Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

BTHK môn luật tố tụng hành chính 9 điểm: Trường hợp tòa án trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính và đánh giá tính hợp lý của quy định này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.15 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
NỘI DUNG.............................................................................................................. 1
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH VÀ TRẢ LẠI ĐƠN
KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH.................................................................1
1. Khái niệm vụ án hành chính......................................................................1
2. Khái niệm khởi kiện vụ án hành chính......................................................1
3. Trả lại đơn khởi kiện vụ án Hành chính....................................................1
II. CÁC TRƯỜNG HỢP TRẢ LẠI ĐƠN KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH
CHÍNH.................................................................................................................. 1
1. Người khởi kiện khơng có quyền khởi kiện...............................................2
2. Người khởi kiện khơng có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ. 2
3. Trường hợp pháp luật có quy định về điều kiện khởi kiện nhưng người
khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó.3
4. Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định của Tịa án đã
có hiệu lực pháp luật.........................................................................................5
5. Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án...........................6
6. Người khởi kiện lựa chọn giải quyết vụ việc theo thủ tục giải quyết khiếu
nại trong trường hợp quy định tại Điều 33.......................................................6
7. Đơn khởi kiện không có đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 118 của
Luật này mà không được người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo quy định tại
Điều 122............................................................................................................. 7
8. Hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 1 Điều 125 của Luật
này mà người khởi kiện không xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí
cho Tịa án, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án
phí, khơng phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có lý do chính đáng................8
III. ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ CỦA CÁC QUY ĐỊNH VỀ TRƯỜNG HỢP
TRẢ LẠI ĐƠN KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH......................................8
KẾT LUẬN............................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................


0


MỞ ĐẦU
Luật tố tụng hành chính là một nghành Luật bao gồm tổng thể các quy phạm
pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết vụ
án hành chính nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính của cơng dân, tổ chức và cơ
quan nhà nước cũng như trật tự pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên trong quá trình
giải quyết vụ án hành chính khơng phải tất cả các vụ án đều được tịa án thụ lý mà
có những trường hợp tịa án không thụ lý và trả lại đơn khởi kiện. Vì vậy để tìm
hiểu rõ hơn về các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính em đã
chọn đề bài 05 : “ Phân tích các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện vụ án
hành chính theo quy định của Luật tố tụng hành chính năm 2005 và đánh giá về
tính hợp lý của quy định này “
NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH VÀ TRẢ LẠI ĐƠN
KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
1. Khái niệm vụ án hành chính
Theo từ điển tiếng Việt “ vụ” là sự việc không hay, rắc rối cần phải giải
quyết” và “ án” là “ tranh chấp quyền lợi cần được xét xử trước Tòa án” 1. Như vây
xét về mặt thuật ngữ, vụ án được hiểu là công việc phát sinh trên cơ sở tranh chấp
về quyền lợi thuộc nhiệm vụ xét xử của Tịa án
Theo đó vụ án hành chính là vụ việc tranh chấp hành chính phát sinh do cá
nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, khởi kiện u cầu Tịa án có
thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi quyết định
hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỉ luật buộc thôi việc hoặc do viện
kiểm sát khởi tố theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính
2. Khái niệm khởi kiện vụ án hành chính
Quyền khởi kiện vụ án hành chính là quyền tự định đoạt của cá nhân, tổ
chưc, cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức u cầu tịa án bảo vệ quyền lượi ích

hợp pháp của mình khi có căn cứ cho rằng các quyền lợi đó bị xâm hại trái pháp
luật, và khơng đồng ý với việc giải quyết khiếu naijtrong giai đoạn tiền tố tụng
hành chính
3. Trả lại đơn khởi kiện vụ án Hành chính
1 Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển học- Viện Ngôn ngữ học, nxb Đà Nẵng,2002.tr1130

1


Trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính là việc tịa án hành chính từ chối việc
tiếp nhận giải quyết vụ án hành chính theo yêu cầu của người khởi kiện
II. CÁC TRƯỜNG HỢP TRẢ LẠI ĐƠN KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
Các trường hợp trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính được quy định tại
Khoản 1 – Điều 123 Luật tố tụng hành chính năm 2015. Theo đó có 8 trường hợp
cụ thể sau:
1. Người khởi kiện khơng có quyền khởi kiện
Đây là trường hợp người khởi kiện khơng có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm
hại bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính , quyết định kỉ luật buộc thơi
việc hay nói cách khác việc khởi kiện vụ án hành chính được thực hiện trong
trường hợp đã vi phạm điều kiện khởi kiện thứ nhất. Cụ thể vi phạm điều kiện khởi
kiện thứ nhất là chủ thể vụ án hành chính khơng có năng lực hành vi tố tụng hành
chính, khơng đáp ứng điều kiện chủ thể theo Điều 54 – Luật tố tụng hành chính
2015
Cùng với đó theo quy định tại Khoản 8 – Điều 3 Luật tố tụng hành chính
năm 2015 thì “ người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án hành
chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc
thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội
đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân (sau đây gọi chung là danh sách
cử tri)”. Tại Điều 5 Luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định về quyền yêu cầu

