Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Những nhân tố làm chậm quá trình thanh quyết toán các dự án hạ tầng giao thông sử dụng vốn ngân sách ở tỉnh bà rịa vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 120 trang )

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

Cán bộ chấm phản biện 1: PGS.TS PHẠM HỒNG LUÂN

Cán bộ chấm phản biện 2: TS. NGUYỄN THANH VIỆT

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường Đại
học Bách Khoa, ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh ngày 10/01/2020
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1.

PGS.TS LƯƠNG ĐỨC LONG

2.

TS NGUYỄN ANH THƯ

3.

TS TRẦN ĐỨC HỌC

4.

TS PHAN HẢI CHIẾN

5.

TS NGUYỄN THANH VIỆT


Xác nhận của Chủ tịch hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng khoa quản lý chuyên

ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
Tp. HCM, ngày …. tháng …. Năm 2020

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA

PGS.TS LƯƠNG ĐỨC LONG

PGS.TS LÊ ANH TUẤN

I


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SỸ
Họ tên học viên: Nguyễn Đình Duy

MSHV: 1570684

Ngày, tháng, năm sinh: 22/01/1992


Nơi sinh: Bà Rịa – Vũng Tàu

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng

Mã số: 60.58.03.02

I. TÊN ĐỀ TÀI: Những nhân tố làm chậm q trình thanh, quyết tốn các dự án hạ tầng
giao thông sử dụng vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
-

Xác định các nhân tố quan trọng làm chậm quá trình thanh, quyết tốn các dự án hạ
tầng giao thơng sử dụng vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

-

Phân tích, đánh giá, xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng

-

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác thanh, quyết tốn các dự án hạ tầng
giao thông sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 19/08/2019
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 08/12/2019
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. ĐINH CÔNG TỊNH
Tp. HCM, ngày … tháng … năm 2020
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TS. ĐINH CÔNG TỊNH

TS. ĐỖ TIẾN SỸ
TRƯỞNG KHOA

PGS.TS LÊ ANH TUẤN
II


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn thầy Đinh Công Tịnh là người đã trực tiếp hướng dẫn,
định hướng tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Bên cạnh đó thầy cịn là người đã
động viên tơi rất nhiều để tơi có thể vượt qua những khó khăn gặp phải trong thời gian nghiên
cứu. Một lần nữa tôi xin cảm ơn thầy rất nhiều.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè đã giúp đỡ tơi trong q trình
khảo sát thực hiện luận văn này, đặc biệt là các anh/chị đồng nghiệp tại Ban quản lý dự án
chuyên ngành giao thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện
Long Điền, Đất Đỏ, thành phố Bà Rịa.
Cuối cùng, xin cảm ơn nhũng người thân trong gia đình đã ln bên cạnh, giúp đỡ, động
viên tơi hồn thành luận văn này.

Tp. HCM, ngày … tháng … năm 2020
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Đình Duy

III



TĨM TẮT
Thanh quyết tốn là một nội dung quan trọng trong q trình thực hiện dự án. Việc thanh
tốn chậm thường dẫn đến các tác động tiêu cực đối với dự án, đặc biệt là các dự án sử dụng
vốn ngân sách nhà nước.
Đề tài đã nghiên cứu các yếu tố làm chậm q trình thanh quyết tốn các cơng trình hạ
tầng giao thơng sử dụng vốn ngân sách ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Qua tham khảo các nghiên
cứu trước, ý kiến của các chuyên gia trong ngành, xác định được 32 yếu tố làm chậm quá
trình thanh quyết tốn các cơng trình hạ tầng giao thơng sử dụng vốn ngân sách ở tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu được đưa ra khảo sát. Với 250 bảng câu hỏi được đưa ra, 205 phản hồi đã nhận
được, dùng để làm số liệu quan trọng cho q trình phân tích, đánh giá.
Phương pháp phân tích nhân tố được sử dụng để thu gọn lại những yếu tố có mức độ ảnh
hưởng mạnh đến cơng tác thanh quyết tốn. Kết quả phân tích được 5 nhân tố chính, bao gồm:
“Nhóm nhân tố liên quan đến chủ đầu tư”, “Nhóm nhân tố liên quan đến nhà thầu”, Nhóm
nhân tố liên quan đến tài chính”, Nhóm nhân tố liên quan đến chính sách” và Nhóm nhân tố
liên quan đến đặc trưng dự án”, trong đó nhân tố chủ đầu tư là có hệ số mạnh mẽ nhất, tiếp
theo là đến nhân tố nhà thầu thi cơng đến việc thanh quyết tốn các cơng trình hạ tầng giao
thơng sử dụng vốn ngân sách ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Trên cơ sở số liệu phân tích và 5 thành phần vừa xác định, kiến nghị, đề xuất một số biện
pháp nhằm hạn chế và đẩy nhanh q trình thanh quyết tốn các cơng trình hạ tầng giao thông
sử dụng vốn ngân sách ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

IV


ABSTRACT
Settlement is an important content in the project implementation process. Delayed
payment often leads to negative impacts on the project, especially projects using state capital
budget.
The project has studied the factors that slow the settlement process of transport

infrastructure projects using the capital budget in Ba Ria - Vung Tau province. Based on the
previous studies, the opinions of experts, 32 factors that slow the settlement process of
transport infrastructure projects using the capital budget in Ba Ria - Vung Tau province was
identified in the survey. With 250 questionnaires given, 205 responses were received and
were used as important data for the analysis and evaluation process.
The factor analysis method is used to shorten the factors that have a strong influence on
the settlement. The analysis included 5 main factors, "Group of factors related to investors",
"Group of factors related to contractors", "Group of factors related to finance ", Group of
factors related to the policy" and "Group of factors related to the project feature”. The factors
related to investors is the most powerful factors, followed by the contractor factors to the
settlement process of the transport infrastructure projects using capital budget in Ba Ria Vung Tau province.
Based on the analysis data and 5 components that have just been identified, it is
recommended that a number of measures should be proceed to speed up the settlement process
of transport infrastructure projects using capital budget in Ba Ria - Vung Tau province.

V


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, không
sao chép của người khác, các nguồn tài liệu trích dẫn, các số liệu sử dụng là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào trước đây. Tất cả các trích dẫn đều
được ghi rõ nguồn gốc.

