Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật tại các trường tiểu học ở thành phố long xuyên tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 124 trang )

..

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã ngành: 8140114

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
HÒA NHẬP CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT
TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở
THÀNH PHỐ LONG XUYÊN TỈNH AN GIANG

NGUYỄN VĂN CẦN

AN GIANG, THÁNG 12 NĂM 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã ngành: 8140114

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
HÒA NHẬP CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT
TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở
THÀNH PHỐ LONG XUYÊN TỈNH AN GIANG

NGUYỄN VĂN CẦN
MÃ SỐ HỌC VIÊN: CH 179056



Cán bộ hướng dẫn: TS. HUỲNH THANH TIẾN

AN GIANG, THÁNG 12 NĂM 2019


CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn “Quản lý hoạt động giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật
tại các trường tiểu học ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang”, do học viên
Nguyễn Văn Cần thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Huỳnh Thanh Tiến.
Tác giả đã báo cáo kết quả và được Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày 30
tháng 11 năm 2019.

THƯ KÝ

TS. Nguyễn Bách Thắng
PHẢN BIỆN 1

PHẢN BIỆN 2

PGS.TS Trần Văn Đạt

TS. Nguyễn Duy Mộng Hà

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TS. Huỳnh Thanh Tiến
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS Nguyễn Sỹ Thư

i


LỜI CẢM TẠ

Tác giả chân thành cảm ơn Trường Đại học An Giang, Khoa Sư phạm, các
Giảng viên, các Nhà khoa học và q Thầy, Cơ giáo đã tận tình giảng dạy và
hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Giám đốc Sở GD-ĐT cử đi học và tạo điều
kiện hồn thành khố học; Cám ơn lãnh đạo, chun viên Phòng Giáo dục tiểu
học Sở; Phòng GD-DT Long Xuyên; Cán bộ quản lý, Tổ trưởng chuyên môn,
Giáo viên 06 trường tiểu học thành phố Long Xuyên; Các bạn bè, đồng nghiệp đã
nhiệt tình giúp đỡ, tham gia góp ý kiến, cấp tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho tác giả hoàn thành luận văn; Và đặc biệt vợ và các con ln động viên tích
cực hồn thành khố học.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phịng Sau đại học Trường Đại
học An Giang đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu để hồn thành
Luận văn.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Huỳnh Thanh Tiến
đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tác giả từng chi tiết nhỏ trong suốt q trình
nghiên cứu, xây dựng và hồn thành Luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
An Giang, ngày 30 tháng 12 năm 2019
Người thực hiện

Nguyễn Văn Cần

ii



TĨM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu, điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng
hoạt động quản lý giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật tại các trường tiểu
học ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Phương pháp điều tra viết thông
qua các bảng hỏi được sử dụng chính để thu thập thơng tin về thực trạng giáo dục
hòa nhập từ cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh. Chất lượng giáo dục
hoà nhập cho học sinh khuyết tật chưa đạt yêu cầu. Quản lý giáo dục hoà nhập
chưa hiệu quả. Nhân viên hỗ trợ giáo dục khuyết tật và thiết bị cho hoạt động giáo
dục hồ nhập cịn thiếu. Năng lực cán bộ quản lý và giáo viên dạy hồ nhập cịn
hạn chế. Thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân, kiểm tra và đánh giá học sinh
khuyết tật hòa nhập chưa phù hợp. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn,
bảy biện pháp được đề xuất trong luận văn là phù hợp, đúng đắn, cần thiết và có
tính khả thi cao. Các biện pháp này cần được vận dụng đồng bộ, linh hoạt và điều
chỉnh, bổ sung khi cần thiết sao cho phù hợp với điều kiện địa phương nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục hòa nhập trong thời gian tới.
Từ khố: Học sinh khuyết tật; giáo dục hồ nhập; kế hoạch giáo dục cá
nhân; kiểm tra, đánh giá học sinh khuyết tật; hỗ trợ giáo dục hoà nhập.

iii


ABSTRACT

The research's objective is to understasnd, investigate, survey and analyze
the current situation of the management of inclusive education for disabled
children at the elementary schools in Long Xuyen city, An Giang province. The
method of writing surveys through questionnaires is mainly used to collect
information on the situation of inclusive education from educational managers,
teachers, and parents of disabled children. The quality of inclusive education for
disabled children is not satisfactory. Inclusive education management is not

effective. Disability education support staff and equipment for inclusive education
are insufficient. The capacity of administrators and teachers for inclusive
education is limited. Carrying out the individual education plans, tests and
assessments of disabled children is inappropriate. Based on theoretical and
practical research, the seven measures proposed in the thesis are appropriate,
correct, necessary and highly feasible. These measures should be applied
synchronously, flexibly and adjusted and supplemented as necessary to suit the
local conditions in order to improve the quality of inclusive education in the
future.
Keywords: Chlidren with disabilities; inclusive education; indivdual
education plan; test and assessment; inclusive education support.

iv


LỜI CAM KẾT
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu
trong cơng trình nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới về khoa
học của cơng trình nghiên cứu này chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác.
An Giang, ngày 30 tháng 12 năm 2019
Người thực hiện

