Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Quản lý hoạt động phòng chống bạo lực học đường tại các trường trung học phổ thông huyện chợ mới tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 129 trang )

..

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG

NGUYỄN TRUNG TRỰC

AN GIANG, THÁNG 9 NĂM 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG
TÁC GIẢ: NGUYỄN TRUNG TRỰC
MÃ SỐ SV: CH179075

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS. TS TRẦN VĂN ĐẠT


AN GIANG, THÁNG 9 NĂM 2019


Luận văn “Quản lý hoạt động phòng chống bạo lực học đường
tại các trường trung học phổ thông huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang”
do học viên Nguyễn Trung Trực thực hiện dưới sự hướng dẫn của
PGS. TS Trần Văn Đạt. Tác giả đã báo cáo kết quả nghiên cứu và được
Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày: …../…./….
Thư ký

-----------------------

Phản biện 1

Phản biện 2

--------------------------

-----------------------

Cán bộ hướng dẫn

PGS. TS Trần Văn Đạt

Chủ tịch Hội đồng

--------------------------

i



LỜI CẢM ƠN
Trong khoản thời gian từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 9 năm 2019
tôi đã được học Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý giáo dục tại khoa Sư
phạm, trường Đại học An Giang. Trong thời gian đó bản thân tôi luôn
nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của các thầy cô trong
khoa Quản lý giáo dục, các khoa khác và phòng Đào tạo sau đại học của
nhà trường. Trên cơ sở đó tơi đã có điều kiện thuận lợi để hồn thành
khóa học.
Tơi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS Trần Văn Đạt
đã cho các ý tưởng định hướng và hết lòng giúp đỡ trong suốt q trình
tơi nghiên cứu và hồn thành luận văn với đề tài: “QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TẠI CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH
AN GIANG”
Xin chân thành cảm ơn các phòng Ban thuộc Sở Giáo dục và Đào
tạo An Giang, thầy cô trong Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em
học sinh thuộc các trường: THPT Ung Văn Khiêm và THPT Châu Văn
Liêm, các bậc cha mẹ học sinh, các đồng chí cơng an, lãnh đạo phịng
Giáo dục huyện Chợ Mới đã nhiệt tình giúp đỡ trong q trình học tập,
nghiên cứu để tơi có được những thơng tin, những dữ liệu cần thiết hồn
thành luận văn.
Trong q trình hồn thành luận văn sẽ khơng tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn tận tình của các thầy cơ
và các bạn đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
An Giang, ngày 09 tháng 9 năm 2019
Người thực hiện

Nguyễn Trung Trực


ii


TĨM TẮT
Mục đích của nghiên cứu này là xác định cơ sở lý luận về quản
lý giáo dục phòng chống bạo lực học đường, đồng thời phân tích và đánh
giá thực trạng cơng tác quản lý giáo dục phịng chống bạo lực học đường
ở các trường trung học phổ thông huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Qua đó, luận văn đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả cơng
tác quản lý giáo dục phịng chống bạo lực học đường ở các trường trung
học phổ thông huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Từ khóa: cơ sở lý luận, thực trạng, biện pháp, phòng chống bạo
lực học đường.

iii


ABSTRACT
This research aims to identify the theoretical basics of
management of prevention of school violence as well as to analyze and
evaluate the real situations about this phenomenon of high schools in
Cho Moi District, An Giang Province. From the above, the present study
suggests some measures to manage the prevention of school violence
more effectively in this area.
Keywords: the theoretical basics, the real situations, measures,
prevention of school violence.

iv



CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng
tơi, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Trần Văn Đạt. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng, trung thực. Những kết luận mới về
khoa học của cơng trình nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
An Giang, ngày 09 tháng 9 năm 2019
Người thực hiện

Nguyễn Trung Trực

v


MỤC LỤC
Trang
GIỚI THIỆU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2
3. Khách thể nghiên cứu .................................................................................. 2
4. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 2
5. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 2
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 3
7. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3
8. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 3
9. Những đóng góp của đề tài .......................................................................... 4
10. Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG
CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG

HỌC PHỔ THÔNG ....................................................................................... 5
1.1. Khái quát vấn đề nghiên cứu .................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm tuổi học sinh ......................................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm tâm sinh lý của thanh niên học sinh trung học phổ thông ..... 5
1.1.3. Khái niệm bạo lực .................................................................................. 6
1.1.4. Khái niệm bạo lực học đường ................................................................ 6
1.1.5. Khái niệm hành vi bạo lực học đường ................................................... 7
1.1.6. Các loại hành vi bạo lực học đường ...................................................... 8
1.1.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường ................... 11
1.2. Quản lý của nhà trường........................................................................... 17
1.2.1. Khái niệm về quản lý ........................................................................... 17
1.2.2. Chức năng quản lý ............................................................................... 18
1.2.3. Nguyên tắc quản lý .............................................................................. 19
1.2.4. Quản lý của hiệu trưởng trường trung học phổ thông ........................ 19

vi


1.3. Hậu quả của bạo lực học đường ............................................................. 20
1.3.1. Hậu quả với học sinh ........................................................................... 20
1.3.2. Hậu quả ảnh hưởng đến nhà trường..................................................... 21
1.3.3. Hậu quả ảnh hưởng đến gia đình và quan hệ giữa các bậc cha mẹ ..... 21
1.3.4. Hậu quả ảnh hưởng đến xã hội ............................................................ 22
1.4. Lược khảo vấn đề nghiên cứu ................................................................. 23
1.4.1. Các nghiên cứu ngoài nước ................................................................. 23
1.4.2. Các nghiên cứu trong nước .................................................................. 29
Tiểu kết Chương 1 ......................................................................................... 31
Chương 2: THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, HUYỆN CHỢ MỚI,
TỈNH AN GIANG ........................................................................................ 33

