Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM VE TRÊN CHÓ VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ THỬ NGHIỆM THUỐC TRÊN TRỨNG VE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NI – THÚ Y
****************

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM VE TRÊN CHĨ VÀ
SO SÁNH HIỆU QUẢ THỬ NGHIỆM THUỐC
TRÊN TRỨNG VE

Sinh viên thực hiện: ĐẶNG THỊ PHƯƠNG
Lớp:

DH15TY

Ngành:

Thú y

Niên khóa:

2015 – 2020

Tháng 10/2020

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA CHĂN NI – THÚ Y
****************

ĐẶNG THỊ PHƯƠNG

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM VE TRÊN CHĨ VÀ
SO SÁNH HIỆU QUẢ THỬ NGHIỆM THUỐC
TRÊN TRỨNG VE
(Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y)

Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. LÊ HỮU KHƯƠNG
ThS. DƯƠNG TIỂU MAI

Tháng 10/2020

2


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên: Đặng Thị Phương
Tên tiểu luận: “Khảo sát tình hình nhiễm ve trên chó và so sánh hiệu quả thử
nghiệm thuốc trên trứng ve”.
Đã hoàn thành tiểu luận theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn nuôi Thú y.
Ngày...............tháng........... năm 2020
Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS Lê Hữu Khương


ThS. Dương Tiểu Mai

3


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu Trường Đại học Nơng Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh và ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y đã tạo điều kiện thuận
lợi cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Chăn nuôi Thú y đã dạy dỗ, chỉ
bảo, truyền đạt những kiến thức quý giá cho em trong những năm vừa qua.
Chân thành cảm ơn PGS.TS. Lê Hữu Khương và ThS. Dương Tiểu Mai đã
tận tình hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của em trong quá trình thực hiện tiểu luận.
Chân thành cảm ơn các anh chị cơng tác tại Trạm chẩn đốn, xét nghiệm và
điều trị bệnh động vật cơ sở 2, địa chỉ 226A Lý Chính Thắng, phường 9, quận 3,
thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ, tạo mọi điều kiện để em hoàn
thành tốt tiểu luận này.
Lời cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình thân yêu cũng như tất cả bạn bè đã
ủng hộ, động viên em trong khoảng thời gian thực tập và hoàn thành tiểu luận.

Đặng Thị Phương

4


TĨM TẮT
Tiểu luận nghiên cứu “Khảo sát tình hình nhiễm ve trên chó và so sánh hiệu
quả thử nghiệm thuốc trên trứng ve” được tiến hành tại Trạm chẩn đoán, xét nghiệm
và điều trị bệnh động vật cơ sở 2, địa chỉ 226A Lý Chính Thắng, phường 9, quận 3,
thành phố Hồ Chí Minh, từ 24/02/2020 đến 12/04/2020 và tại phịng thí nghiệm của

khoa Chăn ni Thú y, trường Đại học Nơng Lâm thành phố Hồ Chí Minh từ
19/05/2020 đến 22/06/2020.
Trong tổng số 1696 ca đến trạm thú ý, có 950 ca được khảo sát , phát hiện có
92 trường hợp nhiễm ve (chiếm 9,68 %). Khi ghi nhận các triệu chứng trên chó
nhiễm ve, chó bị rụng lơng lưa thưa và da có mụn đỏ có tần suất xuất hiện cao nhất,
lần lượt là 65,22 % và 83,70 %. Cường độ nhiễm ve trung bình của chó là 0,43
con/cm2.
Tỷ lệ nhiễm ve bị ảnh hưởng bởi các yếu tố độ tuổi, giống, phương thức nuôi và
không bị ảnh hưởng bởi yếu tố giới tính. Chó có độ tuổi từ 1 – 2 năm và 2 – 7 năm
có tỷ lệ nhiễm ve cao nhất, lần lượt là 11,97 % và 14,22 %. Giống chó lơng ngắn có
tỷ lệ nhiễm ve (13,84 %) cao hơn giống chó lơng dài (5,98 %). Chó được thả tự do
có tỷ lệ nhiễm ve (18,75 %) cao hơn chó được ni nhốt (9,93 %). Khơng có sự
khác biệt về tỷ lệ nhiễm ve giữa chó đực (12,05 %) và chó cái (8,95 %).
Tỷ lệ nở của trứng ve khi được xịt amitraz và flumethrin với các nồng đột
khác nhau khác biệt nhau có ý nghĩa (P < 0,05). Khi so sánh hiệu quả của amitraz
và flumethrin, ở cùng nồng độ của nhà sản xuất, amitraz có hiệu quả diệt trứng ve
cao hơn (gấp 2 lần) so với flumethrin.

