Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Nghiên cứu phát triển du lịch biển đảo gắn với sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường huyện cô tô, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.38 MB, 145 trang )

Bùi Thị Hương Thu

Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Bùi Thị Hương Thu

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO GẮN VỚI
SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
HUYỆN CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Ngành Quản lí tài ngun và mơi trường
Mã số: 8850101.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
PGS.TS. ĐẶNG VĂN BÀO

GS.TS. TRƯƠNG QUANG HẢI

Hà Nội – 2018
1


Bùi Thị Hương Thu



Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trong
Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, các
thầy trong Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển. Cảm ơn các thầy cô đã tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện và
hoàn thành luận văn.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc của mình, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành nhất tới thầy giáo – GS.TS Trương Quang Hải, người đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu cũng như trong
quá trình thực hiện, hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ từ UBND huyện Cô
Tô, Chi cục thống kê huyện Cơ Tơ, Phịng Tài ngun và mơi trường huyện Cơ Tơ,
Phịng Thơng tin và Văn hóa Cơ Tơ, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng
Ninh... đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được thu thập dữ liệu, khảo sát thực địa,
điều tra xã hội học tại khu vực nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn tới những người bạn, đồng nghiệp đã tạo điều kiện và
giúp đỡ em khi thực hiện nghiên cứu luận văn.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, người thân đã luôn
ủng hộ, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ.

Hà Nội, tháng 11 năm 2018
Học viên

Bùi Thị Hương Thu

2



Bùi Thị Hương Thu

Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... v
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................................. 5
1.1 Tổng quan nghiên cứu phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường .......... 5
1.1.1 Trên thế giới ......................................................................................................... 5
1.1.2 Ở Việt Nam ......................................................................................................... 10
1.1.3 Về khu vực nghiên cứu ....................................................................................... 12
1.2 Cơ sở lí luận về du lịch, tài ngun và mơi trường du lịch ......................... 14
1.2.1 Một số lí luận về du lịch ..................................................................................... 14
1.2.2 Một số lí luận về tài nguyên du lịch ................................................................... 19
1.2.3 Một số lí luận về mơi trường du lịch .................................................................. 21
1.3 Phát triển du lịch gắn với sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường22
1.3.1 Tác động của hoạt động du lịch tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường ....... 22
1.3.2 Phát triển du lịch bền vững trong mối quan hệ với tài nguyên và môi trường .. 23
1.3.3 Sức chứa du lịch ................................................................................................. 24
1.4 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 25
1.4.1 Quan điểm nghiên cứu ....................................................................................... 25
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 27
1.4.3 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 32
CHƯƠNG 2. TÀI NGUYÊN DU LỊCH Ở HUYỆN ĐẢO CÔ TÔ ....................... 34
2.1 Vị trí địa lí và vị thế........................................................................................ 34

2.2 Tài nguyên du lịch ......................................................................................... 36
2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên ................................................................................ 36
2.2.2 Tài nguyên du lịch văn hóa ................................................................................ 47
2.2.3 Đánh giá của du khách về tài nguyên du lịch Cô Tô ......................................... 56
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG MỐI LIÊN
QUAN VỚI TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN CÔ TÔ ..................... 59
3.1 Hiện trạng phát triển du lịch ........................................................................ 59
3.1.1 Tổ chức các điểm, tuyến du lịch ......................................................................... 59
3.1.2 Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch ............................................................ 62
3.1.3 Quản lý và dịch vụ du lịch.................................................................................. 70
i


Bùi Thị Hương Thu

Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

3.1.4 Khách du lịch và doanh thu du lịch ................................................................... 71
3.2 Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tài nguyên và môi trường du lịch .. 75
3.2.1 Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tài nguyên địa hình và sử dụng đất ....... 75
3.2.2 Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tài nguyên và môi trường nước ............. 77
3.2.3 Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến môi trường khơng khí ............................ 83
3.2.4 Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học84
3.2.5 Rác thải từ hoạt động du lịch ............................................................................. 89
3.3 Sức chứa du lịch ............................................................................................ 95
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH CÁC NGUỒN LỰC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN VÀ
BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG HUYỆN ĐẢO CƠ TƠ ................................................ 100
4.1 Phân tích nguồn lực phát triển du lịch ...................................................... 100
4.1.1 Thế mạnh và hạn chế........................................................................................ 100

4.1.2 Cơ hội và thách thức ........................................................................................ 103
4.2 Giải pháp phát triển du lịch gắn với sử dụng hợp lí tài ngun và bảo vệ
mơi trường.......................................................................................................... 107
4.2.1 Tổ chức không gian du lịch gắn với hoạt động bảo vệ môi trường ................. 107
4.2.2 Giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch .............................................................. 108
4.2.3 Giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên ................................................................ 114
4.2.4 Giải pháp giảm thiểu suy thối tài ngun và ơ nhiễm mơi trường................. 114
4.2.5 Giải pháp giảm thiểu rác thải và xử lí rác thải rắn ......................................... 117
4.2.6 Phát triển du lịch gắn với bảo tồn đa dạng sinh học ....................................... 117
4.2.7 Giải pháp khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch,
nâng cao ý thức trách nhiệm với tài nguyên và môi trường ............................ 118
4.2.8 Quan trắc môi trường và cảnh báo sớm tai biến thiên nhiên .......................... 119
4.2.9 Giải pháp xây dựng và quản lí cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường du lịch . 120
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 124
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 130

ii


Bùi Thị Hương Thu

Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

DANH MỤC HÌNH
Hình i Sơ đồ vị trí huyện Cơ Tơ .................................................................................... 2
Hình 1.1 Hệ thống lãnh thổ du lịch ............................................................................. 16
Hình 1.2 Sơ đồ hệ thống lãnh thổ du lịch ................................................................... 17
Hình 1.3 Sơ đồ hệ thống du lịch.................................................................................. 18
Hình 1.4 Sơ đồ các bước nghiên cứu luận văn ........................................................... 32

Hình 2.1 Sơ đồ vị trí và ranh giới huyện Cơ Tơ, tỉnh Quảng Ninh ............................. 34
Hình 2.2 Bãi đá Cầu Mỵ - Bãi biển Hồng Vàn ........................................................... 37
Hình 2.3 Bản đồ Tài nguyên du lịch huyện đảo Cô Tô - Quảng Ninh.......................38a
Hình 2.4 Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa trung bình của Cơ Tơ giai đoạn 2005-2010 .. 39
Hình 2.5 Rừng Chõi xã Đồng Tiến ............................................................................. 42
Hình 2.6 San hơ Cơ Tơ (ảnh chụp năm 2015) ............................................................ 46
Hình 2.7 Di tích Đồn Cao – Ký Con ........................................................................... 49
Hình 2.8 Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Cơ Tơ tháng 5/2018 ................. 50
Hình 2.9 Khu hậu cần nghề cá và xưởng sứa Cơ Tơ .................................................. 51
Hình 2.10 Chùa Trúc Lâm và Nhà thờ huyện Cơ Tơ .................................................. 52
Hình 2.11 Bào ngư và hải sâm Cơ Tơ ......................................................................... 53
Hình 2.12 Mực ống, sá sùng, tu hàu, cầu gai Cô Tô ................................................... 54
Hình 2.13 Một số món ăn chế biến từ hải sản Cơ Tơ ................................................. 55
Hình 2.14 Biểu đồ Một số lí do khách du lịch lựa chọn đi du lịch Cơ Tơ .................. 56
Hình 2.15 Biểu đồ Hoạt động khách du lịch u thích tại Cơ Tơ ............................... 57
Hình 3.1 Khu di tích lịch sử Hồ Chủ tịch trên đảo Cơ Tơ .......................................... 59
Hình 3.2 Bản đồ hiện trạng phát triển du lịch huyện đảo Cô Tô - Quảng Ninh........61a
Hình 3.3 Biểu đồ số lượng cơ sở lưu trú qua các năm giai đoạn 2010-2017.............. 63
Hình 3.4 Hồ Trường Xuân .......................................................................................... 64
Hình 3.5 Tàu cao tốc vận chuyển khách giữa Cơ Tơ và đất liền ................................ 67
Hình 3.6 Phương tiện vận chuyển chủ yếu trên đảo ................................................... 67
Hình 3.7 Một số nhà hàng, quán ăn trên đảo Cô Tô Lớn ............................................ 68
Hình 3.8 Cơ sở mua sắm (chợ hải sản), cơ sở vui chơi giải trí trên đảo ..................... 69
Hình 3.9 Biểu đồ tăng trưởng khách du lịch huyện Cơ Tơ giai đoạn 2010-2017 ....... 73
Hình 3.10 Biểu đồ tăng trưởng khách du lịch các tháng trong năm 2017 .................. 73
iii


