 13,5 tấn (Olk et al, 1996;
2004).
Đặc biệt, hiện tượng suy giảm năng suất xảy ra ở cả hai mức độ bón và khơng bón
N với trung bình từ 90 đến 160kg/ha mỗi năm (Flinn et al, 1982). Mức độ giảm
năng suất hạt từ 60 đến 100kg/ha mỗi năm kể từ khi thâm canh lúa nước được tiến
hành ở IRRI từ năm 1966 đến 1991 (Lal & Stewart, 1995). Kết quả điều tra thâm
canh lúa nước dài hạn ở Philippines và Ấn Độ cũng cho thấy năng suất lúa giảm
mỗi năm từ 50 đến 240kg/ha khi canh tác liên tục gần 30 năm và kể cả thay thế liên
tục giống củ bằng các giống mới có tiềm năng năng suất cao hơn cũng không làm
gia tăng năng suất theo thời gian canh tác (Cassman et al, 1993). Vào giai đoạn
1966 - 1972, trung bình năng suất lúa đạt 8,8 tấn/ha, nhưng đến giai đoạn 1986 1992, năng suất lúa chỉ còn 7,2 tấn/ha (Lal & Stewart, 1995).
Ở ĐBSCL, năng suất lúa cũng có chiều hướng giảm dần theo thời gian canh tác ở cả
ba vụ Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông và muốn ổn định năng suất thì phải tăng
lượng N bón vào (Nguyễn Hữu Chiếm và cs, 1999). Năng suất bị giới hạn bởi nhiều
yếu tố khác ngồi N, mà có thể do loại cây trồng, mật độ trồng, quản lý nước và
dịch hại, thiếu vi lượng, hạt giống gieo trồng kém chất lượng, bức xạ nhiệt thấp
6


(Hossain et al, 2005).

Nguyên nhân chính làm sụt giảm năng suất lúa có thể là do suy giảm độ hữu dụng
của N hữu cơ trong đất, làm hạn chế khả năng khoáng hoá và hàm lượng N cây lúa
hấp thụ được từ đất (Cassman et al, 1995; Dobermann et al, 2000; Schmidt et al,
2004), đặc biệt thường xảy ra vào giai đoạn nửa cho đến cuối vụ lúa (Olk et al,
2004). Mặt khác, trong suốt những năm có sự suy giảm năng suất xảy ra, hàm lượng
chất hữu cơ, N tổng số trong đất và hiệu quả sử dụng N từ phân bón của lúa khơng
đổi (Olk & Cassman, 2002; Olk et al, 2004). Vì vậy, các nghiên cứu đã tập trung
vào giả thuyết về sự thay đổi trong đặc tính hố học, chất lượng chất hữu cơ và N
hữu cơ trong đất (Olk et al, 2004).
Theo Cassman et al. (1995), canh tác lúa liên tục sau 10 năm năng suất giảm được
xác định do các nguyên nhân: (1) giảm đặc tính di truyền của giống lúa, (2) do thay
đổi khí hậu, (3) thời gian dài làm thay đổi hố tính của đất ngập nước ảnh hưởng
đến khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất, (4) thay đổi chất lượng chất hữu cơ của
đất làm giảm khả năng cung cấp N của đất, (5) vi sinh vật trong đất ngập nước thay
đổi, (6) thiếu N hoặc ngộ độc do các dinh dưỡng khác như Zn, B, (7) giảm sự hấp
thu N từ rễ, (8) giảm số lượng, mật số rễ, (9) canh tác liên tục làm tăng áp lực sâu
bệnh hại. Thí nghiệm dài hạn của Cassman và Pingali (1995b), cây lúa được trồng
liên tục dưới điều kiện ngập nước, dịch hại được quản lý tốt nhưng năng suất giảm,
cho thấy chất lượng đất bị giảm.
2.2.3 Hiệu quả của việc luân canh cây trồng
Hiện nay, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nghiên cứu cải thiện hệ thống canh tác
theo hướng bền vững cho mỗi vùng đang là vấn đề được thường xuyên được quan
tâm trong xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững (Nguyễn Văn Quang, 2009).
Tùy điều kiện cụ thể của mỗi địa phương mà mơ hình canh tác, đối tượng sản xuất
sẽ thay đổi khác nhau. Đối với các tỉnh thâm canh lúa ở ĐBSCL, việc luân canh cây
trồng cạn trên nền đất lúa, luân canh bắp, mè, đậu…trên nền đất lúa 3 vụ/năm đã
mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người nông dân.
Quang Minh Nhật (2006). Cho thấy được tầm quan trọng của việc phá độc canh cây
lúa và áp dụng mô hình luân canh cây lúa và cây màu xen kẽ, với mơ hình trồng
ln canh này đã góp phần nâng cao năng suất và sản lượng cho người nông dân.