Nguyễn Văn Cần

v


MỤC LỤC
Trang

GIỚI THIỆU ......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài............................... .............................................................. ...1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................. ......................... 2
3. Khách thể nghiên cứu............................... .......................................................... 2
4. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2
5. Câu hỏi nghiên cứu....................................................... ........................ ..............2
6. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................... .................3
7. Phạm vi nghiên cứu............................................................. ............... ................3
8. Phương pháp nghiên cứu............................................................ .............. ..........3
9. Những đóng góp của đề tài..................................... .................................... ........4
10. Cấu trúc của luận văn............................................................ .................. .........5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
HOÀ NHẬP CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRƯỜNG TIỂU HỌC ........ 6
1.1. KHÁI QUÁT NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ....................................................... 6
1.1.1. Các khái niệm ............................................................................................... 6
1.1.2. Trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân ................................... 11
1.1.3. Mục tiêu hoạt động giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật tiểu học .......... 11
1.1.4. Nội dung hoạt động giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật tiểu học ......... 12
1.1.5. Phương pháp và hình thức giáo dục hồ nhập cho học sinh khuyết tật tiểu
học ......................................................................................................................... 17
1.1.6. Sự tham gia của cộng đồng đối với hoạt động giáo dục hoà nhập học sinh
khuyết tật............................................................................................................... 18
1.1.7. Điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật............ 19
1.1.8. Quản lý hoạt động giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật tại trường tiểu
học ......................................................................................................................... 19

vi


1.1.9. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật tại

trường tiểu học theo tiếp cận chức năng quản lý .................................................. 20
1.1.10. Sự cần thiết quản lý hoạt động giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật tại
trường tiểu học ...................................................................................................... 25
1.1.11. Các yếu tố ảnh hưởng hoạt động giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật tại
trường tiểu học ...................................................................................................... 25
1.2. LƯỢC KHẢO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................... 26
1.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước ........................................................................ 26
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước ......................................................................... 27
Tiểu kết Chương 1 ................................................................................................ 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HOÀ
NHẬP HỌC CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC
Ở THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG .................................... 31
2.1. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................................. 31
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Long
Xuyên, tỉnh An Giang ........................................................................................... 31
2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục thành phố Long Xuyên ............................... 31
2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục tiểu học ....................................................... 32
2.2. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ...................... 34
2.2.1. Mục đích khảo sát ...................................................................................... 34
2.2.2. Nội dung khảo sát ...................................................................................... 34
2.2.3. Đối tượng khảo sát ..................................................................................... 35
2.2.4. Cơng cụ khảo sát ........................................................................................ 35
2.2.5. Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 35
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HOÀ NHẬP
CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở THÀNH
PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG ........................................................ 36
2.3.1. Thực trạng về nội dung hoạt động giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật
tại các trường tiểu học ........................................................................................... 36

vii



2.3.2. Thực trạng về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh
về hoạt động giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật ............................................ 42
2.3.3. Thực trạng về hình thức giáo dục hồ nhập CBQL và GV cho học sinh
khuyết tật............................................................................................................... 43
2.3.4. Thực trạng về sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động hỗ trợ giáo dục
hoà nhập ................................................................................................................ 44
2.3.5. Thực trạng về Điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục hoà nhập học sinh
khuyết tật............................................................................................................... 45
2.3.6. Thực trạng về học sinh sau khi học xong tiểu học .................................... 45
2.3.7. Thực trạng về hoạt động quản lý hoạt động giáo dục hoà nhập học sinh
khuyết tật tại các trường tiểu học .......................................................................... 46
2.4. ĐÁNH GIA THỰC TRẠNG ....................................................................... 52
2.4.1. Mặt mạnh ................................................................................................... 52
2.4.2. Mặt hạn chế ................................................................................................ 53
2.4.3. Nguyên nhân .............................................................................................. 53
2.4.4. Đánh gia chung .......................................................................................... 54
Tiểu kết Chương 2 ................................................................................................ 55
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HOÀ
NHẬP HỌC CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC
Ở THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG ................................... 56
3.1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP ................................................... 56
3.1.1. Nguyên tắc phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục
đào tạo ................................................................................................................... 56
3.1.2. Nguyên tắc phù hợp với tình hình thực tế giáo dục hoà nhập và kinh tế, xã
hội ở địa phương ................................................................................................... 57
3.1.3. Nguyên tắc thể hiện tính khả thi của các biện pháp ................................... 58
3.2. BIỆN PHÁP .................................................................................................. 58
3.2.1. Nâng cao nhận thức về hoạt động giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật

cho cộng đồng và nhà trường................................................................................ 58

viii


3.2.2. Hình thành và tăng cường hệ thống quản lý và hỗ trợ hoạt động giáo dục
hoà nhập học sinh khuyết tật tại các trường ......................................................... 61
3.2.3. Đẩy mạnh xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho học sinh khuyết tật tại
các trường ............................................................................................................. 64
3.2.4. Tăng cường hoạt động bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán
bộ quản lý và giáo viên, nhân viên hỗ trợ ............................................................. 68
3.2.5. Nâng cao hoạt động chun mơn chính khố và ngoại khoá ..................... 71
3.2.6. Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh khuyết tật học hoà nhập .. 73
3.2.7. Thực hiện chế độ chính sách cho cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân
viên hỗ trợ giáo dục khuyết tật ............................................................................. 75
3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP ............................................... 77
3.4. KHẢO NGHIỆM TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC
BIỆN PHÁP ......................................................................................................... 78