5


MỤC LỤC
Trang tựa......................................................................................................i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn...............................................................ii
Lời cảm ơn...................................................................................................iii
Tóm tắt.........................................................................................................iv
Mục lục.........................................................................................................v
Danh sách các từ viết tắt..............................................................................viii
Danh sách các bảng......................................................................................ix
Danh sách các hình.......................................................................................x

Chương 1 MỞ ĐẦU....................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề...............................................................................................1
1.2 Mục tiêu..................................................................................................2
1.3 Yêu cầu...................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN............................................................................3
2.1 Sơ lược về hoạt chất amitraz và flumethrin............................................3
2.1.1 Amitraz................................................................................................3
2.1.2 Flumethrin...........................................................................................4
2.2 Tổng quan về ve.....................................................................................6
2.2.1 Họ Ixodidae.........................................................................................6
2.2.1.1 Hình thái...........................................................................................6
2.2.1.2 Đặc điểm sinh học............................................................................8
2.2.2 Họ Argasidae.......................................................................................12
2.2.2.1 Hình thái...........................................................................................12
2.2.2.2 Đặc điểm sinh học............................................................................12
2.2.3 Họ Nuttalliellidae................................................................................13
2.3 Một số lồi ve phổ biến trên chó ở Việt Nam.........................................14
2.3.1 Ve Rhipicephalus sanguineus..............................................................14
2.3.1.1 Phân loại...........................................................................................14

6


2.3.1.2 Hình thái...........................................................................................14
2.3.1.3 Vịng đời...........................................................................................16
2.3.2 Ve Rhipicephalus (Boophilus) microplus.............................................17
2.3.2.1 Phân loại...........................................................................................17
2.3.2.2 Hình thái...........................................................................................17
2.3.2.3 Vịng đời ..........................................................................................17
2.4 Sơ lược về các cơng trình nghiên cứu.....................................................18

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................20
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu...........................................................20
3.2 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................20
3.3 Hóa chất và dụng cụ nghiên cứu.............................................................20
3.4. Nội dung khảo sát..................................................................................20
3.5 Phương pháp tiến hành...........................................................................22
3.5.1 Phương pháp khảo sát tình hình nhiễm ve trên chó.............................22
3.5.1.1 Khám lâm sàng.................................................................................22
3.5.1.2 Xác định cường độ nhiễm ve............................................................22
3.5.2 Phương pháp thử nghiệm thuốc trên trứng ve......................................22
3.5.2.1 Phương pháp thu thập mẫu...............................................................23
3.5.2.2 Phương pháp bảo quản mẫu..............................................................23
3.5.2.3 Phương pháp nuôi ve........................................................................23
3.5.2.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm.........................................................23
3.5.2.3 Phương pháp xử lý số liệu................................................................24
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................25
4.1 Kết quả khảo sát tình hình nhiễm ve trên chó.........................................25
4.1.1 Tỷ lệ nhiễm ve trên chó.......................................................................25
4.1.2 Tần suất xuất hiện các triệu chứng trên chó nhiễm ve.........................25
4.1.3 Cường độ nhiễm ve trên chó................................................................26
4.1.4 Tỷ lệ nhiễm ve theo độ tuổi.................................................................27
4.1.5 Tỷ lệ nhiễm ve theo giới tính...............................................................27

