BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ NGHỆ II
KHOA DU LỊCH – NHÀ HÀNG – KHÁCH SẠN
GIÁO TRÌNH
VĂN HĨA ẨM THỰC
TP. HCM – 05/2019
LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình mơn học VĂN HĨA ẨM THỰC được sử dụng nội bộ Khoa Công
Nghệ May và Thời Trang, là môn học chuyên ngành cho nghề Nghiệp vụ nhà
hàng.
Trong giáo trình gồm có 4 chương:
Chương 1: Khái qt chung về các nền văn hoá, văn hoá ẩm thực lớn trên thế
giới
Chương 2: Văn hoá ẩm thực Việt nam
Chương 3: Một số nền văn hoá ẩm thực quan trọng đối với du lịch Việt Nam
Chương 4: Ẩm thực và tơn giáo
Trong q trình giảng dạy và học tập giáo trình mơn VĂN HĨA ẨM THỰC có
gì chưa rõ hoặc cần thêm hoặc bớt nội dung, mong quý Thầy Cô và các Em sinh
viên góp ý để giáo trình ngày càng hồn thiện hơn.
Biên soạn
BÙI XN THẮNG
Giáo trình Văn hóa ẩm thực
Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
Trang 1
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
TRANG
LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................ 1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC NỀN VĂN HOÁ,VĂN HOÁ
ẨM THỰC LỚN TRÊN THẾ GIỚI ............................................................... 7
1. Khái quát chung về các nền văn hoá lớn trên thế giới .................................... 7
1.1. Một số khái niệm chính ............................................................................ 7
1.2. Các nền văn hố lớn trên thế giới ............................................................. 8
2. Khái quát về văn hoá ẩm thực ........................................................................ 9
2.1. Các nền văn hoá ẩm thực lớn trên thế giới ............................................... 9
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới văn hố ẩm thực............................................. 31
2.2.1. Vị trí, địa lý ...................................................................................... 31
2.2.2. Khí hậu ............................................................................................ 33
2.2.3. Lịch sử ............................................................................................. 34
2.2.4. Kinh tế ............................................................................................. 34
2.2.5. Tôn giáo ........................................................................................... 35
2.2.6. Ảnh hưởng của sự phát triển du lịch ................................................. 35
3. Ẩm thực trong xu hướng hội nhập................................................................ 36
3.1. Hội nhập ẩm thực Á - Âu ....................................................................... 36
3.2. Xu hướng chung .................................................................................... 38
CHƯƠNG II: VĂN HOÁ ẨM THỰC VIỆT NAM...................................... 40
1. Khái quát về Việt Nam................................................................................. 40
1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 40
1.2. Điều kiện xã hội ..................................................................................... 41
2. Văn hoá ẩm thực Việt Nam .......................................................................... 41
2.1. Văn hoá ẩm thực truyền thống ............................................................... 43
2.1.1. Một số nét văn hoá ẩm thực truyền thống tiêu biểu .......................... 43
2.1.2. Một số nét văn hoá ẩm thực của dân tộc thiểu số tiêu biểu ............... 52
2.2. Văn hoá ẩm thực đương đại ................................................................... 55
2.2.1. Một số nét văn hoá ẩm thực chung ................................................... 55
2.2.2. Tập quán khẩu vị ăn uống ba miền (Bắc, Trung, Nam) .................... 57
CHƯƠNG III: MỘT SỐ NỀN VĂN HOÁ ẨM THỰC QUAN TRỌNG ĐỐI
VỚI DU LỊCH VIỆT NAM ........................................................................... 73
1. Trung Quốc .................................................................................................. 73
1.1. Khái quát chung ..................................................................................... 73
1.2. Văn hoá ẩm thực Trung Quốc ................................................................ 74
2. Nhật Bản ...................................................................................................... 80
2.1. Khái quát chung ..................................................................................... 80
2.2. Văn hoá ẩm thực Nhật Bản .................................................................... 81
3. Hàn Quốc ..................................................................................................... 84
3.1. Khái quát chung ..................................................................................... 84
Giáo trình Văn hóa ẩm thực
Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
Trang 2
3.2. Văn hoá ẩm thực Hàn Quốc ................................................................... 85
4. Các nước Đông Nam Á ................................................................................ 87
4.1. Khái quát chung ..................................................................................... 87
4.2. Văn hố ẩm thực các nước Đơng Nam Á ............................................... 88
5. Các nước khu vực Tây Á ............................................................................. 90
5.1. Khái quát chung ..................................................................................... 90
5.2. Văn hoá ẩm thực các nước khu vực Tây Á ............................................. 91
6. Pháp ............................................................................................................. 91
6.1. Khái quát chung ..................................................................................... 91
6.2. Văn hoá ẩm thực Pháp ........................................................................... 91
7. Anh .............................................................................................................. 95
7.1. Khái quát chung ..................................................................................... 95
7.2. Văn hoá ẩm thực Anh ............................................................................ 96
8. Mỹ ............................................................................................................... 97
8.1. Khái quát chung ..................................................................................... 97
8.2. Văn hoá ẩm thực Mỹ .............................................................................. 98
9. Nga ............................................................................................................ 100
9.1. Khái quát chung ................................................................................... 100
9.2. Văn hoá ẩm thực Nga ........................................................................... 101
CHƯƠNG IV: ẨM THỰC VÀ TÔN GIÁO ............................................... 104
1. Khái quát chung ......................................................................................... 104
1.1. Một số tôn giáo lớn trên thế giới .......................................................... 104
1.2. Một số quan niệm tôn giáo về ẩm thực ................................................. 104
2. Một số hình thức ẩm thực tơn giáo ............................................................. 105
2.1. Ẩm thực Phật giáo ............................................................................... 105
2.2. Ẩm thực Hồi giáo................................................................................. 110
2.3. Ẩm thực Do thái giáo ........................................................................... 113
2.4. Ẩm thực Hindu giáo ............................................................................. 114
2.5. Ẩm thực Thiên chúa giáo ..................................................................... 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 117
Giáo trình Văn hóa ẩm thực
Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
Trang 3
MƠN HỌC VĂN HĨA ẨM THỰC
Mã mơn học: MH 17
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MƠN HỌC:
- Vị trí:
+ Văn hóa ẩm thực là môn học bắt buộc thuộc các môn học đào tạo nghề
trong chương trình khung trình độ cao đẳng nghề ”Nghiệp vụ nhà hàng”.
- Tính chất:
+ Văn hóa ẩm thực là môn học kết hợp giữa lý thuyết và thực hành.
+ Đánh giá kết quả bằng kiểm tra hết mơn.
II. MỤC TIÊU MƠN HỌC:
- Trình bày được những kiến thức khái quát về văn hoá, văn hoá ẩm thực
Việt Nam và một số nước trên thế giới.
- Nhận biết được những yếu tố ảnh hưởng tới văn hoá ẩm thực, văn hoá
ẩm thực của Việt Nam và một số nước trên thế giới.
- Ứng dụng được kiến thức về văn hóa ẩm thực vào việc xây dựng thực
đơn cũng như thực hành chế biến, phục vụ món ăn cho từng loại đối tượng
khách của nhà hàng và khách sạn du lịch.
- Chấp nhận những khác biệt về văn hóa ẩm thực của các vùng, miền,
quốc gia khác nhau.
- Nhận thức đúng đắn về văn hóa ẩm thực Việt Nam và một số nước trên
thế giới, mối liên hệ giữa ẩm thực và tơn giáo.
