Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Một số giải pháp nâng cao sức mạnh cạnh tranh sản phẩm bóng đèn compact của Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1022.65 KB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
------------------------

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC MẠNH CẠNH
TRANH SẢN PHẨM BĨNG ĐÈN COMPACT CỦA
CƠNG TY CỔ PHẦN BĨNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC
RẠNG ĐƠNG

LÊ ĐÌNH VĨNH

HÀ NỘI 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
------------------------

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC MẠNH CẠNH
TRANH SẢN PHẨM BÓNG ĐÈN COMPACT CỦA
CƠNG TY CỔ PHẦN BĨNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC
RẠNG ĐƠNG

NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học:


Người thực hiện

PGS, TS. TRN TRNG PHC
Lấ èNH VNH

H NI 2008

Lê Đình Vĩnh

Luận văn th¹c sÜ QTKD 2006-2008


Mục lục
Trang
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Dah mục bảng biểu
Danh mục hình vẽ
mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Kết cấu của luận văn
Chương1: Lý luận về cạnh tranh
1.1 Cơ sở lý luận về thị trường.............................................................................. 1
1.1.1

Khái niệm về thị trường ............................................................................ 1


1.1.2

Chức năng của thị trường .......................................................................... 1

1.1.3

Phân khúc thị trường ................................................................................. 2

1.1.4

Thị trường mục tiêu .................................................................................. 3

1.1.5

Một số nhân tố ảnh hưởng đến thị trường................................................. 3

1.2

Lý luận về cạnh tranh ............................................................................... 3

1.2.1

Khái niệm về cạnh tranh ........................................................................... 4

1.2.2

Vai trò của cạnh tranh .............................................................................. 5

1.2.2.1 Cạnh tranh đối với nền kinh tế quốc dân .................................................. 5
1.2.2.2 Cạnh tranh đối với doanh nghiệp .............................................................. 5

1.2.2.3 Cạnh tranh đối với người tiêu dùng .......................................................... 6
1.2.2.4 Cạnh tranh đối với ngành......................................................................... 6
1.2.2.5 Cạnh tranh đối với sản phẩm .................................................................... 6
1.3

Các hình thức cạnh tranh .......................................................................... 7

Lê Đình Vĩnh

Luận văn thạc sĩ QTKD 2006-2008


1.3.1

Chủ thể tham gia cạnh tranh ..................................................................... 7

1.3.2

Tính chất và mức độ cạnh tranh................................................................ 8

1.3.3

Phạm vi kinh tế ......................................................................................... 9

1.4

Các cấp độ cạnh tranh ............................................................................... 9

1.5


Các công cụ sử dụng để cạnh tranh ........................................................ 11

1.5.1

Cạnh tranh bằng chất lượng .................................................................... 12

1.5.2

Cạnh tranh bằng sản phẩm...................................................................... 13

1.5.3

Cạnh tranh bằng giá cả ........................................................................... 13

1.5.4

Cạnh tranh về hệ thống phân phối, dịch vụ trong và sau bán hàng. ....... 15

1.6

Năng lực cạnh tranh ................................................................................ 15

1.6.1

Nguån nh©n lùc....................................................................................... 16

1.6.2

VËt lùc .................................................................................................... 16


1.6.3

TrÝ lùc ..................................................................................................... 16

1.6.4

Tài lực ..................................................................................................... 17

1.6.5

Công nghệ thông tin ............................................................................... 17

1.6.6

Quản trị doanh nghiệp ............................................................................ 18

1.7

Sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm ........................................................ 19

1.7.1

Khái niệm sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm ...................................... 19

1.7.2

Các chỉ tiêu phản ánh sức cạnh tranh sản phẩm ..................................... 19

1.7.2.1 Thị phần .................................................................................................. 19
1.7.2.2 Doanh thu, lợi nhuận .............................................................................. 20

1.7.2.3 Giá cả ...................................................................................................... 21
1.7.2.4 Chất lượng sản phẩm .............................................................................. 21
1.7.2.5 Hệ thống phân phối, dịch vụ, truyền thông xúc tiến bán hàng .............. 21
1.8

Phân tích đối thủ cạnh tranh ................................................................... 22

1.9

Phương pháp phân tích theo mô hình SWOT ......................................... 22

1.10

Một số phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh ............................. 23

Lê Đình Vĩnh

Luận văn thạc sĩ QTKD 2006-2008


Tóm tắt chương 1 ....................................................................................... 25
chương 2: phân tích thực trạng cạnh tranh sản phẩm bóng
đèn compact của công ty cổ phần bóng đèn phích nước
Rạng đông ...................................................................................................... 26
2.1. Vài nét về công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông ............................. 26
2.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ......................................... 26

2.1.2.


Tổ chức bộ máy của công ty ................................................................... 27

2.1.3.

Tình hình sản xuất và kinh doanh của công ty những năm gần đây ...... 33

2.2.

Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm bóng đèn compact của công

ty Rạng Đông...................................................................................................... 34
2.2.1.

Phân tích nguồn nhân lực ......................................................................... 34

2.2.2.

Phân tích tình hình thiết bị công nghệ, vật tư dùng sản xuất đèn compact 39

2.2.3.

Phân tích về công nghệ sản xuất đèn huỳnh quang compact.................... 41

2.2.4.

Phân tích khả năng tài chính của doanh nghiệp ........................................ 46

2.2.5.


Phân tích về công nghệ thông tin. ............................................................ 49

2.2.6.

Phân tích công tác quản trị doanh nghiệp ................................................ 51

2.3.

Phân tích thực trạng sức mạnh cạnh tranh sản phẩm bóng đèn compact của

công ty Rạng Đông.............................................................................................. 54
2.3.1.

