Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

TL BDTX môn hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.62 MB, 52 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO GIA LAI


<b>TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM </b>



<b> - </b>



<b>TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG THƢỜNG XUYÊN </b>



<b>THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC </b>


<b>GẮN KẾT VỚI CUỘC SỐNG TRONG DẠY HỌC </b>


<b>HĨA HỌC Ở TRƢỜNG THCS (PHẦN CHẤT VƠ CƠ) </b>



<b>N ƣờ iên soạn: </b>



<b>Đặng Thông Huề (Chủ biên) </b>
<b>Bùi Thị Nam Trân </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>MỤC LỤC</b>



<b>Lời mở đầu. </b>………..1


<b>PHẦN I . CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NỘI DUNG </b>………..2<b> - </b>6


<b>PHẦN II. PHẦN THỰC NGHIỆM NỘI DUNG </b>


A. Các thí nghiệm Hóa học gắn kết trong cuộc sống được sử dụng
<i><b>trong bài dạy trong giờ chính khóa. .</b></i>………..6 - 38


<i><b>B.</b></i> <i><b>Các thí nghiệm Hóa học gắn kết trong cuộc sống được sử dụng </b></i>
<i><b>trong các giờ ngoại khóa</b><b>…</b></i>………...39- 49


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

1



<b>LỜI MỞ ĐẦU </b>


Hóa học là một mơn khoa học thực nghiệm, vì vậy nếu muốn đổi mới
phương pháp dạy học Hóa học giúp học sinh hứng thú hơn với bộ mơn học
này thì thí nghiệm hóa học là một phần không thể thiếu.Bên cạnh đó thí
nghiệm hóa học có một ý nghĩa to lớn trong việc dạy học và giữ vai trò cơ bản
trong việc thực hiện những nghiệm vụ của việc dạy học hóa học ở trường phổ
thơng. Thí nghiệm hóa học cịn là phương tiện trực quan chủ yếu, có vai trị
quyết định trong dạy học hóa học. Vì thế, việc gắn kết thí nghiệm hóa học với
cuộc sống hàng ngày là một trong các biện pháp đổi mới quá trình dạy và học
hóa học ở trường phổ thơng có hiệu quả. Từ đó gắn liền lí thuyết hóa học với
cuộc sống, điều này giúp cho học sinh có thể sử dụng các kiến thức hóa học
trong sách vở để hiểu và lí giải các hiện tượng gần gũi trong cuộc sống hằng
ngày.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

2


<b>PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NỘI DUNG </b>


A. Thí nghiệm hóa học gắn kết với cuộc sống


<i><b>I. Vai trị của thí nghiệm trong dạy học hóa học ở trường PT </b></i>


- Thí nghiệm hóa học là phương tiện trực quan, giúp học sinh
chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng và ngược lại.


- Thí nghiệm hóa học là cơ sở để học sinh tìm ra tính quy luật các
đối tượng nghiên cứu cũng như biết cách khai thác chúng. Thí nghiệm hóa
học cũng giúp cho học sinh làm quen và hiểu rõ về tính chất vật lí, hóa học


của các chất, các q trình chuyển hóa và các khái niệm, định luật hóa học.
Khi quan sát thí nghiệm hóa học, học sinh sẽ dễ dàng quan sát được một số
tính chất lí hóa của các chất như: màu sắc, trạng thái, sự thay đổi của các chất
sau q trình hóa học xảy ra.


- Thí nghiệm hóa học là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn, giúp
học sinh giải thích được các quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất và
trong đời sống và vận dụng được những vấn đề học được trong nhà trường
vào các hoạt động thực tiễn cuộc sống.


<i><b>II.</b><b>Phân loại và sử dụng thí nghiệm trong dạy học mơn Hóa học ở </b></i>
<i><b>trường THCS </b></i>


II.1. Phân loại thí nghiệm trong dạy học mơn Hóa học ở trường
THCS


Trong các trường PT thường sử dụng các hình thức thí nghiệm sau:
a. <i>Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên</i> là thí nghiệm do giáo
viên tự làm trước học sinh


b. <i>Thí nghiệm học sinh</i> do học sinh tự tay làm với các dạng :
- <i>TN đồng loạt</i> của học sinh trong khi học bài mới trên lớp để
nghiên cứu sâu một vài nội dung bài học.


- <i>TN thực hành ở lớp học</i> nhằm củng cố kiến thức đã học và rèn
luyện kĩ năng kỉ xảo làm thí nghiệm, thường được tổ chức một số bài hoặc
vào cuối học kì.


- <i>TN ngoại khóa (ngồi lớp)</i> như TN vui trong các buổi câu lạc bộ
về bộ mơn hóa học.



- <i>TN ở nhà</i>, một hình thức thực nghiệm đơn giản, có thể dài ngày
giao cho học sinh tự làm ở nhà riêng.


II.2. Sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học ở trường PT
a. Sử dụng TN hóa học theo phương pháp nghiên cứu
b. Sử dụng TN đối chứng


c. Sử dụng TN nêu vấn đề


d. Sử dụng TN hóa học cho học sinh nghiên cứu tính chất các
chất


<i><b>III.</b></i> <i><b>Khái niệm thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

3


mục đích giúp cho học sinh thấy mơn hóa học gần gũi với cuộc sống và giúp
cho học sinh nâng cao khả năng vận dụng các kiến thức hóa học đã được học
vào cuộc sống hàng ngày. Có thể vận dụng các thí nghiệm này vào các bài
dạy cụ thể với các hoạt động dạy học phù hợp nhằm khả năng truyền đạt kiến
thức cho học sinh nhẹ nhàng gần gũi hơn.


<i><b>IV.</b></i> <i><b>Yêu cầu cần đạt được của thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc </b></i>
<i><b>sống </b></i>


Thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống cần đạt các yêu cầu sau:
- Đảm bảo tính khoa học, thí nghiệm đảm bảo tính chính xác về
kiến thức, các bước tiến hành thí nghiệm phải rõ ràng, cụ thể, chú ý các
nguyên tắc, kĩ thuật khi làm thí nghiệm.



- Nội dung thí nghiệm phải gắn với nội dung bài học: kết quả của
thí nghiệm nhằm phát hiện, chứng minh, so sánh…một vấn đề nào đó trong
nội dung bài học.


- Phải an toàn cho học sinh và cả giáo viên: an tồn thí nghiệm là
u cầu trước hết cho mỗi thí nghiệm hóa học. Để đảm bảo an tồn khi làm
thí nghiệm, người giáo viên phải biết chọn lựa hóa chất, dụng cụ thiết bị đảm
bảo an tồn. Kiểm tra và làm thí nghiệm trước để đảm bảo chắc chắn cho sự
an tồn tính mạng học sinh và giáo viên.


- Đảm bảo sự thành cơng khi tiến hành thí nghiệm. Sự thành cơng
của thí nghiệm có tác động trực tiếp đến chất lượng dạy và học mơn hóa học ở
trường PT, nó củng cố niềm tin của học sinh vào khoa học và ham mê, thích
thú học tập mơn hóa học hơn.


- Đảm bảo tính thẩm mĩ, rõ ràng: đây là một yêu cầu cơ bản của
thí nghiệm biểu diễn. Để đảm bảo tính thẩm mĩ, rõ ràng, khi chuẩn bị giáo
viên cần lựa chọn các dụng cụ và các hóa chất thích hợp. Dụng cụ có kích
thước đủ lớn để học sinh cả lớp đều quan sát rõ.


- Thao tác thí nghiệm dễ thực hiện: thí nghiệm gắn kết cuộc sống
được sử dụng từ những dụng cụ và hóa chất dễ kiếm, rẽ tiền có trong cuộc
sống hàng ngày mà học sinh có thể biết được. Do đó khi làm thí nghiệm
khơng cần kĩ thuật cao, phức tạp, mà chú ý đến tính khả thi của thí nghiệm.


<i><b>V.</b></i> <i><b>Những ưu điểm của thí nghiệm hóa học gắn kết với cuộc sống </b></i>
- Các chất và dụng cụ thiết bị gần gũi quen thuộc, an toàn.


- Đảm bảo tính khoa học.


- Tạo hứng thú cho học sinh.
- Thao tác đơn giản dễ thực hiện


- Học sinh có thể tiến hành thí nghiệm tại nhà


- Giúp học sinh dễ dàng liên hệ kiến thức vào thực tế đời sống


<b>B.</b> <b>THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC GẮN </b>
<b>KẾT CUỘC SỐNG TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 8 VÀ </b>
<b>LỚP 9 – THCS (PHẦN VÔ CƠ) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

4


Để thí nghiệm hóa học gắn kết với cuộc sống có hiệu quả trong quá
trình dạy học thì việc thiết kế các thí nghiệm phải đảm bảo các
nguyên tắc sau:


- Thể hiện rõ kiến thức bài học, bám sát mục tiêu của bài học.