III. NỘI DUNG MƠN HỌC:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Thời gian
Mã bài
Tên chương
Loại
bài dạy
Địa
điểm
Tổng
Lý
số thuyết
bài
tập
Kiểm
tra *
(LT
hoặc
TH)
Tự
học
Thực
hành,
MH
17_01
Khái quát chung về
các nền văn hoá,văn
hoá ẩm thực lớn trên
thế giới
Lý
thuyết
Lớp
học
10
4
0
1
5
MH
17_02
Văn hoá ẩm thực Việt
Nam
Lý
thuyết
Lớp
học
10
4
4
1
1
Giáo trình Văn hóa ẩm thực
Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
Trang 4
Thời gian
Mã bài
Tên chương
Loại
bài dạy
Địa
điểm
Tổng
Lý
số thuyết
bài
tập
Kiểm
tra *
(LT
hoặc
TH)
Tự
học
1
8
Thực
hành,
MH
17_03
Một số nền văn hoá
ẩm thực quan trọng đối
với du lịch Việt Nam
Lý
thuyết
Lớp
học
20
6
5
MH
17_04
Ẩm thực và tôn giáo
Lý
thuyết
Lớp
học
5
1
3
45
15
12
Cộng
1
3
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra
thực hành được tính vào giờ thực hành.
Giáo trình Văn hóa ẩm thực
Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
Trang 5
15
U CẦU HỒN THÀNH VÀ ĐÁNH GIÁ MƠN HỌC
1.Kiến thức:
- Nắm được những kiến thức cơ bản về văn hóa ẩm thực nói chung
- Có kiến thức về văn hóa ẩm thực Việt Nam nói chung và và văn hóa
ẩm thực các vùng Bắc – Trung – Nam nói riêng
- Có kiến thức về văn hóa ẩm thực một số quốc gia trên thế giới
2. Kỹ năng:
- Kỹ năng phân biệt tập quán ăn uống và khẩu vị của các vùng khác nhau
trong nước và một số quốc gia tiêu biểu.
- Vận dụng thành thạo, chuẩn xác những kiến thức đã học vào trong thực
tế phục vụ nhà hàng
3. Thái độ:
- Thực hiện tốt nội quy, quy chế của nhà trường.
- Thái độ học tập cầu tiến, khả năng tự học hỏi.
- Quan hệ tốt, đúng mực bạn bè với thầy cô.
- Tác phong công nghiệp của một người làm quản lý chất lượng
- Tham gia ít nhất 80% thời lượng mơn
Giáo trình Văn hóa ẩm thực
Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
Trang 6
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC NỀN VĂN HOÁ,VĂN HOÁ
ẨM THỰC LỚN TRÊN THẾ GIỚI
Mã bài: MH 17_ 01
Mục tiêu:
- Trình bày được những đặc điểm cơ bản của các nền văn hoá lớn trên thế
giới, các nền văn hố ẩm thực trên thế giới.
- Phân tích được đặc điểm của ẩm thực trong xu hướng hội nhập.
- Ủng hộ các xu hướng chung trong hội nhập văn hóa ẩm thực.
Nội dung chính:
1. Khái quát chung về các nền văn hoá lớn trên thế giới
1.1. Một số khái niệm chính
Văn hóa là sản phẩm của lồi người, văn hóa được tạo ra và phát
triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại
tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội.
Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thơng qua q trình xã hội
hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác
xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội
được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của
con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra
Văn hóa – vơ sở bất tại: Văn hóa - khơng nơi nào khơng có! Điều này
cho thấy tất cả những sáng tạo của con người trên nền của thế giới tự nhiên là
văn hóa; nơi nào có con người nơi đó có văn hóa.
Theo UNESCO: Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật
chất, trí tuệ và cảm xúc, quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm
người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối
sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống và giá trị, tập tục và
tín ngưỡng.
Văn hóa
Là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao
gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngơn ngữ, tư tưởng,
giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v... Cả
hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa
Văn hóa tinh thần
Văn hóa tinh thần hay cịn gọi là văn hóa phi vật chất là những ý niệm, tín
ngưỡng, phong tục, tập quán, giá trị, chuẩn mực,... tạo nên một hệ thống. Hệ
thống đó bị chi phối bởi trình độ của các giá trị, đơi khi có thể phân biệt một giá
trị bản chất. Chính giá trị này mang lại cho văn hóa sự thống nhất và khả năng
tiến hóa nội tại của nó.
Văn hóa vật chất
Giáo trình Văn hóa ẩm thực
Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
Trang 7
Ngoài các yếu tố phi vật chất như giá trị, tiêu chuẩn,... nền văn hóa cịn bao
gồm tất cả những sáng tạo hữu hình của con người mà trong xã hội học gọi
chung là đồ tạo tác. Những con đường, tịa cao ốc, đền đài, phương tiện giao
thơng, máy móc thiết bị...đều là đồ tạo tác.
Văn hóa vật chất và phi vật chất liên quan chặt chẽ với nhau. Khảo sát một
nền văn hóa có thể thấy văn hóa vật chất phản ánh những giá trị văn hóa mà nền
văn hóa đó coi là quan trọng. Ở các nước Hồi giáo, cơng trình kiến trúc đẹp nhất
và hồnh tráng nhất thường là thánh đường trong khi ở Mỹ, nó lại là trung tâm
thương mại. Văn hóa vật chất cịn phản ánh công nghệ hiểu theo khái niệm xã
hội học là sự áp dụng kiến thức văn hóa vào sinh hoạt trong môi trường tự
nhiên. Tháp Eiffel phản ánh công nghệ cao hơn tháp truyền hình Hà Nội. Ngược
lại, văn hóa vật chất cũng làm thay đổi những thành phần văn hóa phi vật chất.
Ăn uống
Là một trong những nhu cầu tất yếu của cuộc sống con người. Tuy nhiên
việc uống ăn khơng chỉ là để duy trì cuộc sống mà nó đã được nâng lên thành
ẩm thực và nó đã trở thành một trong những khía cạnh thể hiện văn hóa của một
dân tộc. Đối với người Việt Nam, ẩm thực khơng chỉ là nét văn hóa về vật chất
mà cịn là văn hóa về tinh thần. Qua ẩm thực người ta có thể hiểu được nét văn
hóa thể hiện phẩm giá con người, trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo
lý, phép tắc, phong tục trong cách ăn uống..
Văn hóa ẩm thực
Văn hóa ẩm thực là cách ăn, kiểu ăn,cách ứng xử trong bữa ăn, món ăn đặc
trưng của từng địa phương, từng dân tộc qua đó thể hiện trình độ văn hóa, lối
sống, tính cách của từng người, từng dân tộc.
Là những tập quán và khẩu vị ăn uống của con người; những ứng xử của
con người trong ăn uống;những tập tục kiêng kỵ trong ăn uống; những phương
thức chế biến, bày biện món ăn thể hiện giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ trong các
món ăn; cách thưởng thức món ăn...
VD: Đạo hồi thì ko ăn thịt lợn, đạo phật kiêng thịt chó, vùng có khí hậu
nóng thì ăn những món có nhiều nước, có tính mát; những vùng lạnh thì ăn
những món đặc nóng; vùng gần biển sơng hồ thì ăn cá tơm, hải sản nhiều hơn...
1.2. Các nền văn hoá lớn trên thế giới
Nền văn hóa dưới đáy Đại dương
Nền văn hóa sơng Nil - Ai Cập
Nền văn hóa Hy Lạp
Nền văn hóa La Mã
Nền văn hóa Tây Á (bao gồm: văn hóa Lưỡng Hà, văn hóa Babilon, văn
hóa Assyria và Tây Babilon, văn hóa Phénicia, văn hóa Palestine)
Nền văn hóa sơng Hằng - Ấn Độ
Nền văn hóa Trung Hoa
Nền văn hóa Maya
Nền văn hóa Aztec
Nền văn hóa Andes
Giáo trình Văn hóa ẩm thực
Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
Trang 8
2. Khái quát về văn hoá ẩm thực
2.1. Các nền văn hoá ẩm thực lớn trên thế giới
Bất cứ văn hóa nước nào cũng có nền ẩm thực riêng mang những đặc trưng
khác biệt. Tuy nhiên, nền ẩm thực ấy có tầm ảnh hưởng thế nào, được thế giới
đón nhận và nổi tiếng ra sao thì lại là câu chuyện khác. Đôi khi việc đi du lich
cũng là một quyết định khó khăn với nhiều người, bởi sự khác biệt về ẩm thực.
