Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH LẬP VÀ PHÁT HÀNH BÁO CÁO KIỂM TOÁN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143 KB, 10 trang )

HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH LẬP VÀ PHÁT
HÀNH BÁO CÁO KIỂM TOÁN VỀ BÁO CÁO
TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN
TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC)
3.1. Đánh giá thực trạng lập và phát hành báo cáo kiểm toán báo
cáo tài chính tại Công ty Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm
toán (AASC)
AASC là một trong hai công ty kiểm toán đầu tiên ở Việt Nam, hoạt động
chủ yếu trong lĩnh vực kiểm toán, tư vấn tài chính kế toán. Sau hơn 15 hoạt động,
Công ty đã đạt được những bước phát triển đáng kể. AASC từng bước khẳng định
được uy tín, vị trí của mình trong lĩnh vực kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Trong
15 năm qua, Công ty đã tiên hành kiểm toán hàng nghìn doanh nghiệp trên mọi
lĩnh vực thuộc mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh những mặt mạnh mà công ty có
được khi thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập thì Công ty còn một số tồn
tại cần phải hoàn thiện để có thể đáp ứng được tốt nhất cho các nhu cầu về kiểm
toán của khách hàng.
3.1.1. Những ưu điểm
3.1.1.1. Về nhân sự
Ban lãnh đạo công ty là những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực
kiểm toán.
Hiện nay AASC có hơn 300 nhân viên kiểm toán trong đó có 118 nhân viên
đạt chứng chỉ kiểm toán cấp Nhà nước, 8 nhân viên đạt chứng chỉ thẩm định viên
về giá. Các chuyên gia tư vấn của AASC với bề dầy kinh nghiệm hoạt động thực
tiễn nhiều năm và đặc biệt kinh nghiệm trong công tác tư vấn quản trị tài chính sẽ
giúp cho khách hàng sẽ đạt được những mong muốn về lợi nhuận.
AASC với đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin giàu kinh nghiệm thực
tiễn, sẽ trợ giúp cho khách hàng nắm bắt các cơ hội, góp phần vào củng cố lợi thế
cạnh tranh của khách hàng, thông qua việc hỗ trợ vận hành các giải pháp công
nghệ thông tin phù hợp với các yêu cầu quản lý, hoạt động cũng như các chiến
lược kinh doanh lâu dài của khách hàng.
AASC sử dụng một đội ngũ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực


giảng dạy để xây dựng các chương trình đào tạo và tiến hành huấn luyện một cách
hiệu quả nhất.
3.1.1.2. Về chuyên môn nghiệp vụ
Công ty có mối quan hệ hợp tác với nhiều Công ty kiểm toán lớn trong nước
cũng như trên thế giới được phép hoạt động tại Việt Nam. Qua đó, Công ty đã tiếp
cận, học hỏi những phương pháp và kinh nghiệm làm việc khoa học của họ, vận
dụng sáng tạo sao cho phù hợp với công việc thực hiện kiểm toán của Công ty.
Công ty đã xây dựng được một hệ thống các quy chế kiểm soát nội bộ chặt chẽ,
giúp cho hoạt động cảu Công ty diễn ra một cách hiệu quả.
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ phù hợp với
quy mô và lĩnh vực hoạt động của Công ty.
Đặc biệt trong khâu lập BCKT và thư quản lý cuộc kiểm toán, Công ty đã
xây dựng được hệ thống chuẩn mực thực hiện soát xét riêng nhằm đảm bảo chất
lượng của BCKT được phát hành. Hệ thống chuẩn mực thực hiện soát xét này
mang sắc thái riêng của AASC - một công ty chuyên ngành về tài chính kế toán -
kiểm toán, bao gồm: soát xét BCKT, soát xét về trình bày hồ sơ kiểm toán, soát xét
về nội dung hồ sơ kiểm toán…
Hồ sơ kiểm toán của Công ty được trình bày khoa học, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc tham chiếu, nghiên cứu cũng như việc kiểm tra soát xét.
Trong quá trình kiểm toán, nhóm kiểm toán luôn được hỗ trợ về mọi mặt của
ban lãnh đạo. Sau mỗi cuộc kiểm toán , Công ty thường tổ chức một cuộc họp để
rút kinh nghiệm, tạo điều kiện thực hiện tốt các kiểm toán sau.
Sau 15 năm hoạt động, Công ty đã vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân
chương lao động hạng Nhì. Điều đó đã chứng minh được uy tín và vị trí của Công
ty trong lĩnh vực Tài chính Kế toán - Kiểm toán tại Việt Nam.
3.1.1.3. Thủ tục soát xét BCKT về BCTC trước khi phát hành
AASC đã xây dựng một hệ thống các quy định trong quá trình lập và phát
hành BCKT, bao gồm: soát xét BCKT, soát xét hồ sơ kiểm toán, quản lý kiểm
toán, đánh giá tổng quát dịch vụ cung cấp cho khách hàng, đánh giá nhóm kiểm
toán, phê duyệt phát hành BCKT. Công việc soát xét được thực hiện qua ba cấp:

trước khi đưa cho người phụ trách phòng mà KTV chịu trách nhiệm trực tiếp thì
KTV phải kiểm tra trước từ nội dung tới hình thức. Sau khi được phụ trách phòng
kiểm tra, BCKT được đưa lên cấp cao hơn là ban lãnh đạo công ty, cụ thể là người
có trách nhiệm quản lý phòng.Trong quá trình soát xét này, khi phát hiện ra bất cứ
sai sót này, KTV phải tiến hành sửa chữa và kiểm tra lại thông tin cần thiết.
Việc soát xét BCKT trước khi phát hành nhằm đảm bảo chất lượng của
BCKT. KTV và AASC luôn thực hiện đầy đủ các quy định về quy trình cũng như
thủ tục soát xét BCKT trước khi phát hành.
3.1.1.4. Đánh giá mức trọng yếu
AASC đã đưa ra quy định để KTV dựa vào đó để đánh giá mức trọng yếu
cũng như phân bổ mức trọng yếu đó từng khoản mục trong BCTC của đơn vị được
kiểm toán. Tính trọng yếu rất quan trọng đối với một cuộc kiểm toán. Đó là cơ sở
để xác định mức độ trung thực và hợp lý của các thông tin trong BCTC, yêu cầu
đơn vị điều chỉnh lại theo số liệu của KTV. Căn cứ vào đó, KTV sẽ quyết dịnh lựa
chọn dạng nhận xét trên BCKT.
3.1.2. Những vấn đề cần hoàn thiện
Bên cạnh những ưu điểm mà Công ty đã đạt được, trong quá trình lập và
phát hành BCKT về BCTC của Công ty còn một số vấn đề tồn tại cần phải hoàn
thiện.
3.1.2.1. Xem xét các khoản nợ tiềm tàng
Trong giai đoạn lập và phát hành BCKT về BCTC thì việc xem xét các
khoản nợ ngoài dự kiến hay nợ tiềm tàng chưa được các KTV thực sự chú ý. Tuy
nhiên, các khoản nợ tiềm tàng thường xảy ra không theo dự tính ban đầu. Do đó chúng
phải được ước tính thường xuyên để xác định xem liệu sự giảm sút lợi ích kinh tế có xảy ra
hay không. Nếu sự giảm sút lợi ích kinh tế trong tương lai có thể xảy ra có liên quan đến
một khoản mục trước đây là một khoản nợ tiềm tàng, thì phải ghi nhận khoản dự phòng đó
vào báo cáo tài chính của kỳ kế toán có khả năng thay đổi ngoại trừ trường hợp không đưa
ra được cách ước tính đáng tin cậy.
Việc xem xét các khoản nợ tiềm tàng này giúp cho các nhà quản trị cũng
như các nhà đầu tư có những quyết định đúng đắn hơn trong việc quản lý cũng như

sử dụng đồng tiền của mình cũng như đánh giá những rủi ro có thể gặp phải trong
tương lai.
3.1.2.2. Đánh giá mức độ trọng yếu
Trong các cuộc kiểm toán, KTV đã xác định mức độ trọng yếu cho toàn bộ
cuộc kiểm toán và tiến hành phân bổ mức độ trọng yếu đó cho từng khoản mục
được kiểm toán. Tuy nhiên việc đánh giá mức độ trọng yếu vẫn còn dựa nhiều vào
tính xét đoán nghề nghiệp của KTV. Điều đó đỏi hỏi KTV phải có năng lực và
kinh nghiệp kiểm toán nhất định. Cũng như đòi hỏi KTV phải tuân thủ những
nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán. Điều này đặc biệt quan trọng vì căn cứ
vào đó, KTV sẽ quyết định lựa chọn dạng nhận xét phù hợp cho BCKT của mình.
Rủi ro do KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp
khi BCTC đã được kiểm toán vẫn còn những sai sót trọng yếu là rủi ro kiểm toán.
Để rủi ro kiểm toán có thể giảm xuống mức thấp nhất có thể chấp nhận được thì
trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán KTV phải sử dụng khả năng xét
đoán nghề nghiệp để đánh giá rủi ro kiểm toán. Tuy nhiên, hiện hay do điều kiện
về thời gian và vật chất nên KTV thường sử dụng phương pháp kiểm tra chọn mẫu
nhưng dựa trên tính xét đoán nghề nghiệp chứ chưa dựa trên các thủ tục hay phần
mềm thống kê.
Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp phân tích, KTV chủ yếu sử dụng
phương pháp phân tích xu hướng – là sự phân tích những thay đổi theo thời gian
cảu số dư tài khoản, nghiệp vụ chứ ít sử dụng phương pháp phân tích tỷ suất – là
cách thức so sánh các số dư tài khoản hoặc các loại hình nghiệp vụ. Mà việc phân
tích xu hướng được xem là cung cấp dữ liệu có độ tin cậy thấp nhất vì kỹ thuật này
dùng nhiều vào việc xem xét dữ liệu năm trước do đó mức độ chính xác hay độ tin
cậy của bằng chứng thu thập được khi kiểm tra tính hợp lý sẽ không phải là cao
nhất.
3.1.2.3. Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành Báo cáo kiểm toán
về Báo cáo tài chính
Việc theo dõi các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành BCKT về BCTC mới
chỉ được KTV theo dõi dừng lại ở việc xem xét. AASC chưa có một thủ tục hay

quy định nào trong việc xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành BCKT
về BCTC.

×