Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chất làm tăng tuổi thọ và làm đẹp: Không biết sử dụng, lợi hóa hại!

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.74 KB, 5 trang )

Chất làm tăng tuổi thọ và làm đẹp: Không
biết sử dụng, lợi hóa hại!
Dùng các chất chống gốc tự do (GTD) để tăng tuổi thọ và làm đẹp là một
nhu cầu. Nhưng cần biết cách dùng mới có hiệu quả. Các GTD này có mặt ở mọi
nơi (tế bào, màng tế bào, dịch ngoại bào...) nhưng lại không có các chất tại chỗ
chống lại. Chúng gây ra nhiều tác hại trong đó quan trọng nhất là gây lão hóa.
Dưới đây là những chất chống gốc tự do thường dùng.
+ Acid alphalipoic

Acid alphalipoic làm tăng hoạt tính các chất trong màng lưới chống GTD. Sau
khi kết hợp và làm xong chức năng, nó hoàn lại nguyên vẹn chất chống GTD khác.
Nó là chất duy nhất (trong các chất chống GTD) hoàn lại nguyên chất gluthation.
Trong nhiều bệnh lý ở người già, cũng như trong các bệnh lý về gan, ngộ độc thuốc...
nồng độ gluthation giảm rất rõ. Không thể bổ sung gluthation qua đường uống vì
gluthation bị phân hủy. Nên việc hoàn lại nguyên gluthation của nó rất có ý nghĩa.
+ Coenzym Q10
Tham gia vào việc tạo và dự trữ năng lượng cho tế bào trong đó có tế bào cơ
tim. Dùng coenzym Q10 sẽ làm tăng sức mạnh, kéo dài tuổi thọ của tế bào đặc biệt
tuổi thọ của tế bào cơ tim.
+ Betacaroten:
Vitamin A tồn tại dưới dạng retinol (trong động vật), hoặc dưới dạng
betacaroten (trong thực vật). Chính betacaroten mới là chất chống GTD. Betacaroten
làm tăng số lượng các tế bào T của hệ miễn dịch nên tăng khả năng kháng khuẩn.
Betacaroten bảo vệ AND của màng tế bào trước sự tấn công của GTD, chống lại tác
hại GTD (gây đột biến ADN) nên làm giảm sự lan tỏa phát triển của ung thư.
Betacaroten ngăn cản sự ôxy hóa của cholesterol xấu nên ngăn ngừa, làm chậm xơ vữa
động mạch, giảm các nguy cơ tim mạch. Betacaroten khi chuyển thành vitamin A sẽ
giúp sự hình thành da và niêm mạc nên phòng chống bệnh khô mắt, làm nhanh lên da
non, liền vết sẹo (khi bị thương, mụn nhọt lở loét, phỏng nám), với người có tuổi sẽ
làm mềm da, bớt đi sự răn reo, khô ráp.
Dùng thừa vitamin A sẽ có hại. Song dùng liều cao thậm chí thừa betacaroten


sẽ không có hại vì sự chuyển betacaroten thành vitamin A là có giới hạn.
+ Vitamin E:
Vitamin E là hỗn hợp tocophenol và tocotrienol. Tocotrienol có tính chống
GTD cao hơn tocopherol tới 50 lần. Trong các đồng phân của tocophenol thì alpha
tocphenol có tính chống GTD thấp nhất. Vitamin E hiện dùng thực chất chỉ là alpha
tocphenol.
Vitamin E là một chất tan trong lipid, tham gia vào cấu tạo màng tế bào.
Vitamin E ngăn cản sự tạo thành nitrososamin (một chất gây ung thư), chống lại GTD
(một chất gây sự trục trặc trong hệ thống di truyền) nên ngăn ngừa nguy cơ phát sinh,
phát triển của ung thư.
Các GTD làm đục protein trong dịch thủy tinh thể làm cho thị lực giảm dần,
thậm chí bị mù đục thủy tinh thể; làm đục protein trong dịch mắt gây thoái hóa hoàng
điểm. Vitamin với vai trò chống lại GTD sẽ có hiệu quả tốt với bệnh này. Rouhiainen
(trong Tạp chí Dịch tễ học, 1966) đã chứng minh rằng: nồng độ vitamin E thấp liên
quan đến chứng thoái hóa hoàng điểm. West (trong Arch Ophtamol, 1994) nghiên cứu
trên 976 người thấy: nhóm người có nồng độ vitamin E trong huyết tương cao (12,8
mg/lít) có giảm 50% nguy cơ bị bệnh thoái hóa hoàng điểm so với nhóm người có
nồng độ vitamin E trong huyết tương thấp (8mg/lít.)
Vitamin E làm tăng khả năng miễn dịch chống lại các tác nhân từ bên ngoài
(môi trường ô nhiễm, nhiễm khuẩn)
Các GTD làm collagen bị liên kết chéo. Nếu xảy ra ở mạch thì làm cho mạch
máu cứng, tăng sự co mạch, cản trở tuần hoàn. Nếu xảy ở da thì giảm tính đàn hồi,
làm nhăn da. Vitamin E bảo vệ các collagen khỏi bị các liên kết chéo, chống lại các tác
hại này.
Vitamin E ngăn cản sự ôxy hóa của cholesterol xấu, ngăn ngừa và làm chậm sự
xơ vữa động mạch, làm giảm các nguy cơ bệnh tim mạch.
+ Vitamin C:
Vitamin C tan trong nước, chống GTD ngay trong môi trường nước của tế bào
và dịch gian bào, dập tắt ngay các GTD khi nó chưa kịp tấn công vào màng tế bào.
Vitamin E hoạt hóa khả năng chống ôxy hóa của vitamin C do thế mà người ta dùng

vitamin E và C như một cặp bài trùng.
Vitamin C tham gia vào nhiều chức năng hoạt động của cơ thể trong các quá
trình: kích thích các enzym chuyển hóa giúp các tế bào gan giải hóa các chất độc, tạo
miễn dịch tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống ôxy hoá cholesterol xấu, giảm tỷ
lệ tử vong các bệnh tim mạch, chống lại sự làm đục protein của các gốc GTD làm
chậm quá trình đục thủy tinh thể.
Vitamin C chống lại GTD (một tác nhân gây đột biến tế bào) nên làm giảm lan
tỏa ung thư ở họng miệng, dạ dày, tuyến tụy, tử cung và vú.
Vitamin C có vai trò xúc tác trong việc tạo ra collagen, một chất chiếm 45%
thành phần protein cấu tạo da, do thế được xem như là một chất làm tăng sự tái tạo da
khi da bị phỏng nám, bị mất tính đàn hồi, khô xạm, nhăn bởi bởi sự tích tuổi và gây ô
nhiễm.
+ Selenium:
Selenium là một trong các chất cấu thành enzym chống GTD gluthatiom
peroxydase. Selenium ngăn cản việc tạo thành prostaglandin (một chất làm giảm khả
năng miễn dịch của cơ thể), gia tăng hoạt động thực bào, do đó mà làm tăng khả năng
miễn dịch. Selenium làm giảm sự tạo thành cục máu đông, bảo vệ tim phòng chống
một số bệnh tim mạch. Trong mạng lưới chống GTD, selenium tác dụng hợp đồng với
vitamin E, giúp loại trừ các gốc tự do.

×