Tp. HCM, ngày … tháng … năm 2020
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Đình Duy

VI



MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu của đề tài .......................................................................................... 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3
1.4. Đóng góp của nghiên cứu ................................................................................ 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ............................................................................ 4
2.1. Các khái niệm và cơ sở nghiên cứu ................................................................ 4
2.1.1. Khái niệm vốn ngân sách nhà nước .......................................................... 4
2.1.2. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản..................................................................... 4
2.1.3. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng công trình ....................................... 6
2.1.4. Trình tự đầu tư xây dựng .......................................................................... 7
2.1.5. Chủ đầu tư................................................................................................ 8
2.1.6. Tổng quan về thanh quyết toán sử dụng vốn ngân sách nhà nước ............. 9
2.1. Các nghiên cứu trước đây .............................................................................. 22
2.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới ................................................................... 22
2.2.2. Các nghiên cứu trong nước..................................................................... 26
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 31
3.1. Quy trình nghiên cứu..................................................................................... 31
3.2. Thiết kế bảng câu hỏi .................................................................................... 32
3.3. Nội dung bảng câu hỏi .................................................................................. 37
3.3.1. Giới thiệu chung..................................................................................... 37
3.3.2. Hướng dẫn trả lời ................................................................................... 37
3.3.3. Các yếu tố khảo sát. ............................................................................... 37
3.3.4. Thông tin chung ..................................................................................... 44
3.4. Lý thuyết nghiên cứu..................................................................................... 45
VII



3.4.1. Kích thước mẫu ...................................................................................... 45
3.4.2. Phương pháp xác định thang đo.............................................................. 47
3.4.3. Độ tin cậy thang đo ................................................................................ 47
3.4.4. Phân tích phương sai Anova ................................................................... 48
3.4.5. Phân tích nhân tố .................................................................................... 49
3.4.6. Phân tích hồi quy đa biến ....................................................................... 53
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ........................................................... 56
4.1. Quy trình phân tích số liệu ............................................................................ 56
4.2. Thống kê mơ tả ............................................................................................. 58
4.2.1. Kết quả trả lời bảng câu hỏi.................................................................... 58
4.2.2. Theo vai trò đối tượng khảo sát .............................................................. 59
4.2.3. Theo số năm kinh nghiệm của đối tượng khảo sát. ................................. 60
4.2.4. Theo vị trí cơng tác đối với đối tượng khảo sát. ...................................... 61
4.2.5. Theo số lượng dự án mà đối tượng khảo sát tham gia ............................. 61
4.3. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo tổng thể...................................................... 62
4.4. Trị trung bình và xếp hạng các nhân tố .......................................................... 63
4.5. Kiểm định Anova một yếu tố......................................................................... 67
4.6. Phân tích nhân tố ........................................................................................... 80
4.6.1. Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s toàn bộ biến .................................... 80
4.6.2. Hệ số Communalities ............................................................................. 81
4.6.3. Trị số Eigenvalue ................................................................................... 82
4.6.4. Hệ số tải nhân tố Factor loading ............................................................. 83
4.7. Phân tích hồi quy đa biến .............................................................................. 86
4.7.1 Các giả thuyết của mơ hình nghiên cứu ................................................... 86
4.7.2. Dữ liệu đưa vài phân tích hồi quy ........................................................... 87
4.7.3. Mơ hình hồi quy ..................................................................................... 87
VIII



4.7.4. Kiểm định mơ hình nghiên cứu .............................................................. 88
4.7.5. Kết quả phân tích hồi quy....................................................................... 88
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 94
5.1.

Kết luận .................................................................................................... 94

5.1.1. Nhân tố chủ đầu tư ................................................................................. 95
5.1.2. Nhân tố nhà thầu thi công....................................................................... 95
5.1.3. Nhân tố đặc trưng dự án ......................................................................... 95
5.1.4. Nhân tố tài chính .................................................................................... 96
5.1.5. Nhân tố chính sách ................................................................................. 96
5.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 96
5.2.1. Đối với chủ đầu tư .................................................................................. 96
5.2.2. Đối với nhà thầu ..................................................................................... 97
5.3. Hướng phát triển đề tài .................................................................................. 98
CHƯƠNG 6: TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 99
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CHUYÊN GIA .................... 101
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CHÍNH THỨC ................... 104
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ......................................................................... 109

IX


DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các nhân tố chính theo Sambasivan, Murali, and Yau Wen Soon. ............ 22
Bảng 2.2: Các yếu tố chính gây chậm trễ trong đầu tư dự án ở Ả-rập xê út .............. 23
Bảng 2.3: Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán theo Thauja Ramachandra và James
Oldbode BamideleRotimi .................................................................................................... 23
Bảng 2.4: Các nhân tố vượt chi phí trong ngành cơng nghiệp xây dựng của Pakistan

........................................................................................................................................... 24
Bảng 2.5: Nhân tố thành công của dự án vốn ngân sách .......................................... 27
Bảng 2.6: Bảy nhân tố chính gây chậm trễ và vượt chi phí đối với các dự án lớn ở Việt
Nam .................................................................................................................................... 27
Bảng 2.7: Sáu nhóm nhân tố ảnh hưởng đến biến động chi phí ................................ 29
Bảng 3.1: Tổng hợp các nhân tố làm chậm quá trình thanh quyết tốn các dự án hạ
tầng giao thơng sử dụng vốn ngân sách .............................................................................. 37
Bảng 3.2: Các giá trị Factor loading tương ứng với kích thước mẫu ........................ 51
Bảng 4.1: Tổng hợp các yếu tố khảo sát sau khi mã hóa ........................................... 56
Bảng 4.2: Thống kê kết quả trả lời ........................................................................... 58
Bảng 4.3: Tỷ lệ theo vai trò của đối tượng khảo sát .................................................. 59
Bảng 4.4: Tỷ lệ theo kinh nghiệm của đối tượng khảo sát ......................................... 60
Bảng 4.5: Tỷ lệ theo vị trí cơng tác của đối tượng khảo sá ....................................... 61
Bảng 4.6: Tỷ lệ theo số lượng dự án của đối tượng khảo sát..................................... 61
Bảng 4.7: Hệ số Cronbach’s alpha của các yếu tố.................................................... 62
Bảng 4.8: Xếp hạng, trị trung bình và độ lệch chuẩn của các yếu tố làm chậm đến cơng
tác thanh quyết tốn. ........................................................................................................... 63
Bảng 4.9: 10 yếu tố quan trọng nổi bật ảnh hưởng đến cơng tác thanh quyết tốn cơng
trình xây dựng. .................................................................................................................... 66
Bảng 4.10: Kiểm định Anova yếu tố “Hồ sơ hoàn công không đầy đủ, phải bổ sung liên
tục, gây mất thời gian” ....................................................................................................... 67
Bảng 4.11: Kiểm định sau với nhóm số dự án ........................................................... 68
Bảng 4.12: Kiểm định Anova yếu tố “Nhà thầu thiếu nhân lực triển khai, hoàn thiện hồ
sơ hồn cơng” .................................................................................................................... 68
Bảng 4.13: Kiểm định sau với nhóm vai trị .............................................................. 69
X


