Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Sử dụng phương pháp Hỏa trị liệu kết hợp với nước cốt gừng tươi ấm trong điều trị bệnh cảm lạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.34 KB, 16 trang )

SỞ Y TẾ HÀ NỘI
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN QUỐC OAI
-------------------------

ĐỀ TÀI
“Sử dụng phương pháp Hỏa trị liệu kết hợp với nước
cốt gừng tươi ấm trong điều trị bệnh cảm lạnh”

Ban chủ nhiệm đề tài:

Quốc Oai, tháng 10 năm 2019
1


MỤC LỤC

I. PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................3
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.......................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................3
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu........................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................4
II. PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................4
1. Cơ sở lý luận..................................................................................................4
1.1. Tổng quan hỏa trị liệu............................................................................4
1.2. Chỉ định..................................................................................................5
1.3. Chống chỉ định.......................................................................................5
1.4. Bệnh học “Bệnh cảm lạnh”....................................................................6
1.5. Ý tưởng sáng tạo.....................................................................................6
1.6. Cơ sở của ý tưởng kết hợp Gừng tươi ấm..............................................7
2. Thực trạng.....................................................................................................8


2.1. Thuận lợi - khó khăn..............................................................................8
2.2. Thành cơng - hạn chế.............................................................................8
2.3. Mặt mạnh - mặt yếu................................................................................8
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động...................................................8
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra........8
3. Giải pháp, biện pháp......................................................................................9
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.........................................................9
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp..........................9
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.............................................11
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.........................................11
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu...........11
3.6. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, đánh giá......................................16
III. PHẦN KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ.........................................................16
1. Kết luận.......................................................................................................16
2


2. Khuyến nghị................................................................................................16
ĐỀ TÀI: HỎA TRỊ LIỆU TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH CẢM LẠNH
I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Với mong muốn kế thừa và phát triển những tinh hoa về y học cổ truyền
của dân tộc, đội ngũ thầy thuốc của Trung tâm Y tế huyện Quốc Oai đã khơng
quản ngại khó khăn, dày cơng tìm hiểu bằng nhiều hình thức khác nhau. Từ việc
trao đổi kinh nghiệm, tham gia khóa học tại Viện châm cứu Trung ương, kế thừa
những bài thuốc quý, những kinh nghiệm hay của các lương y… đặc biệt là học
tập các phương pháp mới, tiên tiến nhằm phục vụ người bệnh một cách tốt nhất,
đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngay tại tuyến y tế cơ sở.
Qua quá trình tìm hiểu và học tập, chúng tôi nhận thấy phương pháp Hỏa

trị liệu là phương pháp đem lại hiệu quả trong điều trị bệnh, đặc biệt là các nhóm
bệnh tiêu hóa, thần kinh. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, việc sử dụng
tinh dầu trong đời sống và y học ngày càng rộng rãi, với công nghệ chiết xuất
tiên tiến, tinh dầu khơng cịn đắt đỏ như trước đây. Việc kết hợp giữa nhiệt từ lửa
và tinh dầu có thể phát huy tác dụng của phương pháp này mà kinh phí cho một
lần trị liệu không quá cao. So sánh với các phương pháp y học cổ truyền dùng
thuốc và thuốc tây y, chúng ta nhận thấy, phương pháp hỏa trị liệu vừa hiệu quả
lại khơng có những tác dụng phụ và phiền tối cho người bệnh trong và sau q
trình điều trị.
Mặc dù, phương pháp Hỏa trị liệu như trình bày ở trên có hiệu quả trong
điều trị, ưu thế hơn so với các phương pháp khác, nhưng nhằm giảm chi phí,
giảm thời gian sử dụng nhiệt và tăng hiệu quả điều trị, nhóm chúng tơi đề xuất
áp dụng “Phương pháp Hỏa trị liệu kết hợp với nước cốt gừng tươi ấm trong
điều trị bệnh cảm lạnh”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
- Nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
- Có tính ứng dụng cao tại cộng đồng với chi phí hợp lý.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Các bệnh nhân mắc bệnh cảm lạnh, không mắc các bệnh khác kèm theo, không
nằm trong đối tượng chống chỉ định.
3