tịa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp như sau: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có
quyền khởi kiện vụ án hành chính để u cầu Tịa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình theo quy định của Luật này”
Theo quy định trên quyền khởi kiện vụ án hành chính là quyền của cá nhân,
cơ quan, tổ chức yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo
thủ tục do pháp luật quy định. Do đó cá nhân, cơ quan tổ chức chỉ được khởi kiện
các quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp
pháp của chính người khởi kiện chứ không phải bất kì một chủ thể khác.
Như vậy chủ thể khởi kiện và quyền khởi kiện có quan hệ mật thiết với
nhau, khi chủ thể khởi kiện không đấp ứng các điều kiện về chủ thể và khơng có
quyền và lợi ích bị xâm hại thì sẽ là căn cứ để Tòa án trả lại đơn khởi kiện
2. Người khởi kiện khơng có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ
2



( Khoản 2- điều 54 Luật tố tụng hành chính). Để u cầu Tịa án
bảo vê quyền và lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm bởi các khiếu kiện của các cơ
quan, tổ chức thì người khởi kiện phải chứng minh mình có đủ năng lực hành vi tố
tụng hành chính. Năng lực hành vi tố tụng hành chính bao gồm : Năng lực về độ
tuổi và năng lực hành vi dân sự. Cụ thể là người khởi kiện phải đủ 18 tuổi trở lên,
có sức khỏe bình thường, khơng có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần
Người từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ của
đương sự trong tố tụng hành chính (trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc
pháp luật có quy định khác) hoặc có thể ủy quyền cho bất cứ người nào đại diện
cho mình tham gia tố tụng theo quy định tại Điều 54 và Điều 60 của Luật (trừ
những người không được làm đại diện theo Khoản 6, 7 Điều 60). Như vậy, trong
trường hợp cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự,
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi hoặc người không được coi là đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ

chức mà trực tiếp thực hiện việc khởi kiện vụ án hành chính thì Tịa án cần xác
định việc khởi kiện vụ án hành chính của cá nhân này đã vi phạm về hình thức khởi
kiện vụ án hành chính và căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 123 Luật tố tụng hành
chính năm 2015 để trả lại đơn kiện.
Đối với người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành
vi dân sự sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng hành chính
thơng qua người đại diện theo pháp luật. Người được coi là người đị diện theo pháp
luật của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự được quy định
tại điểm a, b – Khoản 2 Điều 60 gồm: cha, mẹ đối với con chưa thành niên, người
giám hộ đối với người được giám hộ
Trong trường hợp là cơ quan, tổ chức thì việc thực hiện quyền và nghĩa vụ sẽ
thông qua người đại diện theo pháp luât. Người đại diện theo pháp luật của cơ
quan, tổ chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc được người đứng đầu cơ
quan, tổ chức ủy quyền nhân danh mình tham gia tố tụng
Như vậy nếu cá nhân chưa đủ 18 tuổi, mất năng lực hành vi dân sự mà
khơng có người đại diện theo theo pháp luật hoặc cơ quan tổ chức khơng có người
đại diện theo pháp luật thì Tịa án sẽ trả lại đơn khởi kiện
3


3. Trường hợp pháp luật có quy định về điều kiện khởi kiện nhưng người
khởi kiện đã khởi kiện đến Tịa án khi cịn thiếu một trong các điều kiện
đó
Cá nhân, cơ quan, tổ chức muốn khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án phải
đảm bảo đầy đủ các điều kiện mà pháp luật tố tụng hành chính quy định. Nếu họ
không thỏa mãn một trong các điều kiện khởi kiện thì vụ việc sẽ khơng được Tịa
án thụ lý giải quyết. Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính bao gồm:
- Đối tượng khởi kiện: bao gồm các quyết định hành chính, hành vi hành
chính, quyết định kỉ luật buộc thơi việc. Các quyết định hành chính, hành vi hành
chính phải là các quyết định hành chính cá biệt (Quy định tại Điều 30 Luật Tố Tụng