Đặc biệt đối với những người đam mê ăn uống, thì chắc chắn sẽ phải tìm được
những nơi thỏa mãn khẩu vị của mình. Với họ, đầu bếp ln là Vua. Sau đây là
10 quốc gia có nền ẩm thực đặc sắc - có món ăn hấp dẫn nhất thế giới
1. Italy
Không chỉ nằm trong top 10 quốc gia có các điểm đến hấp dẫn được khách
du lịch yêu thích nhất năm 2013, ẩm thực Italy đã nổi tiếng hàng thế kỷ nay với
nhiều món ăn tinh tế đặc sắc, không một ai trên thế giới không biết đến những
món cơ bản như spaghetty, pasta, pizza, café cappuccino, pho mát thơm ngon
Ý….
Món ăn nổi tiếng nhất của Italia là mỳ Italia với hơn 400 loại khác nhau.
Cũng có rất nhiều loại nước sốt khác nhau và chính điều đó làm cho món mỳ
Italia khác với món mỳ ở nơi khác. Mỗi loại nước sốt, kem, cà chua, phô mai,
thịt hay cá đều có cơng thức kết hợp với mỳ. Món Pizza cũng là một món ăn rất
nổi tiếng trong nghệ thuật ẩm thực của Italia. Hầu hết các món ăn tuyệt vời của
Italia đều có đặc điểm chung nhất là có thể chuẩn bị rất nhanh chóng và kinh tế.
Hầu như tất cả các món ăn Italia đều chú trọng đến rau, hyđrat-cacbon và hàm
lượng mỡ động vật trong thức ăn thấp. Đặc biệt, bữa ăn sẽ trở nên tuyệt vời khi
đi kèm với một chai vang đỏ của Italia.
Hai món ăn của Italia được nhiều người nhắc đến đó là bánh pizza và mì
ống spaghetti. Theo người dân Italia, pizza có nghĩa là "điểm trịn". Chiếc bánh
trịn này ra đời tại tỉnh Naples, thuộc miền Nam nước Italia, vào thế kỷ 18. Lúc
đầu, bánh pizza được bán trên các cửa hàng ven đường và có tên là pizzerie.
Ngồi ra, Italia cịn nổi tiếng với mì spaghetti – một loại mì có hương vị rất đặc
trưng, sợi mì thơm và dai. Mì ống luộc chín vừa phải, trộn với nước xốt cùng
các loại gia vị khác. Spaghetti có ngon hay không phụ thuộc rất nhiều vào nước
xốt. Nước xốt truyền thống được nấu từ thịt bò, cà chua, thêm ngị tây, phơ
mai… nên có hương vị rất đặc biệt.
Về thức uống, Italia có hai loại nổi tiếng là rượu và cà phê. Người Italia
thường uống rượu nho trong các bữa ăn, nhất là bữa ăn tối. Đặc biệt, Italia đã
đóng góp vào nền văn hóa ẩm thực thế giới một loại thức uống cực kỳ đặc sắc
đó là cà phê.
Mỗi loại cà phê của Italia đều có hương vị riêng và tất cả đều khác hẳn với
cà phê đen hay cà phê sữa của người Việt chúng ta. Cà phê Espresso xuất hiện ở
Italia vào năm 1930. Cà phê Espresso đơn giản là cà phê đen, thường được pha
rất đậm, chủ yếu uống với đường, không pha thêm sữa. Còn cà phê Latte và
Cappuccino đều uống với sữa tươi. Cà phê Latte là cà phê sữa, gồm sữa pha với
Giáo trình Văn hóa ẩm thực
Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
Trang 9
Espresso. Loại cà phê này thường được uống vào lúc ăn sáng. Cà phê Latte rất ít
khi được sữa sủi bọt kèm theo.
Riêng Cappuccino thì cầu kỳ hơn. Cappuccino được xem là một nét đặc
trưng trong văn hóa ẩm thực của Italia. Một tách cà phê Cappuccino bao gồm ba
phần chính: cà phê Espresso, sữa nóng và sữa sủi bọt. Khi uống Cappuccino,
người ta thưởng thức được vị đắng của cà phê hịa tan với vị ngọt của sơcơla và
vị béo của sữa. Trong tách cà phê Cappuccino, phần bọt sữa đặc biệt được chăm
chút rất đẹp mắt. Để tăng thêm hương vị cho Cappuccino, người ta thường rải
lên trên mặt ly một ít bột ca cao hay bột quế. Tách dùng để uống cà phê
Cappuccino phải là tách bằng đá hoặc sứ. Cà phê Cappuccino chỉ ngon khi uống
nóng. Hiện nay, cà phê Cappuccino đã
trở thành loại nước uống nổi tiếng trên
thế giới, được mọi người yêu thích
Một số món ăn nổi tiếng của Ý
Khi nhắc đến ẩm thực Ý, người ta
nghĩ ngay đến hai món ăn quốc hồn
quốc túy là pizza và mì Ý. Ngồi ra cịn
phải kể đến cơm risotto, phô mai, café
Ý, bánh tiramisu và những ngun liệu
khơng thể thiếu như đã nói ở trên là cà
chua, tỏi, dầu ơ liu.
Hình_01: Bánh pizza nổi tiếng của Ý
Bánh pizza Ý ngày nay đã được nhiều nước trên thế giới biết đến. Theo
tìm hiểu được biết, chiếc bánh pizza đầu tiên ra đời ở Napoli vào năm 1889 và
trở thành món ăn tiêu biểu cho phong cách pha trộn độc đáo. Đó là sự kết hợp
hồn hảo giữa lớp bột bánh mịn được nướng giịn tan, lớp phơ mai béo ngậy
vàng óng phủ lên trên bề mặt cùng nước sốt cà chua bắt mắt. Có rất nhiều loại
pizza khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là pizza với jambon, xúc xích tiêu
cay, pizza hải sản, pizza rau củ.
Mì Spaghetti cũng là một món ăn góp phần làm nên tên tuổi của ẩm thực
Ý. Mì Ý có hơn 400 loại khác nhau, sợi mì hình ống, có mùi thơm và dai. Chính
nước sốt là yếu tố làm nên khác biệt cho món ăn này. Có khá nhiều loại nước
sốt như nước sốt kem, cà chua, phô mai; chế biến kèm thịt bị, rau củ hoặc cá.
Hình_02: Mì Spaghetti
Giáo trình Văn hóa ẩm thực
Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
Trang 10
Cơm risotto với măng tây là món cơm đặc trưng của Ý được nấu từ loại
gạo hạt ngắn cùng rượu trắng, dầu, bơ, pho mát và hạt tiêu. Măng tây là ngun
liệu kết hợp hồn hảo nhất cho món ăn
này. Nó vừa giúp tăng hàm lượng dinh
dưỡng, vừa tăng tính thẩm mỹ rất cao.
Lasagna cũng là món ăn phổ biến ở
Ý. Đây là một loại mì phẳng rất rộng
thường được xếp chồng lên nhau xen kẽ
với pho mát, nước sốt và các thành phần
khác như thịt hoặc rau quả. Đặc trưng
của món ăn này là vị béo ngậy của pho
mát, chua dịu của nước sốt cà chua , mùi
thơm của các loại rau húng quế với tiêu
đen và vị ngọt của đường.