4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Các bệnh nhân bị mắc bệnh cảm lạnh.
- Khu vực xã Đại Thành và một số xã lân cận như Tân Hòa, Tân Phú – Quốc Oai
– Hà Nội, đồng ý sử dụng phương pháp hỏa trị liệu trong điều trị bệnh.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thực nghiệm khoa học.
- Đối tượng được giải thích về phương pháp được áp dụng điều trị, tuy nhiên, về

chi tiết có được sử dụng nước cốt gừng tươi ấm hay không sẽ không được báo
trước nhằm đánh giá khách quan hiệu quả điều trị so với phương pháp gốc (hỏa
trị liệu không dùng nước cốt gừng tươi ấm).
II. PHẦN NỘI DUNG

1. Cơ sở lý luận
1.1. Tổng quan hỏa trị liệu
a. Hỏa trị liệu trên Thế Giới
Hỏa trị liệu là phương pháp truyền thống dùng lửa để trị liệu của trung y,
là bộ phận quan trọng trong y học cổ truyền.
Trong Hoàng Đế Nội Kinh từng ghi chép: Khi châm cứu không hữu hiệu
trị liệu đốt nóng sẽ phát huy tác dụng.
Từ thời chiến quốc trị liệu lửa đã là phương pháp tối ưu nhất trong ngành
y học nhân dân thời kỳ đó.
Phương pháp trị liệu bằng lửa được Ngự Y áp dụng trong cung đình thời
cổ, cùng với Y học cổ truyền Trung Quốc: học thuyết âm dương, lý luận tạng
phủ, kinh lạc, khí huyết lý luận. Kết hợp với y học hiện đại: thần kinh, tuần
hồn, tiêu hóa.
b. Hỏa trị liệu tại Việt Nam
Từ thời xa xưa phương pháp Hỏa trị liệu đã được các danh y như Tuệ
Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông sử dụng.
Năm 2017, Bệnh viện Châm Cứu Trung Ương đã tiến hành nghiên cứu và
ứng dụng phương pháp Hỏa trị liệu vào thực tiễn lâm sàng.

4


Tháng 02/2018, Bộ Y tế đã chính thức ban hành cho mã ngành Y học cổ
truyền được đào tạo và phát triển phương pháp Hỏa trị liệu tại Bệnh viện Châm
cứu Trung Ương vào.

- Cơ chế của Hỏa trị liệu:
Hỏa trị liệu hình thành trên cơ sở lý luận châm cứu truyền thống kết hợp
với cơ chế tiết đoạn thần kinh của y học hiện đại.
Là phương pháp kết hợp cứu ấm kinh lạc, xoa tinh dầu và day ấn huyệt.
Qua đó sẽ đả thơng hai mạch Nhâm – Đốc, các kinh mạch khác cũng như các
vùng huyệt vị, khí huyết lưu thông, bên trong thấu tới tạng phủ, bên ngồi thơng
đến các cân cơ kinh lạc.
1.2. Chỉ định
- Phịng và hỗ trợ điều trị các chứng bệnh thể hàn:
+ Các bệnh về thần kinh: Đau đầu, mất ngủ, đau lưng, đau vai gáy, đau thần kinh
tọa, di chứng tai biến mạch máu não…
+ Các bệnh về tiêu hóa: Đầy bụng, viêm dạ dày, viêm đại tràng mạn tính…
+ Viêm mũi dị ứng
+ Cảm lạnh
+ Hỗ trợ điều trị: béo phì, phụ nữ đau bụng kinh…
1.3. Chống chỉ định
Phương pháp hỏa trị liệu không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
- Các trường hợp cấp cứu ngoại khoa, các chuyên khoa khác cần theo dõi và giải
quyết bằng phẫu thuật.
- Phụ nữ có thai, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt.
- Bệnh nhân trầm cảm, tinh thần hoảng hốt không tỉnh táo.
- Bệnh tim mạch nặng.
- Bệnh tiểu đường nặng.
- Các bệnh thận nặng.
- Bệnh nhân cao huyết áp.
- Bệnh nhân ung thư.
- Các bệnh truyền nhiễm.
5



