Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Bài tập học kỳ môn Luật Tài chính Đại học Luật Hà nội 9 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.93 KB, 21 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ

MÔN:

1


LUẬT TÀI CHÍNH
ĐỀ 03:
Phân tích các quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng về hai phương
pháp tính thuế giá trị gia tăng và liên hệ thực tiễn. So sánh hai
phương pháp tính thuế này. Đánh giá về ưu điểm và nhược điểm của
từng phương pháp dưới góc độ của cơ quan quản lý thuế

Hà Nội, 2020

2


MỤC LỤC

3


MỞ BÀI
Đối với bất kỳ quốc gia nào, thuế luôn đóng vai trị hết sức quan
trọng và chiếm phần lớn trong tổng thu ngân sách Nhà nước. Và trong
cấu trúc các khoản thu về thuế thì thuế giá trị gia tăng đóng một vai trị


quan trọng. Thuế giá trị gia tăng được thu qua mỗi khâu của quá trình sản
xuất kinh doanh được xác định dựa trên điều kiện thực tế của chủ thế
kinh doanh, đồng thời đáp ứng yêu cầu thu đúng, thu đủ thuế và ngân
sách Nhà nước. Ở nước ta, phương án khả thi xác định số thuế giá trị gia
tăng phải nộp được pháp luật Việt Nam ghi nhận và quy định gồm hai
phương pháp: khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia
tăng.
Để tìm hiểu sâu hơn về các phương pháp này, em xin lựa chọn đề
tài số 3: “Phân tích các quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng về hai
phương pháp tính thuế giá trị gia tăng và liên hệ thực tiễn. So sánh hai
phương pháp tính thuế này. Đánh giá về ưu điểm và nhược điểm của từng
phương pháp dưới góc độ của cơ quan quản lý thuế” để tìm hiểu và
nghiên cứu.

4


Dưới đây là phần trình bày của em về đề bài. Bài làm cịn nhiều thiếu
xót nên em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cơ để
hoàn thiện hơn và rút kinh nghiệm cho những bài tập sau. Em xin chân
thành cảm ơn!
THÂN BÀI
I. Một số vấn đề lý luận về Thuế giá trị gia tăng
1.

Khái niệm Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng (còn gọi là VAT – từ viết tắt của Value Added

Tax) được khai sinh từ nước Pháp và được áp dụng lần đầu từ ngày
10/4/195. Kể từ đó, thuế giá trị gia tăng được áp dụng rộng rãi ở nhiều

nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Ở nước ta, theo quy định tại Điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng năm
2008 (sửa đổi, bổ sung 2016): “Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá
trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong q trình từ sản xuất,
lưu thông đến tiêu dùng”.
Thuế GTGT được nộp vào Ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ
và thơng qua giá cả của hàng hóa dịch vụ, là loại thuế gián thu. Tính chất
gián thu thể hiện ở chỗ người nộp thuế và người chịu thuế không đồng
nhất với nhau. Ưu điểm của thuế gián thu là hạn chế được sự phản ứng
về thuế từ người gánh chịu thuế, nhưng nhược điểm của nó là khơng tạo
ra sự bình đẳng về điều tiết thu nhập của những đối tượng có thu nhập
chênh lệch. Thuế GTGT khác với thuế trên doanh số bán hàng ở chỗ nó
được áp dụng trên mọi lĩnh vực kinh doanh như là một phần của đơn giá
mỗi mặt hàng bán ra phải chiu thuế mà người ta đã thực hiện, nhưng
ngược lại người ta lại được hoàn thuế GTGT đối với các mặt hàng đã
5
mua của mình, vì thế thuế
GTGT được áp dụng đối với phần giá trị thêm

vào (gia tăng) cho sản phẩm tại mỗi công đoạn sản xuất.


Thực hiện thuế giá trị gia tăng có thể làm ảnh hưởng tới các vấn đề tiêu
dùng, mức độ lạm phát. Xác định mối liên quan giữa loại thuế này với chỉ
số giá cả, lạm phát có ý nghĩa đối với nhà lập pháp khi quyết định chính
sách thuế suất hợp lí trong những giai đoạn nhất định để đảm bảo khi
thực hiện thuế giá trị gia tăng không gây ra những xáo trộn lớn trong dân
chúng.1
2.