Hình_03: Cơm risotto
Phơ mai là một đặc sản của Ý và được xem là “nàng thơ” của ẩm thực Ý
khi góp mặt vào vơ số các món ăn. Với sự cải tiến về công nghệ, ngành công
nghiệp chế biến phơ mai phát triển mạnh
mẽ. Hiện nay, ở Ý có hơn 400 loại phơ
mai khác nhau trong đó có nhiều cái tên
nổi tiếng như Mozzarella, Gorgonzola,
Ricotta…
Ngồi các món ăn kể trên, nước Ý
còn được biết đến với nhiều loại thức
uống ngon và nổi tiếng, nhất là rượu và
café. Người ta thường dùng rượu nho
trong các bữa ăn và đặc biệt là café Ý nó
khác hẳn với café đen hay café sữa đá của
người Việt. Thơm ngon và được người
dân ưa chuộng là café capuchino, latte và
espresso.
Hình_04: Phơ mai Ý
2. Trung Quốc
Văn hóa ẩm thực Trung Hoa đặc sắc và độc đáo bởi sự toàn vẹn trong suy
nghĩ, sự kết hợp tinh tế giữa hương, sắc, vị và cả trong cách bày biện.
Trung Hoa cũng như đa phần các nước phương Đông khác, là một đất
nước thiên về nông nghiệp nên hai thành phần chính trong ẩm thực Trung Hoa
là "Chủ thực" (gạo, mì hay màn thầu) và "Cải thực" ( là các món cung cấp các
chất dinh dưỡng khác như rau, thịt, cá, hoặc những món bổ sung).
Người Trung Quốc rất coi trọng sự toàn vẹn, nên ngay cả trong các món
ăn cũng phải thể hiện sự đầy đủ, nếu thiếu sẽ là điều chẳng lành, vì sự việc
khơng được “đầu xi đi lọt”. Các món ăn từ cá thường được chế biến
nguyên con, gà được chặt miếng rồi xếp đầy đủ lên đĩa…
Giáo trình Văn hóa ẩm thực
Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
Trang 11
Sự tinh tế trong các món ăn chính là sự hội tụ đầy đủ từ hương, sắc, vị
đến cách bày biện, trang trí. Món ăn ngon phải đảm bảo có màu sắc đẹp mắt, có
hương thơm ngào ngạt làm say lịng thực khách, có vị ngon của đồ ăn được chế
biến từ nguyên liệu tươi, và cách trình bày thật thu hút và ấn tượng. Các món ăn
khơng chỉ ngon, đẹp mắt mà còn bổ dưỡng bởi sự kết hợp tài tình giữa các thực
phẩm và các vị thuốc như hải sâm, thuốc bắc…
Có đến mười mấy cách chế biến
như hâm, nấu, ninh, xào, hấp, rang,
luộc, om, nhúng,...mỗi một cách chế
biến đem lại những dư vị và cảm nhận
khác nhau trong lịng thực khách. Để có
được các món ăn hấp dẫn đó khơng chỉ
có khâu chọn thực phẩm, cách chế biến
mà quan trọng hơn nữa chính là việc
nắm vững được độ lửa, điều chỉnh lửa
to, nhỏ sao cho phù hợp, và thời gian
nấu là dài hay ngắn.
Hình_04: Ẩm thực Trung Quốc
Cũng giống như Việt Nam, người Trung thường dùng đũa để gắp thức ăn.
Điều này thể hiện sự điềm đạm, lịch sự và khoan thai khi ăn. Đối với họ thì dao
và dĩa được xem là vũ khí gây thương tích.
3. Pháp
Ai cũng biết người Pháp vốn đã rất sành ăn và đặc biệt cẩn trọng trong
việc ăn uống, chế biến và chi tiết đến
cả tư thế ngồi sao cho thoải mái, nghệ
thuật. Vì vậy cũng thật dễ hiểu khi
đất nước này có nền ẩm thực nằm
trong top 10 quốc gia nấu nướng
ngon nhất thế giới.
Trong đó nổi tiếng nhất phải kể
đến các loại rượu vang của Pháp,
món gan ngỗng béo, đây là món ăn
mà họ rất tự hào. Gan ngỗng béo
được chế biến thành món pa tê và có
mặt trong thực đơn của những nhà
hàng cao cấp đạt chuẩn quốc tế tại Pháp.
Hình_05: Ẩm thực Pháp
Tuy nhiên, giờ đây nhiều người có xu hướng ăn kiêng, họ cho rằng món gan
ngỗng béo là món đáng quở trách nhất vì việc chăm sóc rất tàn bạo của chủ
trang trại để vỗ béo chúng, sau đó là giết chúng chỉ vì miếng gan để lên bàn ăn.
Ẩm thực Pháp cũng nổi tiếng với những món tráng miệng đặc sắc, đặc biệt nhất
là các loại bánh ngọt tuyệt hảo về chất lượng: bánh trái cây, bánh su, bánh flan,
bánh chocolate, bánh mì …
4. Tây Ban Nha
Giáo trình Văn hóa ẩm thực
Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
Trang 12
Ẩm thực Tây Ban Nha rất đa dạng và phong phú. Do là một quốc gia với
đường bờ biển dài nên “Xứ sở bị tót” có rất nhiều các món hải sản. Sự đa dạng
về văn hóa gốc Địa Trung Hải cũng được thể hiện rõ trong các món ăn của nước
này với hàng ngàn cách chế biến và
hương vị khác nhau.
Hai thành phần cơ bản được sử
dụng trong các món ăn của Tây Ban
Nha là dầu ơliu và tỏi (Quốc gia này
sản xuất 44% sản lượng dầu ôliu trên
thế giới). Các món ăn đa dạng từ
hương vị đến các loại nguyên liệu, từ
vùng núi xuống đồng bằng, đến miền
biển. Thơng thường, các món ăn của
Tây Ban Nha được chế biến với khoai
tây, cà chua, ớt xanh và hạt đậu.
Hình _06: Ham (giăm bông) Tây Ban Nha
Ham (giăm bông) theo tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là một thực phẩm có
giá trị cao. Người Tây Ban Nha lựa chọn giăm bông rất nghiêm túc và sẵn sàng
trả giá cao cho giăm bông chất lượng hàng đầu. Người Tây Ban Nha rất tự hào
về giăm bơng của họ, bởi có hẳn một số viện bảo tàng giăm bơng, (museo de
Jamón). Bạn sẽ thấy các loại giăm bông khác nhau trong các menu hoặc trong
siêu thị, nhưng thường là jamón Serrano hoặc giăm bơng từ dãy núi dài có sườn
dốc.
Hình _07: Xúc xích Tây Ban Nha
Người Tây Ban Nha thích, đặc biệt là chorizo của họ, một xúc xích thịt
lợn được làm bằng paprika. Có rất nhiều loại chorizo, xúc xích tươi, mềm cho
đến xúc xích hun khói và để lâu. Mùa đơng, các gia đình thường làm chorizo và
treo chúng trong hầm rượu hoặc để khơ trên các căn gác.
Thịt bị, cừu và thịt lợn đều phổ biến, có thể được chế biến bằng cách quay,
nướng trên than hoặc sa-tế cho các món sốt. Thường thì người Tây Ban Nha
dùng thịt quay trong các dịp lễ, hội.
Trứng được ăn hàng ngày. Nó có mặt khắp nơi, từ các nhà hàng sang
trọng cho đến những hàng ăn bình dân hay tại nhà. Trứng đúc khoai tây, ăn
Giáo trình Văn hóa ẩm thực
Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
Trang 13
nguội hay để lạnh là món phổ biến. Huevos flamencos - món trứng chiên với
thịt hun khói, cà chua và rau, vốn là món ăn truyền thống của Seville, nhưng giờ
đây đã thành món ăn của cả Tây Ban Nha. Nhưng dù có chế biến thế nào, món
trứng Tây Ban Nha ln ngon lành và khối khẩu. Trứng cũng được dùng trong
các món tráng miệng.