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ........................................................................ 78
3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm ....................................................................... 78
3.4.3. Nội dung khảo nghiệm......................................................................... 78
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm ........................................................................... 78
Tiểu kết Chương 3 ................................................................................................ 80
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................................... 81
1. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 81
2. KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 82
2.1. Đối với Bộ GD-ĐT ........................................................................................ 82
2.2. Đối Sở GD-ĐT An Giang .............................................................................. 82
2.3. Đối với Phòng GD-ĐT................................................................................... 83

2.4. Đối với trường ............................................................................................... 83
3. HẠN CHẾ ........................................................................................................ 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 84
PHỤ LỤC............................................................................................................. 88
ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
1.1
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10
2.11
2.12
2.13
2.14
2.15
2.16
2.17
3.1


Tên bảng
Các phương tiện giáo dục và dạy học phù hợp với
học sinh KT
Thống kê học sinh các trường tiểu học năm học
2017 - 2018
Thống kê cán bộ, giáo viên các tiểu học năm học
2017 - 2018
Thống kê số học sinh KT và số lớp có học sinh KT
năm học 2018 - 2019
Đánh giá của CBQL và giáo viên dạy hòa nhập
các trường tiểu học về việc huy động học sinh KT
đến trường
Thực trạng xây dựng Kế hoạch giáo dục cá nhân
cho học sinh KT
Những việc mà giáo viên cần làm để thực hiện Kế
hoạch giáo dục cá nhân cho học sinh KT
Đánh giá việc thực hiện công tác kiểm tra đánh giá
GDHN học sinh KT tại đơn vị
Đánh giá, xếp loại học sinh KT học hoà nhập năm
học 2017 - 2018.
Nhận thức của CBQL và giáo viên về GDHN học
sinh KT
Đánh giá mức độ và hiệu quả các hình thức GDHN
học sinh KT
Đánh giá việc tham gia của cộng đồng trong công
tác GDHN học sinh KT
Đánh giá thực trạng các điều kiện dạy học hỗ trợ
cơng tác GDHN học sinh KT
Tình hình học sinh KT sau khi học tiểu học 2017 2018
Đánh giá mức độ và hiệu quả thực hiện mục tiêu

công tác quản lý GDHN
Mức độ và hiệu quả thực hiện quản lý nội dung
công tác GDHN học sinh KT tại các trường tiểu học
Mức độ và hiệu quả thực hiện quản lý việc tham gia
của cộng đồng xã hội trong công tác GDHN học
sinh KT
Mức độ và hiệu quả thực hiện quản các điều kiện hỗ
trợ công tác GDHN học sinh KT
Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi
của biện pháp QL GDHN tại thành phố Long Xuyên

x

Trang
24
32
33
33
36
38
39
40
41
42
43
44
45
45
47
49

50
51
79


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
STT

CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.

CHXHCN
CBQL
CB, GV, NV

GV
GD-ĐT
GDHN
HS
HSKT
KHGDCN
KT
QLGD
QL
TP
UBND

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Cán bộ quản lý
Cán bộ, giáo viên, nhân viên
Giáo viên
Giáo dục và Đào tạo
Giáo dục hoà nhập
Học sinh
Học sinh khuyết tật
Kế hoạch giáo dục cá nhân
Khuyết tật
Quản lý giáo dục
Quản lý
Thành phố
Uỷ ban nhân dân

xi



GIỚI THIỆU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chăm sóc, giáo dục học sinh khuyết tật là trách nhiệm của cộng đồng và
tồn xã hội. Trong đó, ngành giáo dục đóng vai trị quan trọng. Mọi HSKT đều
bình đẳng và có quyền hưởng nền giáo dục tốt như học sinh bình thường. Tất cả
HSKT đều được đến trường để tạo cơ hội và điều kiện phát triển như mọi học
sinh bình thường khác.
Vào năm 1996, theo Viện khoa học giáo dục Việt Nam, thống kê nước ta
có 42.000 trẻ khuyết tật được đi học. Tuy nhiên đến năm 2015, đã có hơn 500,000
trể khuyết tật được đến trường, tăng 10 lần qua 20 năm thực hiện giáo hòa nhập
tại Việt Nam (Trần Thị Bích Ngọc, 2017).
Hàng năm, gia tăng dân số kéo theo ngày càng tăng số HSKT. Đối tượng
HSKT cần được quan tâm đặc biệt. Vì thế, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các
Nghị quyết, Chủ trương về thực quyền trẻ em khuyết tật. Hiến pháp Nước
CHXHCN Việt Nam (2013) quy định nước ta phải tạo mọi điều kiện để người
khuyết tật được học văn hóa và học nghề. Trong Luật Người khuyết tật (2010)
nhà nước cũng quy định rằng mọi người khuyết tật được học tập phù hợp với khả
năng của mình. Với luật giáo dục (2003) nhà nước cũng khẳng định rằng người
tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện
quyền và nghĩa vụ học tập của mình.
Luật Phổ cập giáo dục tiểu học (1991) đã xác định rằng trẻ em tàn tật được
nhà nước và xã hội quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cần thiết để đạt trình độ giáo
dục tiểu học. Hơn nữa, Công ước quyền trẻ em (1990) xác định rằng trẻ em tàn
tật phải được chăm sóc, giáo dục, đào tạo để có thể hịa nhập và xã hội.
Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 của Chính phủ (2012) đã đề ra
chỉ tiêu cụ thể “… có 70% trẻ em khuyết tật được đi học” và “Tăng đầu tư cho
giáo dục đặc biệt; có chính sách đãi ngộ đối với giáo viên giáo dục đặc biệt và
HSKT”.
Thành phố Long Xun có vị trí thuận lợi, nền giáo dục phát triển, chất
lượng giáo dục đứng đầu tỉnh. HSKT học hịa nhập có tăng so với thời gian trước.