- Đảm bảo an toàn cho học sinh và cả giáo viên trong khi làm thí
nghiệm


- Hiện tượng thí nghiệm phải rõ ràng, dễ quan sát.
- Đảm bảo thành công khi thực hiện.


- Thời gian chuẩn bị và thời gian tiến hành thí nghiệm phải ngắn,
phù hợp với thời gian dạy học.


- Thí nghiệm phải đơn giản, dễ thực hiện, dụng cụ phải gọn gàng, có
tính thẩm mĩ cao.



- Tăng cường thí nghiệm nghiên cứu, để học sinh tự tìm tịi giải
quyết vấn đề.


<i><b>B.II. Quy trình thiết kế các thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống. </b></i>
Các bước khi thiết kế các thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống:
<i><b>Bước 1. Chọn nội dung bài học phù hợp để sử dụng thí ngiệm khi dạy học. </b></i>
<i><b> Bước 2. Xác định mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng nội dung đã chọn. </b></i>
<i><b> Bước 3. Lựa chọn thí nghiệm Hóa học phù hợp mục tiêu, chuẩn kiến thức, </b></i>
kĩ năng nội dung đã chọn.


<i><b> Bước 4.Tìm kiếm các nguyên vật liệu, dụng cụ gần gũi với học sinh trong </b></i>
cuộc sống hàng ngày phù hợp với nội dung bài dạy để thay thế dụng cụ và
hóa chất đang được sử dụng trong phịng thí nghiệm và đề xuất cách tiến hành
thí nghiệm.


<i><b> Bước 5.Tiến hành thí nghiệm, kiểm chứng hiện tượng và đối chứng với </b></i>
các thí nghiệm truyền thống đang sử dụng.


<i><b> Bước 6. </b></i>Điều chỉnh cách tiến hành thí nghiệm, rút ra một số lưu ý về kĩ
thuật thí nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả của thí nghiệm.


<i><b> Bước 7. Soạn các câu hỏi liên quan đến thí nghiệm và gợi ý lời giải hợp lí </b></i>
nhất.


<i><b>B.III. Phân tích nội dung chương trình Hóa học lớp 8, lớp </b></i>
<i><b>9-THCS có thực hành thí nghiệm gắn kết với cuộc sống </b></i>


Bảng B.1. Nội dung chương trình Hóa học lớp 8



<b>Chƣơn </b> <b>Tên bài </b> <b>Nội dung có liên quan</b> <b>thí nghiệm có gắn kết </b>
<b>cuộc sống</b>


2
Phản ứng


Hóa học


Bài 12. Sự biến
đổi chất


- TN không làm thay đổi bản chất của chất
- TN có làm thay đổi bản chất của chất
Bài 13. Phản


ứng hóa học


- TN biến đổi chất này thành chất khác


- TN có ảnh hưởng nhiệt độ, bề mặt tiếp xúc đến
tốc độ phản ứng


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

5
Oxi-Không


khí


chất của oxi định thành phần oxi có trong khơng khí


- TN về điều kiện phát sinh và các biện pháp để


dập tắt đám cháy


5
Hiđro- Nước


Bài 31. Tính
chất- ứng dụng
của hiđro


- TN điều chế hiđro- thử tính chất và ứng dụng
của hiđro.


Bảng B.2. Nội dung chương trình Hóa học lớp 9


<b>Chƣơn </b> <b>Tên bài </b> <b>Nội dung có liên quan</b> <b>thí nghiệm có gắn kết </b>
<b>cuộc sống</b>


1
Các loại hợp


chất vô cơ


Bài 2. Một số
oxit quan trọng


- TN chứng minh tính chất tẩy trắng đường
trong quy trình sản xuất đường từ mía của SO2


Bài 4. Một số
axit quan trọng



- TN điều chế hiđroclorua và thử tính tan của nó
- TN thử tính chất háo nước của H2SO4 đặc


Bài 11. Phân
bón hóa học


- TN về nhận biết một số loại phân bón


2
Kim loại


Bài 18. Nhơm - TN bột nhơm cháy sáng trong khơng khí
( làm que pháo sáng sinh nhật)


3
Phi kim


Bài 27. Cacbon - TN thử tính chất hấp thụ của cacbon
-TN về tính chất của NaHCO3(thuốc muối)


<i><b>B.IV. </b><b>Giới thiệu các thí nghiệm Hóa học gắn kết với cuộc sống đã </b></i>
<i><b>thiết kế và cách sử dụng các thí nghiệm trong quá trình dạy học hóa học </b></i>
<i><b>THCS lớp 8, lớp 9 (phần chất vô cơ). </b></i>


Bảng B.3. Các thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống đã thiết kế


<b>STT </b> <b>TÊN THÍ NGHIỆM </b>


1 Đường cháy như thế nào?



2 Quá trình biến đổi của nến (paraphin) dưới tác dụng nhiệt
3 Q trình hịa tan của viên cam C sủi trong nước như thế nào?
4 Bóng nào to hơn?


5 Làm thế nào xác định được oxi có mặt trong khơng khí?
6 Để dập tắt đám cháy ta phải làm như thế nào?


7 Làm thế nào bóng bay được?
8 Đọc được chữ trên tờ giấy trắng!


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

6


(KCl), Phân lân (Ca(H2PO4)2), Phân Urê ( (NH2)2CO), Phân đạm 2 lá


( NH4NO3) , mà chỉ được sử dụng nước và vôi bột?


10 Cách làm cây que pháo hoa sinh nhật


11 Ứng dụng tính chất hấp phụ của than hoạt tính


12 Vì sao thuốc muối (NaHCO3) làm giảm cơn đau dạ dày?


Các thí nghiệm được giới thiệu sẽ bao gồm:
- Mục đích của thí nghiệm


- Dụng cụ và hóa chất
- Cách tiến hành thí nghiệm


- Các lưu ý kĩ thuật khi tiến hành thí nghiệm


- Hiện tượng


- Giải thích và viết phương trình hóa học nếu có


- Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống
- Câu hỏi liên quan đến thí nghiệm


<b>PHẦN II. PHẦN THỰC NGHIỆM NỘI DUNG </b>


A. <i><b>Các thí nghiệm Hóa học gắn kết trong cuộc sống được sử dụng </b></i>
<i><b>trong bài dạy trong giờ chính khóa. </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

7


<i>Hình 1. Một số dụng cụ hóa chất được mua và sử dụng trong cuộc </i>
<i>sông </i>


<i> sống xung quanh chúng ta </i>


<b>A.1. Thí nghiệm 1 </b>


<i><b>* Đường cháy như thế nào? </b></i>
1. Mục đích của thí nghiệm


- Cho học sinh hiểu được thế nào là hiện tượng hóa học?
- Rèn kĩ năng quan sát, tổng hợp tự rút ra kết luận


2. Vị trí thí nghiệm đối với bài dạy: Bài 12- Sự biến đổi
chất-Chương 2. Phản ứng hóa học ( Lớp 8-THCS)



3. Dụng cụ và hóa chất:


<b>Dụng cụ </b> <b>Hóa chất </b>


- Đĩa sứ
- Hộp diêm


- Đường trắng
- Bột nở (NaHCO3)


- Cát
- Cồn 90o


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

8


- Cho 1 ít cát rãi đều ở dưới lòng dĩa. Trộn khoảng 8 gam đường
trắng (3 muỗng súp) với 4 gam bột nở rồi trộn đều cho vào đĩa.
- Cho vào dĩa một ít cồn


- Đốt cho cồn cháy
5. Các lưu ý:


- Dĩa có đáy khá sâu để khi phản ứng xảy ra không làm cồn cháy
ra giữa bàn


6. Hiện tượng : Đường màu trắng hóa đen và nỗi cuộn lên
7. Giải thích: Dưới tác dụng nhiệt:


- đường bị phân hủy tạo cacbon và nước
- Bột nở bị phân hủy tạo khí cacbonic



<i>Hình.A.1.Dụng cụ và hóa chất cho TN đường cháy như thế nào? </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

9


<i>Hình.A.1.2.Hình ảnh đường cháy tạo hình thù quái dị!</i>


8. Câu hỏi liên quan đến thí nghiệm
Câu hỏi 1. Vì sao chất rắn màu đen nỗi cuộn lên?


<i><b>Giải thích</b></i><b>: </b>Vì khí cacbonic thoát ra và kéo chất rắn màu đen (hỗn hợp sền
sệt) trương phồng lên.