Hành Chính). Các quyết định hành chính, hành vi hành chính sau đây khơng thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tịa án: Quyết định hành chính, hành vi hành chính
thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao
theo quy định của pháp luật; Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng
biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng; Quyết định
hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
- Chủ thể khởi kiện: Chủ thể được phép khởi kiện vụ án hành chính được
quy định tại khoản 8 Điều 3 và Điều 54, Luật tố tụng hành chính năm 2015 cụ thể
như sau: Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi tố tụng hành chính, tự
mình định đoạt việc khởi kiện vụ án hành chính đồng thời tự mình tham gia tố tụng
hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng, việc ủy quyền phải được thể
hiện thông qua giấy quỷ quyền được chứng thực. Cá nhân dưới 18 tuổi, người mất
năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự
trong tố tụng hành chính thơng qua người đại diện đượng nhiên định đoạt khởi
kiện, người đại diện đương nhiên tự tham gia hoặc ủy quyền cho người khác và
cũng phải chứng thực giấy ủy quyền. Tại khoản 5 Điều 54, Luật tố tụng hành chính
năm 2015 quy định đương sự là cơ quan, tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ trong
tố tụng hành chính thơng qua người đại diện theo pháp luật.
- Phương thức khởi kiện: Đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính,
hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thơi việc thì có thể lựa chọn 1 trong 3
phương thức sau: Thứ nhất, khởi kiện ngay sau khi nhận được quyết định hành
chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc mà không khiếu nại.
4


Thứ hai, khởi kiện khi nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần 1 mà không
đồng ý với kết quả giải quyết hoặc hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần 1 mà vẫn
không được giải quyết. Thứ ba, khởi kiện khi nhận được quyết định giải quyết
khiếu nại lần 2 mà không đồng ý hoặc hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần 2 mà

vẫn không được giải quyết. Đối với quyết định giải quyết khiếu nại về xử lý cạnh
tranh thì khởi kiện ngay chứ khơng được khiếu nại. Đối với danh sách cử tri sẽ khởi
kiện khi nhận được thông báo trả lời khiếu nại mà không đồng ý hoặc hết thời hạn
giải quyết khiếu nại trước ngày diễn ra bầu cử 5 ngày.
- Về thời hiệu khởi kiện: Thời hiệu thời kiện được quy định tại Điều 116 như
sau: “thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khởi
kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp bị xâm phạm; nếu thời gian đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện”. Đối với
từng trường hợp mà thời hiệu khởi kiện cũng khác nhau như: Đối với các quyết
định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thơi việc thì thời hạn
là 1 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành
chính bị kiện; từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại hoặc hết thời gian
giải quyết khiếu nại. 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại
về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Đối với danh sách cử tri là 5 ngày kể từ
ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách
cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo
kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày diễn ra
bầu cử. Như vậy điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về danh sách cử tri phải
khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nếu cá nhân chưa khiếu
nại đã khởi kiện vụ án hành chính ra tịa án thì chưa đủ điều kiện khởi kiện . Nếu
khiếu nại chưa được giải quyết và chưa hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà đã
khởi kiện thì tịa án sẽ trả lại đơn khởi kiện vì chưa đủ điều kiện khiếu kiện
4. Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định của Tịa án đã có
hiệu lực pháp luật
Đối với những sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của tịa án thì các cá nhân, tổ chức có liên quan khơng được
quyền khởi kiện u cầu tịa án thụ lý giải quyết lại vụ việc đó (trừ trường hợp tịa
án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính được quy định tại khoản 1
Điều 143 Luật tố tụng hành chính năm 2015). Trong trường hợp khơng đồng ý với
5