Bảng 4.14: Kiểm định Anova yếu tố “Hồ sơ hoàn cơng khơng thực hiện từ đầu và xun
suốt q trình thực hiện dự án” .......................................................................................... 70

Bảng 4.15: Kiểm định Anova yếu tố “Thiếu nhân lực chuyên môn để kiểm tra hồ sơ
hồn cơng” ......................................................................................................................... 71
Bảng 4.16: Kiểm định Anova yếu tố “ Thiếu khả năng phối hợp giữa các bên tham gia
dự án, tham gia quá trình thực hiện, kiểm tra và thẩm tra hồ sơ thanh quyết toán” ............ 72
Bảng 4.17: Kiểm định sau với nhóm số dự án ........................................................... 73
Bảng 4.18: Kiểm định Anova yếu tố “Sự tuân thủ quy định về thời gian nộp và kiểm
soát hồ sơ thanh quyết toán” .............................................................................................. 73
Bảng 4.19: Kiểm định sau với nhóm kinh nghiệm ..................................................... 75
Bảng 4.20: Kiểm định Anova yếu tố “Hồ sơ hồn cơng và thực tế thực hiện không hợp
lý” ...................................................................................................................................... 75
Bảng 4.21: Kiểm định Anova yếu tố “Chậm đưa ra quyết định trong quá trình thi cơng”
........................................................................................................................................... 76
Bảng 4.22: Kiểm định sau với nhóm vai trị .............................................................. 77
Bảng 4.23: Kiểm định yếu tố “ Không lường trước được sự thay đổi điều kiện dự án”
........................................................................................................................................... 77
Bảng 4.24: Kiểm định yếu tố “Q trình thi cơng có sự xung đột với người dân” .... 78
Bảng 4.25: Kiểm định sau với nhóm vai trị .............................................................. 79
Bảng 4.26 : Giá trị thống kê bà Barlett’s cho toàn bộ biến ....................................... 80
Bảng 4.27: Kết quả phân tích với phép quay Varimax .............................................. 82
Bảng 4.28: Giá trị Factor loading của các yếu tố lên nhân tố chính ......................... 83
Bảng 4.29: Kết quả phân tích nhân tố ...................................................................... 85
Bảng 4.30: Ma trận tương quan giữa các biến ......................................................... 88
Bảng 4.31: Kết quả hồi quy ...................................................................................... 89
Bảng 4.32: Xếp hạng các nhân tố theo hệ số . ........................................................ 93

XI


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Theo báo cáo của Bộ tài chính, ước tính giải ngân vốn đầu tư công 8 tháng là 161.286 tỷ
đồng, bằng 37,92% dự toán (Quốc hội giao) và bằng 41,39% so với kế hoạch của Thủ tướng
chính phủ giao. Đây là mức giải ngân thấp nhất trong cùng kỳ những năm gần đây.
Theo báo cáo của Bộ kế hoạch và đầu tư, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công
8 tháng đầu năm 2019 vẫn rất thấp. Rất quan ngại là có 29 bộ ngành và 18 địa phương có tỷ
lệ giải ngân dưới 40%, trong đó có 8 bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 5%.
Hai bộ cho biết, bên cạnh một số nguyên nhân khách quan thì ngun nhân chính dẫn
đến tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công hiện nay là do yếu tố chủ quan, nhất là những
tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện như: giao vốn chậm, dự
kiến nhu cầu vốn chưa sát với thực tế giải ngân, chậm trong công tác thiết kế thi cơng, giải
phóng mặt bằng, thanh quyết tốn chậm, các dự án phải theo trình tự, thủ tục quy định của
pháp luật, xây dựng, đất đai. Bên cạnh đó vai trị của người đứng đầu cũng chưa được đề cao.
Có thể nói chậm giải ngân vốn đầu tư công là một bất cập lớn của nền kinh tế nước ta
hiện nay. Quả thật công điện ngày 21/8/2019 của Thủ tướng chính phủ về thúc đẩy tiến độ
giải ngân vốn đầu tư công nhấn mạnh: giải ngân chậm, tỷ lệ giải ngân thấp làm giảm hiệu quả
sử dụng vốn đầu tư công, làm ảnh hưởng đến các ngành, lĩnh vực, tăng trưởng kinh tế, tiền
tệ, tác động đến môi trường đầu tư, kinh doanh,… (theo thời báo Ngân hàng ngày 16/9/2019)
Thực hiện yêu cầu của Chính phủ về cắt giảm thủ tục hành chính, tạo mơi trường thuận
lợi cho sản xuất kinh doanh, ngành xây dựng đã kiến nghị bãi bỏ 5 ngành nghề đầu tư kinh
doanh có điều kiện. Cùng với đó, bãi bỏ 41,3%, đơn giản hóa 47,3% và giữ nguyên 15% trên
tổng số 215 điều kiện đầu tư kinh doanh. (theo báo Doanh nghiệp Việt Nam ngày 04/01/2019)
Bộ cũng đã tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả
công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng; cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho người
dân, doanh nghiệp.
Mặc dù đạt được một số kết quả nhất định nhưng hoạt động của ngành xây dựng vẫn còn
một số những khó khăn như: Chủ đầu tư khơng thực hiện đúng quy trình, thủ tục gây chậm
trễ trong thanh, quyết tốn cơng trình dẫn đến nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu vốn,
không đủ sức cạnh tranh. Tiến độ giải ngân của một số dự án mặc dù có chuyển biến nhưng
thực tế chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
1