Đặc điểm của Thuế giá trị gia tăng
Thuế GTGT có nhiều điểm tương đồng với các loại thuế đánh vào

hàng hóa, dịch vụ khác (như thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế
xuất nhập khẩu) nhưng có thể nhận diện thơng qua các đặc điểm sau:
Thứ nhất, Thuế GTGT có đối tượng chịu thuế rất rộng, đến tất cả
đối tượng trong xã hội. Việc đánh thuế đối với mọi đối tượng trên phạm
vi lãnh thổ thể hiện rõ nét sự công bằng của thuế đồng thời thể hiện thái
độ của Nhà nước đối với các loại tiêu dùng trong xã hội.
Thứ hai, thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng
hóa, dịch vụ. Việc đánh thuế chỉ trên phần giá trị tăng thêm mà khơng
phải đối với tồn bộ giá trị hàng hóa dịch vụ làm cho số thuế GTGT áp
dụng trong mỗi khâu của q trình lưu thơng khơng gây ra những đột
biến về giá cả cho người tiêu dùng. Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt
thuế GTGT với những loại thuế gián thu khác.
Thứ ba, nếu dựa trên giá mua cuối cùng của hàng hóa dịch vụ, số
thuế GTGT phải nộp không thay đổi phụ thuộc vào các giai đoạn lưu
thông khác nhau. Điều này thể hiện tính ưu việt của Thuế GTGT so với
thuế hàng hố, dịch vụ thơng thường (thuế doanh thu) mà Việt Nam áp
dụng trước đây.
II. Quy định của Luật 6thuế giá trị gia tăng về hai phương pháp tính
thuế giá trị gia tăng và liên hệ thực tiễn
1 Trần Thùy Hoài An (2018), Pháp luật về thuế giá trị gia tăng qua thực tiễn tỉnh Quảng Trị, Luận văn

thạc sĩ Luật học, Đại học Huế, tr. 8.


Điều 9 Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm
2016) đã quy định về các phương pháp tính thuế GTGT như sau:
“Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gồm phương pháp khấu trừ thuế

giá trị gia tăng và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng”.
1.

Phương pháp khấu trừ thuế
1.1.
Phân tích

Nội dung cơ bản của phương pháp khấu trừ thuế là số thuế giá trị gia
tăng phải nộp được tính trên cơ sở số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số
thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.
Theo quy định tại khoản 2, điều 10 Luật Thuế GTGT thì: “Phương
pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ
chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật về kế tốn,
hóa đơn chứng từ…”.
Kế tốn là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thơng
tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ
kinh tế, tài chính phát sinh và đã hồn thành, làm căn cứ ghi sổ kế tốn.
Hóa đơn GTGT là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ. Như vậy, cở sở kinh doanh được áp
dụng phương pháp khấu trừ thuế nếu cơ sở đó thực hiện đầy đủ chế độ kế
tốn đã nêu trên và có hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng hóa,cung ứng
dịch vụ.2
Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Thuế GTGT, cơ sở kinh
doanh khi đã đáp ứng được điều kiện nêu trên thì được áp dụng phương
pháp khấu trừ thuế nếu thuộc các trường hợp sau:
Thứ nhất, cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa,
7

cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên trừ hộ, cá nhân khinh doanh.

2 Nguyễn Thanh Tùng (2017), Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo pháp luật Việt Nam, Hà

Nội.


Doanh thu hàng năm từ một tỷ đồng trở lên là doanh thu bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT và được quy định cụ thể tại khoản 2
Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá
trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị
gia tăng.
Thứ hai, cơ sở kinh doanh đã đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp
khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh. Khoản 3 Điều 12 Thông tư
219/2013/TT-BTC quy định cụ thể cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện
áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
1.2.

Cơng thức tính thuế:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Thuế GTGT:

Số thuế GTGT = Số thuế GTGT phải nộp
đầu ra

Số thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ

Trong đó:
a) Thuế


GTGT đầu ra là số thuế xuất hiện ở khâu bán ra, chủ thể nộp

thuế đã xác định và tính trong giá bán cho người nhận hàng hoá dịch
vụ. Luật thuế GTGT quy định:
Theo điểm b khoản 1 Điều 10: “Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng
tổng số thuế giá trị gia 8tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa
đơn giá trị gia tăng. Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra
ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch


vụ chịu thuế bán ra nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng
hóa, dịch vụ đó.”
Giá tính thuế là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng theo quy định của
pháp luật. Thuế suất được quy định rõ cho từng ngành nghề kinh doanh,
từng chủng loại hàng hóa dịch vụ. Thuế giá trị gia tăng ở khâu bán ra
được xác định trên chứng từ hóa đơn hợp lệ của chủ thể nộp thuế. Pháp
luật cũng quy định chặt chẽ trường hợp chứng từ không phản ánh số thuế
giá trị gia tăng hoặc chỉ ghi nhận giá thanh tốn của hàng hóa dịch vụ.
Nếu chứng từ ghi giá thanh tốn là giá đã có thuế GTGT. Những hoá đơn
đặc thù như tem, vé cước vận tải, vé sổ xố kiến thiết, trên hố đơn có thể
hiện giá đã bao gồm thuế GTGT thì kế tốn phải tách thuế theo cơng
thức:
Giá chưa thuế GTGT

=

Giá thanh tốn (tiền bán tem, vé...)
1 + thuế suất của hàng hoá, dịch vụ (%)

=> Số thuế GTGT đầu ra = Giá thanh toán - Giá chưa thuế

b) Số

thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là số thuế xuất hiện ở khâu

mua vào, được tính trong tổng giá mà chủ thể nộp thuế đã trả để nhận
được hàng hoá dịch vụ.
Theo điểm c khoản 1 Điều 10: ”Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được
khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia
tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng
hóa nhập khẩu”. Điều kiện khấu trừ thuế được quy định tại Điều 12 Luật
Thuế giá trị gia tăng.

2.

Phương pháp tính trực tiếp trên phần giá trị tăng thêm
9

2.1.

Phân tích


Khoản 1 Điều 11 Luật thuế GTGT quy định phương pháp tính trực
tiếp trên phần giá trị gia tăng là phương pháp tính thuế mà theo đó: “Số
thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị
gia tăng bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng áp
dụng đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.”
Nếu phương pháp khấu trừ thuế xác định trực tiếp theo hiệu số thuế thì
phương pháp tính trực tiếp xác định theo hiệu số kết quả kinh doanh của
chủ thể kinh doanh vàng bạc, đá quý. Thuế suất thuế giá trị gia tăng được

áp dụng phù hợp với hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý.
Theo Điều 11 luật Thuế GTGT thì phương pháp tính trực tiếp trên
GTGT được áp dụng đối với các đối tượng sau:
Thứ nhất, đối với cơ sở kinh doanh có hoạt động mua bán, chế tác
vàng, bạc, đá quý thì bắt buộc nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp
trên GTGT khơng cần biết có hay khơng có sử dụng đầy đủ chế độ kế
tốn, hóa đơn, chứng từ theo quy định.
Thứ hai, doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới mức
ngưỡng doanh thu một tỷ đồng và không tự nguyện áp dụng phương pháp
khấu trừ
Thứ ba, hộ, cá nhân kinh doanh;
Thứ tư, tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh khơng có cơ sở
thường trú tại Việt Nam nhưng có doanh thu phát sinh tại Việt Nam chưa
thực hiện đầy đủ chế độ kế tốn, hóa đơn, chứng từ, trừ tổ chức cá nhân
nước ngồi cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiến,
thăm dị, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu
trừ do bên Việt Nam khấu trừ nộp thay.
Thứ năm, tổ chức kinh
10 tế khác không đăng ký nộp thuế theo phương
pháp khấu trừ.
2.2. Cơng thức tính thuế


a. Đối với cơ sở mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý
Thuế GTGT phải nộp

= GTGT

x


Thuế suất thuế GTGT

Trong đó:

GTGT của vàng,
bạc, đá q

=

Giá thanh tốn của
vàng, bạc, đá quý bán

ra

Giá thanh toán của
vàng, bạc, đá quý mua
vào tương ứng

Thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hoạt động mua bán,
chế tác vàng, bạc, đá quý là 10% căn cứ theo quy định tại khoản 3 điều 8
Luật Thuế GTGT.
Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra là giá thực tế bán ghi
trên hóa đơn bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền cơng chế tác (nếu
có), thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán
được hưởng. Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác
định bằng giá trị vàng, bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế
GTGT dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng.
Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia tăng âm (-) của
vàng, bạc, đá quý thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương (+) của
vàng, bạc, đá q. Trường hợp khơng có phát sinh giá trị gia tăng dương

(+) hoặc giá trị gia tăng dương (+) không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm (-)
thì được kết chuyển để trừ vào giá trị gia tăng của kỳ sau trong năm. Kết
thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm (-) không được kết chuyển tiếp
sang năm sau.
11
b. Đối với các đối tượng
còn lại