Món Cocidos cũng là một món rất phổ biến. Đó là món hầm truyền thống
của Tây Ban Nha. Món này thường gồm rau tươi, rau khơ với các loại thịt, và
mỗi vùng đều có sự sáng tạo riêng và có tên
gọi riêng: người Catalan gọi nó là
Escudella, người Andalusia lại gọi nó là
Potaje
Bacalao là món cá tuyết muối phơi
khô, là tinh túy của ẩm thực Tây Ban Nha.
Có thể nấu cá với hành và tiêu, trộn với
kem, dầu ô liu, tỏi và các gia vị khác hoặc
là rim với tỏi để làm thành một thứ nước
xốt sền sệt. Cocido, olla, pote, guiso,
estofado hay escudella cũng là những món
ăn đặc trưng của Tây Ban Nha.
Hình_08: Món trứng đúc khoai tây
Bên cạnh những bữa chính và món chính nhiều đạm và tinh bột thì bữa
sáng với người Tây Ban Nha khá nhẹ nhàng. Thông thường chỉ gồm một tách
cà phê đậm, có thể pha thêm sữa nếu thích hoặc một ly sơ-cơ-la nóng, đặc và
một vài lát bánh mì chiên hoặc nướng. Họ ưa thích một số món ăn sáng truyền
thống sau:
Cà phê và sơ-cơ-la nóng
Bữa ăn sáng của người Tây Ban Nha sẽ không trọn vẹn nếu thiếu tách cà
phê. Là loại thức uống chính
trong bữa sáng. Cà phê Tây Ban
Nha có hương vị thơm ngon và
khá đậm đặc.Ly sơ-cơ-la nóng đi
kèm với bữa sáng thường rất đặc
và có dạng kem vì được pha trộn
giữa ca cao nguyên chất với
đường. Món đồ uống đặc và béo
này nổi tiếng khắp thế giới vì
mùi vị thơm ngon và đậm đặc
hương vị sơ-cơ-la
Bánh ngơ Tây Ban Nha
Hình_09: Món cá tuyết muối phơi khơ
Món bánh ngơ Tây Ban Nha thật ra là một loại trứng tráng, thường khơng
chứa phó mát hay lớp kem bơ phủ trên bề mặt. Với các nguyên liệu như tiêu,
hành, thảo mộc và gia vị, món ăn sáng có thành phần chính từ trứng này được
phục vụ như là một bữa ăn sáng muộn giàu năng lượng hoặc làm bữa ăn giữa
buổi, gộp cho cả bữa sáng và bữa trưa.
Giáo trình Văn hóa ẩm thực
Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
Trang 14
Thơng thường, món này thích hợp với những bữa ăn gia đình trong những
ngày cuối tuần hoặc những kỳ nghỉ, khi mọi người không phải dậy thật sớm để
đến công sở hay trường học.
Chorros
Chorros là phiên bản bánh rán của Mỹ ở Tây Ban Nha. Những chiếc bánh
mì chiên hình tròn, xoắn ốc hay que thẳng được chế biến từ loại bột nhào thơng
thường hoặc bột khoai tây. Món bánh ngọt này được chiên vàng và phủ một lớp
đường trên bề mặt.
Bánh chorros thường được bán dạo trên phố hoặc trong những tiệm bánh
mì vào lúc sáng sớm. Những chiếc bánh này có thể ăn ở bất kỳ thời điểm nào
trong ngày. Tuy nhiên, thưởng thức món ăn sáng được yêu thích này khi chúng
vừa được chiên xong vẫn là điều tuyệt vời nhất.
Torrija
Về cơ bản, Torrija là món ăn
mà người Tây Ban Nha học hỏi
được từ một món ăn sáng phổ biến
của người Pháp là bánh mì nướng.
Dễ làm và được yêu thích bởi mùi vị
ngọt ngào, người Tây Ban Nha chế
biến torrija bằng cách ngâm bánh mì
cứng vào trong trứng, sữa và đường,
rồi phết mật ong hoặc si-rô, đem
nướng.
Hình_10: Bánh chorros
Món ăn này thường được phục vụ trong những ngày nghỉ của lễ Phục
Sinh. Rắc thêm đường hoặc quế lên bề mặt, torrija được dọn kèm với ly sơ-cơ-la
nóng, là bữa ăn sáng hấp dẫn và đầy đủ chất dinh dưỡng.
5. Nhật Bản
Ẩm thực Nhật Bản không lạm dụng quá nhiều gia vị mà chú trọng làm
nổi bật hương vị tươi
ngon, tinh khiết tự nhiên
của món ăn. Hương vị
món ăn Nhật thường
thanh tao, nhẹ nhàng và
phù hợp với thiên nhiên
từng mùa.
Do vị trí địa lý
bốn bề bao quanh đều là
biển, hải sản và rong
biển chiếm phần lớn
trong khẩu phần ăn của
người Nhật
Hình_11: Ẩm thực Nhật Bản
Và món ăn nổi tiếng nhất mà ai cũng biết, đó là món Sushi. Đây quả thực
là một trong những món quà ẩm thực mà Nhật Bản dành tặng thế giới. Hầu hết
Giáo trình Văn hóa ẩm thực
Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
Trang 15
những gì thơ mộng nhất lại nằm ở những thứ bình dị mà bạn khơng hề nghĩ tới.
Sushi ngon dựa vào hai điều: sự tươi mới của nguyên liệu và kĩ thuật dùng dao
điêu luyện của người đầu bếp. Ngoài ra, Nhật Bản cịn có những món nổi tiếng
khác như Tempura, mì xào Ramen, mỳ te-uchi soba, Chirashi-don…
6. Ấn Độ
Nét đặc trưng của ẩm thực Ấn Độ trước tiên thể hiện ở việc kết hợp hài
hòa các loại gia vị. Mỗi khu vực, mỗi vùng miền ở Ấn Độ lại có những món ăn
sử dụng các loại gia vị khác nhau với đặc trưng và kỹ thuật chế biến riêng.
Sự đặc sắc trong các món ăn của miền Bắc Ấn Độ được thể hiện qua việc
sử dụng một cách hài hòa các nguyên liệu thực phẩm như: sữa, bỡ sữa, sữa
chua. Các món ăn ở đây thường khơng thể thiếu nước sốt. Bên cạnh đó, cịn có
một số các thành phần nguyên liệu khác được sử dụng thường xuyên như: ớt,
nghệ và quả hạch…
Hình _12: Các món ăn của miền Bắc Ấn thường không thể thiếu nước sốt.
Ở miền Đông Ấn Độ, nổi bật là những món ăn của vùng Orissa, Bengal và
Assam với cách pha chế gia vị vào món ăn một cách tinh tế. Các món ăn tại
những vùng này thường sử dụng mù tạc, cây thì là Ai Cập, ớt xanh, sốt thì là.
Hình_13: Súp gà miền Đông Ấn Độ với hương vị mù tạc rất rõ rệt.
Giáo trình Văn hóa ẩm thực
Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
Trang 16
Trong khi đó, các món ăn của miền Nam Ấn Độ có thành phần chủ yếu là
cơm, thịt nai, đồ chua, dừa và đặc biệt là nước cốt dừa, cà ri. Và những món ăn
của miền Nam Ấn Độ thường chứa nhiều hương vị do sử dụng các gia vị như
me, quả dừa, đậu lăng, cơm và một số loại rau.