Q trình thanh, quyết tốn diễn ra chậm là ngun nhân quan trọng dẫn đến việc chậm
tiến độ của dự án. Các cơng trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước còn bị ảnh hưởng của việc
giải ngân là do cơ chế thủ tục rườm rà, phức tạp. Quá trình thanh tốn chậm thường dẫn đến
các kế hoạch dịng tiền của nhà thầu luôn ở trong trạng thái bị động, việc thỏa thuận chi trả
cho nhân cơng, vật tư khó khăn. Điều này dẫn đến việc nhà thầu kéo dài thời gian thực hiện
dự án, làm cho chi phí cơng trình tăng lên.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về tốc độ phát triển,
cũng như đóng góp vào ngân sách của đất nước, do đó các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, giao
thông luôn được quan tâm nhiều nhất, nguồn vốn ngân sách đầu tư hằng năm là rất lớn.
Là một nhân sự đã và đang làm việc tại các dự án hạ tầng giao thông của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, tơi nhận thấy vẫn cịn tồn tại một số hạn chế trong các khâu thanh quyết toán các
dự án hạ tầng, giao thông dẫn đến việc giải ngân vốn đầu tư công không đạt được kết quả như
mong đợi.
Vì vậy, trong luận văn này, tơi cố gắng tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến công tác
thanh, quyết tốn các dự án hạ tầng giao thơng sử dụng vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu, đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế việc chậm trễ, khó khăn trong cơng tác
thanh quyết tốn cơng trình, đẩy nhanh việc thanh quyết tốn, đồng thời cung cấp thêm thông
tin, tài liệu tham khảo để các chủ đầu tư, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng, các cơ quan,
đơn vị quản lý nhà nước xem xét, thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh quyết
toán các dự án.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu được tiến hành để đáp ứng những mục tiêu sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận và các khái niệm thanh, quyết toán đối với dự án sử dụng nguồn
vốn ngân sách nhà nước
- Xác định các vấn đề làm chậm q trình thanh tốn của các dự án hạ tầng giao thông
sử dụng vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Phân tích, phân nhóm và đánh giá xếp hạng các nhân tố làm chậm q trình thanh
quyết tốn.


2


1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được khảo sát đối với các dự án hạ tầng giao thông sử dụng vốn ngân sách nhà
nước ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vì tác giả đã và đang tham gia vào các dự án này, các số liệu
khảo sát sẽ đáng tin cậy hơn.
- Đối tượng khảo sát là Ban lãnh đạo, kỹ sư của phòng kỹ thuật dự án Ban quản lý dự án
chuyên ngành giao thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, huyện Đất Đỏ, các chỉ huy trưởng của các
công ty xây dựng, các công ty tư vấn giám sát trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tham gia
vào các dự án hạ tầng, giao thơng sử dụng vốn ngân sách.
1.4. Đóng góp của nghiên cứu
- Về mặt học thuật: kết quả của đề tài có thể làm cơ sở để các đề tài kế tiếp nghiên cứu
sâu sắc hơn về định lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố dẫn đến chậm thanh quyết tốn
khơng chỉ trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thơng mà cịn trong nhiều lĩnh vực khác, góp
phần đẩy nhanh cơng tác thanh quyết tốn, thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn, hoàn thành dự án
kịp thời.
- Về mặt thực tiễn: nghiên cứu đã xác định các nhân tố có tác động mạnh đến sự chậm
trễ trong thanh quyết tốn các cơng trình hạ tầng giao thông sử dụng vốn ngân sách ở tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu. Điều này sẽ giúp cho các đơn vị trực tiếp tham gia dự án, đặc biệt là Nhà
thầu thi công, Chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án giảm thiểu nguy cơ chậm trễ trong công
tác thanh quyết toán.

3


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1. Các khái niệm và cơ sở nghiên cứu
2.1.1. Khái niệm vốn ngân sách nhà nước
Vốn ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà

nước có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức
năng và nhiệm vụ của nhà nước. Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân
sách địa phương. (theo điều 4 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015)
Đối với cấp hành chính là huyện, thị xã thì việc nhận vốn ngân sách cho đầu tư bao gồm
vốn đầu tư của Nhà nước cấp thơng qua Sở tài chính, vốn ngân sách của tỉnh.
Vốn ngân sách là nguồn vốn được huy động chủ yếu từ nguồn thu thuế và các loại phí,
lệ phí. Đây là nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng, mặc dù vốn ngân sách chỉ chiếm 13% vốn
đầu tư xã hội, song là nguồn vốn nhà nước chủ động điều hành, đầu tư các lĩnh vực ưu tiên
phát triển then chốt của nền kinh tế như sau:
- Đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đường giao thông, hạ
tầng đô thị, các cơng trình cho giáo dục – văn hóa xã hội, quản lý Nhà nước…
- Đầu tư các dự án sự nghiệp kinh tế như:
- Sự nghiệp giao thông, duy tu, bão dưỡng, sửa chữa cầu đường
- Sự nghiệp nông thôn, thủy lợi như: duy tu, bảo dưỡng các tuyến đê, kênh mương, các
cơng trình thủy lợi,…
- Sự nghiệp thị chính như: duy tu bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống
cấp thoát nước.
- Đối với các địa phương cấp huyện, thị xã thì vốn này là rất quan trọng, nhất là đối với
những địa phương nghèo, nguồn thu cho ngân sách cịn ít.
2.1.2. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư trong
nền kinh tế quốc dân, đồng thời tạo nguồn lực tài chính cơng rất quan trọng của quốc gia.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN cũng như các nguồn vốn khác, đó là biểu hiện
bằng tiền của giá trị đầu tư, bao gồm các khoản chi phí tiêu hao nguồn lực, phục vụ hoạt động
đầu tư. Vốn đầu tư là tiền và tài sản hợp pháp khác để thực hiện hình thức đầu tư trực tiếp
hay gián tiếp. (Luật đầu tư công năm 2005)