- Bệnh nhân có vết thương hở, bệnh ngồi da.
- Các bệnh nhân có dị vật trong cơ thể: silicon, kim loại…
1.4. Bệnh học “Bệnh cảm lạnh”
a. Cảm lạnh theo y học hiện đại
- Khái niệm: Cảm lạnh là bệnh nhiễm virus ở mũi và họng, bệnh không quá
nguy hiểm nhưng lại có ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bị bệnh.
Có khoảng hơn 200 chủng virus có liên quan tới nguyên nhân gây bệnh,các
chủng rhinovirus là nguyên nhân thường gặp nhất.
- Triệu chứng chính:
+ Ho, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi hay nghẹt mũi
+ Sốt nhẹ
+ Đau họng
+ Đau cơ, mệt mỏi, đau đầu, mất cảm giác ngon miệng…
- Điều trị:
+ Vệ sinh mũi họng
+ Thuốc nhỏ mũi, xịt mũi
+ Thuốc kháng Histamine
+ Thuốc ho (nếu có ho).
+ Thuốc giảm đau - hạ sốt (nếu có sốt)
+ Tăng sức đề kháng: vitamin C, Kẽm…
b. Cảm lạnh theo y học cổ truyền
- Bệnh danh: Cảm mạo phong hàn.
- Triệu chứng: hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, kèm theo ngứa họng,
ho, đàm nhiều trắng loãng, đau đầu, đau người, sợ gió, sợ lạnh, phát sốt, không
ra mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.
- Chẩn đoán:
- Bát cương: Biểu thực hàn.
- Kinh lạc: Kinh túc thái dương bàng quang, kinh túc thiếu dương đởm.
- Nguyên nhân: Ngoại nhân (Phong hàn).
- Bệnh danh: Cảm mạo phong hàn.

6


1.5. Ý tưởng sáng tạo
- Dựa trên cơ sở lý luận và kỹ thuật Hỏa trị liệu của Bệnh viện Châm cứu Trung
Ương, kết hợp với nước cốt Gừng tươi ấm trước khi tiến hành các bước Hỏa trị
liệu.
1.6. Cơ sở của ý tưởng kết hợp Gừng tươi ấm
a. Khái quát về Gừng

- Gừng tên khoa học là Zingiber officinale.
- Là một loại thực vật thường được sử dụng làm gia vị, thuốc.
- Thành phần hóa học của gừng chủ yếu: tinh dầu zingiberen, chất nhựa, chất
cay, tinh bột…
- Mang tính chất của một loại tinh dầu: sát khuẩn, chống viêm, làm sạch da tại
chỗ và làm ấm cơ thể.
b. Gừng theo Y học cổ truyền
- Tên thường gọi: Sinh khương
- Tính, vị: Vị cay, tính ấm
- Quy kinh: Phế, tỳ và vị
c. Công dụng
- Làm thuốc và làm gia vị chế biến các món ăn
- Tăng tiết mồ hơi, giải biểu.
- Làm ấm tỳ vị, giảm nôn
- Làm ấm phế, giảm ho.
d. Chủ trị
7


- Chứng cảm mạo phong hàn: cảm lạnh

- Trị ho đàm lạnh
- Các chứng buồn nôn do tỳ hư
- Chứng kém ăn, đầy bụng, khó tiêu hay đi ngồi phân lỏng
- Chứng hạ huyết áp
2. Thực trạng
2.1. Thuận lợi - khó khăn
- Thuận lợi: Áp dụng phương pháp hỏa trị liệu đã được nghiên cứu bởi bệnh
viện châm cứu Trung Ương. Phương pháp này đã được áp dụng rộng rãi tại các
cơ sở chăm sóc sức khỏe tư nhân khá phổ biến trong những năm gần đây và
được đánh giá là có hiệu quả cao trong điều trị.
- Khó khăn: Phương pháp này tương đối phổ biến ở các khu vực đơ thị, tại Quốc
Oai, chưa có nhiều cơ sở khai thác áp dụng phương pháp này, nên bệnh nhân
chưa biết đến nhiều và còn nghi ngờ hiệu quả điều trị.
2.2. Thành công - hạn chế
- Thành công: 100% bệnh nhân điều trị được khỏi bệnh.
- Hạn chế: Thời gian 1 liệu trình điều trị tương đối dài (1-4 ngày).
2.3. Mặt mạnh - mặt yếu
- Mặt mạnh: Hiệu quả điều trị cao, phương pháp an tồn, ít tác dụng phụ.
- Mặt yếu: hạn chế phạm vi áp dụng đối với bệnh nhân mắc 1 số bệnh kèm theo
(như phần “chống chỉ định”).
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
- Phân loại bệnh nhân: bệnh nhân mắc bệnh kèm theo.
- Chế độ kiêng kị.
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Cần có giải pháp tăng hiệu quả điều trị và giảm thời gian điều trị, do đó,
áp dụng Gừng là 1 sáng kiến phù hợp để nâng cao hiệu quả điều trị.
Việc áp dụng dễ dàng và chi phí thấp: Nguyên liệu dễ tìm kiếm, thu thập,
dễ chế biến và đơn giản khi đưa vào sử dụng cho người bệnh.
8



