Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đau vai ở người có tuổi chơi Tennis

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.14 KB, 5 trang )

Đau vai ở người có tuổi chơi Tennis

Khi bước qua tuổi 45, chúng ta có nhiều thời gian hơn để thư giãn và chơi thể
thao để nâng cao sức khỏe, đặc biệt là chơi tennis. Nhưng đây cũng là tuổi mà cơ thể
bắt đầu có nhiều biến đổi do tuổi tác và do đó, cũng sẽ có nhiều nguy cơ bị chấn
thương hơn. Trong đó, đau vai rất thường gặp ở người có tuổi chơi tennis. Nguyên
nhân có thể do té ngã, tập luyện quá mức hoặc kỹ thuật chơi không đúng cách, hoặc do
bệnh lý có sẵn, hay đau vai xảy ra tự nhiên do tiến trình lão hóa.


CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU VAI
1.
Gãy xương
Xương ở người lớn tuổi khá giòn nên rất dễ gãy khi té ngã đập vai hay chống
tay.

2.
Trật khớp, bong gân
Khi chấn thương té ngã, các khớp vùng vai cũng rất dễ bị bong gân hoặc trật ra
do hệ thống dây chằng bao khớp không còn vững chắc.

3. Viêm, rách gân cơ xoay



Đây là nguyên nhân chính gây chứng đau vai mạn tính ở người lớn tuổi. Nhóm
gân này rất mỏng nên dễ tổn thương. Do đó, nếu gân bị viêm sưng nề hay rách sẽ làm
đau, và giảm hoặc mất vận động của vai, nếu không chữa trị đúng sẽ trở thành mạn
tính rất khó điều trị.

4.


Viêm túi họat dịch:
Ở người có tuổi, túi họat dịch này có thể bị sưng viêm gây đau do các bệnh lý
như thấp khớp, thống phong, tiểu đường... Hoặc do họat động quá mức với các động
tác giơ tay cao quá đầu như xẹc bóng, đập bóng trong tennis, cầu lông, bóng chuyền
gây cọ xát thường xuyên giữa túi hoạt dịch với chồi xương mỏm cùng vai, làm viêm
túi hoạt dịch này.

5.
Viêm khớp:
Viêm khớp do thấp, tiểu đường, thống phong hoặc do hư biến khớp lão hóa.

6.
Chèn ép thần kinh cột sống cổ

DIỄN TIẾN VÀ BIẾN CHỨNG
Sau khi té ngã, chấn thương hay tự nhiên đau, nếu không điều trị đúng và kịp
thời, đau vai sẽ ngày càng nặng, đau tăng khi vận động và cả khi ngủ. Về sau, có lúc
đau dữ dội làm không thể cử động được vai. Khi đau vai kéo dài sẽ dẫn đến biến
chứng cứng khớp, teo cơ, mất chức năng vận động, gây xáo trộn cuộc sống, suy sụp
tòan thân, mất ngủ mạn tính.

CÁCH XỬ TRÍ


- Trong những trường hợp nhẹ, chúng ta cũng có thể hạn chế vận động khớp
vai, uống thuốc giảm đau, chườm lạnh.
- Không nên xoa bóp dầu nóng hay thuốc rượu vào vai đau, vì nóng sẽ làm tăng
sưng nề và tụ máu bầm nơi tổn thương. Nếu nắn sửa không đúng cách cũng sẽ làm tổn
thương nặng thêm.
- Trong những trường hợp nặng hoặc sau khi dùng những biệp pháp nêu trên

trong 1 tuần mà vẫn không khỏi, tốt nhất chúng ta phải đến khám bác sĩ chuyên khoa
chấn thương thể thao ngay.
Các bác sĩ sẽ khám đánh giá, sau đó cho chụp X-quang, hay cộng hưởng từ
(MRI) để chẩn đóan chính xác nguyên nhân gây đau vai. Từ đó, có biện pháp điều trị
thích hợp như cho thuốc uống, bất động vai, hay tập vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật nắn
xương, khớp, và đặc biệt nội soi khớp vai là phương pháp hiện đại điều trị đau vai
hiệu quả, giúp phục hồi nhanh.

×