Hình_14: Một bữa ăn của người dân miền Nam Ấn Độ.
Các món ăn của miền Tây Ấn Độ chịu ảnh hưởng bởi các món ăn Bồ Đào Nha
cịn các món ăn của Đơng Bắc Ấn Độ thì lại chịu ảnh hưởng của các nước lân
cận như: Burma, Trung Quốc.
Hình_15: Món ăn miền Tây Ấn Độ chịu ảnh hưởng nhiều từ các nước lân cận.
Với người dân Ấn Độ, gia vị được xem là yếu tố không thể thiếu để tạo ra
một món ăn ngon. Ví như các loại bột làm từ ngơ, lúa mạch, đậu có tác dụng
làm sánh đặc thức ăn, lá cà ri (thường ở dạng lá tươi, sấy khô hoặc xay nhuyễn
thành bột) tạo hương thơm đặc trưng cho món ăn của người Ấn. Ngồi ra, cịn
có nhiều loại gia vị ở dạng nước cũng có tác dụng tạo mùi thơm, được chiết
xuất từ các loại thảo mộc như nguyệt quế, tiểu hồi, đại hồi, thảo quả, hồ trăn,
đinh hương. Các loại gia vị ở dạng bột làm từ trái cây như dừa, me, xoài…
thường được dùng để tạo ra các vị chua, cay, béo. Một điểm lưu ý trong khâu
chế biến món ăn của người Ấn là trước khi dùng để nêm vào thức ăn, gia vị
ln được rang cho khơ, như thế thì hương thơm mới đậm đà, lâu tan.
Giáo trình Văn hóa ẩm thực
Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
Trang 17
Hình_16: Cơm Ấn Độ với cách chế biến độc đáo.
Xuất phát từ cách ăn bằng tay mà ẩm thực Ấn Độ càng trở nên độc đáo hơn, từ
đó dẫn tới sự khác biệt rõ nét trong cách chế biến các món ăn. Gạo và bột mì là
hai thực phẩm chính của Ấn và được coi là món chính trong các bữa cơm.
Người Ấn Độ thường chế biến món cơm như sau: Gạo được xào với dầu hoặc
bơ trước khi cho nước vào để nấu và khi cơm sắp chín cịn cho thêm một chút
tiêu, hạt thì là hay quế…
Hình_17:Thịt cừu nấu hạnh nhân – món ăn đặc sắc của Ấn Độ.
Ẩm thực Ấn Độ chịu nhiều ảnh hưởng từ các quốc gia lân cận và tôn
giáo. Nếu như người Hồi giáo kiêng khem thịt heo thì người Ấn Độ giáo lại
khơng dùng thịt bị, do đó thịt gà, dê, cừu và các loại thủy hải sản vẫn thường
được sử dụng nhiều nhất. Các món thịt cũng được chế biến hết sức độc đáo.
Theo phong tục của người Ấn Độ, trong các bữa tiệc cưới hỏi hay những ngày
lễ lớn thì món ăn khơng thể thiếu là cừu nấu với hạnh nhân. Thịt cừu nướng
cũng là một món ăn được yêu thích ở Ấn Độ và có nhiều cách chế biến khá lạ.
Thịt cừu được đặt trong nồi đất nấu trên bếp than hay bếp củi và trên nắp nồi đặt
than hồng để thịt cừu vừa thơm vừa giữ được vị ngọt ngun thủy.
Giáo trình Văn hóa ẩm thực
Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
Trang 18
Hình_18: Thịt cừu nướng cũng là một món ăn được u thích ở Ấn Độ và có
nhiều cách chế biến khá lạ.
Một trong những món ăn đặc trưng của ẩm thực Ấn Độ là gà Tandoori,
người Ấn Độ ăn gà Tandoori ở “mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm”. Có thể nói,
Tandoori là món ăn vừa bình dân nhưng cũng vừa sang trọng bởi nó xuất hiện
trong những bữa ăn hàng ngày đến những bữa tiệc quan trọng, thịnh soạn. Gà
Tandoori được ưa thích bởi vị ngon và màu sắc rất bắt mắt của nó, một đĩa gà
Tandoori có thể biến một bữa ăn bình thường thành bữa ăn khá hấp dẫn và được
ăn kèm với hành tây sống. Món gà này ngon nhất khi vừa nướng xong và sẽ
ngon hơn nếu trước khi ăn bạn vắt chanh lên miếng gà bởi vị chua của chanh sẽ
làm bớt đi phần nào độ cay.
Hình_19: Người Ấn Độ ăn gà Tandoori ở “mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm”.
Để làm được món gà Tandoori, người ta phải lột toàn bộ da gà, để nguyên con.
Mùi vị của món gà Tandoori được quyết định bởi sự kết hợp nhiều loại gia vị:
sữa chua, nước chanh nguyên chất, tỏi, gừng, rau mùi, hạt tiêu sẽ làm gia tăng
mùi vị cho gà Tandoori… Sau khi trộn tất cả các loại gia vị trên với nhau thì
cho gà vào ướp cùng hỗn hợp rồi để trong tủ lạnh khoảng 8 giờ cho gia vị ngấm
Giáo trình Văn hóa ẩm thực
Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
Trang 19
vào thân gà. Tiếp đó, lấy gà ra khỏi tủ lạnh 30 phút trước khi nướng. Sau khi
nướng lên, món gà có sắc màu vàng trơng rất hấp dẫn.
Hình_20: Cà ri – quốc hồn của ẩm thực Ấn Độ.
Được coi như quốc hồn của ẩm thực Ấn Độ, cà ri từ lâu đã là món ăn khơng thể
thiếu trong các bữa ăn của người Ấn Độ. Có rất nhiều loại cà ri khác nhau như
cà ri trứng, cà ri hải sản, cà ri gà, cà ri bắp cải khô, cà ri rau củ... Mỗi món mang
một hương vị đặc trưng riêng bởi những nguyên liệu làm nên nó như: các loại
rau tạo nên món cà ri trộn rau củ và các gia vị làm nên món cà tím Masala hấp
dẫn, các món gà như cà ri gà, cà ri Korma cay vừa, có thể khơng cay hoặc rất
cay như món cà ri Vindaloo, Kadhai thật ngon miệng... Cơm Biryani, Pulau là
hai loại cơm thường được dùng để ăn kèm với cà ri.
7. Hy Lạp
Ẩm thực Hy Lạp chịu ảnh hưởng của
nhiều dòng ẩm thực khác nhau như của
miền nam nước Pháp, Ý và Trung Đông
nên rất đa dạng và phong phú.
Bữa sáng (proceno) là bữa ăn nhẹ
thường vào lúc 7 giờ. Nhiều người chỉ
uống cà phê Hy Lạp, loại cà phê rất đặc
pha thêm đường. Đôi khi người ta uống cà
phê cùng với một lát bánh mì phết bơ, mật
ong hoặc mứt.
Hình_20: Ẩm thực Hy Lạp
Bữa trưa (yevma) là bữa chính, người dân nơi đây ăn tại nhà khoảng 2 đến
3 giờ chiều. Bữa ăn gồm món khai vị, thịt hoặc cá, xà lách, sữa chua với mật
ong và trái cây tráng miệng. Rượu vang, bia và nước khoáng cũng thường được
uống vào bữa trưa. Cà phê theo tập quán được uống sau bữa ăn.
Bữa tối theo kiểu Hy Lạp (deipnon) được ăn khá muộn, khoảng 10 giờ
đêm. Phần lớn mọi người đều lót dạ vào bữa chiều. Nhiều loại đồ ăn như ơ liu,
pho mát, bánh mì mới nướng, một ít thịt cừu hoặc cá nướng được khai vị cho
bữa tối trước đó, vì vậy khơng ai bị q đói cả. Các bữa tối ở gia đình có thể có
các món như bữa trưa nhưng bánh ngọt thường được dọn ra sau trái cây. Người
Giáo trình Văn hóa ẩm thực
Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
Trang 20
Hy Lạp thường ra ngồi ăn tối. Có nhiều món cho họ lựa chọn và khách ăn có
thể vào tận nhà bếp để quan sát việc nấu nướng.