Câu 2. Sản phẩm rắn tạo ra có tan hết trong nước hay khơng?


<i><b>Giải thích: Khơng. Vì trong sản phẩm có cacbon (màu đen) khơng tan trong </b></i>
nước


<b>A.2. Thí nghiệm 2 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

10


- Cho học sinh hiểu được thế nào là hiện tượng lí, hóa học?


- Rèn kĩ năng quan sát, tổng hợp tự rút ra kết luận từ một thí
nghiệm có 2 q trình biến đổi chất


2. Vị trí thí nghiệm đối với bài dạy: Bài 12 Sự biến đổi chất
-Chương 2. Phản ứng hóa học ( Lớp 8-THCS)



3. Dụng cụ và hóa chất:


<b>Dụng cụ </b> <b>Hóa chất </b>


- Giá thí nghiệm


- Cốc thủy tinh nhỏ hoặc
miếng kính trong


- Hộp diêm


- Cây nến


4. Cách tiến hành thí nghiệm


- Lắp cây nến vào giá thí nghiệm, cây nến nghiêng khoản 20 độ
- Đốt đầu cây nến cho từ bén lửa, quan sát q trình nóng chảy
và quá trình cháy của nến


5. Hiện tượng: đầu cây nến chảy lỏng ra và bắt đầu dây bấc cháy.
Nến lỏng chảy xuống cốc đóng cứng lại rất nhanh.


6. Giải thích. Q trình nến rắn chuyển sang lỏng là biến đổi vật


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

11


<i>Hình.A.2. Hình ảnh q trình nóng chảy và cháy paraphin(nến)</i>


7. Câu hỏi liên quan thí nghiệm.



Câu 1. Sự biến đổi vật lí của cây nến tồn tại bao nhiêu trạng thái? Màu
sắc các trạng thái đó như thế nào?


<i><b>Giải thich. Tồn tại 3 trạng thái : rắn , lỏng và hơi </b></i>


Câu 2. Nếu cho sản phẩm cháy của nến vào dung dịch nước vơi trong, có
hiện tượng gì xảy ra? Q trình đó là biến đổi hóa học hay lí học?


<i><b>Giải thích. Nước vơi trong bị đục vì khí cacbonic tác dụng nước vôi trong </b></i>
tạo chật mới kết tủa màu trăng. Đó là biến đổi hóa học.


<b>A.3. Thí nghiệm 3 </b>


<i><b>* Q trình hịa tan của viên cam C sủi trong nước như thế nào? </b></i>
1. Mục tiêu của thí nghiệm


- Cho học sinh biết được được những điều kiện để phản ứng
xảy ra và tốc độ của phản ứng nhanh hay chậm phụ thuộc vào diện tích bề
mặt tiếp xúc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

12
3. Dụng cụ và hóa chất


<b>Dụng cụ </b> <b>Hóa chất </b>


- 4 chai nhựa trong nhỏ( loại
chai nước khoáng nhỏ 150 ml)
- 1 chậu thủy tinh dung tích



100ml
- Nước đá


- 4 viên cam C sủi


- Nước khoáng 1 chai 100 ml


4. Cách tiến hành thí nghiệm:


- Cho vào 4 chai nhựa trong , mỗi chai khoảng 1/3 lượng
nước khoáng.


- Ngâm 1 chai nhựa trong cốc nước đá ( ngập hết phần nước
có trong chai) sau đó đánh số thứ tự 1, 2 và 3 và 4( chai số 4 ngâm trong nước
đá)


- Chọn cặp chai số 1 và 4 làm thí nghiệm trước: cho vào
mỗi chai 1 viên C sủi, quan sát thí nghiệm.


- Làm thí nghiệm cặp chai số 2 và 3, cho vào mỗi chai 1
viên C sủi (chai số 3, viên C được nghiền mịn) Quan sát thí nghiệm


5. Hiện tượng : Viên C sủi trong chai ngâm nước đá tan rất
chậm, khí thốt ra chậm. Trong 2 chai cịn lại, chai có viên C sủi được nghiền
mịn tan rất nhanh và khí thốt ra rất nhiều. Cịn chai cịn lại viên C sủi có tan
khá nhanh nhưnh vẫn yếu hơn.


6. Giải thích .Quá trình xảy ra phản ứng phụ thuộc vào
nhiều yếu tố :



- nhiệt độ càng thấp quá trình xảy ra phản ứng càng chậm, ngược
lai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

13


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

14


<i> Hình.A.3.2. Viên C cam sủi tan trong nước đá rất chậm</i>


7. Câu hỏi liên quan đến thí nghiệm


Câu hỏi 1. Nếu cho 2 viên C sủi vào 2 chai nước, trong đó 1 chai để
nguyên, một lai lắc mạnh. Chai nào viên C sủi tan nhanh hơn?


<i><b>Giải thích. Q trình lắc mạnh làm tăng khả năng tiếp xúc giữa các chất phản </b></i>
ứng


<b>A.4. Thí nghiệm 4 </b>


<i><b>* Bong bóng nào to hơn? </b></i>
1. Mục tiêu của thí nghiệm


- Cho học sinh biết được được những điều kiện để phản ứng
xảy ra và tốc độ của phản ứng nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiệt độ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

15
3. Dụng cụ và hóa chất


<b>Dụng cụ </b> <b>Hóa chất </b>



- 2 chai nhựa trong nhỏ( loại
chai nước khoáng nhỏ 150 ml)
- 1 chậu thủy tinh dung tích


100ml


- Nước đá


- 2 bong bóng loại vừa
- Chai giấm ăn


- 100 gam bột nở (backing
soda)


4.Cách tiến hành thí nghiệm:


- Cho vào 2 chai nhựa trong , mỗi chai khoảng 100 ml giấm
ăn


- Cho 50 gam bột nở lần lượt vào trong 2 quả bong bóng và
lắp vào miệng chai sao cho bột nở không được rớt xuống chai chứa giấm.


- Ngâm 1 chai nhựa trong cốc nước đá ( ngập hết phần chứa
giấm có trong chai)


- Đồng thời dựng dốc bong bóng cho bột nở rơi hết xuống
chai. Quan sát thí nghiệm.


5. Hiện tượng : Bong bóng gắn ở chai không ngâm trong
nước đá to hơn bong bóng gắn ở chai có ngâm nước đá.



</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

16


<i> Hình A.4. Hình ảnh chuẩn bị dụng, hóa chất cho thí nghiệm và hiện tượng </i>
<i>xảy ra khi có tác động nhiệt độ đến khả năng phản ứng hóa </i>
<i>học. </i>


7. Câu hỏi liên quan đến thí nghiệm


Câu hỏi 1. Thay vì ngâm chai chứa giấm trong nước đá, ta ngâm trong
cốc nước nóng. Hiện tượng có thay đổi gì khơng? Tại sao?


<i><b> Giải thích. Qủa bóng gắn vào chai ngâm trong nước nóng to hơn bóng gắn </b></i>
chai để nguyên. Vì khi ngâm vào nước nóng nhiệt độ tăng làm tốc độ phản
ứng tăng lên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

17


độ) và bong bóng sẽ căng lên nhanh hơn. Chứ khơng thể nói bong bóng ở lọ
nào to hơn được


3. Những lưu ý kĩ thuật:


- Phải ngâm chai chứa giấm ăn thật lạnh và chai kia có thể đun nhẹ để 2
chai có độ chênh lệch nhiệt độ khá lớn.


- Phải dùng bong bóng loại tốt, mỏng, khơng dùng loại to và dày.
- Cho thật nhanh và đồng thời lượng bột nở rơi xuống cùng lúc.


<b>A.5. Thí nghiệm 5 </b>



<i><b>* Làm thế nào xác định được oxi có mặt trong khơng khí? </b></i>
1. Mục tiêu của thí nghiệm


- Cho học sinh nắm được oxi tác dụng paraphin tạo CO2 và


H2O


- Cách xác định trong khơng khí có oxi và chiếm khoảng 1/5
thể tích khơng khí.


2. Vị trí thí nghiệm đối với bài dạy: Bài 28. Khơng khí và sụ
cháy


Chương 4. Oxi-Khơng khí ( Lớp 8-THCS)
3.Hóa chất và dụng cụ


<b>Dụng cụ </b> <b>Hóa chất </b>


- 1 đĩa tròn


- 1 ly uống nước trong hình
trụ


- Hợp diêm
- Vài sợi thun
- Thước đo


- 1 nến thơm loại nhỏ
- 30 ml nước pha màu



4.Cách tiến hành thí nghiệm


- Lấy thước đo thành cốc thủy tinh, làm dấu chia làm 5 phần bằng
nhau. Lấy dây thun buộc tròn làm 5 vòng.