Bùi Thị Hương Thu


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Hình 3.11 Biểu đồ tăng trưởng khách du lịch và doanh thu du lịch giai đoạn
2010-2017 .................................................................................................... 74
Hình 3.12 Biểu đồ cơ cấu hộ gia đình có tỉ lệ thu nhập từ du lịch theo các mức trong
tổng thu nhập cả hộ ...................................................................................... 75
Hình 3.13 Rác tại khu vực Bãi đá Móng Rồng ........................................................... 76
Hình 3.14 Biểu đồ đánh giá tác động phát triển du lịch tới nguồn nước tại Cô Tô của
cộng đồng dân cư ......................................................................................... 78
Hình 3.15 Nước thải chưa qua xử lí chảy trực tiếp ra biển ......................................... 79
Hình 3.16 Biểu đồ biểu diễn hàm lượng TSS trong nước biển ven bờ tại một số bến
cảng tỉnh Quảng Ninh .................................................................................. 80
Hình 3.17 Biểu đồ diễn biến hàm lượng NH4+ trong nước biển ven bờ tại điểm
quan trắc Vụng cát 2,3 thị trấn Cơ Tơ ......................................................... 80
Hình 3.18 Biểu đồ hàm lượng TSS trong nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt huyện
Cơ Tơ ........................................................................................................... 82
Hình 3.19 Biểu đồ hàm lượng NH4+ trong nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt
huyện Cơ Tơ ................................................................................................. 82
Hình 3.20 Thi cơng xây dựng nhà nghỉ, hoạt động hàng quán gây ô nhiễm tiếng ồn 83
Hình 3.21 Sơ đồ hiện trạng mơi trường du lịch huyện đảo Cơ Tơ - Quảng Ninh.... 83a
Hình 3.22 Rạn san hô ở vùng biển Cô Tô đang suy thối nghiêm trọng .................... 87
Hình 3.23 Sơ đồ thu gom chất thải rắn tại huyện Cơ Tơ [59] .................................... 92
Hình 3.24 Bãi rác Vng Xi và Khu xử lí rác Trường Xuân ...................................... 93
Hình 3.25 Rác thải tại bãi biển Tình Yêu, bãi biển Hồng Vàn ................................... 94
Hình 3.26 Biểu đồ tỉ lệ ý kiến người dân trong đánh giá các tác động của phát triển
du lịch tới môi trường .................................................................................. 95
Hình 4.1 Bản đồ định hướng khơng gian phát triển du lịch gắn với
bảo vệ tài nguyên và môi trường huyện Cơ Tơ - Quảng Ninh.................107a
Hình ii.1 Một số lồi thực vật tự nhiên ở Cơ Tơ ....................................................... 136
Hình ii.2 Trận mưa lớn và lũ lịch sử tháng 7-8/2015 tại Cơ Tơ .............................. 136

Hình ii.3 Núi Lưỡi Cày và bãi biển Hồng Vàn - Cơ Tơ............................................ 136
Hình ii.4 Điều tra xã hội học và thực địa Cô Tô ....................................................... 137

iv


Bùi Thị Hương Thu

Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Nhiệt độ và lượng mưa trung bình Cơ Tơ từ năm 1980 ÷ 2010 .................. 39
Bảng 2.2 Số giờ nắng trung bình các tháng tại một số trạm trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh được quan trắc trong nhiều năm.............................................. 40
Bảng 2.3 Mức độ thích nghi của nhiệt độ nước biển với du lịch biển ........................ 40
Bảng 2.4 Lí do khách du lịch đến Cô Tô .................................................................... 56
Bảng 3.1 Số lượng cơ sở lưu trú du lịch giai đoạn 2010 – 2017 ................................ 62
Bảng 3.2 Số lượng phương tiện giao thông tham gia hoạt động du lịch năm 2017 ... 65
Bảng 3.3 Mức độ hài lòng của khách du lịch đối với điề u kiê ̣n giao thông ở Cơ Tơ . 66
Bảng 3.4 Mức độ hài lịng của du khách với dịch vụ ăn uống trên đảo Cô Tô .......... 68
Bảng 3.5 Tăng trưởng khách du lịch giai đoạn 2010-2017......................................... 72
Bảng 3.6 Số ngày lưu trú trung bình và tổng số ngày khách ...................................... 74
Bảng 3.7 Doanh thu dịch vụ du lịch huyện Cô Tô giai đoạn 2012-2017 ................... 74
Bảng 3.8 Kết quả quan trắc nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt ............................ 81
Bảng 3.9 Danh sách các lồi sinh vật biển q hiếm vùng biển Cơ Tô, Đảo Trần .... 86
Bảng 3.10 Tiêu chuẩn phát thải và tỉ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị
cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ..................................................... 89
Bảng 3.11 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh và thu gom huyện Cô Tô năm
2017.............................................................................................................. 90
Bảng 3.12 Lượng rác thải rắn phát sinh từ hoạt động du lịch năm 2017 .................... 91

Bảng 3.13 Khả năng chịu tải vật lí và sức chứa các bãi tắm tại Cô Tô ...................... 98
Bảng 4.1 SWOT phát triển du lịch Cô Tô................................................................. 106
Bảng 4.2 Không gian phát triển du lịch gắn với hoạt động bảo vệ môi trường ........ 107
Bảng i.1 Nhiệt độ trung bình tỉnh Quảng Ninh từ năm 1980 ÷ 2010 ....................... 130
Bảng i.2 Diễn biến độ ẩm khơng khí trung bình các tháng tại một số trạm trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh được quan trắc trong nhiều năm .................................... 130
Bảng i.3 Tổng dân số, dân số phân theo giới tính, thành thị và nơng thơn, giai đoạn
2010-2017 .................................................................................................. 131
Bảng i.4 Giá trị sản xuất phân theo ngành kinh tế của huyện Cô Tô, giai đoạn
2013 -2017 ................................................................................................. 131
Bảng i.5 Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 ............................................................... 132
v