3. Giải pháp, biện pháp
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
- Nâng cao hiệu quả điều trị bệnh
- Có tính ứng dụng cao tại cộng đồng.
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
- Chuẩn bị bệnh nhân.
- Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ.
- Tiến hành:
- Bước 1: Bôi nước cốt gừng tươi ấm.
Bôi nước Gừng tươi ấm lên phần lưng của bệnh nhân (bôi dọc mạch Đốc,
Kinh Bàng Quang 2 bên).
- Bước 2: Phủ 3 lớp khăn đốt.
+ Phủ khăn đốt số 1.
+ Đặt màng tinh dầu (đã chuẩn bị sẵn) lên vùng giữa lưng.
+ Phủ khăn đốt số 2.
+ Phủ khăn đốt số 3.
- Bước 3: Đi đường cồn lần 1.
Đi cồn bắt đầu từ huyệt Đại Chùy vòng ra huyệt Kiên Trinh (P), rồi vịng
xuống dọc theo bờ ngồi thân mình tới huyệt Hoàn Khiêu (P), đi cồn tiếp đối
xứng sang bên trái rồi về lại huyệt Đại Chùy, đi cồn như vậy 02 vòng bao vây cơ
thể thuận theo kim đồng hồ.
Tiến hành đi cồn theo đường zíc zắc theo hình con Rồng từ huyệt Đại
chùy và kết thúc ở phía cuối cùng ở xương cùng cụt.
Tiếp đến đi cồn 03 đường dọc lưng từ trên xuống dưới: dọc mạch Đốc và
kinh Bàng Quang 2 bên.
Khóa cồn tại các huyệt: Kiên trinh (T), Đại chùy, Kiên trinh (P), Hoàn
khiêu (P), Hoàn khiêu(T).
Bật lửa đốt tại điểm thấp nhất vùng vừa rải cồn bên Trái.
Để lửa cháy trong khoảng 10 -12s.

9


Trùm khăn dập lửa bằng khăn số 4, ém lửa và giữa khăn như vậy khoảng
từ 3-5s, mở khăn số 4 ra tiếp tục đốt từ 1-2 lần nữa cho tới khi cháy hết cồn theo
nguyên tắc Trái, Phải, Trên, Dưới.
- Bước 4: Đi cồn lần 2.
Tiến hành như lần 1, lưu ý thời gian để lửa cháy khoảng 8-10s, ém lửa và
vẫn giữ khăn dập lửa khoảng 3-5s.
Dùng con Ấn đi 1 đường thẳng dọc theo các huyệt giáp tích 2 bên của cột
sống, xoay ngay con Ấn đi 1 đường dọc theo kinh Bàng Quang 2 bên của cơ thể.
Khóa bằng con Ấn tại các vị trí tương tự vị trí khóa cồn ở trên.
Kiểm tra lịng bàn tay 2 bên của bệnh nhân xem đã ra mồ hơi chưa. Nếu
chưa có mồ hơi thì đi cồn tiếp lần 03.

