Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

BÀI TẬP GIỮA KỲ MÔN ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN XÂY DỰNG MÔ HÌNH LOGIC CHO MỘT DỰ ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.51 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
BÀI TẬP CUỐI KỲ
MÔN: ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH/DỰ ÁN
BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN
TÊN DỰ ÁN : THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Ở CỘNG ĐỒNG VÀ CÁC CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN
Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Mã số: FLC 09-04& 10-04

Giảng viên : TS. Nguyễn Thị Thu Hương
Nhóm học viên : Đặng Trần Cường
Chuyên ngành : Đo lường và đánh giá trong giáo dục
Khóa : ĐLĐG2013
Hà Nội, 2015
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH : Biến đổi khí hậu
BQL : Ban quản lý
CIHP : Trung tâm Tư vấn Đầu tư Y tế
DCCS : Dân chủ cơ sở
FHRD : Trung tâm Nghiên cứu Sức khoẻ Gia đình và Phát triển
FLC : Quỹ hợp tác địa phương, Đại sứ quán Phần Lan
FLC-09-04 : Dự án: "Thích ứng với biến đổi khí hậu ở cấp cộng đồng và
các chính sách liên quan ở tỉnh Thừa Thiên Huế"
IREB : Viện Tài nguyên, Môi trường và công nghệ sinh học - Đại
học Huế
KT-XH : Kinh tế - xã hội
PL : Pháp lệnh
PRA : Đánh giá nông thôn có sự tham gia của dân
TNMT : Tài nguyên môi trường
UBND : Uỷ ban nhân dân


UBTVQH : Uỷ ban thường vụ quốc hội
UNEP : Tổ chức môi trường của Liên Hiệp quốc
WB : Ngân hàng thế giới
2
MỤC LỤC
1. Tóm tắt 3
2. Giới thiệu 5
2.1. Bối cảnh đánh giá 5
2.2. Mục đích đánh giá 5
2.3. Phương pháp đánh giá 6
2.4. Địa bàn khảo sát 7
2.5. Yêu cầu đánh giá 7
2.6. Viết báo cáo 7
2.7. Nội dung đánh giá 8
2.8. Lời cảm ơn 8
3. Kết quả hoạt động về số lượng 8
4. Kết quả hoạt động về chất lượng (hiệu quả dự án) 10
5. Tác động của dự án 14
6. Sự phù hợp của dự án 16
7. Tính bền vững của dự án 17
8. Tiến độ thực hiện dự án 18
9. Những khuyến nghị 18
9.1. Với nhà tài trợ (FLC) 18
9.2. Với CIHP 19
9.3. Với lãnh đạo chính quyền tỉnh, huyện 20
9.4. Với IREB 20
9.5. Với lãnh đạo xã Hương Phong và xã Quảng Thành 20
Phụ lục 21
3
1. Tóm tắt

Báo cáo trình bày các kết luận đánh giá sau đây:
1.1. Dự án đã triển khai đầy đủ 100% các hoạt động đã xác định
1.2. Dự án đã thực hiện tốt kết quả hoạt động về số lượng:
- Đã tổ chức 4 hội thảo, số người tham gia là 365 người, trong đó 30% là đại
biểu nữ
- Đã tổ chức 5 lớp tập huấn, số người tham gia là 200 người, trong đó 28% là nữ.
- Đã thực hiện 4 đối thoại với phóng viên, truyền hình, báo chí. Thông tin đã
đăng tải trên báo và phát 20 phút trên truyền hình.
- Đã ký 01 thông điệp nhân dịp hội nghị BĐKH của LHQ họp ở Copenhagen -
Đan Mạch.
- Đã hoàn thành 7 chuyên đề nghiên cứu. Sản phẩm gồm 7 báo cáo khoa học
dài 206 trang và 8 bản đồ kèm theo 17 trang thuyết minh.
- Đã tiến hành 3 đợt monitoring trip
- Đã triển khai 8 mô hình kinh tế, trong đó có 4 mô hình trồng rau “vườn treo"
và 4 mô hình nuôi thuỷ sản xen ghép.
- Đã xây dựng 1 nhà sinh hoạt cộng đồng thích ứng với BĐKH rộng 100m
2
,
kinh phí xây dựng là 455 triệu đồng, trong đó dự án tài trợ 65,8%, nhân dân đóng góp
34,2%.
- Vớt 180m
3
bèo trên sông Kim Đôi, trọng lượng ước tính là 90 tấn. Bèo được ủ
làm phân vi sinh bón cho lúa, hoa màu, cây cảnh.
- Cứu trợ bão lụt cho 250 hộ, mỗi hộ 1 thùng mì tôm, trong đó xã Hương Phong
130 hộ, xã Quảng Thành 120 hộ.
- 01 người trình bày kết quả nghiên cứu ở Hội nghị Quốc tế. Số người nghe báo
cáo là 100 nhà khoa học, nhà quản lý môi trường Việt Nam và quốc tế.
- 01 kỷ yếu hội thảo dày 234 trang, 01 cuốn sách báo cáo tóm tắt chính sách
thích ứng BĐKH: 71 trang, dự kiến xuất bản 01 sách chuyên khảo: 200 trang.

- Nâng cao năng lực hiểu biết về BĐKH cho 20 cán bộ của IREB, cho cán bộ
huyện, tỉnh: 50 người, cho sinh viên: 200 người.
4
- Đào tạo 1 Thạc sỹ chuyên ngành Khoa học môi trường.
- Các sản phẩm phục vụ quản lý và truyền thông: 50 áp phích, 5 đĩa CD, 200 tờ
rơi, 200 sổ tay thông tin BĐKH, 2 máy tính, 1 máy ảnh,
1.3. Dự án đã thực hiện tốt các kết quả hoạt động về chất lượng sau đây:
- Thực hiện với chất lượng tốt 4 mục tiêu của dự án
- Thực hiện tốt công tác quản lý dự án. Đã điều hoà, phối hợp các hoạt động có
liên quan với FLC, FHRD, CIHP, IREB, BQL dự án xã, các cơ quan nhà nước có liên
quan ở cấp tỉnh, cấp huyện.
- Đã sử dụng tốt các nguồn lực đầu tư về trang thiết bị, nhân lực, kinh phí hoạt động.
- Phương pháp thực hiện để đạt mục tiêu được thực hiện tốt theo yêu cầu của dự
án quốc tế, tôn trọng truyền thống địa phương, đảm bảo tốt chính sách giới.
1.4. Dự án có tác động tốt và đa chiều về các mặt sau đây:
- Tác động tích cực đến người hưởng lợi.
- Tác động tích cực về hỗ trợ chính sách về bảo vệ môi trường, thay đổi hành vi
để thích ứng với BĐKH.
- Tác động tốt nâng cao dân chủ cơ sở địa phương dự án.
- Tác động tốt nâng cao năng lực cho cán bộ lãnh đạo, chính quyền, các đoàn
thể, các trưởng thôn ở địa phương.
- Tạo lực "hích" cho phong trào đóng góp kinh phí xây dựng nhà sinh hoạt cộng
đồng, hưởng ứng chương trình xây dựng nông thôn mới của nhà nước.
- Tác động tốt về truyền bá rộng rãi thông tin về BĐKH.
1.5. Dự án có tính phù hợp cao với chính sách của nhà tài trợ, với các chính
sách, chương trình của Việt nam và tỉnh Thừa Thiên Huế về BĐKH. Dự án cũng đáp
ứng tốt nhu cầu phát triển KT - XH của địa phương và các đối tượng hưởng lợi.
1.5.1. Các hoạt động của dự án có tính bền vững cao
1.6. Dự án thực hiện tốt tiến độ, kể cả tiến độ trong từng hoạt động cụ thể
1.7. Báo cáo đề xuất các kiến nghị thích hợp với FLC; CIHP; chính quyền tỉnh,