Tuy nhiên, địa bàn TP Long Xuyên có số lượng HSKT học hịa nhập vẫn chưa
đáp ứng theo yêu cầu hiện tại. Huy động HSKT đến trường là nỗi lo lắng của cha
1


mẹ học sinh, mong sao con em mình được học hồ nhập, học chung cùng học
sinh bình thường để biết đọc, biết viết, tính tốn và có những kỹ năng cần thiết để
tự phục vụ bản thân. Tuy nhiên, có những cha mẹ học sinh cịn mặc cảm, khơng
cho con mình bị khuyết tật, để ở nhà. Có những trường hợp, cha mẹ biết con bị
khuyết tật, vẫn đưa đến trường nhưng khơng tiết lộ con mình bị khuyết tật.
Từ năm học 2017 – 2018, Trường Trẻ em Khuyết tật An Giang được giao
thêm nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục hòa nhập cho trường tiểu học trong tỉnh
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho HSKT. Trường có trách nhiệm
hỗ trợ về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trẻ khuyết tật. Trường còn hỗ
trợ các tài liệu chuyên môn để dạy trẻ khuyết tật cho các trường tiểu học trên địa
bàn thánh phố.
Hiện đang quản lý trường Trẻ em Khuyết tật An Giang, tác giả cảm thấy lo
lắng, thương tiếc nhiều HSKT vẫn chưa được đi học; hay được đi học mà gặp
nhiều khó khăn trong học tập. Qua nghiên cứu đề tài này, tác giả muốn góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục HSKT học hòa nhập ở TP Long Xuyên.
Từ các lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục
hòa nhập cho học sinh khuyết tật tại các trường tiểu học ở thành phố Long
Xuyên, tỉnh An Giang” để nghiên cứu.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục
hòa nhập, tác giả đề xuất biện pháp quản lý giáo dục hòa nhập HSKT 6 trường
tiểu học TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.
3. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Quản lý hoạt động giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật tại trường tiểu
học.

4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật tại các
trường tiểu học trên địa bàn TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.
5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động giáo dục hòa nhập học sinh
khuyết tật tại các trường tiểu học trên địa bàn TP Long Xuyên, tỉnh An Giang
hiện nay như thế nào?
2


- Những biện pháp quản lý nào có thể giúp hoạt động và quản lý giáo dục
hòa nhập học sinh khuyết tật tại trường tiểu học TP Long Xuyên, tỉnh An Giang
đạt kết quả?
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDHN cho HSKT tại trường
tiểu học.
6.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động GDHN cho HSKT tại các trường
tiểu học trên địa bàn TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.
6.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDHN cho HSKT tại các trường
tiểu học ở TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
7.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động GDHN cho
HSKT tại các trường tiểu học ở TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.
7.2. Phạm vi về không gian nghiên cứu: 6/26 trường tiểu học ở TP Long Xuyên,
tỉnh An Giang.
7.3. Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Số liệu HSKT từ năm học 2015 – 2016 đến
2017 – 2018.
7.4. Phạm vi về đối tượng khảo sát: Phạm vi về đối tượng khảo sát: cấp trường là
hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên và phụ huynh học
sinh; cấp phòng là lãnh đạo, chuyên viên phụ trách giáo dục hoà nhập; cấp Sở là

lãnh đạo và chuyên viên phịng tiểu học.
8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
8.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, nghiên cứu cơ sở các tài liệu liên quan đến các lĩnh
vực GDHN HSKT, các văn bản pháp quy về chủ trương, quan điểm, của Đảng,
của Nhà nước, của ngành, của địa phương và các tài liệu khoa học có liên quan để
làm cơ sở lý luận cho đề tài.
8.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.1. Phương pháp quan sát

3


Sử dụng phương pháp quan sát nhằm quan sát các hoạt động để tìm hiểu
thực trạng hoạt động quản lý của CBQL nhà trường, hoạt động giảng dạy của GV
và hoạt động học tập của HSKT học hoà nhập.
8.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Sử dụng phương pháp điều tra viết thông qua các bảng hỏi nhằm tham
khảo ý kiến của lãnh đạo Phòng Giáo dục Tiểu học Sở, Phòng Giáo dục và Đào
tạo Long Xuyên, CBQL, GV và cha mẹ HS để thu thập số liệu; trên cơ sở đó
đánh giá thực trạng GDHN và đề ra các giải pháp.
Cụ thể tìm hiểu: Thực trạng hoạt động quản lý dạy và học của CBQL; thực
trạng thực hiện chương trình dạy và học; thực trạng sử dụng phương pháp, hình
thức tổ chức dạy học; thực trạng biên chế HSKT hoà nhập; thực trạng hoạt động
kiểm tra, đánh giá; thực trạng bồi dưỡng hay tập huấn chuyên môn cho GV; thực
trạng về chính sách đãi ngộ cho CBQL và GV; thực trạng cha mẹ HS về quan
tâm, hỗ trợ trong việc học tập của HSKT học hoà nhập.
8.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Thực hiện phỏng vấn CBQL nhà trường nhằm hiểu biết thêm về quản lý
GDHN tại các trường tiểu học ở TP Long Xuyên. Cụ thể tìm hiểu thêm quản lý