- Cho vào dĩa 1 ít nước pha màu, đốt nến thơm và cho nỗi lên mặt
nước.


- Úp cốc thủy tinh vào và quan sát nến thơm cháy và nước dâng lên
trong cốc như thế nào?


5. Hiện tượng thí nghiệm. Khi úp cốc thủy tinh lên nến thơm
đang cháy, nến thơm vẫn tiếp tục cháy một thời gian sau đó tắt, đồng thời
nước trong cốc dâng lên xem kĩ thấy gần vạch cột dây thun đầu tiên.


6.. Giải thích.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

18


trong cốc. Thực tế oxi trong khơng khí chiếm khoảng 1/5 thể tích khơng khí.
Vì vậy lượng oxi mất đi cũng bằng lượng nước dâng lên trong cốc.




</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

19


<i> Hình A.5.2. Các bước thí nghiệm xác định oxi có trong khơng khí và tỷ lệ </i>
<i>oxi chiếm trong khơng khí. </i>



7. Câu hỏi liên quan thí nghiệm


Câu hỏi 1<i>.</i> Nếu thay nến (paraphin) bằng ancol etylic hoặc xăng thì kết
quả thí nghiệm có thay đổi hay khơng? Vì sao?


<i><b> Giải thích. Vì ancol etylic hay xăng là những chất cháy rất nhanh, vì vậy </b></i>
nều oxi trong cốc chưa bị đốt hết thì kết quả xác định thành phần oxi khơng
chính xác.


Câu hỏi 2. Khi đốt nến(parraphin) trong khơng khí, ngồi oxi mất đi cịn
có CO2 và hơi nước tạo ra. Tại sao áp suất vẫn giảm?


<i><b> Giải thích. Sản phẩm phản ứng gồm CO</b></i>2 và hơi nước đều có khả năng tan


vào nước, vì vậy mặt dù tổng thể tích CO2 và H2O lớn hơn O2 tham gia nhưng


thể tích khí sau phản ứng vẫn giảm.


4. Những lưu ý kĩ thuật


- Kích thức ngọn nến phải lớn so với cốc thủy tinh.
- Lựa chọn màu thực phẩm phù hợp dễ quan sát.


- Chọn cốc thủy tinh hình trụ thì kết quả chính xác hơn.


<b>A.6. Thí nghiệm 6 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

20


- Cho học sinh thấy điều kiện để phát sinh đám cháy


- Cho học sinh biết nguyên tắc để dập tắt đám cháy.


2. Vị trí thí nghiệm đối với bài dạy: Bài 28. Khơng khí và sự
cháy


Chương 4. Oxi-Khơng khí ( Lớp 8-THCS).
3.Dụng cụ và hóa chất


<b>Dụng cụ </b> <b>Hóa chất </b>


- 1 đĩa trịn
- 1 kẹp sắt
- Hộp diêm


- 1 cây lăn sơn nhà (loại nhỏ)
- 1 khăn vải


- 1 chậu nước


- Xăng hoặc dầu hỏa
- Cồn 90o


- Nước


4.Cách tiến hành thí nghiệm


- Thí nghiệm 1: lấy cây lăn sơn nhà tẩm ít cồn rồi đốt cháy.
Cho lăn cây trên mặt bàn. Quan sát ngọn lửa.


- Thí nghiệm 2: lấy cây lăn sơn nhà đốt, lấy khăn vải phủ


kín. Quan sát ngọn lửa.


- Thí nghiệm 3: đốt cháy cây lăn sơn nhà và nhúng vào chậu
nước. Quan sát ngọn lửa.


- Thí nghiệm 4: Cho ít xăng hoặc dầu hỏa vào dĩa sứ rồi đốt.
Dùng bình xịt nước vào. Quan sát ngọn lửa.


- Thí nghiệm 5. Cho ít xăng hoặc dầu hỏa vào dĩa sứ rồi đốt.
Dùng khăn vải phủ lên. Quan sát ngọn lửa.


5. Hiện tượng :


Thí nghiệm 1, 2, 3 và 5 ngọn lửa bị dập tắt.


Thí nghiệm 4: ngọn lửa khơng tắt mà lan truyền ra nhanh hơn
6.Giải thích .


TN1: Giảm bề mặt của chất cháy khi tiếp xúc với ngọn lửa
TN2: Giảm tiếp xúc với oxi


TN3. Hạ nhiệt độ


TN4. Xăng hay dầu hỏa nhẹ hơn nước, nên nước không dùng
dập tắt đám cháy do xăng hay dầu hỏa …tạo ra


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

21


<i> Hình A.6. Dụng cụ và hóa chất cho thí nghiệm các cách dập tắt đám cháy </i>



7.Các câu hỏi liên quan thí nghiệm


Câu hỏi 1. Nếu thay xăng hay dầu hỏa bằng cồn 90 độ. Vậy có dùng nước
để dập tắt hay khơng?


<i><b> Giải thích. Khơng được. Vì cồn 90 độ mặt dù có tan trong nước, nhưng nó </b></i>
dễ bay hơi và cháy mạnh, nên khi cho nước vào cồn vẫn nỗi lên trên bề mặt
và vẫn cháy mạnh.


Câu hỏi 2. TN1,TN3,TN4 và TN5 có thể dùng cát để dập tắt hay khơng?
<i><b> Giải thích</b></i><b>.</b> Được, vì cát cũng làm cho vật bị cháy giảm tiếp xúc với oxi và
ngọn lửa


Câu hỏi 3. Đám cháy do Mg tạo ra có thể dùng cát để dập tắt hay khơng?
<i><b> Giải thích</b></i><b>.</b> Khơng được. Vì Mg tiếp xúc với SiO2 (thành phần của cát) khi


có nhiệt độ phản ứng tạo Si và càng làm cho phản ứng cháy mạnh hơn, nhiệt
độ tạo ra cao hơn.


<b>A . 7. Thí nghiệm 7 </b>


<i><b>* Đọc được chữ trên tờ giấy trắng! </b></i>
1. Mục tiêu của thí nghiệm


- Cho học sinh nắm bắt được đặc tính quan trọng củda axit H2SO4 đặc


- Biết vận dụng để tổ chức các hoạt động liên quan đến hóa học.


2. Vị trí của thí nghiệm trong nội dung bài dạy: Bài 4. Một số
axit quan trọng. Chương 1. Các loại hợp chất vô cơ ( Lớp 9-THCS)



3. . Dụng cụ và hóa chất


<b>Dụng cụ </b> <b>Hóa chất </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

22
- 1 bút lông vẽ


- Đèn cồn (hoặc nến)


4. Cách tiến hành thí nghiệm


- Lấy bút lông nhúng vào lọ Axit H2SO4 loãng rồi viết lên tờ giấy A4


rồi để khô khoảng 1 phút (Nội dung tùy người biểu diễn thí nghiệm viết)
- Sau đó hơ lên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát hiện tượng gì xảy ra trên tờ
giấy A4?


5. Hiện tượng. Nội dung dòng chữ xuất hiện trên nền trắng tờ
giấy


6. Giải thích. Nhiệt độ đã làm nước bay hơi, axit H2SO4 loãng trở


thành axit H2SO4 đặc. Vì Axit H2SO4 đặc có tính háo nước mạnh, đã lấy nước


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25></div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

24


<i>Hình.7. Hình ảnh chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và các giai đoạn tiến hành thí </i>
<i>nghiệm “Đọc được chữ trên tờ giấy trắng” </i>



7. Những yêu cầu kĩ thuật khi làm thí nghiệm


- Khi viết lên giấy tránh để uớt quá sẽ dễ hỏng giấy đồng thời thời
gian chờ đợi khá lâu để khô


- Hơ nhẹ, tránh làm cháy giấy (thí nghiệm sẽ khơng thành cơng!),
chỉ hơ xung quanh nội dung viết trên tờ giấy.


8. Câu hỏi liên quan thí nghiệm


Câu hỏi 1. Ta có thể lấy Axit H2SO4 đặc viết lên giấy thay vì dùng


Axit H2SO4 lỗng được hay khơng?