Phân tích thị phần sản phẩm đèn compact của Rạng Đông tại thị trường

Việt Nam ........................................................................................................... 54
2.3.2.

Phân tích doanh số bán hàng .................................................................... 56

2.3.3.

Phân tích sự cạnh tranh về giá .................................................................. 59

2.3.4.

Phân tích chất lượng sản phẩm bóng đèn huỳnh quang compact. ............. 60

2.3.5.


Phân tích hệ thống phân phối, dịch vụ truyền thông, xúc tiến bán hàng.... 62

2.4.

Phân tích đối thủ cạnh tranh:.................................................................... 64

2.4.1.

Công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang: .................................................. 64

Lê Đình Vĩnh

Luận văn thạc sĩ QTKD 2006-2008


2.4.2.

Công ty điện tử Phillips:........................................................................... 67

2.4.3.

Các hÃng khác: ........................................................................................ 68

2.5.

Phân tích theo mô hình SWOT................................................................. 69

Tóm tắt chương 2 ........................................................................................ 75
Chương 3 : Một số giảI pháp nâng cao sức mạnh cạnh tranh
sản phẩm bóng đèn compact của công ty cổ phần bóng đèn

phích nước Rạng đông............................................................................... 77
3.1

Căn cứ đề xuất giải pháp ............................................................................ 77

3.2

Các giải pháp cụ thể .................................................................................. 78

3.2.1

Giải pháp 1: Hoàn thiện công tác quản trị của doanh nghiệp .................... 78

3.2.2

Giải pháp 2: Hoàn thiện công tác quản trị lao động ................................. 85

3.2.3

Giải pháp 3: Phát triển hệ thống phân phối, đẩy mạnh công tác truyền

thông xúc tiến bán hàng .................................................................................... 88
3.2.4

Giải pháp 4: Trang bị dây chuyền sản xuất bóng đèn Compact hiện đại

để sản xuất dòng sản phẩm đèn compact cao cấp. ............................................ 91
Tóm tắt chương 3 ..................................................................................... 114
kết luận ........................................................................................................ 115
Tóm tắt luận văn ..................................................................................... 116

tài liệu tham khảo .................................................................................. 118

Lê Đình Vĩnh

Luận văn th¹c sÜ QTKD 2006-2008


Danh mục các chữ viết tắt
TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

RAL

Công ty CPBĐPN Rạng Đông

HTQLCL

Hệ thống quản lý chất lượng

QMR

Phó tổng giám đốc kỹ thuật

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CLSP


Chất lượng sản phẩm

BĐPN

Bóng đèn phích nước

KCS

Phòng kiểm tra chất lượng

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

TCĐHSX

Tổ chức điều hành

KTTC

Kế toán tài chính

QLKTCN

Quản lý kỹ thuật công nghệ

DVĐS

Dịch vụ đời sống


KCS-x

Bộ phận kiểm tra chất lượng của xưởng

CNVH

Công nhân vận hành

KCS - Cty

Bộ phận kiểm tra chất lượng của công ty

TCCS
CFL

Tiêu chuẩn cơ sở
Bóng đèn compact

Lê Đình Vĩnh

Luận văn thạc sĩ QTKD 2006-2008


Danh Mục bảng biểu
STT
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tên bảng biểu
Bảng 1.1: Ma trận SWOT
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của RAL năm 2003-2007
Bảng 2.2: Cơ cấu lao đông theo trình độ

Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo tính chất hợp đồng
Bảng 2.4: Cơ cấu lao đông RAL năm 2007
Bảng 2.5: Cơ cấu độ tuổi lao động xưởng Compact
Bảng 2.6: Vật tư chính dùng sản xuất đèn compact
Bảng 2.7: Tỷ lệ hợp cách quá trình sản xuất đèn compact
Bảng 2.8: Cơ cấu vốn RAL
Bảng 2.9: Cơ cấu tiền của RAL
Bảng 2.10: Hàng tồn kho
Bảng 2.11: Khoản vay dài hạn
Bảng 2.12: Vốn chủ sở hữu
Bảng 2.13: Cổ phiếu
Bảng 2.14: Lợi nhuận
Bảng 2.15: Thị phần đèn compact tại Việt Nam
Bảng 2.16: Tỷ trọng tiêu thụ đèn compact tại Việt Nam
Bảng 2.17: Doanh thu và tỷ trọng doanh thu CFL
Bảng 2.18: So sánh thông số điện quang đèn compact
Bảng 3.1: Cơ cấu xưởng Compact
Bảng 3.2: So sánh về mức tiết kiệm điện năng đèn compact và đèn
nung sáng
Bảng 3.3: Định mức sử dụng vật tư, động lực
Bảng 3.4: Hạng mục các mặt bằng cho việc đầu tư dây chuyền sản xuất
CFL
Bảng 3.5: Danh mục dây chuyền thiết bị nhập ngoại và bổ sung trong
nước
Bảng 3.6: Bảng bố trí lao động cho xưởng compact
Bảng 3.7: Nguồn vốn của dự án đầu tư
Bảng 3.8: Kế hoạch khấu hao
Bảng 3.9:Tổng chi phí dự án
Bảng 3.10: Doanh thu và kết quả
Bảng 3.11: Thời hạn hoàn vốn có chiết khấu


Lê Đình Vĩnh

Trang
22
33
34
34
35
35
40
46
46
47
47
48
48
49
49
55
55
59
61
83
93
100
102
104
105
106

