Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề & HDC HKII môn Ngữ Văn 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.91 KB, 2 trang )

Sở GD& ĐT Bạc Liêu
Tường THPT Ninh Quới ĐỀ THI HỌC KÌ II
Năm học: 2009- 2010
Môn: Ngữ Văn- 10
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: Giới thiệu đôi nét về “ Đại Việt sử kí toàn thư” của Ngô Sĩ Liên ? Nêu nội
dung đoạn trích “ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn”. ( 2 điểm )
Câu 2: Viết một bài văn nghị luận không quá một trang giấy thi, trình bày những suy
nghĩ của anh (chị) về câu tục ngữ: “ Uống nước nhớ nguồn”. ( 3 điểm )
Câu 3: Anh (chị) hãy cảm nhận về đoạn thơ sau: ( 5 điểm )
“Biết bao bướm lả ong lơi,
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.
Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh.
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa.”
( Trích: Truyện Kiều- Nguyễn Du- )
Đề đề xuất
( gồm 1 trang )
Sở GD & ĐT Bạc Liêu
Trường THPT Ninh Qưới Kỳ thi học kỳ II, năm học 2009- 2010
Môn: Ngữ văn – Lớp 10
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
HƯỚNG DẪN CHẤM:
Câu 1: - Đại Việt sử kí toàn thư là bộ chính sử lớn Việt Nam thời trung đại do Ngô Sĩ
Liên biên soạn, hoàn tất năm 1479, gồm 15 quyển, ghi chép lịch sử thời Hồng Bàng cho
đến khi Lê Thái Tổ lên ngôi ( năm 1428). ( 1 điểm )
- Đoạn trích khắc họa đậm nét hình ảnh Trần Quốc Tuấn, một nhân cách vĩ đại,
bất tử trong lòng dân tộc. ( 1 điểm )
Câu 2: *Hình thức: biết cách viết bài văn nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, mạch lạc, ít
sai lội chính tả. ( 0,5 điểm )


*Nội dung: Vận dụng lí lẽ và vốn sống thực tế nhìn nhận đánh giá câu tục ngữ.
( 2,5 điểm)
- Lời khuyên, nhắn như của ông cha ta đối với lớp người đi sau khi thừa hưởng thành
quả trong lao động của lớp người đi trước. ( dẫn chứng)
- Niềm tự hào về truyền thống đấu tranh, vốn sống, văn hóa của dân tộc.
Câu 3 : * Hình thức: Biết cách viết bài làm văn nghị luận văn học, bố cụ rõ ràng , mạch
lạc, không sai lỗi chính tả ( 1 điểm )
* Nội dung: Thấy rõ được diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều. ( 4 điểm )
- Tình cảnh trớ triêu của Thúy Kiều ( 2 điểm )
+ Vận dụng thành ngữ mang tính sáng tạo, bút pháp ước lệ: “ Bướm” “ ong”,
“trận cười” “gió”, “ cành chim”
+ Điển tích, điển cố: “ Tống Ngọc”, “ Trường Khanh”.
=> Tác giả tả thực số phận của Kiều, rơi vào hoàn cảnh chớ triêu thân phận bẽ
bàng, xót xa tủi nhục.
- Nỗi đau của Kiều về thể xác lẫn tinh thần: ( 2 điểm )
+ Thời điểm: Lúc tàn cuộc chơi, giữa đêm khuya, Thúy Kiều ý thức về nỗi cô
đơn.
+ Tâm trạng: “ Giật mình mình lại thương mình xót xa”: nhịp thơ 2/4/2 điệp từ
“mình” ba lần. Kiều tự dằn vặt, dày dò, đau xót.
= > Kiều thoảng thốt, thương xót cho bản thân về nỗi đau cả thể sát và tâm hồn.
* Thang điểm:
- Điểm: 5 khi bài làm mạch lạc, đảm bảo nội dung, có tính sáng tạo, không sai lỗi chính
tả.
- Điểm: 3 khi học sinh trình bài đầy đủ ý, có cảm xúc, sai lỗi chính tả.
- Điểm: 2 khi học sinh trình bài sơ sài, có ý xa đề.
- Điểm: 0 khi học sinh trình bài hoàn toàn lạc đề.
Lưu Ý: Giáo viên linh hoạt khi chấm đề thi.
Hướng dẫn chấm
(gồm 1 trang)

×