Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Những cơ sở phát triển khách hàng sử dụng thẻ của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.03 KB, 18 trang )

Những cơ sở phát triển khách hàng sử dụng thẻ của Ngân hàng
thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank)
1.1. Lý thuyết chung về thẻ ngân hàng và hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng
1.1.1. Khái quát về thẻ ngân hàng
1.1.1.1. Sự ra đời của thẻ ngân hàng
Thanh toán sử dụng tiền là hình thức phổ biến từ rất lâu cho đến ngày nay, nó là
hình thức đơn giản và tiện dụng trong thanh toán hàng hóa và dịch vụ. Nhưng khi nền kinh
tế phát triển và xuất hiện nhiều hình thức thanh toán thì việc sử dụng tiền mặt trong thanh
toán không đáp ứng được một cách tốt nhất cho mọi nhu cầu trong giao dịch trên thị
trường. Thanh toán không sử dụng tiền mặt đã đem lại nhiều tiện ích vượt trội cho khách
hàng trong giao dịch. Nhưng thanh toán không sử dụng tiền mặt thì phải có loại hình thanh
toán nào đó để thay thế cho nó. Từ đó đã xuất hiện nhiều hình thức thanh toán không dùng
tiền mặt như: séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu… nhưng phổ biến hơn cả là phương thức
thanh toán bằng thẻ thanh toán.
Vậy thẻ thanh toán xuất hiện từ khi nào? Một buổi tối năm 1949, lúc trả tiền một
bữa ăn đãi khách, luật sư người Mỹ Franck McNamara mới biết mình quên mang ví lẫn chi
phiếu. Năm sau, Franck vận động 14 nhà hàng tại New York chấp nhận để mình và 200
đồng nghiệp cùng thân hữu được trả tiền bằng cách xuất trình một tấm thẻ nhỏ. Diners
Club - Câu lạc bộ ăn tối - ra đời và thành công nhanh chóng. Một năm sau, 20.000 người
đã được cấp thẻ Diners. Tổ chức này bắt đầu phát triển ra nước ngoài năm 1952. Phương
thức này đã được American Express bắt chước vào năm 1958, cải tiến với một tấm thẻ
nhựa có khả năng thanh toán khi đi du lịch, và trong vòng năm năm đã đạt 1 triệu khách
hàng. Cùng tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã hoàn thiện dần những tấm thẻ nhỏ với nhiều
tiện ích kèm theo và tăng tính bảo mật cho chúng. Từ đó những tấm thẻ bằng nhựa đã dần
dần phổ biến trong giao dịch thanh toán hàng hóa và dịch vụ.
1.1.1.2. Khái niệm và tính năng của thẻ ngân hàng
Thẻ ngân hàng là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, ra đời từ
phương thức mua bán chịu hàng hóa bán lẻ và phát triển gắn liền với việc ứng dụng công
nghệ tin học trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
+ Tính năng của thẻ ngân hàng:
- Nạp tiền: chủ thẻ có thể đến ngân hàng, hay trực tiếp tại máy ATM hoặc chuyển


