Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY QUY CHẾ TỪ SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.03 KB, 31 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY QUY CHẾ TỪ
SƠN.
I. Sự cần thiết phải hoàn thiên công tác kế toán nguyên vật liệu.
Ở nước ta, việc chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh
tế thị trường, có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước, là xuất phát từ quy
luật khách quan của nền sản xuất xã hội luôn có sự vận động và phát triển không
ngừng do sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thay đổi. Cùng
với sự phát triển ngày một tiến bộ thì đòi hỏi cơ chế quản lý cũng phải thay đổi
mới để phù hợp vớ sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá.
Hạch toán kế toán là một bộ phận của hệ thống quản lý Nhà nước trong việc
chỉ đạo các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường. Khi Nhà nước chuyển
đổi từ cơ chế kinh tế cũ sang cơ chế kinh tế thị trường, thay đổi cơ chế quản lý
kinh tế. Nhà nước đã cho phép các doanh nghiệp tự do chọn ngành nghề kinh
doanh theo khuôn khổ pháp luật Việt Nam. chính vì thế mà hạch toán càng trở nên
có vai trò quan trọng - là nguồn cung cấp các số liệu về kinh tế tài chính để làm
nền tảng cho việc ra quyết định kinh doanh và có liên quan trực tiếp đến sự sống
còn của doanh nghiệp. Cơ chế quản lý kinh tế thay đổi nên hạch toán kế toán cũng
phải đổi mới hoàn thiện cho phù hợp với nền kinh tế mới.
Hạch toán nguyên vật liệu tốt sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra kịp
thời đồng bộ, đáp ứng được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Kiểm tra, giám sát
việc chấp hành định mức vật liệu, dự trữ tiêu hao nguyên vật liệu, tránh hiện tượng
mất mát lãng phí, hạ giá thành sản xuất mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản
phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Hiện nay trên thực tế, công tác hạch toán nguyên vật liệu vẫn còn phức tạp,
chưa có sự thống nhất. Vì vậy, các doanh nghiệp tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh
doanh của doanh nghiêp mình, tùy theo yêu cầu quản lý cần có biện pháp quản lý,
hạch toán theo hướng đơn giản hóa nhưng vẫn đảm bảo theo đúng chế độ kế toán
quy định.
Việc cải cách chế độ kế toán theo quyết định 141/TC/CĐKT ngày 01 tháng
11 năm 1995 và việc ban hành bốn chuẩn mực kế toán đầu tiên ban hành theo


quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ Tài Chính
kèm theo thông tư hướng dẫn thực hiện bốn chuẩn mực kế toán trên ngày
09/10/2002 đã đáp ứng yêu cầu quản lý, hạch toán trong tình hình mới. Do nước ta
đi sau nên chúng ta đã biết vận dụng được những kinh nghiệm của các nước phát
triển sớm và cộng với sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài trong việc xây
dựng chế độ kế toán phù hợp với được kinh tế - xã hội ở nước ta. Tuy nhiên, trong
quá trình áp dụng vào thực tế tại các doanh nghiệp đã không tránh khỏi có những
sai sót, do vậy việc hoàn thiện tổ chức hạch toán là vô cùng cần thiết đối với tất cả
các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. các doanh nghiệp phải gia sức hoàn
thiện công tác kế toán của doanh nghiệp mình để cho phù hợp với điều kiện mới,
với nền kinh tế mới.
II. Nhận xét chung về công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công Ty Quy
Chế Từ Sơn.
Công Ty Quy Chế Từ Sơn đã trải qua bốn mươi năm (1963-2003) xây dựng
và phát triển. Công ty lớn mạnh như ngày hôm nay đã có sự đóng góp không nhỏ
của hệ thống quản lý sản xuất nói chung và công tác quản lý hạch toán nói riêng.
Công Ty Quy Chế Từ Sơn không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Trong lịch sử phát
triển của mình Công ty đã từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường, trở
thành người bạn lớn cho ngành công nghiệp. Sản phẩm của Công ty luôn giữ được
uy tín với khách hàng về chất lượng, mẫu mã, chủng loại. Công Ty Quy Chế Từ
Sơn trải qua nhiều bước ngoặt, giờ đây đã chiềm một vị trí lớn trên thị trường sản
xuất trang thiết bị cho ngành công nghiệp.
Qua thời gian thực tập tại Công ty, vận dụng lý luận vào thực tiễn công tác
hạch toán nguyên vật liệu, em thấy công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công Ty
Quy Chế Từ Sơn có những ưu điểm sau:
- Về công tác quản lý: Công ty đã xây dựng một mô hình quản lý nguyên
vật liệu khoa học, gọn nhẹ từ khâu thu mua, dự trữ đến bảo quản sử dụng cho sản
xuất. Về chế độ ghi chép ban đầu: Đối với công tác hạch toán ban đầu, từ lập
chứng từ đến luân chuyển chứng từ, Công ty quy định một cách rõ ràng và theo
đúng chế độ quy định.