- Bước 5: Đi cồn lần 3.
Tiến hành như lần đi cồn thứ 02, lưu ý giảm thời gian để lửa cháy xuống
còn 6-8s.
Kiểm tra lòng bàn tay 02 bên của bệnh nhân xem có mồ hơi hay chưa, nếu
mồ hơi đã ra dâm dấp thì dừng thủ thuật lại.
- Bước 6: Dán màng tinh dầu lên vùng mặt sau lưng của Bn
Dỡ bỏ 4 lớp khăn đốt ra khỏi người bệnh nhân, dùng khăn cách nhiệt số
02 lau khô mồ hôi trên cơ thể người bệnh, day bấm nhẹ nhàng các huyệt vùng
vai gáy cho bệnh nhân.
Dỡ bỏ khăn cách nhiệt số 2, dán màng tinh dầu lên vùng cơ thể đã thực
hiện thủ thuật và giữ trong thời gian 02 giờ.
10


- Bước 7: Cho bệnh nhân uống 250ml nước Oserol ấm, phủ khăn ủ ấm và cho

bệnh nhân nằm nghỉ tại giường trong khoảng 45 phút.
- Bước 8: Dặn dò Bệnh nhân.
- Kết thúc thủ thuật.
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
- Bệnh nhân chỉ mắc bệnh cảm lạnh, không mắc bệnh kèm theo.
- Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị Hỏa trị liệu và nước gừng tươi ấm.
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Giải pháp sử dụng thêm nước Gừng tươi ấm kết hợp phương pháp Hỏa trị
liệu làm tăng hiệu quả điều trị và giảm thời gian điều trị khoảng 20%.
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
3.5.1. Kết quả cấu phần định lượng
a. Đặc điểm của đối tượng
[Bảng 1] cho thấy các đặc điểm nhân khẩu học của hai nhóm: khơng có sự
khác biệt giữa hai nhóm.

Bảng 1: Đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân.
Thơng số

Nhóm sử dụng
Nhóm sử dụng phương
phương pháp hỏa trị pháp hỏa trị liệu kết hợp
liệu gốc
nước cốt gừng tươi ấm
(Nhóm A)
(Nhóm B)

Giá trị P

Tuổi
<25


7

5

25-35

10

11

>35

13

14

Nam

16

16

Nữ

14

14

Tổng số


30

30

NS

Giới
NS

b. Đáp ứng với phương pháp điều trị
Các bệnh nhân được thăm khám, chẩn đoán bệnh, ghi nhận các chỉ số sinh
tồn, khi đáp ứng đủ điều kiện và không nằm trong diện chống chỉ định, bệnh nhân
được giải thích tham gia thử nghiệm phương pháp điều trị. Vào cuối thời điểm
nghiên cứu, nhóm A được điều trị bằng phương pháp hỏa trị liệu gốc, có 30 bệnh
11


nhân đã đáp ứng hồn tồn; nhóm B điều trị với phương pháp hỏa trị liệu kết hợp
với nước cốt gừng tươi ấm có 30 bệnh nhân đáp ứng hồn toàn (P <0,05).
[Bảng 2] cho thấy tỷ lệ đáp ứng với 2 phương pháp.

Bảng 2: Đáp ứng với thuốc.
Lần I

Tiêu chí
đánh giá

Lần II


Lần III

Lần IV

PP hỏa
PP hỏa trị liệu PP hỏa trị PP hỏa trị liệu PP hỏa trị liệu PP hỏa trị liệu PP hỏa trị PP hỏa trị liệu
trị liệu kết hợp nước cốt liệu gốc kết hợp nước
gốc
kết hợp nước liệu gốc kết hợp nước
gốc
gừng tươi ấm
cốt gừng tươi
cốt gừng tươi
cốt gừng tươi
ấm
ấm
ấm

Đáp ứng
hồn tồn

12

17

9

8

6


4

3

1

Đáp ứng 1
phần

15

12

6

5

3

1

0

0

Khơng
đáp ứng

3


1

3

0

0

0

0

0

Tổng số

30

30

18

13

9

5

3


1

Sau 1 liệu trình điều trị hỏa trị liệu gồm 4 buổi ta thu được kết quả sau:
[Bảng 3] cho thấy tỷ lệ phần trăm đáp ứng hoàn toàn của 2 phương pháp sau
mỗi lần trị liệu (%).
Tiêu chí đánh giá