huyện; IREB; và lãnh đạo 2 xã: Hương Phong và Quảng Thành.
5
2. Giới thiệu
2.1. Bối cảnh đánh giá
Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung Việt Nam, phía đông giáp với biển Đông, phía tây giáp Lào, phía Bắc giáp tỉnh
Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Thừa Thiên Huế là
nơi trong những năm gần đây chịu ảnh hưởng nhiều của sự biến đổi khí hậu với những
biểu hiện rất rõ rệt: gia tăng tần suất của bão và áp thấp nhiệt đới, thay đổi chế độ mưa
mùa và nắng hạn, ngập úng lớn xảy ra thường xuyên với mức độ nặng và điển hình là
trận lũ lịch sử tháng 11/1999, đã gây ngập úng trên diện rộng ở vùng ven đầm phá
Tam Giang - Cầu Hai và cùng lúc phá thông 5 cửa ra biển. Tiếp theo là các trận lũ lớn
của năm 2001, 2009.
Nhằm góp phần giúp tỉnh Thừa Thiên Huế đánh giá đúng tình hình BĐKH,
nâng cao năng lực và ủng hộ chính sách về thích ứng với BĐKH, Đại sứ quán Phần
Lan tại Việt Nam đã đầu tư tài trợ dự án: "Thích ứng với biến đổi khí hậu ở cấp cộng
đồng và các chính sách liên quan ở tỉnh Thừa Thiên Huế". Viện Tài nguyên, Môi
trường và Công nghệ sinh học - Đại học Huế là cơ quan thực hiện dự án. Địa bàn thực
hiện các nghiên cứu trường hợp là xã Hương Phong, huyện Hương Trà và xã Quảng
Thành, huyện Quảng Điền. Dự án thực hiện trong 2 năm từ tháng 7 năm 2009 đến
tháng 6 năm 2011.
Nhằm đánh giá khách quan kết quả và tác động của dự án, Viện Tài nguyên,
Môi trường và Công nghệ sinh học - Đại học Huế (IREB) mời chuyên gia đánh giá
độc lập để đánh giá kết quả và tác động của dự án, từ đó đề xuất các khuyến nghị thích
hợp để cải thiện hoạt động trong tương lai.
2.2. Mục đích đánh giá
2.2.1. Thu thập thông tin phong phú và đa chiều nhằm đánh giá thực trạng dự
án về các khía cạnh:
- Kết quả hoạt động thực hiện các mục tiêu của dự án
- Phương pháp tiến hành để đạt các mục tiêu của dự án

- Tiến độ thực hiện và tính bền vững của dự án
6
- Tác động của dự án về xây dựng năng lực cho hộ gia đình, cộng đồng dân cư
nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và hỗ trợ chính sách của chương trình mục tiêu
quốc gia về thích ứng BĐKH.
2.2.2. Đề xuất các kiến nghị thích hợp giúp IREB, nhà tài trợ, các sở ban ngành
chức năng của tỉnh Thừa Thiên Huế có liên quan đến công tác thích ứng với biến đổi
khí hậu.
2.3. Phương pháp đánh giá
Việc đánh giá được thực hiện bằng sự kết hợp phương pháp nghiên cứu định
lượng và định tính:
2.3.1. Thu thập và phân tích các thông tin trong văn bản đề xuất dự án, báo cáo
tổng hợp, báo cáo tiến độ thực hiện dự án, tài liệu tập huấn, các tài liệu có liên quan
đến hoạt động của dự án v.v
2.3.2. Thảo luận nhóm có định hướng và phỏng vấn sâu đối tượng khảo sát:
Ban điều hành, Ban quản lý và người hưởng lợi dự án, cán bộ IREB, v.v Khi phỏng
vấn và thảo luận nhóm thực hiện so sánh với:
- Thiết kế ban đầu của dự án
- Thời điểm trước khi triển khai dự án
- Tìm hiểu tính đặc thù của địa phương ảnh hưởng đến hoạt động của dự án.
2.3.3. Xem xét các sản phẩm của dự án: Tài liệu nghiên cứu, đĩa CD, tờ rơi, tài
liệu truyền thông
2.3.4. Khảo sát thực địa và phỏng vấn ngẫu nhiên một số đối tượng liên quan
đến hoạt động dự án:
- Tham gia và không tham gia dự án
- Thành viên và tổ trưởng các nhóm cộng đồng
- Một số nông dân, phụ nữ, trẻ em và người dân ở 2 xã dự án
2.3.5. Tổng hợp, phân tích thông tin, trình bày nhận xét, đánh giá, đề xuất, ghi
nhận thông tin phản hồi từ các bên liên quan để hoàn thành báo cáo đánh giá.
2.4. Địa bàn khảo sát

