Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sản phẩm mới - vị cứu tinh lúc khó khăn (Phần cuối)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.34 KB, 5 trang )

Sản phẩm mới - vị cứu tinh lúc khó khăn
(Phần cuối)


Phần cuối: Thực thi

ý tưởng của bạn

Những sản phẩm mới đầy sáng tạo luôn là nguồn năng lượng mạnh mẽ cho cỗ
máy tăng trưởng kinh doanh của bạn. Song cũng như bất cứ nguồn năng lượng nào
khác, bạn phải biết tận dụng một cách thích hợp nhất.
Thực thi ý tưởng của bạn
Theo những nghiên cứu trong thời gian gần đây, khoảng 1/3 những ý tưởng
phát triển sản phẩm mới không thành công trên thực tế, thậm chí, trong một vài ngành
kinh doanh, con số thất bại còn lớn hơn nhiều. Cách thức để nâng cao cơ hội thành
công với những ý tưởng tốt là cẩn trọng tiến từng bước trên con đường phát triển sản
phẩm mới.
Việc phát triển một sản phẩm mới có thể được miêu tả như một quy trình năm
giai đoạn, bắt đầu với việc đưa ra ý tưởng và kết thúc là tiếp thị sản phẩm hoàn thiện.
Ở giữa là những quy trình đánh giá và trình diễn ý tưởng sản phẩm, bảo vệ ý tưởng...
Dưới đây là chi tiết trên từng giai đoạn:

Đưa ra ý tưởng. Việc đưa ra ý tưởng bao gồm hai phần: xây dựng một ý tưởng
và phát triển nó cho hoạt động bán hàng. Có rất nhiều kỹ thuật tốt để xây dựng ý
tưởng, bao gồm việc huy động chất xám tập thể, những liên tưởng ngẫu nhiên và thậm
chí cả trong giấc mơ. Bạn có thể đưa ra một danh sách dài các ý tưởng và sau đó gạn
lọc chúng chỉ còn một vài ý tưởng hứa hẹn thành công nhất.

Đánh giá và thể hiện những ý tưởng sản phẩm. Mọi người đều yêu thích các ý
tưởng của mình, nhưng điều đó không có nghĩa rằng những người khác cũng thế. Khi
đánh giá mức độ tiềm năng của những ý tưởng, các ý kiến khách quan sẽ rất quan


trọng với bạn. Để có sự giúp đỡ về những vấn đề kỹ thuật, nhiều công ty đã đưa ý
tưởng của họ tới các phòng thí nghiệm, các chuyên gia, các công ty phát triển sản
phẩm và cả các trường đại học hay các trung tâm dịch vụ kiểm tra kỹ thuật. Một kỹ
thuật được sử dụng khá phổ biến đó là PIES (Preliminary Innovation Evaluation
System). Đây là một phương pháp chính thống để đánh giá mức độ tiềm năng của các
phát minh và ý tưởng.

Bảo vệ ý tưởng của bạn. Nếu bạn nghĩ rằng ý tưởng sản phẩm mới rất có triển
vọng thành công, bạn nên tiến hành các bước cần thiết để bảo vệ nó. Phần lớn những
ai mong muốn bảo vệ ý tưởng kinh doanh đều suy nghĩ đến các văn bằng bảo hộ. Thứ
nhất, nếu không có văn bằng bảo hộ, bạn sẽ thấy rất khó khăn để chuyển giao công
nghệ của bạn cho các công ty khác, cũng như rất dễ bị sao chép. Tuy nhiên, sẽ khá mất
thời gian để có được một văn bằng bảo hộ, đây là một quy trình phức tạp, và không ít
trường hợp bạn sẽ cần đến những sự giúp đỡ chuyên môn, vì vậy việc này trở nên tốn
kém hơn. Nếu quyết tâm có được sự bảo hộ pháp lý cho ý tưởng của bạn, hãy liên hệ
với các luật sư về nhãn hiệu.

Hoàn thành việc nghiên cứu và phát triển bản thiết kế. Nghiên cứu và phát triển
(R&D) là cần thiết để gạn lọc các bản thiết kế cho sản phẩm hay dịch vụ mới. Là chủ
của một công ty tăng trưởng, bạn sẽ có lợi thế tốt ở giai đoạn này. Hầu hết các nhà
phát minh độc lập đều không có các nguồn lực tài chính cần thiết và thường kéo dài
giai đoạn giới thiệu sản phẩm. Rất nhiều nhà đầu tư chần chừ đầu tư vào các ý tưởng
mới cho đến khi họ nhìn thấy rõ tiềm năng thị trường.
R&D còn bao gồm việc phát triển sản phẩm mẫu, kiểm tra tính năng sử dụng
cùng các đặc điểm khác, và chỉnh sửa bản thiết kế cho đến khi bạn kết thúc với một
điều gì đó bạn nghĩ rằng có thể sản xuất và bán ra để thu lợi nhuận. R&D liên quan tới
nhiều công việc thiết yếu như tiếp thị thử nghiệm, kiểm tra sản phẩm, phân tích các kế
hoạch tiếp thị và xúc tiến bán hàng, nghiên cứu chi phí,… Là bước cuối cùng trước khi
bạn bắt tay vào tung sản phẩm ra thị trường, R&D có lẽ là giai đoạn quan trọng hơn
cả.