Người Hy Lạp có nhiều món khai vị ngon được dọn lên trước khi vào món
chính. Thường là bánh mì và rượu. Pho mát feta được làm từ sữa cừu và sữa dê
là một món khai vị truyền thống. Món khai vị nổi tiếng nhất trong số đó là
taramasalata, một món dầm làm từ trứng cá. Một món khác là tzaiziki, làm từ
dưa chuột và tỏi trộn với sữa chua. Các món này ăn với bánh mì hoặc rau. Hy
Lạp cũng có rất nhiều món súp như avgolemono (một món nấu từ nước luộc gà
với gạo, trứng và chanh), psarosoupa (món canh cá)...
Baklava là món bánh ngọt phổ biến
tại đây, bên cạnh đó có món bánh mì
tsoureki được ăn vào dịp Lễ phục sinh. Có
rất nhiều món ăn truyền thống của Hy Lạp
có nguồn gốc từ nước ngồi. Trong số các
món thịt nổi tiếng có souvláki (thịt cừu
nướng nguyên con) và keftedes (thịt viên).
Mousaka là bánh nhân thịt băm, lá húng và
pho mát. Dolmádes là món lá nho bọc thịt
bằm và gạo, cịn styphasdo là món thịt hầm.
Hình_21: Bánh Baklava
Các món hải sản như tôm panda, tôm hùm, bạch tuộc và mực ống thường
đựơc ăn với chanh và nước sốt dầu ô liu. Cá thường được nướng hoặc làm chả.
Món râu bạch tuộc nướng ăn kèm với salad truyền thống kiểu địa trung hải gồm
vài lát cà tím nướng, suchini nướng và trộn đủ các loại salad rau xanh với nhau,
cộng thêm nước sốt.
8. Thái Lan
Ẩm thực Thái Lan là sự hòa trộn tinh tế của thảo dược, gia vị và thực
phẩm tươi sống với những phong cách nấu nướng đặc biệt. Mỗi món ăn hay
tồn thể bữa ăn đều có sự phối trộn tinh tế giữa vị cay, chua, ngọt và đắng. Ẩm
thực Thái Lan là một phần của văn hóa Thái Lan và trở thành một trong những
yếu tố thu hút khách du lịch.
Người Thái Lan quan niệm bữa ăn là nơi giao tiếp thân mật của mọi người.
Trong bữa ăn, món ăn chính là cơm tẻ hoặc xơi, ăn cùng với nhiều món được chế
biến theo các cách khác nhau, theo khẩu vị của mỗi vùng. Đó là các món súp, cà ri,
các món hầm hoặc rán, salad và thêm một hay nhiều thứ nước chấm cơ bản như
nước mắm và ớt. Người Thái Lan ăn tráng miệng bằng hoa quả tươi hay những loại
bánh truyền thống. Đặc biệt, người Thái Lan coi thú ẩm thực là cách giải trí ưa
thích nhất. Mỗi miền có một cách ăn và chế biến món ăn riêng. Khi chúng ta nói
đến “Ẩm thực Thái Lan”, thực tế là chúng ta đang nói đến 4 vùng miền ẩm thực
khác biệt của Thái, mỗi vùng miền lại có một nét đặc trưng riêng trong cách chế
biến truyền thống của họ.
Ngoài ra khi nhắc đến ẩm thực Thái Lan chúng ta cũng phải nhắc đến ẩm thực
cung đình Xiêm trước kia, ban đầu chỉ phổ biến trong hồng tộc , ngày nay nó
được lưu truyền rộng rãi.
Giáo trình Văn hóa ẩm thực
Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
Trang 21
Những nét chung về văn hóa ẩm thực Thái
Nét văn hóa ẩm thực Thái chính là sự kết hợp giữa ẩm thực phương Đông và
phương Tây, đặc biệt là các nước lân cận như Ấn Độ, Indonesia, Myanma, Trung
Quốc… Đó là sự hòa trộn tinh tế của thảo dược, gia vị và thực phẩm tươi sống để
tạo nên một phong cách ẩm thực riêng biệt, độc đáo được kết tinh qua nhiều thế kỷ.
Người Thái sử dụng các loại rau thơm hay còn gọi là thảo mộc (đinh hương,
nghệ tây, rau mùi, húng quế, lá bạc hà, gừng, ớt, sả, lá chanh…) để chế biến món
ăn, vừa làm tăng thêm mùi vị cho món ăn vừa có lợi cho sức khỏe.
Hương vị món ăn đậm đà, là sự kết hợp giữa độ chua, mặn, ngọt và đặc biệt là
độ cay. Tuy món ăn được chế biến từ rất nhiều gia vị nóng nhưng lại phối hợp
cùng nhiều loại rau quả, thực phẩm tươi, ngon, hàm lượng chất béo thấp khiến cho
món ăn có sự hài hịa, hấp dẫn. Đơi khi món ăn nóng bỏng, cay xé lưỡi, khi lại là
một món chua chua, mằn mặn… Các món thường khơng thể thiếu mùi sả và mùi
chanh, đó dường như là món quà thiên nhiên dành cho họ, vừa giúp ích cho hệ tiêu
hóa vừa làm sảng khối tinh thần.
Màu sắc món ăn vô cùng hấp dẫn và bắt mắt nhờ màu sắc từ rau củ, quả. Đó
là sự kết hợp các loại rau củ và gia vị có màu sắc khác nhau trong một món ăn nên
trơng bắt mắt. Màu đỏ của ớt, màu vàng của nghệ, màu tím củ dền, màu xanh của
lá dứa, của rau và trái.
Truyền Thống Ẩm Thực Thái Lan
Trước năm 1939, đất nước Thái Lan được biết đến là Siam. Đây là quốc gia
Đông Nam Á duy nhất chưa bao giờ là thuộc địa của phương Tây. Điều này giúp
Thái Lan duy trì được phong cách nấu ăn riêng. Tuy nhiên, các món ăn đó đã bị
ảnh hưởng các nước láng giềng châu Á của Thái Lan.
Người Thái di cư đến quê hương hiện tại của họ từ miền nam Trung Quốc
khoảng 2.000 năm trước. Họ mang theo chế độ ăn uống và cách nấu cay của tỉnh
Vân Nam. Ngồi ra ẩm thực Thái cịn ảnh hưởng của Trung Quốc gồm việc sử
dụng mì, bánh báo, xì dầu và các sản phẩm đậu nành khác như đậu hũ…
Ấn Độ cũng có ảnh hưởng tới phong cách ẩm thực Thái Lan qua các gia vị
như rau thì là, bạch đậu khấu và rau mùi và các món cà ri. Malaysia cũng chia sẻ
các món gia vị như dừa và sa tế. Từ năm 1970 trở đi, các món Thái cũng như khẩu
vị Thái đã trở nên rất phổ biến ở Mỹ và Châu Âu
Cũng như Việt Nam, gạo là lương thực chính của Thái Lan, hiện Thái Lan
và Việt Nam là 2 nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Ở Đông Bắc Thái Lan,
người ta ăn gạo được cuộn vào một quả bóng, nó cũng được sử dụng như món
tráng miệng trong cả nước.
Hầu hết các món ăn chính người Thái dùng với thịt bị, thịt heo, thịt gà, hải
sản. Tuy nhiên, với một đất nước có Phật Giáo là quốc đạo, các món chay cũng rất
độc đáo.