bản án, quyết định của tịa án đã có hiệu lực pháp luật thì cá nhân, tổ chức có liên
quan có quyền khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo quy
định của pháp luật hoặc đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết
định này theo thủ tục giám đốc thẩm hay tái thẩm. Như vậy, khơng phải là trong
mọi người hợp tịa án đều trả lại đơn khởi kiện nếu sự việc được khởi kiện đã được
giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tịa án.
5. Sự việc khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án
Thẩm quyền xét xử vụ án hành chính của Tịa án nhân dân được chia thành
ba loại, đó là thẩm quyền theo loại việc, thẩm quyền theo lãnh thổ và thẩm quyền
theo cấp Tịa án. Do vậy, có thể xem các trường hợp sau là trường hợp sự việc
không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:
- Trường hợp vụ việc được khởi kiện khơng thuộc thẩm quyền của hệ thống
Tịa án nói chung. Tức là khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của bất cứ Tịa nào
trong tồn hệ thống Tịa án thì tịa án đã nhận đơn khởi kiện căn cứ vào điểm e
khoản 1 Điều 123 Luật tố tụng hành chính năm 2015 để trả lại đơn khởi kiện.
- Trường hợp vụ việc khởi kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của hệ thống
Tịa án nói chung nhưng đây khơng phải là vụ án hành chính thì tịa án đã nhận đơn
khởi kiện có trách nhiệm hướng dẫn người khởi kiện thực hiện lại việc khởi kiện và
tiến hành thụ lý hoặc chuyển đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật phù hợp
với loại vụ án đã được khởi kiện lại.
- Trường hợp sự việc được khởi kiện thuộc thẩm quyền xét xử vụ án hành
chính của hệ thống Tịa án nói chung được quy định tại Điều 30 Luật Tố tụng hành
chính năm 2015 nhưng khơng thuộc thẩm quyền của Tòa án nhận đơn mà lại thuộc
thẩm quyền của một Tịa khác trong hệ thống Tịa án (có thể cùng cấp hoặc khơng
cùng cấp) thì tịa án đã tiếp nhận đơn khởi kiện phải chuyển đơn khởi kiện đến tịa
án có thẩm quyền theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 121 Luật tố tụng hành
chính năm 2015. Tuy nhiên có trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện các
sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án như quyết định hành chính

mang tính nội bộ, quyết định kỉ luật cách chức đối với công chức
6. Người khởi kiện lựa chọn giải quyết vụ việc theo thủ tục giải quyết khiếu
nại trong trường hợp quy định tại Điều 33
Theo quy định tại Điều 33 Luật tố tụng hành chính là trường hợp vừa có đơn
khiếu nại vừa có đơn khởi kiện. Trường hợp này được được hiểu tại thời điểm
6


khiếu nại và khởi kiện, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại chưa thụ lý giải
quyết khiếu nại và Tòa án cũng chưa thụ lý giải quyết vụ việc. Trong trường hợp
người khởi kiện có đơn khởi kiện đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại mà họ lựa chọn giải quyết vụ việc theo thủ tục giải
quyết khiếu nại thì Tịa án sẽ trả lại đơn khởi kiện.
Tuy nhiên, trong trường hợp hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định
của pháp luật về khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải
quyết nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại thì họ vẫn có quyền khởi
kiện vụ án hành chính ra tịa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trong
trường hợp có nhiều cá nhân, tổ chức có đơn khởi kiện vụ án hành chính tại tịa án
có thẩm quyền đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại về cùng một vụ việc thì tịa án chỉ căn cứ vào điểm g khoản 1 Điều 123
Luật tố tụng hành chính năm 2015 để trả lại đơn khởi kiện nếu các cá nhân, tổ chức
này đều đã dứt khoát lựa chọn giải quyết vụ việc theo thủ tục giải khiếu nại.
Nếu các cá nhân, tổ chức này không thống nhất được với nhau về việc lựa
chọn giải quyết vụ việc theo thủ tục giải quyết khiếu nại hay thủ tục tố tụng hành
chính thì tịa án cần căn cứ vào hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân
tối cao để xác định vụ việc này thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án hay thuộc
thẩm quyền của người giải quyết khiếu nại để thụ lý vụ án hành chính hay trả lại
đơn khởi kiện theo căn cứ quy định tại đểm e khoản 1 Điều 123 Luật tố tụng hành
chính năm 2015.
7. Đơn khởi kiện khơng có đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 118 của

Luật này mà không được người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo quy định
tại Điều 122
Đơn khởi kiện phải đúng theo quy định về nội dung và hình thức. Theo quy
định tại khoản 1Điều 118 thì đơn khởi kiện phải có đủ nội dung như: Ngày, tháng,
năm làm đơn; Tòa án được yêu cầu giải quyết vụ án hành chính; tên, địa chỉ, số
điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người khởi kiện, người bị kiện,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nội dung quyết định hành chính, quyết định
kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc
cạnh tranh, nội dung giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri hoặc tóm tắt diễn biến
của hành vi hành chính; nội dung quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có); yêu cầu
đề nghị Tòa án giải quyết; cam đoan về việc không đồng thời khiếu nại đến người
7