Đồng thời, việc áp dụng mơ hình trồng ln canh đã phần nào ngăn cản sự suy giảm
độ phì nhiêu của tài nguyên đất, ngăn cản sự bạc màu và thoái hóa của đất.
Theo Trần Bá Linh và cs (2009). Canh tác ba vụ lúa, nếu có thời gian phơi đất ba
tuần và bón phân hữu cơ (10 tấn/ha), sinh khối và năng suất lúa cũng đạt cao. Kết
quả của Huỳnh Đào Nguyên (2008) về biện pháp bón phân hữu cơ, luân canh lúa
màu đạt hiệu quả cao giúp tăng năng suất lúa ba vụ trong đê bao. Có bón phân hữu
cơ, hàm lượng chất hữu cơ trong đất và lượng chất hữu cơ dễ phân hủy gia tăng,
giúp sự khoáng hóa chất hữu cơ cung cấp dinh dưỡng tốt hơn. Thể hiện qua lượng
dinh dưỡng N, P hữu dụng tăng có ý nghĩa. Tổng lượng N, P, K cây lúa hấp thu thể
hiện rõ sự liên quan với hàm lượng hữu dụng trong đất. Mơ hình lúa ln canh với
bắp, có bón phân hữu cơ thì hàm lượng N, P, K cây lúa hấp thu cao hơn. Điều này
có thể được giải thích là do canh tác độc canh cây lúa liên tục đã làm cho độ phì
nhiêu của đất giảm, nếu chỉ phơi đất thì chưa đủ cải thiện hàm lượng dưỡng chất
trong đất mà cần phải bón thêm phân hữu cơ hoặc luân canh với cây trồng cạn.
7


Kết quả nghiên cứu của Ngô Ngọc Hưng (2009) trên đất lúa ở Giồng Riềng, Kiên
Giang cho thấy luân canh ngô - lúa được ghi nhận là tác nhân đưa đến tiến trình
biến đổi một số tính chất hóa học đất, làm thuận lợi dinh dưỡng cho lúa. Hàm lượng
đạm hữu dụng (45,3 - 46,6 kgN/ha) và kali trao đổi (0,21 - 0,26 cmol/kg) trong hệ
thống ngô - lúa cao hơn hệ thống lúa - lúa trong hầu hết các giai đoạn sinh trưởng
của lúa Hè Thu trên đất Kiên Giang. Khả năng cung cấp dưỡng chất NPK từ đất cho
lúa sau vụ ngô được gia tăng. Năng suất lúa đạt được ở hệ thống ngô - lúa (4,19
tấn/ha) cao hơn so với lúa - lúa (3,43 tấn/ha). Luân canh với cây trồng cạn có hiệu
quả trong cải thiện độ phì nhiêu của đất. Ln canh giúp gia tăng có ý nghĩa hàm
lượng carbon hữu cơ dễ phân huỷ, lượng đạm khoáng hoá hữu dụng cho cây trồng,
hàm lượng lân hữu dụng. Hàm lượng chất hữu cơ có khuynh hướng gia tăng và
thành phần mùn tích luỹ trong đất có khuynh hướng giảm, qua đó sự khống hố
chất hữu cơ hữu hiệu hơn và tăng khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Cải

