Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nghệ thuật chớp thời cơ trong kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.42 KB, 4 trang )

Nghệ thuật chớp thời cơ trong kinh doanh
Đôi khi trong kinh doanh cơ hội đến với chúng ta thật bất ngờ, thậm chí nó khiến
cho bạn ngờ vực cả vận may của mình. Trên thực tế, “thần tài” đã gõ cửa không ít
người trong chúng ta.
Điều quan trọng là bạn phải biết nắm bắt chúng, đúng lúc, đúng thời điểm. Tuy
nhiên, để làm được điều đó, bạn phải thực sự nhạy bén với các cơ hội kinh doanh. Hãy
biết chớp thời cơ cho dù rất nhỏ để tạo ra những thành công lớn lao.
Vào những năm cuối của thập niên 90, tại đống phế liệu bên cạnh xưởng sản
xuất cúc áo ở phía nam thành phố San Fransico, Mỹ, có rất nhiều cúc áo bỏ đi với
nhiều loại và hình dạng khác nhau. Một số công nhân Mỹ đã phát hiện ra và những
chiếc cúc áo này lập tức gây sự chú ý của họ. Không ngần ngại, họ nhặt lấy và đem
bán lẻ cho các khách hàng có nhu cầu. Công việc kinh doanh của nhóm công nhân này
ban đầu diễn ra khá thuận lợi. Thấy có thể kiếm tiền từ những sản phẩm tưởng như bỏ
đi này, họ liền liên hệ với một xưởng sản xuất cúc áo và nhanh chóng trở thành nhà
môi giới bán buôn.
Sau một thời gian, thị trường kinh doanh cúc áo trở nên phát triển. Đám công
nhân từ chỗ tay trắng đã xây dựng được một tập đoàn kinh doanh cúc áo, khuy áo
hàng đầu của Mỹ như chúng ta biết đến ngày nay - tập đoàn Button Lechison. Đám thợ
ngày nào giờ đây đã trở thành những ông chủ quản lý tài ba với hàng nghìn công nhân,
một hệ thống bán lẻ gồm hơn 30 cửa hàng trên toàn nước Mỹ cung cấp 300 loại cúc áo
khác nhau cho gần 200 công ty may mặc trong cả nước. Việc kinh doanh của Button
Lechison đã khiến nhiều người giật mình. Mỗi ngày Button Lechison bán bình quân
được hơn 9 triệu cúc áo, mỗi năm bán được hơn 3,5 tỷ chiếc với doanh thu gần 950
triệu USD.
Hiện nay, việc đặt hàng, tiêu thụ, vận chuyển…cúc áo đã thật sự được hiện đại
hóa theo quy chuẩn khép kín. Thông tin thị trường và chiến lược kinh doanh, tiếp thị đòi
hỏi các chuyên gia của Button Lechison một sự nhạy bén, nắm bắt tốt những thời cơ
nhỏ nhất. Ví dụ có lần, John Lewinski, một nhân viên marketing của Button Lechison
nhìn thấy bức hình chụp một minh tinh màn bạc nổi tiếng của Mỹ trong bộ đồ đi săn.
Dựa vào sự phân tích thị trường và kinh nghiệm marketing, John đã nhận thấy những
chiếc cúc trên bộ quần áo đó chắc chắn sẽ rất được ưa chuộng. Ngay lập tức, John đề