7


4.1.6 Tỷ lệ nhiễm ve theo giống...................................................................28
4.1.7 Tỷ lệ nhiễm ve theo phương thức nuôi................................................29
4.2 Hiệu quả diệt trứng ve của amitraz và flumethrin...................................30
4.2.1 Ảnh hưởng của amitraz đến tỷ lệ nở của trứng ve...............................30

4.2.2 Ảnh hưởng của flumethrin đến tỷ lệ nở của trứng ve...........................32
4.2.3 Kết quả so sánh hiệu quả của amitraz và flumethrin............................34
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.......................................................35
5.1 Kết luận..................................................................................................35
5.2 Đề nghị...................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................36
PHỤ LỤC....................................................................................................41

8


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
FAO
LC50
LD50
PIPs
WHO

Viết đầy đủ
Food and Agriculture Organization of the United Nations
Lethal Concentration (50% test animals)
Lethal Dose (50% test animals)
Pesticide Information Profiles
World Health Organization

9


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Thí nghiệm ảnh hưởng của amitraz đến tỷ lệ nở của trứng ve...................21
Bảng 3.2 Thí nghiệm ảnh hưởng của flumethrin đến tỷ lệ nở của trứng ve..............21
Bảng 4.1 Tỷ lệ nhiễm ve trên tổng số ca khảo sát.....................................................25
Bảng 4.2 Tần suất xuất hiện các triệu chứng trên chó nhiễm ve...............................26
Bảng 4.3 Tỷ lệ nhiễm ve theo độ tuổi.......................................................................27
Bảng 4.4 Tỷ lệ nhiễm ve theo giới tính.....................................................................28
Bảng 4.5 Tỷ lệ nhiễm ve theo giống.........................................................................28
Bảng 4.6 Tỷ lệ nhiễm ve theo phương thức nuôi......................................................29
Bảng 4.7 Tỷ lệ nở (%) của trứng ve sau khi xịt amitraz............................................31
Bảng 4.8 Tỷ lệ nở (%) của trứng ve sau khi xịt flumethrin.......................................33
Bảng 4.9 Kết quả so sánh hiệu quả của amitraz và flumethrin..................................34

10


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Thuốc chứa hoạt chất amitraz......................................................................3
Hình 2.2 Amitraz........................................................................................................4
Hình 2.3 Thuốc chứa hoạt chất flumethrin..................................................................4
Hình 2.4 Flumethrin....................................................................................................5
Hình 2.5 Cấu tạo ve đực và ve cái..............................................................................7
Hình 2.6 Vịng đời của ve một ký chủ........................................................................9
Hình 2.7 Vịng đời của ve hai ký chủ........................................................................10
Hình 2.8 Vịng đời của ve ba ký chủ.........................................................................11
Hình 2.9 Vịng đời của ve mềm................................................................................13
Hình 2.10 Nuttalliella namaqua................................................................................14
Hình 2.11 .Trứng ve..................................................................................................15
Hình 2.12 Ve cái đẻ trứng.........................................................................................15
Hình 2.13 Nymph (ve lớn) và larvae (ve nhỏ)..........................................................15
Hình 2.14 Ve cái (trái) và ve đực (phải)....................................................................16

Hình 2.15 Vịng đời của Rhipicephalus sanguineus..................................................17
Hình 3.1 Bố trí trứng ve trên đĩa petri.......................................................................23
Hình 4.1 Thí nghiệm xịt amitraz lên trứng ve...........................................................30
Hình 4.2 Thí nghiệm xịt flumethrin lên trứng ve......................................................32