Bùi Thị Hương Thu

Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Bảng i.6 Số liệu QTMT nước biển khu vực cảng Cô Tô giai đoạn 2009 – 2015 ..... 133
Bảng i.7 Kết quả quan trắc chất lượng nước biển ven bờ 2016-2017 ...................... 134
Bảng i.8 Kết quả quan trắc nước ngầm lỗ khoan CT7 Cô Tô ................................... 135

vi


Bùi Thị Hương Thu

Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

MỞ ĐẦU


Tính cấp thiết
Phát triển tổng hợp kinh tế biển đã và đang trở thành thế mạnh của nhiều quốc
gia trong kỉ nguyên “hướng sự phát triển ra biển”. Trong đó, ngành du lịch biển đảo cũng đang dần phát huy được tiềm năng và vai trị của mình trong hệ thống
kinh tế, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia có biển.
Ở Việt Nam, với khoảng 3600km đường bờ biển và hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ
[51] và hàng loạt những thắng cảnh nổi tiếng thế giới như Hạ Long, Nha Trang, Lý
Sơn, Phan Thiết, Phú Quốc, …ngành du lịch biển đảo đang từng bước phát huy thế
mạnh của mình. Chính du lịch đã làm thay đổi nền kinh tế - xã hội của các tỉnh ven
biển, nâng cao đời sống người dân địa phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng
việc phát triển du lịch biển - đảo còn nhiều bất cập như: Dịch vụ du lịch còn thiếu,
nghèo nàn; sản phẩm du lịch biển chưa đa dạng; thiếu quy hoạch cụ thể và đặc biệt
là hiện tượng ơ nhiễm mơi trường, suy thối tài ngun.
Cơ Tơ là huyện đảo địa đầu Đông Bắc Tổ quốc, thuộc tỉnh Quảng Ninh, nơi có
vị trí chiến lược trong hệ thống an ninh - quốc phòng biển đảo. Trong những năm
gần đây, sự phát triển mạnh mẽ ngành du lịch đã giúp Cô Tô trở thành điểm đến hấp
dẫn, thu hút hàng trăm nghìn lượt khách mỗi dịp hè đến. Du lịch phát triển tạo động
lực cho nhiều ngành kinh tế khác phát triển, giải quyết việc làm cho người lao động,
góp phần vào q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân,
đảm bảo an sinh xã hội... Sự phát triển nóng này mang lại nhiều cơ hội cho người
dân địa phương nhưng cũng đem đến sức ép ngày càng lớn đến hệ thống tài nguyên
và môi trường nơi đây. Để du lịch ở Cô Tô phát triển bền vững, tương xứng với
tiềm năng và tạo được thương hiệu riêng cần phải có những giải pháp thiết thực
trong cơng tác quản lí tài ngun và mơi trường.
Chính vì những lí do trên, học viên chọn đề tài luận văn thạc sỹ khoa học với
tiêu đề “Nghiên cứu phát triển du lịch biển đảo gắn với sử dụng hợp lí tài ngun
và bảo vệ mơi trường huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh”.

1



Bùi Thị Hương Thu

Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Mục tiêu đề tài
Làm rõ tiềm năng tài nguyên du lịch, thực trạng phát triển du lịch, mối quan
hệ giữa hoạt động du lịch với môi trường tự nhiên huyện đảo Cô Tơ. Trên cơ sở đó
đề xuất giải pháp gắn phát triển du lịch với quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
khu vực nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu
Về mặt khơng gian: huyện Cơ Tơ, tỉnh Quảng Ninh

Hình i Sơ đồ vị trí huyện Cơ Tơ

Nguồn: CoTo.gov.vn
Huyện Cơ Tơ là huyện đảo nằm ở địa đầu Đông Bắc của vùng biển Việt Nam.
Huyện Cơ Tơ bao gồm 30 hịn đảo lớn nhỏ. Trong đó 29 hịn đảo qy quần thành
quần đảo Cô Tô mà trung tâm là đảo Cô Tô Lớn và đảo Thanh Lân. Hòn đảo lớn
còn lại là đảo Chằn (còn gọi là đảo Trần hoặc Chàng Tây) đứng riêng về phía đơng
bắc. Nghiên cứu tập trung vào khu vực đảo Cô Tô Lớn và đảo Thanh Lân, nơi hiện
diễn ra các hoạt động du lịch chủ yếu trong huyện.
Về mặt khoa học: Phân tích, đánh giá việc quản lí, sử dụng tài ngun và mơi
trường trong q trình phát triển du lịch tại khu vực nghiên cứu để hướng tới mục
tiêu phát triển du lịch bền vững. Môi trường du lịch chủ yếu xem xét môi trường tự
nhiên qua đánh giá hiện trạng chất lượng nước, không khí, mơi trường đất, rác thải
và hệ sinh thái khu vực nghiên cứu.

2



Bùi Thị Hương Thu

Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lý luận về tài nguyên, môi trường, du lịch và phát triển du
lịch bền vững;
- Phân tích làm rõ đặc điểm nội lực và ngoại lực, đánh giá giá trị của hệ thống
tài nguyên thiên nhiên cho phát triển du lịch tại khu vực;
- Tìm hiểu và đánh giá hiện trạng phát triển du lịch;
- Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường trong mối quan hệ
với phát triển du lịch tại khu vực;
- Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch bền vững trên cơ sở quản lí tài
nguyên và bảo vệ môi trường.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu và thực hiện tốt các nội dung trên, cần thực hiện các
hoạt động nghiên cứu sau đây:
- Thu thập, phân tích và đánh giá các tài liệu đã được cơng bố có liên quan
đến nội dung nghiên cứu của luận văn
- Tiến hành điều tra thực địa, khảo sát nằm bổ sung các phân tích về tài
nguyên, môi trường và hiện trạng phát triển du lịch tại khu vực nghiên cứu.
- Xây dựng các bản đồ tài nguyên du lịch, hiện trạng và định hướng phát triển
du lịch huyện đảo Cô Tô.
- Tổng hợp tài liệu và viết luận văn.
Câu hỏi nghiên cứu
- Cơ Tơ có những nguồn lực nào để phát triển du lịch biển đảo?
- Thực trạng phát triển du lịch ở Cô Tô những năm qua như thế nào?
- Phát triển du lịch ảnh hưởng như thế nào đến tài nguyên và môi trường du
lịch ở Cơ Tơ?

- Giải pháp gì cho phát triển du lịch đảm bảo sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo
vệ môi trường?
Cơ sở tài liệu sử dụng
Luận văn được sử dụng nguồn tài liệu phong phú từ các giáo trình, các bài báo
khoa học, sách chuyên ngành, các bài báo khoa học; đặc biệt là các kết quả nghiên
cứu do chính học viên thực hiện khảo sát thực địa, điều tra xã hội học, cụ thể:
3


Bùi Thị Hương Thu

Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

- Các tài liệu phục vụ tổng quan cơ sở lý luận liên quan đến tài nguyên, môi
trường, phát triển du lịch gắn với quản lí tài ngun và bảo vệ mơi trường
- Các đề tài, dự án, nghiên cứu đã công bố liên quan:
+ Các nghiên cứu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội khu vực nghiên cứu.
+ Các báo cáo hiện trạng phát triển du lịch từ năm 2010 đến năm 2017 của
Phịng Văn hóa và Thơng tin huyện Cô Tô.
+ Các báo cáo hiện trạng môi trường Cô Tô giai đoạn 2006-2010; 2010-2015,
các số liệu quan trắc môi trường năm 2016, 2017 của Sở Tài nguyên và môi trường
tỉnh Quảng Ninh tiến hành quan trắc theo từng quý mỗi năm tại 5 điểm quan trắc
môi trường nước, 1 điểm quan trắc mơi trường khơng khí.
+ Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2016, 2017 của Phịng Tài ngun
và mơi trường huyện.
- Tài liệu thu thập trực tiếp từ quá trình thực địa, phỏng vấn, điều tra xã hội
học và xử lý số liệu bảng hỏi tại địa phương (178 phiếu hỏi khách du lịch, 211
phiếu hỏi cộng đồng).
- Các văn bản, quyết định các cấp từ Chính phủ đến địa phương liên quan vấn
đề khai thác, sử dụng và quản lý các loại tài nguyên trên địa bàn khu vực nghiên

cứu và lân cận.
Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đã trình bày những kết quả nghiên
cứu trong 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tài liệu, cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 2. Tài nguyên du lịch ở huyện đảo Cô Tô
Chương 3. Thực trạng phát triển du lịch trong mối liên quan với tài nguyên và
môi trường huyện Cơ Tơ
Chương 4. Phân tích các nguồn lực và đề xuất giải pháp phát triển du lịch gắn
với sử dụng hợp lí tài ngun và bảo vệ mơi trường huyện đảo Cô Tô