2.1. Đặc điểm tình hình .................................................................................. 33
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện kinh tế xã hội ở huyện Chợ Mới, tỉnh
An Giang ...................................................................................................... 33
2.1.2. Tình hình giáo viên, cán bộ cơng nhân viên, học sinh và cơ sở
vật chất ........................................................................................................... 33
2.2. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng .................................................. 34
2.2.1. Tổ chức điều tra ................................................................................... 34
2.2.2. Mục đích khảo sát ................................................................................ 35
2.2.3. Nội dung khảo sát ................................................................................ 35
2.2.4. Đối tượng khảo sát ............................................................................... 35
2.2.5. Công cụ khảo sát .................................................................................. 35
2.3. Thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học đường tại các trường
trung học phổ thông huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang .................................... 37
2.3.1. Thực trạng về các vụ việc bạo lực học đường trong ba năm học
gần đây ........................................................................................................... 37
2.3.2. Nhận thức về nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học đường trong
học sinh của cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh ......................... 44
2.4. Đánh giá thực trạng bạo lực học đườngở các trường trung học phổ thông,
huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang ..................................................................... 53
vii


2.4.1. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động phòng chống bạo lực
học đường trong các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Chợ Mới,
tỉnh An Giang................................................................................................. 53
2.4.2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phòng chống bạo lực
học đường các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Chợ Mới,
tỉnh An Giang ................................................................................................ 53
2.5. Nhận xét chung ....................................................................................... 66
Tiểu kết Chương 2 ......................................................................................... 68

Chương 3: BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, HUYỆN CHỢ MỚI,
TỈNH AN GIANG ........................................................................................ 69
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp .................................................................. 69
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ...................................................... 69
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ...................................................... 69
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ...................................................... 70
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ......................................................... 70
3.2.Cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý phòng ngừa bạo lực học đường .... 71
3.2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 71
3.2.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 71
3.2.3. Cơ sở pháp lý ....................................................................................... 72
3.3. Biện pháp quản lí hoạt động phịng chống bạo lực học đường các trường
trung học phổ thông ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang................................. 73
3.3.1. Biện pháp 1: Thực hiện phong trào “xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” .......................................................................................... 73
3.3.2. Biện pháp 2: Giáo dục pháp luật và rèn luyện kỹ năng sống cho
học sinh ......................................................................................................... 76
3.3.3. Biện pháp 3: Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các thành
viên, tổ chức trong nhà trường trong cơng tác phịng chống bạo lực
học đường ..................................................................................................... 79
3.3.4. Biện pháp 4: Phối hợp với các lực lượng trong và ngồi nhà trường để
phịng chống bạo lực học đường. Tăng cường sự lãnh đạo và chỉ đạo của các
cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp và ngành giáo dục ................................ 81

viii


3.3.5. Biện pháp 5: Làm tốt công tác nắm thông tin và phân loại học sinh,
thành lập ban tư vấn học đường ..................................................................... 85

3.3.6. Biện pháp 6: Tổ chức học sinh tự quản lớp, nhóm học tập trong học sinh
với sự hỗ trợ của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tư vấn của giáo
viên chủ nhiệm lớp......................................................................................... 87
3.3.7. Biện pháp 7: Làm tốt công tác khen thưởng và kỷ luật học sinh ........ 89
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................................. 91
3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ............... 92
3.5.1. Mục đích khảo nghiệm ........................................................................ 92
3.5.2. Đối tượng khảo nghiệm ....................................................................... 92
3.5.3. Nội dung khảo nghiệm......................................................................... 92
3.5.4. Kết quả khảo nghiệm ........................................................................... 92
3.5.5. Phân tích kết quả khảo nghiệm tính phù hợp và tính khả thi của các biện
pháp quản lý phòng, chống bạo lực học đường ............................................. 94
Tiểu kết Chương 3 ......................................................................................... 94
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................. 96
1. Kết luận ...................................................................................................... 96
1.1. Kết luận về thực trạng nghiên cứu .......................................................... 96
1.2. Đề xuất các biện pháp quản lý phòng, chống bạo lực học đường trong học
sinh trung học phổ thông ............................................................................... 96
2. Khuyến nghị ............................................................................................... 97
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo............................................................. 97
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang ............................................ 97
2.3. Đối với các trường trung học phổ thông ở huyện Chợ Mới, tỉnh
An Giang ........................................................................................................ 98
3. Hạn chế ...................................................................................................... 98

PHỤ LỤC ............................................................................................. 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 115

ix



DANH SÁCH BẢNG
- Bảng 1: Số liệu cấp trung học phổ thông trên địa bàn huyện Chợ Mới,
tỉnh An Giang năm học 2018 - 2019 ............................................................. 34
- Bảng 2: Số lượng học sinh khảo sát tại các trường trung học
phổ thông ....................................................................................................... 35
- Bảng 3: Số vụ bạo lực học đường và số học sinh liên quan trong ba năm
học gần đây .................................................................................................... 37
- Bảng 4: Nhận thức của học sinh về bạo lực học đường ..................... 38
- Bảng 5: Nhận thức của học sinh về nguyên nhân của bạo lực học đường
............................................................................................................. 39
- Bảng 6: Nhận thức của học sinh về hậu quả của bạo lực học đường . 41
- Bảng 7: Nguyên nhân từ cá nhân học sinh ......................................... 44
- Bảng 8: Nguyên nhân từ bạn bè.......................................................... 45
- Bảng 9: Nguyên nhân từ cha mẹ, hoàn cảnh gia đình ........................ 46
- Bảng 10: Nguyên nhân từ nhà trường ................................................. 47
- Bảng 11: Nguyên nhân từ yếu tố văn hóa khơng lành mạnh trong
xã hội ............................................................................................................. 49
- Bảng 12: Nhận thức về hậu quả của bạo lực học đường đối với nạn
nhân và người gây ra bạo lực ......................................................................... 50
- Bảng 13: Thực hiện phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” ................................................................................................. 54
- Bảng 14: Giáo dục pháp luật và rèn luyện kỹ năng sống cho
học sinh .......................................................................................................... 56
- Bảng 15: Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các thành viên
(CB, GV, NV, HS), tổ chức trong nhà trường trong cơng tác phịng chống bạo
lực học đường ............................................................................................... 58
- Bảng 16: Phối hợp với các lực lượng trong và ngồi nhà trường để
phịng chống bạo lực học đường. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp
ủy Đảng, chính quyền các cấp và ngành giáo dục ......................................... 59