khoản từ ngân hàng khác sang để nạp tiền vào tài khoản.
- Rút tiền: chủ thẻ đến ngân hàng, ATM… để rút tiền mặt.
- Chuyển khoản: ngày nay những chủ thẻ có thể thực hiện chuyển khoản để thanh
toán các giao dịch trong kinh doanh, hay thậm chí là thanh toán các hóa đơn trong
sinh hoạt hàng ngày như: điện thoại, nước…
- Nhận chuyển khoản: chủ thẻ có thể nhận tiền từ các ngân hàng trong và ngoài nước,
hay nhận lương từ chính công ty của mình. Hiện nay hình thức nhận lương qua tài
khoản ở Việt Nam ngày càng trở nên phổ biến và được nhà nước khuyến khích.
….
1.1.1.3. Vai trò của thẻ ngân hàng
a. Đối với kinh tế - xã hội
Thứ nhất, thanh toán bằng thẻ ngân hàng giúp huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư,
đáp ứng một phần nhu cầu vốn nền kinh tế. Nếu mỗi chủ thẻ trong tài khoản tồn tại số dư
là 1 triệu đồng và số lượng chủ thẻ là 1 triệu thẻ thì ngân hàng huy động được 1000 tỷ
đồng. Nguồn vốn huy động được này khá rẻ để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, thẻ ngân hàng giúp hoạt động thanh toán trở nên an toàn, nhanh chóng và
tiết kiệm thời gian. Thanh toán bằng thẻ sẽ giúp cho hoạt động thanh toán tiền hàng hóa và
dịch vụ được diễn ra an toàn, chính xác và tiết kiệm được thời gian cũng như giảm chi phí
cho các hoạt động kiểm đếm tiền, lập báo cáo … và mọi hoạt động giao dịch đếu được tự
động hóa.
Thứ ba, góp phần thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia. Hoạt động thanh
toán bằng thẻ sẽ tạo điều kiện cho việc kiểm soát khối lượng giao dịch thanh toán của dân
cư, nền kinh tế và vòng quay của đồng tiền. Từ đó giúp cho chính sách tiền tệ của Nhà
nước được thực thi.
Thứ tư, hạn chế các hoạt động kinh tế ngầm. Mọi hoạt động giao dịch thanh toán
đều được ngân hàng kiểm soát, góp phần hạn chế các giao dịch bất hợp pháp và việc điều
tiết nền kinh tế của Nhà nước được tăng cường.
Thứ năm, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại.
b. Đối với khách hàng sử dụng thẻ
Thứ nhất, thẻ thanh toán đem lại sự tiện lợi trong thanh toán hàng hóa và dịch vụ

cho người sử dụng thẻ ở cả trong và ngoài nước. Với một tấm thẻ nhỏ gọn và dễ dàng cất
giữ, chủ thẻ có thể thanh toán tiền hàng hóa và dịch vụ ở các điểm chấp nhận thẻ trên phạm
vi toàn cầu.
Thứ hai, thẻ ngân hàng đem lại an toàn trong thanh toán giao dịch. Việc mang theo
một khối lượng tiền mặt lớn khi đi mua sắm, du lịch, công tác… đem lại nhiều rủi ro. Rủi
ro về tiền giả trong thanh toán cũng không ít. Khi sử dụng thẻ thanh toán sẽ hạn chế được
những rủi ro đó. Bên cạnh đó việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào việc sản xuất thẻ nên
việc làm giả thẻ là rất khó. Chữ ký và các thông tin khác của chủ được mã hóa đã hạn chế
được rất nhiều tình trạng thẻ bị chiếm dụng.
Thứ ba, thẻ ngân hàng giúp chủ thẻ tiết kiệm thời gian mua hàng. Việc đếm tiền,
kiểm tra tiền khi thanh toán hàng hóa và dịch vụ có giá trị lớn tốn khá nhiều thời gian.
Trong những dịp có đột biến về nhu cầu mua sắm như tết nguyên đán… thì phải xếp hàng
chờ đến lượt thanh toán. Nhưng khi sử dụng thẻ sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian cho
khách hàng và tạo được văn minh trong giao dịch thanh toán.
Thứ tư, thẻ ngân hàng giúp chủ thẻ kiểm soát được chi tiêu của mình. Ngân hàng sẽ
gửi cho chủ thẻ bản sao kê chi tiết các giao dịch phát sinh trong tháng vào cuối mỗi tháng
và các khoản lãi mà chủ thẻ phải trả.
Thứ năm, thẻ ngân hàng mang lại sự văn minh trong tiêu dùng.
c. Đối với ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ
Thứ nhất, tăng doanh thu, lợi nhuận và vốn huy động cho ngân hàng. Với mỗi tấm
thẻ được mở và tồn tại số dư trong tài khoản thì ngân hàng huy động được một nguồn vốn
không nhỏ. Bên cạnh đó ngân hàng còn thu thêm các khoản phí từ việc phát hành thẻ, phí
thường niên, phí giao dịch…
Thứ hai, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng. Thẻ thanh toán làm phong
phú thêm các loại hình dịch vụ cung cấp cho khách hàng và mang đến một phương thức
thanh toán hiện đại, tiện ích, văn minh và thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách
hàng. Đi kèm mỗi tấm thẻ là các dịch vụ giá trị gia tăng khác cho khách hàng như: mua thẻ
điện thoại trả trước, thanh toán trực tuyến…
Thứ ba, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Thanh toán bằng thẻ đòi hỏi các ngân
hàng phải đẩu tư các trang thiểt bị hiện đại, kỹ thuật công nghệ cao và cải tiến bộ máy