có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.. Khi nội dung đơn khởi kiện khơng đủ nội
dung, tịa án u cầu người khởi kiện bổ sung những nội dung đã liệt kê như trên
thì Tịa án sẽ trả lại đơn khởi kiện
8. Hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 1 Điều 125 của Luật này
mà người khởi kiện khơng xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí
cho Tịa án, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng
án phí, khơng phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có lý do chính đáng
Cùng với việc đáp ứng các điều kiện khởi kiện thì việc hoàn thành nghĩa vụ
nộp tiền tạm ứng là điều kiện để tịa án thụ kí giải quyết vụ án . Cá nhân, cơ quan,
tổ chức khởi kiện khơng đóng tiền tạm ứng án phí khi đã hết thời hạn 10 ngày kể từ
ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí thì Tịa án sẽ trả lại đơn khởi
kiện trừ trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, khơng
phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có lý do chính đáng. Đó là các trường hợp người
khởi kiện vụ án hành chính là thương binh; bố, mẹ liệt sĩ; người có cơng với cách
mạng. Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp
dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

đưa vào trường giáo dưỡng; dưa vào cơ sở giáo dục và đưa vào cơ sở chữa bệnh.
Cá nhân, hộ gia đình thuộc diện nghèo theo quy định của Chính phủ. Người yêu
cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Ngoài các trường hợp
nêu trên, người khởi kiện vụ án hành chính đều phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ
thẩm.
III. ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ CỦA CÁC QUY ĐỊNH VỀ TRƯỜNG HỢP
TRẢ LẠI ĐƠN KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
Trong một số trường hợp nhất định, khi thuộc một trong tám trường hợp
được quy định tại Điều 123 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì Tịa án sẽ trả lại đơn
khởi kiện vụ án hành chính. Tám trường hợp trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính
do pháp luật quy đinh rất hợp lý, là một trong những quy định rất quan trọng, phù
hợp với thực tiễn và điều kiện xã hội cuả nước ta hiện nay. Cụ thể:
Tòa án trả lại đơn khởi kiện khi người khởi kiện khơng có quyền khởi kiện là
rất hợp lý. Bởi lẽ bản chất của việc khởi kiện vụ án hành chính là việc người khởi
kiện bị xâm hại về quyền và lợi ích hợp pháp bởi các quyết định hành chính , hành
vi hành chính để bảo vệ quyền và lợi ích cho mình. Mà trường hợp người khởi kiện

8


khơng bị xâm hại về quyền và lợi ích hợp pháp thì người khởi kiện khơng cần bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Do đó Tịa án sẽ trả lại đơn khởi kiện
Người khởi kiện khơng có đủ năng lực hành vi tố tụng đầy đủ thì Tòa án sẽ
trả lại đơn khởi kiện trừ một số trường hợp là vì nếu thụ lý vụ án thì người khởi
kiện sẽ khơng tự mình thực hiện được các quyền và nghĩa vụ tố tụng, những người
chưa đủ 18 tuổi khơng có người đại diện hợp pháp thì những người trong độ tuổi
này chưa đủ khả năng nhận thức, cùng với đó nếu người khởi kiện đủ khả năng 18
tuổi nhưng khơng có năng lực hành vi dân sự, cụ thể là bị bệnh tâm thần, hoặc các
bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi sẽ không đảm bảo
được quyền quyết định lựa chọn việc quyết định khởi kiện để yêu cầu tòa án bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp cho mình điều này vi phạm nghiêm trọng quyền định
đoạt và tự quyết định của người khởi kiện. Ngồi ra có thể sẽ dẫn đến khi tham gia
giải quyết vụ án hành chính gây ra nhiều khó khăn, khiến việc giải quyết vụ án
khơng chính xác, khơng đúng theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó đảm bảo
Từ đó khiến người dân khơng tin tưởng vào pháp luật. Chính vì vậy quy định trả lại
đơn khởi kiện trong trường hợp này là hợp lý
Trả lại đơn khởi kiện khi thiếu một trong các điều kiện khởi kiện vụ án hành
chính là rất cần thiết, bởi các điều kiện là căn cứ để thụ lí vụ án hành chính. Do
vậy khi điều kiện khởi kiện vụ án cịn thiếu thì Tịa án sẽ khơng có căn cứ để thụ lý
vụ án, bên cạnh đó sẽ dẫn đến tình trạng tịa án phán quyết sai gây ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Đối với trường hợp trả lại đơn khi sự việc đã được giải quyết bằng một bản
án hoặc qyết định của tòa án cho thấy sự phù hợp với nguyên tắc pháp chế xã hội
chủ nghĩa, các “bản án, quyết định của tịa án đã có hiệu lực pháp luật phải được
các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội –
nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi người tôn trọng. Cá
nhân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của tòa án phải
nghiêm chỉnh chấp hành”
Đối với trường hợp Trả lại đơn khởi kiện khi vụ việc khơng thuộc thẩm
quyền giải quyết của tịa án để đảm bảo cho Tòa án giải quyết vụ việc chính xác,
khách quan. Bởi lẽ nếu những vụ việc mà thuộc thẩm quyền của Tịa án thì Tịa án
sẽ khơng có khả năng, kinh nghiệm trong giải quyết vụ án. Ngồi ra cịn phù hợp
với nhiệm vụ và quyền hạn do pháp luật quy định cho từng tòa án cụ thể
9