Đối với các đối tượng còn lại căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều
11 Luật Thuế GTGT thì số thuế GTGT phải nộp bằng tỉ lệ % nhân với
doanh thu.
Thuế GTGT phải nộp

= Doanh thu tính thuế GTGT

x

Tỷ lệ %

Về tỉ lệ %: tỉ lệ % đối với từng trường hợp là khác nhau, quy định tại
điểm b khoản 2 Điều 11 Luật Thuế GTGT cụ thể như sau:
– 1% đối với hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa
– 5% đối với hoạt động dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật
liệu;
– 3% đối với hoạt động sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng
hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu;
– 2% đối với hoạt động kinh doanh khác.
Về doanh thu: doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng
hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ

chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh
doanh được hưởng. Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng khơng chịu thuế GTGT và doanh
thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì khơng áp dụng tỷ lệ (%) trên doanh
thu

đối

với

doanh

thu

này.

Cơ sở kinh doanh nhiều ngành nghề có mức tỷ lệ khác nhau phải khai
thuế GTGT theo từng nhóm ngành nghề tương ứng với các mức tỷ lệ theo
quy định; trường hợp người nộp thuế không xác định được doanh thu
theo từng nhóm ngành nghề hoặc trong một hợp đồng kinh doanh trọn gói
bao gồm các hoạt động12tại nhiều nhóm tỷ lệ khác nhau mà khơng tách
được thì sẽ áp dụng mức tỷ lệ cao nhất của nhóm ngành nghề mà cơ sở
sản xuất, kinh doanh.


3. Liên hệ thực tiễn
Trên thực tế, tùy vào từng điều kiện của từng cơ sở kinh doanh mà
các cơ sở kinh doanh sẽ lựa chọn những phương pháp tính thuế GTGT
sao cho phù hợp.
Đối với những doanh nghiệp có số thuế GTGT mua vào gần tương

ứng với số thuế GTGT bán ra, có nghĩa là chênh lệch giữa thuế GTGT
bán ra và thuế GTGT mua vào không đáng kể, nên số thuế GTGT phải
nộp ít, hoặc khơng phải nộp thuế GTGT. Những doanh nghiệp loại này thì
nên chọn phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trên
thực tế, phương pháp khấu trừ thuế thường được áp dụng cho các đơn vị,
tổ chức kinh doanh bao gồm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư
nhân, doanh nghiệp đầu tư nước ngồi, các cơng ty cổ phần, hợp tác xã và
các đơn vị tổ chức kinh doanh khác theo Luật quy định có doanh thu hằng
năm từ 1 tỷ đồng trở lên hoặc có doanh thu hằng năm dưới một tỷ đồng
đã thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hoá đơn, chứng từ theo quy
định của pháp luật về kế tốn, hố đơn, chứng từ.
Ví dụ: Cơng ty Bánh kẹo Hải Hà sản xuất kẹo trong tháng 01/2015 bán
ra 200 tấn kẹo, giá bán mỗi tấn là 800.000 đồng/tấn ( giá chưa có thuế)
thuế GTGT phải nộp là 10% (giá mua của người thanh toán là 880.000
đồng/tấn) cũng trong tháng công ty đã mua một số nguyên liệu để dùng
cho sản xuất,kinh doanh Bánh kẹo3. Căn cứ các chứng từ, hoá đơn GTGT
mua nguyên liệu số thu thuế GTGT đầu vào được xác định:

Số lượng mua Đơn
tính

vị Số
lượng Giá đơn
mua
tính

vị Thành tiền

13


Bột mỳ

Tấn

100

0.5trđ/tấn

50.000.000

Thuế
GTGT đầu
vào
5.000.000

3 Báo cáo tài chính Cơng ty bánh kẹo Hải Hà: />

Đường, sữa,..

Tấn

100

0.4trđ/tấn

40.000.000

4.000.000

Điện, dầu,..