thiện được tình trạng khử của đất, giúp hạn chế các yếu tố bất lợi về mặt hoá học.
Kết quả nghiên cứu của Võ Thị Gương và cs (2010) cho thấy hàm lượng carbon dễ
phân huỷ trong hệ thống luân canh lúa với màu (bắp - đậu xanh) cao hơn và có khác
biệt ý nghĩa thống kê so với hệ thống chuyên canh lúa, hệ thống luân canh lúa với
cây màu (bắp - đậu xanh), hàm lượng phenol giảm thấp so với chuyên canh lúa,
khác biệt có ý nghĩa thống kê, khả năng khống hóa cung cấp N-NH4+ tích luỹ trong
hệ thống luân canh lúa với cây màu (bắp - đậu xanh) cao hơn và khác biệt có ý
nghĩa thống kê so với lúa ba vụ. Canh tác nông nghiệp với việc sử dụng quá nhiều hố
chất nơng nghiệp có thể làm cho đất bị suy thối, ơ nhiễm nguồn nước và khơng khí.
2.2.4 Hiệu quả của luân canh lúa với cây trồng cạn đến độ phì của đất
Việc luân canh một số loại cây trồng trên nền đất có thể làm thay đổi thường xuyên
kiểu canh tác, lượng và dạng phân bón sử dụng có tác dụng duy trì và làm tăng độ
phì nhiêu của đất. Nhu cầu về dinh dưỡng của các loại cây trồng được luân canh
khác nhau và hệ thống rễ có đặc điểm khác nhau trong việc hút các chất dinh dưỡng
khác nhau ở độ sâu thay đổi nên không làm mất cân đối dinh dưỡng trong đất, luân
canh các cây họ đậu là những cây có khả năng cố định đạm khí trời cũng góp phần
làm cho độ phì của đất tăng (Đỗ Thị Thanh Ren và cs., 1999). Luân canh tăng vụ
trên đất bạc màu, độ chua của đất có chiều hướng giảm so với độc canh cây lúa.
Cây đậu nành và khoai tây làm tăng hàm lượng mùn, hàm lượng mùn tăng lên nên
hàm lượng đạm tổng số và hàm lượng đạm dễ tiêu trong đất tăng lên khá rõ ở các
nghiệm thức luân canh (Trần Xuân Lạc, 1990).
Luân canh với cây trồng cạn có hiệu quả trong cải thiện độ phì nhiêu của đất. Luân
canh giúp gia tăng có ý nghĩa hàm lượng carbon hữu cơ dễ phân huỷ, lượng đạm
khoáng hoá hữu dụng cho cây trồng, hàm lượng lân hữu dụng. Hàm lượng chất hữu
cơ có khuynh hướng gia tăng và thành phần mùn tích luỹ trong đất có khuynh
hướng giảm, qua đó sự khống hố chất hữu cơ hữu hiệu hơn và tăng khả năng
cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Cải thiện được tình trạng khử của đất, giúp hạn
chế các yếu tố bất lợi về mặt hoá học. Kết quả nghiên cứu của Võ Thị Gương và cs.
(2010) cho thấy hàm lượng carbon dễ phân huỷ trong hệ thống luân canh lúa với
màu (bắp - đậu xanh) cao hơn và có khác biệt ý nghĩa thống kê so với hệ thống

chuyên canh lúa, hệ thống luân canh lúa với cây màu (bắp - đậu xanh), hàm lượng
phenol giảm thấp so với chuyên canh lúa, khác biệt có ý nghĩa thống kê, khả năng
khống cung cấp N-NH4+ tích luỹ trong hệ thống luân canh lúa với cây màu (bắp 8