HTL lần 1

HTL lần 2

HTL lần 3

HTL lần 4

PP HTL gốc

40

30

20

10

PP HTL kết hợp
nước cốt gừng
tươi ấm


56.7

26.7

13.3

3.3

3.5.2. Kết quả cấu phần định tính
a. Đặc điểm của đối tượng
Trong số các đối tượng tham gia phỏng vấn sâu, độ tuổi của đối tượng
nghiên cứu dao động từ 29 đến 38 tuổi, trong đó, 2 người là nam, 2 người là nữ
giới – đều là người dân xã Đại Thành. Trình độ chuyên môn cao nhất là đại học,
thấp nhất là trình độ văn hóa 12/12.
b. Đánh giá của các đối tượng về hiệu quả của phương pháp điều trị được áp
dụng
Các đối tượng được phỏng vấn bằng bảng câu hỏi chung, sau đây là phân
tích những đánh giá của các đối tượng về hiệu quả của phương pháp điều trị
được áp dụng:

12


Câu hỏi

Đối tượng được áp dụng
phương pháp hỏa trị liệu gốc

Anh/chị đã từng được
áp dụng phương pháp

nào trong điều trị bệnh
lý cảm lạnh? Nhận xét
của anh/chị về phương
pháp mà anh/chị hay
dùng nhất?

“Tôi hay qua nhà một bác sỹ
gần nhà lấy thuốc tây, thường
tơi cứ phải lấy thuốc 5 ngày, có
khi hết lại phải quay lại lấy
thêm vì dai dẳng quá, lâu dần
tôi thấy hiệu quả giảm, thuốc
cứ phải tăng liều nặng hơn,
thấy lo uống nhiều thuốc sẽ
ảnh hưởng đến sức khỏe của
mình” (Nam giới – 35 tuổi – xã
Đại Thành)

Anh/chị đã từng nghe
nói đến phương pháp
hỏa trị liệu bao giờ
chưa?

“Tơi đã từng nghe thấy
phương pháp này rồi, tôi nghe
em gái nói đây là phương pháp
mới, cịn có thể giảm cân, giảm
đau lưng” (Nữ giới – 29 tuổi –
xã Đại Thành)


Cảm nhận cơ thể thế
nào khi bắt đầu tiến
hành hỏa trị liệu (lần
1)?

“Tôi cảm nhận cơ thể tương
đối nhẹ nhõm đi, đỡ khó chịu
hơn, hơ hấp hình như cũng
thơng thống hơn, cịn một số
triệu chứng khác thì có giảm
một chút” (Nam giới – 35 tuổi
– xã Đại Thành)
“Tôi thấy vùng lưng lan tỏa
nhiệt khiến tôi đỡ đau người
hơn, cơn đau đầu cũng giảm
13

Đối tượng được áp dụng
phương pháp hỏa trị liệu
kết hợp nước cốt gừng tươi
ấm
“Nhà tơi cứ có bệnh là qua
tiệm thuốc mua thuốc, thuốc
dùng đỡ ngay nhưng nghe
nói cơ dược sỹ cho thuốc rất
nặng nên mới hiệu quả
nhanh vậy, đơi khi bị cảm
nặng q, tơi qua bác sỹ
khám thì được bác sỹ chỉ
uống thuốc như vậy là không

tốt, rất dễ nhờn thuốc, hại
gan thận nên tôi cảm thấy
không yên tâm nhưng vì tiện
nên vẫn lấy thuốc ở đấy”
(Nữ giới – 33 tuổi – xã Đại
Thành)
“Tôi chưa nghe thấy phương
pháp này bao giờ”
(Nam giới – 34 tuổi – xã Đại
Thành)
“Tôi thường xuyên ra khu
trung tâm thành phố nên
mấy spa tôi biết cũng có áp
dụng phương pháp này
nhưng dùng phương pháp
này điều trị cảm lạnh thì giờ
tơi mới biết” (Nữ giới – 33
tuổi - xã Đại Thành)
“Tơi cảm nhận hơi nóng
vùng lưng của tôi ở mức
nhiệt vừa phải, cơ thể không
bị nặng nề, ê ẩm như lúc
chưa được điều trị, đặc biệt
là cơn đau đầu cải thiện rất
rõ, những triệu chứng của
đường hô hấp cũng nhẹ đi
rất nhiều”
(Nam giới – 34 tuổi – xã Đại



Cảm nhận trong suốt
giai đoạn điều trị (sau
lần đầu, sau lần thứ 2,
sau lần thứ 3)

Sự cải thiện rõ nhất là
ở triệu chứng nào?