4


Bùi Thị Hương Thu

Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan nghiên cứu phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường
1.1.1 Trên thế giới
Du lịch là một ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt, điều này có nghĩa là tài
nguyên là nhân tố cơ bản để tạo ra sản phẩm du lịch [49]. Trong các điều kiện đặc
trưng đối với sự phát triển du lịch, nhiều chuyên gia nghiên cứu về du lịch cho rằng
tài nguyên du lịch là yếu tố quyết định và quan trọng hàng đầu. Các nhà địa lí Liên
Xơ dưới sự chủ trì của Mukhina đã biên soạn những tài liệu hướng dẫn đánh giá các
tổng thể tự nhiên cho mục đích du lịch. Một trong những vấn đề được các nhà địa lí
hết sức quan tâm là nghiên cứu phương pháp xác định sức chứa, độ bền vững của
các cảnh quan đối với hoạt động du lịch [dẫn theo 51]. Tiêu biểu là nghiên cứu sức

chứa và sự ổn định của các điểm du lịch của Khadaxkia (1972) và Sepfer (1973).
Các nhà địa lý cảnh quan học của trường Đại học tổng hợp Matxcova như
E.D.Xmirnova, V.B.Nhefedova đã nghiên cứu các vùng cảnh quan cho mục đích
nghỉ dưỡng trên lãnh thổ Liên Xơ (cũ).
Theo Pirojnik I.I (2985), ngồi Liên Xơ, việc đánh giá và đề xuất các hình
thức sử dụng tài nguyên du lịch tự nhiên được đề cập rộng rãi ở các cơng trình của
các nhà địa lí Mỹ như Bohart, Davis và các nhà địa lí Canada như Wolfe,
Heneiner... Các nhà địa lí Ba Lan như Kostrouixki;Warszyncka... đi sâu nghiên cứu
khả năng chịu tải của các cảnh quan tự nhiên...[dẫn theo 51]. Jean – Pierre LozatoGiotart (1987), nhà địa lí người Pháp cho rằng, ở giai đoạn đầu, những cảnh điểm
hấp dẫn du khách du lịch, khách tham quan đến để “ngắm nhìn”. Sau đó, khi lượng
khách đến nhiều, xuất hiện nhu cầu tiêu thụ tài nguyên tại điểm đến như ăn, uống,
nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí,... Khi số lượng khách tăng nhiều hơn, xuất hiện những
sức ép như quá tải trong tiêu thụ, quá tải về mặt xã hội, kinh tế, môi trường tự
nhiên... các cơ quan quản lí phải có biện pháp để làm chủ tình hình khai thác, sử
dụng khơng gian [dẫn theo 51].
Các nhà khoa học thuộc tổ chức ICURP gồm lechoslaw Czernic, Halina
Orlinska (Ba Lan) và Edfrank (Hà Lan) – 1994 đã nghiên cứu xác định các điểm tuyến du lịch giữa biên giới Ba Lan – Đức và ven biển phía Bắc của biển Ban Tích
5


Bùi Thị Hương Thu

Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

thuộc lãnh thổ Ba Lan - Đức. Bắt đầu từ việc phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội, xác định các điểm - tuyến du lịch, sau đó nhấn mạnh bảo vệ môi trường
sinh thái, môi trường trên quan điểm phát triển bền vững cho ngành du lịch tại vùng
này [29]. Gần đây, hướng nghiên cứu sức tải du lịch và phát triển du lịch bền vững
được nhiều nhà khoa học quan tâm. Tiêu biểu như nghiên cứu của Shahida Zubair
(2011) về sức tải môi trường của các hoạt động du lịch tại Maldives hay nghiên cứu

tác động của hoạt động du lịch đối với việc xả thải khí CO2 tại Trung Quốc của
Weiqing Meng.
Ngồi những cơng trình nghiên cứu kinh điển như trên, nhận thức rõ tầm quan
trọng của tài nguyên và môi trường đối với phát triển du lịch, nhiều quốc gia trên
thế giới đã đưa ra hệ thống chính sách nhằm bảo vệ các tài nguyên và môi trường du
lịch. Vấn đề phát triển du lịch biển đảo bền vững, phát triển du lịch gắn với bảo vệ
môi trường đã được nhiều nước quan tâm và định hướng chiến lược phát triển rõ
ràng. Điển hình trong số đó là quốc đảo Madives. Ở đây, du lịch là ngành công
nghiệp quốc gia luôn được nhà nước quản lý chặt chẽ nhằm bảo tồn môi trường tự
nhiên và bảo vệ mơi trường nhân văn. Chính phủ Madives xác định, chất lượng môi
trường tự nhiên là sự hấp dẫn chủ yếu đối với khách du lịch, vì thế để thực hiện các
chính sách mơi trường chặt chẽ, ngay từ đầu chính phủ đã cẩn trọng trong việc lựa
chọn cho thuê đất trên đảo. Để bảo vệ hiệu quả tài nguyên tự nhiên và nhân văn,
chính phủ Maldives ngay từ đầu đã nghiêm khắc áp đặt các quy định, định hướng
hoạt động và xây dựng ở các khu nghỉ dưỡng [68]. Trong đó, để bảo vệ mơi trường
nhân văn của các cư dân trên đảo, quan điểm của chính phủ là xây dựng các đảo
nghỉ dưỡng tách biệt, cách xa đảo có người sinh sống. Để bảo vệ mơi trường tự
nhiên, lượng khách du lịch cư trú trên một đảo bị giới hạn so với thực tế, diện tích
tối đa để xây dựng các loại cơng trình chỉ chiếm 20% diện tích đảo; nghiêm cấm
hoạt động di chuyển các loại thực vật có sẵn, có nguy cơ phá vỡ hệ sinh thái biển và
làm thay đổi hình dạng các đầm phá.
Ngồi ra, chính phủ Maldives cũng giới thiệu tiêu chuẩn hoạt động thân thiện
với môi trường trên các đảo nghỉ dưỡng như: cấu trúc san hô và đá ngầm không bị
hoạt động khai thác mỏ phá hủy; toàn bộ các cơng trình ở bờ biển phải được quản lý
chặt chẽ; việc xây dựng các cầu tàu và đê chắn sóng khơng được làm thay đổi dịng
6