đậu xanh) cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lúa ba vụ.
Khả năng khoáng hoá đạm trong đất ở các điểm thí nghiệm của Võ Thị Gương và
cs. (2010) trong hệ thống canh tác được ghi nhận như sau: Ngoại trừ điểm Vĩnh Mỹ
chưa khác biệt có ý nghĩa trong hàm lượng đạm khống hố tích luỹ ở 8 tuần sau
khi ủ yếm khí giữa mơ hình chun canh ba vụ lúa so với ln canh lúa - màu, các
điểm còn lại như Cai Lậy, Cầu Kè và Vĩnh Ngươn đều cho thấy khả năng khoáng
hoá cung cấp đạm hữu dụng cho cây trồng được cải thiện một cách rõ rệt khi hệ
thống canh tác lúa có luân canh cây trồng cạn, hàm lượng N-NH4 tích luỹ ở nghiệm
thức luân canh lúa với một hoặc hai vụ màu đều tăng cao, khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa chuyên canh lúa so với các mô hình luân canh lúa với cây màu. Hàm
lượng MHA (Mobile Acid humic) tích luỹ có khuynh hướng tăng cao ở các mơ hình
chun canh lúa so với ln canh lúa với một vụ hoặc hai vụ màu. Ngoài ra, việc
luân canh còn làm thay đổi trị số CEC trong đất, ở nghiệm thức luân canh đậu xanh lúa đã làm tăng trị số CEC trong đất so với chỉ trồng chuyên canh lúa. Phần trăm base
bão hoà ở đất luân canh cũng giảm đáng kể, cụ thế là ở đất thâm canh lúa đạt 100%,
đậu xanh - lúa đạt 97%, tuy nhiên ở nghiệm thức bắp - lúa giảm không đáng kể
(99%). Việc luân canh giúp tăng hàm lượng lân hữu dụng, đạm hữu cơ dễ phân huỷ,
đạm khoáng hoá, hàm lượng kali trao đổi, hoạt động của vi sinh vật của các nghiệm
thức luân canh cao khác biệt có ý nghĩa so với chuyên canh lúa tại Mộc Hoá - Long
An. Theo thí nghiệm ở Tịnh Biên - An Giang, luân canh làm thay đổi đáng kể tính
chất vật lý của đất, độ xốp của tầng 0 - 20 cm ở nghiệm thức bắp - lúa, đậu xanh - lúa
và có bón phân hữu cơ khơng khác biệt nhưng khác biệt so với nghiệm thức độc canh
lúa khơng bón phân hữu cơ. Chỉ số tính bền của tầng này ở nghiệm thức bắp non - lúa
và đậu xanh - lúa khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức độc canh lúa khơng bón
phân hữu cơ. Cịn ở Vĩnh Mỹ, dung trọng tầng này ở nghiệm thức đậu xanh - lúa lúa. đậu xanh - đậu nành - lúa, bắp - đậu bắp - lúa và đậu xanh - bắp - lúa được cải
thiện hơn so với nghiệm thức độc canh lúa, ở tầng 20 - 40 cm cũng tượng tự như tầng

0 - 20 cm dung trọng của các nghiệm thức luân canh lúa màu được cải thiện hơn
nghiệm thức độc canh. Độ xốp tầng 0 - 20 cm ở các nghiệm thức luân canh đậu xanh
- lúa - lúa, đậu xanh - đậu nành - lúa, bắp - đậu bắp - lúa, đậu xanh - bắp - lúa, cao
hơn ở nghiệm thức độc canh, ở tầng 20 - 40 cm độ xốp ở nghiệm thức luân canh cao
hơn nghiệm thức độc canh. Tính bền thì ở cả hai tầng này của nghiệm thức luân canh
đều được cải thiện hơn so với nghiệm thức độc canh lúa.
2.2.5 Chất hữu cơ và tính chất sinh học đất
Chất hữu cơ cịn là nguồn thức ăn cho các lồi sinh vât sống trong đất. Phần lớn vi
sinh vật trong đất thuộc nhóm hoại sinh. Nguồn thức ăn chủ yếu của nhóm này là
dư thừa và thải thực vật. Cung cấp chất hữu cơ giúp duy trì nguồn thức ăn, tạo điều
kiện phát triển sinh khối, đa dạng chủng loại và kiềm hãm sự gia tăng của các lồi
vi sinh vật có hại. Trong quá trình phân hủy chất hữu cơ, sinh vật sống trong đất
giúp phóng thích các chất dinh dưỡng khoáng trong chất hữu cơ thành dạng dễ tiêu
đối với cây trồng, đồng thời lấy nguồn carbon năng lượng và dinh dưỡng cho hoạt
động sống giúp chuyển hóa các vật chất khác trong đất. Hô hấp đất, là chỉ tiêu đánh
giá hoạt động của vi sinh vật đất. Bossuyt et al. (2001) thấy rằng sự hô hấp, hoạt
động của vi sinh vật đất gia tăng khi chất hữu cơ thêm vào đất và khi tỉ lệ C/N trong
chất hữu cơ phù hợp thì hoạt động của vi sinh vật càng gia tăng.
Theo Saffigna et al. (1989) hàm lượng chất hữu cơ trong đất có liên quan đến sinh
9