quản lý cho phù hợp.
1.1.1.4. Đặc điểm thẻ ngân hàng
Về cấu tạo: thẻ làm bằng chất liệu plastic, gồm 3 lớp ép sát: 2 lớp tráng mỏng ở bên
ngoài và ở giữa là lõi thẻ làm bằng nhựa.
Về hình dáng và kích cỡ: theo tiêu chuẩn quốc tế thẻ có kích thước 84mm x 54mm
x 0.76mm và thẻ có 4 góc tròn.
Mặt trước của thẻ gồm:
- Nhãn hiệu thương mại của thẻ.
- Tên và logo của nhà phát hành.
- Biểu tượng (Hologram) in nổi ba chiều (đối với một số loại thẻ quốc tế):
Thẻ VISA: biểu tượng chim bồ câu tung cánh trong hình chữ nhật nằm bên phải thẻ.
Khi nghiêng thẻ qua lại, bạn sẽ thấy như cánh chim chập chờn vẫy. Với loại thẻ mới biểu
tượng chim bồ câu được chuyển về phía sau trên dải băng từ của thẻ.
Thẻ MasterCard: biểu tượng hai quả địa cầu lồng vào nhau, xung quanh là những
dòng chữ “MasterCard” thành nhiều dòng song song nhau. Khi nghiêng thẻ qua lại, bạn sẽ
thấy đủ 5 châu lục trong hình địa cầu. Ngoài ra, nếu bạn nhìn qua kính lúp bạn sẽ thấy chữ
MC xung quanh hai hình vòng tròn
- Tên chủ thẻ (in hoặc dập nổi)
- Số thẻ (in nổi): Gồm 16 số, chia làm 4 nhóm mỗi nhóm bốn số cách đều nhau. Thẻ
MasterCard bắt đầu bằng số “5”, Visa bắt đầu bằng số “4”.Thẻ Saigonbank card bắt đầu
bằng dãy số “1610.87”. Thẻ Đông Á bắt đầu bằng dãy số “1792”.
- Ngày hiệu lực của thẻ (in hoặc dập nổi): được in dưới số thẻ, dập nổi theo trình tự
tháng/năm hết hạn của thẻ, được hiểu ngày hết hạn là ngày cuối cùng của tháng đó. Giao
dịch phải được thực hiện trong thời hạn hiệu lực của thẻ.
Ví dụ thẻ tín dụng quốc tế Cremium của Vietinbank:
Tùy ngân hàng và tổ chức phát hành thẻ có thể có thêm một số yếu tố khác như: ký
hiệu riêng của từng tổ chức (để đảm bảo tính an toàn), chữ ký và hình của chủ thẻ, con
chip (đối với thẻ điện tử), v.v…
Dải từ tính
Băng chữ ký