4



 Đặc điểm của vốn đầu tư xây dựng thuộc ngân sách nhà nước
Đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN gồm các đặc điểm chính sau:
- Thứ nhất: vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN gắn với hoạt động của NSNN nói
chung và hoạt động chi NSNN nói riêng, gắn với quản lý và sử dụng vốn theo phân cấp về chi
NSNN cho đầu tư phát triển. Do đó, việc hình thành, phân chia, sử dụng và thanh quyết toán
vốn này cần được thực hiện chặt chẽ và phân cấp phê duyệt rõ ràng.
- Thứ hai: vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN được sử dụng chủ yếu để đầu tư cho các
cơng trình dự án khơng có khả năng thu hồi vốn và cơng trình hạ tầng theo quy định của luật
NSNN và các luật khác. Do đó, việc đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn mang tính tốn
diện, trên cơ sở đánh giá tác động của kinh tế, xã hội và môi trường.
- Thứ ba: vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN gắn với các quy trình đầu tư dự án,
chương trình đầu tư rất chặt chẽ từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến khâu kết thúc
đầu tư, nghiệm thu và đưa dự án vào sử dụng. Việc sử dụng nguồn vốn này gắn với quá trình
thực hiện và quản lý dự án đầu tư với các khâu liên tục từ quy hoạch, khảo sát thiết kế, chuẩn
bị đầu tư, thực hiện dự án, kết thúc dự án. Các dự án này có thể hình thành dưới nhiều hình
thức khác nhau như:
- Các dự án về điều tra, khảo sát để lập quy hoạch như các dự án quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội vùng lãnh thổ, ngành, quy hoạch xây dựng đô thị và thông thôn.
- Dự án đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như đường giao
thông, mạng lưới điện, hệ thống thoát nước,…
- Dự án hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần có sự tham gia của Nhà nước
theo quy định của pháp luật.
- Thứ tư: Nguồn vốn hình thành vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN rất đa dạng, nhưng
chủ yếu là từ thuế và các khoản thu khác của NSNN như bán tài nguyên, cho thuê tài sản quốc
gia, thu từ các hoạt động kinh doanh khác.
 Vai trò vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Trong nền kinh tế, vốn đầu tư từ NSNN có vai trị rất quan trọng đối với phát triển kinh
tế - xã hội. Vai trị đó thể hiện như các mặt sau:
- Một là: vốn đầu tư từ NSNN góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển cơ sở
vật chất kỹ thuật, hình thành kết cấu hạ tầng chung cho đất nước. Thơng qua việc duy trì và


5


phát triển hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc
dân, tái tạo, tăng cường thu nhập và tổng sản phẩm xã hội.
- Hai là: vốn đầu tư từ NSNN góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
hình thành những ngành mới, tăng cường chun mơn hóa và phân công lao động xã hội, thông
qua việc phát triển kết cấu hạ tầng để tạo môi trường thuận lợi, tạo sự lan tỏa đầu tư và phát
triển kinh doanh, thúc đẩy phát triển xã hội.
- Ba là: vốn đầu tư từ NSNN có vai trị định hướng hoạt động đầu tư trong nền kinh tế.
Việc nhà nước bỏ vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng và các ngành lĩnh vực có tính chiến lược,
khơng những có vai trị dẫn dắt hoạt động đầu tư mà cịn góp phần định hướng hoạt động của
nền kinh tế, thông qua đầu tư xây dựng cơ bản vào các ngành, các lĩnh vực quan trọng, vốn
đầu tư từ NSNN có tách dụng kích thích các chủ thể kinh tế, các lực lượng trong xã hội đầu tư
phát triển và sản xuất kinh doanh, tham gia liên kết và hợp tác trong xây dựng hạ tầng và phát
triển kinh tế xã hội. Trên thực tế, gắn với việc phát triển hệ thống điện, đặc biệt là hạ tầng,
đường giao thông là sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp, thương mại, cơ sở kinh
doanh và khu dân cư.
- Bốn là: vốn đầu tư từ NSNN có vai trị quan trọng như xóa đói giảm nghèo, phát triển
vùng sâu, vùng xa. Thông qua việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, các cơng trình văn hóa
xã hội góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của người dân.
2.1.3. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng công trình
Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến
hành hoạt động xây dựng để xây mới, sửa chữa, cải tạo cơng trình nhằm phát triển, duy trì,
nâng cao chất lượng cơng trình hoặc sản phẩm dịch vụ trong thời gian và chi phí xác định. Ở
giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu
tiền khả thi đầu tư xây dựng, báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh
tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. (theo luật xây dựng năm 2004)

Dự án đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc
vốn ngân sách nhà nước do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, các tổ chức
chính trị, các tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước, các tỉnh, thành phố, các quận huyện,
thị xã, quản lý, bao gồm cả các dự án đầu tư có nhiều nguồn vốn khác nhau trong đó nếu
nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng cao trong tổng mức đầu tư.
6


Dù xem xét ở mức độ nào thì dự án đầu tư cũng gồm các thành phần chính sau:
- Các mục tiêu cần đạt được khi thực hiện dự án: khi thực hiện dự án sẽ mang lại những
lợi ích gì cho đất nước nói chung và chủ đầu tư nói riêng
- Các kết quả: những kết quả có định lượng được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của
dự án: Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện dự án đầu tư
- Các hoạt động: là những hoạt động hoặc hành động được thực hiện trong dự án sẽ tạo ra
các kết quả nhất định.
- Các nguồn lực: Hoạt động của dự án không thể thực hiện được nếu thiếu các nguồn lực
về vật chất, tài chính và con người. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là nguồn
vốn đầu tư cho các dự án.
- Thời gian: Độ dài thời gian thực hiện dự án cần được cố định
- Dự án đầu tư xây dựng phát triển bởi một quá trình gồm nhiều giai đoạn vận hành hiệu
quả. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề quyết định cho sự thành công hay thất bại ở giai
đoạn sau, đặc biệt đối với giai đoạn vận hành kết quả đầu tư.
- Chủ đầu tư phải nắm vững ba giai đoạn, thực hiện đúng trình tự, đó là điều kiện đảm bảo
đầu tư có hiệu quả.
2.1.4. Trình tự đầu tư xây dựng
Trình tự đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 điều 50 Luật xây dựng quy định cụ
thể như sau:
- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả
thi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và

thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị đầu tư dự án.
- Giai đoạn thực hiện dự án bao gồm: Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất chuẩn bị mặt
bằng xây dựng, rà phá bom mìn, khảo sát xây dựng, lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự
toán xây dựng, tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng, thi công xây dựng
cơng trình, giám sát xây dựng cơng trình, tạm ứng, thanh tốn khối lượng hồn thành, nghiệm
thu cơng trình xây dựng hồn thành, bàn giao cơng trình hồn thành đưa vào sử dụng, vận
hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác.
- Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa cơng trình của dự án vào khai thác sử dụng gồm các
cơng việc: Quyết tốn hợp đồng xây dựng, bảo hành cơng trình xây dựng.
7