về hồ sơ sổ sách, chế độ chính sách, trang bị thiết bị, cơ sở vật chất cho GDHN.
Cuộc phỏng vấn được thực hiện tại các trường. Qua đó đề xuất các giải pháp để
nâng chất lượng GDHN của HSKT.
8.3. Phương pháp thống kê tốn học
Sử dụng các cơng thức toán học trên phần mềm Excel 2010 để kiểm định
kết quả nghiên cứu; trên cơ sở đó đề ra kết luận khoa học.
9. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐÈ TÀI
9.1. Về lý luận
Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động và quản lý GDHN HSKT trường
tiểu học TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.
9.2. Về ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu sẽ góp phần rõ hơn những vấn đề lý luận về hoạt động
GDHN cho HS tiểu học.

4


Với luận cứ khoa học và thực tiễn được trình bày để góp phần vào việc
cung cấp cái nhìn tổng thể và đánh giá thực trạng hoạt động quản lý GDHN nhằm
đề xuất các biện pháp cần thiết nhằm nâng cao chất lượng GDHN.
Kết quả đề tài nghiên cứu sẽ cung cấp những kiến thức cơ sở khoa học cần
thiết để các cấp quản lý tham khảo trong quá trình xây dựng các văn bản pháp
quy nhằm nâng cao chất lượng GDHN.
10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần giới thiệu, kết luận và khuyến nghị và tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về QL hoạt động GDHN cho HSKT tại trường
tiểu học.
Chương 2: Thực trạng QL hoạt động GDHN cho HSKT tại các trường tiểu
học ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Chương 3: Biện pháp QL hoạt động GDHN cho HSKT tật tại các trường
tiểu học ở TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.

5


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HOÀ NHẬP
HỌC SINH KHUYẾT TẬT TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.1. KHÁI QUÁT NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Quản lý
Quản lý là: “sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý đối
tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra” (Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng
Quốc Bảo, tr.12).
Trần Kiểm cho rằng “QL là tác động của chủ thể quản lý, dựa trên nhận
thức những quy luật khách quan của hệ quản lý đến các quá trình đang diễn ra
nhằm đạt mục đích đặt ra mục cách tối ưu” (Trần Kiểm, 2012, tr.9).
Koontz cho rằng: “QL là một thiết kế và duy trì một mơi trường mà trong
đó có các cá nhân làm việc với nhau trong nhóm có thể hồn thành các nhiệm vụ
và mục tiêu đã định” (Koontz, 1993, tr. 32).
Bùi Minh Hiền và Nguyễn Vũ Bích Hiền cho rằng QL nhà trường là q
trình tác động có mục đích, có định hướng, có tính kế hoạch của chủ thể quản lý
đến các đối tượng quản lý; thơng qua đó, chủ thể quản lý huy động sử dụng hiệu
quả các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đã xác định trong một môi
trường luôn biến động (Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền, 2009, tr.31-32).
1.1.1.2. Quản lý giáo dục
Các nhà nghiên cứu lý luận có nhiều khái niệm khác nhau về quản lý giáo

dục.
Đặng Quốc Bảo xác định: “QLGD theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều
hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục thế hệ trẻ
theo yêu cầu phát triển xã hội” (Đặng Quốc Bảo, 1998, tr.17).
6


Trần Kiểm nêu ra rằng QLGD là hệ thống tác động có mục đích, có kế
hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm tổ chức, điều khiển hoạt động của
khách thể quản lý nhằm đạt mục tiêu giáo dục đã đề ra. QLGD từ cấp vi mô đến
cấp vĩ mơ đều hướng tới việc sử dụng có hiệu quả các nguồn (đầu vào) dành cho
giáo dục để đạt được những kết quả (đầu ra) có chất lượng cao (Trần Kiểm, 2004,
tr.36-38).
1.1.1.3. Học sinh khuyết tật
Luật Người khuyết tật Việt Nam năm 2010 đã nêu rằng: “Người khuyết tật
là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức
năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó
khăn” (Luật Người khuyết tật, 2010, tr.1).
HSKT là những trẻ có khiếm khuyết về cấu trúc hoặc các chức năng cơ thể
hoạt động khơng bình thường dẫn đến gặp khó khăn nhất định trong hoạt động cá
nhân, tập thể, xã hội và khơng thể học tập theo chương trình giáo dục phổ thông
nếu không được hỗ trợ về phương pháp giáo dục – dạy học và những trang thiết
bị trợ giúp cần thiết (Nguyễn Xuân Hải, Lê Văn Tạc, Lê Tiến Thành, Trần Đình
Thuận, 2008, tr.21).
Trẻ khuyết tật thường được phân thành các nhóm sau:
Trẻ khiếm thính là trẻ bị giảm sức nghe ở những mức độ khác nhau dẫn
đến khó khăn về ngơn ngữ, hạn chế về giao tiếp làm ảnh hưởng đến quá trình
nhận thức và các chức năng tâm lý khác nhau của trẻ. Trẻ khiếm thính được chia
thành bốn mức độ khác nhau: (mức 1) điếc nhẹ là sức nghe được trong khoảng từ
40 – 55 dB (đề-xi-ben); (mức 2) điếc vừa là sức nghe được trong khoảng từ 56 –