- Về tổ chức kho: Hệ thống kho được tổ chức hợp lý, trang bị đầy đủ các
phương tiện bảo quản, bảo vệ thích hợp cho nguyên vật liệu dự trữ trong kho, phản
ánh trung thực về mặt số lượng giá trị sử dụng. Việc phân chia thành các kho cụ
thể giúp cho kế toán thuận tiện hơn trong quá trình hạch toán. Mặt khác việc kiểm
tra quá trình thu mua, dự trữ, bảo quản, sử dụng cũng dễ dàng hơn. Từ đó có thể
cung cấp đầy đủ, kịp thời tình hình vật tư cho lãnh đạo Công ty.
- Ở khâu sử dụng: Khi phân xưởng có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu,
phòng sản xuất - kinh doanh xem xét tính hợp lý, hợp lệ của giấy đề gnhị xuất
nguyên vật liệu để duuyệt và viết phiếu xuất nguyên vật liệu cung cấp cho quá
trình sản xuất nhanh và tiết kiệm nhất.
- Về kế toán chi tiết nguyên vật liệu: Công ty sử dụng phương pháp sổ số
dư để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu. Về cơ bản Công ty đã tuân thủ theo đúng
trình tự hạch toán, ghi chép đầy đủ tình hình biến động của nguyên vật liệu.
- Về kế toán tổng hợp nguyên vật liệu: Ở Công ty, kế toán đã áp dụng hình
thức nhật ký chứng từ theo phương pháp kê khai thường xuyên. Hệ thống chứng
từ, sổ sách ghi chép tổng hợp nói chung được tổ chức hợp lệ, hợp pháp và theo
đúng chế độ kế toán hiện hành đảm bảo tính chính xác, rõ ràng trong công tác hạch
toán kế toán.
Công ty sử dụng giá thực tế đích danh để tính giá nguyên vật liệu xuất kho,
phù hợp với nguyên vật liệu của doanh nghiệp (giá trị cao và tính tách biệt).
Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty nhìn chung được tiến hành khá nề nếp,
đảm bảo tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành, phù hợp với điều kiện cụ thể của
Công ty, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý, tạo điều kiện để
quản lý chặt chẽ tình hình nhập - xuất - tồn kho vật liệu, tính toán phân bổ chính
xác giá trị nguyên vật liệu xuất dùng cho từng đối tượng sử dụng, cung cấp số liệu
cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính toán giá thành kịp thời.
Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán nhằm giảm bớt công việc ghi chép
của kế toán, tăng độ chính xác của số liệu kế toán. Công ty sử dụng sổ số dư làm
giảm được khối lượng ghi chép hàng ngày, công việc kế toán tiến hành đều trong
tháng nên tránh được việc ghi chép trùng lặp và không bị dồn việc vào cuối tháng.