107
109
110
111

Luận văn th¹c sÜ QTKD 2006-2008


Danh mục các biểu đồ, hình vẽ
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Tên bảng biểu
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy của RAL
Hình 2.2: Sơ đồ công nghệ sản xuất CFL
Hình 2.3: Sơ đồ quá trình kiểm soát sản xuất CFL
Hình 2.4: Phân bố thị trường hiện tại
Hình 2.5: Phân bố thị phần đèn compact 1000h
Hình 2.6: Phân bố thị phần đèn compact 4000h
Hình 2.7: Phân bố thị phần đèn compact 6000h
Hình 2.8: Doanh số bán hàng cđa RAL theo khu vùc

H×nh 2.9: Tû träng doanh sè nội bộ giữa các vùng 2007
Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy quản lý xưởng compact

Lê Đình Vĩnh

Trang
32
42
44
54
55
55
55
56
57
82

Luận văn thạc sĩ QTKD 2006-2008


mở đầu
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Khi thị trường Việt Nam héi nhËp thÞ tr­êng qc tÕ, doanh nghiƯp ViƯt

Nam có thêm những cơ hội tiếp cận các công nghệ tiên tiến và thử sức trên đấu
trường quốc tế, một sân chơi rộng và bình đẳng hơn. Điều này cũng đồng nghĩa
với việc các doanh nghiệp cũng phải chịu thêm sức ép cạnh tranh khá lớn không
chỉ giữa các doanh nghiệp Việt Nam mà hơn nữa là các tập đoàn lớn trên thế giới.

Thách thức ngày càng lớn hơn khi tiến trình khu vực hoá, toàn cầu hoá nền
kinh tế diễn ra ngày càng nhanh chóng, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập vào tổ
chức thương mại thế giới WTO. Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ thúc đẩy thị
trường phát triển theo hướng có lợi cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Tuy
nhiên đây cũng là thách thức lớn cho các nhà sản xuất, đòi hỏi họ phải có sự
chuẩn bị kỹ trước khi tiến hành hội nhập.
Là một trong số những thị trường hấp dẫn, thị truờng đèn chiếu sáng Việt
Nam, đặc biệt là đèn Compact tiết kiệm điện năng trong hoàn cảnh thiếu hụt
năng lượng điện hiện nay đang là đích nhắm tới của nhiều nhà đầu tư trong và
ngoài nước với các ưu thế về kinh nghiệm và nguồn lực tài chính của công ty, tập
đoàn đa quốc gia. Để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp
Việt Nam cần khẳng định vị thế của mình bằng việc tích luỹ vốn, nắm được công
nghệ hiện đại, kinh nghiệm khai thác, chất lượng sản phẩm tốt.
Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông là một công ty hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm chiếu sáng. Cùng với thời gian, sản
phẩm bóng đèn của công ty đà dần khẳng định được thương hiệu của mình đối
với khách hàng. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh
mẽ về nhu cầu đối với sản phẩm về số lượng, chất lượng cũng như giá thành sản
phẩm là sự ra nhập ngành của rất nhiều công ty, tập đoàn lớn trên thế giới với rất

Lê Đình Vĩnh

Luận văn thạc sĩ QTKD 2006-2008


nhiều ưu thế tại thị trường Việt Nam, đòi hỏi công ty phải nỗ lực rất nhiều để
đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững trong tương lai. Như vậy có thể thấy,
việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm bóng đèn của công ty là một vấn
đề vô cùng quan trọng trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, tôi đà lựa chọn đề tài Một số giải pháp

nhằm năng cao sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm bóng đèn compact công ty cổ
phần bóng đèn phích nước Rạng Đông làm luận văn tốt nghiệp cao học quản
trị kinh doanh.
2.

Mục đích nghiên cứu đề tài

-

Nghiên cứu lý luận chung về cạnh tranh và những đặc điểm đặc thù của thị
trường sản phẩm bóng đèn.

-

Nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm bóng đèn
của RAL.

-

Góp phần tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu, những cơ hội, thách thức của
RAL trong hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm bóng đèn compact

-

Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phát triển thị
trường sản phẩm bóng đèn compact và khả năng cạnh tranh, tạo sự phát
triển ổn định bền vững cho RAL đặc biƯt trong ®iỊu kiƯn héi nhËp khi ViƯt
Nam gia nhËp WTO, và các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực khác.

3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Luận văn chủ yếu nghiên cøu lý ln vỊ

c¹nh tranh, thùc tr¹ng c¹nh tranh cđa thị trường bóng đèn Compact.
4.

Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao chất

lượng sản phẩm bóng đèn compact của RAL, để từ đó có các biện pháp thiết thực
để tăng cường sức cạnh tranh sản phẩm bóng đèn compact

Lê Đình Vĩnh

Luận văn th¹c sÜ QTKD 2006-2008


`Phương pháp nghiên cứu:
Để có cơ sở cho việc phân tích và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao
chất lượng sản phẩm về thị trường bóng đèn copmpact của RAL, luận văn đà sử
dụng các phương pháp sau:
-

Phương pháp nghiên cứu, thu thập thông tin qua những số liệu thu thập từ

Phòng thị trường, phòng TCĐHSX, phòng KCS,...
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh trên cơ sở điều tra, quan sát thực tế
và các số liệu thống kê thu thập thông tin từ sách, tài liệu nghiên cứu chuyên
ngành có liên quan để đánh giá tình hình một cách sát thực, làm cơ sở vững vàng

để đưa ra những nhận xét đánh giá và đề xuất các giải pháp thực hiện.
5.

Kết cấu của luận văn:

Những nội dung cơ bản của luận văn gồm chương sau đây:
Chương I: Cơ sở lý luận về cạnh tranh
Chương II: Phân tích thực trạng cạnh tranh sản phẩm sản phẩm bóng đèn
compact của RAL.
Chương III: Một số giải pháp nâng cao sức mạnh cạnh tranh sản phẩm bóng đèn
compact của RAL.