- Tùy vào điều kiện cụ thể và yêu cầu kỹ thuật của dự án, người quyết định đầu tư quyết
định trình tự thực hiện tuần tự hoặc kết hợp đồng thời các hạng mục công việc với nhau.
- Phân loại dự án đầu tư xây dựng
- Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mơ, tính chất, loại cơng trình chính của
dự án gồm: Dự án trọng điểm quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C
- Dự án đầu tư xây dựng cơng trình chỉ u cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây
dựng gồm:
 Cơng trình xây dựng sử dụng cho mục đích tơn giáo
 Cơng trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới
15 tỷ đồng.
2.1.5. Chủ đầu tư
Theo nghị định 59/2015/NĐ-CP thì đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn
nhà nước ngoài nhân sách do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ
tịch ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư, chủ đầu tư là ban quản lý dự án đầu tư xây
dựng chuyên ngành hoặc ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực hoặc đơn vị, cơ quan
được giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng cơng trình. Đối với dự án sử dụng vốn
ngân sách cấp xã, chủ đầu tư là ủy ban nhân dân cấp xã. Riêng đối với dự án thuộc lĩnh vực

quốc phòng, an ninh, chủ đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định phù hợp với điều kiện
cụ thể của mình.
Chủ đầu tư xây dựng cơng trình phải th tư vấn giám sát cơng trình hoặc tự thực hiện
khi có đủ điều kiện, năng lực giám sát hoạt động thi công xây dựng. Cơng việc giám sát thi
cơng xây dựng cơng trình là bắt buộc nên bên thi công phải làm đúng theo thiết kế được duyệt,
đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng được áp dụng, phải đảm bảo giám sát thường xun,
liên tục trong q trình thi cơng xây dựng.
Trách nhiệm của chủ đầu tư
- Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật và người đầu tư về tồn bộ
chất lượng, tiến độ cơng trình cũng như chi phí vốn đầu tư theo quy định của pháp luật
- Chủ đầu tư có quyền thực hiện hoặc thuê các cơng việc trong q trình đầu tư, được
quyền thẩm định dự án và ký kết hợp đồng.

8


- Chủ đầu tư có trách nhiệm theo dõi và yêu cầu các đơn vị nhà thầu thi công dừng thi
cơng xây dựng và khắc phục hậu quả nếu có vi phạm các quy định về chất lượng cơng trình,
an tồn cũng như vệ sinh mơi trường.
2.1.6. Tổng quan về thanh quyết toán sử dụng vốn ngân sách nhà nước
2.1.6.1. Quy trình thanh tốn khối lượng hồn thành
- Theo Quyết định số 282/2012/QĐ-KBNN do Kho bạc nhà nước trung ương
ban hành ngày 20/04/2012 về việc cơng bố Quy trình kiểm sốt thanh tốn vốn đầu
tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước
quy đình thì quy trình thanh tốn thực hiện như sau:
a) Một số quy định
- Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án (sau đây gọi chung là chủ đầu tư) được mở tài khoản
thanh toán vốn đầu tư tại Kho bạc Nhà nước nơi thuận tiện cho việc kiểm soát thanh toán vốn
đầu tư của Kho bạc Nhà nước và thuận tiện cho giao dịch của chủ đầu tư. Thủ tục mở tài khoản
được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và hướng dẫn của Kho bạc Nhà nước

- Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước; Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương; Kho bạc Nhà nước quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là
KBNN) có trách nhiệm kiểm tra, kiểm sốt chặt chẽ trong q trình thanh tốn, đảm bảo thanh
tốn vốn kịp thời, đầy đủ, đúng quy định. Định kỳ và đột xuất kiểm tra các chủ đầu tư tình
hình chấp hành chế độ chính sách về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, về tình hình sử dụng
vốn đầu tư. Được phép tạm dừng thanh toán vốn hoặc thu hồi số vốn mà chủ đầu tư sử dụng
sai mục đích.
- Trong q trình kiểm sốt thanh tốn vốn đầu tư nếu phát hiện quyết định của các cấp
có thẩm quyền trái với quy định hiện hành, phải có văn bản gửi cấp có thẩm quyền đề nghị
xem xét lại và nêu rõ ý kiến đề xuất. Nếu quá thời hạn đề nghị mà khơng nhận được trả lời thì
được quyền giải quyết theo đề xuất của mình. Nếu được trả lời mà xét thấy khơng thoả đáng
thì vẫn phải giải quyết theo ý kiến của cấp có thẩm quyền; đồng thời phải báo cáo lên cơ quan
có thẩm quyền cao hơn và báo cáo cơ quan Tài chính để xem xét, xử lý.
- Cán bộ kiểm soát chi vốn đầu tư của KBNN khi kiểm soát thanh toán vốn cho dự án phải
tuyệt đối tuân thủ đúng quy trình. Khi cần thiết, phải chủ động báo cáo xin ý kiến lãnh đạo để
kiểm tra các chủ đầu tư về tình hình thực hiện dự án, đôn đốc, hướng dẫn chủ đầu tư hồn
thiện hồ sơ, thủ tục thanh tốn.
9