<i><b> Giải thích. Được. Vì khi viết Axit H</b></i>2SO4 đặc lên giấy A4 thì nội dung


xuất hiện ngay. Tuy nhiên để học sinh quan sát, suy luận đánh giá rút ra kết
luận thì khơng được hiệu quả tốt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

25
<i><b> Giải thích. </b></i>


Ưu điểm :


- Ít tốn kém hóa chất, thí nghiệm nhanh, giải thích rõ ràng, dễ hiểu.
- An tồn khi không sử dụng axit đặc


- Hấp dẫn, lôi cuốn học sinh làm thí nghiệm


<b>A.8. Thí nghiệm 8 </b>



* Làm thế nào giúp bác nơng dân nhận biết 4 loại phân bón: phân kali
<i><b>(KCl), Phân lân (Ca(H</b><b>2</b><b>PO</b><b>4</b><b>)</b><b>2</b><b>)</b><b>, </b><b>Phân Urê ( (NH</b><b>2</b><b>)</b><b>2</b><b>CO), Phân đạm 2 lá ( </b></i>
<i><b>NH4NO3) , mà chỉ được sử dụng nước và vơi bột? </b></i>


1. Mục tiêu thí nghiệm


- Cho học sinh nắm bắt được tính chất hóa học của muối thơng
qua bài phân bón.


- Rèn kĩ năng làm bài tập nhận biết


- Biết cách suy luận, phân tích đưa vào cuộc sống lao động sản
xuất


2. Vị trí thí nghiệm trong nội bài dạy


Bài 11.Phân bón hóa học. Chương 1. Các loại hợp chất vô


3. Dụng cụ, hóa chất


<b>Dụng cụ </b> <b>Hóa chất </b>


- 4 cốc nhựa trong nhỏ
- 1 cốc nhựa trong lớn
- 1 chai nước


- Phân kali :KCl



- Phân lân : Ca(H2PO4)2


- Phân Urê : (NH2)2CO


- Phân đạm 2 lá : NH4NO3


- 30 gam vơi bột : CaO
4. Cách tiến hành thí nghiệm


<b>- </b>Lấy 1 ít ( khoảng 10 gam) mỗi loại phân cho vào 4 cốc nhỏ
đánh số ngẫu nhiên 1,2,3,4


<b>-</b> Cho 20 ml nước vào 4 cốc khuấy đều cho tan hết


<b>-</b> Cho 30 vôi bột vào cốc lớn và nước dư vào khuấy đều để yên
2 phút, lấy nước trong phần trên cho vào 4 cốc 1,2,3,4. Quan
sát hiện tượng xảy ra ở 4 cốc.


5. Hiện tượng:


* Cốc 1 (phân kali (KCl) : khơng có hiện tượng gì xảy ra
* Cốc 2 (Phân Urê (NH2)2CO) : có kết tủa và khí mùi khai


* Cốc 3 (Phân lân Ca(H2PO4)2): có kết tủa


* Cốc 4 (Phân đạm 2 lá NH4NO3) : có khí mùi khai


6. Giải thích


<b>-</b> Nếu cốc nào vừa có kết tủa vừa có khí mùi khai thốt ra. Nhận biết đó là


mẫu phân ure.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

26
(NH2)2CO + H2O (NH4)2CO3


(NH4)2CO3 + Ca(OH)2CaCO3+ 2NH3 + 2H2O


Nếu cốc nào chỉ có khí mùi khai thốt ra. Nhận biết đó là mẫu phân
NH4NO3. Vì: 2NH4NO3 + Ca(OH)2Ca(NO3)2+ 2NH3 + 2H2O


- Nếu cốc nào chỉ có kết tủa trắng tạo ra. Nhận biết đó là mẫu phân Phân
lân : Ca(H2PO4)2


Vì: Ca(H2PO4)2 + 2Ca(OH)2Ca3(PO4)2+ 4H2O


Mẫu phân nào khơng có hiện tượng nào xảy ra là mẫu phân kali (KCl)


<b>A.9. Thí nghiệm 9 </b>


<i><b>* Làm thế nào trứng chui vào lọ được? </b></i>
1. Mục tiêu của thí nghiệm


- Cho học sinh biết được tính chất của CO2 tác dụng dung dịch


kiềm


- Vận dụng kiến thức vật lý để giải thích hiện tượng thí nghiệm


<b> </b>2. Vị trí của thí nghiệm trong bài dạy: Bài 1- Tính chất hóa học
của oxit. Chương 1 – Các hợp chất vô cơ (lớp 9-THCS)



3. Dụng cụ và hóa chất


<b>Dụng cụ </b> <b>Hóa chất </b>


- 1 chai nhựa loại nhỏ(150 ml)
- 1 chai thủy tinh miệng khá to
- Nút cao su


- Giấm ăn
- Bột nở
- Trứng gà


- Dung dịch NaOH


4.Cách tiến hành thí nghiệm


- Cho vào lọ nhựa khoảng 50 ml giấm ăn rồi cho vào
khoảng 30 gam bột nở


- Lấy lọ thủy tinh úp ngược kín thu khí CO2, một thời gian


rồi đậy nút cao su lại


- Rót vào 5 ml dung dịch NaOH lăc nhẹ rồi đặt trứng lên
miệng chai rồi quan sát hiện tượng xảy ra


5. Hiện tượng : Trứng từ từ chui vào lọ


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29></div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30></div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

29



<i>Hình.A.9. Các hình ảnh thí nghiệm quả trứng từ từ chui vào lọ </i>


7.Câu hỏi liên quan thí nghiệm


Câu hỏi 1. Hiện tượng gì xảy ra sau khi lấy bong bóng ra và đậy nắp lọ
chai lại?


<i><b> Giaỉ thích. Nếu sau khi đậy nắp lọ, sau một thởi gian lọ sẽ vỡ tung vì khí </b></i>
hiđro tạo ra nhiều tăng áp suất trong chai và làm bể chai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

30


<i><b> Giaỉ thích. Sẽ tạo tiếng nổ lớn và sẽ rất nguy hiểm đến sự an tồn cho </b></i>
học sinh và cả giáo viên. Vì hiđro kết hợp oxi trong khơng khí khi có nhiệt độ
tạo hỗn hợp nổ.


2. Những lưu ý về kĩ thuật thí nghiệm


- Phản ứng xảy ra chậm, có thể cầm chai lắc mạnh hoặc thí
nghiệm trong chai thủy tinh và đun nhẹ một thời gian phản ứng sẽ xảy ra
nhanh hơn.


- Kiểm tra bong bóng trước khi ráp vào miện lọ


- Tuyệt đối sau khi lấy bong bóng ra khơng đậy nắp và để gần nơi
có lửa.


<b> A.10. Thí nghiệm 10</b>



<i><b>* Cách làm chùm pháo hoa sinh nhật </b></i>
1. Mục tiêu thí nghiệm


- Cho học sinh vận dụng được tính chất hóa học của một số kim loại
mạnh khi tác dụng oxi


- Rèn kĩ năng, kĩ xảo để chế tạo được 1 loại pháo sáng đơn giản, ít nguy
hiểm trong cuộc sống.


2. Vị trí thí nghiệm trong nội dung bài dạy. Bài 18. Nhôm.
Chương 2. Kim loại ( Hóa học lớp 9-THCS). Hoặc tính chất hóa học chung
kim loại


3. Dụng cụ và hóa chất


<b>Dụng cụ </b> <b>Hóa chất </b>


- 8 băng giấy dài 25 cm
- Nước đường sệt


- 1 lọ hồ đã khuấy sẵn sệt
- Hộp diêm


- Bột nhơm hoặc bột magie


4. Cách tiến hành thí nghiệm


- Trộn hỗn hợp gồm nước đường và hồ tinh bột thành hỗn hợp sệt


- Nhúng 8 băng giấy dài khoảng 25 cm vào hỗn hợp sệt đó tạo 1 lớp bọc


bên ngoài.


- Phủ 1 lớp bột nhơm hay magiê bên ngồi và làm khô trong khoảng 5
phút


- Chụm 8 băng giấy lại thành chùm


- Đem đốt đầu 8 băng giấy. Quan sát thí nghiệm.
5. Hiện tượng thí nghiệm


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

31


Bột nhôm hay magiê cháy sáng khi đốt trong khơng khí.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

32


<i>Hình.A.10. Các hình ảnh thí nghiệm về sự chuẩn bị và cách làm </i>
<i>chùm pháo hoa sinh nhật</i>


7. Những yêu cầu kĩ thuật khi làm thí nghiệm
- Sau khi phủ bột nhôm hay magie phải sấy thật khô
- Bột nhôm hay magiê thật mịn, phản ứng mới mãnh liệt.


8. Những câu hỏi liên quan


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

33


<i><b> Giải thích. Để tạo màu cho pháo que sinh nhật ta có thể cho vào một số kim </b></i>
loại:



- Màu tím thêm K


- Màu vàng chanh thêm Na
- Màu đỏ tía thêm Li


- …Tuy nhiên màu sắc nhà sản xuất chỉ đưa vào pháo hoa bắn lên
trời. Còn pháo que sinh nhật thì chỉ có bột nhơm hoặc bột magiê.