nghị Button Lechison cho sản xuất ra loại cúc áo này. Kết quả là những chiếc cúc áo
của Button Lechison đã tạo nên một trào lưu mới tại nước Mỹ, và đương nhiên hàng
triệu USD lợi nhuận cứ thế mà đổ đầy vào két công ty.
Những chiếc cúc nhỏ mặc dù không đáng giá nhưng nhờ có sự linh hoạt và khéo
léo cũng như sự nhạy cảm về thị trường và thông tin đã khiến nó trở thành một kỳ tích.
Lợi nhuận ít nhưng với số lượng tiêu thụ nhiều, đây quả là một chiến lược kinh doanh
đáng được quan tâm. Hay như việc kinh doanh cà phê bằng các quầy di động cũng có
thể đem lại lợi nhuận không nhỏ. Người kinh doanh chỉ cần mua mấy chiếc bình lớn,
một ít đường, một hộp cà phê đồng thời chuẩn bị nước sôi và bếp điện hay bếp ga
cùng vài chục chiếc ly, cốc là có thể kinh doanh ở công trường, công viên, điểm du
lịch... Hoặc việc kinh doanh cơm hộp cũng là một ví dụ tương tự. Khách hàng thường
là những người bận rộn, không muốn nấu cơm một mình,... do đó, nếu biết kinh doanh
cũng sẽ rất có lãi. Những công việc kinh doanh đại loại như vậy hiện đang rất phổ biến,
nhưng điều quan trọng nằm ở sự nhạy cảm của mỗi người cũng như khả năng nắm bắt
tốt nhất những cơ hội dù nhỏ nhất trong kinh doanh.
Không chỉ dừng lại ở những thời cơ nhỏ, nhiều doanh nhân còn biết tận dụng cả
những thời cơ lớn hơn. Micheal Dell, chủ tịch hãng máy tính Dell Computer, là một
trong những chuyên gia như vậy. Những năm đầu thập niên 80, Micheal Dell, chủ tịch
Dell Computer lúc đó còn là sinh viên đã phát minh ra mạch từ tính của các máy điều
khiển tự động. Sau đó, Dell đem bán phát minh cho một công ty cơ khí của Mỹ. Dell
nhận thấy rằng kỹ thuật máy tính đang ngày một phát triển và sẽ rất hưng thịnh trong
nay mai. Dell không hề do dự sử dụng số tiền bán phát minh của mình để thành lập
công ty máy tính Dell Computer. Dưới sự trợ giúp của nhiều người cùng với sự phân
tích đánh giá đúng đắn về các nguồn thông tin, Dell nhận thấy thị trường tiêu thụ máy
tính văn phòng là rất có tiềm năng nên ngay lập tức chuyển sang kinh doanh các thiết
bị máy tính văn phòng. Chưa đầy 10 năm, Dell Computer đã có được những thành
công vượt bậc. Hàng năm mức doanh thu bình quân của Dell Computer tăng từ 40 đến
50%.
Đến những năm 90, Dell Computer một lần nữa phát hiện ra tiềm lực to lớn của
thị trường máy tính để bàn, hãng đã kiên quyết lao vào lĩnh vực mới, chấp nhận mạo

hiểm mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Chỉ vài năm sau, máy tính
của Dell Computer đã có mặt hầu hết các nước trên thế giới với doanh thu hàng năm
hơn chục tỷ USD. Dell Computer trở thành một trong những hãng máy tính lớn nhất thế
giới và Micheal Dell cũng được xếp vào một trong những người giàu nhất thế giới.
Những thành công của Button Lechison hay Dell Computer đã minh chứng một
cách khá rõ nét chiến lược kinh doanh hiện đại ngày nay đó là các công ty muốn thành
công thì cần phải có cách nhìn nhận vấn đề một cách tinh tường. Đôi khi việc này có
thể gây ra tâm lý mạo hiểm trong suy nghĩ của nhiều cổ đông nhưng nếu công ty không
có sự “táo bạo và quyết đoán” thì đôi khi khó có thể phát triển và mở rộng sản xuất kinh
doanh được.
Là một chủ doanh nghiệp, bạn luôn phải coi trọng thời cơ và chớp lấy những cơ
hội quý giá bởi những điều đó sẽ không thường xuyên xảy ra. Nếu biết nhanh nhạy
nắm bắt thông tin, dự đoán được vận may đang tới với công ty và có khả năng quyết
đoán mọi việc, bạn có thể dễ dàng nắm bắt được cơ hội. Điều này đòi hỏi bạn phải có
bản lĩnh chấp nhận mạo hiểm, sự thông minh, năng động trong cách tư duy.
Một công ty thành công là một công ty biết tận dụng tốt những thời cơ dù nhỏ
nhất. Bạn có biết trước khi con hổ muốn bắt hươu, nai bao giờ nó cũng ngồi yên quan
sát để nắm bắt thời cơ thuận lợi rồi mới vồ mồi. Vì thế trong kinh doanh, để có quyết
định nhanh và táo bạo thì trước hết bạn phải có nguồn thông tin đầy đủ, có bộ phận
marketing gồm những con người năng động, nhanh nhẹn…
Bộ phận marketing luôn đóng vai trò rất quan trọng trong bất cứ công ty nào, bởi
chính bộ phận này sẽ tạo ra những mối quan hệ gần gũi nhất với khách hàng. Qua bộ
phận marketing, giám đốc điều hành tiếp nhận mọi thông tin từ phía khách hàng, từ đối
thủ cạnh tranh, từ chính sách kinh tế hay đối ngoại của chính phủ. Bộ phận marketing
phải biết cung cấp kịp thời cho giám đốc những thông tin trên để giám đốc có thể ra
quyết định kinh doanh mặt hàng gì, sớm ký kết với ai, sớm phải bàn thảo với cơ quan
chức năng nào, qua đó tạo ra sức bật mới cho công ty ở những thời điểm nhất định.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, sự giao tiếp và liên lạc đã
được cải thiện rất nhiều, vì thế các công ty nếu muốn tìm kiếm lợi nhuận cao thì bên
cạnh việc biết tung ra các sản phẩm mới còn phải biết lựa chọn thời điểm để tung nó ra