70 dB; (mức 3) điếc nặng là sức nghe được trong khoảng từ 71 – 90 dB; (mức 4)
điếc nặng là sức nghe được trong khoảng từ 91 dB trở lên (Luật Người khuyết tật,
2010).
Trẻ khiếm thị là trẻ dưới 18 tuổi có khuyết tật về thị giác. Trẻ khiếm thị có
những mức độ khác nhau về thị lực và thị trường của thị giác: (1) Trẻ mù (có thị
lực nhỏ hơn 0,04 vis, khơng thể phân biệt được năm đầu ngón tay khi đặt chúng
cách mắt 15 cm. Những trẻ này phải sử dụng chữ nổi (Braille) để học tập; (2) Trẻ
nhìn kém là những trẻ khi đã có phương tiện hỗ trợ tối đa, thị lực đạt từ 0,04 đến
0,03 vis. Đối với người bình thường, có thị lực bằng 1 vis; thị trường ngang (góc
nhìn bao qt theo chiều ngang) một mắt là 1500, cả hai mắt là 1800; thị trường
dọc (góc nhìn bao quát theo chiều đứng) là 1100.
7


Trẻ chậm phát triển trí tuệ là trẻ có: (1) chức năng hoạt động ở dưới mức
trung bình thường cách đáng kể (IQ nhỏ hơn 70); (2) khó khăn ít nhất ở hai trong
các lĩnh vực hành vi thích ứng với môi trường và xã hội như: giao tiếp, tự phục
vụ, sinh hoạt trong gia đình, sử dụng các tiện ích công cộng, các kỹ năng xã hội,
tự định hướng, kỹ năng học đường, giải trí, lao động, sức khoẻ và an toàn, …; (3)
hiện tượng này xuất hiện trước 18 tuổi.
Một số dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển trí tuệ trong dạy và học, giáo
viên có thể căn cứ: (1) Khó tiếp thu được nội dung các mơn học trong chương
trình giáo dục phổ thơng, nhất là các mơn học địi hỏi tư duy trừu tượng, lơ gích;
(2) Chậm hiểu, chóng qn (thường xun); (3) ngơn ngữ kém phát triển, vốn từ
nghèo, phát âm thường sai, nắm quy tắc ngữ pháp kém; (4) Khó thiết lập các mối
tương quan giữa các sự vật hiện tượng; (5) Kém hoặc thiếu một số kỹ năng sống
đơn giản: kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng sống gia đình, …; (6) Khó kiểm sốt được
hành vi của bản thân; và (7) một số trẻ có hình dáng, tầm vóc khơng bình thường.
Trẻ học khó là trẻ có khó khăn ở một trong các kỹ năng nhận thức như học
đọc, học viết, tính tốn, nhận biết màu sắc, …

Trẻ khuyết tật ngơn ngữ - giao tiếp là những trẻ có sự phát triển lệch lạc
ngơn ngữ được biểu hiện như: nói ngọng, nói lắp, nói khơng rõ, khơng nói được
(câm hoặc điếc) mà khơng kèm theo bất cứ các dạng khó khăn nào khác như
chậm phát triển trí tuệ, DOWN, bại não, … Nghĩa là trẻ chỉ có tật ngơn ngữ - giao
tiếp, đồng thời đây là tật khởi sinh. Ngoài ra, trẻ khơng có tật nào khác (trẻ đơn
tật), sự suy giảm các chức năng khác ngồi giao tiếp – ngơn ngữ là hệ quả sau
một thời gian trẻ gặp khó khăn về ngôn ngữ - giao tiếp.
Trẻ khuyết tật vận động là những trẻ có sự tổn thất các chức năng vận
động làm cản trở đến việc di chuyển, sinh hoạt, học tập, … Có thể chia khuyết tật
vận động thành hai dạng: (1) Trẻ bị hội chứng não nặng dẫn đến khuyết tật vận
động. Những trẻ thuộc loại này thường gặp khó khăn trong học tập; (2) Trẻ
khuyết tật vận động do chấn thương nhẹ hay do bệnh bại liệt gây nên làm khoèo,
liệt chân tay, chân, … nhưng não bộ của trẻ vẫn bình thường. Những trẻ này có
thể học tập.
Trẻ đa tật là trẻ có từ hai tật trở lên. Ví dụ như trẻ vừa khiếm thính vừa
khiếm thị hay vừa chậm phát triển trí tuệ vừa khuyết tật vận động (Tài liệu quản
lý GDHN của Bộ GD-ĐT, 2008, tr.21 - 24).
8