11


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Chó và mèo là những động vật ni phổ biến nhất trên thế giới. Chó từ lâu đã
được con người thuần hóa để trơng nhà, chăn cừu, chỉ đường, kéo xe,... Dần dần,
chó cịn được sử dụng như một phương thức trị liệu cho những người mắc bệnh
trầm cảm, tự kỉ, dẫn đường cho người khiếm thị, hỗ trợ trong công việc của cảnh
sát, cải thiện đời sống tinh thần của con người (McConnell và ctv, 2011). Ngày nay,
chó đã trở thành một người bạn, người thân của con người. Tuy nhiên, với tình hình
biến đổi khí hậu hiện nay, cộng thêm nước ta nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa,
thích hợp cho sự phát triển của nhiều loại ký sinh trùng trên chó, đặc biệt là ngoại
ký sinh như ve.
Ve được xem là một trong những loài thuộc ngành động vật tiết túc đóng vai trị
như vector truyền bệnh, chỉ đứng sau muỗi (de la Fuente và ctv, 2008). Ve được
chứng minh là trung gian lây truyền Rickettsia rickettsii, tác nhân gây bệnh sốt
Rocky Mountain (Ehrlichiosis) ở người (Ricketts, 1909). Rhipicephalus sanguineus
là một trong những vật trung gian truyền bệnh quan trọng nhất trên chó, lây truyền
nhiều mầm bệnh gây bệnh, bao gồm Babesia canis và Ehrlichia canis, là tác nhân
gây bệnh lê dạng trùng và ký sinh trùng máu trên chó (Neitz và ctv, 1971; Smith và
ctv, 1976; Soulsby, 1982; Gothe và ctv, 1989). Các triệu chứng của bệnh ký sinh
trùng máu ở chó bao gồm khập khiễng, trầm cảm, sụt cân, biếng ăn và sốt; đối với
bệnh lê dạng trùng, các triệu chứng bao gồm sốt, biếng ăn và thiếu máu (Harrus và

ctv, 1999; Boozer và Macintire, 2003). Những căn bệnh đó đều gây nguy hại lớn
cho người và chó, có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Để giảm thiểu tác hại của ve ký sinh, ngoài việc nghiên cứu quá trình sinh
trưởng, sinh sản và những đặc điểm dịch tễ của ve,... thì việc nghiên cứu các biện
pháp phịng trừ ve cũng quan trọng khơng kém.

12


Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của khoa Chăn nuôi Thú y Trường
Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Lê
Hữu Khương và ThS. Dương Tiểu Mai, tôi đã tiến hành tiểu luận: “Khảo sát tình
hình nhiễm ve trên chó và so sánh hiệu quả thử nghiệm thuốc trên trứng ve”.
1.2 MỤC TIÊU
Khảo sát tình hình nhiễm ve trên chó tại Trạm chẩn đốn, xét nghiệm và điều trị
bệnh động vật quận 3. Sau đó đánh giá hiệu quả diệt ve của các hoạt chất amitraz và
flumethrin trên trứng ve để ứng dụng trong phòng trừ ve.
1.3 YÊU CẦU
- Ghi nhận số lượng chó nhiễm ve được đưa đến trạm.
- Thu thập các thơng tin có liên quan về chó nhiễm ve.
- So sánh hiệu quả diệt ve của amitraz và flumethrin trên trứng ve.

13


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. SƠ LƯỢC VỀ HOẠT CHẤT AMITRAZ VÀ FLUMETHRIN
2.1.1 Amitraz


Hình 2.1 Thuốc chứa hoạt chất amitraz
Là hoạt chất chính của thuốc ASI-ECOTRAZ 250
 Cơng dụng
Diệt ngoại ký sinh trùng (ve, ghẻ, bọ chét, rận, chấy), dùng được cho chó,
mèo, trâu, bị, dê, cừu, heo.
 Liều dùng
250mg pha với 1 lít nước.
 Cách sử dụng
Pha với nước rồi phun xịt hoặc tắm.
 Cơ chế tác động


Theo PIPs (1995), amitraz ức chế enzyme monoamine oxidae, một enzyme có
tác dụng làm giảm chất dẫn truyền thần kinh norepinephrin và serotonin. Kết quả là
sự kích thích thần kinh liên tục dẫn đến ký sinh trùng bất động và chết.