khối vi sinh vật đất. Quần thể vi sinh vật đất đóng vai trị rất quan trọng trong việc
gia tăng tính hữu dụng và đáp ứng chất dinh dưỡng, đặc biệt là trên đất nghèo dinh
dưỡng. Hệ thống cố định đạm, gồm cả sinh vật cộng sinh hoặc ký sinh, đóng góp
một lượng đáng kể trong việc cố định đạm của các hệ thống canh tác. Hệ thống vi
khuẩn nốt sần cây họ đậu cố định đạm với số lượng 50 - 300 kg/ha/năm N.
Cyanobateria cố định 15 - 25 kg/ha/năm N và quần thể Azospirillum-grass cố dịnh
10 - 30 kg/ha/năm N. Quần thể vi sinh vật đóng vai trị rất quan trọng trong việc
phân hủy xác bã hữu cơ, tham giạ vào các phản ứng sinh hóa trong đất. làm tăng độ

phì nhiêu đất. Một yếu tố quan trọng trong 5 nguyên lý cơ bản của việc quản lý đất
cần thiết cho hệ thống nơng nghiệp bền vững có liên quan chặt chẽ đến độ phì nhiêu
đất là yếu tố sinh học đất. Yếu tố này liên quan mật thiết với hàm lượng chất hữu cơ
trong đất và sự mất dần chất hữu cơ trong đất, cũng như kém hoạt động và đa dạng
hóa quần thể động thực vật trong đất là điều kiện làm cho đất bị suy thối sinh học.
Theo kết quả nghiên cứu của Ngơ Thị Hồng Liên (2007) và Hơ Văn Thiệt (2006)
đều có kết luận tương tự khi bổ sung phân hữu cơ hay hữu cơ vi sinh thì hàm lượng
CO, trong đất tăng cao và khác biệt có ý nghĩa so với đổi chứng khơng bón phân
hữu cơ. Điều này cho thấy, trên đất nghèo dinh dưỡng và thiếu bồi hoàn hữu cơ
trong thời gian dài hoạt động của vi sinh vật sẽ kém và khi bón phân hữu cơ giúp
tăng dinh dưỡng, tăng nguồn năng lượng, cải thiện môi trường đất giúp quần thể vi
sinh vật đất phát triển tốt.
2.2.5.1 Vai trò chất hữu cơ đối với độ phì nhiêu của đất
Sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long thâm canh, tăng vụ, q chú
trọng đến phân bón vơ cơ, bón phân khơng cân đối, khơng sử dụng phân hữu cơ đã
làm cho dất canh tác ngày càng bạc màu và suy thối đất. Nơng dân phải đầu tư
nhiều hơn cho mỗi đơn vị diện tích đất và dẫn dến giảm lợi nhuận. Cùng đi đơi với
việc thối hóa đất do sự suy kiệt chất hữu cơ trong đât, dư thừa mất cân đối dinh
dưỡng do bón phân là sự xuất hiện nhiều bệnh hại cây trồng do sự suy giảm sức
cạnh tranh, đôi kháng của các quần thể vi sinh vật có lợi trong đất. Do đó nơng dân
càng phài sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật hơn và dẫn đến ô nhiễm môi trường,
tác động bất lợi dến sự đa dạng và số lượng của quần thể sinh vật trong đất. Vòng
lẩn quẩn của những bất lợi do không chú trọng đến phân hữu cơ làm cho diện tích
đất bị suy thối ngày càng gia tăng.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện trong số 21 triệu
ha đất đang sử dụng trong canh tác nơng, lâm nghiệp nước ta. thì diện tích đất đáng
kể có hàm lượng chất hữu cơ thấp và nghèo dinh dưỡng. Theo nghiên cứu của Lan
và Gerhard (2004) cho thấy việc sử dụng quá mức và không hợp lý đất nông nghiệp
đã làm cho đất vùng đồi cao bị bạc màu sau 4 năm sử dụng. Đưa đến giảm năng
suất cây trồng rõ rệt. Theo nghiên cứu cùa Võ Thị Gương và cs (2004) về đất vườn