Lê Đình Vĩnh

Luận văn thạc sĩ QTKD 2006-2008


1
Chương I: Cơ sở lý luận về cạnh tranh
1.1

Cơ sở lý luận về thị trường

1.1.1

Khái niệm về thị trường
Để hiểu được về thị trường dịch vụ thì ta phải tìm hiểu khái niệm của dịch

vụ, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về dịch vụ, trong đề tài này, tác giả xin
đưa ra một số định nghĩa sau: Theo từ điển bách khoa Việt Nam (của Trung tâm

biên soạn từ điển Bách khoa Việt nam -1995 - Hà Nội) thì: Dịch vụ là các hoạt
động phục vụ nhằm thoả mÃn nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt. Đó là
một công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của một số đông
người, là hoạt động có tổ chức và cũng được trả công. Cụ thể hơn, Philip Kotler
đà định nghĩa như sau: dịch vụ là mọi biện pháp hay lợi ích mà một bên có thể
cung cấp cho bên kia và chủ yếu là không sờ thấy được, không dẫn đến sự chiếm
đoạt một cái gì đó. Việc thực hiện dịch vụ có thể có và cũng có thể không liên
quan đến hàng hoá dưới dạng vật chất của nó Vậy sản phẩm dịch vụ là một dạng
của hàng hoá, nó cũng được tạo ra để thoả mÃn một số nhu cầu nhất định của con
người.
Theo góc độ quản lý kinh doanh và đặc biệt trong thực hành quản trị
Marketing, quan niệm về thị trường được hiểu như sau: Thị trường bao gồm tất
cả những khách hàng tiềm ẩn có cùng một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn
sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mÃn nhu cầu và mong muốn đó.
Nền kinh tế thị trường: Nền kinh tế thị trường là nề kinh té trong đó nguời
tham gia có quyền tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh để dành giật thị trường.
1.1.2

Chức năng của thị trường
Chức năng trung gian: Thị trường là nơi gặp gỡ giữa nhà sản xuất và người

tiêu dùng. Nhà sản xuất thì muốn bán sản phẩm với giá cao nhất còn người tiêu

Lê Đình Vĩnh

Luận văn thạc sĩ QTKD 2006-2008


2
dùng thì muốn mua sản phẩm thỏa mÃn nhu cầu và phù hợp với khả năng thanh

toán.
Chức năng thông tin: Thị trường là nơi thể hiện đầy đủ nhất các thông tin
về cung cầu của tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ, giá cả, chất lượng, hệ thống
phân phối, các yếu tố mà cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng đều cần.
Chức năng kích thích: Nhờ vào hoạt động trao đổi hàng hóa, thị trường vừa
có khả năng kích thích sản xuất, vừa có khả năng kích thích tiêu dùng.
Chức năng sàng lọc: Sàng lọc những hàng hóa, dịch vụ không đáp ứng được nhu
cầu người tiêu dùng và cũng loại bỏ cả những nhà sản xuất có năng lực kinh
doanh kém, không theo kịp sự thay đổi của thị trường.
1.1.3

Phân khúc thị trường
Trong giai đoạn hội nhập và cạnh tranh việc phân khúc thị trường càng

phải được đẩy mạnh để có những chiến lược Marketing cụ thể. Các khúc thị
trường phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khác nhau trong việc phát triển các dịch vụ
cho các thị trường nhất định:
- Nhóm khách hàng phải đủ lớn.
- Các thành viên trong khúc thị trường phải khác biệt hoá được so với các khách
hàng khác.
- Đoạn thị trường phải được tiếp nhận với chi phí chấp nhận được.
- Các kênh bán hàng phải thích nghi được với nhu cầu của các đoạn thị trường
hướng vào.
- Khách hàng phải nhận biết được sự khác biệt giữa các sản phẩm.
Phân khúc thị trường là sự phân chia thị trường dựa vào sự phân loại nhu
cầu của từng nhóm khách hàng cụ thể.

Lê Đình Vĩnh

Luận văn thạc sĩ QTKD 2006-2008



3
1.1.4

Thị trường mục tiêu
Trước khi tiến hành lựa chọn thị trường mục tiêu, doanh nghiệp phải tiến

hành đánh giá các phân khúc thị trường khác nhau. Việc đánh giá các khúc thị
trường phải dựa vào ba yếu tố sau:
- Quy mô và mức tăng trưởng của thị trường.
- Mức độ hấp dẫn về cơ cấu của khúc thị trường.
- Mục tiêu và nguồn tài nguyên của doanh nghiệp.
Sau khi đà tiến hành đánh giá các khúc thị trường khác nhau, doanh nghiệp
sẽ quyết định lựa chọn phục vụ bao nhiêu và những khúc thị trường nào, tức là
lựa chọn thị trường mục tiêu.
1.1.5

Một số nhân tố ảnh hưởng đến thị trường

-Sản phẩm dich vụ
-Giá bán sản phẩm dich vụ
-Kênh phân phối
-Các dịch vụ sau bán hàng
-Quảng cáo và tiếp thị
1.2

Lý luận về cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một trong năm đặc trưng cơ bản, vì sẽ

không có nền kinh tế thị trường nếu không có cạnh tranh.
Trên thị trường, cạnh tranh là một tất yếu, nó là phương thức vận động của
thị trường. Lý luận về cạnh tranh đà được nhiều nhà kinh tế nghiên cứu, trong lý
luận cổ điển, khi bàn về vai trò cđa c¹nh tranh Adam Smith cho r»ng: “NÕu tù
do c¹nh tranh, các cá nhân chèn ép nhau sẽ buộc mỗi cá nhân phải cố gắng làm
công việc của mình một cách chính xác,cạnh tranh thường tạo ra sự cố gắng
lớn nhất. Từ đó cho thấy, cạnh tranh có thể khơi dậy được sự nỗ lực chủ quan
của con người, từ đó làm tăng của cải của nền kinh tế quốc dân.