KW

5000

700đ/KW

3.500.000

350.000

93.500.000

9.350.000

Tổng cộng

Giả định các loại nguyên liệu mua vào chỉ để sản xuất bánh kẹo, thì thuế
GTGT mà công ty phải nộp trong tháng là :
- Số thuế GTGT đầu ra, tính trên số bánh kẹo mà cơng ty bán ra:
800.000đ x 200 tấn x 10% = 16.000.000 đồng
- Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là: 9.350.000 đồng.
- Số thuế GTGT công ty phải nộp trong tháng là:
16.000.000 - 9.350.000 = 6.650.000 đồng
Trường hợp cơ sở kinh doanh khơng có hố đơn chứng từ hoặc có
hố đơn, chứng từ nhưng khơng phải hố đơn, chứng từ GTGT hoặc hóa
đơn GTGT nhưng khơng ghi số thuế GTGT riêng ngồi giá bán thì khơng
được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, trừ các trường hợp được quy định sau
đây: Trường hợp hàng hoá dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ
ghi giá thanh toán là giá đã có sẵn thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào

giá đã có thuế và để xác định giá khơng có thuế và thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ.
Đối với những doanh nghiệp khơng có số thuế GTGT mua vào, hoặc
14 nhỏ so với số thuế GTGT bán ra, nên số thuế
thuế GTGT mua vào quá

GTGT phải nộp là rất lớn nếu chọn phương pháp tính thuế theo phương


pháp khấu trừ. Những doanh nghiệp loại này nên chọn phương pháp tính
thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.
Ví dụ: Cơng ty TNHH Thiên Ưng là doanh nghiệp kê khai, nộp thuế
GTGT theo phương pháp trực tiếp. Công ty TNHH Thiên Ưng có doanh
thu phát sinh từ hoạt động bán phần mềm máy tính và dịch vụ tư vấn
thành lập doanh nghiệp thì thu từ hoạt động bán phần mềm máy tính (do
phần mềm máy tính thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT) và phải kê
khai, nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 5% trên doanh thu từ dịch vụ tư vấn
thành lập doanh nghiệp.
Cơ sở kinh doanh nhiều ngành nghề có mức tỷ lệ khác nhau phải
khai thuế GTGT theo từng nhóm ngành nghề tương ứng với các mức tỷ lệ
theo quy định; trường hợp người nộp thuế khơng xác định được doanh
thu theo từng nhóm ngành nghề hoặc trong một hợp đồng kinh doanh trọn
gói bao gồm các hoạt động tại nhiều nhóm tỷ lệ khác nhau mà khơng tách
được thì sẽ áp dụng mức tỷ lệ cao nhất của nhóm ngành nghề mà cơ sở
sản xuất, kinh doanh.
Ví dụ: Cơng ty cổ phần Vàng bạc Phú Nhuận, ngày 01/09/2015,
công ty mua 1 lượng vàng giá 48.000.000 đồng, ngày 02/09/2015 công ty
bán ra với giá 49.000.000 đồng. Như vậy thuế GTGT phải nộp là
49.000.000 - 48.000.000 = 1.000.000 đồng.4
Thực tế quản lý cho thấy, các chủ thuể nộp thuế GTGT theo phương

pháp khấu trừ thuế chiến tỉ lệ không cao so với tổng các chủ thể nộp thuế
GTGT nhưng số thuế thu, nộp lại chiếm đa số. Ngược lại chủ thể nộp
thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT chiếm tỷ lệ lớn nhưng
15

tổng thu thuế GTGT lại không nhiều, chi phái quản lý lớn so với các chủ
thể nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
4 Báo cáo tài chính Cơng ty cổ phần vàng bạc Phú Nhuận: />

Việc nộp thuế GTGT trong thời gian qua gây nhiều khó khăn cho
doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp bị bắt buộc áp dụng nộp thuế GTGT
theo phương pháp tính trực tiếp do không đăng ký tự nguyện áp dụng
phương pháp khấu trừ hoặc không thỏa mãn điều kiện được pháp luật quy
định. Rất nhiều các doanh nghiệp quy mô nhỏ lâm vào tình cảnh khó
khăn khi khơng bán được hàng chỉ vì hóa đơn bán hàng khơng có thuế
GTGT.5

III. So sánh phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên phần giá trị tăng thêm
1. Giống nhau
Cả hai phương pháp này suy cho cùng cũng là một biện pháp, cách
thức để tính thuế GTGT trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ
trong q trình từ sản xuất, lưu thơng đến tiêu dùng mà các chủ thể phải
nộp vào ngân sách nhà nước. Thứ hai, cả hai phương pháp này đều có thể
áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có tổng doanh thu hàng năm đạt
ngưỡng dưới một tỷ đồng mà có thực hiện đầy đủ chế độ kế tốn, hóa đơn
chứng từ. Trong trường hợp này, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã tự nguyện
đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thuế thì phương pháp khấu trừ
thuế sẽ được áp dụng, ngược lại, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không tự
nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế thì mặc nhiên phương pháp

tính thuế GTGT đối với doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ là phương pháp tính
trực tiếp trên phần GTGT.
2.Khác nhau

16

5 Đỗ Đức Huy (2018), Pháp luật về thuế giá trị gia tăng đối với chủ thể nộp thuế bằng phương pháp

tính trực tiếp trên giá trị gia tăng, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, tr. 38.