trồng cây ăn trái lên liếp lâu năm đã kết luận rằng đất được lên liếp và canh tác càng
lâu năm thì thể hiện càng rõ tính chất bât lợi, cụ thể là pH, hàm lượng chất hữu cơ.
N hữu dụng, những nguyên tò vị lượng Cu, Zn, các cation trao đồi và độ bão hịa
base dêu có giá tri thấp hơn những vườn có tuổi liếp trẻ hơn. Cũng theo một nghiên
cưu khác của Châu Minh Khơi và cs (2007), thí nghiệm về hiệu quả của phân hữu
cơ lên đất liếp vườn trồng cam cho thấy bón phân chuồng và bùn bã mía ủ hoai với
lượng 10t/ha/năm mỗi loại giúp gia tăng hoạt động của vi sinh vật đất, hàm lượng
chất hữu cơ, khả năng hấp thụ và trao đổi cation của đất. Bên cạnh đó việc bón phân
10


bã bùn mía cịn giúp gia tăng lượng P hữu dụng trong đó lượng P dễ tiêu trong phân
bã bùn mía.
Trong điều kiện tự nhiên, nguồn gốc chính của chất hữu cơ như rễ cây, lá cây, cỏ,
thải thực vật sau thu hoạch. Nhưng với tình trạng canh tác như hiện nay, những
nguồn gốc chất hữu cơ này không đủ cung cấp bù lại phần chất hữu cơ bị mất đi do
khống hóa và q trinh canh tác liên tục. Cho nên việc bộ sung chất hữu cơ cho đất
bằng hình thức bón phân hữu cơ là vấn đề cần thiết. Ngồi ra phân hữu cơ cịn là
nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cây trồng và góp phần làm giảm
các độc chất trong đất đã gây trờ ngại cho sự phát triển của cây trồng.
2.2.5.2 Chất hữu cơ đối với dinh dưỡng cây trồng
Chất hữu cơ cung cấp lượng dinh dưỡng hữu dụng cho cây trồng, qua khoáng hoá
từ hoạt động của vi sinh vật và là thành phần có ý nghĩa đối với khả năng trao đổi
cation trong đất. Các hoạt động của vi sinh vật trong đất cũng sử dụng chất hữu cơ
như một nguồn năng lượng cho các hoạt động chuyển hoá của chúng (Lefroy,
1995).
Trong cải thiện độ phì nhiêu đất, chất hữu cơ không những cung cấp cho đất các
nguyên tố dinh dưỡng đa lượng mà nó cịn là một nguồn cung cấp dưỡng chất vi
lượng rất đáng kể. Không những cung cấp dưỡng chất cho đất, chất hữu cơ còn làm
tăng độ hữu dụng của các dưỡng chất. Thông qua việc tăng cường khả năng trao đổi