Câu hỏi 2. Các tia sáng bắn ra khi đốt pháo que có nguy hiểm khơng?
Người ta khuyến cáo như thế nào khi sử dụng pháo que sinh nhật.


<i><b> Giải thích. Bột nhơm hay bột magiê khi cháy tạo oxit( các tia sáng) và </b></i>
tỏa nhiệt, tuy nhiên nhiệt độ giảm nhanh vì vậy cũng ít nguy hiểm khi bắn vào
tay. Tuy nhiên khuyến cáo không cho tiếp xúc vào mắt, vì dễ bị tổ thương
giác mạt của mắt.


<b>A.11. Thí nghiệm 11 </b>


<i><b>* Ứng dụng tính chất hấp phụ của than hoạt tính </b></i>
1. Mục tiêu của thí nghiệm.


- Qua thí nghiệm cho học sinh hiểu được tính chất quan trọng
của than hoạt tính là có khả năng hấp phụ rất cao.


- Cho học sinh biết cách tạo bể lọc tự lọc chất bẩn, chất màu,
mùi.


2. Vị trí thí nghiệm trong nội dung bài dạy.


Bài 27. Cacbon. Chương 3. Phi kim- Sơ lược về Bảng HTTH


các nguyên tố Hóa học.


3. Dụng cụ và hóa chất


<b>Dụng cụ </b> <b>Hóa chất </b>


- 1 chai nhựa trong dung tích 500
ml


- Chuẩn bị một ít nước pha màu(
hoặc lấy nước phèn chứa nhiều hợp
chất sắt


- 2 cốc nhựa trong nhỏ
- 1 miếng vải nhỏ


- Than hoạt tính (hoặc than
cốc)


- Cát đã làm sạch


4.Cách tiến hành thí nghiệm.


- Cắt phần đáy chai nhựa rồi xếp lần lược các lớp cát và than đã
nghiền nhỏ theo thứ tự lớp than có hạt nhỏ dần ở phần dưới. Chú ý lớp trên
hết luôn luôn là lớp cát.


- Bịt đầu miệng chai bằng vải lọc và ráp vào giá thí nghiệm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

34



5. Hiện tượng thí nghiệm. Nước được lọc ra trong


6. Giải thích thí nghiệm. Cacbon có tính hấp phụ cao, nên đã
hấp phụ các tạp chất bẩn, chất màu…


7.Câu hỏi liên quan thí nghiệm


Câu hỏi 1. Vì sao có thể thay than hoạt tính bằng than củi hay than
cốc mà thí nghiệm vẫn thành cơng


<i><b>Giải thích. Than cốc hay than củi cũng có khả năng hấp thụ mặt dù khơng </b></i>
cao bằng than hoạt tính tuy nhiên trong đời sống để tiết kiệm ta cũng có thể sử
dụng được.


Câu hỏi 2. Vì sao mặt trên hết phải để lớp cát mà không để lớp than?
Và độ nhỏ của than giảm dần từ trên xuống dưới?


<i><b>Giải thích. </b></i>


Vì lớp cát ở trên có khả năng giữ lại ban đầu các tạp chất có hạt lớn, nếu
lớp than thì sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng hấp thụ và làm bề mặt ngồi
của than bị phẳng lì nên khả năng hấp phụ bị giảm.


Độ giảm kích cở của hạt để hạn chế khả năng bị lì mặt tiếp xúc


<b>A.12. Thí nghiệm 12 </b>


( Vì sao thuốc muối (NaHCO3) làm giảm cơn đau dạ dày? )



1. Mục tiêu của thí nghiệm


- Cho học sinh nắm bắt được tính chất hóa học của muối cacbonat
- Vận dụng để giải thích về bệnh lí của người đau dạ dày


2. Vị trí của thí nghiệm trong nội dung bài dạy. Bài 29. Axit
cacbonic và muối cacbonat. Chương 3. Phi kim


3. Dụng cụ và hóa chất


<b>Dụng cụ </b> <b>Hóa chất </b>


- 2 cốc thủy tinh - Dung dịch axit HCl loãng
- Thuốc muối ( NaHCO3)


- Quỳ tím hoăc giấy thử pH
- 1 chai nước


4. Cách tiến hành thí nghiệm


- Cho khoảng 5ml dung dịch HCl loãng vào cốc pha loãng bằng
nước rồi thử pH của dung dịch thu được.


- Cho bột thuốc muối vào cốc rồi hịa tan bằng nước


- Rót từ từ dung dịch thuốc muối vào cốc chứa dung dịch axit
HCl. Quan sát phản ứng xảy ra. Sau khi phản ứng kết thúc, thử mơi
trường bằng quỳ tím hay giấy thử pH. Quan sát sự thay đổi màu sắc của
quỳ tím hay giấy thử pH



</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

35


- Khi nhúng quỳ tím vào cốc chứa dung dịch HCl quỳ tím chuyển
sang đỏ ( hay giá trị pH nhỏ hơn 7 vào khoảng 4-5)


- Khi cho dung dịch thuốc muối vào thì phản ứng xảy ra xuất hiện
bọt khí


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

36


<i>Hình A12.1. Dụng cụ và hóa chất Hình A12.1. Thử mơi trường axit </i>
<i>trong dạ dày </i>
<i>người đang đau dạ dày </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

37


<i>Hình A12.4.pH của môi trường axit Hình A12.4 pH của mơi </i>
<i>trường sau trước khi sử dụng thuốc muối khi sử dụng thuốc </i>
<i>muối </i>


7. Câu hỏi liên quan thí nghiệm


Câu hỏi 1. Có thể thay thuốc muối (NaHCO3) bằng soda(Na2CO3) để


giảm cơn đau dạ dạy hay khơng?


<i><b>Giải thích. Về lý thuyết hóa học thì được vì khi uống soda vào dạ dày </b></i>
cũng làm giảm nồng độ axit HCl :



Na2CO3 + 2HCl  2NaCl + CO2 + H2O


Tuy nhiên vì mơi trường của dung dịch Na2CO3 có pH lớn hơn 7(mơi


trường bazơ) khơng thuận lợi trong việc tiêu hóa. Vì vậy ta không sử dụng
soda để làm giảm cơn đau dạ dày.


Câu hỏi 2. Tại sao một số loại thuốc muối có màu đen? Thành phần và
tác dụng như thế nào?


<i><b>Giải thích. Một số nhà sản xuất cho thêm bột than hoạt tính sạch vào </b></i>
thuốc muối. Vì phản ứng trung hịa axit trong dạ dày tạo CO2 gây ợ chua, sình


bụng. Tác dụng than hoạt tính để hấp thụ khí CO2 để giảm triệu chứng đã nêu


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

38


<i><b>B.</b></i>

<i><b>Các thí nghiệm Hóa học gắn kết trong cuộc sống </b></i>


<i><b>được sử dụng trong các giờ ngoại khóa. </b></i>



Trong các giờ ngoại khóa liên quan đến chun mơn Hóa học
thường được tổ chức dưới các hình thức câu lạc bộ:


- Câu lạc bộ các bạn u thích hóa học
- Chương trình Ảo thuật hóa học
- Câu lạc bộ về khám phá cuộc sống
- ….


Vì vậy trong nội dung này chúng tôi giới thiệu một số thí nghiệm vui
nhằm tăng cường sự hứng thú các em trong học tập mơn hóa học. Các thí


nghiệm này thầy cơ có thể sử dụng trong mọi hình thức tổ chức sinh hoạt sao
cho phù hợp thực tế nhà trường.


<i><b>MỘT SỐ “THÍ NGHIỆM VUI VÀ CĨ LIÊN QUAN TRONG </b></i>
<i><b>CUỘC SỐNG” MINH HỌA: </b></i>


<b>Thí nghiệm 1. </b>


<b> Bóc đƣợc quả trứng mà khôn đập vỡ vỏ !!!? </b>


1. Hóa chất: dung dịch HCl, trứng gà.
2. Dụng cụ: Cốc thủy tinh 500ml
3. Cách tiến hành:


 Cho vào cốc thủy tinh khoảng 300ml dung dịch HCl, sau đó cho
tiếp quả trứng đã luộc chín vào cốc.


 Đợi 1 thời gian, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Quan sát hiện
tượng.