- Đối với tài liệu, hồ sơ chứng từ thanh toán chủ đầu tư gửi KBNN được quy định như
sau:
- Những loại tài liệu gửi một lần (bao gồm cả trường hợp bổ sung, điều chỉnh), phải là
bản chính hoặc bản sao có đóng dấu sao y bản chính của Chủ đầu tư.
- Những chứng từ gửi từng lần tạm ứng, thanh toán
- Đối với Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư (3 liên): chủ đầu tư lập theo mẫu in sẵn
hoặc có thể lập trên máy vi tính nhưng phải đảm bảo theo đúng mẫu do Bộ Tài chính quy định
tại Thơng tư số 86/2011/TT-BTC (phụ lục số 05); mỗi giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư chỉ
dùng cho 1 lần thanh toán.
- Đối với Giấy rút vốn đầu tư: được thực hiện theo mẫu số C3-01/NS ban hành kèm theo

công văn số 17848/BTC-ĐT ngày 29/12/2011 của Bộ Tài chính về việc khấu trừ thuế giá trị
gia tăng theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC (trường hợp rút tiền mặt lập 03 liên, trường hợp
đơn vị hưởng có tài khoản tại KBNN nơi Chủ đầu tư mở tài khoản lập 04 liên, trường hợp đơn
vị hưởng có tài khoản tại ngân hàng hoặc KBNN khác nơi Chủ đầu tư mở tài khoản lập 05
liên; thêm 01 liên đối với trường hợp khấu trừ thuế giá trị gia tăng.
- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (Mẫu số C3-02/NS, lập 03 liên); Giấy nộp
trả vốn đầu tư (Mẫu số C3-03/NS, lập 03 liên) được thực hiện theo quy định tại Quyết định số
120/2008/QĐ-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế
toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước hoặc văn bản thay thế
khác (nếu có).
- Bảng xác định giá trị khối lượng cơng việc hồn thành theo hợp đồng đề nghị thanh
tốn, Bảng kê xác nhận khối lượng đền bù giải phóng mặt bằng đã thực hiện, Bảng xác định
giá trị khối lượng công việc phát sinh ngồi hợp đồng đề nghị thanh tốn phải là bản chính và
đảm bảo theo đúng mẫu do Bộ Tài chính quy định tại Thơng tư 86/2011/TT-BTC (phụ lục số
03a, 03b, 04) Chủ đầu tư phải ghi chép chính xác, đầy đủ các chỉ tiêu đã quy định trên mẫu.
- Chủ đầu tư, KBNN phải ký tên đầy đủ trên từng liên chứng từ thanh tốn; khơng viết,
ký bằng mực đỏ, bút chì hoặc ký lồng giấy than, khơng được tẩy xố; chữ ký và dấu đóng trên
Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư và chứng từ
rút vốn phải phù hợp với mẫu dấu và chữ ký đã đăng ký tại KBNN.
- Số vốn thanh toán cho dự án trong năm (bao gồm vốn tạm ứng và thanh tốn khối lượng
hồn thành) khơng được vượt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho dự án
10


- Số vốn thanh toán (bao gồm vốn tạm ứng và thanh tốn khối lượng hồn thành) cho
từng cơng việc, hạng mục cơng trình, cơng trình khơng được vượt giá trị hợp đồng, khơng
được vượt dự tốn hoặc giá trúng thầu, tổng dự tốn (nếu có) của dự án (đối với chi phí nằm
trong tổng dự tốn). Tổng số vốn thanh tốn cho dự án khơng được vượt tổng mức đầu tư đã
được phê duyệt.
- Trường hợp số vốn thanh toán vượt kế hoạch vốn cả năm đã được bố trí (do điều chỉnh

kế hoạch; do dự án phân bổ khơng đúng quy định, cơ quan quản lý Tài chính có ý kiến dừng
thanh tốn), KBNN phải phối hợp với chủ đầu tư để thu hồi số vốn đã thanh toán vượt kế
hoạch.
- Trường hợp vốn tạm ứng chưa thu hồi nhưng không sử dụng, nếu quá thời hạn 6 tháng
quy định trong hợp đồng phải thực hiện khối lượng mà nhà thầu chưa thực hiện do nguyên
nhân khách quan hay chủ quan hoặc sau khi ứng vốn mà nhà thầu sử dụng sai mục đích. Kho
bạc Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư thu hồi trả đủ cho ngân sách nhà nước.
- Các khoản chi bằng tiền mặt được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính
hướng dẫn quản lý thu, chi tiền mặt qua hệ thống KBNN
- KBNN thực hiện thanh toán trước, kiểm soát sau đối với từng lần thanh tốn của cơng
việc, hợp đồng thanh tốn nhiều lần; kiểm sốt trước, thanh tốn sau đối với cơng việc, hợp
đồng thanh toán 1 lần và lần thanh toán cuối cùng của cơng việc, hợp đồng thanh tốn nhiều
lần.
- KBNN tỉnh, thành phố tổ chức giao nhận hồ sơ giữa phòng Kiểm sốt chi NSNN và
phịng Kế tốn. Quy định việc theo dõi nhận, trả hồ sơ giữa chủ đầu tư và cán bộ kiểm soát chi
đảm bảo hàng ngày Trưởng phịng Kiểm sốt chi NSNN (đối với KBNN tỉnh), Trưởng phòng
Kế hoạch, Tổ trưởng tổ Tổng hợp (đối với KBNN quận, huyện) sau đây gọi chung là Trưởng
phịng Kiểm sốt chi NSNN phải nắm được hồ sơ chủ đầu tư đã gửi đến KBNN, hồ sơ KBNN
đã giải quyết để phục vụ công tác quản lý điều hành.
- KBNN kiểm soát thanh toán trên cơ sở hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư và căn
cứ vào các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng (số lần thanh toán, giai đoạn
thanh toán, thời điểm thanh toán và các điều kiện thanh toán) để thanh toán theo đề nghị của
chủ đầu tư. Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng thực
hiện, định mức, đơn giá, dự toán các loại cơng việc, chất lượng cơng trình, KBNN khơng chịu

11


trách nhiệm về các vấn đề này. KBNN căn cứ vào hồ sơ thanh toán và thực hiện thanh toán
theo hợp đồng

