Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tham luận phổ cập GDTHĐĐT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.21 KB, 4 trang )

THAM LUẬN
VỀ CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI
(Đơn vị: Trường Tiểu học Mê Linh – Lâm Hà)
Với địa hình chủ yếu là đồi núi, dân cư sống phân tán, việc đi lại của học sinh
gặp rất nhiều khó khăn; trình độ dân trí không đồng đều; đời sống của nhân dân còn
khó khăn, thiếu thốn… Đó là trở ngại lớn trong công tác phổ cập giáo dục Tiểu học
đúng độ tuổi(PCGDTHĐĐT) ở xã Mê Linh. Xã Mê Linh là một xã có dân số đông,
4/9 thôn gần 100% là đồng bào dân tộc K’ Ho, địa bàn rộng và phức tạp nên việc
phát triển sự nghiệp giáo dục của xã gặp không ít khó khăn. Mặc dù đã đạt chuẩn
quốc gia về PCGDTH và chống mù chữ từ năm 1996 nhưng trình độ dân trí của
người dân vẫn còn khá thấp, nhất là bà con đồng bào dân tộc K’Ho (Cil) ở các thôn
Thực Nghiệm, Cổng Trời, Buôn Chuối, Hang Hớt. Do đó, trong những năm qua,
cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp, các cấp chính quyền từ huyện đến
địa phương đều rất quan tâm đến công tác giáo dục, nâng cao chất lượng để không
chỉ dừng lại ở PCGDTH và chống mù chữ mà còn vươn đến PCGDTH đúng độ tuổi,
PCGDTHCS.
Có thể nói, thời gian qua, sự nghiệp giáo dục đã được cả xã vào cuộc một cách
quyết liệt và hiệu quả. Trên cơ sở các nghị quyết của Đảng bộ, các quyết định của
UBND xã, Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục của xã đã xây dựng kế hoạch cụ thể để
thực hiện mục tiêu PCGDTH đúng độ tuổi.
Tháng 10, năm 1996, xã Mê Linh đã được Nhà nước công nhận đơn vị đạt
chuẩn Quốc gia về Phổ cập Giáo dục Tiểu học - Chống mù chữ (PCGDTH-CMC),
từ đó đến nay xã vẫn có nhiều cố gắng để duy trì được chuẩn PCGDTH –CMC và
tiếp tục thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dụcTiểu học đúng độ tuổi.
Trong 13 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Mê Linh không
ngừng khắc phục mọi khó khăn để thực hiện mục tiêu của phổ cập giáo dục nhằm
góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng
mục tiêu của huyện nhà.
Cùng với sự đầu tư cơ sở vật chất, công tác xây dựng đội ngũ, nâng cao chất
lượng cũng được toàn ngành quan tâm. Đội ngũ cán bộ, giáo viên cũng không ngừng
tăng lên, đáp ứng được nhu cầu phát triển của giáo dục. Song song với chương trình


bồi dưỡng thay sách, các trường còn tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên,
tập trung vào kỹ năng thực hành đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng thiết bị.
Cạnh đó, còn luôn khuyến khích, hỗ trợ giáo viên tham gia học tập, nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ. Nhờ vậy mà tại thời điểm trước năm 2000, tỉ lệ giáo
viên/lớp mới có 1,05; giáo viên Tiểu học có trình độ trên chuẩn 8,9% thì hiện nay, tỉ
lệ giáo viên/lớp đạt 1,34 và đạt 78,4% số giáo viên Tiểu học có trình độ trên chuẩn.
Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2009, xã Mê Linh có 141 trẻ em 6 tuổi vào
lớp 1, đạt tỷ lệ 100%; 108 trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học, đạt tỷ lệ
80,0%; thời điểm tháng 10 năm 2010 toàn xã có 137 trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt tỷ lệ
100%; trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình là 116 đạt tỷ lệ 80,0%; Số trẻ trong độ
tuổi được huy động ra lớp 100%; năm học 2009-2010 và năm học 2010-2011 này cả
2 trường Tiểu học trên địa bàn xã không có học sinh nào bỏ học.
Toàn xã có 2 trường Tiểu học với 29 lớp, khoảng cách các điểm trường trong
xã đảm bảo theo quy định, tạo điều kiện cho tất cả học sinh trong độ tuổi đến trường
thuận lợi. Tổng số phòng học hiện có là 30, trong đó có 10 phòng kiên cố, tỷ lệ
33,3%; 19 phòng cấp 4 tỷ lệ 63,3%; 1 phòng dưới cấp 4 tỷ lệ 3,3%; số phòng/ lớp
học đạt tỷ lệ 1,03.
Việc triển khai thực hiện chương trình tiểu học được thực hiện đồng bộ theo
hướng dẫn hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhất là triển khai đổi mới chương
trình giáo dục phổ thông. Ngoài ra, các trường Tiểu học còn chú trọng đến việc tổ
chức dạy học 2 buổi/ngày, nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh và triển
khai môn tự chọn tiếng Anh ở trường Tiểu học Mê Linh.
Khu phân hiệu Thực Nghiệm của trường Tiểu học Mê Linh và trường Tiểu
học Cil cus đã tổ chức các lớp “Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ trước khi đến trường” và
tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc. Tranh thủ các nguồn lực xã hội để hỗ
trợ giáo dục Tiểu học trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học,
khuyến học , cấp học bổng cho học sinh, hỗ trợ đồ dùng dạy học, động viên và huy
động trẻ ra lớp, chống bỏ học ở Tiểu học.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện công tác Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng
độ tuổi vẫn phải chấp nhận một số vướng mắc thực tế về độ tuổi học sinh dân tộc,