7
- Dự án triển khai ở 2 xã: Hương Phong và Quảng Thành, do đó việc phỏng vấn
và khảo sát thực hiện ở 2 xã này. Phương pháp là thảo luận nhóm có định hướng, còn
phỏng vấn sâu được thực hiện bằng cách lựa chọn ngẫu nhiên theo phương pháp bốc
thăm để chọn một số người dân trong danh sách của tổng số người tham gia dự án và
hưởng lợi từ dự án. Khi phỏng vấn chú ý cả khu dân cư trung tâm xã và các thôn xa
trung tâm xã.
- Thảo luận nhóm với các cán bộ thực hiện 7 nhóm chuyên đề nghiên cứu.
- Khảo sát một số mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH cho người dân tại khu
vực dự án.
- Thăm nhà sinh hoạt cộng đồng ở xã Quảng Thành.
Thảo luận nhóm với các chuyên gia Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa
Thiên Huế về tác động dự án đến hoàn thiện chính sách liên quan thích ứng BĐKH.
2.5. Yêu cầu đánh giá
Tác giả bám sát vào yêu cầu đánh giá của IREB và FLC được xác định ở bản
tham chiếu (xin xem TOR).
2.6. Viết báo cáo
Tại địa bàn khảo sát, hàng ngày tác giả đánh giá sơ bộ các thông tin đã thu thập
được. Dựa vào đó, ngày hôm sau tác giả bổ sung, làm rõ thêm, chính xác hơn các
thông tin đã thu thập được. Cuối đợt khảo sát, tác giả phân tích, so sánh, tổng hợp
thông tin. Dự thảo báo cáo được viết ngay sau khảo sát thực tế, được trình bày tại cuộc
họp nhỏ với lãnh đạo IREB. Trên cơ sở các chia sẻ, bình luận của BQL dự án tác giả
hoàn thiện báo cáo dự thảo. Tác giả gửi dự thảo báo cáo và tiếp nhận thông tin phản
hồi. Từ đó tác giả hoàn thiện báo cáo đánh giá gửi IREB và FLC.
2.7. Nội dung báo cáo
Báo cáo gồm 9 phần: Phần 1 là tóm tắt, giành cho độc giả ít thời gian để đọc
báo cáo đầy đủ. Phần 2 là giới thiệu về bối cảnh, mục đích, phương pháp, địa bàn
khảo sát, yêu cầu đánh giá, phương pháp viết báo cáo. Phần 3 đánh giá kết quả hoạt
động về số lượng. Phần 4 đánh giá hiệu quả dự án (kết quả hoạt động về chất lượng).
8

Phần 5 đánh giá tác động của dự án. Phần 6 đánh giá tính phù hợp của dự án. Phần 7
đánh giá tính bền vững của dự án. Phần 8 đánh giá tiến độ thực hiện dự án. Phần 9 là
những khuyến nghị.
2.8. Lời cảm ơn
Tác giả báo cáo chân thành cám ơn tổ chức FLC đại sứ quán Phần Lan tại Việt
Nam, Viện Tài nguyên, Môi trường và Công nghệ sinh học - Đại học Huế, Ban quản
lý dự án xã, các hộ và cá nhân mà tác giả của các báo cáo, tài liệu nghiên cứu, tài liệu
tập huấn, truyền thông của dự án. Các câu hỏi hoặc góp ý xin liên hệ với:
- TS. Nguyễn Đình Huấn
- Địa chỉ liên hệ: Trung tâm nghiên cứu KH&CN, Đại học Đông Đô, Hà Nội,
số 16 phố Tôn Thất Tùng, Quận Đống Đa, Hà Nội.
- Tel: 0913.283.899
- Email:
3. Kết quả hoạt động về số lượng
- Đã tổ chức 4 hội thảo: Hội thảo khởi động, Hội thảo Khoa học: "Môi trường
đới ven bờ các tỉnh Duyên hải miền Trung Việt Nam”, Hội thảo rà soát và đánh giá nội
bộ giữa kỳ, Hội thảo tổng kết dự án. Tổng số người tham gia 04 hội thảo là: 365
người, trong đó 30% là đại biểu nữ.
- Đã tổ chức 5 lớp tập huấn: 01 lớp tập huấn kỹ thuật NTTS tại xã Quảng
Thành, 03 lớp nâng cao năng lực hiểu biết và thích ứng với BĐKH tại IREB, xã
Hương Phong và xã Quảng Thành, và 01 lớp hội thảo tập huấn Tăng cường hiểu biết
về BĐKH và khả năng thích ứng vào các chương trình/chính sách phát triển kinh tế -
xã hội” tại IREB. Tổng số người tham gia là 200 người, trong đó nữ chiếm 28%.
- Đã thực hiện 04 đối thoại với phóng viên báo chí, truyền hình về BĐKH.
Thông tin đối thoại được phát trên truyền hình VTV Huế và TRT với thời lượng 20
phút ở chương trình: "Cuộc sống quanh ta", đã công bố ở báo Thừa Thiên Huế,
website báo Thừa Thiên Huế online, Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế.
- Đã thực hiện ký kết 01 Thông điệp nhân dịp Hội nghị BĐKH của Liên Hiệp
Quốc từ ngày 7 đến 18/12/2009. Thông điệp đã gửi: UNEP, WB, Bộ TNMT.
9

- Đã hoàn thiện nghiên cứu 07 chuyên đề về: "Đánh giá, tìm hiểu tính dễ tổn
thương, những thay đổi và xu hướng BĐKH ở tỉnh Thừa Thiên Huế". Số cán bộ khoa
học trực tiếp tham gia nghiên cứu là 10 người, đã tiến hành khảo sát thực địa là 20 đợt,
thời gian khảo sát là 12 ngày. Đã tổ chức 10 seminar khoa học thảo luận và chia sẻ
thông tin với các cơ sở hợp tác nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu gồm 06 báo cáo, bao
gồm 206 trang và 8 bản đồ kèm theo 17 trang thuyết minh.
- Đã tiến hành 03 đợt monitoring trip ở 2 xã Hương Phong và Quảng Thành.
Kết quả là 03 báo cáo đánh giá rất có giá trị về các khía cạnh đặc điểm tự nhiên, địa
hình, kinh tế - xã hội, v.v có liên quan đến BĐKH.
- Triển khai 4 mô hình sinh kế trồng rau "vườn treo", trong đó ở xã Hương
Phong: 2, xã Quảng Thành: 2. Mỗi “vườn treo" rộng 1,2m, dài 20m, "treo" cách mặt
đất 1m - 1,2m. Dự án cũng đã triển khai 4 mô hình nuôi trồng thuỷ sản theo phương
pháp nuôi xen ghép trong đó xã Hương Phong 2 mô hình, xã Quảng Thành 2 mô hình.
Đã xây dựng 01 nhà sinh hoạt cộng đồng ở thôn Kim Đôi. Diện tích xây dựng 100m
2
,
tổng kinh phí xây dựng là 454.718.522 đồng, trong đó dự án tài trợ 65,80%
(299.244.636

đồng), địa phương đóng góp 155.473.936 đồng (34,20%).
- Đã thực hiện cuộc vận động vớt bèo Nhật Bản trên sông Kim Đôi. Số lượng
người tham gia là 210 người, trong đó có 50 người trực tiếp vớt bèo. Số lượng bèo đã
vớt ước tính 180m
3
, trọng lượng khoảng 90 tấn. Bèo sau khi được vớt lên chuyển cho
9 hộ gia đình (4 hộ ở xã Hương Phong và 5 hộ ở xã Quảng Thành) thực hiện xử lý
bằng công nghệ sinh học để tạo thành phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Thực hiện cứu trợ bão lụt cho 250 hộ, trong đó xã Hương Phong 130 hộ, xã
Quảng Thành 120 hộ. Mỗi hộ cứu trợ 1 thùng mì tôm. Tiêu chí lựa chọn là các hộ
nghèo, bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 9 (năm 2010) làm nhà tốc mái hoặc đổ.