- Hàng tháng trước khi lập báo cáo thống kê định kỳ, Phịng Kiểm sốt chi NSNN (đối
với KBNN tỉnh), Phòng Kế hoạch, tổ Tổng hợp (đối với KBNN quận, huyện) sau đây gọi
chung là Phịng Kiểm sốt chi NSNN, phải đối chiếu đảm bảo khớp đúng số liệu về chi thanh
tốn vốn đầu tư, vốn chương trình mục tiêu, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư với Phịng Kế
tốn (đối với KBNN tỉnh), Phịng Kế tốn, tổ Kế toán (đối với KBNN quận, huyện) sau đây
gọi chung là Phịng Kế tốn.
b) Quy trình thanh tốn
 Giai đoạn tiếp nhận hồ sơ từ phía nhà thầu: Hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng
do bên nhận thầu lập phù hợp với từng loại hợp đồng xây dựng, giá hợp đồng và các thỏa
thuận trong hợp đồng. Hồ sơ thanh toán (bao gồm cả biểu mẫu) phải được ghi rõ trong hợp
đồng xây dựng và phải được bên giao thầu xác nhận. Hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng
gồm các tài liệu chủ yếu sau:
Đối với hợp đồng trọn gói
- Biên bản nghiệm thu khối lượng hồn thành trong giai đoạn thanh tốn có xác nhận của
đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu; biên bản nghiệm
thu khối lượng này là bản xác nhận hồn thành cơng trình, hạng mục cơng trình, khối lượng
cơng việc phù hợp với phạm vi công việc phải thực hiện theo hợp đồng (đối với hợp đồng thi
công xây dựng phù hợp với phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế; đối với hợp đồng
tư vấn phù hợp với nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện) mà không cần xác nhận khối lượng hồn
thành chi tiết.
- Bảng tính giá trị nội dung của các cơng việc phát sinh (nếu có) ngồi phạm vi hợp đồng
đã ký kết có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên
nhận thầu
- Đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung: Giá trị khối lượng hoàn
thành theo hợp đồng, giá trị khối lượng các cơng việc phát sinh (nếu có), giảm trừ tiền tạm
ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn sau khi đã bù trừ các Khoản này có xác nhận
của đại diện bên giao thầu và đại diện bên nhận thầu.

12



Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định
- Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành thực tế (tăng hoặc giảm so với khối lượng
theo hợp đồng) trong giai đoạn thanh tốn có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại
diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu
- Bảng tính giá trị cho những cơng việc chưa có đơn giá trong hợp đồng (nếu có), trong
đó cần thể hiện cả khối lượng và đơn giá cho các cơng việc này có xác nhận của đại diện bên
giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu
- Đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung: Giá trị khối lượng hoàn
thành theo hợp đồng, giá trị khối lượng các cơng việc phát sinh (nếu có), giảm trừ tiền tạm
ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn sau khi đã bù trừ các Khoản này có xác nhận
của đại diện bên giao thầu và đại diện bên nhận thầu.
Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh
- Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành thực tế (tăng hoặc giảm so với khối lượng
theo hợp đồng) trong giai đoạn thanh tốn có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại
diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu
- Bảng tính đơn giá đã điều chỉnh do trượt giá (còn gọi là đơn giá thanh toán) theo
đúng thỏa thuận trong hợp đồng có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện nhà tư
vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu
- Bảng tính giá trị cho những cơng việc chưa có đơn giá trong hợp đồng (nếu có), trong
đó cần thể hiện cả khối lượng và đơn giá cho các cơng việc này có xác nhận của đại diện bên
giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu
- Đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung: Giá trị khối lượng hoàn
thành theo hợp đồng, giá trị khối lượng các cơng việc phát sinh (nếu có), giảm trừ tiền tạm
ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn sau khi đã bù trừ các Khoản này có xác nhận
của đại diện bên giao thầu và đại diện bên nhận thầu.
Đối với hợp đồng theo thời gian
- Biên bản nghiệm thu thời gian làm việc thực tế hoặc bảng chấm công (theo tháng, tuần,
ngày, giờ) tương ứng với kết quả cơng việc trong giai đoạn thanh tốn có xác nhận của đại
diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu. Trường hợp, trong

q trình thực hiện có cơng việc phát sinh cần phải bổ sung chuyên gia mà trong hợp
đồng chưa có mức thù lao cho các chuyên gia này thì các bên phải thỏa thuận và thống nhất
13


mức thù lao trước khi thực hiện. Khi đó, hồ sơ thanh tốn phải có bảng tính giá trị các cơng
việc phát sinh (nếu có) ngồi phạm vi cơng việc phải thực hiện theo hợp đồng và được đại diện
các bên: Giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và bên nhận thầu xác nhận
- Đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung: Giá trị hoàn thành theo
hợp đồng, giá trị cho những cơng việc phát sinh (nếu có), giảm trừ tiền tạm ứng, giá trị đề nghị
thanh toán trong giai đoạn sau khi đã bù trừ các khoản này có xác nhận của đại diện bên giao
thầu và đại diện bên nhận thầu.
Đối với các hợp đồng xây dựng có cơng việc cung cấp thiết bị, thì khối lượng hồn
thành có thể căn cứ vào hóa đơn, chứng từ, vận đơn, biên bản nghiệm thu, bàn giao thiết bị và
các tài liệu khác có liên quan
Đối với các hợp đồng xây dựng có cơng việc tư vấn khó xác định khối lượng hồn thành
(khối lượng hồn thành chỉ mang tính chất tương đối) thì khối lượng hồn thành được xác định
căn cứ vào các hồ sơ, tài liệu hay các sản phẩm mà bên nhận thầu đã hoàn thành được bên giao
thầu xác nhận phù hợp với giai đoạn thanh toán được thỏa thuận trong hợp đồng.
 Nộp hồ sơ thanh toán khối lượng hoàn thành cho kho bạc nhà nước
Trường hợp thanh tốn khối lượng hồn thành theo hợp đồng
- Bảng xác định giá trị khối lượng cơng việc hồn thành theo hợp đồng đề nghị thanh tốn
có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu
- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;
- Giấy đề nghị thanh tốn tạm ứng vốn đầu tư (nếu có);
- Giấy rút vốn đầu tư;
- Khi có khối lượng phát sinh ngồi hợp đồng, ngồi các tài liệu trên và dự tốn bổ
sung, phụ lục bổ sung hợp đồng, chủ đầu tư còn gửi đến KBNN:
- Bảng xác định giá trị khối lượng cơng việc phát sinh ngồi hợp đồng đề nghị thanh tốn
có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu.

Trường hợp thanh tốn khối lượng hồn thành không theo hợp đồng
- Đối với các công việc của dự án được thực hiện không thông qua hợp đồng xây dựng
(như: một số công việc quản lý dự án do chủ đầu tư trực tiếp thực hiện, trường hợp tự làm,...),
việc thanh tốn trên cơ sở khối lượng cơng việc hồn thành và dự tốn được duyệt phù hợp
với tính chất từng loại cơng việc. Hồ sơ thanh tốn bao gồm:
- Dự tốn được duyệt cho từng cơng việc;
14


×