Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề kiểm tra học sinh giỏi Sinh 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.08 KB, 6 trang )

PHÒNG GD&ĐT YÊN KHÁNH
TRƯỜNG THCS KHÁNH NHẠC
ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN
MÔN SINH HỌC
Thời gian làm bài 120 phút
(Đề này gồm 9 câu,1 trang )
Câu I: 1. Cơ thể điều hoà quá trình sinh lý diễn ra bình thường trong mọi lúc,
mọi nơi bằng cách nào? Cho ví dụ minh hoạ.
2. Tại sao các vi khuẩn gây viêm tai,mũi, họng lại gián tiếp gây viêm cầu
thận?
Câu II: Một loài có kí hiệu bộ NST là: AaBbDdXY.
1. Hãy viết kí hiệu bộ NST của loài tại kì giữa I và kì cuối I của giảm
phân.
2. Do rối loạn trong quá trình giảm phân nên cặp NST XY không phân ly.
Hãy viết kí hiệu bộ NST trong các tế bào con được tạo ra.
Câu III: 1.Tại sao trâu, bò đều ăn cỏ nhưng prôtêin của chúng lại khác nhau?
2. Ngày nay có nhiều trẻ em ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong
ống nghiệm, phương pháp này có phải là phương pháp nhân giống vô tính trong ống
nghiệm không? Vì sao?
Câu IV: 1.Trong các dạng đột biến cấu trúc NST dạng nào gây hại nhất cho cơ
thể sinh vật? Vì sao?
2. Gen D dài 0,272µm có tỉ lệ A/G = 0,6. Do đột biến nên tỉ lệ này trong
gen đột biến là A /G = 60,32%
Xác định dạng đột biến . Cho biết chiều dài của gen không thay đổi.
Câu V: (2đ) 1.Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn qua nhiều thế hệ gây ra hiện
tượng gì? Giải thích?
2.Một quần thể sinh vật có tỉ lệ kiểu gen như sau: 0%AA: 100% Aa: 0%
aa
Tỉlệ này thay đổi như thế nào khi quần thể trên tự thụ phấn qua 3 thế hệ.
Câu VI:(2đ) Ở loài ong mật, trứng không được thụ tinh sẽ nở ra ong đực, trứng
được thụ tinh sẽ nở thành ong cái hoặc ong thợ. Đem lai 1 ong đực với 1 ong chúa


thu được F1 có kiểu gen như sau: Ong đực: AB, Ab, aB,ab; Ong cái và ong thợ:
AaBb, Aabb, aaBb, aabb.
Hãy biện luận để tìm kiểu gen của P trong phép lai trên.
Câu VII(1đ) Không viết sơ đồ lai, hãy xác định:
1.Tỉ lệ giao tử ABDE được tạo ra từ cá thể có kiểu gen AaBbDdEe.
2.Tỉ lệ kiểu hình có kiểu gen aaB-D- từ phép lai AaBbDD x AaBbDd.
Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng di truyền độc lập.
Câu VIII:
Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã và trạng thái cân bằng trong quần
thể là gì? Nêu những điểm khác nhau giữa chúng?
Câu IX:
Một quần xã sinh vật có các loài sau: Dê, thỏ, cỏ, cáo, hổ, vi khuẩn, gà rừng.
1.Hãy vẽ lưới thức ăn.
2. Phân tích mối quan hệ giữa 2 quần thể: Thỏ và cáo.
-- Hết—
PHÒNG GD&ĐT YÊN KHÁNH
TRƯỜNG THCS KHÁNH NHẠC
HD CHÂM ĐỀ KIÊM TRA
MÔN SINH HỌC
Thời gian làm bài 120 phút
(HD này gồm 09 câu, 03 trang )
Câu Nội dung Điểm
I(1 điểm)
1. Cơ thể điều hoà quá trình sinh lý diễn ra bình thường trong mọi lúc,
mọi nơi nhờ cơ chế điều hoà và phối hợp hoạt động của các phân hệ
giao cảm, đối giao cảm(hệ thần kinh dinh dưỡng) và hoạt động của các
tuyến nội tiết dưới sự chỉ dạo của hệ thần kinh.
VD: Khi lao động: Nhịp tim tăng, thở gấp, người nóng lên, ra nhiều
mồ hôi
Lúc nghỉ ngơi, mọi hoạt động diễn ra bình thường

2. Do: Các kháng thể của cơ thể sinh ra khi tấn công các vi khuẩn
này( theo đường máu đang kẹt ở cầu thận) đã tấn công nhầm và làm hư
hại cấu trúc cầu thân, gây viêm cầu thận
0.5
0.25
0.25
II(1,5đ)
1.Kì giữa 1: Các NST kép tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích
đạo của thoi phân bào
Kí hiệu bộ NST: AAaaBBbbDDddXXYY
Kì cuối 1: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới với số lượng là
bộ đơn bội kép
Kí hiệu bộ NST: AABBDDXX, AABBDDYY, AABBddXX,
AABBddYY, AAbbDDXX, AAbbDDYY, AAbbddXX, AAbbddYY,
aaBBDDXX, aaBBDDYY, aaBBddXX, aaBBddYY, aabbDDXX,
aabbDDYY, aabbddXX,aabbddYY.
2. Kí hiệu bộ NST: ABDXY, ABD, ABdXY, ABd, AbDXY, AbD,
AbdXY, Abd, aBDXY, aBD, aBdXY, aBd, abDXY,abD, abdXY, abd.
0,25
0,25
0,5
0,5
III(1đ)
1. Prôtêin của cỏ sau khi vào cơ thể trâu, bò sẽ bị phân cắt thành các
axit amin. Mà trâu, bò có ADN khác nhau nên khuôn để tổng hợp
prôtêin là khác nhau. Vì vậy mặc dù trâu, bò đều ăn cỏ nhưng prôtêin
của chúng là khác nhau
2. Không vì: Thụ tinh trong ống nghiêm là phương pháp lấy trứng của
người mẹ trộn với tinh trùng của người bố trong ống nghiệm, sau 2
ngaỳ thụ tinh thì phôi được đưa vào tử cung người mẹ(sinh sản hưũ

tính) còn nhân giống vô tính trong ống nghiệm là phương pháp tạo ra
các cá thể con từ một mô gốc(vô tính): Tách tế bào hoặc mô từ 1 cơ thể
rồi đem nuôi cấy để tạo mô sẹo, dùng hoocmon sinh trưởng kích thích
chúng phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh
0,5
0,5
IV(1,5đ)
1.Đột biến mất đoạn NST vì: chúng làm giảm đi 1 số gen, cấu trúc lại
NST, phá vỡ tính cân đối hài hoà về câu trúc vật chất di truyền.
2. N=2l/3.4 =2720x2/3.4 =1600 nên A=T= 300, G= X= 500
Do chiều dài của gen không đổi nên đây là đột biến thay thế cặp nu
Gọi x là số cặp nu bị thay thế ta có: A + x/ G- x =0.6032

x = 1
Vậy 1 cặp G-X được thay thế bằng 1 cặp A-T
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
V(1đ)
1. Gây ra hiện tượng thoái hoá giống vì tự thụ phấn qua nhiều thế
hệ sẽ làm cho tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm, kiểu gen đồng hợp tăng
tạo điều kiện cho các gen lặn gây hai có điều kiên được biểu
hiên
0,5
0,5
Người ra HD chấm
Dương Thị Hương Giang
Người duyệt Xác nhận của nhà

trường

×