- 01 người đại diện Ban quản lý dự án đã trình bày kết quả nghiên cứu ở hội
thảo quốc tế. Số người tham dự hội thảo và trực tiếp nghe và nhận tài liệu là 100 nhà
khoa học, nhà môi trường, nhà quản lý đến các nước Đông Á và Đông Nam Á. Hội
thảo tổ chức ở Hà Nội.
- Dự án đã cung cấp các luận cứ khoa học để góp phần cải thiện và hoàn thiện
chính sách quản lý nhà nước cấp tỉnh liên quan đến môi trường và BĐKH. Các luận cứ
10
này được thể hiện tập trung ở cuốn sách: "Bản tóm tắt chính sách: Thích ứng với BĐKH
và các chính sách liên kết ở tỉnh Thừa Thiên Huế". Bản tóm tắt chính sách gồm 71 trang.
- Dự án đã góp phần nâng cao năng lực kiến thức về BĐKH và quản lý dự án
cho cán bộ IREB là 20 người, cho lãnh đạo và cán bộ huyện, tỉnh là 50 người, cho sinh
viên của Đại học Huế và Đại học Khoa học Huế: 200 sinh viên.
- Dự án đã giúp đỡ về kiến thức và địa bàn khảo sát thực tiễn để đào tạo 1 thạc
sỹ chuyên ngành khoa học môi trường.
Các sản phẩm phục vụ quản lý và truyền thông gồm 50 áp phích, 5 đĩa CD, 200
tờ rơi, 200 sổ tay thông tin BĐKH, 2 máy tính (1 desktop và 1 laptop), 1 máy ảnh, v.v
- Sau hội thảo kết thúc dự án, IREB sẽ biên tập và xuất bản cuốn sách chuyên
khảo về BĐKH, dự kiến khoảng 200 trang.
Như vậy, kết quả nói trên chứng tỏ dự án đã đạt được mục tiêu ở mức độ tốt
về số lượng, vượt mức so với văn bản thiết kế dự án.
4. Kết quả hoạt động về chất lượng (hiệu quả dự án)
4.1. Xét hiệu quả về khía cạnh thực hiện các mục tiêu dự án
- Mục tiêu thứ nhất được thực hiện với chất lượng tốt, tương xứng với kinh phí
và công sức đã đầu tư. Dự án đã thực hiện tốt 7 chuyên đề nghiên cứu về đánh giá, tìm
hiểu tính dễ bị tổn thương, những thay đổi và xu hướng của khí hậu tỉnh Thừa Thiên
Huế. 06 báo cáo khoa học và 8 bản đồ kèm theo thuyết minh đã được Hội đồng khoa
học Đại học Huế nghiệm thu và đánh giá cao. Đây là cơ sở để IREB tổ chức thành
công hội thảo: "Môi trường đới ven bờ các tỉnh Duyên hải miền Trung Việt Nam”. Đã
xuất bản sổ tay thông tin BĐKH. Kết quả nghiên cứu là tài liệu giảng dạy và tham
khảo quý cho giảng viên và sinh viên chuyên ngành môi trường.

- Mục tiêu thứ hai cũng được thực hiện với chất lượng tốt tương xứng với kinh
phí và công sức đã đầu tư. Dự án đã thực hiện nâng cao ở mức độ tốt khả năng thích
ứng BĐKH cho người dân địa phương, cán bộ chủ chốt cấp thôn, xã và những người
ra quyết định ở tình Thừa Thiên Huế.
Hộp thông tin số 1: Phỏng vấn ông Nguyễn Văn Chanh, 52 tuổi, Chủ tịch Hội
nông dân xã Hương Phong, tại nhà riêng về hiểu biết của ông về BĐKH, ông nói rằng:
11
"Tôi được tham gia lớp tập huấn 2 ngày về BĐKH do dự án tổ chức, tôi hiểu rõ tác hại
và nguyên nhân của BĐKH. Tôi nghĩ không phải hiểu để biết cho hay mà từng bước
phải thay đổi hành vi thích ứng BĐKH. Về gieo trồng lúa màu, nông dân chúng tôi cần
phải tính toán kỹ hơn lịch thời vụ để khi lụt về thì đã thu hoạch xong. Về nuôi trồng thuỷ
sản, nông dân cần chuyển đổi từ phương pháp nuôi chuyên sang nuôi xen ghép 3 - 4
loại thuỷ sản ở 1 ao nuôi. Ví dụ không nên chỉ nuôi chuyên tôm mà cần nuôi xen tôm với
cua, cá dìa hoặc cá kình. Nhờ đó giảm được rủi ro thiên tai, thích ứng BĐKH.
- Mục tiêu thứ ba cũng được thực hiện với chất lượng tốt, tương xứng với kinh
phí và công sức đã đầu tư. Dự án đã triển khai một số mô hình sinh kế: vườn rau treo,
mô hình nuôi trồng thuỷ sản, cứu trợ lũ lụt, với bèo trên sông Kim Đôi. Mô hình vườn
rau "treo" tạo nên cách trồng rau mới cho nông dân vào mùa lũ, góp phần bảo tồn
nguồn cung cấp rau xanh cho nông dân trong vùng, nhất là giống cây rau sau khi lũ lụt
rút nước. Mô hình nuôi trồng thuỷ sản đạt lợi nhuận bình quân 10 - 20 triệu
đồng/hộ/vụ và thích ứng với điều kiện thay đổi bất thường của khí hậu. Cuộc vận động
vớt bèo trên sông Kim Đôi đã tạo ra sự thông thoáng, khơi thông dòng chảy cho dòng
sông, phá các ổ chuột và sâu bệnh ẩn nấp trong các cụm bèo tập trung và tạo ra phân vi
sinh quay lại bón cho lúa, hoa màu, cây cảnh.
Hộp thông tin số 2: Phỏng vấn ông Trần Xuân Đành, 59 tuổi, nông dân thôn An Lai,
xã Hương Phong về việc tham gia vớt bèo trên sông Kim Đôi, ông nói rằng: "Trước
đây bèo kín mặt sông, chuột và sâu bệnh ẩn nấp rất nhiều trong các cụm bèo tập
trung, sông bị tắc nghẽn dòng chảy. Tình hình này tồn tại nhiều năm, ở mức bế tắc.
May nhờ dự án có cuộc vận động vớt bèo, ủ phân. Hàng năm người tham gia đã tạo
nên sức mạnh lớn làm con sông Kim Đôi thông thoáng. Tôi là 1 trong 9 hộ được tập