- Bảng 17: Làm tốt công tác nắm thông tin và phân loại học sinh, thành
lập ban tư vấn học đường............................................................................... 61
- Bảng 18: Tổ chức học sinh tự quản lớp, nhóm học tập trong học sinh
với sự hỗ trợ của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tư vấn của giáo
viên chủ nhiệm lớp......................................................................................... 63
- Bảng 19: Khen thưởng và kỷ luật trong trường học ........................... 65
- Bảng 20: Mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp
đề xuất ............................................................................................................ 92
x


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ý NGHĨA

CHỮ VIẾT TẮT
BLHĐ

Bạo lực học đường

CB

Cán bộ

CBQL

Cán bộ quản lý

CMHS

Cha mẹ học sinh


ĐTN

Đoàn Thanh niên.

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

KNS

Kỹ năng sống

GV

Giáo viên

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

NV

Nhân viên

THCS

Trung học cơ sở

THPT


Trung học phổ thông

xi


GIỚI THIỆU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghị quyết số 29/NQ-TW, ngày 04/11/2013 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng tại Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về Đổi mới
căn bản và toàn diện Giáo dục và đào tạo(GD&ĐT), đáp ứng u cầu cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định: “GD&ĐT là quốc sách hàng đầu,
là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu
tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, tồn dân, trong đó nhà
giáo và cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục là lực lượng nịng cốt, có vai trò quan
trọng. Mục tiêu là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của
giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của
người học. Chú trọng kết hợp chăm sóc, ni dưỡng với giáo dục phù hợp với
đặc điểm tâm lý, sinh lý, yêu cầu phát triển thể lực và hình thành nhân cách;
thơng qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp
giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi
hỏi ngày càng cao của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước [tr.2]”.
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại từ những năm giữa thế kỷ
XX đến đầu thế kỷ XXI đã và đang tác động đến mọi mặt trong đời sống kinh
tế xã hội của con người. Sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội đã nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của con người, đưa loài người bước sang một nền
văn minh mới, văn minh trí tuệ. Chính nền văn minh trí tuệ đã địi hỏi con
người càng phải nâng cao trình độ học thức chuyên mơn, trình độ văn hóa, tổ

chức, làm thay đổi thói quen, tập tục lỗi thời. Những thay đổi này đã khiến cho
con người phải chịu nhiều áp lực rất lớn về tâm lý cũng như phải gánh chịu
hậu quả từ những thành tựu mà cuộc cách mạng này mang lại. Chẳng hạn, tỷ
lệ người bị căng thẳng ở nơi làm việc, lo âu, trầm cảm, tỷ lệ người tự tử do phá
sản, người nghiện trò chơi trực tuyến, nghiện cờ bạc, bạo lực nơi làm việc
ngày càng tăng nhất là trong nhà trường trung học.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị
trường, GD&ĐT ngày càng được đổi mới và nâng cao chất lượng. Bên cạnh
những mặt tích cực của nền giáo dục, trong những năm gần đây bạo lực học
đường (BLHĐ) đang trở thành một vấn đề nóng bỏng trên tồn cầu. Ở Việt
Nam hiện nay, BLHĐ đang trở thành mối lo ngại của ngành Giáo dục, cha mẹ
học sinh (CMHS) và toàn xã hội. Điển hình như những vụ BLHĐ chấn động
gần đây: phụ huynh bắt cô giáo quỳ gối xin lỗi ở Long An; cô giáo ở Bến Tre

1


bị học sinh bóp cổ ngay trong lớp học; gần đây nhất là vụ cô giáo phạt học
sinh 231 cái tát ở Quảng Bình và cịn rất nhiều vụ việc khác nữa. Những vụ
việc trên không chỉ tác động trực tiếp đến tinh thần, thái độ học tập của học
sinh và việc giảng dạy của các thầy, cô giáo mà còn là biểu hiện xuống cấp
của những hành vi đạo đức lệch chuẩn trong môi trường giáo dục con người.
Ngày nay, BLHĐ diễn ra không chỉ ở thành phố mà cịn ở các vùng nơng thơn,
khơng chỉ xảy ra ở học sinh nam mà còn cả ở học sinh nữ; khơng chỉ giữa học
sinh với học sinh mà cịn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên
với học sinh… gây ra những hậu quả không lường, để lại thương tích trên cơ
thể, thậm chí dẫn đến tử vong, những tổn thương về tâm lý không dễ gì hồi
phục, là nỗi đau của các bậc cha mẹ, thầy cô, đã gây sốc trong dư luận xã hội.
Ở các trường Trung học phổ thông (THPT) huyện Chợ Mới, tỉnh An
Giang, trong những năm gần đây, quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên

lớp, nhằm rèn luyện ý thức công dân học sinh, dần được quan tâm nhiều;
nhưng nhìn chung vẫn chưa được đầu tư ngang tầm với công tác giảng dạy của
từng trường. Xuất phát từ những lý do đó, tơi chọn đề tài “Quản lý hoạt động
phòng chống bạo lực học đường tại các trường trung học phổ thơng
huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang” nhằm góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của nghiên cứu là đề xuất các biện pháp quản lý nhằm ngăn
chặn nạn BLHĐ ở các trường THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang trên cơ sở
nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tình trạng BLHĐ.
3. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Quản lý hoạt động phòng chống BLHĐ của các trường THPT.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Biện pháp quản lý hoạt động phòng chống BLHĐ tại các trường THPT
huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Thực trạng BLHĐ của các trường THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An
Giang hiện nay như thế nào?
Biện pháp nào có thể hạn chế nạn BLHĐ ở các trường THPT huyện
Chợ Mới, tỉnh An Giang hiện nay?