Bùi Thị Hương Thu


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

chảy nước biển; các khu nghỉ dưỡng phải có lị đốt đốt rác, máy nghiền chai lọ;
ngăn chặn việc chôn sâu rác thải dưới long đất; thiết kế kiến trúc phải giữ gìn được
vẻ đẹp tự nhiên của đảo nghỉ dưỡng.
Đối với khách du lịch, khuyến khích tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường,
như: tiết kiệm nước, năng lượng và kiềm chế hoạt động phá hủy san hô. Để tăng
hiểu biết của du lịch đối với sự nhạy cảm của hệ sinh thái và môi trường biển ở
Maldivian, nhiều đảo nghỉ dưỡng đã phát tờ bướm và sách mỏng thông tin; mời
khách du lịch tham dự các lớp và hội thảo đặc biệt về bảo vệ môi trường và đá
ngầm có thể bị phá hỏng. Các đảo nghỉ dưỡng theo đuổi chương trình làm đẹp cảnh
quan bằng việc trồng cây xanh và hoa để phục vụ mục đích trang trí và giải trí. Mỗi
đảo nghỉ dưỡng tự xử lý lượng lớn rác thải trên đảo [68].
Thái Lan cũng là nước có ngành du lịch biển phát triển mạnh ở châu Á. Ngành
du lịch là ngành thu được nguồn ngoại tệ chủ yếu và cao hơn các ngành sản xuất
khác của Thái Lan. Năm 1997, khi Thái Lan rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế thì
chính du lịch là ngành kinh tế chủ đạo góp phần đưa nền kinh tế Thái Lan từ chỗ
thâm hụt, giảm sút đến mức ổn định và dần tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của Thái Lan về du lịch là tăng cường, tập trung thu
hút khách, tăng nguồn thu cho ngân sách, nhưng sự bùng nổ du lịch đó đã mang đến
cho Thái Lan những tác động tiêu cực đối với các tài nguyên du lịch như vấn đề suy
thối, ơ nhiễm mơi trường, thay đổi sắc thái nền văn hóa. Nhận thức được ảnh
hưởng tiêu cực đó, Chính phủ Thái Lan đã chuyển mục tiêu phát triển du lịch, tập
trung vào việc nâng cao phần đóng góp tăng trưởng kinh tế của đất nước, bảo vệ
mơi trường trên cơ sở phát triển một cách ổn định và cân bằng, khuyến khích phát
triển các nguồn lực, đảm bảo năng lực tham gia vào quá trình phát triển du lịch [50].
Trong đó, chú trọng khơi phục và giữ gìn các tài ngun du lịch, bảo vệ mơi trường,
văn hóa nghệ thuật thơng qua việc ưu tiên phát triển du lịch bền vững.
Ở Singapore - một quốc đảo nhỏ, tài nguyên hạn chế, nhưng đã biết phát huy
triệt để tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý và nguồn lực con người để có những

bước phát triển vượt bậc. Tháng 6 năm 2010, quốc đảo này chạm mốc “một triệu
khách du lịch trong một tháng”. Cũng năm 2010, du lịch đóng góp cho nền kinh tế
Singapore 18,8 tỉ đô Sing, năm 2012 là 22,2 tỉ đô Sing, năm 2017 là 36,6 tỉ đô Sing
7


Bùi Thị Hương Thu

Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

tương đương 26,8 tỉ USD [53]. Để có được kết quả này, phải nói đến sự thành cơng
của việc hoạch định, xây dựng chiến lược và các kế hoạch phát triển du lịch phù
hợp cho từng giai đoạn của Chính phủ Singapore. Singapore đã khơng ngững nỗ lực
để tạo ra hình ảnh du lịch “Singapore đất nước sạch và xanh” với hàng loạt những
điểm đến hấp dẫn như Vịnh Marina, Đảo Sentosa, Vườn thực vật Singapore
(Botanic Garden), Công viên bướm & Vương quốc Côn trùng... Quốc đảo xanh này
luôn chú trọng công tác bảo tồn và phát huy những giá trị tài nguyên, chú trọng bảo
vệ môi trường thông qua những quy định nghiêm ngặt, những đạo luật kiểm soát và
bảo vệ môi trường.
Theo nghiên cứu của Zainul Hidayah, Daniel M Rosyid and Haryo Dwito
Armono về quản lí đảo nhỏ tại Indonesia, phát triển và quản lý đảo nhỏ là các quy

trình cần được thực hiện bởi chính phủ nhằm tăng thu nhập quốc gia, đặc biệt là
trong ngành du lịch. Trong đó, du lịch sinh thái biển là một trong những cách tiếp
cận đáng tin cậy nhất để đạt được sự quản lý bền vững của các đảo nhỏ. Tuy nhiên,
Hamzah (2007) đã nói rằng cường độ phát triển của Đảo nhỏ sẽ tạo ra việc sử dụng
tài nguyên thiên nhiên cao [73]. Các tác động đáng kể có thể xảy ra, nhất là mối đe
dọa từ suy thối mơi trường, ô nhiễm, phá hủy hệ sinh thái và đánh bắt q mức. Do
đó, quản lý các hịn đảo nhỏ cần được tồn diện và tích hợp. Và, để áp dụng khái
niệm quản lý bền vững các đảo nhỏ, thông tin về các điều kiện sinh thái, đặc điểm

kinh tế xã hội của đảo là rất quan trọng (Teh và Cabanban, 2007). Với trường hợp
đảo Gili Timur, Đông Java, Indonesia, nơi có tiềm năng phát triển du lịch. Quản lý
đảo nên xem xét các khía cạnh mơi trường thơng qua các nỗ lực bảo tồn và duy trì
chất lượng mơi trường là ưu tiên hàng đầu. Quản lý theo định hướng thông tin môi
trường du lịch sinh thái sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc quản lý bền vững Đảo Gili
Timur. Cách tiếp cận này dự kiến sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của người dân địa
phương thông qua tăng năng suất thủy sản, tăng doanh thu từ du lịch và tạo việc làm
mới [73].
Theo Marilena Papageorgiou, Đại học Mở Hellenic, Hy Lạp, trong số tất cả
các hoạt động của con người diễn ra trên biển, quan trọng nhất và phát triển nhanh
nhất (về mặt tài chính và cơ hội việc làm) là ngành du lịch biển và ven biển, bao
gồm các hoạt động khác nhau liên quan đến nước và biển [76]. Những lo ngại về tác
8


Bùi Thị Hương Thu

Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

động tới mơi trường của du lịch biển và ven biển địi hỏi xây dựng quy hoạch không
gian biển (MSP) để đảm bảo các hoạt động diễn ra bền vững nhất có thể. Theo
nhiều học giả và nghiên cứu (Brida và Zapata, 2010; Copeland, 2008), du thuyền và
du lịch trên biển gây ô nhiễm môi trường nước và không khí (chủ yếu là do khí thải
của tàu du lịch). Đồng thời, các hoạt động du lịch biển khác (như các chuyến đi
hàng ngày, dưới nước, vv), do mơ hình khơng gian mà chúng tuân theo (gần môi
trường đô thị và càng gần bờ biển càng tốt) cũng góp phần làm suy thối vùng nước
ven biển, đặc biệt là những vùng gần thành phố (Orams, 1999; Earle, 1995). Du lịch
ven biển thường gây ra các tác động môi trường và áp lực đối với các hệ sinh thái
ven biển và biển. Trên thực tế, vì hầu hết các hoạt động du lịch ven biển bao gồm
phát triển nhà và khu nghỉ mát ven biển, các mơ hình xây dựng có nhiều khả năng