Hình 2.2 Amitraz
()
 Độc tính
Amitraz được đánh giá là có độc tính thấp khi cấp qua đường tiêu hóa đối với
thú hữu nhũ. Liều LD50 khi cấp amitraz cho chuột qua đường tiêu hóa là 523 – 800
mg/kg. Liều LD50 khi gây ngộ độc do tiếp xúc trực tiếp qua da là 1600 mg/kg đối
với chuột và 200 mg/kg đối với thỏ. Liều LC 50 khi cấp qua đường hô hấp của chuột
trong 6 giờ là 65 mg/l khí thở. Các dấu hiệu ngộ độc amitraz cấp tính ở chuột đực
và chuột cái được điều trị với liều 440 mg/kg và 365 mg/kg tương ứng bao gồm mất
phản ứng khi bị chạm vào, giảm sự nhanh nhẹn, co giật và suy nhược (PIPs, 1995).
2.1.2 Flumethrin

Hình 2.3 Thuốc chứa hoạt chất flumethrin
Là hoạt chất chính của thuốc Bayticol 6 % EC.



 Cơng dụng
Phịng trị ve, ghẻ, chấy, rận, ruồi, mịng, két.
 Liều dùng
 Đối với trâu, bò, cừu:
Liều trị: pha 1ml trong 900ml nước
Liều phòng: pha 1ml trong 1360ml nước
 Đối với chó:
Phịng và trị ve: pha 1ml trong 2 lít nước
Phịng và trị chấy: pha 1ml trong 1 lít nước
 Cách sử dụng
Sử dụng bằng cách nhúng, tắm hoặc phun xịt.
 Cơ chế tác động
Hoạt động trên màng tế bào thần kinh, ngăn chặn việc đóng các cổng ion của
kênh natri trong quá trình tái phân cực. Điều này làm gián đoạn mạnh mẽ việc
truyền các xung thần kinh, gây ra sự khử cực tự phát của màng hoặc phóng điện lặp
đi lặp lại. Ở nồng độ thấp cơn trùng và động vật chân đốt khác bị tăng động. Ở nồng
độ cao chúng bị tê liệt và chết.

Hình 2.4 Flumethrin
()


 Độc tính
Độc tính cấp tính của flumethrin khi cấp qua đường miệng ở chuột phụ thuộc
vào phương tiện đã sử dụng. Khi cho flumethrin trong dầu đậu phộng, LD50 là 662
mg/kg; khi dùng miglyol, LD50 là 2248 mg/kg; khi được cho vào aceton: dầu đậu
phộng (tỉ lệ 1:10), LD50 là 138 mg/kg; khi được cho vào dầu ngô (tỉ lệ 1:2), LD50
là 175 mg/kg. Liều LD50 khi gây ngộ độc do tiếp xúc trực tiếp qua da đối với

flumethrin trong dầu ngô là 1436 mg/kg ở chuột nhưng không nhạy cảm với da ở ở
chuột lang và không gây kích ứng da hoặc mắt thỏ. Liều LC50 khi cấp flumethrin
qua đường hơ hấp ở chuột là 0,572 mg/l khí thở (FAO-WHO, 2017).
2.2. TỔNG QUAN VỀ VE
Ve thuộc lớp hình nhện (Arachnida), bộ Acarina (ve bét), phân bộ Ixodoidae.
Hiện nay có 3 họ ve, bao gồm họ Ixodidae (ve cứng), họ Argasidae (ve mềm) và họ
Nuttalliellidae (Guglielmone và ctv, 2010).
Ve có đầu, ngực, bụng dính liền một khối, bộ phận miệng cịn gọi là đầu giả
(capitulum). Acarina trưởng thành có 8 chân, ấu trùng có 6 chân, khơng có râu và
cánh (Sonenshine, 1991).
Trên thế giới đã phát hiện được 896 loài ve thuộc 3 họ (Guglielmone và ctv,
2010). Tại Việt Nam đã phát hiện được 82 loài và phân loài ve cứng, 2 loài ve mềm
ký sinh trên các động vật máu nóng.
2.2.1. Họ Ixodidae
Họ Ixodidae cho đến nay là họ lớn nhất và quan trọng nhất về kinh tế với 14 chi
và 702 lồi (Guglielmone và ctv, 2010).
2.2.1.1. Hình thái
Đặc điểm chính của ve cứng là cơ thể có mai lưng (scutum) và mai bụng (anal
plate) bằng chitin cứng. Con đực trưởng thành mai lưng phủ tồn thân. Cịn ở con
cái, ấu trùng (larva) và thiếu trùng (nymph) có mai lưng phủ 1/3 phía trên thân.