Thứ nhất, về điều kiện áp dụng. Chỉ có doanh nghiệp, hợp tác xã thực
hiện đầy đủ chế độ kế tốn, hóa đơn chứng từ mới được áp dụng phương
pháp khấu trừ thuế, ngoài ra phương pháp khấu trừ thuế cũng không áp
dụng đối với hộ, cá nhân kinh doanh. Cịn đối với phương pháp tính trực
tiếp trên GTGT thì không đặt ra điều kiện được áp dụng, doanh nghiệp,
hợp tác xã không cần thực hiện đầy đủ chế độ kế tốn, hóa đơn chứng từ
và phương pháp này áp dụng đối với cả hộ, cá nhân kinh doanh.
Thứ hai, về đối tượng áp dụng. Đối với phương pháp khấu trừ thuế chỉ
áp dụng đối với cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ trên một tỷ đồng hoặc dưới một tỷ nhưng tự
nguyện áp dụng phương pháp này; Tổ chức cá nhân nước ngồi cung cấp
hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiến, thăm dị, phát triển và
khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam
khấu trừ nộp thay. Đối với phương pháp khấu trừ trực tiếp trên GTGT thì
đối tượng bao gồm: cơ sở mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý; doanh
nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới một tỷ đồng không tự
nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ; hộ, cá nhân kinh doanh; tổ chức,
cá nhân nước ngồi kinh doanh khơng có cơ sở thường trú tại Việt Nam
nhưng có doanh thu phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ

kế tốn, hóa đơn, chứng từ; các tổ chức kinh tế khác không đăng ký nộp
thuế theo phương pháp khấu trừ.
Thứ ba, về cơng thức tính thuế. Đối với phương pháp khấu trừ thuế:
Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu
vào

được khấu trừ. Đối với phương pháp tính trực tiếp trên GTGT: Số

thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ %
17

Thứ tư, về hóa đơn sử dụng. Căn cứ theo quy định tại điều 14 Luật
Thuế GTGT thì: Hóa đơn sử dụng cho phương pháp khấu trừ thuế là hóa


đơn giá trị gia tăng. Trong hóa đơn giá trị gia tăng có ghi cụ thể về thuế
suất thuế GTGT, tiền thuế GTGT mà chủ thể phải nộp. Hóa đơn sử dụng
cho phương pháp tính trực tiếp trên GTGT là hóa đơn bán hàng.
Thứ năm, về thuế suất. Theo phương pháp khấu trừ bao gồm 3 mức
thuế suất: 0%, 5%, 10%. Cịn theo phương pháp tính trực tiếp, tỷ lệ % để
tính thuế giá trị gia tăng trên doanh thu được quy định theo từng hoạt
động.
IV. Đánh giá về ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp dưới
góc độ cơ quan quản lý thuế
1. Phương pháp khấu trừ thuế
1.1. Ưu điểm:
Việc xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ
phản ánh đúng bản chất của thuế giá trị gia tăng là chỉ thu thuế khi hàng
hóa dịch vụ có giá trị tăng thêm, đảm bảo loại trừ hiện tượng trùng thuế.
Phương pháp này xác định đúng số thuế phải nộp ở từng khâu, từng chủ

thể nộp thuế, chống thất thu thuế, đảm bảo thu đủ số thuế cần thiết điều
tiết thu nhập của người tiêu dùng. Ngồi ra, giúp đơn giản hóa q trình
quản lý và thu thuế, do số thuế phát sinh ở các khâu được phản ánh rõ
trên chứng từ hóa đơn. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế.
1.2. Nhược điểm:
Vì điều kiện để được áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ là cơ sở kinh doanh phải thực hiện đầy đủ chế độ
18

kế toán hóa đơn chứng từ, do đó, để hợp thức hóa điều kiện này nhiều cơ
sở kinh doanh đã sử dụng hóa đơn giả để có thể đủ điều kiện áp dụng
phương pháp khấu trừ thuế, các doanh nghiệp ma được thành lập để kinh