dẫn đến tăng tính dễ bị tổn thương của điểm đến, mất đa dạng sinh học, tiếp xúc với
hiện tượng biến đổi khí hậu, mất hấp dẫn, vv (Honey và Krantz, 2007). Quy hoạch
không gian biển, một khái niệm nhằm xử lý và điều chỉnh hành vi con người cũng
như môi trường đang diễn ra tại các không gian biển và ven biển, được coi là một
công cụ đầy hứa hẹn để phát triển du lịch tương thích với các mục đích sử dụng
khác của con người và ít bị ảnh hưởng với mơi trường. Quy hoạch khơng gian biển
cũng có thể đóng một vai trị quan trọng trong việc tổ chức phát triển du lịch, đặc
biệt là về đảm bảo và đạt được tình trạng tốt của mơi trường và khả năng phục hồi,
chống lại các tác động của biến đổi khí hậu [76]. Du lịch biển và ven biển - một
trong những hoạt động kinh tế lớn nhất và quan trọng nhất trong không gian biển và
ven biển, được chú ý trong quy hoạch không gian biển nhằm giảm thiểu tác động
đến các hệ sinh thái tự nhiên, hài hịa với các mục đích sử dụng của con người, góp
phần vào sự bền vững của cả nền kinh tế và hệ sinh thái tự nhiên.
Tài nguyên và môi trường không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch mà
nó cịn ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của con người, do đó việc
quản lí tài ngun và bảo vệ mơi trường trong q trình phát triển du lịch đã được
nhiều quốc gia trên thế giới nhận thức tầm quan trọng và có những chiến lược, kế
hoạch thực hiện rõ ràng. Nhờ đó, du lịch ở những nước này ngày càng phát triển
mạnh, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế nói chung.

9


Bùi Thị Hương Thu

Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

1.1.2 Ở Việt Nam
Lịch sử ngành du lịch Việt Nam được đánh dấu bắt đầu từ năm 1960. Từ đó
đến nay, nhiều cơng trình nghiên cứu về du lịch đã được cơng bố với các hướng về

tổ chức lãnh thổ du lịch; nghiên cứu điều kiện cho phát triển du lịch; nghiên cứu các
loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa; tiêu biểu
là một số tác giả: Trần Đức Thanh, Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ,
Đặng Duy Lợi, Phạm Trung Lương, Bùi Thị Hải Yến…
Những nghiên cứu chung về lí luận du lịch như: “Nhập môn khoa học du
lịch” (Trần Đức Thanh, 2003), Giáo trình Địa lí du lịch (Trần Đức Thanh, 2017),
“Giáo trình kinh tế du lịch” (Nguyễn Văn Đính, 2006), “Địa lí du lịch Việt Nam
“(Nguyễn Minh Tuệ, 2010). Các tác giả đề cập tới nhiều vấn đề khái quát như: khái
niệm về du lịch, lịch sử hình thành và xu hướng phát triển của du lịch, đặc điểm
trong hoạt động du lịch hay điều kiện cho phát triển du lịch. Ngồi ra, những cuốn
này cịn bao hàm những vấn đề về kinh tế du lịch như cung cầu trong du lịch, tổ
chức và quản lý hoạt động du lịch.
Hướng nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, sử dụng hợp lí tài ngun và
bảo vệ mơi trường du lịch cũng được chú trọng: “Du lịch bền vững” (Nguyễn Đình
Hịe, 2001), Quy hoạch du lịch (Bùi Thị Hải Yến, 2006), “Nghiên cứu phát triển du
lịch sinh thái dựa vào cộng đồng cho các vườn quốc gia đặc thù ở miền Bắc Việt
Nam” (Nguyễn Thị Hải, 2011) cùng một số luận án: “Phát triển du lịch bền vững ở
Phong Nha - Kẻ Bàng” (Trần Tiến Dũng, 2006), “Chiến lược phát triển du lịch bền
vững tỉnh Nghệ An đến năm 2020” (Nguyễn Tư Lương, 2015).
Hướng nghiên cứu du lịch biển đảo được thể hiện trong “ Biển đảo Việt Nam
– Tài nguyên vị thế và những kì quan địa chất, sinh thái tiêu biểu” (Trần Đức
Thạnh, 2012), Đề án “ Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến
năm 2020”(2013), “Hiện trạng mơ hình hợp tác quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại
các vùng biển cận biên và gợi ý ban đầu cho Việt Nam” (Dư Văn Toán), “ Khái
quát về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 50 đảo ven bờ Bắc Bộ Việt Nam”
(ng Đình Khanh, Lê Đức An, 2013)...
Ngồi những nghiên cứu của các nhà khoa học, vấn đề phát triển du lịch cũng
được các nhà quản lí quan tâm. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm
10



Bùi Thị Hương Thu

Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

2010 tầm nhìn đến năm 2030 khẳng định Phát triển du lịch bền vững, gắn chặt với
việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan bảo vệ mơi
trường; bảo đảm an ninh quốc phịng, trật tự an toàn xã hội là 1 trong 5 quan điểm
phát triển du lịch [3]. Hoạt động du lịch phải khuyến khích, tạo được động cơ và
mối quan tâm tới công tác bảo tồn các giá trị tài nguyên; tạo nguồn kinh phí cho bảo
tồn từ nguồn thu nhập du lịch
Theo Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030. Trong giai đoạn phát triển vừa qua Du lịch Việt Nam đã đóng góp
lớn trong GDP với tỉ trọng từ 3,21% năm 1995 tăng lên 5,8% năm 2010, khằng định
vị thế của một ngành dịch vụ ngày càng quan trọng. Du lịch đã tạo ra trên 1,4 triệu
việc làm chiếm 3,8% tổng lao động, trong đó có trên 470.000 lao động trực tiếp.
Hiệu quả kinh tế của du lịch cũng lan tỏa tới nhiều ngành, lĩnh vực; cùng với đó là
những tác động về văn hóa, xã hội và mơi trường, vai trò của ngành du lịch đang
được nâng cao trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần
xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế [4].
Cũng theo quy hoạch này, nước ta có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và
nhân văn vô cùng phong phú. Trong đó, thế mạnh về du lịch biển đảo khá nổi trội
với hệ thống các bãi biển, các đảo và quần đảo. Nước ta có khoảng 125 bãi biển có
khả năng khai thác phục vụ du lịch, các bãi biển có chất lượng tương đối cao về độ
dốc, độ mịn, độ trong của nước biển... phân bố trải dài từ Bắc vào Nam, thuận tiện
cho khai thác phục vụ du lịch [4]. Tiêu biểu có thể kể đến Trà Cổ, Quan Lạn, Bãi
Cháy, Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô, Non Nước, Mĩ Khê, Sa Huỳnh, Nha Trang, Cà
Ná, Mũi Né, Vũng Tàu, Phú Quốc, Hà Tiên... Hệ thống các đảo và quần đảo ven bờ
với khoảng 2.773 hòn đảo lớn nhỏ với nhiều phong cảnh đẹp, còn hoang sơ, môi
trường trong lành, hấp dẫn du khách, nhất là Cô Tô, Quan Lạn, Cát Bà, Cù Lao

Chàm, Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Quốc...
Du lịch biển đảo cũng là dịng sản phẩm chính được định hướng ưu tiên phát
triển. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, phát triển du lịch đã cho thấy nhiều vấn
đề bất cập còn tồn tại. Hoạt động du lịch gắn với bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn
hố lịch sử cịn hạn chế; cảnh quan môi trừờng du lịch chưa được chú trọng bảo vệ,
dẫn đến nguy cơ suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường [4].
11