Có cảm giác khó chịu
gì khơng khi áp dụng
phương pháp hỏa trị
liệu?

xuống, dễ hít thở” (Nữ giới – Thành)
29 tuổi – xã Đại Thành)
“Tôi nhận thấy bệnh thuyên
giảm 1 nửa sau khi được
điều trị, rất dễ chịu và cảm
giác gần như có thể hoạt
động lại bình thường” (Nữ
giới – 33 tuổi - xã Đại
Thành)
“lần thứ 2 điều trị, tôi thấy “Sau lần 2 tôi thấy gần như
bệnh cảm lạnh của mình đã đỡ khỏi hẳn rồi nhưng vẫn làm
hơn, tuy nhiên vẫn thấy hơi khó thêm 1 lần nữa để chấm dứt
chịu vì cơn đau cơ, đau đầu các triệu chứng khó chịu”
chưa dứt, vẫn cịn ho, hắt hơi (Nam giới – 34 tuổi – xã Đại
và chảy mũi” (Nam giới – 35 Thành)
tuổi – xã Đại Thành)
“Sau lần 2, tôi đã thấy khỏe

“Sau lần điều trị thứ 2, tôi thấy và nên đã kết thúc điều trị,
bệnh giảm đi phân nửa, lần 3 và sau đó tơi khơng phải
thì gần như khỏe hẳn và tơi có uống thêm viên thuốc nào
thể đi làm trở lại” (Nữ giới – nữa, có thể đi làm lại ngay”
29 tuổi – xã Đại Thành)
(Nữ giới – 33 tuổi - xã Đại
Thành)
“Triệu chứng đau người của “Hầu hết các triệu chứng
tôi giảm rõ rệt nhất” (Nam giới đều giảm rõ, cơn đau đầu
– 35 tuổi – xã Đại Thành)
giảm rõ rệt nhất” (Nam giới
“Triệu chứng đau đầu là giảm – 34 tuổi – xã Đại Thành)
rõ nhất, khá là dễ chịu” (Nữ “Cả cơ thể đang bệnh của
giới – 29 tuổi – xã Đại Thành) tôi đã đỡ hơn rất nhiều, cơn
đau cơ cải thiện rõ nhất ạ”
(Nữ giới – 33 tuổi - xã Đại
Thành)
“Thời gian dùng nhiệt hơi lâu “Tôi khơng thấy khó chịu
so với tơi nghĩ”(Nam giới – 35 gì” (Nam giới – 34 tuổi – xã
tuổi – xã Đại Thành)
Đại Thành)
“Tơi khơng thấy khó chịu gì” “Tơi rất thích dùng các
(Nữ giới – 29 tuổi – xã Đại phương pháp YHCT khơng
Thành)
dùng thuốc, cái này cịn
thích hơn cả châm cứu, tơi
khơng thấy có cảm giác khó
chịu gì” (Nữ giới – 33 tuổi xã Đại Thành)
14



Thời gian điều trị có “sau 3 lần điều trị các triệu
qúa dài khơng?
chứng vẫn chưa hết hẳn nên
liệu trình 4 hay 5 lần mới khỏi
tôi thấy hơi dài, 3 lần điều trị
trở xuống thì tốt hơn”(Nam
giới – 35 tuổi – xã Đại Thành)
“Em nghĩ liệu trình hơi dài ạ”
(Nữ giới – 29 tuổi – xã Đại
Thành)
Chi phí điều trị có q “với thu nhập nhà nơng thì khá
cao khơng?
là cao, nhưng tính về sức khỏe
lâu dài thì tơi thấy như vậy
cũng khá ổn” (Nam giới – 35
tuổi – xã Đại Thành)
“cũng cao, nên đưa vào thanh
toán bảo hiểm để nhân dân
được nhờ” (Nữ giới – 29 tuổi –
xã Đại Thành)
Có hài lịng với hiệu “chưa hài lịng lắm, chủ yếu do
quả điều trị bệnh thời gian điều trị” (Nam giới –
không?
35 tuổi – xã Đại Thành)
“tạm ổn so với những gì em
mong đợi” (Nữ giới – 29 tuổi –
xã Đại Thành)
Theo anh/chị phương “Nên có để người dân được
pháp hỏa trị liệu có hưởng lợi” (Nam giới – 35 tuổi