2


6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý hoạt động phòng chống BLHĐ các
trường THPT; Làm rõ thực trạng quản lý hoạt động phòng chống BLHĐ các
trường THPT trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang; Đề xuất những
biện pháp quản lý hoạt động phòng chống BLHĐ ở các trường THPT trên địa
bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
7.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu:
Biện pháp phòng chống BLHĐ ở các trường THPT huyện Chợ Mới,
tỉnh An Giang.
7.2. Phạm vi về không gian nghiên cứu:
Các trường THPT trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang hiện nay,
bao gồm:
- Trường THPT Ung Văn Khiêm, xã Long Kiến.
- Trường THPT Châu Văn Liêm, thị trấn Mỹ Luông.
7.3. Phạm vi về thời gian nghiên cứu:
Thực hiện trong năm học 2018 - 2019.
8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp nghiên cứu lý luận được sử dụng để xây dựng các cơ sở
lý luận cho đề tài, cụ thể như: thực hiện nghiên cứu các tài liệu, văn bản, sách
báo có liên quan đến đề tài. Từ kết quả nghiên cứu này, tổng hợp, khái qt
hóa tìm ra những vấn đề chung nhất làm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp
quản lý hiệu quả các hoạt động phòng chống BLHĐ ở các trường THPT trên
địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Sử dụng phiếu hỏi phù hợp với các đối tượng Hiệu trưởng, Phó Hiệu
trưởng, cán bộ đoàn thanh niên (CB ĐTN), giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên
bộ môn, đại diện CMHS và học sinh, thực hiện tổng hợp các thông tin từ từng
loại phiếu để có các số liệu cần thiết cho nghiên cứu thực trạng về các biện
pháp quản lý của Hiệu trưởng trong việc phòng chống BLHĐ ở các trường
THPT trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

3



8.2.2. Phương pháp quan sát
Sử dụng phương pháp này để bổ sung cho phương pháp điều tra. Thực
hiện quan sát các hoạt động tuyên truyền, sinh hoạt lớp, các hoạt động ngoài
giờ lên lớp, hoạt động tư vấn trong các nhà trường, sinh hoạt tập thể, các giờ
ra chơi, các tụ điểm quanh cổng trường đặc biệt là các tiệm cầm đồ, quán
game, nơi học sinh hay tụ tập.
8.2.3. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Thực hiện phỏng vấn trực tiếp Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên
chủ nhiệm lớp, đại diện CMHS để có thêm thơng tin, bổ sung cho kết quả
nghiên cứu của hai phương pháp trên.
8.2.4. Phương pháp thống kê tốn học
Sử dụng cơng thức Spearman để xử lý các số liệu thu thập được qua các
phiếu điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu, đồng thời thực hiện đánh giá mức
độ tin cậy của phương pháp điều tra trên cơ sở đó rút ra kết luận khoa học cho
đề tài.
9. NHỮNG ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI
9.1. Đóng góp về mặt lý luận
Kết quả nghiên cứu góp phần làm rõ các vấn đề liên quan đến quản lý
hoạt động BLHĐ, luận văn khái quát hóa một cách vừa tổng thể lẫn chi tiết về
nạn BLHĐ ở các trường THPT trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
9.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo bổ ích cho cán bộ (CB) lãnh
đạo và giáo viên, học sinh tại các trường THPT ở huyện Chợ Mới, sau đó là
các trường THPT khác trên tồn tỉnh An Giang. Từ đó, các nhà quản lý giáo
dục có nhiều kinh nghiệm hơn để có kế hoạch trong tương lai.
10. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, và một số bảng danh mục,
bảng mục lục, các phụ lục, nội dung luận văn chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phòng chống BLHĐ

trong trường THPT
Chương 2: Thực trạng BLHĐ ở các trường THPT, huyện Chợ Mới, tỉnh
An Giang
Chương 3: Biện pháp phòng chống BLHĐ ở các trường THPT, huyện
Chợ Mới, tỉnh An Giang

4


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRONG
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1.

KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1. Khái niệm tuổi học sinh
Tuổi thanh niên là thời kỳ từ 15 đến 25 tuổi, chia làm hai giai đoạn nhỏ:
- Từ 14, 15 – 17, 18 tuổi: đây là giai đoạn đầu tuổi thanh niên (thanh
niên mới lớn, thanh niên học sinh, tuổi vị thành niên).
- Từ 17, 18 – 25 tuổi: đây là giai đoạn thứ hai của tuổi thanh niên. Tâm
lý học lứa tuổi nghiên cứu tuổi thanh niên học sinh ở các trường THPT.
1.1.2. Đặc điểm tâm sinh lý của thanh niên học sinh trung học phổ thông
Tuổi đầu thanh niên là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt thể lực
nhưng sự phát triển cơ thể còn kém so với sự phát triển cơ thể của người lớn.
Tuổi thanh niên bắt đầu thời kỳ tương đối êm ả về mặt sinh lý. Học
sinh THPT là lứa tuổi nhạy cảm, dễ tiếp thu cả những ảnh hưởng tiêu cực và
tích cực của xã hội. Hoạt động của học sinh ngày càng phong phú và phức tạp,
các em khơng cịn là trẻ con nhưng chưa phải là người lớn, luôn ln mong

muốn thể hiện vai trị của người lớn cả trong gia đình và trong nhà trường. Các
mối quan hệ xã hội của học sinh được mở rộng, các em tự khẳng định mình
trong các mối quan hệ, quyết định sự lựa chọn nghề của mình.
Học sinh THPT là lứa tuổi dễ bị tác động xấu lôi kéo. Sự bốc đồng tâm
lý do bị kích động nếu khơng được định hướng sẽ dẫn tới bạo lực, ở lứa tuổi
này các em có sự phát triển thiếu tồn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả
năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kỹ năng sống
(KNS) và sai lệch trong quan điểm sống. Ở lứa tuổi học sinh THPT, các em
khao khát khẳng định cái “Tôi” mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các em mong muốn
thể hiện những suy nghĩ, quan điểm, niềm tin và hành động theo cách của
riêng mình, khơng phụ thuộc vào người lớn.
Đặc điểm nổi bật nhất của lứa tuổi học sinh THPT là sự phát triển tự ý
thức, nhu cầu tự khẳng định mình rất cao, có đời sống tình cảm, xúc cảm
phong phú nhưng lại thiếu kinh nghiệm và KNS, suy nghĩ chưa đúng đắn nên
có thể có hành vi bạo lực với người khác khi có mâu thuẫn, xung đột.