Các món ăn Thái được biết đến với sự kết hợp độc đáo của gia vị. Mặc dù
nóng và cay cay nhưng vẫn có một sự kết hợp cẩn thận giữa các gia vị để tạo ra các
hương vị khác nhau trong một món ăn.
Các món cà ri (sử dụng bột cà ri) là các món đặc biệt trong phong cách ẩm
thực Thái.
Giáo trình Văn hóa ẩm thực
Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
Trang 22
Ớt cay la nguyên liệu chính xuất hiện trong nhiều món Thái. Trong các món
ăn, ơt được kết hợp với các hương liệu khác như: nước mắm, tôm khô, lá chanh,
các loại rau mùi, húng quế, tỏi, gừng, thì là, bach đậu khấu và quế. Món canh được
ăn hầu hết trong các bữa ăn, giúp giảm cay và nóng. Nhiều món ăn cũng được
dùng với nước chấm, đặc biệt kể đến Nam Pla Prig (nước mắm ớt, gồm ớt xanh và
ớt chín cắt nhỏ, cho vào nước mắm)
Dừa đóng một vai trò quan trọng trong chế độ ăn của người Thái. Nước cốt
dừa và dừa cắt nhỏ được sử dụng trong nhiều các món ăn đặc biệt là món tráng
miệng. Người thái sử dụng món tráng miệng gồm nhiều loại trái cây nhiệt đới như
xồi, đu đủ, mít..vv.
Ẩm thực Thái Lan có một chút thay đổi từ vùng này sang vùng khác. Các
vùng ven biển phía Nam phổ biến với hải sản. Vị ớt cay nhất là từ các quả ớt ở
phía đơng bắc Thái Lan.
Một số ẩm thực nổi tiếng của Thái Lan
1. Món Cháo Thái Lan
Một trong những món ăn có thể nghĩ ngay tới là món cháo (tiếng Thái
được gọi là joke). Cháo được nấu từ những hạt gạo ngắn, chắc, ninh nhừ lên.
Cháo được ăn nóng với một quả trứng gà, vài miếng thịt lợn và vài lát gừng, rau
mùi trang trí. Một tơ cháo tương đương với một chiếc bánh ngô và một ly sữa
theo thực đơn của người phương Tây.
Món cháo này khá phổ biến, bạn có thể ăn ở nhiều nhà hàng xung quanh
thủ đô Bangkok
2. Khao Tom Thái Lan
Khao tom là một biến thể khác của món cháo nhưng thay vì sử dụng những
hạt gạo ngắn, món này sử dụng những hạt gạo dài bình thường. Gạo được đun
sơi trong nhiều nước cho đến khi nó trở nên mềm và nổi ở trong nước (không
đặc như cháo). Cũng như cháo, khao tom ăn kèm với trứng, thịt lợn, rau mùi,
hành và cả hải sản.
3. Khao Neow Moo Pin Thái Lan
Khao Neow Moo Pin là món thịt xiên nướng. Thịt lợn sau khi được ướp
cùng mắm, rau mùi và nước cốt dừa cho ngấm gia vị sẽ được quay trên bếp than
hồng cho dậy mùi thơm. Đây là món ăn giàu năng lượng, bạn có thể dễ dàng ăn
trên đường đi và là một cách tuyệt vời để bắt đầu một ngày mới đầy hối hả ở
Thái Lan. Món này thường được bán ở trong các khu chợ và các hàng ăn bình
dân.
4. Patongo Thái Lan
Patongo là một phiên bản Thái của món bánh rán, được làm từ lớp bột
mỏng nhẹ chiên vàng cho đến khi bên trong bơng lên, bên ngồi tạo thành lớp
mỏng vàng giịn. Pantongo ăn khơng hoặc đơn giản bằng cách nhúng với sữa
như là nước sốt.
5. Nam Tao Hu Thái Lan
Trong thời tiết khá nóng của Thái Lan, một bữa sáng mát lạnh, đủ no mà
không sợ béo thì món Nam Tao Hu sẽ là lựa chọn đúng đắn cho bạn. Món này
Giáo trình Văn hóa ẩm thực
Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
Trang 23
cũng khá quen thuộc với người Việt Nam, đặc biệt là trong quán chè Thái Lan.
Thành phần bao gồm sữa đậu nành, đậu phụ với nước đường và thạch.
6. Salapao Thái Lan
Đây là món bánh bao của Thái Lan. Loại bánh này có nguồn gốc từ Trung
Quốc và hiện rất phổ biến ở cả Thái Lan và Việt Nam. Có rất nhiều biến thể của
món này, nhưng phổ biến nhất là bánh bao hấp với đủ loại nhân bên trong. Từ
nhân thịt lợn, nhân thịt bò, đến nhân trứng, nhân thập cẩm hoặc cũng có thể là
nhân đậu đỏ hoặc sốt kem.
Món ăn này thường được bán trên các xe hàng lưu động. Bữa sáng của bạn sẽ
thật no bụng với 1-2 chiếc bánh bao hấp nóng hổi.
7. Khao Neow Dam Sang Kaya
Đây là một món xơi rất đặc trưng của xứ sở trái cây Thái Lan. Món ăn này
được làm từ loại gạo nếp ngon nhất cùng với một miếng mãng cầu bọc trong lá
chuối xanh hấp lên. Có rất nhiều biến thể của món xơi này. Nhưng với những du
khách tới Thái Lan thì món xơi làm thừ gạo nếp cẩm, ở trên là mãng cầu, tưới ít
nước cốt dừa được ưa chuộng nhất.
Món ăn này chủ yếu bán trong các khu chợ ẩm thực hay các nhà hàng bình dân
khắp đất Thái.
8. Kai Luak Thái Lan
Nếu như ở Việt Nam, món cafe trứng rất được thực khách ưa chuộng bởi
sự thơm ngon, bổ dưỡng của nó thì ở Thái Lan, món kai luak có hương vị tương
tự. Kailuak là món trứng được trần với nước sơi nhưng khơng để chín kỹ (để
lịng đào), sau đó cho vào với cafe.
Đây là món sáng cực hấp dân, giàu protein và năng lượng. Và mặc dù nó
phù hợp với cả đàn ông và phụ nữ nhưng với cánh đàn ông nó cịn được coi là
một “bài thuốc” thiên nhiên tuyệt vời để tăng cường sinh lực.
9. Mỳ Tôm Mama Thái Lan
Mama chính là món mỳ tơm. Mỳ tơm rất phổ biến ở Thái Lan. Nó được
dùng trong mọi thời điểm và rất phổ biến cho bữa sáng. Và nổi tiếng nhất của
mỳ Thái đó là vị tơm chua cay. Nếu đã mê mẩn với món lẩu Thái, ăn được cay
thì đây chính là bữa sáng với 3 tiêu chí ngon-bổ-rẻ khi bạn tới du lịch tại đây.
Bất cứ quán ăn nào, từ bình dân tới sang trọng đều sẵn sàng phục vụ bạn món
mì này.
10. Cua Xào Cà Ri Với Trứng
Cua xào cà ri với trứng: là món ăn hết sức cầu kỳ với những màu sắc bắt
mắt, thịt cua chắc ngọt quyện với vị béo của trứng, hương cà ri quen quen, là lạ.
11. Cá Chình Nướng
Cá chình nướng: cá được ướp với hàng chục loại gia vị cho thấm trước khi
được bọc giấy bạc nướng cùng húng quế. Từng miếng cá nướng vàng ươm, mùi
thơm phưng phức của gia vị, lá quế xanh, xả trắng, ớt đỏ tươi khiết ai cũng phải
xuýt xoa khen ngợi.
12. Món Gỏi Của Thái
Giáo trình Văn hóa ẩm thực
Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
Trang 24