Đầu nhô ra khỏi thân, các bộ phận của đầu gồm: 2 kìm, 2 bao kìm, 2 xúc biện,
mỗi xúc biện có 4 đốt. Gốc đầu hình lục giác hoặc tứ giác. Tấm dưới miệng có
nhiều gai nhọn hướng ra sau. Bụng mang 4 đôi chân phân bố 2 bên. Giai đoạn ấu
trùng có 3 đơi chân. Thiếu trùng (numph) có 4 đơi chân nhưng chưa có lỗ sinh dục.
Tấm thở (stigmate) có hình trịn, bầu dục hay dấy phẩy nằm sau gốc háng thứ 4,

Hình 2.5 Cấu tạo ve đực và ve cái
()

trong tấm thở có lỗ thở. Lỗ sinh dục (genital aperture) nằm ở mặt bụng ngang với
gốc háng thứ 2. Lỗ hậu môn (anus) nằm ở nửa sau thân, đa số có rãnh hậu mơn


(anal groove). Nhiều giống ở cuối thân có rua (festoon), thường có 11 festoon (Lê
Hữu Khương, 2012).
2.2.1.2. Đặc điểm sinh học
Theo Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1999), họ Ixodidae biến thái khơng
hồn tồn, sinh sản hữu tính và phát triển qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng (larvae),
thiếu trùng (nymph) và ve trưởng thành. Có 2 lần biến thái là từ ấu trùng thành thiếu
trùng và từ thiếu trùng thành ve trưởng thành. Một số loài thuộc họ Ixodidae có 2 –
3 giai đoạn thiếu trùng như protonymph, teleonymph, deutonymph. Mỗi lần biến
thái, ấu trùng và thiếu trùng phải lột xác và tất cả các giai đoạn phát triển đều phải
hút máu động vật mà chúng ký sinh. Ve đực trưởng thành hút máu ký chủ để hoàn
thiện hệ sinh dục. Ve cái trưởng thành hút máu ký chủ để phát triển cơ quan sinh sản
và đẻ trứng.
Giai đoạn ấu trùng mất 3 – 5 ngày, thiếu trùng mất 4 – 8 ngày, con cái trưởng
thành mất 5 – 20 ngày để hút no máu (Walker và ctv, 2003). Trên ve cứng, sự giao
phối diễn ra ngay trên ký chủ. Một ve đực có thể giao phối với nhiều ve cái. Còn ve
cái chỉ giao phối một lần, khi nó đã hút no máu. Ve cái đẻ rất nhiều trứng, khoảng
2000 – 20000 trứng và đẻ liên tục trong nhiều ngày rồi chết (Walker và ctv, 2003).
Mặc dù phụ thuộc nhiều vào máu của vật chủ để sinh trưởng, phát triển và sinh
sản nhưng ve có thể tồn tại ngồi mơi trường trong thời gian dài mà khơng hút máu
vật chủ. Tùy vào số lần rời bỏ và bám vào vật chủ trong suốt vòng đời của ve mà
phân chia thành ve một ký chủ, hai ký chủ và ba ký chủ.
 Nhóm ve một ký chủ
Ve cái sau khi thụ tinh và hút máu no sẽ rời ký chủ xuống đất đẻ trứng. Sau khi
larvae nở ra sẽ leo lên cơ thể gia súc hút máu lột xác và biến thái qua các giai đoạn
cho đến khi thành ve trưởng thành. Tất cả các giai đoạn larvae, nymph và trưởng
thành đều hút máu ở trên một ký chủ. Trong q trình phát triển khơng thay đổi ký

chủ. Hầu hết các ve thuộc giống Boophilus đều thuộc nhóm ve này, trừ B.


decoloratus. Một số giống ve thuộc giống Hyalomma như H. scupense cũng là ve
một ký chủ.