vận động được các em trong độ tuổi ra lớp nhưng việc đi học chuyên cần lại rất khó
khăn, các em nghỉ học theo mùa vụ dẫn đến tình trạng học không thể đạt chuẩn, bị
lưu ban nhiều học sinh, thậm chí một học sinh còn lưu ban nhiều năm ở một lớp nên
trẻ học lớn tuổi nhiều. Một số gia đình phải làm lại giấy khai sinh cho con em, có
những trường hợp bị không khớp với hộ khẩu do đó trong sổ điều tra cơ bản nhiều
em phải ghi tuổi đi học khác và ghi chú tuổi trong hộ khẩu khác.
Với sự cố gắng, quyết tâm và những kết quả đã đạt được, xã Mê Linh đã
được công nhận đạt chuẩn Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vào thời điểm
tháng 12 năm 2009. Đây là một trong những sự kiện nổi bật của xã trong năm 2009,
bởi lẽ nó ghi nhận sự quyết tâm của toàn Đảng bộ, toàn dân xã Mê Linh trong việc
kiên trì thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục, trong đó có phổ cập giáo dục Tiểu học
đúng độ tuổi.
Bài học của sự thành công, đó là sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính
quyền địa phương và đã được cụ thể hóa bằng các nghị quyết, đề án phù hợp với
từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Sự phối hợp đồng bộ, hiệu
quả với tinh thần trách nhiệm cao của phòng giáo dục &đào tạo Lâm Hà, các nhà
trường, gia đình và cộng đồng, có vai trò hết sức quan trọng.
Điều khẳng định là phổ cập giáo dục phải mang tính xã hội hóa cao độ, trong
đó, các nhà trường phải làm tốt công tác tham mưu và phối hợp, làm tốt công tác
điều tra, kiểm tra, đánh giá, tổ chức dạy học và duy trì sĩ số một cách vững chắc.
Tuy nhiên, nếu đơn phương thì ngành giáo dục nhất định không thể hoàn thành được
nhiệm vụ mà phải có sự cộng đồng trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành trong
công tác tuyên truyền, vận động, xây dựng đội ngũ, tăng cường xây dựng cơ sở vật
chất trường lớp học, thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục, khuyến tài, khuyến học,
chống lưu ban, bỏ học.
Xã Mê Linh đã được công nhận phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi là
điều đáng mừng song giữ được chuẩn phổ cập trong thời gian tới là điều đáng lo.
Bởi vậy, nhiệm vụ ở phía trước vẫn còn khá nặng nề, trước hết là không tạo ra sự
thỏa mãn, chủ quan, phải xác định đây là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt trong mọi
thời điểm; phải tiếp tục tổ chức điều tra, bổ sung, cập nhật số liệu về phổ cập giáo

dục Tiểu học hàng năm; phải huy động tối đa trẻ em trong độ tuổi ra lớp và học xong
chương trình Tiểu học; xây dựng các giải pháp chống lưu ban, bỏ học, nâng cao chất
lượng đội ngũ; thực hiện có hiệu quả chương trình, chuẩn kiến thức và kỹ năng các
môn học ở Tiểu học, tăng cường việc dạy tiếng Anh cho bậc Tiểu học; tiếp tục đẩy
mạnh chương trình kiên cố hóa trường lớp, mua sắm trang thiết bị dạy học, sách giáo
khoa, sách giáo viên để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của người học, người dạy; nâng cao
tỷ lệ học sinh Tiểu học học 2 buổi/ngày; xây dựng ít nhất một trường Tiểu học trong
xã là trường đạt chuẩn quốc gia và có thư viện đạt chuẩn vào năm 2013;
Để đạt được điều đó ngoài sự quyết tâm, cố gắng , sự phối hợp chặt chẽ đồng
bộ của địa phương và các trường Tiểu học trên địa bàn xã thì cần có sự quan tâm,
giúp đỡ thường xuyên hơn nữa của phòng Giáo dục & Đào tạo Lâm Hà tới các nhà
trường cùng với sự tham mưu tích cực với các cấp về công tác đầu tư nâng cấp xây
dựng cơ sở vật cho các trường để chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi của
xã Mê Linh được duy trì một cách bền vững.
Mê Linh, ngày 7 tháng 11 năm 2010

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×