1.1.1.4. Giáo dục hoà nhập và hoạt động giáo dục hồ nhập
GDHN là phương thức giáo dục, trong đó HSKT cùng với học sinh bình
thường trong trường phổ thơng ngay tại nơi trẻ sinh sống. GDHN xuất phát từ
quan điểm xã hội về giáo dục, coi nhà trường như là một xã hội thu nhỏ và phản
ảnh tính chất đa dạng của xã hội, vì vậy, mơi trường giáo dục phổ thông được chú
ý cải thiện sao cho đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của mọi HS, kể cả những HS
khó khăn đặc thù. Đây là mơ hình giáo dục tiến bộ nhất được biết đến trong lĩnh
vực giáo dục khuyết tật (Tài liệu Quản lý GDHN HSKT của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, 2015, tr.25).
Nhóm tác giả này đưa ra khái niệm ngắn gọn, dễ hiểu về GDHN như sau:

“GDHN là phương thức giáo dục trong đó HSKT cùng với HS bình thường trong
trường, lớp phổ thơng ngay tại nơi trẻ sinh sống theo chương trình chung được
điều chỉnh đảm bảo điều kiện cần thiết để phát triển tốt nhất khả năng của
trẻ”(Nguyễn Xuân Hải, Lê Văn Tạc, Lê Tiến Thành, Trần Đình Thuận, 2008,
tr.25).
Nguyễn Thị Hồng Yến (2012, tr.221), thuật ngữ GDHN được hiểu:
“GDHN là phương thức giáo dục, trong đó HSKT cùng với học sinh bình thường
trong trường phổ thơng ngay tại nơi trẻ sinh sống. GDHN nhìn nhận trẻ khuyết tật
trên quan điểm xã hội, khi cho rằng khiếm khuyết không phải chỉ do khiếm
khuyết của bản thân cá thể mà còn là khiếm khuyết của xã hội. GDHN cũng dựa
trên quan điểm tích cực khi nhìn nhận, đánh giá trẻ khuyết tật, coi trẻ khuyết tật
cũng giống như mọi trẻ em khác. Mọi trẻ khuyết tật đều có những năng lực nhất
định, do đó mà trẻ khuyết được coi là chủ thể chứ khơng phải là đối tượng thụ
động trong q trình tiếp nhận các tác động giáo dục. Trong giai đoạn giáo dục
này, gia đình, nhà trường, xã hội và cộng đồng cần tạo ra sự hợp tác và hoà nhập
với các em trong mọi hoạt động. HSKT phải là trung tâm của quá trình giáo dục,
các em phải được tham gia đầy đủ và bình đẳng trong mọi cơng việc của nhà
trường, xã hội, cộng đồng để thực hiện lý tưởng “trường học cho mọi trẻ em,
trong một xã hội cho mọi người”. Chính lý tưởng tạo cho trẻ khuyết tật niềm tin,
lịng tự trọng, ý chí vươn lên để đạt đến mức cao nhất mà năng lực của mình cho
phép.
Hoạt động được hiểu là mọi hoạt động của con người đều có tính mục
đích. Con người hiểu được mục đích hoạt động của mình, từ đó mới định rõ chức
năng, nhiệm vụ, động lực của hoạt động để đạt hiệu quả trong công việc. K.Marx
9


cho rằng, hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, có ý thức; mục đích,
ý thức ấy như một quy luật, quyết định phương thức hoạt động và bắt ý chí con
người phụ thuộc vào nó. K. Marx viết: “Cơng việc địi hỏi một sự chú ý bền bỉ,

bản thân sự chú ý đó chỉ có thể là kết quả của một sự căng thẳng thường xuyên
của ý chí”. Trong lịch sử của nhân loại, tính mục đích trong hoạt động và tầm
nhìn về lợi ích của hoạt động con người thể hiện rõ trong nền giáo dục của các
dân tộc và quốc gia từ xưa đến nay (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2017).
Hoạt động GDHN được hiểu là quá trình chủ thể quản lý tổ chức, hoạch
định các nội dung, phương thức hoạt động về GDHN nhằm nâng cao chất lượng
GDHN cho HSKT.
1.1.1.5. Quản lý hoạt động giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật tiểu học
Nguyễn Xuân Hải cho rằng: “Quản lý GDHN là sự tác động có kế hoạch,
có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý dựa theo
những u cầu có tính chất khách quan về lý luận và thực tiễn GDHN nhằm đạt
được mục tiêu quản lý đề ra” (Nguyễn Xuân Hải, 2018, tr.42). Khái niệm quản lý
GDHN này đề cập đến ba yếu tố:
Chủ thể quản lý là tổ chức, cá nhân hay bộ máy QLGD các cấp từ trung
ương đến đơn vị trường học ở các cấp học, bậc học khác nhau.
Đối tượng quản lý là hệ thống quản lý GDHN của ngành từ trung ương
đến đơn vị trường học ở các cấp học, bậc học khác nhau.
Quan hệ quản lý là thể hiện thông qua mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và
đối tượng quản lý theo các phân hệ quản lý và nguyên tắc quản lý GDHN.
Mục tiêu quản lý là hiệu quả cần đạt được trong quản lý GDHN. Hiệu quả
này được đánh giá ở hiệu quả trong và ngồi theo góc độ cá nhân (kết quả giáo
dục của người học) và góc độ xã hội (quy mơ, chất lượng, uy tín trong cộng đồng
của nhà trường).
Như vậy, quản lý GDHN được coi là một nhiệm vụ được lồng ghép phối
hợp chung trong hoạt động quản lý giáo dục nói chung và quản lý GDHN nói
riêng, mang tính tổng thể quản lý giáo dục (Nguyễn Xuân Hải, 2018).