5


1.1.3. Khái niệm bạo lực
Hiện nay có những cách hiểu khác nhau về bạo lực, như:Trong Từ điển
Tiếng Việt, “bạo lực” là sức mạnh dùng để chỉ sự cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ.
Trong Xã hội học, “bạo lực” là những hành vi có khuynh hướng hủy
diệt như một phương tiện tối hậu để thực thi quyền lực trong khuôn khổ quan
hệ trên dưới một chiều dựa trên ưu thế bề ngồi, khơng có sự thừa nhận của
người yếu thế.
Theo Từ điển Anh - Việt, “Aggresion” có nghĩa là hành hung.
Trong Tâm lý học có quan điểm cũng xây dựng thuật ngữ “Aggresion”
khi nói đến bạo lực.
Điều 08 Luật “Hơn nhân và Gia đình” của Quốc hội nước Cộng hịa Xã

hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X kỳ họp thứ 7 ngày 09/ 06/2000, “bạo lực” là
đe dọa hay dùng sức mạnh thể chất, quyền lực đối với người khác hoặc một
nhóm người, một cộng đồng gây ra hoặc làm tăng khả năng gây ra tổn thương,
tử vong, tổn hại về tâm lý ảnh hưởng đến sự phát triển, gây ra sự mất mát.
Như vậy, các quan điểm trên mới chỉ thể hiện được phần nào nội hàm của khái
niệm bạo lực. Đó là những hành động mang tính chất chiếm đoạt làm tổn
thương đến người khác và bị pháp luật trừng phạt. Nói cách khác đó chỉ là
khái niệm được hiểu theo nghĩa hẹp của bạo lực. Ngày nay, quan điểm về bạo
lực không chỉ giới hạn ở những hành động làm tổn thương đến thể chất mà
còn xét cả ở những hành động làm tổn thương đến tinh thần của người khác
trong gia đình và ngồi xã hội.
Từ việc tổng hợp số liệu nghiên cứu về bạo lực và tham gia khảo sát
một số định nghĩa về bạo lực khác nhau, chúng tơi xin được trình bày cách
hiểu của mình về bạo lực như sau: bạo lực là dùng sức mạnh, quyền lực, lời
nói hay các hành động để cưỡng bức, trấn áp, đe dọa, hành hung… làm tổn
thương đến thể chất, tinh thần của người khác và khơng có sự chấp nhận của
người đó.
1.1.4. Khái niệm bạo lực học đường
Dan Olweus (2007, tr.22) trong cuốn sách Bắt nạt trong trường học,
chúng ta biết gì và chúng ta có thể làm gì đã đưa ra định nghĩa theo một cách
chung nhất, bắt nạt trong trường học như một “hành vi tiêu cực được lặp đi lặp
lại, có ý định xấu của một hoặc nhiều học sinh nhằm trực tiếp chống lại một
học sinh, người có khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân”.
Milton Keynes (1989) định nghĩa: “Bắt nạt là một hành động lặp đi lặp
lại một cách hiếu chiến để cố ý làm tổn thương về tinh thần hoặc thể xác cho

6


người khác. Bắt nạt là đặc trưng của một cá nhân hành xử theo một cách nào

đó để đạt được quyền lực trên người khác”.
Một khái niệm khác cho rằng, “BLHĐ là bất kỳ hình thức hoạt động
bạo lực hoặc các hoạt động bên trong các cơ sở trường học. Nó bao gồm các
hành vi bắt nạt, lạm dụng thân thể, lạm dụng bằng lời nói, ẩu đả, bắn, … Bắt
nạt và lạm dụng vật chất là những hình thức phổ biến nhất của bạo lực có liên
quan đến BLHĐ. Tuy nhiên, trường hợp cực đoan như bắn và giết người cũng
đã được liệt kê như là BLHĐ” (Trần Thị Tú Anh, 2012, tr.12).
Có quan điểm cho rằng, “BLHĐ là bất kỳ hành vi nào vi phạm một
nhiệm vụ giáo dục của nhà trường hoặc môi trường học đường gây nguy hiểm
cho mục đích của nhà trường như: xâm lược, chống lại người hoặc tài sản, ma
túy, gián đoạn và gây rối loạn” (Phan Mai Hương, 2009, tr.28).
Mặc dù chưa có sự thống nhất trong cách gọi nhưng khi nói tới BLHĐ
thì ta có thể hiểu đó là hệ thống những lời nói, hành vi mang tính miệt thị, dọa
nạt, những hành động cơn đồ (có thể kèm theo hung khí) xâm phạm thân thể
người khác để lại sự lo sợ, hoảng loạn, thương tích thậm chí dẫn đến tử vong
đối với trẻ em đang độ tuổi đến trường.
Từ việc nghiên cứu các quan điểm về BLHĐ, tác giả xin đưa ra khái
niệm về BLHĐ như sau: “BLHĐ là hành vi của con người làm tổn hại đến thể
chất, tinh thần, vật chất đối với con người có liên quan đến môi trường học đường”.
Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả chỉ đề cấp đến BLHĐ diễn
ra đối với học sinh trường THPT.
1.1.5. Khái niệm hành vi bạo lực học đường
Theo tác giả Trần Thị Tú Anh (2012, tr.11) “BLHĐ là những hành vi cố
ý, sử dụng vũ lực hoặc quyền lực của học sinh hoặc giáo viên đối với những
học sinh, giáo viên hoặc những người khác và ngược lại ”. Đó có thể là những
hành vi bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực ngơn ngữ, những bắt
ép về tài chính hoặc những hành vi khác có thể gây ra nhưng tổn thương về
mặt tinh thần hoặc thể xác cho người bị hại.
BLHĐ là một hình thức của bạo lực trong xã hội. Đó là những hành vi thơ
bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm, trấn áp người khác (có

thể dùng lời nói, hành động có hoặc khơng có vũ khí…) gây nên những tổn
thương tinh thần và thể xác ở phạm vi các mối quan hệ trong trường học (giữa
giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh) ở trong khn viên hoặc ngồi khn
viên trường học.