thích hợp với địa – xã Đại Thành)
phương mình khơng?
“Giờ ai cũng quan tâm đến sức
khỏe của mình mà, tơi rất ủng
hộ” (Nữ giới – 29 tuổi – xã Đại
Thành)

“Hợp lý, vượt xa mong đợi
của tôi” (Nam giới – 34 tuổi
– xã Đại Thành)
“Khá hợp lý, so với điều trị
thuốc tây thì ngắn hơn nhiều
ạ” (Nữ giới – 33 tuổi - xã
Đại Thành)

“so với thời gian điều trị và
mức ảnh hưởng đến sức
khỏe thì tơi thấy hợp lý”
(Nam giới – 34 tuổi – xã Đại
Thành)
“với đời sống hiện tại đã
nâng cao thì giá thành điều
trị như vậy cũng khơng cao
đâu” (Nữ giới – 33 tuổi - xã
Đại Thành)
“khá hài lòng” (Nam giới –
34 tuổi – xã Đại Thành)
“hài lòng chứ, cứ khỏe là tốt
rồi ạ” (Nữ giới – 33 tuổi xã Đại Thành)
“Phương pháp này dùng

chữa nhiều bệnh mà, xã
mình có thì tốt q”(Nam
giới – 34 tuổi – xã Đại
Thành)
“Rất tốt ạ, phương pháp này
hay” (Nữ giới – 33 tuổi - xã
Đại Thành)

c. Bàn luận

Qua phỏng vấn định tính, 100% bệnh nhân đánh giá hiệu quả của phương
pháp hỏa trị liệu kết hợp nước cốt gừng tươi ấm cao hơn phương pháp hỏa trị
liệu gốc, với những ưu điểm nổi bật, khơng gây cảm giác khó chịu cho người
bệnh, các triệu chứng chính của bệnh cảm lạnh thuyên giảm rõ rệt hơn hẳn so
với phương pháp gốc. Thời gian điều trị của phương pháp hỏa trị liệu kết hợp
15


với nước cốt gừng tươi ấm ngắn hơn khiến người bệnh hài lịng hơn, họ có thể
sớm quay lại với cơng việc hàng ngày nên dễ chấp nhận chi phí của phương
pháp.
- Giá trị khoa học:
+ Tăng hiệu quả điều trị, giảm thời gian điều trị.
+ Có tính ứng dụng cao tại cộng đồng.
3.6. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, đánh giá
- Nước Gừng tươi ấm với Hỏa trị liệu làm tăng hiệu quả điều trị, giảm thời gian
điều trị hơn so với Hỏa trị liệu truyền thống.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận


- Qua quá trình thử nghiệm phương pháp hỏa trị liệu (gốc) và phương pháp hỏa
trị liệu có kết hợp nước cốt gừng tươi ấm trên người bệnh, đánh giá của bác sỹ
thực hiện và phỏng vấn trực tiếp người bệnh, kết luận: Phương pháp hỏa trị liệu
có kết hợp nước cốt gừng tươi ấm làm tăng hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian
điều trị hơn so với phương pháp gốc.
2. Khuyến nghị
Phương pháp Hỏa trị liệu đã được cấp mã ngành đào tạo nhưng chưa được
đưa vào danh mục dịch kỹ thuật nên chưa được thanh toán bảo hiểm y tế. Với tỷ
lệ bao phủ bảo hiểm y tế trên 80% dân số như hiện nay, việc áp dụng rộng rãi để
người dân được điều trị bằng phương pháp này còn gặp nhiều khó khăn.
Quốc Oai, ngày 18 tháng 10 năm 2019

16



×