doanh hóa đơn, chứng từ giả. Điều này đã làm cho cơ quan thuế gặp khó
khăn trong việc quản lý, xác định hóa đơn là thật hay giả.
Ngồi ra, cơ sở áp dụng phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ
thuế đầu vào, hoàn thuế, điều này khiến cho cơ quan thuế phải tiến hành
hai giai đoạn, một giai đoạn thu thuế và sau đó là khấu trừ thuế, hồn thuế
cho cơ sở kinh doanh.
2. Phương pháp tính trực tiếp trên phần giá trị tăng thêm
2.1. Ưu điểm:
Phương pháp tính trực tiếp này giúp cho cơ quan thuế tiến hành truy
thu thế một cách nhanh gọn hơn. Cơ sở áp dụng phương pháp này khơng
được khấu trừ thuế, hồn thuế do đó cơ quan thuế khơng cần phải tiến
hành thêm giai đoạn khấu trừ thuế đầu vào, hoàn thuế cho cơ sở kinh
doanh như đối với cơ sở kinh doanh áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
Bản chất của phương pháp tính trực tiếp thuế GTGT là tính trực tiếp
vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ theo nguyên tắc: GTGT
được xác định bằng giá thanh toán bán ra trừ giá thanh toán mua vào

tương ứng, sau đó lấy phần GTGT này nhân cho thuế suất thuế GTGT.
Do đó, về khía cạnh cơng thức thì việc xác định số thuế cơ sở kinh doanh
phải nộp cũng khá là đơn giản.
2.2. Nhược điểm:
Dưới góc độ của cơ quan quản lý thuế thì phương pháp này khá
phức tạp, vì khi xác định số thuế phải nộp, cơ quan thuế khơng thể xác
19

định được chính xác số doanh thu của doanh nghiệp mà số doanh thu này
chỉ dựa trên sự khai báo của chủ thể nộp thuế thơng qua hóa đơn bán
hàng nên dễ dẫn đên tình trạng khai báo không đúng để trốn thuế. Bên


cạnh đó, do phương pháp tính trực tiếp đơn giản hơn so với phương pháp
khấu trừ, do đó, tỉ lệ cơ sở kinh doanh đăng ký nộp thuế GTGT theo
phương pháp này cao hơn so với phương pháp khấu trừ thuế, nên chi phí
và nguồn nhân lực để quản lý cũng tốn kém hơn so với phương pháp
khấu trừ thuế.
KẾT LUẬN
Ở Việt Nam hiện nay, hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng đã
khá phù hợp với tình hình xã hội. Tuy mỗi phương pháp có những ưu
điểm, nhược điểm khác nhau, song vẫn được các cơ quan thuế nước ta áp
dụng linh hoạt. Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi, bổ sung 2016)
góp phần làm hồn chỉnh hơn hệ thống thuế Việt Nam từ thúc đẩy kinh tế
phát triển theo định hướng cơng nghiệp hố, đại hố, thích ứng với u
cầu hội nhập khu vực giới. Thuế Giá trị gia tăng loại thuế mới áp dụng ở
nước ta nên tránh khỏi bỡ ngỡ ban đầu cho quan chức doanh nghiệp áp
dụng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.

Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH ngày 28 tháng 4 năm 2016
Luật Thuế Giá trị gia tăng

2. Thông

tư 219/2013/TT-BTC
hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị
20

gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của


Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
Luật Thuế giá trị gia tăng.
3.

Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-BTC ngày 09 tháng 5 năm 2018
thông tư hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số
209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT;

4. Trường

Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật thuế Việt Nam,

nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội.
5.


Báo

cáo

tài

chính

Cơng

ty

bánh

kẹo

Hải

Hà:

/>6. Báo

cáo tài chính Cơng ty cổ phần vàng bạc Phú Nhuận:

/>7. Đỗ

Đức Huy (2018), Pháp luật về thuế giá trị gia tăng đối với chủ thể nộp

thuế bằng phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng, Luận văn thạc

sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, tr. 38.
8. Nguyễn Thanh Tùng (2017), Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
theo pháp luật Việt Nam, Hà Nội.
9. Trần Thùy Hoài An (2018), Pháp luật về thuế giá trị gia tăng qua thực
tiễn tỉnh Quảng Trị, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Huế, tr. 8.

21



×