huấn ủ phân vi sinh (trước ngày vớt bèo). Kết quả là sông thông thoáng còn gia đình
có mấy tạ phân vi sinh để bón cho lúa, màu, cây cảnh. Tôi rất cám ơn dự án.
- Mục tiêu thứ tư cũng được thực hiện ở mức độ tốt, tương xứng với kinh phí và
công sức đã đầu tư. Dự án đã góp phần hỗ trợ chính sách bằng: "Báo cáo tóm tắt chính
sách: Thích ứng với BĐKH và các chính sách liên kết ở tỉnh Thừa Thiên Huế". Nhờ dự
12
án mà các nhà hoạch định chính sách của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và các tỉnh
duyên hải miền Trung nói chung có thêm được các luận cứ khoa học để hoạch định
chính sách. Dự án đã có thông điệp hưởng ứng Hội nghị BĐKH của Liên hiệp Quốc tại
Copenhagan - Đan Mạch. Đã báo cáo chuyên khảo về BĐKH trình bày ở Hội thảo quốc
tế. Vì vậy có thể nói mục tiêu thứ 4 đã vượt mức so với thiết kế ban đầu của dự án.
Hộp thông tin số 3: Phỏng vấn ThS. Nguyễn Việt Hùng, 43 tuổi, Chi cục
trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường, Sở TNMT tỉnh Thừa Thiên Huế về vai trò hỗ trợ
chính sách của dự án, ông nói rằng: "Dự án đã tổng hợp các chính sách, đã khảo sát
chi tiết 2 xã vùng phá Tam Giang để đưa ra các nhận định, đánh giá khoa học về
BĐKH ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Các kết quả nghiên cứu, các hội thảo, các tài liệu đã
công bố là rất quý, góp phần làm giàu thông tin, cung cấp luận cứ để Chi cục chúng
tôi đề xuất các chính sách quản lý môi trường thích ứng với ĐBKH. Đặc biệt dự án đã
tổ chức ký thông điệp hưởng ứng với BĐKH của Liên Hiệp quốc đã tạo thêm vị thế
cho tỉnh Thừa Thiên Huế. Bởi vì vấn đề ký thông điệp gửi tổ chức môi trường thế giới
rất ít dự án làm được".
4.2. Xét hiệu quả về khía cạnh quản lý. Dự án đã thực hiện tốt việc điều hoà,
phối hợp giữa FLC, FHRD, CIHP, IREB, Ban quản lý dự án các xã, và các cơ quan
nhà nước có liên quan ở cấp tỉnh và cấp huyện.
- Trong tất cả các hoạt động của dự án, trừ lập kế hoạch đến việc thực hiện đều
có sự bàn bạc đồng thuận giữa FLC, FHRD hoặc CIHP, IREB, BQL dự án xã.
- Vai trò và hoạt động của BQL dự án xã, lãnh đạo các thôn dự án xã được thực
hiện tốt theo định kỳ và cả đột xuất.
4.3. Xét hiệu quả về khía cạnh sử dụng nguồn lực:
Dự án đã thực hiện ở mức độ tốt các nguồn lực đầu tư về trang thiết bị, nhân

lực, kinh phí hoạt động.
- Về nghiên cứu, đánh giá, dự án đã có 7 chuyên đề nghiên cứu. Chủ nhiệm
đề tài là các cán bộ khoa học có năng lực của IREB và Đại học Huế. Dự án đã mời
ông Roger Few là tư vấn quốc tế để thực hiện các chuyên đề: "Phương pháp luận,
phương pháp nghiên cứu và những bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu về
13
BĐKH”, “Đánh giá tính tổn thương: Tác động của BĐKH lên sinh kế của người dân
ở hai xã Hương Phong và Quảng Thành”. Dự án đã tiến hành các đợt monitoring trip
để có được thông tin đa dạng sát thực từ người dân. Nhờ đó các kết quả nghiên cứu
của dự án đạt được trình độ quốc tế về phương pháp nghiên cứu.
- Về các hoạt động xây dựng mô hình sinh kế, xây dựng nhà sinh hoạt cộng
đồng, v.v dự án đã hợp tác chặt chẽ với các cơ quan nhà nước có liên quan và người
dân, do đó nguồn lực được sử dụng hiệu quả, đến tay người cần, không bị thất thoát do
tiêu cực hoặc tham nhũng.
Hộp thông tin số 4: Phỏng vấn ông Phan Nghĩa, 38 tuổi, là người thực hiện mô
hình nuôi thuỷ sản xen ghép ở xã Hương Phong về việc tiếp thu dự án, ông nói rằng:
"Tôi là kỹ sư thuỷ sản, đã làm cán bộ ở chi cục thuỷ sản 2 năm, đã triển khai một số
dự án, một số mô hình nuôi trồng thuỷ sản do ngân sách Nhà nước đầu tư. Tôi thấy
lần đầu tiên có được một dự án giao vốn nghiêm túc. Người dân được nhận trực tiếp
100% vốn đầu tư, không bị phết, phảy thất thoát. Quyền lợi được hưởng và trách
nhiệm của tôi là công khai, minh bạch".
- Một số hoạt động được điều chỉnh hoặc bổ sung đều được đồng ý của nhà tài
trợ. Hoạt động tổ chức hội thảo phổ biến kết quả nghiên cứu đã được thay bằng hoạt
động cứu trợ lũ lụt cho 250 hộ nghèo và xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng ở thôn
Kim Đôi. Đây là sự điều chỉnh kịp thời phù hợp thực tế sinh động đáp ứng tốt tính đặc
thù địa phương của vùng phá Tam Giang.
4.4. Xét hiệu quả về khía cạnh phương pháp thực hiện hoạt động để đạt mục
tiêu đề ra
Dự án đã thực hiện tốt theo phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của
người dân (PRA). Các cán bộ dự án khi tiếp cận người dân đều có thái độ hoà nhã, chia