Hình 2.6 Vịng đời của ve một ký chủ
()

Ve cái no máu đẻ trứng ngoài môi trường
Trứng nở thành ấu trùng 6 chân
Ấu trùng ký sinh và lột xác 2 lần trên ký chủ
(3a) (3b) Ấu trùng lột xác thành thiếu trùng
(3b) (3c) Thiếu trùng lột xác thành ve trưởng thành
Ve cái rời ký chủ để đẻ trứng
 Nhóm ve hai ký chủ
Hai giai đoạn larvae và nymph hút máu trên vật chủ thứ nhất. Sau đó rơi xuống
đất để biến thái từ nymph sang ve trưởng thành. Sau đó ve trưởng thành lên vật chủ
thứ hai để hút máu, giao phối rồi rơi xuống đất đẻ trứng. Đại diện cho nhóm ve này
là Rhipicephalus, Hyalomma, Haemaphysalis. Trong điều kiện ngoại cảnh thay đổi,


nhiệt độ cơ thể giảm thấp, ve có thể chuyển từ nhóm hai ký chủ sang nhóm ba ký

Hình 2.7 Vòng đời của ve hai ký chủ
()

Ve cái trưởng thành rời ký chủ để đẻ trứng
Trứng nở thành ấu trùng 6 chân
Ấu trùng tìm và ký sinh trên ký chủ thứ nhất

(3a) (3b) Ấu trùng lột xác thành thiếu trùng
Thiếu trùng hút no máu và rời ký chủ thứ nhất
Thiếu trùng lột xác thành ve trưởng thành
Ve trưởng thành tìm và ký sinh trên ký chủ thứ hai
chủ.
 Nhóm ve ba ký chủ
Ba giai đoạn larvae, nymph và trưởng thành hút máu trên ba ký chủ. Hai lần
biến thái đều xảy ra trên mặt đất. Ve đẻ trứng trên mặt đất hay bãi cỏ, ấu trùng nở ra
sẽ bám vào cơ thể gia súc. Sau khi hút máu no sẽ rơi xuống đất biến thái thành
nymph. Nymph bị lên mình gia súc thứ hai hút máu no rồi rơi xuống đất biến thái
thành ve trưởng thành. Ve lại lên mình gia súc lần thứ ba để thụ tinh và hút máu.


Cuối cùng ve rơi xuống đất và đẻ trứng. Hầu hết các loại ve nhóm này thuộc
các giống: Ixodes, Amplyomma, Dermacentor, một ít thuộc giống Rhipicephalus,
Hyalomma.

Hình 2.8 Vịng đời của ve ba ký chủ
()

Ve cái trưởng thành rời khỏi ký chủ để đẻ trứng
Trứng nở thành ấu trùng 6 chân
Ấu trùng ký sinh lên ký chủ thứ nhất
Ấu trùng hút no máu và rời khỏi ký chủ thứ nhất
Ấu trùng lột xác thành thiếu trùng
Thiếu trùng ký sinh lên ký chủ thứ hai
Thiếu trùng lột xác thành ve trưởng thành
Ve trưởng thành ký sinh lên ký chủ thứ ba, hút máu và giao phối
2.2.2. Họ Argasidae
Bao gồm 193 loài, nhưng có sự bất đồng lớn trong việc phân chia các chi trong

họ này (Guglielmone và ctv, 2010).