Mặt sau của thẻ gồm:
- Dải từ tính: Chứa các thông tin từ tính liên quan đến thẻ.
- Băng chữ ký: không bị tẩy xóa, cạo sửa và chữ ký của Chủ thẻ phải trùng khớp với
chữ ký trên hóa đơn thanh toán. Thẻ MasterCard: Trên băng chữ ký có in chữ MasterCard
ba màu đỏ, xanh và vàng xếp thành nhiều dòng song song và các dòng nghiêng 45
0
so với
băng chữ ký. Thẻ VISA: Trên băng chữ ký có in chữ VISA hai màu xanh và vàng và thẻ
VISA Electron trên băng chữ ký có in chữ Electron ba màu xanh, đỏ và vàng nhiều dòng
song song và các dòng nghiêng 45
0
so với băng chữ ký.
1.1.2. Phân lạo thẻ ngân hàng
1.1.2.1. Phân loại thẻ theo công nghệ sản xuất:
- Thẻ khắc chữ nổi (Embossing Card): dựa trên công nghệ khắc chữ nổi, tấm thẻ đầu tiên
được sản xuất theo công nghệ này. Hiện nay người ta không còn sử dụng loại thẻ này nữa
vì kỹ thuật quá thô sơ dễ bị giả mạo.
- Thẻ băng từ (Magnetic stripe): dựa trên kỹ thuật thư tín với hai băng từ chứa thông tin
đằng sau mặt thẻ. Thẻ này đã được sử dụng phổ biến trong những năm qua , nhưng đã bộc
lộ một số nhược điểm: do thông tin ghi trên thẻ không tự mã hoá được, thẻ chỉ mang thông
tin cố định, không gian chứa dữ liệu ít, không áp dụng được kỹ thuật mã hoá, bảo mật
thông tin...
- Thẻ thông minh (Smart Card): đây là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán, thẻ có cấu trúc
hoàn toàn như một máy vi tính.
1.1.2.2. Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ:
a. Thẻ tín dụng (Credit Card): là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó người chủ
thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng không phải trả lãi để mua sắm hàng hoá,
dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh, khách sạn, sân bay ... chấp nhận loại thẻ này. Gọi đây
là thẻ tín dụng vì chủ thẻ được ứng trước một hạn mức tiêu dùng mà không phải trả tiền
ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhất định. Cũng từ đặc điểm trên mà người ta còn gọi

thẻ tín dụng là thẻ ghi nợ hoãn hiệu (delayed debit card) hay chậm trả.
b. Thẻ ghi nợ (Debit card): đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản
tiền gửi. Loại thẻ này khi đợc sử dụng để mua hàng hoá hay dịch vụ, giá trị những giao
dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện
tử đặt tại cửa hàng, khách sạn ... đồng thời chuyển ngân ngay lập tức vào tài khoản của cửa
hàng, khách sạn... Thẻ ghi nợ còn hay được sử dụng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự
động. Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuôc vào số dư hiện hữu trên tài
khoản của chủ thẻ.
Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản:
- Thẻ online: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ ngay lập tức vào tài
khoản chủ thẻ.
- Thẻ offline: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch đợc khấu trừ vào tài khoản chủ thẻ sau
đó vài ngày.
c. Thẻ rút tiền mặt (Cash card): là loại thẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động hoặc ở
ngân hàng. Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, yêu cầu đặt ra đối với loại thẻ
này là chủ thẻ phải ký quỹ tiền gởi vào tài khoản ngân hàng hoặc chủ thẻ được cấp tín
dụng thấu chi mới sử dụng được.
Thẻ rút tiền mặt có hai loại:
Loại 1: chỉ rút tiền tại những máy tự động của Ngân hàng phát hành.
Loại 2: được sử dụng để rút tiền không chỉ ở Ngân hàng phát hành mà còn được sử dụng
để rút tiền ở các Ngân hàng cùng tham gia tổ chức thanh toán với Ngân hàng phát hành thẻ.
1.1.2.3.. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ:
- Thẻ trong nước: là thẻ được giới hạn trong phạm vi một quốc gia, do vậy đồng tiền giao
dịch phải là đồng bản tệ của nước đó.
- Thẻ quốc tế: đây là loại thẻ được chấp nhận trên toàn thế giới, sử dụng các ngoại tệ mạnh
để thanh toán.
1.1.2.4.Phân loại theo chủ thể phát hành:

×