Song bên cạnh những thành tích đạt được, do thị trường chung của cả nước
cũng như thị trường riêng của Công ty luôn có sự biến động nên công tác kiểm soát
củ Công ty gặp rất nhiều kho khăn và còn tồn tại những mặt chưa hợp lý:
1- Hệ thống danh điểm vật liệu: Do chưa xây dựng được danh điểm vật liệu
thống nhất của toàn Công ty nên ảnh hưởng lớn tới quá trình theo dõi sự biến động
của từng thứ, từng loại vật liệu nhất là đối với hạch toán chi tiết vật liệu. Bởi vậy,
công ty nên sớm xây dựng hệ thống danh điểm vật liệu thống nhất trong toàn Công
ty để khi ghi vào sổ số dư và thẻ kho sẽ dễ kiểm tra đối chiếu giữa kho và phòng
kế toán về tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu.
2- Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay giá cả của nhiều mặt hàng thường
xuyên biến động vậy mà Công ty không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Điều
này sẽ có ảnh hưởng xấu tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
nếu như khi giá cả nguyên vật liệu trên thị trường biến động lớn.
3- Công ty có sử dụng NKCT số 2 nhưng khi phản ánh vào sổ cái TK 152 thì
Công ty lại không sử dụng đến số liệu trên toài khoản 112.
4- Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu: Để nâng cao chất lượng của công tác kế
toán, đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu quản lý, Công ty đã áp dụng phương pháp
sổ số dư để hạch toán chi tiết vật liệu. Mặc dù điều kiện của phương pháp sổ số dư
là phải có hệ thống danh điểm vật liệu thống nhất và hệ thống giá hạch toán. Chính
điều kiện đó đã bộc lộ nhiều hạn chế: Việc phân định trách nhiệm giữa kế toán và
thủ kho còn chưa đúng, kế toán ghi sổ số dư cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị.
Trong quá trình giao nhận chứng từ nhập, xuất vật liệu, kế toán không lập phiếu
giao nhận chứng từ nhập, xuất mà toán phụ trách theo dõi chỉ ký nhận vào thẻ kho.
Do đó việc kiểm tra, đối chiếu và phát hiện sai sót gặp nhiều khó khăn, dễ gây thất
thoát vật liệu và phản ánh không chính xác số liệu nhập, xuất, tồn hàng ngày trong
tháng. Vì vậy cần phải hoàn thiện công tác hạch toán chi tiết vật liệu, thực hiện
kiểm tra đối chiếu số liệu để quản lý vật liệu, thực hiện kiểm tra đối chiếu số liệu
để quản lý vật liệu được tốt hơn.
5- Công ty không sử dụng TK 151 để phản ánh hàng cuối tháng còn đi đường
mà chờ khi hàng về mới làm thủ tục nhập kho và ghi sổ kế toán, điều này không

đúng với chế độ kế toán hiện hành.
6- Nhật ký chứng từ số 5 đơn vị sử dụng chưa đúng, phần ghi có TK 331 thì
Công ty không được mở một cách tổng hợp, như vậy không phản ánh được các
khoản nợ đối với từng khách hàng cụ thể, nó chỉ phản ánh được các khoản nợ phải
trả trong từng tháng. Vì thế Công ty phải ghi tên từng khách hàng cụ thể mỗi khách
hàng ghi trên một dòng của trang NKCT.
III. Phương hướng chung để hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu.
Trong bất cứ điều kiện nào suy cho cùng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
đều tìm kiếm mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Do vậy, hoàn thiện công tác kế toán
nguyên vật liệu là một trong những việc làm rất cần thiết để giảm tối thiểu chi phí
và đem lại lợi nhuận tối đa.
Hoàn thiện tức là ngày càng làm cho nó tốt đẹp hơn, phù hợp hơn. Hoàn
thiện nghĩa là cải tiến, bổ sung cái mới, cái tiên tiến nhất, phù hợp với công việc
nhất để đem lại hiệu quả cao. Mặc dù vậy hoàn thiện cũng cần phải tuân thủ theo
một quy định, tuân theo những nguyên tắc nhất định.
Việt Nam chúng ta xây dựng hệ thống chế độ kế toán trên cơ sở chuẩn mực
kế toán quốc tế áp dụng vào điều kiện kinh tế - xã hội của nước nhà. Trên cơ sở đó
chuẩn mực kế toán quốc gia là nguyên tắc chung nhất áp dụng cho các doanh
nghiệp. Đến thời điểm này thì Bộ Tài Chính cũng đã cho ra đời được bốn chuẩn
mực kế toán và thông tư hướng dẫn sử dụng bốn chuẩn mực kế toán đó. Đây cũng
là một cái mới đem đến cho các doanh nghiệp, tuy nhiên không phải doanh nghiệp
nào cũng áp dụng và sử dụng chế độ kế toán giống nhau, mà các doanh nghiệp phải
căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình mà rút ngắn, thay
đổi công tác kế toán cho phù hợp trên nguyên tắc chấp hành những quy định chung
của Nhà nước ban hành.
Công Ty Quy Chế Từ Sơn muốn hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật
liệu phải dựa trên các chế độ kế toán ban hành, dựa trên các chuẩn mực kế toán
mới ban hành và thông tư hướng dẫn sử dụng chuẩn mực của Bộ Tài Chính về hệ
thống, tài khoản sử dụng, phương pháp thực hiện, chứng từ và sổ sách kế toán đang
sử dụng. Việc hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công Ty Quy Chế Từ