Bùi Thị Hương Thu

Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Chính vì thế, quy hoạch xác định một trong các hướng ưu tiên đầu tư là đầu tư
phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch. Đầu tư tôn tạo tài nguyên du
lịch, đa dạng hóa và tạo sản phẩm du lịch đặc thù; đầu tư điều tra, đánh giá, phân
loại tài nguyên du lịch và hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên du lịch.
Đầu tư bảo tồn, tơn tạo, nâng cấp các di tích, di sản để phát huy giá trị khai thác
phục vụ du lịch hiệu quả; quy hoạch phục hồi những cơng trình kiến trúc có giá trị,
phát triển các bảo tàng và các cơng trình văn hố lớn phục vụ tham quan du lịch.
Đầu tư vào việc bảo vệ môi trường du lịch, giữ gìn cảnh quan, vệ sinh, trật tự và
văn minh du lịch tại các khu, điểm du lịch; đầu tư tăng cường năng lực của các cơ
sở dịch vụ du lịch thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao năng lực phát triển du
lịch xanh...[4].
Ngoài Chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030, hiện nay, các vấn đề liên quan đến quản lí tài ngun và
bảo vệ mơi trường du lịch đặc biệt là du lịch biển đảo cũng đang được các tầng lớp
xã hội, các nhà khoa học và các nhà quản lí quan tâm.
Hiện nay, du lịch biển nói chung và các khu du lịch biển nói riêng hiện đang
đứng trước những vấn đề lớn về mơi trường, trong đó có vấn đề ơ nhiễm, tai biến và

sự cố môi trường biển, vấn đề mực nước biển dâng, ảnh hưởng đến phát triển bền
vững. Theo đó, tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng tới các khu du lịch
biển bao gồm: Nguy cơ thu hẹp số lượng các khu du lịch ven biển, nguy cơ giảm
chất lượng sản phẩm dịch vụ của các khu du lịch ven biển, nguy cơ giảm doanh thu,
tăng chi phí đầu tư trong tương lai, nguy cơ giảm số lượng và chất lượng các tài
nguyên du lịch trong và ngoài khu du lịch ven biển [34]. Điều này địi hỏi cần có
những nghiên cứu lồng ghép các mục tiêu phát triển du lịch biển trong mối quan hệ
với quản lí tài ngun và mơi trường nhằm đảm bảo được sự phát triển du lịch bền
vững.
1.1.3 Về khu vực nghiên cứu
Sớm nhận thức được vai trò quan trọng của ngành du lịch nói chung và du
lịch biển đảo nói riêng, Quảng Ninh đã sớm thực hiện Quy hoạch Tổng thể phát
triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Có thể nói, Khơng
gian vịnh Hạ Long là tài nguyên quan trọng nhất được chú trọng đầu tư và phát
12


Bùi Thị Hương Thu

Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

triển. Bên cạnh đó, với sự phong phú, đa dạng về bãi biển, các đảo đất có người ở
và vườn rừng sinh thái, hệ thống tài nguyên biển đảo Quảng Ninh đã bù đắp rất hiệu
quả cho sự thiếu hụt của Vịnh Hạ Long một loạt bãi tắm giá trị như Trà Cổ, Quan
Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Cơ Tơ... Trong đó, huyện đảo Cô Tô được thiên
nhiên ưu đãi các bãi biển đẹp, rừng tự nhiên, đặc biệt là hệ sinh thái san hơ cịn khá
ngun vẹn quanh các đảo, vị trí tiền tiêu xa bờ và các lồi hải sản q hiếm. Các
đảo thuộc huyện Cơ Tơ hồn tồn có điều kiện trở thành các điểm du lịch thu hút
các dịng khách lãng mạn, ưa thích mạo hiểm, khám phá, chinh phục [45].
Năm 2014, Quy hoạch phát triển du lịch huyện Cơ Tơ đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2030 được thông qua. Trên quan điểm Phát triển Cô Tô trở thành khu
du lịch Quốc gia, tạo động lực quan trọng để phát triển du lịch Quảng Ninh, quy
hoạch đã chỉ ra những tiềm năng phát triển du lịch huyện Cô Tô và phần nào dự
báo, đánh giá tác động mơi trường trong q trình phát triển du lịch. Tuy nhiên, quy
hoạch phát triển du lịch đến năm 2020 mà hiện nay đã là năm 2018, nhưng những
định hướng trong bảo vệ mơi trường và xử lí chất thải vẫn chưa được thực hiện.
Tương tự, Đề án phát triển du lịch Cô Tô bền vững năm 2016 cũng đưa ra những
định hướng phát triển du lịch bền vững đến năm 2020 nhưng nhiều mục tiêu vẫn
chưa được cụ thể hóa, chưa đánh giá được những tác động đã, đang và sẽ xảy ra đối
với hệ thống tài nguyên và môi trường trong q trình phát triển du lịch. Bên cạnh
đó, nhiều vấn đề về sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ mơi trường đã phát sinh
thêm ngồi dự báo, được thể hiện thông qua Báo cáo Công tác bảo vệ môi trường
năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017 trên địa bàn huyện Cô Tô. Thực tế cho thấy vấn
đề quản lí tài ngun và mơi trường chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến những
nguy cơ tiềm ẩn về suy thối tài ngun và mơi trường trong tương lai.
Hiện tại đã có một số nghiên cứu đến vấn đề phát triển du lịch và tài nguyên
du lịch của Cơ Tơ. Có thể kể đến đề tài của PGS.TS. Nguyễn Quang Mỹ, 1999:
“Xây dựng quy hoạch tổng thể cho phát triển kinh tế- xã hội huyện đảo Cô Tô đến
năm 2010”; đề tài của Viện Kinh tế Thủy sản: “Nghiên cứu và qui hoạch tổng thể
cho phát triển nuôi trồng thủy hải sản ở Cô Tô đến năm 2010 và tầm nhìn 2020”
năm 2003… Trong chun đề Cơ Tô thuộc đề tài cấp Nhà nước: “Đánh giá tổng
hợp tiềm năng tự nhiên, kinh tế- xã hội; thiết lập cơ sở khoa học và các giải pháp
13


Bùi Thị Hương Thu

Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

phát triển kinh tế- xã hội cho một số huyện đảo” (KC-09-20) do TSKH. Phạm

Hoàng Hải làm chủ nhiệm đã nghiên cứu làm rõ tiềm năng tự nhiên, kinh tế - xã hội
và từ đó đề xuất các giải pháp, mơ hình phát triển kinh tế - xã hội cho huyện đảo.
Nghiên cứu “Đánh giá tổng hợp tiềm năng và đề xuất định hướng phát triển du lịch
bền vững hai huyện đảo Vân Đồn-Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh” năm 2012 của tác giả
Phạm Thị Hồng Nhung đã đánh giá tổng hợp tiềm năng cho phát triển du lịch, nhất
là du lịch bền vững cho cả hai huyện đảo Vân Đồn và Cô Tơ.
Ngồi ra, có một số nghiên cứu của các học viên trong những năm qua như
nghiên cứu “Đánh giá tài nguyên du lịch và đề xuất định hướng phát triển du lịch
sinh thái đảo Cô Tô lớn, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh”, năm 2014 của tác giả Bùi
Phương Dung đã đánh giá được các điều kiện phát triển du lịch và đề xuất hướng
phát triển du lịch sinh thái ở đảo Cô Tô lớn. Luận văn thạc sĩ “Đánh giá tài nguyên
vị thế huyện đảo Cô Tô phục vụ phát triển kinh tế- xã hội và đảm bảo quốc phòng,
an ninh”, năm 2014 của tác giả Nguyễn Thu Hương đã đánh giá và đề xuất hướng
sử dụng hiệu quả tài nguyên vị thế của Cô Tô. Nghiên cứu “Nguồn lực phát triển du
lịch sinh thái tại một số đảo Quảng Ninh (Nghiên cứu trường hợp đảo Cô Tô)” năm
2009 của Đàm Thu Huyền đã trình bày những thuận lợi, khó khăn và hiện trạng
phát triển du lịch sinh thái tại huyện Cô Tô. Luận văn “Cơ sở khoa học phát triển
kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường cho vùng hải đảo: Nghiên cứu điểm tại huyện
đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh” năm 2007 của Vương Tấn Công đã đánh giá tổng hợp
và định hướng phát triển bền vững biển đảo tại Cơ Tơ, Quảng Ninh.
Như vậy, có nhiều khía cạnh về phát triển kinh tế - xã hội ở Cô Tô được các
học viên quan tâm. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây vẫn chưa quan tâm sâu sắc
tới những tác động mà phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng tới
hệ thống tài nguyên và môi trường ở khu vực nghiên cứu. Rõ ràng, để đạt được mục
tiêu phát triển bền vững cần có những đánh giá thường xuyên về tác động của phát
triển du lịch tới tài nguyên và mơi trường để có những định hướng phát triển phù
hợp cho mỗi giai đoạn.
1.2 Cơ sở lí luận về du lịch, tài nguyên và môi trường du lịch
1.2.1 Một số lí luận về du lịch