10



1.1.2. Trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.1.2.1 Vị trí, vai trị trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân
Điều lệ trường tiểu học (2010) quy định rằng trường tiểu học là cơ sở giáo
dục của bậc tiểu học, bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường
tiểu học có tư cách pháp nhân và con dấu riêng.
Luật Giáo dục (2005) quy định rằng giáo dục tiểu học là bậc học bắt buộc
cho mọi trẻ em từ 6 đến 14 tuổi và được thực hiện trong 5 năm học từ lớp 1 đến
lớp 5; tuổi bậc này vào học lớp 1 là 6 tuổi.
1.1.2.2 Mục tiêu trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân
Giáo dục tiểu học nhằm giúp HS hình thành và phát triển những yếu tố căn
bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hồ về thể chất và tinh thần, phẩm chất và
năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị cộng đồng và những thói quen,
nền nếp cần thiết trong học tập (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018).
1.1.2.3 Nội dung trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân
Luật Giáo dục (2005) cho rằng giáo dục tiểu học cần phải bảo đảm trước
hết cho HS có hiểu biết ban đầu, đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con
người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính tốn; có thói quen rèn
luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc và mỹ
thuật.
1.1.3. Mục tiêu hoạt động giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật tiểu học
Mục tiêu QL GDHN ở nước ta giai đoạn 2010 – 2020 bao gồm: Huy động
tối đa được số trẻ em có hồn cảnh đặc biệt đến trường; Duy trì được số trẻ em có
hồn cảnh đặc biệt đã huy động đến trường; Đảm bảo chất lượng giáo dục phù
hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ em có hồn cảnh đặc biệt đã huy động đến
trường (Vũ Xuân Hải, 2018).
Mục tiêu giáo dục trẻ khuyết tật, theo nghĩa rộng là bảo đảm cho trẻ
khuyết tật hưởng những quyền giáo dục cơ bản, quyền tự do, không tách biệt,
tham gia vào mọi hoạt động xã hội và có cơ hội cống hiến.
Phát triển toàn diện các mặt cho trẻ khuyết tật, bao gồm: đạo đức, trí tuệ,
thể chất, thẩm mỹ và khả năng lao động. Phát triển kiến thức, kỹ năng văn hố xã

hội, thái độ tích cực, tạo điều kiện hoà nhập cộng đồng khi trẻ 18 tuổi.
11


Trẻ khuyết tật có cơ hội hồ nhập với mơi trường giáo dục bình thường,
phát triển hài hồ và tối đa những khả năng cịn lại để hình thành và phát triển
nhân cách.
Mục tiêu cụ thể giáo dục trẻ khuyết tật, theo nghĩa hẹp:
Về kiến thức, kỹ năng văn hoá: Đạt trình độ phát triển tối đa so với khả
năng của trẻ trong cùng thời gian và môi trường giáo dục phổ thông.
Về kỹ năng xã hội: Được trang bị những kiến thức, kỹ năng xã hội như trẻ
bình thường ở cùng lứa tuổi, có điều chỉnh cho phù hợp.
Về phục hồi chức năng: Cải thiện tình trạng suy giảm các chức năng do
khuyết tật gây nên, đồng thời phát huy tối đa những chức năng còn lại.
Về giáo dục tự phục vụ, lao động: Phát huy tối đa khả năng tự phục vụ của
trẻ trong hoạt động sống, sinh hoạt, học tập hàng ngày.
Về lao động, hướng nghiệp và dạy nghề: Được hướng nghiệp, dạy nghề
trong các cơ sở giáo dục đào tạo để có một nghề hay một cơng việc có thu nhập
và có cơ hội được cống hiến cho xã hội.
1.1.4. Nội dung hoạt động giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật tiểu học
1.1.4.1 Huy động học sinh khuyết tật đến trường
Huy động HSKT học hoà nhập là công việc mà tất cả các trường phải thực
hiện đầu năm. Theo Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT, ngày 29/01/2018 của Bộ
GD-ĐT quy định tại Điều 5 rằng các cơ sở giáo dục phát hiện, huy động và tiếp
nhận học sinh khuyết tật vào học; Sắp xếp, bố trí các lớp học phù hợp với người
khuyết tật; đảm bảo mỗi lớp học hịa nhập có khơng q 02 (hai) người khuyết
tật. Trường hợp đặc biệt, thủ trưởng cơ sở giáo dục căn cứ vào điều kiện thực tế
có thể sắp xếp, bố trí thêm người khuyết tật trong một lớp học để đảm bảo cho
những người khuyết tật có nhu cầu học hòa nhập đều được đi học.
Vào đầu mỗi năm học, hiệu trưởng lập kế hoạch tuyển sinh, trong đó có kế

hoạch tuyển sinh HSKT học hồ nhập. Việc huy động HSKT địi hỏi các lực
lượng tham gia: chính quyền địa phương, các Ban đại diện cha mẹ HS, GV
trường, cơ quan y tế. Hiệu trưởng tham mưu chính quyền địa phương tổ chức huy
động HSKT vào trường.

12


×