cation cho đất, chất hữu cơ làm tăng độ hữu dụng của những chất vi lượng như Ca,
Na, K. Khả năng làm tăng tính trung hồ và đệm pH đất của chất hữu cơ cũng giúp
làm tăng độ hữu dụng của các dưỡng chất vi lượng trong đất cho cây trồng trong
trường hợp đất bị quá chua hoặc quá kiềm (Mark, 1995).
Chất hữu cơ khi bón vào đất sẽ tiếp tục được phân hủy, hoặc khoáng hoá. Với nhiều
loại phân hữu cơ, hơn phân nửa lượng phân bón vào sẽ khống hố trong năm đầu
tiên, nhưng lượng hữu cơ cịn lại góp phần có ý nghĩa trong cải thiện tính chất lý
hố đất sẽ duy trì cho đến cuối vụ canh tác. Tuy nhiên tốc độ khống hố chất hữu
cơ rất khó dự đốn, vì ảnh hưởng khơng chỉ bởi tính chất của phân hữu cơ mà còn
do hoạt động của vi sinh vật đất. Những yếu tố như loại đất, lịch sử canh tác, loại
cây trồng, thời tiết và những quyết định trong quản lý canh tác đều ảnh hưởng đến
tốc độ khoáng hoá. Với cùng tỷ lệ C/N, tốc độ khoáng hoá đạm ở năm đầu tiên của
phân hữu cơ chỉ khoáng từ 10% đến 30% nhưng lượng đạm được cung cấp từ phân
hữu cơ sẽ cịn tiếp tục khống hố ở những năm tiếp theo (Mark, 1995).
Một số nghiên cứu cho thấy cây trồng hấp thu P hữu cơ hiệu quả hơn đối với P vơ
cơ. Kết quả này có thể là do hoạt động của vi sinh vật thủy phân P hữu cơ làm tăng
sự hoà tan P. Cung cấp chất hữu cơ vào đất là tăng độ hữu dụng của P, đây là kết
quả của sự hạn chế thấp nhất tiến trình cố định những hợp chất phosphohumic, sự
thay thế các anion phosphate bằng các ion humate, giúp sự cố định P của đất. Qua
phân tích trong mơ cây bắp trồng trong chậu cho thấy có đầy đủ lượng P trong cây ở
các nghiệm thức có bón phân hữu cơ, với nghiệm thức khơng bón phân hữu cơ cần
cung cấp cho cây 300 mgP/kg đất, trong khi đó chỉ cần bón 75% phân hữu cơ phối
hợp với một lượng phân P hố học thì duy trì lượng P cho cây trồng phát triển là 0,2
mgP/100g dung dịch đất Chất hữu cơ làm tăng pH đất đối với đất có khả năng đệm
thấp và cung cấp một lượng lớn Ca do đó đối với đất bị acid hố việc bón phân hữu
cơ rất hiệu quả trong cải thiện độ chua của đất. Thí nghiệm bón phân hữu cơ trong
12 năm đối với đất trồng bơng cải xanh cho thấy có sự gia tăng pH đất có ý nghĩa từ
11