Lê Đình Vĩnh

Luận văn thạc sĩ QTKD 2006-2008


4
Tóm lại: Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hoạt động chủ yếu theo quy luật
cạnh tranh đáp ứng nhu cầu hàng hoá. Đặc trưng cơ bản là hàng hoá, là tự do
kinh doanh hàng hoá trong khuôn khổ pháp luật. Do mưu cầu lợi ích của con
người và được tự do kinh doanh nên trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là
quy luật tất yếu khách quan. Nó diễn ra một cách mạnh mẽ quyết liệt và đa dạng
và có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển
1.2.1

Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh nói chung được hiểu là tranh giành nguồn sống và điều kiện

phát triển.
Trong hoạt động kinh tế: khái niệm cạnh tranh được hiểu, định nghĩa khác
nhau. ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau quan niệm và nhận thức về vấn đề cạnh
tranh, phạm vi và các cấp độ áp dụng cũng khác nhau. Tuy nhiên, xét theo quan

điểm tổng hợp, cạnh tranh trong kinh tế là quá trình kinh tế mà trong đó các chủ
thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp (cả nghệ thuật kinh doanh và thủ
đoạn) để đạt được mục tiêu kinh tế chủ yếu của mình như chiếm lĩnh thị trường,
giành giật thị trường, khách hàng cũng như đảm bảo tiêu thụ có lợi nhất nhằm
nâng cao vị thế của mình. Sự cạnh tranh của các chủ thể kinh tế, được định nghĩa
là sự ganh đua để giành được nhiều những điều kiện thuận lợi hơn cho sản xuất
và tiêu thụ hàng hoá để kiếm lợi nhuận cao nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ
thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích: đối với người kinh
doanh là lợi nhuận, còn đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng.
Doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh trên cơ sở các ưu thế so
với các đối thủ cạnh tranh về chất lượng, giá thành sản phẩm (hàng hoá, dịch vụ),
thời hạn, thuận tiện và uy tín lâu dài của doanh nghiệp. Muốn vậy phải có tiềm
lực hay năng lực cạnh tranh đủ mạnh so với các đối thủ khác.

Lê Đình Vĩnh

Luận văn thạc sĩ QTKD 2006-2008


5
1.2.2 Vai trò của cạnh tranh
Cnh tranh l c ch vận hành chủ yếu của kinh tế thị trường, là ng lc
thúc y phát trin kinh t.
1.2.2.1 Cạnh tranh đối với nền kinh tế quốc dân
Cnh tranh có vai trò thúc đẩy phát trin kinh t, góp phần phân bổ nguồn
lực có hiệu quả thông qua việc kích thích các doanh nghiƯp sư dơng c¸c ngn
lùc tèi ­u nhÊt gãp phần phân phối lại thu nhập một cách hiệu quả hơn, đồng thời
góp phần nâng cao phúc lợi xà hội.
Cạnh tranh là điều kiện quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao
tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân.

Cạnh tranh giúp cho c¸c doanh nghiƯp sư dơng tèi ­u c¸c ngn lực khan
hiếm của xà hội.
Nâng cao năng lực cạnh tranh làm cho nền kinh tế quốc dân vững mạnh, các
doanh nghiệp không chỉ phục vụ tốt, cung cấp hàng trong nước mà còn có khả
năng vươn ra thị trường nước ngoài.
Nâng cao năng lực cạnh tranh còn làm cho nền kinh tế có cách nhìn nhận
đúng hơn về nền kinh tế thị trường.
1.2.2.2 Cạnh tranh đối với doanh nghiệp
Cạnh tranh tác động đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Cnh tranh buc các doanh nghip phi luôn ci tin, i mi công ngh,
phng pháp sản xuất, quản lý nhằm n©ng cao chất lượng hạ gi¸ thành sản phẩm,
tăng hiệu quả sản xuất và lợi nhun, qua đó ng thi nâng cao sc cnh tranh
ca chính các doanh nghip.
Cạnh tranh đem lại cho các doanh nghiệp vị thế, danh tiếng thông qua những
gì họ thể hiện được trong quá trình cạnh tranh.

Lê Đình Vĩnh

Luận văn th¹c sÜ QTKD 2006-2008


6
Nâng cao năng lực cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh
trên thị trường nhằm mở rộng thị trường.
1.2.2.3 Cạnh tranh đối với người tiêu dùng
Cnh tranh tạo ra sự lựa chọn rộng r·i hơn, bảo đảm c ngi sn xut ln
ngi tiêu dùng do không thể áp đặt giá cả tùy tin. Người tiêu dùng được quyền
lựa chọn hàng hoá, dịch vụ tốt hơn, rẻ hơn, đẹp hơn.
Vi khía cạnh đó cnh tranh l yu t điều tiết thị trường, quan hệ cung cầu,