sẻ, không gây phiền hà hoặc mâu thuẫn cộng đồng. Dự án cũng đã sử dụng các công cụ
monitoring trip để đánh giá nhu cầu và trình độ người dân, từ đó xác định được các mô
hình sinh kế, đối tượng tập huấn, nội dung tập huấn nâng cao năng lực. Điều đó chứng
tỏ phương pháp thực hiện dự án đáp ứng tốt yêu cầu triển khai dự án quốc tế.
5. Tác động của dự án
5.1. Đối với người dân hưởng lợi:
14
Người dân hưởng lợi trực tiếp của dự án là những hộ thực hiện mô hình sinh
kế, được dự tập huấn nâng cao năng lực về BĐKH, được hưởng sự giảm ô nhiễm do
bèo làm tắc dòng chảy của sông Kim Đôi. Tuy nhiên, sự lợi ích lớn nhất đối với họ
(nằm ngoài thiết kế dự án) là đã "kéo" nhà khoa học về với nhà nông thực hiện học
hỏi, chia sẻ với nhau.
Tác động này đã đưa dự án từ chỗ nâng cao năng lực cho người dân về thích
ứng BĐKH đến chỗ gắn kết hai nhà để chung sức giải quyết vấn đề nông dân và
nông thôn.
Hộp thông tin số 6: Phỏng vấn bà Ngô Bích Đào, 52 tuổi, Chủ tịch Hội phụ nữ
xã Hương Phong về tác động của dự án với hoạt động của Hội phụ nữ, bà Đào nói
rằng: "Dự án đã gắn kết nhà khoa học với nhà nông, "kéo" trí thức thành phố về với
nông dân, tạo ra sự gần gũi, chia sẻ. Nhà khoa học chuyển giao kiến thức và xây dựng
mô hình giúp nông dân cải thiện sinh kế. Nhờ dự án mà một số chị em nông dân ở
vùng đồng chua, nước mặn, xa thành phố thay đổi được nhận thức về BĐKH để từ đó
có sự thay đổi hành động về trồng rau theo mô hình “vườn treo", nuôi thuỷ sản xen
ghép. Đây mới là lợi ích thật sự bền lâu cho phụ nữ nông thôn.
5.2. Dự án có tác dụng hỗ trợ chính sách về bảo vệ môi trường, thay đổi hành vi
để thích ứng với BĐKH. Dự án đã góp phần giúp các nhà hoạch định chính sách của
tỉnh có thêm thông tin khách quan và khoa học để hoạch định chính sách về thích ứng
BĐKH sát hợp thực tế hơn. Kết quả nghiên cứu của 7 chuyên đề và tài liệu kỷ yếu hội
thảo là tài liệu tham khảo quý cho lãnh đạo các cấp, các ngành, các trường đại học
Thừa Thiên Huế. Kết quả dự án đã và đang là tài liệu giảng dạy và học tập quý cho
cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy đại học, nghiên cứu sinh và sinh viên của nhiều

trường đại học ở Huế.
5.3. Dự án có tác dụng tốt góp phần nâng cao dân chủ cơ sở ở địa phương.
Các hoạt động của dự án được xác định bằng phương pháp đánh giá nông thôn
có sự tham gia của người dân. Việc chọn người hưởng lợi cũng được bình chọn công
khai. Các hoạt động tập huấn về kỹ thuật trồng rau, nuôi trồng thuỷ sản theo mô hình:
"Cầm tay, chỉ việc". Tất cả điều đó góp phần thực hiện tốt pháp luật lệnh DCCS ở xã,
phường, thị trấn (Pháp lệnh 34/2007/PL UBTVQH ngày 20/4/2007). Điều đó góp phần
15
thực hiện trong thực tế cơ chế: "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" mà pháp
lệnh nói trên đã quy định.
5.4. Dự án có tác dụng tốt nâng cao năng lực cho cán bộ lãnh đạo chính quyền,
các đoàn thể, các trưởng thôn ở địa phương. Thông qua các lớp tập huấn, hội thảo,
nghiên cứu, v.v đã lôi cuốn cán bộ và cộng đồng chung sức bảo vệ môi trường, thích
ứng với BĐKH.
Hộp thông tin số 7: Phỏng vấn ông Nguyễn Văn Khoa, 43 tuổi, P. Chủ tịch
UBND xã, trưởng ban quản lý dự án xã Quảng Thành về tác động của dự án đối với
thay đổi nhận thức và hành vi của cán bộ. Ông Khoa nói rằng: "Nhờ dự án mà cán bộ
xã hiểu rõ tác hại, nguyên nhân của BĐKH, từ đó buộc phải có hành động thích ứng.
Nhờ hiểu biết mà xã đã lôi cuốn được các cơ quan chức năng của huyện "vào cuộc"
giúp xã dọn dẹp môi trường, "chung sống" với tình trạng BĐKH bằng biện pháp thích
ứng mà dự án đã trình diễn bằng mô hình cụ thể.
5.5. Dự án đã tạo lực "hích" tạo nên phong trào đóng góp kinh phí hưởng ứng
chương trình xây dựng nông thôn mới của nhà nước để xây dựng nhà sinh cộng
đồng thôn Kim Đôi. Trên cơ sở kinh phí dự án hỗ trợ (được thông báo công khai),
nhân dân thôn Kim Đôi đã họp dân chủ bàn bạc góp ý bản thiết kế, góp công, góp tiền,
thực hiện giám sát cộng đồng xây nhà sinh hoạt cộng đồng cao ráo, bền chắc. Mặc dù
người dân trong thôn vốn nghèo, nhưng nhờ dự án tạo lực hích mà nhân dân trong
thôn đã đóng góp được 155.473.936 đồng (chiếm 34,2%) so với tổng kinh phí xây
dựng.
Ngôi nhà này không chỉ có tác động sinh hoạt cộng đồng mà còn rất đa năng: là

nơi trú chân cho gia đình nghèo mùa lũ, là nơi tổ chức liên hoan văn hoá, văn nghệ,
v.v Điều đó cũng kích thích 8 thôn còn lại của xã Quảng Thành lập kế hoạch cho
tương lai để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của nhà nước.
5.6. Cơ sở dữ liệu, website của dự án có tác động làm giàu thêm và truyền bá
rộng hơn thông tin về môi trường duyên hải miền Trung, nhất là vùng đầm phá Tam
Giang. Đây cũng là các gợi ý, các khuyến nghị quý giúp cho các nhà khoa học, các
nhà hoạch định chính sách trong toàn quốc ứng phó hiệu quả với BĐKH.
6. Sự phù hợp của dự án
16
- Kết quả tích luỹ về lượng và cả về chất cho thấy cả 4 mục tiêu của dự án phù
hợp với chính sách của Đại sứ quán Phần Lan.
Tổ chức FLC là quỹ hợp tác địa phương của sứ quán Phần Lan. Chiến lược hoạt
động chủ yếu của FLC là hỗ trợ địa phương về với BĐKH, bảo vệ môi trường. Quỹ
hướng trọng tâm giúp các địa phương, nhất là các địa phương nghèo trên cơ sở hợp
tác, phát huy nội lực để vươn lên.
- Các hoạt động cụ thể của dự án rất phù hợp với xã Hương Phong và Quảng
Thành. Đây là hai xã thường xuyên bị lũ lụt và ngày càng trầm trọng hơn do hậu quả
của BĐKH. Hai xã đều nghèo, có truyền thống trồng rau và nuôi trồng thuỷ sản, cùng
có sông Kim Đôi chảy qua, tiếp giáp với phá Tam Giang, do đó chịu ảnh hưởng nặng
nề hơn các xã khác do BĐKH.
- Kết quả hoạt động của dự án cũng chứng tỏ rằng mục tiêu của dự án phù hợp
với chính sách của Chính phủ Việt Nam và tỉnh Thừa Thiên Huế ứng phó với BĐKH.
Ngày 27/11/2009, thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 1995/QĐ-TTg về
việc phê duyệt đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020. Ngày 27/3/2008 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã
ban hành văn bản số 31/KH-UBND về kế hoạch phát triển bền vững tỉnh Thừa Thiên
Huế giai đoạn 2008 - 2020.
Như vậy, có thể thấy sản phẩm của dự án FLC09-04&10-04 đã góp phần thực hiện
tốt đề án của chính phủ và kế hoạch phát triển bền vững của tỉnh giai đoạn 2008 - 2020.
- Kết quả hoạt động cho thấy dự án đã đáp ứng tốt yếu tố giới. Nhân dân hai xã