5,6 lên 6,5 đối với nghiệm thức khơng bón vơi. pH và lượng chất hữu cơ trong đất
ảnh hưởng đến khả năng hấp thu ion của cây trồng nhất là đối với các ion kim loại,
chất hữu cơ tạo phức với Cu giúp giảm độ hữu dụng và tiềm năng gây độc đối với
cây trồng. Độ hữu dụng của Zn cũng giảm do những humic acid trong chất hữu cơ
tạo phức với Zn tạo thành những hợp chất Zn hữu cơ khơng tan. Do đó cũng giảm
bớt nguy cơ gây ngộ độc Zn đối với cây (Stratton et al, 1995).
2.2.6 Phân hữu cơ
Phân hữu cơ là các loại phân được sản xuất từ các vật liệu hữu cơ như tàn dư thực
vật, rơm rạ, phân súc vật, phân chuồng, phân rác và phân xanh. Tận dụng các nguồn
chất thải là biện pháp hiệu quả và kinh tế trong giải quyết ô nhiễm chất thải hữu cơ
vào đất hoặc nguồn nước từ sản xuất nông nghiệp (Thambirajah, 1993)
Phân hữu cơ là các loại chất hữu cơ sau khi vùi vào đất, phân huỷ và có khả năng
cung cấp dinh dưỡng cho cây, quan trọng hơn là phân hữu cơ có khả năng cải tạo
đất rất tốt (Vũ Hữu Yêm, 1995; Nguyễn Ngọc Nông, 1999). Lê Văn Khoa và cs
(1996) đưa ra một định nghĩa khác, phân hữu cơ được gọi là những chất tươi hay đã
hoai có nguồn gốc động thực vật bón vào đất để tăng năng suất cây trồng và tăng độ
phì của đất, bao gồm: phân chuồng, than bùn, phân dơi, phân rác, phân xanh.
Phân hữu cơ là những vật liệu có tính sinh học cao là kết quả của quá trình phân
huỷ chất hữu cơ dưới những điều kiện được kiểm soát. Phân hữu cơ được sử dụng
nhằm cải thiện tính chất đất và cung cấp dưỡng chất cho cây trồng. Bón phân hữu
cơ mang lại nhiều lợi ích cho đất, trong cải thiện chất lượng đất trên vùng đất bạc
màu, lượng chất hữu cơ thấp do canh tác liên tục bón phân hữu cơ sẽ giúp tăng
lượng chất hữu cơ có ý nghĩa trong đất (Mark, 1995).
Theo nghiên cứu của Mark (1995) bón 10 tấn/ha phân hữu cơ với độ sâu 10 cm lớp
đất mặt có 1% chất hữu cơ sẽ làm tăng lượng chất hữu cơ trong đất lên khoảng
25%. Nghiên cứu về ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ và vơ cơ đối với năng
suất bắp và tính chất hố học đất trên một vùng trồng bắp ở Kenya cho thấy năng
suất bắp đạt cao nhất 5,4 - 5,5 tấn/ha đối với nghiệm thức có bón phân hữu cơ so
với nghiệm thức đối chứng chỉ đạt cao 1,5 tấn/ha qua bảy vụ trồng. Sau hai năm thí
nghiệm tổng lượng carbon và đạm trong đất được cải thiện rõ (Daniel, 2000).

Canh tác nông nghiệp với việc sử dụng q nhiều hố chất nơng nghiệp có thể làm cho
đất bị suy thối, ơ nhiễm nguồn nước và khơng khí. Việc tăng cường mối quan tâm đến
môi trường trong sản xuất nông nghiệp nhằm giảm thiểu tác động của sản xuất đối với
môi trường, chống suy thoái đất là biện pháp được các nhà khoa học quan tâm hiện nay.
Sự suy giảm hàm lượng chất hữu cơ trên nhiều loại đất đã trở thành tiến trình chính yếu
trong trong hàng loạt tiến trình làm suy thối đất đặc biệt ở Châu Âu và Địa Trung Hải.
Đất bị suy thối sẽ khơng cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Và do đó khơng thể đảm bảo cho
nền sản xuất nơng nghiệp bền vững. Việc hồn trả lại cho đất chất thải hữu cơ trong nông
nghiệp phải được quan tâm đẩy mạnh. Nhiều thí nghiệm trong nghiên cứu này được thực
hiện dài hạn từ 3 - 60 năm nhằm mục đích xác định ảnh hưởng của việc tăng cường bón
phân hữu cơ và giảm mức độ bón phân hố học đến độ phì của đất, năng suất cây trồng
và mơi trường. Kết quả cho thấy bón phân hữu cơ cho mỗi mùa vụ làm tăng sinh khối vi
sinh vật lên 100%, tăng hoạt động enzyme lên 30%, tăng 100% carbon hữu cơ so với
nghiệm thức chỉ bón phân hố học. Bên cạnh đó, việc bón phân hữu cơ thường xuyên
đặc biệt là phân compost sẽ làm tăng độ phì vật lý như tính bền cấu trúc và làm giảm
dung trọng. Kết quả thí nghiệm cịn cho thấy để có hiệu quả cải thiện cao nhất nên bón
12


×