7


BLHĐ chia thành 2 nhóm bao gồm:
- Bạo hành bằng lời nói (bạo hành tinh thần): dọa dẫm, lăng mạ, xúc
phạm, trấn áp, giễu cợt, thờ ơ, cô lập, tẩy chay, nói xấu.
- Bạo hành thân thể: đánh đập, cố ý gây tổn thương về thể xác.
Tóm lại, hành vi BLHĐ được hiểu là hành vi sử dụng sức mạnh từ một
khách thể hay nhóm khách thể này đến khách thể khác làm tổn hại đến thể
chất, tinh thần và vật chất của người khác dưới những hình thức khác nhau
diễn ra trong môi trường học đường. Từ đây, BLHĐ và hành vi BLHĐ sẽ được
xem xét từ phía học sinh đến học sinh là chủ yếu.
1.1.6. Các loại hành vi bạo lực học đường
1.1.6.1. Bạo lực về vật chất
Theo tác giả Huỳnh Văn Sơn (2014, tr.10) đưa ra khái niêm: “Bạo lực về
vật chất là những hành động gây thiệt hại về đồ dùng, trang phục, phương tiện
đi lại, tiền của cho học sinh, ví dụ như hiện tượng “bảo kê” “trấn lột”, kẻ mạnh
trấn lột tiền hay tài sản có giá trị của kẻ yếu, chiếm đoạt các vật dụng của bạn
bè, yêu cầu hăm dọa học sinh khác phải nộp tiền hay tài sản có giá trị cho kẻ
mạnh, cố ý hủy hoại hay làm hư hỏng các vật dụng của người khác”. Ngoài ra,
để khỏi bị bắt nạt từ những nhóm khác một số em phải chung tiền để được các
“đại ca” bảo kê che chở. Cũng có hiện tượng học sinh trong trường bị các
thanh niên bên ngoài xã hội trấn lột xe đạp, lấy tiền, lấy đồ mà phải phục tùng
không dám kêu, không dám báo lại với thầy cô hay cha mẹ, mặc dù các em
biết kẻ phạm tội là ai vì sợ bị trả thù.

Bạo lực về vật chất này thực ra có liên quan đến bạo lực về thể chất hay
bạo lực về tình cảm - tâm lý. Thế nhưng, xét ở một góc độ nhất định, những
biểu hiện của hành vi bạo lực này thường hướng đến sự bắt ép có liên quan
đến vật chất hay những phương tiện vật chất có liên quan. Trong mơi trường
học đường, bạo lực vật chất này được xem là một đặc thù có liên quan chặt
chẽ đến hành vi bắt nạt học đường hay BLHĐ vì đơi lúc nó diễn ra một cách rất
“tự nhiên”. Nhưng ngày nay, hành vi này cũng có những biểu hiện diễn ra một cách
có chủ đích, cụ thể, có tính tốn hay thậm chí là có “tổ chức” nhóm. Đó là một thực
tế cần được xem xét mang tính khách quan và hệ thống.
1.1.6.2. Bạo lực về thể chất
Những hành vi gây hấn, đánh nhau, hay những hành vi mang tính miệt
thị, đe dọa, hành hung người khác (thường xảy ra giữa học sinh với học sinh,
giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với học sinh, thậm chí có sự giúp
sức của đối tượng khác) để lại thương tích trên cơ thể, thậm chí có thể tử vong

8


hoặc gây tổn thương đến tâm lý, tinh thần cho học sinh và giáo viên, ảnh
hưởng đến chuẩn mực xã hội, đến công tác giáo dục của nhà trường và trật tự,
an tồn xã hội. Cụ thể như phân tích trên bình diện chung nhất thì nó bao gồm
hành vi bạo lực thể chất và tinh thần. Hoặc có thể dựa vào các loại hình bạo
lực trong những biểu hiện chung về hành vi bạo lực cụ thể là hành vi bạo lực
gia đình để phân loại thành bốn hành vi bạo lực như: bạo lực thân thể - thể
chất, bạo lực tài chính, bạo lực tinh thần và bạo lực tình dục. Tuy vậy, các
hành vi BLHĐ diễn ra một cách khá phức tạp. Có thể nhìn nhận và đánh giá
chúng một cách khái quát là gần đủ những kiểu hành vi ở các cách phân loại
trên nhưng chúng có những dấu hiệu đặc thù dựa trên nhóm khách thể đặc thù
và tính chất đặc biệt của nó khi đặt vào môi trường học đường.
1.1.6.3. Bạo lực về tâm lý, tình cảm