thị trường thế nào cho hiệu quả nhất, biết giành lấy các thời cơ tiêu thụ, giành lấy
những cơ hội tại các thị trường mới… Nhiều khi, những vùng xa xôi, hẻo lánh - nơi có ít
doanh nghiệp muốn đầu tư, lại chính là những nơi đang ẩn náu những cơ hội kinh
doanh cho bạn. Bạn đừng ngại ngùng về khoảng cách địa lý hay giao thông kém thuận
lợi, vấn đề quan trọng là bạn sẽ có một thị trường mới ít đối thủ cạnh tranh nhất.
Trước mua thu năm 1995, một công ty sản xuất bánh kẹo ở Phúc Kiến, Trung
Quốc dựa vào nhiều nguồn tin đã gấp rút làm một lô bánh trung thu mang sang Hồng
Kông tiêu thụ, giá bán là 1 nhân dân tệ/bánh. Khách hàng ở Hồng Kông đã tranh nhau
mua hết sạch. Khi tin tức đó được báo chí nhắc đến, các công ty sản xuất bánh kẹo
khác ở Trung Quốc đua nhau sản xuất. Nhưng ôi thôi, khi sản phẩm của họ được
chuyển đến Hồng Kông thì Trung thu đã qua, vì thế họ đã phải bán tống bán tháo với
giá dưới 0,4 nhân dân tệ/chiếc mà vẫn chẳng ai mua.
Từ ví dụ trên, chúng ta thấy rằng, trong kinh doanh, thời cơ đóng vai trò rất quan
trọng. Năm 1991, hoàng tử Thuỵ Điển cưới vợ. Các công ty kinh doanh bánh kẹo tại
thủ đô Stockhom đã chớp lấy thời cơ đó, in hình hoàng tử và vương phi lên hộp bánh,
quả nhiên, bánh bán đắt hơn bình thường đến hai ba lần thế mà vẫn bán chạy như
thường.
Peter Drucker, người được mệnh danh là “ông thầy” của nhiều doanh nhân
thành đạt, đã từng nhận định: “Nền kinh tế thế giới trong thiên niên kỷ mới có một đặc
trưng mà bạn không thể làm ngơ đó chính là tốc độ vận hành của các hoạt động kinh
doanh cực kỳ nhanh, tức khắc (real-time). Và nếu bạn không nhạy bén thì cơ hội sẽ có
thể dễ dàng vuột khỏi tầm tay”. Vì thể, để tăng sức cạnh tranh, các công ty không thể
không tính đến mọi sách lược “tăng tốc”, nhất là đối với tốc độ giao dịch, giảm thời gian
cần thiết cho một quyết định (đặc biệt là các quyết định liên quan đến đầu tư hay tiêu
thụ), tốc độ hình thành những sản phẩm mới, tốc độ lưu thông tiền vốn, tốc độ thu thập
thông tin,…
Có thể nói, đối với các công ty ngày nay thì không có gì quan trọng bằng thời
gian. Một quyết định kinh doanh chậm trễ, một hệ thống quản lý rườm rà sẽ làm triệt
tiêu những cơ hội kinh doanh. Những đòi hỏi cấp bách mới trong hoạt động kinh doanh
đã quá rõ ràng. Việc sản xuất kinh doanh của các công ty muốn phát triển thì tất phải

thúc đẩy, nâng cao tốc độ vận hành của chính công ty để chớp lấy những cơ may trên
thương trường. Đó là một sự lựa chọn không thể chối bỏ nếu công ty của bạn muốn
giành phần thắng trong cuộc chiến cạnh tranh trên thương trường.

×