Sơn còn nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy kế toán nhất là
kế toán nguyên vật liệu để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của Công ty.
Việc hoàn thiện công tác kế toán ở các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện
này là một yêu cầu rất cấp bách. Chính vì thế mà nhiệm vụ hoàn thiện kế toán
nguyên vật liệu tại Công Ty Quy Chế Từ Sơn cũng được đặt ra.
IV. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán nguyên
vật liệu tại Công Ty Quy Chế Từ Sơn.
Qua một thời gian tìm hiểu tình hình thực tế công tác kế toán nguyên vật
liệu ở Công ty với góc độ là sinh viên thực tập, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý
kiến đề xuất nhằm góp phần nhỏ bé vào công việc hoàn thiện kế toán nguyên vật
liệu ở Công Ty Quy Chế Từ Sơn như sau:
1- Về hạch toán chi tiết nguyên vật liệu:
1.1- Xây dựng sổ danh điểm vật tư:
Do Công ty sử dụng rất nhiều loại sắt, thép khác nhau về hình dáng, kích
thước (thép tròn, cây, lá, φ22, φ24, M
5
P
6
...) nên dễ bị nhầm lẫn, và ảnh hưởng tới
quá trình theo dõi và đối chiếu giữa kho và kế toán trong việc tìm kiếm. Bởi vậy để
đảm bảo quản lý vật liệu được chặt chẽ, thống nhất, việc kiểm tra đối chiếu được
dễ dàng và dễ phát hiện ra khi có sai sót giữa kho và phòng kế toán đồng thời giúp
cho công tác hạch toán chi tiết vật liệu được đúng đắn, Công ty cần phải xây dựng
hệ thống danh điểm vật liệu thống nhất trong toàn Công ty.
Phương pháp lập: Mỗi loại vật liệu sử dụng mọt số trang trong sổ danh điểm
vật liệu để ghi theo nhóm, thứ vật liệu. Việc mã hóa tên các vật liệu trong sổ danh
điểm và xếp theo thứ tự các vật liệu trong sổ danh điểm phải có sự kết hợp chặt chẽ
giữa các phòng ban chức năng để đảm bảo tính khoa học, hợp lý, phục vụ yêu cầu
quản lý của toàn Công ty.

Sổ danh điểm vật tư có thể xây dựng theo mẫu sau:
Biểu số:
Đơn vị: SỔ DANH ĐIỂM VẬT TƯ
STT Danh điểm vật
tư (ký hiệu)
Tên, nhãn hiệu, quy
cách, phẩm chất NVL
Đ/vị tính Ghi chú
1
V. CT
3
φ16
Thép CT
3
φ16 Kg
2
V. CT
3
φ20
Thép CT
3
φ20 Kg
3
V. CT
5
φ20
Thép CT
5
φ20 Kg
4

V. CT
5
φ24
Thép CT
5
φ24 Kg
5
V. C
10
φ15.6
Thép C
10
φ15.6 Kg
6
V. P
6
H
5
φ25
Thép P
6
H
5
φ25 Kg
7
V. E
s400
φ16
Thép E
s400

φ16
kg
1.2- Lập phiếu giao nhận chứng từ nhập, xuất.
Do Công ty phải nhập, xuất nguyên vật liệu làm nhiều lần nên số lượng
chứng từ về nhập, xuất nguyên vật liệu ở Công ty tương đối nhiều, để nâng cao
trách nhiệm bảo quản chứng từ, có cơ sở pháp lý để quy kết trách nhiệm khi chứng
từ bị mất thì Công ty nên lập sổ giao nhận chứng từ. Phiếu giao nhận chứng từ có
thể được lập như sau:
PHIẾU GIAO NHẬN CHỨNG TỪ NHẬP VẬT LIỆU
Từ ngày …….đến ngày…….
STT Mã vật tư Tên vật tư Số lượng
chứng từ
Số hiệu chứng từ Ghi chú
1 V. Tròn
φ
22
Thép tròn
φ
22
01 30
2 V. CT3
φ
24
Thép CT3
φ
24
01 44, 35
Người giao Người nhận

×