Bạo lực về tâm lý, tình cảm đối với học sinh trong môi trường học đường
được xác định gồm: lời nói, cử chỉ mang tính chất xúc phạm, dọa nạt, mắng
mỏ, gây áp lực, buộc làm những việc mà các em không muốn và các quan
niệm gây ra hậu quả xấu về mặt tâm lý tình cảm. Đây là những hành vi gây
sức ép đè nặng về mặt tâm lý và tinh thần của khách thể khác (Trần Thị Tú
Anh, 2012).
Bạo lực tâm lý tình cảm trong mơi trường học đường thường được thể hiện
dưới một số hình thức như: hình thức kỷ luật mang tính dọa dẫm, đe dọa,
sỉ nhục gây ức chế lo sợ cho học sinh. Sự trêu ghẹo của học sinh cùng học gây
khó chịu, xấu hổ, tủi thân, mặc cảm, tự ti. Bạo lực tâm lý tình cảm học đường
thường khó pháp hiện để ngăn chặn kịp thời. Cịn bạo lực thơng qua việc trêu
chọc, lăng mạ thì nguy hiểm hơn nhiều bởi nó ngấm ngầm, ảnh hưởng nặng nề
về tinh thần và khó phát hiện ngay được. Nếu khơng có sự can thiệp kịp thời
từ phía gia đình, nhà trường thì rất dễ xảy ra hậu quả xấu. Ngồi ra, đó cịn là
những hành động mang tính bắt nạt, dọa dẫm trong quan hệ bạn bè. Sức ép
giáo dục và các quan niệm hành vi mang tính chất bất bình đẳng giới.
Có những thầy cơ giáo vì chạy theo thành tích mà bắt ép học sinh theo ý mình
để đạt được chỉ tiêu của nhà trường… Nếu trước đây hình thức bạo hành là
học sinh tập hợp thành nhóm tẩy chay một đối tượng nào đó, thì bây giờ các
em lại “khủng bố” bạn khơng thích bằng việc gọi điện, nhắn tin, thậm chí cơng
khai thóa mạ trên mạng xã hội, gây ra những căng thẳng tâm lý và những ảnh
hưởng không tốt đến sức khỏe tâm thần của học sinh. Sự trêu ghẹo của bạn bè
cùng lứa tuổi xuất phát từ bản tính vui đùa nghịch ngợm của học sinh cũng
được xem xét như hành vi BLHĐ. Nếu sự trêu ghẹo mang tính chất vơ tư đúng
mực thì nó sẽ tạo ra niềm vui nhưng đôi khi sự trêu ghẹo thái quá không đúng
mực lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến sự khó chịu, mặc cảm, xấu hổ, thậm chí

9



căng thẳng quá có thể dẫn đến loạn tâm lý. Sự trêu ghẹo thường xuyên có thể
gây nên những tổn thương tâm lý cho người khác như: Có những lời nói,
những bình luận thiếu thiện cảm về các tật trên cơ thể, hình dáng, cách đi
đứng, cách nói năng, hồn cảnh gia đình… Ngồi ra, có thể kể đến một số
hình thức bạo lực tâm lý tinh thần như: dựng chuyện, tạo tin đồn quái ác, bêu
rếu, tung hình ảnh trước công chúng, gán ghép những biệt hiệu xấu, gán ghép
trong quan hệ với bạn khác giới, chửi rủa bằng những ngôn từ xúc phạm, đe
dọa, ép buộc với những điều không mong muốn, khai trừ, cô lập hay tẩy chay
một cách có chủ ý ra khỏi nhóm… Trong thời gian gần đây, BLHĐ kiểu này
còn thể hiện rõ trên các phương tiện truyền thông mà mạng xã hội là một kênh
để dễ bề thực hiện hành vi bạo lực tinh thần này. Sự bêu rếu trên mạng xã hội
bằng cách lập các trang Facebook hay Fanpage giả, đưa những hình ảnh và
những thơng tin sai lệch, dựng chuyện để bêu xấu là biểu hiện khá rõ… Từ
những câu nói móc máy ngồi đời đến những bình luận cạnh khóe trên
Facebook khiến các em cứ cúi mặt ủ rũ không dám chơi với bạn và có biểu
hiện trầm cảm.
Đặc biệt, những bình luận ác ý, những lời nhận xét mang tính cơng kích,
mang dấu hiệu lăng mạ dẫn đến những sự căng thẳng tâm lý thậm chí là những
sức ép tâm lý quá mức tạo nên sự khủng hoảng tinh thần, tâm lý hay thậm chí
là hành động tự tử.
1.1.6.4. Bạo lực về tình dục
Bạo lực về tình dục học đường cũng bắt đầu diễn ra một cách khá phức
tạp trong môi trường học đường. Cùng với sự phát triển tâm lý xã hội của học
sinh, bạo lực về tình dục học đường trở thành một hành vi cần được xem xét
trên bình diện lứa tuổi, giới - giới tính… Có thể chia ra làm hai loại cơ bản: quấy
rối tình dục và lạm dụng tình dục.
Quấy rối tình dục là bất kỳ một lời nói hay hành động cử chỉ có ý nghĩa
tình dục ngồi ý muốn, những câu nói xúc phạm cố ý, hay bất kỳ những nhận
xét về tình dục của ai xúc phạm người khác (nạn nhân) và làm cho nạn nhân
cảm thấy bị đe dọa, bị làm nhục, bị cản trở công việc, ngấm ngầm phá hoại sự

an toàn và gây ra sự lo sợ cho nạn nhân. Nhiều em gái đã bị các bạn nam hoặc
các anh lớp lớn hơn dồn vào phòng vệ sinh giờ ra chơi giữa giờ hoặc cuối buổi
để giở trò sàm sỡ. Và một số học sinh nam muốn tỏ rõ vai trò thủ lĩnh đã bắt
các bạn phải làm theo yêu cầu của mình, khi bị bạn phản ứng lại thì tìm cách
đánh chửi, cơ lập bạn với tập thể… Đơn cử như những lời nói thiếu tế nhị,
những lời trêu chọc, những câu bình phẩm vơ văn hóa đến những hành động
cố ý như sờ mó, bóp ngực, đụng chạm vào những nơi nhạy cảm… của học