4. Hiện tượng: Có bọt khí xuất hiện, vỏ quả trứng bị hịa tan dần.


<i>Hình ảnh minh họa TNo: Bóc trứng khơng đập vỡ vỏ </i>


4. Kết quả: Thành công, quả trứng đã được bóc vỏ hồn tồn mà khơng
phải đập vở vở quả trứng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

39


 Vì thành phần chính của vỏ quả trứng chủ yếu là CaCO3 nên khi cho



quả trứng vào dung dịch HCl, sẽ xảy ra phản ứng trao đổi ion:
CaCO3 + 2HCl  CaCl2 + CO2 + H2O


6. Áp dụng: Hóa học lớp 9- Chương 1. Các loại hợp chất vơ cơ.


<b>Thí nghiệm 2. </b>


<b>Tại sao khi nấu nƣớc giếng ở một số vùng lại có lớp cặn ở dƣớ đáy ấm? </b>
<b>Cách tẩy lớp cặn này? </b>


1. Hóa chất: dấm ăn (CH3COOH 5%).


2. Dụng cụ: Phích nước hay ấm nước có đóng cặn.


3. Cách tiến hành: Cho vào ấm nước một lượng dấm, đun sôi rồi để
nguội qua đêm.


4. Hiện tượng: Trong ấm xuất hiện một lớp cháo đặc. Chúng ta chỉ cần
hớt ra và lau mạnh là sạch.


5. Kết quả: Thành công, tẩy được lớp cặn dưới đáy ấm.
6. Giải thích:


 Nước trong tự nhiên là nước có chứa muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. Khi


nấu sôi sẽ xảy ra phản ứng hoá học:


Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + CO2↑ + H2O



Mg(HCO3)2 → MgCO3↓ + CO2 + H2O


 CaCO3, MgCO3 sinh ra đóng cặn ở đáy ấm nước, đáy nồi. Khi sử dụng


dấm ăn cho vào ấm nước, để một thời gian sẽ xảy phản ứng hòa tan kết
tủa:


CaCO3 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O


MgCO3 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Mg + CO2 + H2O


7. Áp dụng: Đây là vấn đề có thể giải thích được sau khi học bài axit,
cũng như bài muối (lớp 9).


<b> Thí nghiệm 3. Vì sao phèn chua có thể làm tron nƣớc? </b>


1. Hóa chất: Nước đục, phèn nhơm.
2. Dụng cụ: Cốc thủy tinh 1000ml.
3. Cách tiến hành:


 Hồ tan phèn nhơm.


 Cho nước đục vào cốc thủy tinh. Cho tiếp phèn nhôm vào cốc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

40


4. Hiện tượng: Trong nước có xuất hiện kết tủa keo, các chất bẩn bám vào
kết tủa keo đó và dần dần lắng xuống. Sau một thời gian ta thấy nước trở nên
trong hơn.



5. Kết quả: Thành cơng.


<i>Hình ảnh minh họa TNo: Phèn chua làm trong nước</i>


6. Giải thích:


 Phèn chua là muối sunfat kép của nhôm và kali ở dạng tinh thể ngậm
nước:


[K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O]


 Phèn chua khơng độc, có vị chua chát, ít tan trong nước lạnh nhưng tan
nhiều trong nước nóng. Khi tan trong nước, phèn chua sẽ bị thủy phân và tạo
thành Al(OH)3 ở dạng kết tủa keo lơ lững trong nước. Hạt keo này có tính hấp


phụ các chất bẩn. Chính những hạt Al(OH)3 kết tủa dạng keo lơ lững ở trong


nước này đã kết dính với các hạt bụi bẩn, các hạt đất nhỏ để trở thành hạt đất
to hơn, nặng hơn và lắng xuống. Vì vậy mà nước trở nên trong hơn.


g) Áp dụng: Đây là vấn đề thực tế xảy ra trong đời sống. Chúng em có thể
giải thích được hiện tượng sau khi học bài về hợp chất quan trọng của Nhôm
(Lớp 9- Phần kim loại).


<b>Thí nghiệm 4. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

41
1. Hóa chất: Al bột, I2 bột, nước.


2. Dụng cụ: Đũa thủy tinh, lưới amiang,...


3. Cách tiến hành:


 Trộn đều hỗn hợp Al và I2 ở dạng bột với nhau trên lưới amiang.
 Cho một ít nước vào hỗn hợp.


 Đợi 1 thời gian, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Quan sát hiện tượng.
* <i>Chú ý</i>: Trong khi chuẩn bị thí nghiệm, nên lấy lượng I2 bột ít hơn lượng Al


bột và trộn cẩn thận hỗn hợp để cho I2 (h) được tạo ít chừng nào thì tốt chừng


ấy.


4. Hiện tượng: Xuất hiện khói màu tím.


<i>Hình ảnh minh họa TNo: Làm xuất hiện khói nhiều màu</i>


5. Kết quả: Thành công.
6. Giải thích:


 Ở điều kiện thường, bột nhôm và iod vẫn phản ứng với nhau. Tuy nhiên,
do bột nhôm và iod đều là chất rắn nên diện tích tiếp xúc ít làm cho tốc độ
phản ứng xảy ra chậm.


 Khi nhỏ vài giọt nước vào. Nước đóng vai trị là chất xúc tác, giúp phân
tán các phân tử iod tạo điều kiện tốt hơn cho sự tiếp xúc gữa nhôm và iod.


2Al + 3I2  2AlI3


 Phản ứng xảy ra sinh ra nhiệt lớn, lượng nhiệt này làm iod bị nung
nóng sẽ có hiện tượng thăng hoa (chuyển sang trạng thái hơi) tạo điều kiện


cho phản ứng tốt hơn.


 Hỗn hợp bốc cháy có khói màu tím của hơi iod, màu vàng của AlI3 và
màu trắng của hơi nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

42


<b>Thí nghiệm 5. </b>


<b>Chiếc khăn mù soa khơn cháy kh đốt, dù có ngọn lửa. </b>


1. Hóa chất: Nước, axeton, khăn mùi soa
2. Dụng cụ: Đèn cồn, kẹp đốt, cốc thủy tinh.
3. Cách tiến hành:


 Nhúng ướt khăn mùi xoa bằng nước. Sau đó, cho khăn mùi xoa đó vào cốc
thủy tinh có chứa axeton. Đưa khăn mùi xoa đó qua ngọn lửa đèn cồn.


 Quan sát hiện tượng.


4. Hiện tượng: Xuất hiện ngọn lửa. Sau một thời gian, ngọn lửa yếu
dần và tắt nhưng chiếc khăn khơng hề bị cháy, cịn ngun.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

43
5. Kết quả: Thành công.
6. Giải thích:


 Khi tẩm axeton vào khăn thì trước đó chiếc khăn đã được tẩm nước.
Axeton là chất dễ bay hơi và nhẹ hơn nước nên nó chỉ bám vào phía ngồi của
chiếc khăn ướt.



 Khi đốt chiếc khăn, thực ra ta chỉ đốt phần hơi và phần axeton bám
ngồi chiếc khăn ướt, do đó chiếc khăn sẽ khơng bị ảnh hưởng.


<b>Thí nghiệm 6. </b>
<b>Mƣa sao </b>


1. Hóa chất: KMnO4, C bột, Fe bột.


2. Dụng cụ: Đèn cồn, đũa thủy tinh, chén nung, bộ giá đỡ.
3. Cách tiến hành:


 Cho vào chén sứ một ít lượng như nhau các chất: KMnO4, C, Fe.
 Lấy đũa thủy tinh trộn đều hỗn hợp.


 Cho hỗn hợp vào chén nung.


 Đặt chén nung lên bộ giá đỡ và đun bằng ngọn lửa đèn cồn. Quan sát hiện
tượng.


4. Hiện tượng: Phản ứng hóa học xảy ra mãnh liệt; hỗn hợp bắn toé ra,
thành rất nhiều đốm lửa, giống như một đám mưa sao.


<i>Hình ảnh minh họa TNo: Mưa sao</i>


5. Kết quả: Thành công.
6. Giải thích:


 Khi nung nóng, Kali pemanganat sẽ xảy ra phản ứng:





</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

44


C + O2  CO2 và 3Fe + 2O2  Fe3O4


 CO2 được tạo thành khi nó luồn qua hỗn hợp dạng bột và làm bắn ra


những hạt rất nhỏ sắt oxit nóng đỏ, tạo thành mưa sao.


8. Áp dụng: Đây là thí nghiệm hóa học vui, giúp chúng em
củng cố kiến thức hơn trong bài điều chế oxi (lớp 8) và
bài cacbon (lớp 9) , giúp cho các em thoải mái hơn sau
những giờ học căng thẳng.


<b>Thí nghiệm 7. </b>


<b>Đốt pháo hoa trong chất lỏng </b>


1. Hóa chất: KMnO4, C2H5OH, H2SO4 đặc.


2. Dụng cụ: Ống đong, pipet
3. Cách tiến hành:


 Cho vào ống đong khoảng 1/3 về thể tích dung dịch C2H5OH.