vùng phá Tam Giang vốn có truyền thống coi nhẹ vai trò của phụ nữ trong gia đình và
cộng đồng. Tuy nhiên hoạt động của dự án đã lôi cuốn tốt phụ nữ, thu hút tốt họ tham
gia các hoạt động của dự án. Kết quả khảo sát cho thấy, bình quân các lớp tập huấn thu
hút được 28-30% phụ nữ tham gia. Khi chọn lựa đối tượng hưởng lợi và tham dự tập
huấn, hội thảo, dự án có chính sách ưu tiên các hộ và chủ hộ là nữ. Xét về khía cạnh
giới thì đây là kết quả rất đáng trân trọng trong bối cảnh tập tục địa phương còn coi
nhẹ vai trò của người phụ nữ.
7. Tính bền vững của dự án
- Nhận thức, kiến thức, kỹ năng và phương pháp thích ứng với BĐKH của cán
bộ các cấp ở địa phương và cộng đồng người dân ở 2 xã sẽ tồn tại lâu dài. Do các lớp
tập huấn, ngoài việc hướng dẫn tận tình của giảng viên, học viên còn được thực hành,
17
thảo luận, chia sẻ thông tin, được nhận tài liệu tập huấn, tờ rơi, sổ tay thông tin
BĐKH. v.v Vì vậy họ sẽ nhớ lâu hơn những gì họ đã tiếp thu được. Ngoài ra, dự án
cũng góp phần đào tạo cán bộ xã trở thành những tập huấn viên, tuyên truyền viên
nòng cốt tại địa phương thông qua các lớp tập huấn do dự án tổ chức.
- Với các mô hình sinh kế. Thực tế khảo sát cho thấy như sau:
+ Mô hình trồng rau "vườn treo" tồn tại lâu nhưng khó nhân rộng cho các hộ
khác. Bởi vì hiệu quả của mô hình này cần phải có thời gian kiểm chứng và hiệu quả
kinh tế trước mắt chỉ đạt ở mức trung bình (ước tính lãi 1,0 triệu/năm). Vốn đầu tư để
làm “vườn treo" 20m
2
cần 6,0 - 6,5 triệu. Mặc dù mô hình có tác dụng rất tốt, góp phần
cung cấp rau xanh trong thời gian lũ lụt cho bản thân gia đình và cộng đồng. Tuy
nhiên trong bối cảnh nông dân 2 xã còn nghèo thì rất khó nhân rộng mô hình này. Bởi
vì họ không có vốn đầu tư thực hiện mô hình như “vườn treo" dự án.
+ Mô hình nuôi trồng thuỷ sản tồn tại lâu dài và có cơ hội nhân rộng cho nhiều
hộ khác. Bởi vì hiệu quả kinh tế của mô hình là rất cao, lãi 10 - 15 triệu/hộ - vụ. Vì
vậy nông dân có thể mạnh dạn vay vốn tín dụng hoặc ngân hàng để triển khai theo mô
hình dự án. Bởi vì sau 2 đến 3 vụ, họ có thể hoàn trả được vốn đã đầu tư để năm sau

họ được hưởng toàn bộ lãi theo mô hình ao nuôi xen ghép.
- Về sự tồn tại và phát triển của bèo trên sông Kim Đôi. Hiện nay mặt sông
thoáng, dòng chảy lưu thông. Tuy nhiên nếu như chính quyền địa phương không có kế
hoạch tiếp tục vớt bèo, mặt sông sẽ lại phủ kín bèo gây ách tắc dòng chảy sau 2 - 3 năm.
- Các hoạt động hỗ trợ chính sách có tác dụng rất quý, nhưng chỉ tồn tại bền
vững nếu lãnh đạo chủ chốt chính quyền các cấp của Thừa Thiên Huế biến nhận thức
thành văn bản pháp quy, lồng ghép chiến lược thích ứng với BĐKH với chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nếu không làm được điều đó thì khi có sự
thay đổi nhân sự thì các kiến thức vă năng lực mà cán bộ được nâng cao sẽ mất tác
dụng hoặc kém hiệu lực.
- Với các trang thiết bị khác như áo mưa (cho hộ nuôi trồng thuỷ sản), máy
tính, đĩa CD, nhà sinh hoạt cộng đồng, v.v có tác dụng tốt trong thời hạn 3 - 10
năm. BQL dự án tỉnh và BQL dự án xã cần có kế hoạch duy trì, bảo dưỡng, mua sắm
bổ sung khi ngôi nhà và các trang thiết bị hết hạn sử dụng hoặc xuống cấp.
8. Tiến độ thực hiện dự án
18
- Dự án bắt đầu triển khai tháng 8/2009, theo kế hoạch tiến độ sẽ kết thúc vào
tháng 6/2011. Đến nay (5/2011) dự án đã thực hiện 95% hoạt động (còn 2 hoạt động:
tổng kết dự án và kiểm toán sẽ thực hiện vào cuối tháng 6/2011). Như vậy dự án thực
hiện đúng tiến độ theo yêu cầu của nhà tài trợ.
- Từng hoạt động cụ thể, dự án đảm bảo tốt tiến độ như lịch trình đã xác định.
Đặc biệt, dự án đã thực hiện công tác thống kê, báo cáo tốt và chuyên nghiệp. Các báo
cáo quý về các hoạt động và về tài chính, các đánh giá PRA, monitoring trip, v.v được
trình bày rõ ràng, chặt chẽ. Trong mỗi báo cáo, ngoài thông tin về kết quả hoạt động,
báo cáo còn rút ra các bài học thành công, những hạn chế và biện pháp khắc phục. Các
thông tin của dự án được đăng tải đầy đủ ở website: .
9. Những kiến nghị
9.1. Với nhà tài trợ
Đây là dự án có tính đột phá và sáng tạo rõ rệt, lại được triển khai ở hai xã
nghèo thường xuyên bị lũ lụt của vùng đầm phá Tam Giang, do đó có tác động đa