2.2.2.1. Hình thái
Đặc điểm của họ này là capitulum (đầu giả) không nhô ra khỏi phần thân mà
nằm khuất dưới mặt bụng nên khi nhìn vào mặt lưng khơng thấy. Giai đoạn larvae,
capitulum nhơ ra khỏi phần thân. Stigmate hình lưỡi liềm. Ve khơng có scutum.
Khơng có festoon ở cuối thân (Lê Hữu Khương, 2012).
2.2.2.2. Đặc điểm sinh học
Hầu hết ve thuộc họ Argasidae là ve đa ký chủ (trừ Otobius megnini có vịng
đời một ký chủ) (Walker và ctv, 2003).
Quá trình phát triển của họ Argasidae cũng trải qua 3 giai đoạn: ấu trùng, thiếu
trùng và trưởng thành (Lê Hữu Khương, 2012). Sự phát triển là dần dần, với nhiều
giai đoạn nymph trước khi trở thành ve trưởng thành. Giai đoạn larvae hút máu trên
vật chủ thứ nhất, sau đó rời vật chủ và lột xác thành nymph. Cũng có một số lồi,
larvae khơng hút máu màu trực tiếp lột xác. Giai đoạn nymph tiếp tục bám lên vật
chủ thứ hai để hút máu và lại rời vật chủ để lột xác. Sau đó lặp lại chu kỳ. Ở giai
đoạn này, số lần nymph lột xác là không xác định, tùy thuộc vào từng lồi. Có đến 8
giai đoạn nymph đã được ghi nhận ở một số loài (Hoogstraal, 1985). Sau khi nymph
cuối cùng ăn no, nó rời vật chủ và lột xác thành con trưởng thành. Ve trưởng thành
tiếp tục bám lên vật chủ, hút máu nhanh chóng và nhiều lần, sau đó rời vật chủ để
đẻ trứng sau mỗi lần hút máu. Mỗi lần đẻ khoảng 100 – 500 trứng (Walker và ctv,
2003).
Thời gian hoàn thành toàn bộ vịng đời nhìn chung lâu hơn nhiều so với họ
Ixodidae, kéo dài trên vài năm. Ngoài ra, họ Argasidae có khả năng nhịn đói lâu và
có thể tồn tại trong nhiều năm mà không cần hút máu.


Hình 2.9 Vịng đời của ve mềm
()


Trứng nở thành ấu trùng 6 chân
Ấu trùng tìm và ký sinh lên ký chủ thứ nhất
Ấu trùng lột xác thành thiếu trùng thứ nhất
Thiếu trùng ký sinh lên ký chủ thứ hai
Thiếu trùng rời khỏi ký chủ thứ hai và lột xác thành thiếu trùng thứ hai
Thiếu trùng ký sinh lên ký chủ thứ ba, lặp lại chu kỳ
Thiếu trùng rời khỏi ký chủ cuối cùng và lột xác thành ve trưởng thành
Ve trưởng thành ký sinh nhiều lần lên ký chủ
2.2.3. Họ Nuttalliellidae


Họ này chỉ gồm một loài ve là Nuttalliella namaqua rất hiếm gặp, được tìm
thấy ở Châu Phi (Bedford, 1931). Lồi ve này có mai lưng giả và u đầu gai tương tự

Hình 2.10 Nuttalliella namaqua
( />trên ve cứng và có lớp biểu bì da tương tự trên ve mềm (Mans và ctv, 2011). Bởi vì
có một số đặc điểm của ve cứng và ve mềm nên N. namaqua được coi là “liên kết
thiếu” giữa các họ ve chính (El Shoura, 1990).
2.3. MỘT SỐ LỒI VE PHỔ BIẾN TRÊN CHĨ Ở VIỆT NAM
2.3.1. Ve Rhipicephalus sanguineus
2.3.1.1. Phân loại
Ngành Arthropoda (chân đốt)
Lớp Arachnida (hình nhện)
Bộ Acarina (ve bét)
Phân bộ Ixodoidae (ve)
Họ Ixodidae (ve cứng)
Giống Rhipicephalus
2.3.1.2. Hình thái
R. sanguineus có trứng hình cầu màu nâu sẫm. Larvae có 3 đơi chân, kích thước

cơ thể dài khoảng 0,54 mm và rộng 0,39 mm. Nymph và ve trưởng thành đều có 4


×