 Dùng pipet để lấy dung dịch H2SO4 đặc, nhúng đầu pipet sâu tận đáy ống


đong, sau đó thả tay để H2SO4 chảy ra. Trong ống đong, sẽ tạo thành lớp



H2SO4 và C2H5OH phân cách nhau bởi ranh giới rõ rệt. (Chú ý: Lớp


C2H5OH ở trên).


 Bỏ tiếp vào thêm một ít bột KMnO4 vào ống đong.
 Đợi 1 thời gian. Quan sát hiện tượng xảy ra.


4. Hiện tượng: Khoảng nửa phút sau, các tia lửa loé sáng trong lòng
chất lỏng như sao sa và có những tiếng nổ lách tách khá lâu.


<i>Hình ảnh minh họa TNo: Đốt pháo hoa trong chất lỏng</i>


5. Kết quả: Thành công.
6. Giải thích:


 Khi các hạt Kali pemanganat rơi xuống lớp axit Sunfunric, có xảy ra phản
ứng trao đổi tạo thành Axit pemanganic (HMnO4) – là axit không bền


2KMnO4 + H2SO4 K2SO4 + 2HMnO4


Axit Pemanganic được tạo ra bị phân tích và cho anhidric pemanganic
(Mn2O7).


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

45


 Mn2O7 là chất lỏng màu nâu đỏ, có tính oxi hố cực mạnh nên:


2Mn2O7  4MnO2 + 3O2


 Phản ứng tỏa nhiệt mạnh và nhờ có O2 được tạo thành mà cồn lập tức bùng



cháy. Sự cháy xảy ra ở quanh từng hạt thuốc tím nên trơng như sao sa.
g) Áp dụng: Đây là thí nghiệm hóa học vui, giúp chúng em mở rộng kiến thức
hơn trong bài Axit sunfuric (Lớp 9) và thoải mái hơn sau những giờ học căng
thẳng.


<b>Thí nghiệm 8. </b>


<b>Hóa than mà khơng cần đốt nóng. </b>


1. Hóa chất: Đường cát, H2SO4 đặc.


2. Dụng cụ: Cốc thủy tinh, đèn cồn, giá đỡ.
3. Cách tiến hành:


 Cho vào cốc thủy tinh một lượng đường cát (khoảng 1/3 cốc). Sau đó, nhỏ
một vài giọt H2SO4 đặc vào cốc.


 Đợi 1 thời gian, quan sát hiện tượng xảy ra.


4. Hiện tượng: Sau một thời gian, ta thấy đường trong cốc bắt đầu sẫm
màu lại và biến thành một khối màu đen. Khối này lập tức ùn lên cốc và bắt
đầu trào ra ngoài tựa như một cái cột bằng than đang mọc thật nhanh vậy.


<i>Hình ảnh minh họa TNo: Hóa than đường</i>


5. Kết quả: Thành cơng.
6. Giải thích:


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

46



C12H22O11 – C12(H2O)11], axit sunfurric đã hút H2O của Saccarozo và chỉ


còn lại C nên đường dần dần hóa thành màu đen.








 Đồng thời, quá trình này tỏa nhiệt mạnh nên C đã tác dụng với H2SO4


đặc tạo thành CO2, SO2: C + H2SO4  CO2 + SO2 + H2O


 Chính những khí này đã làm cho đường đã bị hóa than phun trào lên miệng
cốc.


8. Áp dụng: Đây là thí nghiệm hóa học vui, giúp chúng
em củng cố kiến thức hơn trong bài Axit sunfuric (Lớp 9), bài Saccarozo (Lớp
9) và thoải mái hơn sau những giờ học căng thẳng.


<b>Thí nghiệm 9. </b>


<b>Thổ khí làm đổi màu </b>


1. Hóa chất: CaO, nước


2. Dụng cụ: Cốc thủy tinh, ống dẫn khí thủy tinh.
3. Cách tiến hành:



 Lấy một ít vơi cho vào trong cốc thuỷ tinh, thêm nước lạnh, khuấy trộn, để
lắng rồi gạn lấy phần dung dịch trong, không màu vào một chiếc cốc.


 Bạn cắm một đầu ống dẫn khí vào cốc, một đầu ống dẫn khí thì ngậm
trong miệng mà thổi hơi vào cốc đựng nước vôi.


 Quan sát hiện tượng xảy ra.


 Tiếp tục thổi cho đến khi có hiện tượng khác.


4. Hiện tượng: Khi thổi hơi vào trong cốc thì dung dịch bị vẫn đục.
Nhưng nếu ta tiếp tục thổi hơi vào tiếp thì dung dịch lại trở thành trong suốt
như ban đầu.


5. Kết quả: Thành công.
6. Giải thích:


 Khi cho vơi vào trong nước rồi thu lấy dung dịch thì ta được dung dịch
Ca(OH)2 – dung dịch nước vôi trong.


CaO + H2O  Ca(OH)2


 Trong hơi thở của chúng ta có khí CO2. Khi thổi khí CO2 vào dung dịch


nước vôi trong sẽ xảy phản ứng và tạo thành CaCO3 – kết tủa màu trắng


nên dung dịch bị vẫn đục.


Ca(OH)2 + CO2CaCO3 + H2O



 Nhưng nếu tiếp tục thổi khí CO2 vào thì kết tủa CaCO3 sẽ bị hòa tan nên


dung dịch lại trở thành trong suốt như ban đầu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

47


7. Áp dụng: Đây là thí nghiệm hóa học vui và xảy ra trong cuộc
sống, giúp chúng em củng cố kiến thức hơn trong bài về cacbon và hợp
chât cacbon ( lớp 9)


<b>Thí nghiệm 10. </b>


<b>Nổi, chìm những viên long não </b>


1. Hóa chất: Viên long não, dung dịch CH3COOH, Na2CO3 (rắn)


2. Dụng cụ: Cốc thủy tinh.
3. Cách tiến hành:


 Cho vào cốc thủy tinh một lượng CH3COOH. Thả mấy viên long não vào


cốc.


 Thêm vào một lượng Na2CO3.
 Quan sát hiện tượng.


4. Hiện tượng:


 Khi cho lượng Na2CO3 vào cốc thì thấy có bọt khí xuất mạnh.



 Sau một thời gian, các viên long não bắt đầu nổi lên mặt nước. Sau khi nổi
lên mặt nước một thời gian, các viên long não lại chìm xuống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

48


<i>Hình ảnh minh họa TNo: Viên long não chìm và nổi</i>


5. Kết quả: Thành cơng
6. Giải thích:


 Khi cho Na2CO3 vào cốc có đựng dung dịch CH3COOH thì có phản ứng


xảy ra, tạo thành khí CO2 bay lên


Na2CO3 + 2CH3COOH  2CH3COONa + CO2 + H2O


 Khí CO2 sinh ra, có một phần sẽ bám vào các viên long não và nâng các


viên long não lên mặt nước. Sau khi lên khỏi mặt nước, khí CO2 sẽ thốt ra


khơng khí nên các viên long não lại chìm xuống cốc. Q trình đó cứ lặp
đi lặp lại đến khi hết bọt khí thốt ra.


7. Áp dụng: Đây là thí nghiệm hóa học vui giúp chúng em củng cố
kiến thức hơn trong bài về hợp chât cacbon (Lớp 9).


<b>Thí nghiệm 11. </b>


<b>Dung dịch nƣớc chanh viết... thƣ mật </b>



1. Hóa chất: Quả chanh (hoặc giấm ăn, hành lá,…)
2. Dụng cụ: Đèn cồn, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh.
3. Cách tiến hành:


 Vắt nước quả chanh vào cốc thủy tinh.


 Sau đó, dùng bút lông chấm vào dung dịch nước chanh để viết lên một
trang giấy trắng.


 Để vài phút cho nước chanh khơ và khơng cịn thấy nét chữ trên tờ giấy
trắng nữa.


 Đem hơ tờ giấy trắng đó trên ngọn lửa của đèn cồn.


 Quan sát hiện tượng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

49
5. Kết quả: Thành cơng.


6. Giải thích: Nước chanh có tính axit và phản ứng yếu với giấy viết.
Khi cung cấp nhiệt cho giấy, axit sẽ làm giấy chuyển sang màu nâu trước khi
làm giấy mất màu. Chữ viết chuyển sang màu nâu là do chỗ giấy bị axit phản
ứng gia nhiệt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

50


<b>PHẦN III. KẾT LUẬN </b>


</div>


<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×