chiều cả về kết quả nghiên cứu, mô hình sinh kế, nâng cao năng lực cho cán bộ và
cộng đồng người dân, hỗ trợ chính sách. Vì vậy nhà tài trợ nên tiếp tục tài trợ cho
IREB thực hiện dự án này.
Tuy nhiên, để dự án có hiệu quả hơn, toàn diện hơn, địa bàn dự án của giai
đoạn tiếp theo nên thực hiện ở vùng miền núi. Nội dung dự án có lẽ tập trung vào
vấn đề: "Cộng đồng tham gia phòng chống lũ quét, trượt lở đất và thích ứng với
BĐKH ở tỉnh Thừa Thiên Huế".
Tỉnh Thừa Thiên Huế có 2 huyện Nam Đông và A Lưới có núi cao, độ dốc lớn,
thường xảy ra lũ quét và trượt lở đất. Tuy nhiên, có lẽ dự án nên chú ý hơn đến huyện A
Lưới. Bởi vì huyện A Lưới có 4 đặc điểm nổi bật sau đây rất cần ưu tiên giúp đỡ.
- A Lưới là huyện nghèo nhất của Thừa Thiên Huế và cũng là huyện nghèo
của Việt Nam.
- Người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao: 78% (website HĐND Huế).
- Địa hình có độ dốc lớn, lại giáp Lào.
- Tác động của con người đã và đang gây nên hậu quả nghiêm trọng về môi
trường. Trong huyện A Lưới hiện nay có 3 công trình thuỷ điện, gây ra nhiều hậu
quả môi trường cho nhân dân trong vùng. Đó là thuỷ điện A Lưới trên sông ASáp;
thuỷ điện Alin trên sông Alin; thuỷ điện ARoàng trên suối ARoàng. Báo chí và thông
19
tin đại chúng đã có nhiều thông tin phản ánh về tình trạng 3 công trình thuỷ điện trên
địa bàn 1 huyện tác động BĐKH một cách nghiêm trọng đến vùng miền tây tỉnh
Thừa Thiên Huế.
Việc lựa chọn các xã cụ thể do IREB đề xuất sau khi có đánh giá nhu cầu và
nghiên cứu tiền khả thi.
9.2. Với CIHP
Trung tâm Tư vấn Đầu tư Y tế là cơ quan tư vấn giúp nhà tài trợ (FLC) quản
lý giám sát để các dự án của FLC triển khai có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, kết quả
khảo sát cho thấy một số hoạt động của CIHP cần có sự cải tiến, hoàn thiện để dự án
hoạt động thuận lợi hơn:
- CIHP có lẽ không nên can thiệp quá sâu vào chuyên môn thuộc chuyên

ngành hẹp của dự án. Đó là việc của các chuyên gia. CIHP có lẽ không nên yêu cầu
dự án giải trình những vấn đề chuyên sâu mà chỉ nên giám sát hoạt động về quản lý
hành chính và chi tiêu có phù hợp với mục tiêu dự án hay không.
- CIHP nên tổ chức tập huấn, trước hết là cho điều phối viên và kế toán dự án
của FLC về thủ tục thanh quyết toán tài chính. Kế toán đã có một số thiếu sót về
thanh quyết toán trong bối cảnh họ chưa được tập huấn kỹ để hiểu rõ cần phải làm
như thế nào, có lẽ cũng có phần thiếu sót của CIHP. Bởi vì theo quy định của pháp
luật Việt Nam và cả quốc tế, thì sự thiếu sót khi chưa hiểu rõ quy định quản lý hoặc
luật pháp thì lỗi không chỉ ở người sai phạm mà cả ở người quản lý, giám sát phải
chịu trách nhiệm 1 phần
(
1).
Không qua tập huấn, nếu CIHP thấy được điều phối viên hoặc kế toán dự án
nào quá yếu không đủ khả năng quản lý dự án và quản lý tài chính, thì CIHP có thể
đề nghị Giám đốc dự án thay đổi nhân sự. Đó là biện pháp phòng bệnh trước khi
chữa bệnh rất ghi nhận.
9.3. Với lãnh đạo chính quyền tỉnh, huyện
- Trên cơ sở tiếp thu kết quả các hoạt động của dự án, tỉnh Thừa Thiên Huế và hai
huyện Hương Trà và Quảng Điền cần văn bản hoá, đưa các kết quả của dự án tỏ ra có
hiệu quả để nhân ra diện rộng, nhất là việc nên tiếp tục cải tiến quy trình lập kế hoạch
phòng tránh thiên tai và xây dựng các mô hình sinh kế bền vững thích ứng với BĐKH.
- Tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở quyết định 1955/QĐ-TTg của Chính phủ,
cần sớm có kế hoạch tổng thể và kịch bản về BĐKH để tạo nền tảng, căn cứ pháp lý
(
20
cho các huyện, các xã trong tỉnh chủ động xây dựng phòng tránh thiên tai, và lồng
ghép kế hoạch này vào kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh.
9.4. Với IREB
- Trên cơ sở sự đồng ý của FLC, IREB nên tổ chức đánh giá nhu cầu để thiết
kế dự án phòng chống lũ quét và trượt lở đất trình nhà tài trợ.

- IREB có kế hoạch với địa phương về duy trì, bảo dưỡng các trang thiết bị và
nhà sinh hoạt cộng đồng để hoạt động của chúng được lâu dài, bền vững hơn.
- Trong các hoạt động tập huấn, cần lập kế hoạch xin nhà tài trợ chi phí thù
lao cho người tập huấn. Nông dân vùng dự án vốn nghèo, họ sẽ phấn khởi rõ rệt và
tiếp thu kiến thức tốt hơn nếu được nhận thù lao tập huấn. Hàng ngày nông dân phải
đi làm kiếm sống do đó nếu họ tham gia tập huấn thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống cơm áo của họ. Bởi vì ngày tham gia tập huấn họ không có thu nhập.
9.5. Với lãnh đạo 2 xã Hương Phong và Quảng Thành
- Lãnh đạo 2 xã cần có biện pháp thích hợp để duy trì và nhân rộng các mô
hình sinh kế đã triển khai.
- Lãnh đạo 2 xã, dưới sự giúp đỡ của các ngành chức năng của huyện, tiếp tục
giữ thông thoáng mặt sông Kim Đôi, tránh để bèo và rác thải tiếp tục lan tràn như
trước đây.
21
22

×