Xúc tiến và tiếp thị sản phẩm của bạn. Giờ đây bạn có sẵn trong tay một sản
phẩm để bán, đã đến lúc tiến hành các hoạt động xúc tiến, tiếp thị và phân phối. Nhiều
quy tắc được áp dụng với các sản phẩm hiện tại cũng được áp dụng đối với việc xúc
tiến, tiếp thị và phân phối sản phẩm mới. Tuy nhiên, những sản phẩm mới cần một vài
mánh khoé mới. Ví dụ, trong hoạt động xúc tiến - tiếp thị sản phẩm mới, bạn có thể sẽ
phải tiếp xúc với rất nhiều khách hàng tiềm năng, vì vậy, bạn cần đưa ra một cái gì đó
mới mẻ mà họ chưa từng thấy trước đây. Đối với sản phẩm mới, do không nắm chắc
hoàn toàn về thị trường thực tế, vì vậy, hoạt động tiếp thị của bạn sẽ phải rộng lớn và
bao quát hơn. Cuối cùng, bạn có thể cần kiểm tra một vài kênh phân phối hoàn toàn
mới cho đến khi bạn thấy được một nơi thích hợp nhất để bán sản phẩm.

Duy trì và giữ gìn dòng sản phẩm hiện tại
Nếu bạn thấy bản thân đang phải đối mặt với một dòng sản phẩm suy thoái,
hành động chuẩn xác nhất chưa hẳn là nhanh chóng phát triển những sản phẩm mới.
Vấn đề này đòi hỏi phải có thời gian và những tính toán, phân tích cẩn trọng. Dưới đây
là một vài lựa chọn trước mắt:

Không làm gì cả. Thái độ này biểu lộ: “Hoạt động kinh doanh vẫn đúng hướng
và đến lúc nó sẽ phải tiến lên”. Một trong những hoạt động cần thiết khi bạn vẫn tiếp
tục bán sản phẩm hiện tại mà bạn cho rằng không có triển vọng là ngừng đầu tư tiền
bạc vào nó. Thay vào đấy, bạn có thể đơn giản “bòn rút” hết lợi nhuận có thể có được
và sử dụng khoản tiền này đầu tư cho những sản phẩm mới hứa hẹn hơn.

Tìm kiếm những thị trường thích hợp. Ở ngoài kia vẫn còn có những công ty
sản xuất băng máy chữ, đai kéo ngựa, máy in kim,… Nhu cầu cho một sản phẩm hiếm
khi bị triệt tiêu hoàn toàn. Luôn có những khách hàng không ngừng mua các sản phẩm
đã lỗi thời mà không quan tâm tới những sản phẩm hiện đại. Nếu phục vụ tốt những thị
trường như vậy là bạn có thể trở thành người đứng đầu. Và nếu điều này xảy ra, bạn có
thể tối đa hoá lợi nhuận – thậm chí, bạn có thể thu được lợi nhuận nhiều hơn với một

sản phẩm khác có thị phần vừa phải ở một thị trường đang tăng trưởng mạnh.

Giữ sản phẩm luôn tươi mới
Cho dù bạn đã giữ gìn một dòng sản phẩm cũ hay phát triển các sản phẩm mới,
chắc bạn đều muốn mình luôn ở vị trí dẫn đầu thị trường. Dưới đây làm một vài công
việc thực tế bạn có thể thực hiện để chắc chắn rằng sản phẩm của bạn luôn tuơi mới và
hấp dẫn:

Luôn cập nhập các thay đổi công nghệ. Các trình duyệt xử lý văn bản đã thay
thế máy chữ, và voice message thay thế cách thức mọi người sử dụng điện thoại.
Những thay đổi về công nghệ luôn tác động đến hoạt động kinh doanh của bạn. Sẽ tốt
hơn cả nếu sản phẩm của bạn luôn theo kịp xu hướng phát triển công nghệ quan trọng!

Thấy trước những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng. Nếu bạn muốn các
khách hàng luôn trung thành với mình, thì bạn phải làm cho họ biết rằng bạn luôn đáp
ứng mọi yêu cầu của họ.

Theo sát hành động của các đối thủ cạnh tranh. Việc theo sát hành động của
các đối thủ cạnh tranh cho phép bạn nhận biết khi nào họ thành công với những kế
hoạch phát triển sản phẩm nào đó. Hãy xây dựng một hệ thống thu thập thông tin về
các đối thủ cạnh tranh giúp bạn luôn nắm rõ mọi hành động của họ để có các kế hoạch
kinh doanh thích hợp hơn.

Đảm bảo tương thích với những xu hướng thay đổi trên thị trường. Không có gì
thay thế được việc để cho đôi tai và đôi mắt luôn mở rộng. Hãy không ngừng nâng cao
nhận thức của bạn về thị trường xung quanh. Hãy thấy trước được những xu hướng
thay đổi trong tương lai. Và hãy biết được tất cả những gì bạn có thể biết về các khách
hàng cũng như về các khách hàng của khách hàng.
Cuối cùng, như một quy tắc chung, việc phát triển sản phẩm mới sẽ kéo theo sự
tăng trưởng. Nhưng các quy tắc cũng có thể bị phá vỡ. Đừng nhanh chóng ruồng rẫy

những sản phẩm hiện tại vốn giúp bạn có được thành công như ngày nay, trừ khi bạn
đã đánh giá cẩn trọng tất cả các lựa chọn. Trong kinh doanh, giống như tại phòng
khiêu vũ, việc tìm được một bạn nhảy thích hợp là vô cùng tuyệt vời.

×