10


sinh thanh niên nam đối với học sinh nữ và ngược lại. Hành vi này không chỉ
diễn ra ở học sinh vị thành niên mà ngay từ giữa và cuối tiểu học, bạo lực về
tình dục học đường ở hình thức quấy rối tình dục đã thể hiện ở những biểu
hiện: xơ đẩy, chịng ghẹo, rình nhà vệ sinh nữ, tấn cơng bằng những lời nói
gây sức ép tâm lý có liên quan đến tình dục…
Lạm dụng tình dục được coi là hành động lợi dụng sự thiếu hiểu biết hoặc
sự thiếu kinh nghiệm, thiếu quyền lực của người khác để đạt được mục đích
tình dục của mình. Các hình thức biểu hiện của lạm dụng tình dục học đường
như: ép buộc quan hệ tình dục ngồi ý muốn, cưỡng hiếp, ép buộc phải tiếp tục
“yêu đương” khi đối phương khơng muốn, có những hành động sàm sỡ, đánh
ghen,… Trong hai hình thức bạo lực tình dục thì hình thức quấy rối tình dục
thường xảy ra giữa học sinh với nhau hơn.
Trong sự phát triển tâm lý của học sinh ngày nay, lạm dụng tình dục có
thể diễn ra trong mối quan hệ giữa học sinh lớn với học sinh nhỏ hơn, giữa học
sinh nam với học sinh nữ… Tuy vậy, biểu hiện này khơng q phổ biến vì tính
pháp quy của hành vi dễ bị kiểm soát. Mặt khác, đây là hành vi quá lộ liễu hay
quá lố xét trên bình diện biểu hiện nên tính thực tế của nó là một kiểu hành vi
khơng diễn ra với mức độ đáng kể.
1.1.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường

1.1.7.1. Những yếu tố thuộc về chính bản thân học sinh
Yếu tố sinh lý: học sinh THPT đa số ở độ tuổi từ 15 đến 18. Đây là giai
đoạn các em phát triển và hoàn thiện nhân cách. Ở lứa tuổi này, các em cũng
bắt đầu có nhu cầu tiếp xúc với các bạn khác giới, có nhu cầu được mọi người
tơn trọng, nhu cầu thỏa mãn sự hiếu kì cũng như tị mị của mình,…
Sự khơng cân bằng trong phát triển tâm sinh lí thanh thiếu niên, cùng
với những hạn chế về kiến thức xã hội, do đó ở giai đoạn này thanh niên dễ
nảy sinh những hành vi bạo lực. Thời kì thanh niên là giai đoạn phát triển
chuyển tiếp giữa tuổi nhi đồng lên tuổi trưởng thành, sự phát triển của thời kì
này vơ cùng phức tạp và mâu thuẫn, nó cịn đuợc gọi là “thời kì tiềm ẩn nhiều
nguy cơ” (Vũ Thị Nho, 2003).
Theo Lê Thị Lan Anh (2012, tr.63) thì cho rằng: “ một số yếu tố
khác từ bản thân học sinh: học sinh có tiền án, tiền sự vi phạm pháp luật. Đặc
biệt nguy hiểm ở một số học sinh từ nhỏ đã thiếu người chăm lo, dạy dỗ dẫn
đến sa vào tệ nạn như nghiện game, ma túy, rượu bia”. Khi dùng những chất
kích thích gây nghiện này, học sinh thường thích gây hấn, trở nên hung hăng,

11


thích đánh đập, thậm chí giết người vì thần kinh ln ở trạng thái kích thích,
hoang tưởng và hồn tồn khơng kiểm sốt được lời nói, hành vi của mình.
Tóm lại, sự phát triển không đồng đều giữa tâm sinh lí, dẫn đến nảy
sinh nhiều mâu thuẫn, đây chính là một trong những yếu tố trực tiếp dẫn đến
hành vi bạo trong nhà trường của thanh thiếu niên. Nếu các em không được
giáo dục cẩn thận ngay từ nhỏ ở gia đình, nhà trường, khơng được chú trọng
rèn KNS sẽ dẫn đến khả năng ứng xử còn non nớt, nhận thức nhiều hành vi
còn sai lệch. Khi gặp phải những tình huống khơng theo ý muốn như buồn
chán chuyện gia đình, tình cảm bạn bè, bị cơ mắng, bạn bè trêu đùa, khích bác
là sự bực tức, cáu giận trong các em trỗi dậy mạnh mẽ, không kiềm chế được

cảm xúc bản thân và phản kháng lại bằng cách gây bạo lực.
1.1.7.2. Những yếu tố ảnh hưởng thuộc về gia đình
Gia đình là nơi con người sinh ra và trưởng thành. Gia đình có ảnh
hưởng lớn trong q trình trưởng thành của một cá nhân. Nếu nhìn nhận
những vấn đề của thanh thiếu niên như một căn bệnh, thì nguồn gốc của căn
bệnh ấy bắt nguồn từ gia đình, triệu chứng của bệnh thể hiện ở trường học và
nó ngày càng trở nên trầm trọng khi ở ngoài xã hội. Bởi vậy, BLHĐ và những
ảnh hưởng gia đình có quan hệ mật thiết với nhau, những ảnh hưởng từ phía
gia đình góp phần hình thành hành vi BLHĐ được thể hiện ở một số yếu tố
Sự buông lỏng trong quản lý và giáo dục con cái của gia đình: có những
gia đình bố mẹ do quá bận nên đã thả lỏng con cái, không hỏi han và quan tâm
đến con. Bố mẹ khơng hiểu được con cần gì, khơng kịp thời phát hiện, giáo
dục cũng như sửa những lỗi sai cho con. Về phía con cái, do khơng kịp thời
nhận được sự quan tâm, chăm sóc và giáo dục của bố mẹ, con kết thân với
những bạn bè xấu, bị ảnh hưởng xấu từ bạn bè, đi từ sai lầm nhỏ đến sai lầm
lớn, và có những hành vi khơng tốt. Một hình thức bng lỏng khác là bố mẹ
thỏa mãn tất cả mọi yêu cầu của con, nuông chiều con, con muốn làm gì thì
làm. Với cách quản lý và giáo dục như thế này, các con khó có thể hình thành
được tư duy tốt cũng như những thói quen tốt, dễ đi theo những con đường xấu
(Phan Mai Hương, 2009).
Mơi trường gia đình: một mơi trường gia đình lành mạnh sẽ có lợi cho
sự phát triển của con cái và hình thành nên ở trẻ những hành vi cũng như
những nhân cách mà xã hội yêu cầu. Và ngược lại, nếu mơi trường gia đình
khơng tốt sẽ tạo nên những ảnh hưởng xấu cho trẻ, hình thành nên những
phẩm chất đạo đức khơng tốt, thậm chí hình thành nên những nhân cách đi
ngược lại với yêu cầu của xã hội.

12



×