Người khởi kiện chọn giải quyết vụ việc theo thủ tục giải quyết khiếu nại
trong trường hợp quy định tại Điều 33 của Luật tố tụng hành chính: Quy định này
đảm bảo quyền tự do lựa chọn của người khởi kiện, cũng như tránh tình trạng mâu
thuẫn trong cách giải quyết khi vừa khiếu nại vừa khởi kiện, tránh tình trạng không

biết áp dụng cách giải quyết nào
Đơn khởi kiện không đủ nội dung theo quy định: Đây là quy định được kế
thừa quy định tại điểm h khoản 1 điều 109 luât tố tụng hành chính năm 2010. Việc
khởi kiện vụ án hành chính vi phạm các yêu cầu nêu trên không chỉ đơn thuần là
hành vi trái pháp luật mà còn là việc làm thiếu trách nhiệm của cá nhân, tổ chức
khởi kiện vụ án hành chính trong việc biểu đạt chính thức và đầy đủ yêu cầu của
mình trước tịa án. Do đó, tịa án khơng có đủ những thông tin thực tiễn và căn cứ
pháp lý để thụ lý giải quyết vụ án hành chính, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
cá nhân, tổ chức này. Vì vậy, tịa án có quyền từ chối thụ lý vụ án hành chính, nếu
đơn khởi kiện khơng có đủ nội dung mà pháp luật quy định cần phải có. Tuy nhiên
quy định này chưa thể hiện đầy đủ các trường hợp không tuân thủ quy định về đơn
khởi kiện của người khởi kiện, không quy định về trường hợp nội dung đơn khởi
kiện thể hiện không đúng như sai người khởi kiện
Hết thời hạn được thông báo theo quy định mà người khởi kiện khơng xuất
trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí trừ một số trường hợp: Với bản chất của việc
nộp tiền tạm ứng án phí là để bổ sung nguồn ngân sách, bù đắp các khoản chi phí
mà nhà nước bỏ ra để thực hiện các hoạt động trong công tác xét xử của Tịa án. Do
vậy khi người khởi kiện khơng nộp tiền án phí thì sẽ khơng có chi phí để tịa án tiến
hành cơng tác xét xử vụ án hành chính. Chính vì thế tịa án sẽ phải trả lại đơn khởi
kiện
KẾT LUẬN
Như vậy thơng qua việc tìm hiểu về các trường hợp Tịa án trả lại đơn khỏi
kiện và tính hợp lý của quy định này cho ta thấy sự chặt chẽ trong quy định về thụ
lý vụ án hành chính. Giúp đảm bảo cho giải quyết vụ án hành chính được thuận lợi,
khách quan, đúng pháp luật đảm bảo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương
sự. Qua đó đặt ra yêu cầu là người dân phải tìm hiểu các quy định của pháp luật để
tránh tình trạng bị trả lại đơn khởi kiện, gây mất thời gian, cơng sức cho người khởi
kiện và Tịa án
10



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật tố tụng hành chính năm 2015
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng hành chính,
Nxb. Cơng an nhân dân, Hà Nội, 2009.
3. Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hành chính năm 2015 - Luật gia
Nguyễngọc Điệp ( NXB Lao động)
4. Bình luận khoa học Luật tố tụng hành chính năm 2015 – PGS. TS Vũ
Thư , Ths. Lê Thương Huyền ( NXB Hồng Đức)
5. />6. />fbclid=IwAR2e8kHUMHQPxOpdlQa475G4_np8vCV6fHjkJr3ZVUZCXaw5aTTG5sdcy4

11


12



×