14


Bùi Thị Hương Thu

Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

- Khái niệm du lịch
Ngày nay, du lịch được xác định là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng,
mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao
Khái niệm du lịch được xem là khái niệm cốt yếu trong nghiên cứu phát triển du
lịch.
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) năm 1993 đưa ra định nghĩa “Du lịch là
hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác môi trường sống thường xuyên của con
ngươi và ở lại đó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác
ngồi các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1 năm”[48].
Theo điều 3, chương I, Luật du lịch Việt Nam 2017, Du lịch được hiểu là “các
hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên
trong thời gian không quá 01 năm liên tục, nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ
dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích
hợp pháp khác”.
Như vậy, nội dung của thuật ngữ du lịch khá phức tạp và đa dạng, với mỗi góc
nhìn và hồn cảnh nghiên cứu, mỗi tác giả đưa ra những khái niệm khác nhau về du
lịch. Có thể tựu chung lại, thuật ngữ du lịch bao hàm:
+ Du lịch là một hoạt động xã hội đặc trưng là sự di chuyển và lưu trú tạm thời
trong thời gian rảnh rỗi của các cá nhân, tập thể ngoài nơi cư trú thường xuyên, đáp
ứng nhu cầu tham quan, khám phá, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng.
+ Du lịch là một hoạt động kinh tế, là một ngành kinh tế dịch vụ có tính liên
ngành, liên vùng, có tính xã hội hóa sâu sắc nhằm đáp ứng các nhu cầu nảy sinh
trong quá trình di chuyển và lưu trú tạm thời của các cá nhân, tập thể.

Xác định được những nội dung quan trọng trong khái niệm du lịch không chỉ
tạo điều kiện thúc đẩy phát triển ngành kinh tế du lịch mà cịn góp phần định hướng
phát triển du lịch lâu dài trên cơ sở gắn kết với cộng đồng và bảo vệ các tài nguyên
phục vụ phát triển du lịch.
- Hệ thống lãnh thổ du lịch
Việc nghiên cứu hệ thống lãnh thổ du lịch đã được nhiều nhà địa lí quan tâm;
có thể xem như hệ thống du lịch là đối tượng nghiên cứu của địa lí du lịch. Trong
đó, người có cơng nghiên cứu về hệ thống lãnh thổ du lịch và mối quan hệ giữa nó
15


Bùi Thị Hương Thu

Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

với vùng du lịch một cách tường tận là I.I. Pirojnik [51]. Theo ông, hệ thống lãnh
thổ du lịch là một hệ thống kinh tế - xã hội, bao gồm các yếu tố có mối quan hệ
tương hỗ với nhau như: các luồng du khách, tổng thể tự nhiên và văn hóa, lịch sử,
các cơng trình kĩ thuật, nhân viên phục vụ và điều hành. Các hệ thống lãnh thổ du
lịch tương đương với các tổng thể lãnh thổ sản xuất, cùng với các hệ thống giao
thông và các hệ thống dân cư [dẫn theo 51]. Như vậy, hệ thống lãnh thổ du lịch là
một thành tạo trọn vẹn về chức năng và lãnh thổ.

Hình 1.1 Hệ thống lãnh thổ du lịch [23,48]

Theo Ngô Tất Hổ, cấu tạo của hệ thống lãnh thổ du lịch bao gồm các bộ phận:
hệ thống thị trường nguồn khách, hệ thống quá cảnh, hệ thống điểm du lịch và hệ
thống bảo trợ. Trong đó, thị trường nguồn khách, hệ thống quá cảnh và hệ thống
điểm du lịch hợp thành một hệ thống có có kết cấu chặt chẽ. Hệ thống bảo trợ bao
gồm các yếu tố chính sách, chế độ, mơi trường, nhân lực. Hệ thống bổ trợ không tồn

tại độc lập mà dựa trên ba hệ thống kia, tác động qua lại lẫn nhau (hình 1.1)
Trong cơng trình của Bưchvarơp năm 1982, hệ thống lãnh thổ du lịch (hình
1.2) bao gồm: phương tiện giao thơng vận tải; phân hệ khách du lịch; phân hệ cán
bộ phục vụ; phân hệ khách du lịch và phân hệ cơng trình kĩ thuật [dẫn theo 51]

16


Bùi Thị Hương Thu

Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

I. Môi trường với các điều kiện phát sinh
II. Hệ thống lãnh thổ du lịch
1. Phương tiện giao thông vận tải

2. Phân hệ khách du lịch

3. Phân hệ nhân viên phục vụ

4. Phân hệ tài nguyên du lịch

5. Phân hệ cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch
Hình 1.2 Sơ đồ hệ thống lãnh thổ du lịch [51]

Sơ đồ cho thấy cấu trúc hệ thống lãnh thổ du lịch, quan hệ tương tác giữa các
phân hệ bên trong hệ thống và giữa hệ thống với mơi trường bên ngồi. Trong đó:
Phân hệ khách du lịch có vai trị trung tâm, có tính quyết định tới các phân hệ
khác trong hệ thống, bởi khách du lịch tạo nên cầu, những đặc điểm khách du lịch
khác nhau tạo nên nhu cầu khác nhau về du lịch. Các đặc điểm của phân hệ bao

gồm: sở thích, động cơ, nhu cầu, tính mùa vụ, tính đa dạng của luồng khách du lịch
Phân hệ tổng thể tự nhiên và lịch sử - văn hóa là nguồn tài nguyên du lịch, là
điều kiện cần, là tiền đề tạo ra các sản phẩm du lịch và cơ sở cho hình thành hệ
thống lãnh thổ du lịch. Các đặc trưng của tổng thể tự nhiên và lịch sử - văn hóa bao
gồm sức chưa, tính độc đáo, tính hấp dẫn, độ bền vững...
Phân hệ cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bảo đảm điều kiện sinh hoạt và nhu cầu
của khách du lịch (đi lại, ăn, ở, tham quan, vui chơi giải trí...). Đặc điểm của phân
hệ này là sức chứa, tính đa dạng, tính tiện nghi, trình độ kỹ thuật.
Phân hệ đội ngũ phục vụ thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ cho khách du
lịch, đảm bảo các cơ sở du lịch hoạt động bình thường. Đặc trưng của phân hệ bao
gồm các cơ sở du lịch, trình độ chun mơn, nghiệp vụ của nhân viên, khả năng
cung cấp dịch vụ.

17


×