gãp phần lµnh mạnh hóa các mối quan hệ xà hi.
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cung cấp cùng loại sản phẩm, dịch vụ
hoặc tương tự nhau sẽ mang lại lợi ích rất lớn đối với người tiêu dùng sản phẩm,
dịch vụ đó. Đó là người tiêu dùng có quyền lựa chọn sản phẩm, dịch vụ phù hợp
với nhu cầu sử dụng như chất lượng, giá cả,
1.2.2.4 Cạnh tranh đối với ngành
Hiện nay, ®èi víi nỊn kinh tÕ nãi chung vµ ®èi víi ngành bóng đèn
compact nói riêng, cạnh tranh đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển
nâng cao chất lượng sản phẩm. Cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh sẽ tạo bước
đà vững chắc cho mọi ngành nghề phát triển. Cạnh tranh sẽ tạo bước đà và động
lực cho ngành phát triển trên cơ sở khai thác lợi thế và điểm mạnh của ngành đó
là thu hút được một nguồn lao động dồi dào và có thể khai thác tối đa nguồn lực
đó.
Như vậy, trong bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào dù là có quy mô hoạt
động lớn hay quy mô hoạt động nhỏ, dù là hoạt động đó đứng ở tầm vĩ mô hay vi
mô thì không thể thiếu vắng sự có mặt của hoạt động cạnh tranh.
1.2.2.5 Cạnh tranh đối với sản phẩm
Nhờ có cạnh tranh, mà sản phẩm sản xuất ra ngày càng được nâng cao về
chất lượng, phong phú về chủng loại, mẫu mÃ, kiểu dáng. Giúp cho lợi ích của

Lê Đình Vĩnh

Luận văn thạc sĩ QTKD 2006-2008


7
người tiêu dùng và của doanh nghiệp thu được ngày càng nhiều hơn. Ngày nay,
các sản phẩm được sản xuất ra không chỉ để đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn
cung cấp và xuất khẩu ra nước ngoài.
Qua những ý nghĩa trên ta thấy rằng cạnh tranh không thể thiÕu sãt ë bÊt

cø mét lÜnh vùc nµo cđa nỊn kinh tế. Cạnh tranh lành mạnh sẽ thực sự tạo ra
những doanh nghiệp lớn và đồng thời là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển
đảm bảo công bằng xà hội,.
Bởi vậy, cạnh tranh là một yếu tố rất cần có sự hỗ trợ và quản lý của Nhà
nước để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực như cạnh
tranh không lành mạnh dẫn tới độc quyền và gây lũng loạn thị trường.
1.3

Các hình thức cạnh tranh
Các căn cứ để phân loại các hình thức cạnh tranh:

1.3.1 Chủ thể tham gia cạnh tranh
Chia làm 3 loại
Cạnh tranh giữa người bán và người mua:
Là cuộc cạnh tranh diễn ra theo quy luật mua rẻ bán đắt, cả hai bên đều
muốn tối đa hoá lợi ích của mình. Người bán muốn bán với giá cao nhất có thể,
còn người mua muốn mua với giá rẻ nhất những chất lượng vẫn không thay đổi.
Tuy vậy, mức giá vẫn là sự thoả thuận mang lại lợi ích của cả 2 bên.
Cạnh tranh giữa người mua và người mua:
Là cuộc cạnh tranh trên cơ sở quy luật cung cầu, khi trên thị trường mức
cung nhỏ hơn mức cầu. Lúc này hàng hoá trên thị trường sẽ khan hiếm, người
mua có để đạt được nhu cầu mong muốn của mình họ sẽ sẵn sàng mua với mức
giá cao hơn do vậy mức độ cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn giữa những người
mua, kết quả là giá cả hàng hoá sẽ tăng lên, những người bán sẽ thu được lợi
nhuận lớn trong khi những người mua bị thiệt thòi cả về giá và chất lượng, nhưng

Lê Đình Vĩnh

Luận văn th¹c sÜ QTKD 2006-2008



8
trong trường hợp này chủ yếu chỉ tồn tại ở nền kinh tế bao cấp và xảy ra khi diễn
ra hoạt động bán đấu giá một loại hàng hoá nào đó.
Cạnh tranh giữa những người bán với nhau:
Đây là cuộc cạnh tranh gay go và quyết liệt nhất khi mà trong nền kinh tế
thị trường sức cung lớn hơn cầu rất nhiều, khách hàng được coi là thượng đế của
người bán, là nhân tố có vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp phải luôn ganh đua, loại trừ nhau để
giành giật những ưu thế và lợi thế cho mình.
1.3.2 Tính chất và mức độ cạnh tranh
Chia làm 4 loại:
Cạnh tranh hoàn hảo:
Là cạnh tranh trong đó có vô số người bán và vô số người mua mà người
mua và người bán đều không có sức mạnh để tác động đến giá cả thị trường.
Nhóm người mua tham gia trên thị trường này chỉ có cách thích ứng với mức giá
đưa ra vì cung cầu trên thị trường được tự do hình thành, giá cả do thị trường
quyết định.
Cạnh tranh không hoàn hảo:
Đây là hình thức cạnh tranh phổ biến trên thị trường mà ở đó doanh nghiệp
nào có đủ sức mạnh có thể chi phối được giá cả của sản phẩm thông qua hình
thức quảng cáo, khuyến mại các dịch vụ trong và sau khi bán hàng. Cạnh tranh
không hoàn hảo là cạnh tranh mà phần lớn các sản phẩm không đồng nhất với
nhau, mỗi loại sản phẩm mang nhÃn hiệu và đặc tính khác nhau dù xem xét chất
lượng thì sự khác biệt giữa các sản phẩm là không đáng kể nhưng mức giá mặc
định cao hơn rất nhiều. Cạnh tranh không hoàn hảo có 2 loại:

Lê Đình Vĩnh

Luận văn thạc sĩ QTKD 2006-2008



9
+ Cạnh tranh độc quyền: Là cạnh tranh mà ở đó một hoặc một số chủ thể
có ảnh hưởng lớn, có thể ép tất cả các đối tác của mình phải bán hoặc mua sản
phẩm của mình với giá cao và những người này có thể làm thay đổi giá thị
trường. Có hai loại cạnh tranh độc quyền đó là độc quyền bán và độc quyền mua.
Độc quyền bán là trên thị trường có ít người bán và nhiều người mua. Còn độc
quyền mua thì ngược lại có nhiều người mua và ít người bán.
+ Độc quyền tập đoàn: Hình thức cạnh tranh này tồn tại trong một số
ngành sản xuất mà ở đó chỉ có một số ít người sản xuất. Lúc này cạnh tranh sẽ
xẩy ra giữa một số lực lượng nhỏ các doanh nghiệp. Do vậy, mọi doanh nghiệp
phải nhận thức rằng giá cả các sản phẩm của mình không chỉ phụ thuộc vào số
lượng mà còn phụ thuộc vào hoạt động của những đối thủ khác trên thị trường.
1.3.3 Phạm vi kinh tế
Cạnh tranh nội bộ ngành:
Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, sản xuất
và tiêu dùng cùng một chủng loại sản phẩm hoặc các sản phẩm có tính thy thế,
bổ sung cho nhau. Trong cuộc cạnh tranh này có sự thôn tính lẫn nhau, các doanh
nghiệp phải áp dụng mọi biện pháp để thu được lợi nhuận như cải tiến kỹ thuật,
nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí cá biệt của hàng hoá nhằm thu lợi
nhuận, siêu ngạch.
Cạnh tranh giữa các ngành:
Là cạnh tranh giữa các ngành kinh tế khác nhau nhằm tạo ra lợi nhuận cao
nhất, là ngành cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hay đồng minh các doanh
nghiệp cùng một ngành với ngành khác.
1.4

Các cấp độ cạnh tranh
Cạnh tranh được chia thành 03 cấp độ chính đó là:


Cấp độ1: Cấp độ nhà nước

Lê Đình Vĩnh

Luận văn th¹c sÜ QTKD 2006-2008


10
Khi xét đến khả năng cạnh tranh của một quốc gia, trước tiên xét tới cạnh
tranh cấp độ nhà nước, đó là khả năng mở cửa của một nền kinh tế đối với các
nền kinh tế khác trên thế giới. §é më cđa mét nỊn kinh tÕ cã vai trß vô cùng
quan trọng, nó tạo ra cơ hội, thách thức cho nền kinh tế trong nước phát triển. Sẽ
là có lợi thế nếu như các tác động của môi trường vĩ mô tác động tích cực tới hoạt
động sản xuất kinh doanh cđa doanh nghiƯp, sù phï hỵp cđa chÝnh sách luật
pháp, sự ổn định của nền kinh tế nước nhà,.. sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của
doanh nghiệp và tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm.
Nền kinh tế thị trường của một nước phát triển, với các hệ thống quản lý
chặt chẽ sẽ tạo điều kiện cho kinh tế thương mại phát triển nhanh chóng, sự quan
tâm, lÃnh đạo của nhà nước cầm quyền sẽ tạo ra một môi trường ổn định, một
nền kinh tế với cơ sở hạ tầng phát triển, sản xuất và lưu thông phát triển. Những
yếu tố đó sẽ tạo ra một cơ chế hoạt động có hiệu quả cho mọi thành phần kinh tế,
cho mọi Doanh nghiệp và tạo ra một môi trường cạnh tranh thông thoáng, có lợi.
Vai trò của nhà nước là vô cùng quan trọng trọng ®èi víi nỊn kinh tÕ cđa
mét qc gia. Nã thĨ hiện bằng các chính sách ngoại giao, hệ thống luật pháp,
các chính sách tài chính, tiền tệ,.... Tất cả các yếu tố này sẽ ảnh hưởng rất lớn
đến nền kinh tế trong nuớc. Các chính sách càng hợp lý, kịp thời sẽ tạo điều kiện
rất tốt cho nền kinh tế phát triển nói chung và nâng cao được khả năng cạnh tranh
của doanh ngiệp nói riêng trong thời kỳ hội nhập.
Cấp độ 2: Cấp độ doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, để tồn tại và phát triển, thì thương hiệu, uy tín của
doanh nghiệp phải được đặt lên hàng đầu. Nó quyết định đến sự thành bại của
doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh. Chỉ có những doanh ngiệp nào có
thương hiệu, giữ được chữ tín với khách hàng thì mới có thể đứng vững, tồn tại và
phát triển trong thời kỳ hội nhập

Lê Đình Vĩnh

Luận văn thạc sĩ QTKD 2006-2008


11
Để có thể làm được như vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phái cơ cấu tổ chức
chuyên nghiệp, trước hết phải đặt mục tiêu phục vụ khách hàng lên hàng đầu, đó
là nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để dần nâng cao chữ tín đối với khách
hàng.
Cấp độ 3: Cấp độ sản phẩm
Chữ tín, thương hiệu của doanh nghiệp chỉ có được khi mà sản phẩm của
doanh nghiệp đó thoả mÃn được nhu cầu của khách hàng, tức là một sản phẩm
tồn tại được là sản phẩm mang lại niều nhất lợi ích cho người sử dụng. Ngược lại,
sản phẩm đó sẽ bị loại bỏ và được thay thế bằng sản phẩm khác có ưu điểm và
tính năng vượt trội hơn.
Ba cấp độ cạnh tranh trên có quan hệ mật thiết với nhau, không thể tách
rời.
Sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đượckhách hàng tin dùng, ưa
thích sẽ giúp doanh nghiệp tạo được thương hiệu, chữ tín với khách hàng. Chỉ có
như vậy, doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển. Quy mô của doanh nghiệp sẽ
ngày càng mở rộng, doanh thu, lợi nhuận, thị phần,.... tăng lên nhanh chóng. Sự
lớn mạnh của các doanh nghiệp là nền tảng cho sự phát triển của nền kinh tÕ cđa
qc gia. Sù më cđa nỊn kinh tÕ t¹o ra cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp

trong nước phát triển. Ngược lại, doanh nghiệp phát triển sẽ thúc ®Èy nỊn kinh tÕ
trong n­íc ph¸t triĨn Nh­ vËy, ba cấp độ cạnh tranh có mối quan hệ khăng khít
với nhau không thể tách rời, bổ sung cho nhau kích thích toàn bộ nền kinh tế
phát triển.
1.5 Các công cụ sử dụng để cạnh tranh
Để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng biến động nhanh chóng theo
hướng đa dạng hơn, phong phú hơn và độc đáo hơn. Doanh nghiệp có thể chọn
theo các hướng:

Lê Đình Vĩnh

Luận văn thạc sĩ QTKD 2006-2008


12
1.5.1 Cạnh tranh bằng chất lượng
Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những thuộc tính của sản
phẩm thể hiện mức độ thoả mÃn như cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác
định, phù hợp với công dụng lợi ích của sản phẩm. Nếu như trước kia giá cả được
coi là quan trọng nhất trong cạnh tranh thì ngày nay nó phải nhường chỗ cho tiêu
chuẩn chất lượng sản phẩm. Khi có cùng một loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm
nào tốt hơn, đáp ứng và thoả mÃn được nhu cầu của người tiêu dùng thì họ sẵn
sàng mua với mức giá cao hơn. Nhất là trong nền kinh tế thị trường cùng với sự
phát triển của sản xuất, thu nhập người lao động ngày càng được nâng cao, họ có
đủ điều kiện để thoả mÃn như cầu của mình, cái mà họ cần là chất lượng và lợi
ích của sản phẩm mang lại.
Để sản phẩm của doanh nghiệp luôn là sự lựa chọn của khách hàng ở hiện
tại và tương lai thì nâng cao chất lượng sản phẩm là điều cần thiết. Nâng cao chất
lượng sản phẩm là sự thay đổi chất liệu sản phẩm hoặc thay đổi công nghệ chế
tạo đảm bảo lợi ích và tính an toàn trong quá trình tiêu dùng và sau khi tiêu dùng.

Hay nói cách khác nâng cao chất lượng sản phẩm là việc cải tiến sản phẩm có
nhiều chủng loại mẫu mÃ, bền hơn và tốt hơn. Điều này làm cho khách hàng cảm
nhận lợi ích mà họ thu dường ngày càng tăng lên khi duy trì tiêu dùng sản phẩm
của doanh nghiệp. Làm tăng lòng tin và sự trung thành của khách hàng đối với
doanh nghiệp.
Chất lượng sản phẩm được coi là một vấn đề sống còn đối với doanh
nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp Việt Nam khi họ phải đương đầu với các đối
thủ cạnh tranh từ nước ngoài vào Việt Nam. Một khi chất lượng hàng hoá dich vụ
không được đảm bảo thì có nghĩa là khách hàng đến với doanh nghiệp ngày càng
giảm, doanh nghiệp sẽ mất khách hàng và thị trường dẫn tới sự suy yếu trong
hoạt động kinh doanh kinh doanh. Mặt khác chất lượng thể hiện tính quyết định
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ở chỗ nâng cao chất lượng sẽ làm tăng tốc

Lê Đình Vĩnh

Luận văn thạc sĩ QTKD 2006-2008


13
độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng hàng hoá bán ra, kéo dài chu kỳ sống của
sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp,
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Chữ tín của sản phẩm
quyết định chữ tín của doanh nghiệp và tạo lợi thế có tính quyết định trong cạnh
tranh. Do đó để tồn tại và chiến thắng trong cạnh tranh các doanh nghiệp luôn
phải quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Theo quan điểm của triết học Mác:
Chất lượng sản phẩm là mức độ, là thước đo biểu thị giá trị sử dụng của nó.
1.5.2 Cạnh tranh bằng sản phẩm
Đa dạng hoá sản phẩm:
Đa dạng hoá sản phẩm thực chất là mở rộng hợp lý danh mục sản phẩm
trên một cơ cấu có hiệu quả cho doanh nghiệp. Trong điều kiện cạnh tranh quyết

liệt như ngày nay thì đa dạng hoá sản phẩm là nhằm phân tán rủi ro trong kinh
doanh.
Khác biệt hoá sản phẩm:
Khác biệt hoá sản phẩm là tạo ra các đặc điểm riêng biệt độc đáo có thể là
các đặc tính riêng của sản phẩm, sự điển hình về thiết kế, danh tiếng của sản
phẩm hay sự khác biệt về công nghệ sản xuất.
1.5.3 Cạnh tranh bằng giá cả
Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm mà người bán hay
doanh nghiệp dự tính có thể nhận được từ người mua thông qua việc trao đổi sản
phẩm trên thị trường. Giá cả được sử dụng làm công cụ cạnh tranh thông qua
chính sách giá bán. Khi đưa ra một chính sách giá doanh nghiệp cần căn cứ các
mặt sau:
Luợng cầu đối với doanh nghiệp cần tính toán nhiều phương án giá, ứng
với mỗi giá là một lượng cầu, từ đó chọn ra các phương án giá cho doanh nghiệp
mình.

Lê Đình Vĩnh

Luận văn thạc sĩ QTKD 2006-2008


×